-Lời nói dễ nghe có tác dụng hơn ngàn lời chỉ trích
Khi giao tiếp với mọi người, lời chúng ta nói ra chính là một cách tu hành thực tế, những lời nói tốt đẹp chính là hành động thiện lành nhất. Vì vậy, khi mọi người ở cùng với nhau, không nên vì những...-Lời nói dễ nghe có tác dụng hơn ngàn lời chỉ trích
Khi giao tiếp với mọi người, lời chúng ta nói ra chính là một cách tu hành thực tế, những lời nói tốt đẹp chính là hành động thiện lành nhất. Vì vậy, khi mọi người ở cùng với nhau, không nên vì những lời nói tức thời bộc phát mà làm mất đi thiện duyên khó có được.
Ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công cụ để biểu lộ suy nghĩ, thế nhưng nó cũng có thể tạo ra những lời nói không phù hợp, vô nghĩa hoặc không cần thiết, dẫn đến phiền não không đáng có.
Mục đích của lời nói là để diễn đạt những lời yêu thương dễ nghe cho nhau. Thế nhưng, trong những cuộc nói chuyện hàng ngày, có rất nhiều lúc chúng ta không chú ý. Ví dụ: “Bạn phải cẩn thận chứ” là câu trách móc, chỉ trích, còn: “Bạn nên cẩn thận một chút thì tốt hơn” mới là lời khuyên.
Cùng là một ý tứ nhưng người ta thường hay thêm vào những lời khó nghe, như vậy không những khiến cho đối phương cảm thấy không vui, mà còn dễ dẫn đến hiểu lầm.
-Suy nghĩ kỹ trước khi nói
Có người nói rằng trước khi nói, người ta nên trả lời 3 câu hỏi:
Chuyện mà mình muốn nói cho người khác có đúng sự thật không?
Chuyện mà mình muốn kể là có thiện ý không?
Chuyện mà mình muốn nói có phải là việc quan trọng không?
Một việc không quan trọng mà lại không xuất ra từ thiện ý, hơn nữa lại còn không biết có phải là sự thật không, thế thì cần gì phải nói ra? Nói ra cũng chỉ tạo thành phức tạp cho mọi người mà thôi.
Vì vậy, người ta trước khi muốn nói ra một chuyện gì đó hãy dùng ba câu hỏi này để lọc một lượt, không làm người đưa đẩy thị phi, cũng không để bị người khác lợi dụng làm người truyền bá thị phi.
Lời đồn đại còn đáng sợ hơn dao kiếm, nó có thể làm sát thương người khác một cách vô hình. Người đồn đại những tin đồn không có thật chẳng khác nào đang vui vẻ trên nỗi thống khổ của người khác. Lời nói ra không chỉ phản ánh trí tuệ mà còn tích phúc báo hay làm tổn hại phúc báo của một người, cho nên trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần thận trọng từ lời nói đến việc làm.
st
Show more




TUỔI TÁC VÀ SỰ GIÀ CỖI
Khi nào tâm hồn ta vẫn còn bị lôi cuốn bởi cái đẹp, con người vẫn tràn đầy niềm lạc quan,
tin yêu, thì khi đó ta vẫn luôn tươi trẻ.
"Chúng ta không già đi theo năm tháng mà lớn lên qua từng ngày" - Emily Dickinson.
Người ta...TUỔI TÁC VÀ SỰ GIÀ CỖI
Khi nào tâm hồn ta vẫn còn bị lôi cuốn bởi cái đẹp, con người vẫn tràn đầy niềm lạc quan,
tin yêu, thì khi đó ta vẫn luôn tươi trẻ.
"Chúng ta không già đi theo năm tháng mà lớn lên qua từng ngày" - Emily Dickinson.
Người ta không già đi chỉ vì đã sống quá nhiều năm. Họ chỉ thực sự trở nên cằn cỗi khi tâm hồn khô héo, khi đánh mất niềm tin và lý tưởng sống của bản thân. Năm tháng có thể hằn trên gương mặt ta những dấu chân chim, nhưng đừng để nó làm mất đi sự nhiệt tình trong tâm hồn mỗi người.
Những nỗi lo lắng, nghi ngờ, cảm giác tự ti, nỗi sợ hãi hay sự tuyệt vọng... tất cả đều có thể chất nặng lên vai ta theo năm tháng, nhưng hãy tự hỏi chúng còn là gì một khi ta trở về cát bụi?
Cuộc đời như một giấc mộng. Ta đến cõi đời như một cuộc chơi. Giấc mộng rồi sẽ tan biến. Cuộc chơi chỉ duy nhất một lần... Tại sao ta không mở tâm hồn mình đón nhận những hương sắc của đời? Dù bảy mươi hay chỉ vừa bước vào tuổi mười bảy chăng nữa, vẫn luôn có những điều kỳ diệu chờ đón ta vào mỗi sớm mai.
Hãy nhìn xem, vạn vật muôn đời vẫn mang theo vẻ quyến rũ diệu kỳ, những vì sao vẫn lấp lánh trên bầu trời mỗi đêm. Và mặc cho thời gian luân chuyển, biển vẫn một màu xanh mát, nắng vẫn rực rỡ sắc vàng.
* * *
Khi nào tâm hồn ta vẫn còn bị lôi cuốn bởi cái đẹp,
con người vẫn tràn đầy niềm lạc quan, tin yêu, thì khi đó ta vẫn luôn tươi trẻ.
Đó chính là chiếc chìa khóa vạn năng để mỗi người nắm giữ tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cho mình
Trích từ Hạt giống tâm hồn
Show more

Người càng hiểu biết thì càng khiêm tốn
Xưa nay, những người càng có thực tài, tầm hiểu biết càng rộng thì lại càng khiêm tốn, không bao giờ thể hiện mình tài năng.
Albert Einstein không chỉ là một nhà khoa học nổi danh, những cống hiến của ông...Người càng hiểu biết thì càng khiêm tốn
Xưa nay, những người càng có thực tài, tầm hiểu biết càng rộng thì lại càng khiêm tốn, không bao giờ thể hiện mình tài năng.
Albert Einstein không chỉ là một nhà khoa học nổi danh, những cống hiến của ông được thế giới ghi nhận, mà còn là người nổi tiếng khiêm tốn.
Sinh thời, với danh tiếng của mình, Albert Einstein được rất nhiều nước mời đến diễn thuyết. Có một lần, ông nhận lời đến nước Bỉ tham gia buổi diễn thuyết. Quốc vương của nước Bỉ đã phái rất nhiều quan viên và đoàn xe hộ tống đến nghênh đón ông. Nhưng điều mà mọi người không ngờ được chính là Albert Einstein đã lặng lẽ một mình đi tới Hoàng cung từ bao giờ.
Einstein khiêm tốn
Albert Einstein đi đến đâu cũng được mọi người tôn sủng và chào đón nồng nhiệt, nhưng ông lại không vì thân phận và địa vị của mình mà đòi hỏi bất cứ điều gì. Ông cũng không vì được mọi người chào đón nồng nhiệt mà tự cao tự đại. Trái lại, ông luôn xử sự một cách rất chừng mực và khiêm nhường.
Đức tính khiêm tốn của Albert Einstein còn thể hiện ở ước nguyện trước khi ông mất. Năm 1955, Albert Einstein vì bị chảy máu do vỡ động mạch chủ nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi được đưa vào bệnh viện, Einstein hoàn toàn ý thức được thời gian mà mình ở trên thế gian là không còn nhiều nữa. Bởi vậy, ông đã căn dặn rằng hãy hỏa táng và rải tro của ông trong bí mật, không cần xây bia tưởng niệm ông, để người ta không thể tôn thờ ông. Bởi ước nguyện này mà lễ tang của nhà khoa học vĩ đại cũng rất đơn sơ, bình dị, giống như tang lễ của tất cả những người bình thường khác.
Show more

Vào triều đại nhà Tống, đại văn hào Âu Dương Tu cũng là một người tài năng và vô cùng khiêm tốn. Mặc dù các tác phẩm của ông viết ra được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao rồi nhưng ông vẫn như lúc trước, luôn tìm người thỉnh giáo, chỉ bảo khi hoàn thiện tác phẩm của mình.
Với tài năng và đức hạnh của mình, Âu Dương Tu không những ra sức sửa đổi văn phong, bỏ đi lối viết hoa mỹ nhưng không có nội dung đặc sắc. Hơn thế nữa ông còn chú trọng phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Rất nhiều người vốn không nổi tiếng lắm, nhờ được ông tán thưởng và tiến cử, đều trở thành những danh gia, như: Tăng Củng, Vương An Thạch, Tô Tuân và hai con trai là Tô Đông Pha và Tô Triệt. Trong giới văn học, Âu Dương Tu sở dĩ nổi danh một phần cũng là nhờ đức tính khiêm tốn của mình.
Ngạn ngữ cổ có câu: “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn”, khiêm tốn thì được lợi còn tự mãn thì chiêu mời tổn hại. Nếu bạn là một chiếc thùng thì dù có thêm nhiều giọt nước, nước cũng không bị tràn ra ngoài, nhưng nếu bạn chỉ là một bình trà nhỏ bé thì chỉ cần thêm mấy giọt nước, nước sẽ tràn ra ngoài ngay. Người càng khiêm tốn thì dung lượng của tâm càng lớn, người ấy có tải trọng càng nhiều.
Trong cuộc sống thực tại, chúng ta không khó để nhận thấy rằng người càng có thực tài thì lời nói và việc làm của họ đều thể hiện ra đức hạnh khiêm tốn. Ngược lại, có một số người có một chút tài hoa đã cho mình là trên hết, không chỗ nào không biết, không chỗ nào không hiểu. Những người này trên thực tế không có “chân tài thực học” cho nên người ấy cũng khó có thể trở thành người tài, hữu dụng.
Ngạn ngữ cổ còn có câu: “Bán dũng thủy hưởng đinh đương”, tức là những người mà không có tài thực sự thì lại thường khoe mẽ, tự tâng bốc bản thân mình. Trái lại, người có học thức phong phú thì lại phi thường khiêm tốn. Người khiêm tốn không chứng tỏ mình, họ cũng không vì chút thành tựu mà đắc chí. Họ cũng dễ dàng tiếp nhận lời phê bình, góp ý từ người khác. Chính bởi vì lẽ đó mà tâm tính và năng lực của họ cũng không ngừng được đề cao, thăng hoa.
An Hòa Show more 4 days ago




Người không có lễ tiết, chức vị càng cao càng dễ gây họa
Tướng mạo bên ngoài của một người là yếu tố tạo cảm nhận trước tiên cho người khác. Nhưng tướng mạo bên ngoài đã chỉnh tề mà lời nói, hành vi lại không đoan chính, không hợp lễ tiết thì vẫn khiến người...Người không có lễ tiết, chức vị càng cao càng dễ gây họa
Tướng mạo bên ngoài của một người là yếu tố tạo cảm nhận trước tiên cho người khác. Nhưng tướng mạo bên ngoài đã chỉnh tề mà lời nói, hành vi lại không đoan chính, không hợp lễ tiết thì vẫn khiến người khác khó chịu. Bởi vậy, lời nói, cử chỉ của một người có phù hợp lễ hay không là điều vô cùng quan trọng.
Trong sách “Luận Ngữ” viết: “Bất tri lễ, vô dĩ lập dã”, ý tứ là người không biết lễ thì không có chỗ đứng trong xã hội. Để đánh giá nhân phẩm của một người, mức độ giáo dưỡng của một người là như thế nào, thì cổ nhân nhìn vào lễ tiết mà họ biểu hiện ra. Những người có đạo đức cao thượng thời xưa không ai là không chú trọng đến việc học lễ và hành lễ.
Một người hiểu lễ về cơ bản cần phải chú ý đến y phục dung mạo một cách chỉnh tề mới khiến người khác dễ coi, khi nói cần chú ý đến thanh âm phù hợp mới khiến người khác dễ nghe, trong đối nhân xử thế phải ứng xử đúng đắn mới khiến người khác thoải mái, cảm thấy được tôn trọng.
Trong “Luận Ngữ” lại viết: “Cung kính mà không có lễ thì phiền, cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi, dũng mà không có lễ thì loạn, bộc trực mà không có lễ thành ra vội vã.” Cho nên lễ nghĩa đã khiến cho hành vi của con người hợp với đạo. Một người không hiểu lễ thì lời nói, hành vi sẽ không phù hợp, khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng thậm chí cảm thấy bị coi thường, từ đó mà gây ra họa.
Show more

Trong lịch sử, chuyện vì không có lễ mà gây họa không phải là ít. Thời nhà Chu, trong gia tộc nhà Công Thừa Tử Bì ở nước Lỗ có người bị chết. Chị gái của Công Thừa Tử Bì than khóc vô cùng thương tâm.
Công Thừa Tử Bì thấy chị khóc như vậy liền nói: “Em biết chị không khóc vì người chết. Chị vì lo nghĩ tuổi tác của mình đã lớn mà chưa gả được đi nên thống khổ phiền não, đúng không?” Chị của Công Thừa Tử Bì thấy em nói ra những lời không đáng nói trong tình cảnh như vậy thì rất không vui.
Một thời gian sau, Công Thừa Tử Bì nói với chị: “Quốc vương nước Lỗ muốn mời em làm quan Tể tướng.”
Người chị Tử Bì nói với ông ta rằng: “Em không nên đi!”
Công Thừa Tử Bì hỏi lại: “Tại sao chị lại nói thế?”
Người chị trả lời: “Lần trước trong tang lễ, em không những không nói được lời an ủi nào mà lại còn đề cập đến chuyện lấy chồng, vì thế chị thấy em là người không hiểu lễ nghi. Người không hiểu lễ nghi sao có thể ra làm quan đây?”
Công Thừa Tử Bì phản bác: “Thì vốn chị khóc là vì chuyện hôn sự của mình mà!”
Người chị nói: “Chị không phải vì biện hộ cho mình mà khuyên bảo em như vậy. Chị là vì lo em không hiểu lễ nghi như thế, khi ra làm quan lại đối xử vô lễ vô kính với mọi người, ngang ngược không nói lý lẽ, như thế nếu không bị trời phạt thì cũng bị người hại!”
Công Thừa Tử Bì không quan tâm đến lời khuyên của chị, vẫn đắc chí huênh hoang ra làm quan. Quả nhiên làm quan Tể tướng chưa tới một năm, vì trong một lần vô lễ, phát ngôn bừa bãi không kiêng nể ai mà phạm tội, cuối cùng bị giết chết.
Có thể thấy chữ Lễ là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai, càng quan trọng với người có địa vị cao trong xã hội. Chỉ có người hiểu lễ và làm việc theo lễ mới có thể duy trì sự ổn định của xã hội.
Lễ nghi là danh thiếp của một người. Từ góc độ kết giao trong xã hội mà nói, lễ nghi là cái gốc rễ hình thành nên cách đối nhân xử thế của một người. Nó cũng là một loại học vấn trong cách đối xử với người khác. Mỗi người là một tế bào của xã hội, vô luận là trong kết giao, công tác, hay trong cuộc sống hàng ngày thì đều không rời xa khỏi lễ nghi.
Lễ nghi không những thể hiện ra phong độ và sức hấp dẫn của một người mà còn thể hiện ra trình độ học thức và văn hóa tu dưỡng của người đó. Người có lễ nghi sẽ biết cách ứng xử sao cho hợp quy phạm, biết cách đối nhân xử thế mà được người khác tôn trọng. Biết lễ, hiểu lễ là một trong những điều kiện tiên quyết để một người có chỗ đứng trong xã hội, cũng là điều kiện quan trọng để một người thành tựu sự nghiệp và có được nhân sinh tốt đẹp.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập Show more 6 days ago


Liked 👍 it NHẬT KÝ DU LỊCH "DISCOVER OF KOREA"
April 18-2014 to April 25-2014
Người càng trưởng thành thì tâm tính càng ôn hòa và tĩnh lặng
Thành công đối với một số người mà nói là điều không quá khó, nhưng thành thục, trưởng thành lại là điều rất khó có người làm được, và sự trưởng thành trong tâm lại càng khó hơn.
Thành...Người càng trưởng thành thì tâm tính càng ôn hòa và tĩnh lặng
Thành công đối với một số người mà nói là điều không quá khó, nhưng thành thục, trưởng thành lại là điều rất khó có người làm được, và sự trưởng thành trong tâm lại càng khó hơn.
Thành công khiến một người tự tin nhưng quá nhiều thành công sẽ khiến một người dễ dàng tự phụ. Thành thục, trưởng thành thì không như vậy. Người trưởng thành không quá để tâm vào được mất, hơn thua, lý trí mà không mất đi sự nhiệt huyết, bình tĩnh với tâm thái thong dong. Họ có thể bình tĩnh đối mặt với thất bại trước mắt và thản nhiên khi đối mặt với sinh tử.
Một người trưởng thành, thành thục, chín chắn hay không thực ra không phụ thuộc vào độ tuổi của người ấy là lớn hay nhỏ. Có những người tuổi đã cao nhưng cách hành xử và những suy nghĩ trong tâm của người ấy vẫn hời hợt, thậm chí trống rỗng. Nhưng có những người tuy còn trẻ tuổi nhưng lại rất chín chắn, suy nghĩ cân nhắc thấu đáo, kỹ càng.
Sự trưởng thành, sự hoàn thiện của tâm tính không được quyết định bởi việc người đó đã trải qua bao nhiêu sự tình, mà được thể hiện ra ở thái độ và cách mà người ấy đối đãi với mỗi sự tình ra sao.
Trưởng thành là một quá trình dài lâu chứ không phải chuyện một sớm một chiều. Nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự tu dưỡng tâm linh. Điều đó cũng là lý do lý giải vì sao những người càng trưởng thành, thành thục, chín chắn thì thường càng ôn hòa và tĩnh lặng.
Show more

Có câu: “Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh”. Con người ở vào lúc nóng giận sẽ không có lý trí, nói những...Biết kiểm soát bản thân
Có câu: “Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh”. Con người ở vào lúc nóng giận sẽ không có lý trí, nói những lời làm tổn thương người khác, nhẹ thì làm tổn thương hòa khí hai bên, nặng thì sẽ mang đến điều bất hạnh.
Một người có cảm xúc ổn định thì vẻ mặt thường sẽ ôn hòa, khiến người khác dễ chịu giống như được một cơn gió mát thổi qua, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trái lại, một người động một chút là nổi giận thì sẽ giống như cơn giông tố, ai ai vừa gặp cũng đều trốn tránh. Đây là biểu hiện dễ thấy nhất ở người chưa trưởng thành.
Người có tư tưởng bi quan thì tinh thần sẽ sa sút, nhìn vấn đề sẽ luôn nhìn thấy mặt không tốt, nghĩ sự việc gì cũng nghĩ đến mặt không thành công, thường tự cảm thấy bản thân không bằng người khác. Đây cũng là một dạng tâm thái của người chưa trưởng thành.
Người trưởng thành hiểu rằng, ông trời sinh ra ai thì người đó tất sẽ có hữu dụng. Mỗi người đều có ưu điểm nổi trội của riêng mình. Phát huy ưu điểm của bản thân, thực sự đặt tâm vào làm những việc mình có khả năng, sau một thời gian sẽ có thể thành công.
Biết khoan dung và hiểu người khác
Có lẽ chỉ có người đã từng trải qua những thương tổn mới có thể thực sự trưởng thành, hiểu và khoan dung người khác. Một người trưởng thành sẽ không bao giờ tùy tiện phán xét người khác. Họ luôn hiểu được rằng mỗi một người đều không hề đơn giản như những gì thể hiện ra ở bề mặt, hơn nữa ai cũng có ưu khuyết điểm riêng.
Một người khi càng thành thục họ sẽ càng hiểu hơn rằng, sống trên đời cần khoan dung bản thân, khoan dung người khác, thậm chí khoan dung với cả kẻ thù của mình. “Biển có thể thu nạp trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn”, khoan dung với lỗi lầm của người khác thực ra cũng là giải thoát cho chính mình. ST.
Show more 1 week ago




ĂN KHÔNG QUÁ NO, NHÀ KHÔNG QUÁ RỘNG CHÍNH LÀ 2 TRONG 9 ĐIỀU CAO NHÂN XƯA ĐÚC KẾT LẠI
“Nội thương bệnh chứng phát sinh.
Thường do xúc động thất tình mà ra.”
Người xưa đã đúc kết ra 9 điều không nên làm để có được cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh, và...ĂN KHÔNG QUÁ NO, NHÀ KHÔNG QUÁ RỘNG CHÍNH LÀ 2 TRONG 9 ĐIỀU CAO NHÂN XƯA ĐÚC KẾT LẠI
“Nội thương bệnh chứng phát sinh.
Thường do xúc động thất tình mà ra.”
Người xưa đã đúc kết ra 9 điều không nên làm để có được cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh, và trường thọ. Mỗi câu trong số đó đều như một thiên cơ cho hậu thế.
1. Quần áo không nên quá ấm
Mặc quần áo không nên quá ấm áp dễ bị cảm mạo, cũng không nên quá mỏng manh dễ bị nhiễm lạnh.
2. Ăn không quá no
Ăn chỉ bảy, tám phần no, trước bữa ăn nên ăn súp (uống canh), rau kết hợp, không hút thuốc, không uống rượu.
3. Nhà không quá rộng
Nên thích ứng với mọi hoàn cảnh, phòng ở sạch sẽ và thoải mái, không cần nguy nga hay tráng lệ, nếu không sẽ khiến tâm tính dần dần biết hóa không tốt.
4. Bước chân không quá nhanh
Để có sức khỏe tốt nên chăm chỉ đi bộ. Nếu ngồi xe một thời gian lâu, chân sẽ mất đi sự linh hoạt, nhanh nhẹn.
5. Lao động không quá mệt
Cường độ lao động của con người là hạn chế, nếu quá sức có thể dẫn đến thương tật. Phải chú ý kết hợp làm việc điều độ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
6. Không nên quá an dật
Cả ngày không làm gì sẽ mất đi những gia vị trong cuộc sống. Vì vậy, ngay cả khi về hưu bạn vẫn nên tham gia các hoạt động nhiều hơn, như nói chuyện, đi bộ, vẽ tranh, viết lách, đọc sách báo. Cũng nên thường xuyên tập thể dục để cảm thấy thoải mái, giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ.
7. Tức giận không quá lâu
Khi tâm trí phiền muộn thì ngàn vạn lần không nên tức giận, sẽ làm tổn thương gan. Để có thể kiểm soát cảm xúc, nên thường xuyên duy trì thái độ lạc quan trong cuộc sống.
8. Không nên cầu danh
Danh tiếng là vật ngoại thân, sinh không mang đến, tử không mang đi, chỉ như mây khói bay.
9. Được lợi mà không tham lam
“Tửu sắc tài vận ta không lấy
Phong hoa tuyết nguyệt không bền lâu”
Không tham, không cầu, không vướng mắc ràng buộc, tự thấy đủ và luôn vui vẻ, thuận theo lẽ tự nhiên là có thể sống lâu trăm tuổi mà không bệnh tật.
Theo: Trí Thức Trẻ
Show more

HÃY LÀ CHÍNH BẠN
Bạn sáng suốt khi biết được sự thông thái của bạn là có giới hạn.
Bạn chân thật khi bạn nghĩ rằng mình đã làm nhiều điều ngốc nghếch.
Bạn sống động khi những mong ước tương lai cũng không mang nhiều ý nghĩa hơn những lỗi lầm của ngày hôm...HÃY LÀ CHÍNH BẠN
Bạn sáng suốt khi biết được sự thông thái của bạn là có giới hạn.
Bạn chân thật khi bạn nghĩ rằng mình đã làm nhiều điều ngốc nghếch.
Bạn sống động khi những mong ước tương lai cũng không mang nhiều ý nghĩa hơn những lỗi lầm của ngày hôm qua.
Bạn trưởng thành khi biết được hôm nay bạn là ai chứ không phải ngày mai bạn sẽ là ai.
Bạn tự do khi điều khiển được chính mình và không mong ước sẽ điều khiển người khác.
Bạn đáng được tôn trọng khi bạn tôn trọng người khác.
Bạn rộng lượng khi bạn thể hiện sự duyên dáng đúng với bản chất của chính mình.
Bạn khiêm tốn khi bạn không biết rằng mình khiêm tốn là như thế nào.
Bạn chín chắn khi nhận ra được bản chất thật của những người xung quanh và đối xử với họ theo đúng những gì bạn nhận ra.
Bạn nhân từ khi tha thứ lỗi lầm cho người khác nhưng lại không thể tha thứ cho chính mình khi phạm những lỗi đó.
Bạn xinh đẹp khi bạn không cần một chiếc gương nói lên điều đó.
Bạn giàu có khi bạn không bao giờ đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn cần.
Bạn là chính bạn khi bạn chấp nhận sống yên bình với những đổi thay, một khi bạn không còn được như hiện nay.
Khuyết Danh
Show more

Dành 3 phút đọc điều này để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày
Mỗi ngày bạn nên dành ra một khoảng thời gian để lắng đọng tâm hồn, nhìn và ngẫm lại những thứ xảy ra trong một ngày, để nhìn thấu và hoàn thiện bản thân hơn. Sau đây là những điều sẽ...Dành 3 phút đọc điều này để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày
Mỗi ngày bạn nên dành ra một khoảng thời gian để lắng đọng tâm hồn, nhìn và ngẫm lại những thứ xảy ra trong một ngày, để nhìn thấu và hoàn thiện bản thân hơn. Sau đây là những điều sẽ giúp bạn quán chiếu bản thân mỗi ngày, giúp bạn trao dồi thêm phúc khí và phẩm hạnh.
Vạn sự tùy duyên
Cuộc đời sẽ thanh thản hơn biết bao nếu ta thấu được câu nói "Vạn sự tùy duyên". Biết nắm giữ và buông tay đúng lúc, không luyến lưu không quỵ lụy, cái gì đến sẽ hoan hỷ đón nhận, cái gì đi cũng ung dung nhẹ nhàng.
Tình cảm cũng vậy. Rất nhiều người đau khổ vì tình yêu, thậm chí chấp nhận bỏ đi thân mạng này để giải thoát khỏi chuyện tình cảm mỗi khi đổ vỡ. Nhưng bản chất của vạn vật là vô thường, nay đây mai đó, nếu ta cứ mãi sống với tâm chấp nhất không thể buông xuôi, chắc chắn ta mới chính là người khổ nhất.
Thế nhưng nếu ta hiểu được một điều rằng, mọi thứ đều có nhân duyên của nó, ta cứ cố gắng hết sức trong mỗi chuyện mình làm, chân thành mà nỗ lực, còn lại hãy giao cho duyên số. Chuyện gì đến ắt là chuyện phải đến, hãy xem như đó là an bài của số phận, thay vì đau khổ dằn vặt, hãy hướng tới tương lai tươi sáng hơn, tin rằng trời sẽ không phụ lòng người. Rồi nhiều năm sau nhìn lại, ta sẽ nhận ra, đau khổ ngày đó thật chẳng có gì, may mà mình đã kiên cường vượt qua để có thể đi đến ngày hôm nay.
Cuộc sống không thể không có khó khăn
Ở cuộc đời này, chẳng ai dám nói rằng toàn mọi thứ toàn màu hồng mà không có chút khổ đau nào. Nhưng đời về cơ bản là thế, có hạnh phúc ắt phải có khổ đau. Thế nên thay vì lo sợ khổ đau đến, ta nên trao dồi bản lĩnh và năng lực bản thân để đón nhận mọi chuyện sắp đến, như vậy sẽ không quá bất ngờ mà sa ngã.
Show more

Hơn nữa, nếu không có khổ đau, có lẽ con người cũng chẳng thể phân biệt được đâu là hạnh phúc. Khó khăn và chướng ngại trong cuộc đời này không phải để khiến một con người trở nên sa ngã, đắm chìm trong tiêu cực, mà chính là để giúp ta thêm bản lĩnh, ngày càng hoàn thiện mình hơn. Bởi vượt qua được một lần sóng gió, ta sẽ rút ra được thêm một bài học kinh nghiệm giúp ích cho chính mình sau này.
So đo tính toán chỉ rước khổ vào thân
Người càng tính toán hơn thua, tâm lại càng phiền não, trái lại những người sống vô tư, tâm lại khoan thai nhẹ nhàng. Vậy nên đừng bận tâm quá nhiều thứ, khiến cho bản thân thêm phần mệt mỏi.
danh 3 phut doc dieu nay de hoan thien ban than hon moi ngay hinh anh 4
Nguồn: Internet
Nếu cứ để tâm so đo thiệt hơn, khi mọi chuyện không theo như ý muốn, có phải ta lại rước thêm sân si vào người rồi không. Thế nên càng tính toán bạn càng khiến cho tâm mình dễ xao động, khó mà tĩnh tại thảnh thơi được. Như thế, làm gì còn tâm trí và thời gian dành cho những điều tốt đẹp, hạnh phúc.
Ngược lại, khoan dung trông có vẻ như là nhượng bộ và thỏa hiệp, nhưng người có tu dưỡng sẽ hiểu được đó là dọn chỗ trống cho tâm hồn mình, dành chỗ cho những giá trị thương yêu to lớn hơn, tha thứ cho người khác, cũng chính là tha thứ cho chính mình, cho bản thân thêm một cơ hội để sống hạnh phúc hơn.
Tâm hãy vững, dùng nhẫn nhịn để đối đãi mà cho qua
danh 3 phut doc dieu nay de hoan thien ban than hon moi ngay hinh anh 5
Nguồn: Internet
Nếu một người không biết tu dưỡng, tâm sẽ rất khó mà tĩnh được, tâm thường hay biến động, gặp chuyện là khởi tâm tiêu cực lên, nóng giận sân si, khiến cho con người dễ buông ra những lời gai góc. Như vậy, tâm sẽ rất dễ bị những ngoại cảnh hoặc người khác chi phối, dần dần đánh mất chính mình, trở thành một con người sống cảm tính, khiến cho bản thân và cả những người xung quanh dễ cảm thấy bất mãn, mệt mỏi.
danh 3 phut doc dieu nay de hoan thien ban than hon moi ngay hinh anh 6
Nguồn: Internet
Nhẫn nhịn chính là một loại đức hạnh, bởi nói thì dễ nhưng làm lại không dễ chút nào. Nhưng người xưa có câu "Một điều nhịn chín điều lành". Nhẫn nhịn vừa giúp tâm ta không khởi lên sân hận, mà còn giúp chính mình tránh được những phiền toái, hậu quả to lớn hơn, từ đó mà kiểm soát bản thân.
Sống nên biết buông bỏ
Người ta thường nói "Cầm lên được thì bỏ xuống được". Nếu ai cũng biết buông bỏ đúng lúc, cuộc đời sẽ bớt đi rất nhiều khổ đau. Tất cả khổ đau đều sẽ trở thành quá khứ, vậy nên thứ ta cần làm cố gắng vượt qua khoảng thời gian khổ sở đó, không nên quá đau buồn rồi cứ mãi chấp vướng vào nó.
danh 3 phut doc dieu nay de hoan thien ban than hon moi ngay hinh anh 7
Nguồn: Internet
Hít thở một hơi thật sâu, nghĩ rằng trời tối rồi sẽ lại sáng, vậy nên hãy bình tâm đón nhận, cứ sống tốt, rồi trời sẽ an bài./. ST. Show more 2 weeks ago


Cuộc sống càng đơn giản càng hạnh phúc
Càng trải nghiệm cuộc sống, con người ta càng tiến dần về sự đơn giản hơn và càng đơn giản thì càng hạnh phúc.
Làm người kỳ thực không nên để tư tưởng quá phức tạp, chỉ cần có đủ trí tuệ đơn giản thì con đường đời sẽ...Cuộc sống càng đơn giản càng hạnh phúc
Càng trải nghiệm cuộc sống, con người ta càng tiến dần về sự đơn giản hơn và càng đơn giản thì càng hạnh phúc.
Làm người kỳ thực không nên để tư tưởng quá phức tạp, chỉ cần có đủ trí tuệ đơn giản thì con đường đời sẽ rời xa thống khổ và bi thương.
Trong cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng khi kết thúc sinh mệnh, được trở về nơi tốt đẹp mới là mục đích.
Dưới đây là 10 chân lý của cuộc sống giúp bạn hiểu đạo lý nhân sinh và cũng là những câu nói giúp người đọc có sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời của mình.
– Cuộc sống đơn giản mới là cuộc sống hạnh phúc. Đời người gặp được sự tình gì cũng không nên nghĩ phức tạp. Tâm linh một khi nặng thì sống cũng mệt mỏi.
Nên bỏ đi những ký ức không tốt đẹp trong trí nhớ, sống một cuộc sống vui tươi, an hòa cùng mọi người.
– Sống trên đời cũng đừng quá so đo tính toán.
Cổ ngữ nói: “Trăm sự do tâm khởi, nụ cười giải ngàn sầu”.
Tâm tính tốt là người bạn tốt nhất trong cuộc đời, nó khiến người ta sống sung sướng, thoải mái và bình an, khỏe mạnh.
– Người đến khi có tuổi nhất định phải để tâm được thanh thản.
Show more

Nhưng “thân vội mà tâm cũng vội” thì tất sẽ...Ít một chút giận giữ, nhiều một chút rảnh rang, “thân vội nhưng tâm nhàn” là những điều không dễ dàng đạt được.
Nhưng “thân vội mà tâm cũng vội” thì tất sẽ sinh ra loạn.
– Chẳng phải người ta vẫn nói “biết đủ thường vui” sao?
Sở dĩ người ta vui là bởi vì cái tâm không bị vướng bận, tuy rằng của cải vật chất không quá nhiều.
Tâm lượng sung túc, rộng lớn chính là tài phú thực sự của đời người.
– Con người còn sống ngày nào thì ngày ấy chính là phúc khí.
Đời người ngắn ngủi, không cần phải nuối tiếc những việc đã qua.
Mặt trời lặn, mặt trời lại mọc, buồn thì một ngày cũng trôi qua, vui thì một ngày cũng trôi qua cho nên đừng để tâm vào những chuyện quá vụn vặt, nhỏ nhoi.
Hãy để tâm được thoải mái thì thân thể mới thoải mái.
– Con người sống trên đời, kỳ thực cũng không cần nhiều thứ lắm, chỉ cần sống khỏe mạnh, chân thành yêu thương mọi người thì đó vẫn được coi là một cuộc sống giàu có, sung túc.
– Giữa người với người chính là một loại nhân duyên. Giữa tâm với tâm chính là một loại giao lưu chia sẻ. Giữa tình yêu thương và tình yêu thương chính là một loại cảm tình. Giữa tình cảm với tình cảm chính là một loại thật lòng, thật dạ. Giữa sai lầm, tội lỗi với sai lầm, cần một loại tha thứ.
cuộc sống càng đơn giản càng hạnh phúc
– Giữa người với người, phải trao cho nhau tình yêu thương đồng loại, phải vui với việc giúp đỡ người khác. Bởi vì, khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, trên tay bạn sẽ còn lưu lại hương thơm. Yêu thương người khác kỳ thực chính là yêu thương mình. Hãy đem tình yêu thương của mình để sưởi ấm trái tim của người khác, lúc ấy bạn chính là những tia nắng ấm áp của mặt trời.
– Thế gian quá rộng lớn mà lòng người lại quá phức tạp, sao có thể không găp phải tiểu nhân? Cõi hồng trần rất thâm sâu mà người trần lại ưa thích những điều hào nhoáng, phù hoa, sao có thể không gặp chuyện phiền lòng?
Nghĩ phải đơn giản một chút bởi vì sống trên đời phải thích ứng với mọi hoàn cảnh. Coi nhẹ một chút bởi vì trên đỉnh đầu còn có một bầu trời xanh!
– Phải biết trân quý người bên cạnh mình bởi vì mỗi một thời, một khắc ở nhân gian càng ngày càng ít đi, cuối cùng còn phải chia lìa. Không cần tranh giành, không cần đấu khí, tranh hơn thua, vui vẻ trò chuyện để hiểu nhau mới là quan trọng.
Phải biết trân quý người đối xử tốt với mình, bởi vì một khi đã đánh mất đi rồi thì tìm đâu cũng không được lại nữa.
Cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng được trở về nơi tốt đẹp mới mục đích.
Có bao nhiêu người đã chọn lựa một cuộc sống lặng lẽ, thu mình, không ồn ào, đủ chênh vênh nhưng không cô độc?
Có rất nhiều. Đó là khi con người nhận ra, họ đã đủ trưởng thành để đứng một mình, bình lặng và an nhiên.
– Sưu tầm – Show more 2 weeks ago


CUỘC SỐNG VỚI BẠN LÀ NHỮNG GÌ?
Có một câu chuyện vui kể rằng, một anh chàng nọ quyết định xin vào ở tại một tu viện vốn nổi tiếng nghiêm khắc, để tự rèn luyện bản thân. Tu viện trưởng nói rằng sẵn sàng cho anh ta ở lại, nhưng phải tuân thủ theo...CUỘC SỐNG VỚI BẠN LÀ NHỮNG GÌ?
Có một câu chuyện vui kể rằng, một anh chàng nọ quyết định xin vào ở tại một tu viện vốn nổi tiếng nghiêm khắc, để tự rèn luyện bản thân. Tu viện trưởng nói rằng sẵn sàng cho anh ta ở lại, nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc quan trọng nhất của tu viện, đó là HOÀN TOÀN yên lặng. Một lời cũng không được nói! Đó chính là cách để những người ở tu viện rèn luyện tính khí của mình. Tuy nhiên, cứ vào ngày cuối cùng của mỗi năm thì anh ta có thể được nói đúng ba từ thôi.
Chàng trai đồng ý, vì rèn luyện kỷ luật bản thân chính là mục đích của anh khi xin vào tu viện mà!
Đến ngày cuối cùng của năm đó, tu viện trưởng ra hiệu cho chàng trai kia nói ba từ của mình. Chàng trai lập tức nói: “Giường cứng quá!”. Thế rồi, anh quay trở lại làm mọi việc trong im lặng.
Một năm nữa trôi qua, tu viện trưởng lại ra hiệu cho anh nói. Lần này, chàng trai khẳng định: “Thức ăn chán!”. Rồi anh lại tiếp tục giữ im lặng và làm mọi việc thường ngày.
Thêm một năm nữa lại trôi qua. Lần này, khi tu viện trưởng ra hiệu cho chàng trai lên tiếng, thì anh lập tức nói: “Tôi đi đây!”.
Tu viện trưởng lắc đầu và đáp: “Ta biết thế nào cũng có lúc này. Vì suốt ba năm qua, năm nào cậu cũng chỉ than phiền về cuộc sống mà thôi!”.
Cuộc sống với bạn là những gì+++
Tất nhiên, đây là một câu chuyện hài hước, mặc dù nó cũng khiến chúng ta nghĩ đến một số người lúc nào cũng than phiền…
Đúng vậy, có một số người luôn thấy những điều không vui trong cuộc sống. Hoặc mỗi người chúng ta cũng có những thời điểm rất tiêu cực, cảm thấy rằng cuộc sống chỉ đem đến cho mình những chuyện khó khăn, đáng chán, mệt mỏi…
Show more

Một cậu bé hỏi ông mình:
- Ông ơi, cuộc sống là gì ạ?
Ông cậu bé suy...Nhưng có một câu chuyện khác sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản chất của cuộc sống này.
Một cậu bé hỏi ông mình:
- Ông ơi, cuộc sống là gì ạ?
Ông cậu bé suy nghĩ một chút, rồi quay vào phòng, lấy một cái hộp ra đưa cho cháu, và nói:
- Đây là một hộp quà, ông muốn tặng cho cháu.
Cậu bé hào hứng mở ngay cái hộp ra, nhưng rất bất ngờ và thốt lên:
- Trong hộp chẳng có gì cả ạ!
- Đúng vậy - Người ông đáp - Cháu thấy đấy, tất cả chúng ta, mỗi người đều được tặng một hộp quà. Vấn đề là, trong hộp chẳng có gì cả. Và khi mọi người nhận hộp quà của mình, rất nhiều người cũng phản ứng giống như cháu. Họ ngạc nhiên, hoặc thất vọng vì cái hộp của mình trống rỗng. Đơn giản là họ chẳng biết làm gì với một cái hộp rỗng cả. Thế là, đôi khi, họ cứ để mặc cái hộp trống không ở đó. Đôi khi, họ lại vứt nó đi. Nhưng nếu họ dùng nó để đựng những gì họ yêu thích, thì cái hộp lại trở thành một món đồ giá trị đối với họ. Cháu thấy đấy, cuộc sống chính là những gì mà cháu cho vào trong hộp.
Cuộc sống với bạn là những gìCậu bé nhìn cái hộp trên tay mình và hỏi tiếp:
- Nhưng làm sao cháu biết là nên cho gì vào trong hộp ạ?
- Đó là điều đặc biệt của cuộc sống - Ông của cậu bé đáp - Cháu muốn cho gì vào đó tùy thích. Bởi vì cuộc sống là những gì cháu cho vào đó mà. Ý nghĩa của cuộc sống là ở những gì cháu cho đi, chứ không phải những gì cháu nhận được. Rồi sau này, sẽ có những thời điểm, cháu lại cảm thấy cuộc sống của mình trống trải. Đó là những lúc cháu cần cho nhiều điều tích cực, có ý nghĩa vào trong hộp nhất. Hãy cứ trao cho cuộc sống những điều tuyệt vời trong khả năng của cháu. Rồi cháu sẽ thấy cuộc sống của mình đẹp đẽ đến mức nào.
Cuộc sống là gì nhỉ? Đơn giản lắm, cuộc sống là của bạn. Là những gì bạn tự tạo nên đấy thôi.
THỤC HÂN (DỊCH) Show more 2 weeks ago

