Nhân 30 tháng Tư, nhớ ‘Bàn tay Hy vọng’ tại Camp Pendleton
28/04/2022 Bùi Văn Phú
Lịch sử về người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ bắt đầu với cuộc di tản 130,000 người ra khỏi Việt Nam khi xe tăng và bộ đội cộng sản tiến vào Thủ đô Sài Gòn ngày 30/4/1975.Nhân 30 tháng Tư, nhớ ‘Bàn tay Hy vọng’ tại Camp Pendleton
28/04/2022 Bùi Văn Phú
Lịch sử về người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ bắt đầu với cuộc di tản 130,000 người ra khỏi Việt Nam khi xe tăng và bộ đội cộng sản tiến vào Thủ đô Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Khi đó, những người rời Việt Nam bằng máy bay hay thuyền bè được đưa đến đảo Guam, đảo Wake và căn cứ Hải quân Hoa Kỳ ở Subic Bay, Philippines, trước khi vào các trại tị nạn trên đất Mỹ.
Trại đầu tiên trong nội địa Hoa Kỳ được mở ra để đón tiếp người Việt tị nạn là căn cứ Thuỷ quân Lục chiến Camp Pendleton ở miền Nam California. Sau đó chính phủ Mỹ đã mở thêm các trại ở Fort Chaffee, Arkansas; Eglin Air Force Base ở Florida và Fort Indiantown Gap ở Pennsylvania.
Camp Pendleton đã đón đông người tị nạn nhất, 50 nghìn người hầu hết là từ Việt Nam và một số ít từ Cam Bốt. Từ trại này nhiều người đã được các nhà thờ, cơ quan thiện nguyện trong vùng Quận Cam bảo trợ ra sinh sống, làm lại cuộc đời và khai sinh ra Little Saigon, thủ phủ của người Việt tại Hoa Kỳ.
Khi trại Camp Pendleton đóng cửa vào cuối tháng 9/1975 và các lều trại được gỡ bỏ, di tích duy nhất còn lại về người tị nạn là tượng đài mang tên “Bàn tay Hy vọng” do Luật sư Lưu Nguyễn Đạt, kiêm họa sĩ điêu khắc gia, nguyên Tổng Thư ký của Hội Hoạ sĩ Trẻ trước 1975 thực hiện thiện nguyện, bất vụ lợi.
Theo lời tác giả: “Tác phẩm này đã được sự hưởng ứng quý báu của Tướng Chỉ huy trưởng Thuỷ quân Lục Chiến Paul Graham là để tưởng niệm cuộc di cư vĩ đại của người Việt tị nạn cộng sản, đợt đầu tới California, sau khi Sài Gòn thất thủ.”
Tháng Tư 2015, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Alan Lowenthal (Địa hạt CA-47) đã trao bằng tuyên dương cho Tiến sĩ, Luật sư Lưu Nguyễn Đạt (PhD, LLB/JD, LLM - Michigan State University), tác giả của “Bàn tay Hy vọng” để ghi nhận những thành công và đóng góp của ông cho đất nước Hoa Kỳ trong dịp Kỷ niệm 40 năm Tháng Tư Đen và Hành trình đến Tự do của Cộng đồng Người Việt.
Show more
28/04/2022-- Bùi Văn Phú
Nhân dịp 30/4, Luật sư Lưu Nguyễn Đạt hiện sống ở Fairfax,...Nhân 30 tháng Tư, nhớ ‘Bàn tay Hy vọng’ tại Camp Pendleton
28/04/2022-- Bùi Văn Phú
Nhân dịp 30/4, Luật sư Lưu Nguyễn Đạt hiện sống ở Fairfax, Virginia, đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn qua email về tượng đài “Bàn tay Hy vọng” xây dựng trong trại Camp Pendleton 47 năm trước.
***
Bùi Văn Phú: Xin ông cho biết ông đã rời Việt Nam khi nào vào trong hoàn cảnh như thế nào?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Ngày 19 tháng 4 năm 1975, tôi tình cờ gặp ông Keyes Beech tại đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn khi ông vừa tới từ Hồng Kông. Keyes Beech từng làm trưởng phòng của nhật báo Chicago Daily News tại Sài Gòn vào những năm 1969-72, lúc đó nhà tôi là bà Phùng Thị Hạnh, tốt nghiệp khoa báo chí từ Michigan State University năm 1965, làm phóng viên và phụ tá cho Keyes Beech. Ông hỏi ngay “gia đình Ông và Hạnh vẫn còn ở đây sao?” Tôi trả lời, “Chúng tôi chưa có phương tiện gì cả!”. Keyes Beech bèn hẹn gặp chúng tôi ngay ngày hôm sau tại Hotel Continental. Trưa ngày 20 tháng 4 năm 1975, chúng tôi cùng 3 con tới gặp Keyes Beech tại nơi hẹn. Ông đã thu xếp sẵn một xe du lịch và lập tức đưa chúng tôi vào phi trường Tân Sơn Nhứt, nơi tập trung các phi vụ Air America. Chỉ vài tiếng sau, lúc xẩm tối, máy bay cất cánh, tắt đèn để tránh đạn từ dưới bắn lên và một mạch bay tới đảo Guam, đáp xuống phi trường Andersen. Chúng tôi bùi ngùi và bàng hoàng khi biết mình đã rời bỏ Sài Gòn, đã rời bỏ Việt Nam từ ngày tháng đó.
Bùi Văn Phú: Khi nào thì gia đình ông đến trại Camp Pendleton ở miền nam California?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Lúc ở Guam, tôi và ông Tony Lâm (sau là nghị viên thành phố Westminster, dân cử gốc Việt đầu tiên tại Mỹ) thay nhau thu xếp việc tiếp cư, chỗ ăn, chỗ ở, cũng như giúp đỡ liên lạc thân nhân thất lạc cho các gia đình mới tới Guam và sau đó điều chỉnh hồ sơ tị nạn cho họ tại các trại Andersen và “Tin City”. Gia đình tôi mãi tới giữa tháng Năm 1975 mới rời khỏi Guam, sau khi thu xếp cho đa số dân chúng có dịp nhập cảnh Hoa Kỳ hay Canada. Và cũng vào ngày tháng đó, gia đình chúng tôi tới trại tiếp cư tị nạn cộng sản tại căn cứ Thủy quân Lục chiến, Marine Camp Pendleton, sát cạnh hai thành phố San Clemente và Oceanside, ở phía bắc San Diego, miền Nam California. Trong giai đoạn tiếp cư nhân đạo hậu chiến tranh Việt Nam, Camp Pendleton là căn cứ quận sự đầu tiên dành tiếp nhận hơn 50 ngàn người tị nạn đa số đến từ Việt Nam, với chương trình “Operation New Arrivals” lớn nhất về mặt lịch sử không vận nhân đạo của Hoa Kỳ.
Bùi Văn Phú: Ông còn nhớ ba-rắc hay lều trại đã sống qua ở đó?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Sau khi tới phi trường El Toro vào ban đêm, chúng tôi lên xe buýt và được chở thẳng vào “Thị Trấn Lều” (Tent City) tại trại San Onofre. Trước đó vài tuần, Marine Camp Pendleton được chính quyền Hoa Thịnh Đốn ra chỉ thị khẩn cấp tạo dựng trong địa hạt trại Telega và trại Onofre “Thị Trấn Lều” với tổng cộng 8 barracks, để sẵn sàng đón tiếp người Việt tị nạn.
Khi chúng tôi bước chân vào một căn lều vải, thuộc barrack 5, sát cạnh một nhà thờ nhỏ, màn chiếu quần áo nhà binh vừa phát khi nhập trại không đủ ấm, nhưng cũng tạm cung cấp một cảm giác an toàn, yên ổn. Sáng dậy mới biết lều mình đặt trên bãi cỏ hoa ice plant, gần nơi nuôi rắn cho binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ trải nghiệm tác chiến trong cảnh rừng thiêng nước độc.
Trung tâm quân sự Camp Pendleton nằm trên thung lũng sát bờ biển, chung quanh là triền núi hùng vĩ, xa xa bò rừng (bisons) được thả hoang, rất lạ lùng cho đám di dân bất đắc dĩ chúng tôi.
Do đó, ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, và sau thời gian ngắn tạm trú tại Guam và Phi Luật Tân, từ 18 ngàn người rồi đến hơn 50 ngàn người Việt tị nạn lần lượt được đưa vào Camp Pendleton để làm thủ tục nhập cảnh theo “diện Parole”, hay di dân chính trị. Từ từ người tị nạn di chuyển tới các tiểu bang của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, sau khi được bảo lãnh. Gia đình cuối cùng ra khỏi Camp Pendleton là vào tháng Chín 1975.
Bùi Văn Phú: Đời sống trong Camp Pendleton của gia đình ông cũng như người tị nạn lúc đó ra sao?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Nói chung, đời sống trong trại rất chu đáo, an ninh, trật tự, không hề có xáo trộn nào đáng kể trong suốt thời gian chúng tôi ở đó. Các binh sĩ Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ và các nhân viên thiện nguyện tới trợ lực trại rất lễ độ, ân cần, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn cho người tị nạn khỏi bị ngỡ ngàng, buồn tủi, nhục nhã thêm.
Về mặt vật chất, đồ ăn thức dùng đều tươm tất, cơm ba bữa, sáng, trưa, chiều tối. Thức ăn đầy đủ, đôi khi thừa mứa, trở nên phí phạm vì có lúc không hợp khẩu, xa lạ. Lần đầu tiên ăn lê xanh (Bartlett Pear) dân chúng mình gọi là “ổi mỹ”. Bánh mì, bơ, sữa, trứng đúc, thịt thà, hoa quả, bánh trái, v.v… dân chúng tự lấy thả cửa, nhiều khi bỏ phí đầy ngập thùng rác. Phòng ăn, phòng tắm sạch sẽ, có binh sĩ đón tiếp nồng hậu, dọn dẹp chu đáo. Khách tị nạn đâu có biết đó là những dịch vụ, những quà tặng bằng mồ hôi nước mắt của công dân Mỹ từng đóng tiền thuế vụ để chu cấp thực phẩm và nhu cầu an sinh xã hội cho những ai cần tới.
Đa số dân tị nạn tới đây với tay trắng, hoang mang tột độ vì rất xa lạ với ngôn ngữ, văn hoá, lẫn môi trường sinh sống nơi nhập cư. Ngày này sang tháng nọ, dân chúng tìm kiếm thành phần bảo trợ nơi hiệp hội, hay chỗ cá nhân, bạn bè thân thuộc đang trú ngụ tại đất liền.
Riêng gia đình chúng tôi cũng rất vất vả vì hoàn cảnh bận bịu con thơ. Nhà tôi mang thai con út; chỉ một tháng sau, con đã sinh nở tại Navy Hospital, Oceanside, trong Camp Pendleton. Chúng tôi đặt tên con út là Lưu Việt, để nhắc con lưu giữ đức độ văn hoá và truyền thống Việt trước kia tốt đẹp. May mà con gái đầu, Lưu Huệ Chân, 9 tuổi đã mạnh dạn chăm sóc mình, tắm rửa giặt giũ lấy, xếp hàng cùng các em ăn uống, lấy phần ăn cho bố bận việc trong trại, cho mẹ nặng nề sắp đẻ. Hai con trai, Lưu Thiên Kỳ 6 tuổi và Lưu Thế Khải 2 tuổi rưỡi vui đùa với lũ bạn cùng lứa, tự túc bảo vệ lẫn nhau. Vì tự lập sớm, nên sau này khi lớn lên các cháu đều tháo vát, thông minh và thành công. Đặc biệt là các cháu khi chọn nghề nghiệp đều có tính cách nhân bản, phục vụ người hoạn nạn.
Ao ước chính của từng gia đình hay cá nhân lúc đó là xuất trại bằng mọi cách hợp pháp, hợp cảnh, nhưng đa số mong muốn trú ngụ ngay tại tiểu bang California, vừa ấm áp, vừa giáp biển Thái Bình Dương, mà bên kia lại gần gũi với Biển Đông, với Quê hương Đất tổ, mà họ đau đớn bỏ lại, một cách oan uổng, bất khả cưỡng, bất đắc dĩ.
Bùi Văn Phú: Đã trải qua đời sống của một người tị nạn, ông thấy những trải nghiệm đó cho mình bài học gì?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Sau này dân tị nạn mình khi hội nhập đời sống trọng luật, trọng sinh hoạt của nền dân chủ Hoa Kỳ và tại các nước tự do nhân bản, mới biết xót xa khi phải gánh vác trọng trách công dân, đối với mình và tha nhân. Quyền và trách nhiệm sống còn sẽ từ từ tới với chúng ta. Những ai từng thoát khỏi “địa đàng đỏ” cộng sản cần phải chia sẻ trách nhiệm bảo trọng và khai triển xã hội nhân bản mình vừa nhận hưởng cho thật tốt đẹp.
Tiện đây, cũng xin nhắc diện nhập cảnh của dân tị nạn cộng sản là thuộc thành phần tị nạn chính trị là khác với tị nạn kinh tế vì người tị nạn nhập cảnh Hoa Kỳ với thẻ Parole (nhập cảnh danh dự/có điều kiện). Sau 5 năm sinh sống và trú ngụ hợp pháp, người Việt tị nạn chính trị có thể lập thủ tục thi nhập quốc tịch Mỹ. Về mặt quốc tế công pháp, người Mỹ gốc Việt (không song tịch) không thể bị chế độ cộng sản Hà Nội xập xí xập ngầu gọi là “Việt Kiều”. Danh xưng này chỉ dành riêng cho những ai là công dân Việt làm việc, hay học hành tại hải ngoại, mà vẫn còn quốc tịch Việt hay có thông hành Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Là tác giả của tác phẩm điêu khắc “Bàn tay Hy vọng” được dựng trong trại Camp Pendelton, ông có thể nói về việc thực hiện tác phẩm này được bắt đầu ra sao?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Chỉ ít lâu tới Camp Pendleton, gia đình chúng tôi quen thân với Trung tá Tuyên úy David Plank, đang phục vụ tại trại Onofre. Ông có dịp giới thiệu tôi là luật sư kiêm hoạ sĩ điêu khắc gia với Tướng Paul Graham, vị chỉ huy trưởng Camp Pendleton. Khi gặp nhau lần đầu, tôi tỏ ý muốn làm một tác phẩm nghệ thuật ghi lại sự hội nhập của người tị nạn Việt Nam trên Đất Hứa Hoa Kỳ. Tôi vội lấy giấy và bút phác hoạ Bàn Tay Trái Nâng Niu Hai Trẻ Việt, một đứa vươn đứng thẳng, một đứa đang bay ra khỏi bàn tay. Tôi giải thích thêm: “Bàn tay trái gần tim nói lên chân tình dìu dắt của chúng tôi và và sự đón nhận của cộng đồng Hoa Kỳ đối các thế hệ trẻ đến tị nạn trên Đất Hứa Hoa Kỳ. Đó cũng là hy vọng hướng thượng của thế hệ trẻ con em chúng tôi muốn thành đạt trên mảnh đất tự do nhân bản này”. Tôi đặt tên tượng đài này là “Hand of Hope - Bàn tay Hy vọng”.
Tác phẩm đã được sự hưởng ứng quý báu của Tướng Chỉ huy trưởng Thuỷ quân Lục Chiến Paul Graham là để tưởng niệm cuộc di cư vĩ đại của người Việt tị nạn cộng sản, đợt đầu tới California, sau khi Sài Gòn thất thủ.
Có lẽ vì một hiện tượng tâm linh siêu việt nào đó, đề nghị của tôi đã được Tướng Paul Graham ưng thuận tức thì, tương đồng ý hợp, không một chút dè dặt ngần ngại gì.
Bùi Văn Phú: Trước khi dựng tượng đài, ông có làm mô hình thu nhỏ không?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Như đã nói trên, tất cả là tình cờ và may mắn mầu nhiệm. Đứng trước Tướng Paul Graham và Trung tá Tuyên úy David Plank, tôi lấy giấy và bút phác họa “Bàn tay Hy vọng”. Không ngờ, chỉ với một mảnh nháp đơn sơ đó, một dự án điêu khắc tượng đài lớn trên đất Mỹ, trị giá cả trăm ngàn Mỹ kim lúc đó đã thành hình.
Bùi Văn Phú: Công tác xây dựng tượng đài “Bàn tay Hy vọng” đã được tiến hành ra sao, trong bao lâu?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Chỉ vài ngày sau, một Trung tá Công binh Thuỷ quân Lục chiến đã cùng tôi chọn lựa địa điểm xây dựng tượng đài, gần Barrack 8, đầu cổng trại. Sau khi đã chọn địa điểm, ông cho kéo máy tới đào móng sâu 8 feet, vuông 8 feet, làm nền sâu. Tượng đài cao 8 feet phía trên mặt đất, với cổ tay chôn sâu 8 feet đặt trên móng vuông 8 feet, đắp cao từ đưới đất theo hình chóp (pyramidal), tất cả đúc bằng xi-măng-cốt-sắt (rebar reinforced concrete), theo khuôn gỗ (concrete formwork), rồi đục đẽo bằng khoan đục hơi điện để hoàn tất chi tiết.
Có lúc tôi hàn sắt bằng lửa điện và quên đeo kính nên đã bị ánh sáng làm loá gần mù mắt, phải vào nhà thương rửa mắt. Sau đó vài hôm, vẫn còn choáng váng, nên khi dùng máy đục hơi, tôi ngã từ trên cao khung bàn tay còn khuôn thép, sống mũi va vào thanh sắt làm chảy máu cả buổi. Cũng hay, tôi đã để lại mồ hôi và ít máu trong lòng tượng đài “Bàn tay Hy vọng”.
Công trình kéo dài gần hai tháng và được hoàn tất chu đáo với sự trợ giúp bởi hai Trung sĩ Thuỷ quân Lục chiến trẻ, không chuyên nghiệp, nhưng khoẻ mạnh, nhiệt tình.
Khi mọi chi tiết tượng đài “Bàn tay Hy vọng” đã hoàn tất, chúng tôi gọi công binh đem xe đổ đất phủ đầy móng tượng đài và chung quang đắp một bãi cỏ mở rộng đón đợi.
Bùi Văn Phú: Ông có thể nói rõ hơn về ý nghĩa của tượng đài với hai đứa trẻ trong “Bàn tay Hy vọng”
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Trên “Bàn tay Hy vọng” chỉ thấy sự hiện diện của các trẻ em, vì mục đích chính của người Việt tị nạn cộng sản khi vượt thoát tới “Đất Hứa” (Promised Land) tại Tân Thế Giới, sau biết bao nguy biến, là để bảo toàn cho con cháu, cho thế hệ trẻ Việt cơ hội đứng dậy để khởi phát một cuộc sống chu toàn nhân bản, đầy đủ tự do và phẩm giá con người.
Liên hệ trực tiếp với thời điểm kết thúc tiền đồn trận tuyến ý thức hệ, từng đợt từng đợt người Việt đã “bỏ phiếu chống cộng” bằng chân, bằng thuyền, trong cảnh phiêu lưu tị nạn chưa từng thấy trước đây và cho tới nay, gần 4 triệu người Việt đã bỏ nước thoát cộng, bỏ lại tất cả để thoát hiểm.
Bùi Văn Phú: Sau 47 năm “Bàn tay Hy vọng” vẫn còn đó trong Camp Pendleton, ngày nay nhìn lại biểu tượng này ông có cảm nhận gì, có gì nhắn lại cho thế hệ mai sau?
Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Cách đây 47 năm, đúng vào Ngày Độc Lập Hoa Kỳ 4/7/1975, công trình điêu khắc “Bàn tay Hy vọng – Hand of Hope” đã được tôi hoàn tất và trao tặng cho trại Thuỷ quân Lục chiến Marine Camp Pendleton với sự hiện diện của Tướng Paul Graham, Trung tá Tuyên úy David Plank, gia đình tôi và một số đồng bào tới tham dự lễ khánh thành.
“Bàn tay Hy vọng” ngoài tính cách biểu tượng, còn là mô hình dấn thân hoàn tất sứ mạng làm người Việt tân tiến, tử tế với những thế hệ Việt trẻ thành công và thành nhân.
Điển hình như Lưu Huệ Chân, 9 tuổi lúc tới Camp Pendleton, lớn lên là Managing Consultant tại cơ quan Food and Drug Administration, với văn bằng MA, Business Administration.
Lưu Thiên Kỳ, 6 tuổi khi tới Camp Pendleton, là luật sư thuộc Luật sư đoàn New York, với văn bằng JD và Master Public Health; từng làm các chức vụ Office of Foreign Disaster Federal Director do Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm; Senior Director of the Disaster Resilience Leardership Academy tại Đại học Tulane; Chief Operating Officer của International Medical Corps.
Lưu Thế Khải với bằng MS về Disaster Management, chỉ 2 tuổi rưỡi khi tới Camp Pendleton, từng phục vụ Quân đoàn Vệ binh với cấp bực Captain, National Guard Military Police tại Kabul, Afganistan năm 2004; đã giải ngũ và nay là Safety Consultant cho cơ quan NASA.
Lưu Việt, sinh tháng 6/1975 tại Navy Hospital, Oceanside trong Camp Pendleton, nay là Visual Effect Producer cho Universal Studios & Netflix, Hollywood, California.
Theo tôi, cuộc ra đi của người Việt tị nạn cộng sản có rất nhiều ý nghĩa. Trước nhất là tỏ rõ lập trường của những người Việt tự trọng, khao khát tự do và tôn trọng giá trị nhân phẩm, nên không thể sống chung với con người cộng sản phi nhân, phi nghĩa. Thứ hai là nuôi dưỡng “Hy vọng” sắt đá khôi phục danh dự và quyền làm người. Đó cũng là cách tạo dựng lại một không gian an toàn, vượt tiến cho hậu duệ, như biểu tượng “Bàn tay Hy vọng” dựng trên xứ người với những đứa trẻ tụ hợp “đứng thẳng” và sẵn sàng “bay ra khỏi bàn tay” cưu mang. Chỉ bằng đường lối thẳng thắn, vươn cao và khởi tiến, người Việt tị nạn mới chắp nối cho họ, cho con em họ cái thế đứng vững vàng làm người tử tế, mạch lạc để trở thành những công dân tiến bộ xứng đáng với cuộc sống mới mà người tị nạn đã chọn với giá rất cao, đôi khi cần phải hy sinh tột đỉnh.
Sau này, cứ mỗi 5 năm, Cộng đồng Người Việt Tự do đều sum họp chung quanh “Bàn tay Hy vọng” tại Camp Pendleton, rồi kéo tới thành phố Westminster, Quận Cam, Nam California, để tưởng nhớ Quốc nạn Tháng Tư 1975 và Hy vọng duy trì chính nghĩa Dân chủ Tự do, tử tế, nhân hoà cho hậu duệ người Việt tị nạn trên Đất Hứa. Show more 1 week ago




Nhạc thính phòng
“Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời”. Lệ đá
Mãi đến 21 tuổi 2 tháng hơn ( đủ tuổi uống bia bên Mỹ) hắn mới được đi nghe đêm đầu tiên nhạc thính phòng. Có lẽ hơi chậm “ ăn chơi “ so với thanh niên cùng tuổi...Nhạc thính phòng
“Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời”. Lệ đá
Mãi đến 21 tuổi 2 tháng hơn ( đủ tuổi uống bia bên Mỹ) hắn mới được đi nghe đêm đầu tiên nhạc thính phòng. Có lẽ hơi chậm “ ăn chơi “ so với thanh niên cùng tuổi nhưng never too late phải không các bạn? Ngồi uống bia nghe người đàn ông đánh đờn vừa nói về bản nhạc “ Lệ đá” mới biết bao năm qua khù khờ cứ nghĩ Trịnh Công Sơn là tác giả!? Hóa ra của nhạc sĩ Trần Trịnh người hắn chưa nghe tên lần nào!!?
Giống như lúc thuyền vượt biên cập bến vào Cảng Thơm Hongkong hắn mới biết thế giới ngoài VN đã có TV màu. Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Sống trong xã hội thời bao cấp nhà nước “che đậy” kín mít làm bộ thu trong óc như bị đông đá.
Hắn như bị tiếng sét ái tình ( dĩ nhiên không phải lần đầu , chắc chắn không phải lần sau cùng) nhìn không chớp mắt cô ca sỹ hát điệu nghệ mà người bạn ngồi bên am hiểu âm nhạc tâm sự
“Con bé này có tương lai”.
Sau này một lần đi chơi với Rosita ,cô gái Mễ đưa đến nhà hàng với khung cảnh quen thuộc. Uống rượu ngồi nghe cô thông dịch lời tâm sự bà ca sỹ luyến tiếc thuở vàng son. Điều hắn học kinh nghiệm trong trường đời là yêu nhau không chỉ có chử tình mà còn duyên nợ. Dĩ nhiên còn nhiều khía cạnh nữa , trong đó có may mắn đi kèm chung. Nhưng dù có nhiều kinh nghiệm không có nghĩa sẽ không bị thất bại hay vấp “ cuộc tình không đoạn kết “.
Vài lần đi xem Paris by night hay đại nhạc hội nối ghép, nhìn cô ca sỹ ngày nào bây giờ nổi tiếng giọng hát chững chạc điêu luyện nhưng không hiểu sao tình yêu đơn phương với cô, thuở ấy như gió thổi bay xa. Có thể xa mặt cách lòng hay hắn chấp nhận sự thật không thể đưa tay với tới giấc mơ không thật.
Show more

Hắn may mắn được nghe Khánh Ly vừa hát vừa tâm sự cuộc đời sự nghiệp 1 lần trên sân vận động ngoài trời nơi cộng đồng VN hay tổ chức hội...Nhạc thính phòng
Hắn may mắn được nghe Khánh Ly vừa hát vừa tâm sự cuộc đời sự nghiệp 1 lần trên sân vận động ngoài trời nơi cộng đồng VN hay tổ chức hội chợ. Và 1 lần nữa với em , người vợ yêu thương trong vũ trường dưới San Jose . Mê âm nhạc Trịnh nhìn cô hát với bao bản tình ca bất hủ . Hai đứa lâu lâu lên Las Vegas nghe Lobo “How can I tell her about you” hay dòng nhạc Motown từ Fourtops.
Sau này về VN đôi lần đi nghe nhạc thính phòng ở Sài Gòn nhưng vẫn không bằng mấy lần cùng bạn qua quán nhỏ bên Hoàng Văn Thụ hay lên Hoàng Diệu nghe Ánh Hà. Nhạc thính phòng không biết bây giờ có còn sống nổi cùng sự sa đọa lối sống một số lớp trẻ sau này? Hơn 10 năm qua hắn và em không còn đi xem ca nhạc quê hương nữa nhưng không hiểu sao chẳng thấy luyến tiếc chút nào?! Hai đứa vài tháng một lần ra ngồi nghe những tay diễu hài nổi tiếng hay vài ban nhạc thời Motown.
Em một lần cùng hắn đi ăn đám cưới đứa em kết nghĩa của em. Rất sốc và ngạc nhiên gặp lại cô ca sỹ ( bạn rất thân của đứa em). Gặp cô lần này ngồi chung bàn giỡn đùa như người thân trong gia đình.
Tuần nay đứa em ghé ngang cho hủ mắm tôm ,nghe nó nói về người bạn ca sỹ bao năm qua vẫn hăng say vui dưới ánh đèn màu . Chỉ hơi buồn số phận của cô tình duyên bao lần vẫn lận đận. Phải chăng ông Trời luôn sắp xếp cho những người này cuộc sống chín nổi ba chìm để tương lai họ có chuyện tâm sự cùng khán giả qua những đêm “ nhạc thính phòng “??
Đặng duy Hưng
Ngày 28 tháng hai năm 2022 Show more 3 months ago





Lợi ích không ngờ từ việc nuôi thú cưng đối với sức khoẻ
Sở hữu một thú cưng và dành thời gian chất lượng cho nó có thể có tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nhiều người cho biết họ cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn nhờ nuôi chó, mèo hoặc các vật nuôi khác.
Huyết áp thấp hơn
Những người nuôi thú cưng có thể có huyết áp thấp hơn đáng kể và trái tim khỏe mạnh hơn. Trên thực tế, các nhà khoa học đã thử nghiệm hàng nghìn người và nhận thấy rằng những người nuôi thú cưng đã cải thiện được huyết áp.
Tác động đến mức cholesterol
Mặc dù vật nuôi có thể làm giảm huyết áp của một người, nhưng mức độ lipid không thực sự bị ảnh hưởng bởi vật nuôi. Tuy nhiên, vẫn có những người nhận thấy lợi ích về mức cholesterol toàn phần. Ngoài ra, người lớn từ 60 tuổi trở lên có lượng chất béo trung tính thấp hơn đáng kể so với những người không nuôi.
Tăng hoạt động thể chất
Tất cả vật nuôi đều đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể chất của chúng ta, trong đó, loài chó chiếm vị trí đầu tiên. Thú cưng ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động hàng ngày của chúng ta. Trên thực tế, hơn một nửa số người nuôi chó có nhiều khả năng đạt được mức hoạt động hàng ngày được khuyến nghị.
Giúp trẻ tự tin
Những đứa trẻ lớn lên với vật nuôi ít có khả năng tự ti. Trên thực tế, có rất nhiều lợi ích sức khỏe cảm xúc khác nhau. Thú cưng thậm chí còn giúp đối phó với cảm giác cô đơn, trong một số trường hợp giúp cải thiện lo lắng và trầm cảm khi còn nhỏ.
Giảm căng thẳng
Một nghiên cứu bởi trường Đại học Washington State cho biết, các sinh viên được phép nuôi một con thú và tiếp xúc với chúng 10 phút mỗi ngày có thể giúp giảm đáng kể lượng hormone cortisol, một loại hormone được tiết ra khi chúng ta căng thẳng.
Nuôi thú cưng còn có khả năng cải thiện tâm trạng và chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn.
HẠ MÂY (THEO BRIGHTSIDE)
by Hồng Anh
Ca Nhạc Sĩ Duy Khánh Và Những Ngày Cuối Đời
15/12/2021
Duy Khánh đã đến Hoa Kỳ vào ngày 10-8-1988 qua sự bảo lãnh của người em là Nguyễn Thị Giáng Tuyết. Trên đất tự do, lần cuối cùng tôi đến thăm anh trong một căn nhà nhỏ ở Anaheim, Orange County,...Ca Nhạc Sĩ Duy Khánh Và Những Ngày Cuối Đời
15/12/2021
Duy Khánh đã đến Hoa Kỳ vào ngày 10-8-1988 qua sự bảo lãnh của người em là Nguyễn Thị Giáng Tuyết. Trên đất tự do, lần cuối cùng tôi đến thăm anh trong một căn nhà nhỏ ở Anaheim, Orange County, Cali năm 1994. Ở đây anh sống hơi chật vật cùng chị Thúy Hoa và ba người con, một trai và hai gái. Anh đã trông xuống sắc lắm. Nhiều người cho rằng đó là hậu quả của những năm dài còn kẹt lại Việt Nam.
Buồn và vô vọng, anh đã uống nhiều rượu. Các loại rượu thời đó được nấu rất cẩu thả, người bán và người nấu thường chẳng quan tâm miễn sao thu được nhiều lợi nhuận. Anh có vài lần ngõ ý muốn đi Austin, Texas hát, và nhờ tôi tổ chức giùm các chương trình nhạc hội. Tôi phần không có khả năng tổ chức, phần e rằng giọng hát của anh không được giới trẻ ưa chuộng nên chỉ ầm ừ qua chuyện.
Nghệ sĩ sân khấu hay điện ảnh khi về chiều, còn có thể đóng các vai lão. Còn ca sĩ khi đã lớn tuổi, làn hơi không còn phong phú, thì khó kiếm được chỗ đứng cạnh tranh cùng các ca sĩ mới lên tươi tắn và giọng ca trong trẻo.
Người nghệ sĩ biết dừng lại vào lúc mình đạt đến tột đỉnh vinh quang của nghệ thuật là hay nhất.
Vì luôn luôn để lại trong lòng người hâm mộ hình ảnh huy hoàng nhất, tươi đẹp nhất của mình.
Tôi có nghe anh hát trong vài băng nhạc Asia và đĩa CD. Nghe anh mà lòng cứ tê tái, nước mắt cứ chực tuôn trào vì giọng ca của anh vẫn còn còn phong phú và truyền cảm như xưa. Nghe anh mà hình dung hình ảnh quê nghèo và những người nông dân tả lơi lam lũ trên cánh đồng đã cằn cỗi vì nắng hạ mưa đông. Nghe anh để tưởng như những âm thanh trầm bổng của chuông chùa Thiên Mụ vang lên trong buổi chiều tịch mịch bên dòng sông Hương. Nhưng ngoại hình anh thì không còn ăn ảnh nữa. Khuôn mặt anh đã nhiều nếp hằn nhọc nhằn năm tháng chồng chất. Anh vẫn phải hát, vì ngoài tình yêu gắn bó của nghệ thuật, đó còn là sinh kế của anh. Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ!
Show more

Bạn bè đã hết lòng vì anh. Một tháng trước ngày anh mất, ngày 10 tháng 1, họ đã tổ chức một nhạc...Ca Nhạc Sĩ Duy Khánh Và Những Ngày Cuối Đời - 15/12/2021
Bạn bè đã hết lòng vì anh. Một tháng trước ngày anh mất, ngày 10 tháng 1, họ đã tổ chức một nhạc hội khiêu vũ mang chủ đề Tạ Tình Tiếng Hát và Giòng Nhạc Duy Khánh với sự góp mặt của các nam, nữ ca sĩ như: Thanh Thúy, Thanh Mai, Kim Tuyến, Nguyễn Hưng, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Trần Quốc Bảo, Bảo Yến… thu hút khoảng 600 khách mộ điệu tại vũ trường Majestic, Huntington Beach. Ðêm nhạc hội thành công vượt ngoài sự mong ước của ban tổ chức.
Sau nhiều năm tháng ra vào bệnh viện vì những căn bệnh trầm kha, Duy Khánh đã từ giã gia đình và bạn bè, khán giả hâm mộ để đi vào miền vĩnh hằng vào lúc 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại bệnh viện Fountain Valley, Orange County, California.
Anh hưởng thọ 65 tuổi (1938-2003).
Tang lễ của anh đã quy tụ hầu như tất cả giới văn nghệ sĩ Việt Nam tại hải ngoại; trong đó Phạm Duy đã nói lên những tâm tình dầy yêu thương trìu mến và khâm phục đối với anh, một người em, một người bạn mà nhờ đó nhạc của Phạm Duy và nhiều nhạc sĩ khác đã đi vào bất hủ.
Đỗ Văn Phúc Show more 5 months ago


⛄🎄🎄🎄🎄🎅🎄🎄🎄🎄⛄MERRY CHRISTMAS❄️🌎❄️HAPPY NEW YEAR 2022🎅🎄🎄🎄🎄⛄🎄🎄🎄🎄⛄🎄🎄🎄🎄⛄
Dạ Tiệc Giới Thiệu Hồi Ký ‘Kiều Chinh - Nghệ Sĩ Lưu Vong'
<> Trong buổi dạ tiệc này, có sự hiện diện rất nhiều thân hữu của cô Kiều Chinh.
Nhưng rất tiếc không có mặt của cô Tippy Hedren, người đóng vai trò rất quan trọng giúp cô Kiều Chinh định cư tại Hoa Kỳ!
Cô Tippy Hedren nay đã ngoài 90, chắc cô ấy cũng rất hài lòng rằng cô Kiều Chinh đã lập được một sự nghiệp vững vàng ở Hoa Kỳ cho tới hôm nay. Xin kính chúc tất cả an vui và hạnh phúc. [Minh Thuy Levant] Loading content, please wait.