CHỈ XIN $20 ! – Hãy Giúp Chúng Tôi Bảo Tồn Văn Hóa Việt Tại Hải Ngoại
Chúng tôi là những nghệ sĩ trẻ đang sống tại hải ngoại, yêu nghề, yêu nhạc Việt, thích sáng tác, thích đàn, và thích hát những nhạc phẩm Việt Nam. Nhưng hơn bốn năm qua, sân khấu của...CHỈ XIN $20 ! – Hãy Giúp Chúng Tôi Bảo Tồn Văn Hóa Việt Tại Hải Ngoại
Chúng tôi là những nghệ sĩ trẻ đang sống tại hải ngoại, yêu nghề, yêu nhạc Việt, thích sáng tác, thích đàn, và thích hát những nhạc phẩm Việt Nam. Nhưng hơn bốn năm qua, sân khấu của các trung tâm ca nhạc mà chúng tôi thường cộng tác đã khép tấm màn nhung nghệ thuật, để lại một sự trống vắng trong lòng người yêu nhạc và thiệt thòi cho các nghệ sĩ trẻ vẫn miệt mài theo đuổi và đam mê phục vụ để bảo tồn âm nhạc Việt Nam nơi xứ người.
Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đã về Việt Nam để tìm sân khấu trình diễn, có người phải bỏ nghề, bỏ cả khán giả của mình! Nhưng chúng tôi không như vậy, mà vẫn tồn tại, vẫn sáng tác, vẫn sinh hoạt để gìn giữ văn hóa và nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, dù trải qua nhiều khó khăn.
Trong sự cố gắng đó, ngày hôm nay một số anh chị em chúng tôi đã tình nguyện trong tinh thần vô vụ lợi, hợp tác cùng Trúc Hồ Music để dựng lại một sân khấu khiêm tốn, nhưng đầy đủ yếu tố nghệ thuật. Từ âm thanh, ánh sáng đến hình ảnh. Từ giọng ca, điệu vũ, tiếng đàn, cho đến tim óc của mình, để thực hiện một chương trình nghệ thuật không thua kém bất cứ một chương trình nào trong quá khứ.
Với niềm hãnh diện nhỏ nhoi đó, chúng tôi xin quý vị một ân huệ rất lớn, đó là $20! $20 để thưởng thức một chương trình nghệ thuật gồm hơn 20 tiết mục, dài hơn ba tiếng đồng hồ. Với dàn nhạc giao hưởng gồm đủ mọi nhạc cụ, với một ban hợp xướng thật điêu luyện, cùng phần trình diễn của các giọng hát mà quý vị đã yêu thích từ lâu. Và quan trọng hơn cả, là với $20, biết đâu quý vị đang cùng chúng tôi vực dậy nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại để con em của chúng ta còn có nơi trình diễn, còn có dịp để nghe, và còn cơ hội để các bạn trẻ phát triển tài năng âm nhạc của mình.
Show more
CHỈ XIN $20 ! – Hãy Giúp Chúng Tôi Bảo Tồn Văn Hóa Việt Tại Hải Ngoại
Vài hình ảnh trong chương trình “TÌNH CA SAU 1975”
Dương Hùng Thanh shared a video in Nguyễn Ngọc Quang's profile.
Liked: Select Video trong profile của anh Nguyễn Ngọc Quang.
Nhạc sĩ Việt Dzũng Những Sáng Tác Nhạc Bất Hủ
1. Mùa Hè Rực Rỡ(Việt Dzũng,Jason Lâm) - Thanh Trúc, Gia Huy
2. Tango Mộng Mơ...Dương Hùng Thanh shared a video in Nguyễn Ngọc Quang's profile.
Liked: Select Video trong profile của anh Nguyễn Ngọc Quang.
Nhạc sĩ Việt Dzũng Những Sáng Tác Nhạc Bất Hủ
1. Mùa Hè Rực Rỡ(Việt Dzũng,Jason Lâm) - Thanh Trúc, Gia Huy
2. Tango Mộng Mơ (Nhạc Argentina - LV: Việt Dzũng, Dạ Nhật Yến) - Dạ Nhật Yến
3. Con Rồng Cháu Tiên(Việt Dzũng,Trúc Hồ) - Gia Huy, Dạ Nhật Yến
4. Một Chút Quà Cho Quê Hương(Việt Dzũng) - Gia Huy
5. Và Em Hãy Nói Yêu Anh(Việt Dzũng) - Việt Dzũng, Thúy Vi
6. Ôi Mùa Đông(LV:Việt Dzũng) - Philip Huy, Y Phương
7. Có Những Chuyện Tình Không Là Trăm Năm (Việt Dzũng, Quang Dũng) - Dạ Nhật Yến
8. Dáng Xưa (Viêt Dzũng, Trúc Hồ) - Thiên Kim
9. Mùa Hè Tình Yêu(Trúc Hồ,Việt Dzũng) - Dạ Nhật Yến
10. Say Tình (Gigolo – Elena Paparizou & Việt Dzũng) : Ðoàn Phi
Show more
Ở Việt Nam, Cái Quái Gì Cũng… “Văn Hóa”!
10/26/2021
Ở một đất nước có nền giáo dục và nền văn học cộng sản tệ hại nhất thế giới, cùng với sự xuống dốc thảm hại của đạo đức, nhưng đi đâu cũng thấy “văn hóa”! (Ảnh: báo Thanh Niên)
Mấy hôm nay, Quốc hội...Ở Việt Nam, Cái Quái Gì Cũng… “Văn Hóa”!
10/26/2021
Ở một đất nước có nền giáo dục và nền văn học cộng sản tệ hại nhất thế giới, cùng với sự xuống dốc thảm hại của đạo đức, nhưng đi đâu cũng thấy “văn hóa”! (Ảnh: báo Thanh Niên)
Mấy hôm nay, Quốc hội Việt Nam bàn về dự Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi. Trong đó, có đổi danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa” thành danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu”, “Gia đình tiêu biểu”.
Chưa biết “tiêu biểu” cho cái giống gì nhưng hễ xóa “ấp văn hóa” là tôi bớt ngứa mắt và chói tai. Nhớ lại, giáp Tết năm nào đó, trong cuộc gặp mặt báo chí tại số 7 Lê Duẩn, Q.1, ông Thủ tướng Phan Văn Khải kể: “Tôi thấy bây giờ khắp nơi đều treo bảng ấp văn hóa, gia đình văn hóa, mà có văn hóa gì đâu? Ngay tại ấp văn hóa nhà má tôi nè (ở Tam Tân, Củ Chi) tôi nuôi bầy cá kiểng trong hòn non bộ, vậy mà trộm leo rào vào kéo trộm!”. Ông Khải có đệm “ĐM” khi kể khiến cả hội trường cười rần!
Sau ngày “giải phóng”, tôi rất dị ứng việc lạm dụng từ “Nhà văn hóa”: ấp, xã, huyện, thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ, lao động, Việt – Xô, Việt – Tiệp… Thực ra các nơi đó chỉ là chỗ sinh hoạt và giải trí của các giới đó. Nhưng, dại nhất là ngành văn hóa nâng “sách dâm dục, ảnh khiêu dâm, phim con heo, sex toy…” lên “văn hóa phẩm đồi trụy”. Ngành quản lý văn hóa đã biết phân biệt “Văn hóa phi vật thể” và “Văn hóa vật thể”, cớ sao gọi cái “sex toy” – một “vật thể tự sướng” – là “văn hóa phẩm” rồi còn thêm đuôi “đồi trụy”?
Chưa hết, các mẫu sơ yếu lý lịch đều ghi “trình độ văn hóa”. Cái này phải nói đó là sự nhầm lẫn với trình độ học vấn, nhưng không ai góp ý sửa, mà cứ mặc nhiên khai, chẳng hạn “Trình độ văn hóa: 12/12 (hoặc 10/10) – Trình độ chuyên môn: cử nhân kinh tế”.
Show more

Báo chí cũng dùng từ sai và hay lẫn lộn ngữ nghĩa của các từ văn hoa, văn chương, văn học, văn học...Ở Việt Nam, Cái Quái Gì Cũng… “Văn Hóa”! 10/26/2021
Báo chí cũng dùng từ sai và hay lẫn lộn ngữ nghĩa của các từ văn hoa, văn chương, văn học, văn học sử, văn hóa. Văn Hoa là từ mà người miền Nam dùng, chỉ con người có phong cách văn minh, ăn nói hoa mỹ. Ở Đa Kao-Sài Gòn có rạp chiếu bóng “Văn Hoa”. Sau 1975, từ “văn hoa” được “hoàn toàn giải tỏa” và thay bằng “văn hóa”! “Con người văn hoa”, “nếp sống văn hoa”, “rạp hát văn hoa”… bỗng dưng bị thêm dấu sắc!
Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ! Một truyện ngắn, một bài thơ đoạt giải (dù là của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng) chỉ gọi là “tác phẩm văn chương”. Ấy thế mà báo chí bơm lên thành “tác phẩm văn học” rồi “tác phẩm văn hóa”! Tương tự, bức tranh, bức ảnh đoạt giải gọi là tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh. Vở kịch hay bộ phim đoạt giải gọi là tác phẩm nghệ thuật. Chỉ khi nào tác phẩm văn chương hay nghệ thuật vượt không gian hoặc thời gian, được đưa vào sách giáo khoa như Truyện Kiều của Nguyễn Du và Trăm Năm Cô Đơn của Marquez mới đáng gọi là “tác phẩm văn học”! Còn văn học sử là lịch sử văn học qua các thời kỳ! Cứ cái quái gì cũng gọi là “tác phẩm văn hóa” thì nghe rất chướng, vì ngữ nghĩa “văn hóa” rất rộng!
Theo nghĩa chuyên biệt, “văn hóa” chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Thí dụ, Văn hóa Óc Eo, Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn – là giai đoạn từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới! Theo nghĩa rộng, “văn hóa” bao gồm nhiều ý niệm, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống… Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Có hai loại “di sản văn hóa vật thể” và “di sản văn hóa phi vật thể” mà hai di sản này phải được các cơ quan quốc tế như UNESCO hoặc từng quốc gia công nhận. Vậy mà, Việt Nam lại cứ thích công nhận từng “gia đình văn hóa”, rồi ngành văn hóa lại đi làm một chuyện rất tào lao vô văn hóa là gắn nhãn “văn hóa” cho vật thể sex toy!
Mai Bá Kiếm
Theo VOA tiếng Việt ngày 25 tháng 10, 2021 Show more 10 months ago



Histoire D'Amour · Thanh Lan
‘C’est la vie’ vì đời còn dễ thương
Hồi nhỏ, ngày ấy cũng đã xa lắm rồi, tôi thích ‘nói tiếng Pháp’ lắm. Dù chưa bao giờ được học tiếng Pháp, nhưng khi nghe người lớn xổ mấy câu tiếng Pháp, thì tâm hồn tôi như phiêu bạt vào cơn...Histoire D'Amour · Thanh Lan
‘C’est la vie’ vì đời còn dễ thương
Hồi nhỏ, ngày ấy cũng đã xa lắm rồi, tôi thích ‘nói tiếng Pháp’ lắm. Dù chưa bao giờ được học tiếng Pháp, nhưng khi nghe người lớn xổ mấy câu tiếng Pháp, thì tâm hồn tôi như phiêu bạt vào cơn mê ngôn ngữ. “The sibilant sounds” của tiếng Pháp, nghe ‘xì xì xà xà’, rất là sang và lãng mạn, nhẹ nhàng êm đềm như lời tỏ tình rót mật vào giọng nói của người yêu.
Câu nói cliché mà tôi thường nghe người ta nói với nhau, vừa thân thiện, vừa thực tế khoan thai trong giao tế là ‘C’est la vie’. Tôi bắt đầu mê tiếng Pháp với câu nói này dù không biết có ý nghĩa gì, mà sao nhiều người thích chia sẻ với nhau câu này. Sau này, lớn lên, chung đụng với đời, tôi mới thấm thía ý nghĩa đầy an ủi cho tâm hồn của câu nói.
Nói vậy chứ tôi cũng không thấy thoải mái lắm với ý niệm ‘trách móc và đổ thừa cho đời’ khi thốt ra ‘C’est la vie’. Tương tự như vậy, hồi còn sinh viên, tôi rất mê những câu hát than thân trách phận trong nhạc buồn đời của Việt Nam, nhưng bây giờ tôi bắt đầu cảm thấy nao nao và hơi bất ổn với cảm nhận bi quan trách “đời là bể khổ”, như lời nhắn nhủ của TCS: “Nghe xót xa hằn lên tuổi trời. Trẻ thơ ơi! Trẻ thơ ơi! Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người.” (Gọi Tên Bốn Mùa).
Hôm tôi vào nhập bệnh viện St Vincent, trong phòng chờ đợi, tôi tình cờ ngồi cạnh một người con gái sắp đến ngày sinh con. Cô ta rất thân thiện, ăn nói dịu dàng và lạc quan vì sắp được làm mẹ, trong nét mặt yêu đời yêu người của cô ta, tôi không tìm được cái ý nghĩa ‘buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người.’
Vâng, ‘C’est la vie’ vì đời còn dễ thương mà, như phản phất trong lời ca ngọt ngào của bạn hiền ca sĩ Thanh Lan: La vie c’est une histoire d’amour.
– Tamar Lê
August 12, 2021
Show more




Cánh diều ơi! bay bay trên bầu trời. Diều nào của tôi, diều nào của em. Ngày xưa ấy, trẻ con bây giờ lớn vội, Cánh diều biết có còn không?
Tất cả những hoài bão trên đã được chúng tôi gói trọn trong chương trình ca nhạc đầu... Show more 3 months ago