Đi Tìm Mùa Thu
(Cảm tác theo hình ảnh mùa Thu Canada)
Tôi đi từ miền Tây sang bờ Đông,
Tìm mùa Thu Canada rực rỡ,
Dãy núi Rocky, mùa Thu muôn thuở
lá chuyển màu. Tháng Chín chút hanh khô.
Chỉ có tôi, đường vắng chẳng ai qua,
Cây Phong đỏ lá, một trời huyền...Đi Tìm Mùa Thu
(Cảm tác theo hình ảnh mùa Thu Canada)
Tôi đi từ miền Tây sang bờ Đông,
Tìm mùa Thu Canada rực rỡ,
Dãy núi Rocky, mùa Thu muôn thuở
lá chuyển màu. Tháng Chín chút hanh khô.
Chỉ có tôi, đường vắng chẳng ai qua,
Cây Phong đỏ lá, một trời huyền ảo,
Mùa Thu bên đường mùa Thu cuối nẻo,
Tôi đi hoài chưa đến chỗ dừng chân.
Tôi lạc vào Algonquin công viên,
Thấy mùa Thu ở trên sông, trên suối,
Cây soi bóng trên dòng sông vời vợi,
Mùa Thu theo dòng nước chảy về đâu?
Chào cây lá đỏ, chào cây lá nâu,
Chào cây lá vàng, khu rừng rộng lớn,
Khoe nhan sắc với đời mùa Thu đến,
Mỗi sắc màu là một bản tình ca.
Xe lửa đến hẻm núi Agawa,
Cuộc hành trình vào mùa Thu lãng mạn,
Những ngôi nhà nằm bên đường hẻo lánh,
Những cánh đồng nhạt nắng giữa trời chiều.
Mùa Thu đơn sơ, đẹp như tình yêu,
Giữa hai người không cần lời hứa hẹn,
Khi yêu nhau người vì nhau tìm đến
Khi sang Thu rừng lá sẽ đẹp màu.
Đại lộ Niagara, nếu mình có nhau,
Chưa uống rượu mà đã say đấy nhé,
Ghé vào Queenston một thị trấn nhỏ,
Rượu Niagara thơm mùi nhựa thông
Đường đẹp nhất khi có em và anh,
Đẹp như con đường mùa Thu Bắc Mỹ,
Đứng dưới gốc cây lá bay trong gió
Chúng mình nghe từng chiếc lá làm thơ
Lá rụng êm đềm lót dưới chân đi,
Như con đường tình làm ta mê mải,
Bước chân mộng du, hồn chưa tỉnh lại,
Mùa Thu mơ màng một giấc chiêm bao.
Tìm đâu xa mùa Thu trên non cao,
Nơi xứ lạ dưới vùng thung lũng thấp,
Một cơn gío tình cờ tôi bắt gặp,
Tôi biết Thu về đang ở quanh tôi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
9-2023
Show more





















Sự ‘giàu có’ của người nghèo
Hồi còn là sinh viên vào các kỳ nghỉ, tôi thường xin dạy thêm ở các trường mẫu giáo. Lần đó tôi xin được một chỗ làm ở thị trấn St.Louis. Ngày mùng 2 của tháng, tôi mới được biết ở đây người ta chỉ được trả lương vào...Sự ‘giàu có’ của người nghèo
Hồi còn là sinh viên vào các kỳ nghỉ, tôi thường xin dạy thêm ở các trường mẫu giáo. Lần đó tôi xin được một chỗ làm ở thị trấn St.Louis. Ngày mùng 2 của tháng, tôi mới được biết ở đây người ta chỉ được trả lương vào cuối tháng. Lúc đó tôi lặng người, bởi trong túi tôi chỉ còn 4$, tôi không thể trả tiền trọ chứ đừng nói đến đổ xăng hay ăn tối.
Tôi có một cây kèn trumpet và biết chơi piano một chút, nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là dùng chúng để kiếm tiền. Nhưng ở đâu? Tôi còn chưa quen với thị trấn này. Thế là tôi quyết định: đem cái kèn của mình đi … cầm đồ, được 15$, đủ trả tiền trọ cho ngày hôm đó và hôm sau nữa. Nhưng rồi sẽ ra sao?
Có một quán cà phê nghèo nằm ngay cạnh tiệm cầm đồ. Tôi vào và gọi cốc bia 35 xu. Rồi ngồi bên cốc bia và thừ mặt ra.
“Trông cậu cứ như vừa đánh mất đồng xu cuối cùng ấy, con trai!”, người hầu bàn già lại gần tôi và nói như vậy.
Ông ấy tên là Charlie, 60 tuổi. Tôi kể cho ông ta nghe mọi chuyện, kể cả chuyện cầm chiếc kèn. Charlie nghe rồi hỏi: “Cũng biết chơi piano à?”.
“Cháu biết một chút thôi …”. Charlie lại suy nghĩ vài phút, rồi hỏi tiếp: “Có biết chơi bài “Stardust” không?”.
Thật may, đó là một trong số vài bài tôi biết chơi. Tôi thử chơi cho Charlie nghe, cố gắng hết sức. Không hay lắm, nhưng Charlie có vẻ thích. Ông cười vang và vỗ tay theo: “Cậu chơi không hay lắm, nhưng không tệ đến nỗi có thể đuổi hết khách đi đâu! Mỗi tối cậu hãy đến đây chơi bản nhạc này, tôi sẽ cố giúp cậu kiếm được đủ tiền cho đến khi nào cậu được trả lương. Có bộ vest nào không?”.
Tôi không có, nên Charlie phải dẫn tôi đi mua ở một cửa hàng đồ cũ. Bộ vest màu nâu, có lẽ được dùng cho những người 40 tuổi, nhưng dù sao nó cũng hợp với tôi.
Show more

Ngày hôm sau, khách đến quán cà phê vào khoảng 6 giờ tối. Trông ai cũng vất vả và lấm lem.
Họ già hơn tôi nhiều, có những...Sự ‘giàu có’ của người nghèo
Ngày hôm sau, khách đến quán cà phê vào khoảng 6 giờ tối. Trông ai cũng vất vả và lấm lem.
Họ già hơn tôi nhiều, có những người trông khắc khổ và lôi thôi. Họ nghe “Stardust” và những bài hát cũ mà tôi chơi một cách chăm chú, có người còn khóc. Mỗi tối vài lần, Charlie đặt một chiếc hộp lên quầy hàng và kêu lên: “Anh em, chúng ta cần giúp đỡ cậu bé này!”. Và đôi khi ông kể lại cả tình trạng của tôi: sống một mình và không có tiền.
Đến buổi tối thứ ba, có một bà cụ đến gần tôi: “Con trai, ta không có tiền để giúp con đâu, nhưng ta có một căn phòng ở ngay bên cạnh và không dùng tới. Con có thể ngủ đêm ở đó để khỏi phải trả tiền nhà trọ.”.
Và thế là cứ ban ngày thì tôi dạy trẻ con ở trường mẫu giáo, tối chơi nhạc cho những người già ở quán của Charlie. Sau một tháng, tôi được lãnh lương. Tiền lương khá cao, đủ để tôi có thể sống đàng hoàng. Tôi quay lại quán của Charlie chơi thêm một buổi nữa. Lần này tôi nói Charlie đừng đặt cái hộp lên bàn, vì tôi đã có tiền rồi.
Nhưng ở chỗ mà mọi hôm Charlie đặt cái hộp, hôm nay mọi người vẫn để tiền vào, dù không có hộp. Có nhiều đồng xu, và cả 1 tờ 20$.
Tôi không biết điều gì đã làm cho những người nghèo khổ ấy lại muốn giúp một “thằng bé” mà họ không quen biết, khi chính họ sống cũng vô cùng chật vật.
Sau này tôi chơi piano tốt hơn và cũng làm thêm tại một khách sạn lớn. Tôi chơi piano cho những người khách giàu có và sang trọng. Nhưng chưa một lần nào, và chưa một ai sẵn sàng chia sẻ với tôi chính những gì họ có như những người nghèo ở quán của Charlie…
Nguồn: Net Show more 1 month ago






Ngày “Hop Bạn” 29-7-2023
***************************************************************
Thân tặng Bằng Hữu tham dự
Ngày “Hop Bạn” 29-7-2023
Họp Bạn
Thu đi Thu lại về rồi
29 Tháng Bảy tiết trời thu phân
Ly tan giờ lại hợp quần
Cuộc đời là cuộc phù vân...Ngày “Hop Bạn” 29-7-2023
***************************************************************
Thân tặng Bằng Hữu tham dự
Ngày “Hop Bạn” 29-7-2023
Họp Bạn
Thu đi Thu lại về rồi
29 Tháng Bảy tiết trời thu phân
Ly tan giờ lại hợp quần
Cuộc đời là cuộc phù vân vô thường
Ngược xuôi muôn vạn ngả đường
Hôm nay “Họp Bạn” một phương trời này
Mến thương “Tặng Sách” tận tay
Niềm vui thấm đượm men say tâm tình
Dễ gì trong cuộc nhân sinh
Tri âm tri kỷ, chúng mình gặp nhau
Hoa râm cùng điểm mái đầu
Dĩ văn hội hữu, trước sau chân thành
Trao lời chúc phúc an lành
Hiệp hòa thi tứ đồng thanh tương cầu
Xa gần, thì vẫn còn nhau
Tâm như nhật nguyệt, đậm câu ân tình.
Thầy Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
quocbao_30@yahoo.com
Show more













Việt Nam có 14 triệu người bị rối loạn tâm thần
Khu khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cơ sở Võ Văn Kiệt. (Ảnh: vov.vn)
Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị rối loạn tâm thần chiếm 14,1% dân số (tương đương 14 triệu người). Trong khi đó, theo thống kê...Việt Nam có 14 triệu người bị rối loạn tâm thần
Khu khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cơ sở Võ Văn Kiệt. (Ảnh: vov.vn)
Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị rối loạn tâm thần chiếm 14,1% dân số (tương đương 14 triệu người). Trong khi đó, theo thống kê năm 2020, chỉ có khoảng 1.000 bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Ngày 28/6, Sở Y tế TP.HCM phối hợp với Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 (Hà Nội) tổ chức hội thảo “Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại TP.HCM”.
Ông Lại Đức Trường, Đại diện văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết theo thống kê trên thế giới, cứ 8 người thì có 1 người bị rối loạn tâm thần. Trong khi đó, trong 300 người mới có 1 người mắc tâm thần phân liệt.
Rối loạn tâm thần bao gồm rối loạn trong suy nghĩ, tình cảm và hành vi. Trong đó, trầm cảm và lo âu là 2 loại rối loạn phổ biến nhất. Năm 2020, do COVID-19, tỷ lệ trầm cảm và lo âu tăng lần lượt 28% và 26% so với trước.
Thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người bị rối loạn tâm thần chiếm 14,1% dân số (tương đương 14 triệu người). Trong khi đó, theo thống kê năm 2020, chỉ có khoảng 1.000 bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chủ yếu tập trung ở trung ương và các thành phố lớn, không tập trung ở các tuyến y tế cơ sở. Khoảng trống điều trị bệnh lý tâm thần hiện nay vẫn còn rất lớn (ước tính 90%), tạo ra gánh nặng lớn.
Theo ông Trường, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam còn nhiều hạn chế khi chưa lồng ghép vào hệ thống chung. Hiện chỉ có bác sĩ chuyên khoa tâm thần mới được chẩn đoán xác định, khi tuyến huyện hầu như không có dịch vụ cung cấp sức khỏe tâm thần.
Bên cạnh đó, người bệnh tâm thần chỉ điều trị bằng thuốc, còn tâm lý trị liệu rất hạn chế. Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cũng chưa có nguồn tài chính bền vững…
Show more

Ông Trường đánh giá các vấn đề về sức khỏe tâm thần của người dân còn nhiều thách thức và còn gia...Việt Nam có 14 triệu người bị rối loạn tâm thần
Ông Trường đánh giá các vấn đề về sức khỏe tâm thần của người dân còn nhiều thách thức và còn gia tăng khi áp lực công việc, gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng, tiêu thụ rượu bia… Không những thế, nhận thức người dân về sức khỏe tâm thần chưa đúng, cho rằng tâm thần là điên nên còn kỳ thị, giấu bệnh.
Về nhân lực, Việt Nam có 0,99 bác sĩ tâm thần/100.000 dân; 2,89 điều dưỡng tâm thần/100.000 dân, 0,11 tư vấn tâm lý/100.000 dân. Trong khi đó, các tỷ lệ tương ứng trung bình của thế giới lần lượt là 1,7 – 3,8 – 1,4 trên 100.000 dân.
“Chuyên ngành tâm thần tại Việt Nam vẫn chịu nhiều thiệt thòi, hạn chế. Bệnh viện chuyên về tâm thần nhiều nơi còn yếu hơn rất nhiều so với trung tâm y tế quận, huyện. Nếu ở Úc, lương bác sĩ tâm thần cao gấp đôi chuyên ngành khác thì ở Việt Nam, không ai muốn theo đuổi chuyên khoa này vì thu nhập thấp”, TS Trường nhấn mạnh.
Bác sĩ Trần Duy Tâm, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết sa sút tâm thần ở nhóm người từ trên 65 tuổi tại TP chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý tâm thần với 7,8 – 9,7%, trong khi tỉ lệ này trên cả nước là 0,78%. Bệnh lý tâm thần đứng thứ hai là trầm cảm với 9,5% người dân TP.HCM mắc, tỷ lệ này trên cả nước là 2,47%.
Về mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng, tại TP.HCM gồm Bệnh viện Tâm thần, 21 phòng khám tâm thần và 321 trạm y tế, đang quản lý khoảng 10.000 bệnh nhân tâm thần phân liệt, khoảng 7.000 bệnh nhân động kinh.
Ngoài ra còn có hơn 3.000 bệnh nhân tâm thần cơ nhỡ, lang thang, không người thân, không giấy tờ đang điều trị tại các trại điều dưỡng thuộc Sở LĐ-TB&XH.
Ông Tâm cho biết thêm tại Bệnh viện Tâm thần có 64 bác sĩ tâm thần, 150 điều dưỡng và 15 chuyên viên tâm lý.
Theo vov.vn Show more 3 months ago





