Bà Mẹ Quê Việt Nam Nơi Xứ Mỹ
Từ khi Cô Vy (Coronavirus-Covid 19) hoành hành thế giới, chính phủ các nước ra lịnh dân chúng phải giới hạn tối đa việc đi ra ngoài tiếp xúc với đám đông để tránh sự lây lan nguy hại đến tính mạng nên vợ chồng chúng tôi phải...Bà Mẹ Quê Việt Nam Nơi Xứ Mỹ
Từ khi Cô Vy (Coronavirus-Covid 19) hoành hành thế giới, chính phủ các nước ra lịnh dân chúng phải giới hạn tối đa việc đi ra ngoài tiếp xúc với đám đông để tránh sự lây lan nguy hại đến tính mạng nên vợ chồng chúng tôi phải bị “Stay home”. Người viết tự nhiên trở thành “bà mẹ quê” xứ Mỹ một cách ngang xương vì tôi không còn được dịp xí xọn “má phấn môi hồng” tung tăng với ông xã đi ăn ngoài cuối tuần cho có vẻ lãng mạn trong “cái tuổi không còn trẻ nữa”của chúng tôi.
Những tháng đầu tiên của lịnh “Lockdown” ở tiểu bang Oregon vào tháng 3-2020, chính phủ khuyến cáo những người cao niên nên ở yên trong nhà tốt hơn vì sức đề kháng của người cao niên rất yếu nên dễ dàng bị lây nhiễm coronavirus. Tôi không dám đi chợ mua thực phẩm nên phải học cách “order delivery online” thực phẩm từ các chợ Fred Meyer và Safeway đem đến tận nhà để sẵn ngoài cửa. Tôi đợi người giao hàng đi xa rồi mới dám đeo khẩu trang, đeo bao tay ra lầy hàng đem vào garage và chỉ đem phần thịt cá, rau quả đi rửa sach trước khi bỏ vào ngăn đá, các món hàng còn lại tôi cứ để yên ngoài garage cả tuần lễ mới bắt đầu sắp xếp vào chỗ thích hợp. Các cô em gái của tôi tội nghiệp cho “lão trượng” và “lão bà bà” nên đã ra tay mua giúp dùm thực phẩm ở chợ Việt Nam, để sẵn ngoài cửa xong gọi điện thoại cho người viết ra lấy. Nếu không có sự giúp đỡ tận tình chu đáo của cô em gái và cô em dâu tốt bụng, dễ thương thì người viết không thể nào nấu được những món ăn thuần túy Việt Nam. Xin cám ơn lòng tốt của các cô em gái nhân hậu này. Tình cảm thương yêu, giúp đỡ thân nhân trong gia đình vẫn là tình cảm tốt đẹp nhất.
Show more

Thế là kể từ dạo đó, người viết trở thành “bà mẹ quê” thật sự nơi xứ Mỹ. Tôi trổ tài làm “bà nội trợ đảm đang” nấu ăn ở nhà...Bà Mẹ Quê Việt Nam Nơi Xứ Mỹ
Thế là kể từ dạo đó, người viết trở thành “bà mẹ quê” thật sự nơi xứ Mỹ. Tôi trổ tài làm “bà nội trợ đảm đang” nấu ăn ở nhà cho “tướng công” chứ không còn đi ăn tiệm thường xuyên như trước đây nữa vì gia đình chỉ có 2 người đi ăn tiệm vẫn khỏe hơn mà lị!
Rồi người viết lại bắt đầu học nấu các món ăn từ những “chef cook” trên youtube như Vành Khuyên, KT Stories, Xuân Hồng …, làm giá ăn tại nhà, trồng những bụi hành, bụi sả, húng quế, tía tô v…v.. để khi cần thiết thì chạy ra vườn hái chút rau nêm nếm mùi vị quê hương Việt Nam trong bữa ăn.IMG_0614.JPG
Thêm vào đó hàng tháng người viết cũng nhận được 2 túi thực phẩm từ Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland thuộc Trung Tâm Y Tế và Dịch Vụ Châu Á (AHSC) với những thực phẩm bổ dưỡng thích hợp cho người cao niên nên cũng an tâm ở nhà nấu ăn cho chàng và nàng. Xin cám ơn Trung Tâm AHSC và Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland.
Và hình như bây giờ tôi cũng đã quen với cái “job bà mẹ quê” này rồi nên cũng ít khi đi ra ngoài trừ những lúc cần thiết vì mỗi lần đi ra ngoài là người viết phải đeo khẩu trang, đeo bao tay, cụ bị đủ thứ mà còn lo sợ, hồi hộp nữa chứ. Mệt quá! Thôi thì hai vợ chồng già ở nhà hủ hỉ với nhau cũng vui thôi! Smile!
Thật sự, nhiều khi tôi thấy tôi “nhà quê” dễ sợ vì có nhiều điều tôi không biết, không thích, không làm dù tôi ở đất Mỹ này gần ba chục năm trời rồi, bạn ạ!.
Người viết còn nhớ hồi mới đến xứ Mỹ năm 1981, tôi đi “học đại” ở “đại học cộng đồng” PCC Sylvania, tôi không thích vào phòng ăn của nhà trường để mua “hamburger” ăn trưa vì món thịt bò nướng kiểu Mỹ, có cheese màu vàng béo ngậy này hoàn toàn xa lạ đối với một người chỉ thích thức ăn Việt Nam như tôi. Tôi nghĩ chắc là không ngon rồi, cho nên tôi không bao giờ “rớ” tới nó trong khi các bạn học khác của tôi ăn ào ào, ăn ì ì, ăn ngon lành và còn chê tôi là “dân nhà quê” không biết thưởng thức thức ăn Mỹ. Mãi đến gần hai năm sau đó, tôi mới bắt đầu thưởng thức hamburger, tôi thấy cũng ngon thật! Tuy nhiên, mãi cho tới bây giờ, tôi cũng vẫn không ăn được món cheese của Mỹ vì béo quá! Nhà quê thật!
Sau bao nhiêu năm làm việc, đóng thuế cho nhà nước Mỹ đầy đủ mỗi năm, trả nợ nhà nợ xe, trả tiền bill đủ thứ “hằm bà lằng” đúng hạn nhưng tôi lại không biết cách rút tiền mặt ở các máy rút tiền và cũng không bao giờ mua hàng online nữa. Như vậy các bạn sẽ chê tôi là “bà nhà quê” là cái chắc rồi!
Mèn ơi! Mà tôi “nhà quê” thật, bạn ạ, vì tôi đang sống ở xứ Mỹ có đầy đủ tiện nghi về các dịch vụ tài chánh ngân hàng, có đầy đủ các thức ăn ngon bổ, thế mà tôi không biết sử dụng dịch vụ, không biết thưởng thức thức ăn như đa số Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng khác đã làm thì “một trăm em ơi, một trăm phần trăm”, tôi quả là “bà mẹ quê” rồi!
Nhưng người viết xin mời bạn hãy chịu khó nghe những mẫu đối thoại dưới đây nhé:
Mất hết cả cuộc đời:
Có một ông nhà giàu kia sau khi đi ăn tiệc xong, mướn một ông lái đò đưa sang sông để về nhà. Trên đò chỉ có hai người nên ông nhà giàu bèn gợi chuyện với ông lái đò cho đỡ buồn.
– Bác lái đò ơi, bác có biết uống rượu không?
– Dạ thưa ông, tôi không biết uống rượu.
– Uống rượu mà không biết hả? Như vậy thì bác đã mất đi một phần ba cuộc đời rồi! Tiếc thật! Thế bác có biết hút thuốc không?
– Dạ thưa ông, tôi không biết hút thuốc.
– Trời đất! Hút thuốc mà cũng không biết nữa hả? Như vậy là bác mất thêm một phần ba cuộc đời nữa! Tiếc thật!
Khi gần tới bờ bên kia, bỗng nhiên có một cơn mưa lớn và gió mạnh kéo đến. Chiếc đò tròng trành như muốn chìm xuống dòng sông. Bác lái đò cố sức chèo chống và hỏi ông nhà giàu:
– Ông ơi, ông có biết lội không?
– Tôi không biết lội, ông nhà giàu trả lời.
Bác lái đò lúc đó mới nói:
– Trời ơi! Nếu ông không biết lội, thế thì ông sẽ mất hết cả cuộc đời của ông rồi vì chiếc đò của tôi đã bị tràn ngập nước và sắp chìm rồi!
Dĩ nhiên là bác lái đò biết lội rồi dù rằng bác không biết uống rượu, hút thuốc, cho nên bác đã lội vào bờ an toàn. Còn số phận của ông nhà giàu kia ra sao, bạn đã biết rồi nếu không được người khác đến cứu kịp.
Theo thiển ý, đây là một câu chuyện rất có ý nghĩa vì bạn chỉ cần biết một điều gì có ích lợi cho cuộc sống của bạn khi cần thiết, như vậy sẽ hữu ích cho bạn hơn là bạn biết nhiều điều không có ích lợi gì cả cho đời sống của bạn. Bạn đồng ý chứ?
Đối với một số bạn khác, biết ăn cheese Mỹ, biết rút tiền nhà băng ở các máy rút tiền, biết mua đồ online có thể rất tốt và hữu ích trong đời sống của bạn, nhưng với tôi, biết hay không biết các việc đó không quan trọng lắm. Tôi vẫn nghĩ rằng: chúng ta cần biết sống như thế nào để cho tâm trí được an vui thoải mái, để cho thân thể được khỏe mạnh mới là quan trọng.
TG -- Sương Lam mời đọc Show more 3 months ago









TẬN HƯỞNG HẠNH PHÚC TUỔI GIÀ
Tôi là một người mẹ 57 tuổi đã nghỉ hưu, còn con trai tôi năm nay 31 tuổi. Khi tôi bắt đầu về hưu cũng là lúc con trai lập gia đình . Đối với vợ chồng tôi, nó luôn là viên ngọc quý được chúng tôi nâng niu chăm bẵm; bởi vậy...TẬN HƯỞNG HẠNH PHÚC TUỔI GIÀ
Tôi là một người mẹ 57 tuổi đã nghỉ hưu, còn con trai tôi năm nay 31 tuổi. Khi tôi bắt đầu về hưu cũng là lúc con trai lập gia đình . Đối với vợ chồng tôi, nó luôn là viên ngọc quý được chúng tôi nâng niu chăm bẵm; bởi vậy khi con thành thân, một cách rất tự nhiên tôi thấy mình có trách nhiệm chăm sóc tổ ấm mới này.
Ban đầu tôi hy vọng chúng sẽ về ở với vợ chồng tôi, nhưng ông nhà lại cho rằng “hai đứa cần có không gian riêng để tự lập”. Thế nên, để tiện chăm sóc các con chúng tôi dọn tới khu dân cư gần nhà con đang sống. Và cứ đều đặn, mỗi sáng tôi chạy qua nhà giúp bọn trẻ chuẩn bị đồ ăn và dọn vệ sinh, chiều đến thì nấu bữa tối và lại đợi tới khi hai vợ chồng nó đi ngủ tôi mới về nhà mình.
Cuộc sống của tôi cứ êm đềm trôi qua như vậy, cho đến một ngày…
Hôm ấy, tôi dậy sớm đi chợ mua thức ăn mang tới nhà con, nhưng khi đến nơi lại không thể mở cửa để vào nhà. Không phải tôi mang nhầm chìa khóa, mà đơn giản là con dâu đã thay ổ khóa khác. Tôi phải gọi mãi con dâu mới ra mở cửa và giải thích: “Gần đây toà nhà xảy ra nhiều vụ trộm, nên…”
Tối hôm đó con trai qua nhà đưa cho tôi chiếc chìa khóa mới. Lúc ấy, trong tâm tôi có đôi chút khó chịu, nhất là khi con trai tôi nói nhỏ: “Mẹ đừng để vợ con biết nhé!”. Tôi hiểu rằng sự việc không còn đơn thuần như tôi nghĩ lúc trước.
Ngày hôm sau, tôi tới nhà con trai sớm hơn mọi ngày với lỉnh kỉnh đồ ăn thức uống. Vừa tới cửa tôi nghe tiếng tranh luận vọng ra: “Chắc chắn là anh đưa chìa khóa cho mẹ rồi, phải không?”
Rồi một tràng những lời phàn nàn của con dâu vang lên sau cánh cửa, khiến tôi đứng mãi như trời trồng. Thật chẳng ngờ tất cả công sức và tình yêu thương mà người mẹ chồng như tôi đã dành cho chúng lại được đền đáp bằng những lời chỉ trích nặng nề như vậy. Và làm tôi thấy chua xót hơn, đó là con trai tôi chỉ biết ậm ừ rồi trả lời rằng: “Đó là mẹ anh, em bảo anh phải làm thế nào?”
Show more

Tôi lủi thủi xách túi thức ăn thẫn thờ quay trở về. Nhìn thấy ông nhà, tôi tủi thân đến mức nước mắt lưng tròng: “Ông à,...TẬN HƯỞNG HẠNH PHÚC TUỔI GIÀ
Tôi lủi thủi xách túi thức ăn thẫn thờ quay trở về. Nhìn thấy ông nhà, tôi tủi thân đến mức nước mắt lưng tròng: “Ông à, sao tôi cực quá vậy? Nó là con trai duy nhất của tôi, tôi toàn tâm toàn ý lo cho chúng từ bữa ăn tới giấc ngủ, vậy mà cái tôi nhận được lại là thế này đây, tôi đã làm gì sai hả ông?”
Ông nhà chỉ bật cười rồi vỗ nhẹ vào vai tôi: “Thật là mấy đứa trẻ không hiểu chuyện, bà cứ để đó có dịp tôi sẽ nói chuyện với chúng. Mà bà này, bà thử nhìn những người bạn già của chúng ta xem, có mấy ai như bà không? Họ đều thong dong tự tại, gần thì đi thăm thú các tỉnh thành, xa thì ra nước ngoài du lịch. Còn bà cả ngày chỉ loanh quanh chợ búa, lọ mọ cơm nước cho con cái, vì chúng - mà tôi với bà đã lạc hậu so với những người bằng tuổi rồi đấy”.
Từng lời của chồng như cơn mưa mùa hạ khiến tôi bừng tỉnh. Chẳng lẽ tôi lại không muốn ra ngoài du lịch thăm thú đó đây hay sao? Nghĩ vậy, tôi gật đầu đồng tình với ông.
Sau đó, ông nhà sắp xếp đưa tôi tới vùng thảo nguyên rộng lớn nghỉ dưỡng vài ngày. Ông còn dẫn tôi tới thăm trang trại dê và bò sữa. Được tận mắt chứng kiến quá trình dê mẹ sinh con và cho con bú, tôi bất giác thấy xúc động nghẹn ngào.
Chồng tôi vừa nhìn vừa chỉ vào đàn dê đang gặm cỏ. “Dân du mục quanh năm đều di chuyển từ chỗ này tới chỗ khác. Nếu như dê mẹ cũng giống như bà, việc gì cũng không thể buông tay thì dê con sao có thể sống nổi? Hơn nữa, có ai muốn được gả cho chú dê còn chưa cai sữa về tinh thần không?”
Tôi quay sang, thấy ông nhà cười một cách đầy ngụ ý, chỉ một câu nói của ông đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều.
Chồng tôi tiếp tục: “Tình mẫu tử chân chính là một quá trình rút lui khéo léo”, nói rồi ông mở điện thoại rồi đọc cho tôi nghe một bài viết.
“Những bậc cha mẹ không muốn tách rời khỏi con cái khi chúng đã trưởng thành. Họ lầm tưởng đó là vì yêu con, nhưng thực tế lại vô tình điều khiển con một cách toàn diện…”
Tôi liếc mắt lườm chồng: “Ý ông ... tôi chính là người mẹ như vậy hả?”. Chồng tôi bật cười vỗ vỗ vai tôi và nói: “Bà hả ? bà thuộc loại có thể cứu vãn được!”
Sau chuyến du lịch trở về, việc đầu tiên tôi làm là gọi điện cho con trai và nói rằng tôi muốn tới nhà nó một chuyến. Hôm ấy tôi đã chia sẻ lại hành trình ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mình, rồi nghiêm túc nói với chúng: “Mẹ chuẩn bị lui về tận hưởng hạnh phúc những năm tuổi già. Sau này, có lẽ mẹ sẽ không thường xuyên tới nhà con nữa, mà cho dù có tới thì mẹ sẽ gọi điện báo cho các con trước”.
Con trai nhìn tôi, lúng túng một hồi lâu rồi hỏi: “Mẹ, mẹ giận chúng con à?”
“Mẹ đâu có giận, chỉ là mẹ đang học cách tận hưởng tuổi già thôi con à”. Con trai ôm chầm lấy tôi làm mắt tôi ươn ướt bùi ngùi.
🍀 Có người đặt ra câu hỏi: “Cha mẹ sinh con ra để làm gì? Để có người nối dõi tông đường hay có người chăm sóc khi về già?”. Có rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng câu trả lời cuối cùng khiến nhiều người suy nghĩ là: “Vì để trả giá và để tận hưởng”.
Các bậc cha mẹ - xin đừng coi con cái là điều quan tâm duy nhất trong cuộc đời, đừng vì con cái mà khép lại cánh cửa giao tiếp với xã hội, cũng đừng vì con cái mà bỏ lỡ niềm đam mê sở thích của bản thân mình.
Có người nói: “Có một kiểu cha mẹ làm tôi vô cùng kính phục, đó là người dành cho con tình yêu thương mạnh mẽ khi con còn bé, rồi khi con lớn lên lại học cách buông tay một cách khéo léo. ‘Chăm sóc’ và ‘chia xa’ đều là nhiệm vụ mà mỗi người làm cha làm mẹ cần hoàn thành với con cái”.
Làm cha mẹ là cả một chặng hành trình dài mà phụ huynh chúng ta cần có cả lòng bao dung và trí tuệ. Không chỉ đơn thuần là nuôi dạy con, mà trong rất nhiều thời khắc của cuộc sống cần biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lùi.
Chúng ta không mong cầu con trở nên hoàn hảo, cũng không cần chúng phải nuôi dưỡng khi về già - chỉ cần chúng có thể sống độc lập và giữ trọn lòng hiếu thuận với cha mẹ . Vậy là bạn đã làm một người cha, người mẹ thành công rồi.
Theo Đại kỷ nguyên Show more 6 months ago






