

















"...Đã lòng quân tử đa mang,
Một lời, vâng tạc đá vàng thuỷ chung..." (Truyện Thúy Kiều)
Đá Vàng (thơ Hồng Khắc Kim Mai, nhạc Phạm Anh Dũng)
Quang Dũng hát, Quốc Dũng hòa âm, Hoàng Khai Nhan video(4K)
Đá Vàng
(thơ Hồng Khắc Kim Mai, nhạc Phạm Anh..."...Đã lòng quân tử đa mang,
Một lời, vâng tạc đá vàng thuỷ chung..." (Truyện Thúy Kiều)
Đá Vàng (thơ Hồng Khắc Kim Mai, nhạc Phạm Anh Dũng)
Quang Dũng hát, Quốc Dũng hòa âm, Hoàng Khai Nhan video(4K)
Đá Vàng
(thơ Hồng Khắc Kim Mai, nhạc Phạm Anh Dũng)
Khi anh đến vầng trăng còn non
Tiếng em cười dòn
Mắt em trong như sao tỏ
Em đâu ngờ anh đã thương em
Khi anh đến vầng trăng còn xanh
Mắt em long lanh
Đất với trời chợt rạng rỡ
Anh đâu ngờ đá biến thành thơ
Lá trên rừng mừng quên đi ngủ
Suối trên rừng ngừng nghe bước em
Mai trên rừng, mai trên rừng
Và đá trên rừng cũng đã yêu em
Yêu em từ kiếp nào
Yêu em từ tiền kiếp xưa
Này em hỡi, em biết chưa ?
Hỡi em, em biết chưa ?
Show more
Yêu em từ tiền kiếp xưa
Này em hỡi, em biết chưa ?
Hỡi em, em biết chưa ? 2 days ago








Tiếng em cười dòn
Mắt em trong như sao tỏ
Em đâu ngờ anh đã thương em yesterday


Quốc Dũng hòa âm khá nhiều nhạc cho tôi. Bản nhạc trích từ CD Dạ Quỳnh Hương tất cả 17 bài nhạc trong CD cũng do Quốc Dũng hòa âm: Xin nghe Quốc Dũng hòa âm.










Quốc Dũng hòa âm khá nhiều nhạc cho tôi.
Xin nghe Dạ Quỳnh Hương (thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, nhạc Phạm Anh Dũng) Bảo Yến hát, Quốc Dũng hòa âm:








Hình chụp khoảng thập niên 1990 tại nhà hàng Thanh Mai ở Westminster, Nam Cali .
-Từ trái qua phải:
Đứng: Phạm Anh Dũng, Phạm Ngọc
Ngồi: Quốc Dũng, Nguyễn Đức Cường
Nhạc sĩ Quốc Dũng, một nhân tài âm nhạc Việt Nam qua đời hôm nay, ở Việt Nam, hưởng thọ 72 tuổi...Hình chụp khoảng thập niên 1990 tại nhà hàng Thanh Mai ở Westminster, Nam Cali .
-Từ trái qua phải:
Đứng: Phạm Anh Dũng, Phạm Ngọc
Ngồi: Quốc Dũng, Nguyễn Đức Cường
Nhạc sĩ Quốc Dũng, một nhân tài âm nhạc Việt Nam qua đời hôm nay, ở Việt Nam, hưởng thọ 72 tuổi. .
Xin chia buồn cùng ca sĩ Bảo Yến và tang gia.
Mong linh hồn của Quốc Dũng siêu thoát nhanh về cõi Vĩnh Hằng.
Show more















Gặp trên Facebook, không rõ tác giả
Miền Nam và nhạc ngũ cung
Nhạc vàng có chất dân tộc trong đó nên nó trường tồn qua năm tháng. Từ trí thức tới người bình dân đều dễ dàng thuộc và nghe thì rất dễ Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng là một người xứ Quẻng Nôm, là nhạc...Gặp trên Facebook, không rõ tác giả
Miền Nam và nhạc ngũ cung
Nhạc vàng có chất dân tộc trong đó nên nó trường tồn qua năm tháng. Từ trí thức tới người bình dân đều dễ dàng thuộc và nghe thì rất dễ Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng là một người xứ Quẻng Nôm, là nhạc sĩ chuyên pha âm giai ngũ cung vô nhạc và thành công vang danh
Nhạc ngũ cung tức là Hò, Xự, Xang, Xê, Cống giống như nhã nhạc cung đình, bộ gõ nhẹ nhàng tình tứ, trên cái nền nhẹ nhàng kiểu Việt xưa
Các bạn nghe cái e nhạc của Lưu thủy, Kim tiền xong mà nghe nhạc Trầm Tử Thiêng sẽ thấy có cung đình trong đó.
Tết Mậu Thân 1968, Trầm Tử Thiêng sáng tác bài “Chuyện một chiếc cầu đã gãy” nổi tiếng
Bài hát nổi tiếng vì giai điệu đậm đà âm hưởng ngũ cung
“Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài”
Bài ”Những con đường trắng” có pha giọng hò nhị, hò mái đẩy ngọt ngào đầy tình tự của những cô gái Huế :
“Hò ... ơ ... ờ ... ơ ... ơ ... í ... í ... i ... à ... ơi!
Ngày nay Huế có nhiều con đường trắng
Áo qua Đông Ba,
Áo về Thượng Tứ,
Áo lên Bến Ngự,
Áo ngược Phú Cam ...”
Trầm Tử Thiêng viết “Chuyện một chiếc cầu đã gãy” và ”Những con đường trắng” theo dòng thời nhưng nghe xong thì đậm đà âm nhạc dân tộc.
Trong âm nhạc Việt Nam có phần nhạc kiểu Miền Nam ngọt ngào có mùi hát lý,hò và đờn ca tài tử,cải lương Miền Nam
Nhạc Tây phương có bảy nốt đờn là o, Ré, Mi, Fa, Sol, La, Si thì cổ nhạc Miền Nam thì cũng có bảy nốt là : Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Liếu, Ú
Tuy nhiên Nam Kỳ chỉ xài chủ yếu có năm nốt (Nhạc ngũ âm) thôi là: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống. Còn hai nốt Liếu, Ú ít xài.
Show more
Dân Nam Kỳ mê cải lương lắm ,mê tới độ khoét lõm phím guitare và lên lại dây (chỉ có 5 dây) theo cao độ hò, xừ, xang,...Miền Nam và nhạc ngũ cung
Dân Nam Kỳ mê cải lương lắm ,mê tới độ khoét lõm phím guitare và lên lại dây (chỉ có 5 dây) theo cao độ hò, xừ, xang, cống, líu thì nhiều người Bắc khác lại học guitare Espagnole ,guitare Hawai’enne nguyên bổn
Nhiều bài nhạc Miền Nam có khi ca sĩ hát đệm theo Hò, Xự, Xang, Xê, Cống nghe ngọt lịm như người con gái Miền Nam xưa
Nghe lại ông Trần Văn Trạch hát "Hòn vọng phu 1" phải nói là sởn tóc gáy,hay tuyệt vời
Quái kiệt Trần Văn Trạch là người hát tân nhạc theo trường phái giọng Nam Kỳ và hát xuất thần,xuất sắc,lên xuống chân phương đánh vào lòng người nghe kiểu rất mùi nhưng không kém phần hùng hồn
Nghe Trần Văn Trạch hát "Hòn vọng phu" cũng như nghe lại Bạch Yến hát "Đêm đông" với trường phái giọng Nam để biết rằng tân nhạc Việt Nam không chỉ độc quyền giọng Bắc mới là hay
Trần Văn Trạch hát Hòn vọng phu mà ta còn nghe được ông đệm thêm "Xang xê xang xê hò sự xang xê líu xề xang líu hò xang ú hò " rất dân tộc,rất hay
Trong "Hòn vọng phu" có đoạn:
"Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
Người đi ngoài vạn lý quang sơn
Người đứng chờ trong bóng cô đơn
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng."
Bài "Hòn vọng phu" nói lên tâm sự,hình ảnh người đàn bà Việt ôm con chờ chồng hóa đá vọng phu
"Hòn vọng phu" được ông Lê Thương (1914-1996) viết ra từ hứng thú sau khi đọc "Chinh phụ ngâm".Bên trong trường ca này có quá nhiều điển tích Tàu ,ngày xưa điển tích Tàu mà một chuẩn mực trong thơ chữ Hán
Người trí thức Việt Nam xưa ca ngợi "Chinh phụ ngâm" chứ không nhắc tới Kiều,vì Kiều chỉ là cô gái "bán thân" và bản gốc lại từ Tàu
Nhạc sĩ Lê Thương gốc Bắc nhưng ông dính tới đất Nam Kỳ sâu nặng
Năm 1941 Lê Thương vô Nam dạy học ở tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre) có lúc về Sài Gòn .Bài "Hòn vọng phu 1-Đoàn người ra đi" được ra đời năm 1943 tại Bến Tre
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Pháp đánh Sài Gòn, ông chạy xuống Mỹ Tho, giai đoạn người quốc gia không phân biệt phe phái về bưng biền,vùng quê tham gia kháng chiến
Lê Thương sáng tác "Hòn vọng phu 2-Ai xuôi vạn lý" vào cuối 1945 sang đến 1946 tại Mỹ Tho
Hòn vọng phu 2 có câu chỉ Cửu Long :
"Chín con long thật lớn,muốn đem tin tới nàng
Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn"
Đây cũng là lúc Lê Thương viết “Lòng mẹ Việt Nam”(Bà Tư bán hàng)
Bài hát của nhạc sĩ Lê Thương viết về một bà mẹ Sài Gòn bán hàng vô danh tên là bà Tư với thời cuộc.Bối cảnh là năm 1945 Pháp trở lại chiếm Nam Kỳ ,các tầng lớp người quốc gia đã quyết liệt kháng Pháp ,bà Tư cũng động viên con tham gia chinh chiến bảo vệ xứ sở
Bài "Lòng Mẹ Việt Nam” nổi tiếng ,nhưng dân Miền Nam quen kêu là bài "Bà Tư bán hàng” ,giai điệu vừa,hát dễ và cũng dễ thuộc vì giọng văn bình dân đậm chất ngũ cung
Lê Thương là người Bắc nhưng trong bài hát ông xài toàn phương ngữ của người Nam Kỳ như :" thằng hai',“chửa thành.”
Trong hồi ký của mình ,nhạc sĩ Phạm Duy có nhắc đến bài hát này của nhạc sĩ Lê Thương và ông gọi đó là những bài hát về mẹ hay nhứt , có ảnh hưởng lớn trong dân chúng lúc đó
Mở đầu bài này là:
“Bà Tư bán hàng có bốn người con
Thằng Hai đã lớn, ba em hãy còn
Học theo các trường nhưng chửa thành nhân.
Năm Độc Lập kia trong nước Việt Nam
Mấy con của bà đều lên lối đường
Đầu quân chiến trường theo chí người dân.”
Và cái kết đầy nước mắt và đau thương vì con đã đền nợ nước trước giặc thù nhưng người mẹ bình dân chấp nhận vì xứ sở,gấm vóc ,mẹ nhìn sự ra đi của con là nhẹ nhàng,cần thiết và đầy tự hào về cái chết của con mình
“Thân con lưu lạc mẹ xin phó mặc
Đời con muốn đặt tổ quốc ở trên
Thư rằng mẹ xin thành mẹ Việt Nam
Có con sa trường chỉ mong ước rằng
Ngày sau nước còn công ấy nhờ con”
Cuối 1947 Lê Thương được Pháp thả ra tù và trở về Sài Gòn,ông viết bài "Hòn vọng phu 3-Người chinh phu trở về"
Như vậy ba bài "Hòn vọng phu" đều ra đời trên đất Nam Kỳ và đều lấy cảm hứng thực từ những biến động chánh trị của Lục Tỉnh
Lê Thương chơi thân với Trần Văn Trạch ở Mỹ Tho,năm 1951 từng bị Pháp bắt giam vào khám Catinat cùng Phạm Duy và Trần Văn Trạch ,ông cũng gia nhập ban kịch Sầm Giang của Trần Văn Trạch
Thành ra có thể nói Trần Văn Trạch ca bài "Hòn vọng phu 1" trước cả Thái Thanh nữa
Đất Mỹ Tho còn là đề tài cho một bài hát nổi tiếng,bài "Mùa thu trong mưa" của nhạc sĩ Trường Sa.Tháng mưa gió năm 1968 khi chiến hạm Trường Sa ghé bến Mỹ Tho trong cơn mưa chiều đã làm người nhạc sĩ viết ra những lời bất tử
"Chiều mưa không có em đường phố quên chưa lên đèn.Chiều mưa không có em biết lấy ai chia hờn tủi…"
Mỹ Tho không có màu thu,chỉ có mưa và nắng,mưa tầm tả và mưa bất chợt.Nhưng những cơn mưa trên bến sông đã làm nhiều người chùn bước,se thắt tâm hồn vì thương nhớ
Nhạc sĩ Phan Ni Tấn viết "Bên dòng sông Trẹm" rất Lụ Tỉnh mà trong đó có đoạn ông đệm theo " Xừ xang xê cống" rất êm ái nhẹ nhàng và xúc động
"Xừ xang xê cống thương!
Gói sao cho tròn miếng trầu gửi bạn tình chung thủy chung"
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển viết "Trở lại Bạc Liêu" theo âm điệu bài Dạ cổ hoài lang nổi tiếng:
"Từ là từ phủ tướng
Bảo kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin bạn
Năm ơ canh mơ màng
Em luống trông tin chàng
Cho gan vàng quặn đau ý a!
Ôi tiếng ca chứa đựng nghĩa tình Phương Nam
Ôi tiếng ca gói trọn tấm lòng thuỷ chung
Buổi ấy ra đi tưởng ngàn năm lẻ đôi én nhạn
Hôm nay quay về xin cùng nhau nối câu sum vầy"
Anh Việt Thu là tác giả người Nam Kỳ có 200 bài tân nhạc,các bạn sẽ nhớ" Người đi ngoài phố","Nhớ nhau hoài","Cuốn theo chiều gió","Hai vì sao lạc",Mùa xuân đó có em",Tám điệp khúc","Chỉ mình thôi","Máu chảy về tim" ....
Ông có nhiều bản về tinh thần dân tộc Việt,tinh thần quốc gia rất hay,thí dụ bài "Trên đầu súng".Ông dạy con cháu phải bước đi với nòng súng thép,tay nâng niu cây súng thép với đạn đồng mới đã lên nòng thì nô lệ cùm gông phải gục ngã
"Cho quê hương ta rạng ngời
Cho yêu thương xanh vời vợi
Cho quê hương ta những đoá tuổi xuân
Để mai đây nghe nắng dậy hoà bình
Ðể ông cha còn nắm đất phủ mình
Ôi quê hương ta nước Việt…."
Trầm Tử Thiêng có bài nhạc mang tên "Rồi 20 năm sau" cũng dự báo con số hai mươi năm oan nghiệt của lịch sử Miền Nam :
"Hai mươi năm sau đón đợi thu vào tầm tay
Rồi con lớn khôn hai mươi tuổi đời như mẹ ngày nay
Con ra xa trường à à ơi, con say tiếng gọi dị thường
Len trong giấc ngủ đêm trường
À à ơi tiếng gọi quê hương"
Hồi còn con nít ,khi nghe bài hát "7000 đêm góp lại" của Trầm Tử Thiêng đều tự hỏi,thắc mắc trong lòng “7000 đêm“ là cái gì?
“Bảy ngàn đêm
Giấc ngủ chưa tròn
Giấc ngủ hao mòn
Cơn mơ thành bại, mắt còn đỏ hoe”
Lớn lên mới biết rõ,7000 đêm là con số ước lượng của 20 năm, hai mươi năm từ 1955 tới 1975
Ký ức xót xa, nghẹn ngào,uất hận,thương nhớ, kỷ niệm đó nó không hề phai.Người đã từng đổ xương máu thì sao đành đoạn quên họ được,họ là ông bà ,cha mẹ,chú bác chúng ta mà
Anh Việt Thu viết bài "Tám điệp khúc" khi vừa qua tuổi 20,tức là vào năm 1965
Bài nhạc ngũ cung rất đầm đà cái "mùi" của kiểu Nam Kỳ Lục Tỉnh.Kêu tựa là "Tám điệp khúc" vì bài này có 8 đoạn nhạc và có những câu được nhắc đi nhắc lại hoài là "Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu"
Tron bài nhạc ta còn nghe tác giả nhắc nhớ ba câu là:
"Mẹ Việt Nam ơi!
Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về
Mẹ Việt Nam ơi!
Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
Mẹ Việt Nam ơi!
Con xin dâng xin hiến trọn cả đời"
"Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về"là một câu tiên tri cuộc chiến ở Miền Nam kết thúc chừng 20 năm (1955-1975)
“Máu chảy về tim” là một bài nhạc đậm chất ngũ cung của Anh Việt Thu
“Anh có nghe tình xưa đã rộn ràng
Trên cánh cỏ trên ruộng đồng lúa trổ bông
Cây Dong ở đầu đường
Cây Ô Môi ở trường làng
Cũng trổ bông đỏ rưng rưng”
Thanh Tuyền phát âm Bắc là "cây giông" trong khi Anh Việt Thu dân Cái Bè viết tờ nhạc là cây dong
Cây dong hay cây vông? Tui thắc mắc hoài quỷ .Vì Đức Huỳnh Phú Sổ có câu “Tín đồ thì đông,nhưng xuồng vông chở không đầy”
Cây vông có bông đỏ,gỗ để đóng guốc mộc thì ai cũng biết.Còn cây dong thì rất xa lạ với văn hóa Nam Kỳ mình ,vì người Bắc mới gói bánh chưng bằng lá dong
Sau này đọc bài nhạc in thì mới biết là "cây dong",cái bông đỏ dong mà xưa nay cứ nghĩ ...bông huệ.Tác giả viết cây dong là sai,đáng lẽ phải là cây vông
"Đó quê hương ta một dẫy giang sơn tuyệt vời
Đó anh em ta da vàng máu đỏ trong tim
Đó quê hương ta xin em giữ lấy vẹn toàn
Góp trăm bàn tay để cùng nhau xây lại từ đầu"
Nhịp điệu hùng hồn,lời ca đầy chính khí cùng một tâm hồn hịch hạp vẫn sống mãi với thời gian,người đã đi xa mà hồn còn ở lại đời đời.
-- Phạm Anh Dũng
phamanhdung.wordpress.com/ Show more 2 weeks ago








Photo: Nữ thi sĩ Đông Quỳnh
Bồi hồi vì thương cho số phận nghiệt ngã của loài hoa Quỳnh, và đặc biệt là của Đông Quỳnh, người thiếu phụ không quen bên phương
Cái Chết Của Đông Quỳnh - NỤ QUỲNH RƯỚM MÁU
Khi viết xong bài Dạ Khúc, có lẽ là bài Nhạc Quỳnh thứ...Photo: Nữ thi sĩ Đông Quỳnh
Bồi hồi vì thương cho số phận nghiệt ngã của loài hoa Quỳnh, và đặc biệt là của Đông Quỳnh, người thiếu phụ không quen bên phương
Cái Chết Của Đông Quỳnh - NỤ QUỲNH RƯỚM MÁU
Khi viết xong bài Dạ Khúc, có lẽ là bài Nhạc Quỳnh thứ 16 hay 17, tôi đặt tên là Dạ Khúc - Bài Nhạc Quỳnh Cuối Cùng vÌ quyết định không viết Nhạc Quỳnh nữa khi thấy đã viết quá nhiều.
Nhưng một chuyện xảy ra làm tôi phải viết thêm Nhạc Quỳnh.
Tôi quen biết nữ thi sĩ Đông Quỳnh, ở Thụy Sĩ, chỉ qua Facebook.
Cái chết thảm khốc của Đông Quỳnh, ở Thụy Sĩ, khi vừa 40 tuổi, đã ám ảnh tôi mãi.
Nghề chính của Quỳnh là bác sĩ chiropractor nhưng cô làm thơ khá nhiều và có in ra một tập thơ.
Qua Facebook, độ 1-2 năm trước đó, được cô gửi vài bài thơ nhờ viết nhạc, tôi thỉnh thoảng cũng xem để đợi đến lúc có được ý viết nhạc.
Đột nhiên tôi được tin Quỳnh bị đâm dao giết chết tại nhà riêng và bên cạnh thi thể đẫm máu của cô có chồng tự tử (nhưng không chết) tháng 6 năm 1995.
Bạn của Đông Quỳnh là Phương Mai, bên Pháp, nhắn nhắc tôi viết nhạc vào một bài thơ của Đông Quỳnh như cô đã "mơ ước".
Tôi cảm xúc nhiều, đem mấy bài thơ ra đọc nữa, viết nhạc nguyên tác vào bài Ngày Hóa Đá và đặt tên lại là Nụ Quỳnh Rướm Máu.
Nghĩ lại thấy bài thơ có lẽ là lời báo trước của thân phận thảm khốc của chính Đông Quỳnh.
Ca sĩ Ý Lan biết chuyện, thương tiếc người đẹp tài hoa và hát tặng.
Cám ơn Ý Lan.
Phạm Anh Dũng
Đông Quỳnh
Show more









Nụ Quỳnh Rướm Máu (thơ Đông Quỳnh, nhạc Phạm Anh Dũng) Ý Lan hát, Đồng Sơn hoà âm, Tống Phước Cường thực hiện video:
Được đọc chuyện buồn của Đông Quỳnh, rồi được nghe giọng ca nức nở của Ý Lan trên dòng nhạc da diết của Phạm Anh Dũng, người nghe...Nụ Quỳnh Rướm Máu (thơ Đông Quỳnh, nhạc Phạm Anh Dũng) Ý Lan hát, Đồng Sơn hoà âm, Tống Phước Cường thực hiện video:
Được đọc chuyện buồn của Đông Quỳnh, rồi được nghe giọng ca nức nở của Ý Lan trên dòng nhạc da diết của Phạm Anh Dũng, người nghe không khỏi bồi hồi.
Cám ơn Lê Văn Thu
Tôi vẫn còn bị ám ảnh về chuyện này
Phạm Anh Dũng
phamanhdung.wordpress.com/
Show more


1 2 weeks ago






Một ngày em hỏi tôi rằng cuộc đời em hay cuộc đời tôi quan trọng hơn?
Tôi nói cuộc đời tôi.
Và em cất bước ra đi, không biết rằng em chính là cuộc đời tôi.”
Kahlil Gibran
Rồi Em Đã Xa Tôi (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Phạm Anh Dũng đàn hát
Rồi em đã xa...Một ngày em hỏi tôi rằng cuộc đời em hay cuộc đời tôi quan trọng hơn?
Tôi nói cuộc đời tôi.
Và em cất bước ra đi, không biết rằng em chính là cuộc đời tôi.”
Kahlil Gibran
Rồi Em Đã Xa Tôi (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Phạm Anh Dũng đàn hát
Rồi em đã xa tôi một chiều gió lộng
Dòng sông gió vi vu cơn mê chập chờn
Con chim buồn, buồn lên tiếng hát
Cuộn theo lời gió, lá bay tả tơi
Rồi em đã xa tôi một chiều nắng tàn
Tình tan giấc mơ hoang, hôn mê vội vàng
Bông hoa sầu, sầu vương xa vắng
Lệ hoa nhạt nắng, héo trôi muộn màng
Tìm quên trong men say
Hồn ai như chơi vơi
Lặng nghe hương sắc mầu hoang vắng
Về đâu mây lang thang
Tình ta theo mây hoang
Tình tan theo áng mây hững hờ
Rồi em đã xa tôi một chiều mưa muộn
Một hôm có mưa sang gieo câu nhạc buồn
Cơn mưa lạnh, lạnh qua phố vắng
Lạnh xuyên hồn trắng, mắt ai nhạt nhòa
TinhCaPhamAnhDung+unsubscribe@googlegroups.com.
Show more










"...Tuyệt vời cả nhạc và lời..."
(Nguyễn Bảo Côn email 18 tháng 7, 2022)
"...Buồn và đẹp..."
(Hoàng Trọng Minh, email ngày 1 tháng 8, 2022)
TÌNH BAY NHƯ LÁ THU
(nhạc Phạm Anh Dũng, lời Thanh Lan)
Thanh Lan hát
Sonar Production hòa âm và làm video..."...Tuyệt vời cả nhạc và lời..."
(Nguyễn Bảo Côn email 18 tháng 7, 2022)
"...Buồn và đẹp..."
(Hoàng Trọng Minh, email ngày 1 tháng 8, 2022)
TÌNH BAY NHƯ LÁ THU
(nhạc Phạm Anh Dũng, lời Thanh Lan)
Thanh Lan hát
Sonar Production hòa âm và làm video
(XEM VIDEO: CLICK VÀO HÌNH HAY LINKS NGAY DƯỚI ĐÂY)
Show more
Chỉ nghe đau xót thân gầy
Quay bước lê, thêm nặng nề, tình thu ơi 3 weeks ago












Nghe hát cảm thấy lãng đãng trong không gian một mùa Thu...
GỌI MÙA THU MƠ (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Hồng Tước trình bày
309 views 6 days ago
@doannguyen-ge4sc
3 days ago
Chớm Thu, tháng chín giăng đầy xám mây
Không gian im vắng, gió hây hây layNghe hát cảm thấy lãng đãng trong không gian một mùa Thu...
GỌI MÙA THU MƠ (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Hồng Tước trình bày
309 views 6 days ago
@doannguyen-ge4sc
3 days ago
Chớm Thu, tháng chín giăng đầy xám mây
Không gian im vắng, gió hây hây lay
Gọi Mùa Thu Mơ, Hồng Tước ca đầy
Nhạc tình lãng mạn Phạm Anh Dũng Đây
NQ Đoàn 02/02/2023
Show more









