Tấm chăn len của bà
Không ai yêu bà, tưởng nhớ tới bà như người cháu trong mẩu chuyện sau đây. Và cũng không người bà nào nghĩ tới cháu, tận tụy và yêu thương cháu như bà Rosie. Tôi dịch chuyện này để tặng các chị bạn của tôi cũng ở trong thành phố...Tấm chăn len của bà
Không ai yêu bà, tưởng nhớ tới bà như người cháu trong mẩu chuyện sau đây. Và cũng không người bà nào nghĩ tới cháu, tận tụy và yêu thương cháu như bà Rosie. Tôi dịch chuyện này để tặng các chị bạn của tôi cũng ở trong thành phố Dallas này, những người cũng đã yêu cháu hết mức. NS
Tôi chưa tới 7 tuổi vào cái đêm một mình leo ra khỏi giường, nhón chân đi xuống lầu để tìm bà mình. Bà thường có sở thích ngồi xem chương trình Bác Sĩ Marcus Welby, và tôi trong bộ đồ ngủ len lén đứng thật yên sau lưng ghế của bà cùng bà xem chung. Vậy mà riêng chỉ có đêm nay bà không ngồi xem TV như mọi khi. Và bà cũng không có trong phòng khi tôi lên lầu tìm bà.
“Bà ơi,” Tôi lên tiếng gọi mà trái tim bé bỏng của mình đập liên hồi hoảng hốt. Tôi chưa bao giờ mong đợi bà đến thế cả khi bà không có mặt ở đó đáp lời gọi của tôi. Rồi tôi chợt nhớ ra là bà đi chơi và ở lại với các bà bạn của bà. Ý nghĩ đó làm tôi yên tâm tuy nhiên nước mắt vẫn còn tuôn chảy trên má tôi.
Tôi vụt chạy về phòng và vùi mặt trong tấm chăn afghan bà đã đan cho tôi và cảm thấy ấm áp như chính bà đang ôm mình. “Mai bà sẽ về,” Tôi tự an ủi mình. “Bà chưa bao giờ đi đâu mà không trở về cả”.
Ngay cả trước khi tôi sinh ra, bà Rosie đã ở với gia đình chúng tôi cùng bố mẹ và anh Greg của tôi. Chúng tôi sống ở thành phố Holland thuộc tiểu bang Michigan, và tới khi tôi lên 5 tuổi thì gia đình mua một ngôi nhà mới thật lớn. Mẹ phải đi làm để phụ trả tiền mượn mua nhà.
Nhiều bạn bè của tôi sau giờ học phải về nhà dọn dẹp nhà cửa vì cả bố và mẹ chúng đều phải đi làm. Tôi được may mắn hơn. Bà ngoại của tôi luôn luôn đứng sau cánh cửa chờ tôi với một ly sữa và miếng bánh chuối dày thơm mùi bơ vừa mới lấy ra từ lò nướng còn nóng hổi.
Show more

-Duy trì liên lạc với bạn bè cũ, lợi cả tinh thần lẫn thể chất
Nhiều người thường đánh giá thấp mức độ thích thú của bạn bè và những người quen cũ khi được liên lạc trở lại. Họ thường lo lắng khi nghĩ đến việc gọi điện cho những người bạn cũ sẽ bị phản...-Duy trì liên lạc với bạn bè cũ, lợi cả tinh thần lẫn thể chất
Nhiều người thường đánh giá thấp mức độ thích thú của bạn bè và những người quen cũ khi được liên lạc trở lại. Họ thường lo lắng khi nghĩ đến việc gọi điện cho những người bạn cũ sẽ bị phản ứng thiếu thân thiện hoặc không gây ấn tượng với người bên kia. Nhưng các nhà nghiên cứu khuyên bạn đừng “mặc định” như thế. Theo CNN.
-Đừng mặc định phản ứng tiêu cực của bạn bè
Nghiên cứu được công bố ngày 11 Tháng Bảy trên Tạp chí Journal of Personality and Social Psychology, cho thấy nhiều người thường đánh giá thấp mức độ bạn bè và những người quen cũ phản ứng khi họ liên lạc, như một cuộc gọi điện thoại, tin nhắn, email hoặc một món quà nhỏ.
Peggy Liu, tác giả chính của nghiên cứu là phụ trách tiếp thị của Ben L. Fryrear và là giảng sư quản trị kinh doanh tại trường kinh doanh Katz Graduate School of Business thuộc Đại học Pittsburgh, nói: “Nếu có ai đó bạn ngại hoặc không liên lạc từ lâu, cứ thử gọi cho họ xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy họ đánh giá cao tình cảm của bạn nhiều hơn bạn tưởng đó.”
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 13 thí nghiệm trên hơn 5,900 người tham gia để xem liệu họ có thể ước tính chính xác mức độ bạn bè đánh giá mình khi họ liên lạc trở lại và hình thức nào tạo ra tác động lớn nhất. Trong các thử nghiệm này, liên lạc được định nghĩa là một cuộc gọi điện thoại, tin nhắn, email hoặc một món quà nhỏ.
Kết quả cho thấy, những người tham gia đánh giá thấp đáng kể phản ứng của người bên kia. Miriam Kirmayer, nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia về tình bạn, nhận định: “Thường những người tham gia đánh giá thấp những phản ứng nhận được khi liên lạc với bạn bè và đánh giá cao hơn khi người bạn biết rằng họ vẫn được nhớ đến.”
Show more

-Duy trì liên lạc với bạn bè cũ, lợi cả tinh thần lẫn thể chất
Nghiên cứu cũng cho thấy, người nhận sẽ đánh giá cao hơn, nếu cuộc gọi điện hay tin nhắn đến...
-Duy trì liên lạc với bạn bè cũ, lợi cả tinh thần lẫn thể chất
Nghiên cứu cũng cho thấy, người nhận sẽ đánh giá cao hơn, nếu cuộc gọi điện hay tin nhắn đến từ một người quen không thường xuyên liên lạc với họ, hoặc khi hai bên không xem mình là bạn thân. “Khi xuất hiện tâm trạng ngạc nhiên tích cực ở người nhận, bạn sẽ thấy họ ấn tượng và cảm kích nhiều hơn về cuộc gọi điện hay tin nhắn từ bạn,” Liu nói.
Các mối quan hệ, gồm cả tình bạn, còn là những yếu tố dự báo mạnh nhất về tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của một người, thậm chí giúp tăng thêm hạnh phúc. Kirmayer nói: “Những kiểu liên lạc bạn bè dù chỉ nhỏ thôi cũng giúp tăng cường mối quan hệ, củng cố tình bạn và duy trì chúng theo thời gian.”
-Đừng lo bị từ chối
Nhà xã hội học Anna Akbari, người không tham gia nghiên cứu, nhận định: “Tình bạn cần được nuôi dưỡng. Có rất nhiều vấn đề sức khoẻ có thể ngăn cản được nếu chúng ta thường xuyên liên lạc với bạn bè”.
Để vượt qua những ngại ngùng và mất tự tin khi định liên lạc lại với ai đó, bạn hãy cố gắng đẩy lùi chúng. Đừng giả định trước họ không thích bạn liên lạc lại, hay sợ làm phiền. Akbari nói: “Một trong những nỗi lo lắng phổ biến nhất xung quanh việc liên lạc lại bạn bè là sợ bị từ chối. Trong khi chính việc quá lo bị từ chối lại làm mất đi cơ hội xây dựng lại một tình bạn với những điều thú vị sau đó. Hãy nghĩ rằng nếu bị từ chối thì cũng chẳng có gì đáng sợ và bạn sẽ trở nên kiên cường hơn trong việc xác lập các mối quan hệ khác.”
Marisa Franco, nhà tâm lý học kiêm trợ lý giáo sư lâm sàng tại Đại học Maryland và là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Platonic: How the Science of Attachment Can Help You Make — and Keep – Friends” (Platonic: Khoa học về sự gắn bó có thể giúp bạn kết bạn và giữ tình bạn như thế nào), đưa ra lời khuyên: “Hãy tự đặt mình vào cương vị người nhận được một cuộc gọi điện hay tin nhắn của một người lâu ngày không gặp bạn, sẽ thấy thú vị thế nào.”
Sử dụng mạng xã hội cũng là một cách để kết nối. Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá tác động của việc liên lạc trên các nền tảng mạng xã hội, và các chuyên gia về tình bạn cũng có ý kiến trái chiều đối với câu hỏi: Mạng xã hội có thể tạo ra sự khác biệt thế nào khi giao tiếp với một người bạn cũ?
“Đối với những người chưa sẵn sàng nhắn tin hoặc gọi điện cho bạn bè cũ, bình luận hoặc trả lời trên mạng xã hội, đây có thể là một khởi đầu tốt,” Franco nói. Tuy nhiên, Akbari lại cảnh giác rằng sử dụng mạng xã hội không phải là hình thức giao tiếp tự nhiên nhất và thân mật nhất. Các bình luận trên các bài đăng trên mạng xã hội chỉ là kết nối cá nhân hơn là trao đổi riêng tư.
Akbari khuyên mọi người nên thường xuyên gọi cho bạn bè dù thế hệ trẻ cảm thấy lo lắng về phản hồi khi nhấc điện thoại hơn là chat trên mạng xã hội. “Nghiên cứu mới này có thể giúp xoa dịu sự lo lắng mà mọi người phải đối mặt khi liên lạc với bạn bè,” Akbari kết luận. “Nếu điều tồi tệ nhất xảy ra khi người nhận không phản hồi vì một lý do nào đó, bạn vẫn có thể chuyển sang người bạn khác, chứ đừng quá lo lắng.”
Lê Tây Sơn
st
Show more yesterday




Xớn xác tuổi già - Nguyễn Thị Thanh Dương
Tuần trước đi chợ chị Bông đã biết sắp đến sinh nhật của cháu nội yêu Betsy, chị mua ngay một tấm thiệp đẹp để sẵn vậy mà chị Bông lại quên mất. Chồng bảo dấu hiệu của tuổi già. Chị Bông cãi:
– Chỉ là quên thường...Xớn xác tuổi già - Nguyễn Thị Thanh Dương
Tuần trước đi chợ chị Bông đã biết sắp đến sinh nhật của cháu nội yêu Betsy, chị mua ngay một tấm thiệp đẹp để sẵn vậy mà chị Bông lại quên mất. Chồng bảo dấu hiệu của tuổi già. Chị Bông cãi:
– Chỉ là quên thường tình, không vì tuổi tác.
Tối qua chị mới chợt nhớ ra thì chỉ còn một ngày nữa là sinh nhật cháu nên vội vàng bảo anh Bông ký check 200 đồng làm quà tặng, còn chị phải lò mò cặm cụi viết lời chúc.
Anh Bông ký check xong để ra bàn:
– Tôi ký check nhanh chớp nhoáng chỉ mấy chục giây còn bà ghi vài câu chúc cho cháu mà nãy giờ vẫn còn trên giấy nháp.
Chị Bông giải thích:
– Cháu nội nghe được tiếng Việt nhưng không đọc được tiếng Việt vì thế em phải viết bằng tiếng Anh, mà Betsy mỗi lần gởi thiệp chúc sinh nhật chúng ta nó đều viết những lời văn hoa đẹp đẽ nên em cũng cố làm tương tự để đáp lại tấm thịnh tình, ấy vì thế mới tốn thì giờ. Thử viết bằng tiếng Việt xem, em sẽ viết vèo một cái là xong, trước khi anh ký xong cái check nữa đó.
Cuối cùng thì chị Bông cũng đã ghi được vào tấm thiệp những lời chúc sinh nhật hoa mỹ bay bướm bằng tiếng Anh cho cô cháu nội. Bỏ tờ check vào tấm thiệp chị Bông hớn hở dán phong thư và muốn chắc ăn chị ra bỏ ngay vào thùng thư sợ mai ngủ dậy muộn lại quên thì càng trễ thêm.
Tối lên giường đi ngủ chị Bông vẫn sung sướng nghĩ đến tấm thiệp đẹp với lời chúc hay ho của mình ngày mai sẽ trên đường bay đến Utah, đến tay Betsy. Chị đang lim dim sắp đi vào giấc ngủ ngon bỗng giật thót tim, một linh tính nào đó mách bảo làm chị lo lo. Lá thư chưa hoàn hảo, dù đã bỏ vào thùng thư nhưng hình như… chưa được dán tem?
Dĩ nhiên thư chưa dán tem sẽ bị trả về nhưng sẽ mất thêm thời gian và biết đâu thư bị thất lạc thì kẻ gian có thể mở thư lấy tấm check 200 đồng và giả mạo cash tấm check?!
Show more

Thế nên sáng nay sắp đến giờ thường lệ xe bưu điện đến chị Bông ra canh chừng ở thùng thư, may là thùng thư...-Xớn xác tuổi già - Nguyễn Thj Thanh Dương
Thế nên sáng nay sắp đến giờ thường lệ xe bưu điện đến chị Bông ra canh chừng ở thùng thư, may là thùng thư chung ở ngay trước cửa nhà chị Bông, cứ mỗi quãng phố lại có một thùng thư chung gồm 8 nhà. Chị Bông đợi khi ông bưu điện mở thùng lấy thư chị sẽ xin phép ông cho xem lại lá thư của mình và dán tem ngay tại chỗ. Anh Bông thương cảm:
– Bà ráng đứng đợi ông bưu điện nhé. Tội nghiệp, bà trẻ hơn tôi 5 tuổi nhưng đã già hơn tôi. Gởi thư mà lú lẫn quên chưa dán tem.
Đang lo lá thư lại bị chồng chê già lần nữa chị Bông thêm tức lộn ruột nhưng không cãi vào đâu được. Đành chịu. Khoảng 10 giờ 15 thì chiếc xe bưu điện lù lù xuất hiện ở đầu đường, chị Bông rộn rã vui mừng như người ta chờ đợi người yêu và sắp gặp mặt chàng. Xe bưu điện ngừng ở hai thùng thư nơi hai quãng phố làm chị Bông sốt ruột như Hồ DZếnh âu yếm trách người yêu “Gớm, sao mà lâu thế…”
“Chàng” bưu điện đang từ từ lái xe đến thùng thư khu nhà chị Bông, “chàng” đâu biết rằng đang có kẻ dõi theo “chàng” từng phút giây này. Hôm nay chị Bông mới được dịp nhìn kỹ mặt ngang mũi dọc “chàng” đưa thư nhà mình, thường ngày nếu có gặp chị cũng làm ngơ vì… tự ái và tủi thân. Ngày xưa chị Bông mộng thi vào bưu điện, công việc ổn định lương cao, nhưng chỉ thi thử đã không đủ điểm để tự tin đi thi thật, mà cũng đáng đời vì tính chị Bông hay xớn xác trong khi làm cho bưu điện dù ngồi lựa thư hay ra ngoài đường đưa thư đều cần trí nhớ tốt, chính xác và nhanh nhẹn.
“Chàng” bưu điện dễ thương làm sao, khi chị trình bày, “chàng” mỉm cười mở thùng thư ra chị Bông thấy ngay tấm thiệp của mình chưa dán tem đúng như linh tính. Với con tem đã sẵn sàng trên tay chị Bông dán ngay vào để không làm mất thì giờ của “chàng” và cám ơn rối rít.
Lần này thì chị Bông thực sự yên tâm. Lá thư đã hoàn hảo từ trong ra ngoài. Vài ngày nữa cháu sẽ nhận thiệp nhận quà, cháu sẽ gọi phone cho bà nội líu lo ngọng nghịu nửa tiếng Việt nửa tiếng Anh vì tiếng Việt cháu không nhiều. Bà nội cũng líu lo nửa tiếng Anh nửa tiếng Việt với cháu vì tiếng Anh của bà cũng chẳng là bao.
Chị Bông mang vào nhà một lá thư của hãng điện, thời đại này thùng thư nhà nào cũng chỉ nhận le que mấy cái bill và báo chợ báo quảng cáo mà thôi. Buổi chiều anh Bông mang checkbook ra ký check để gới trả bill tiền điện. Thấy nét mặt anh bỗng nhiên thẫn thờ chị Bông thắc mắc:
– Bộ tiền điện tháng này tăng cao lắm hả anh?
Anh Bông khẽ thở dài:
– Không phải thế…chả là tôi vừa phát giác ra…
– Anh ký check lầm lẫn tiền bạc hả anh?
– Không phải thế… chả là tôi… viết check mà… quên chưa ký tên.
– Tưởng gì, thì bây giờ anh ký tên đi có muộn màng chi đâu.
– Nhưng tôi quên ký tên là… cái check bà đã gởi làm quà cho Betsy rồi đó.
Chị Bông kêu lên thất vọng:
– Ối trời ơi! Thế nghĩa là lá thư gởi đi vẫn chưa hoàn hảo, cháu sẽ nhận tấm thiệp chúc sinh nhật mà không có quà vì cái check chưa ký tên thì vô giá trị. Sao anh không phát hiện sai sót sớm như em? Bây giờ ông đưa thư đã mang thư đến tận nơi đâu rồi.
– Sorry nha, tôi làm trễ thêm món quà sinh nhật gởi cho cháu nội rồi. Mà tại bà đó, cứ hối hả làm tôi cũng hối hả theo
– Đừng đổ vạ tại ai. Thế mà anh chê em già lú lẫn. Vậy ai già hơn ai?
Anh Bông biết điều:
– Cả hai vợ chồng mình cùng già, cùng xớn xác như nhau. Tôi sẽ viết lại cái check khác cho Betsy ngay bây giờ và ký tên trước mặt bà, cũng như bà sẽ bỏ check vào phong thư có ghi địa chỉ và dán tem trước mặt tôi. Lần này thì bảo đảm lá thư sẽ hoàn hảo.
Chị Bông đồng ý:
– Ừ, từ giờ trở đi bất cứ chuyện lớn nhỏ gì người nọ cũng kiểm soát người kia, nhắc nhở người kia cho chắc ăn. Tuổi già ai cũng có thể sai sót thế đấy.
– Nguyễn Thị Thanh Dương
st
Show more 3 weeks ago


MỘT NÉN NHANG CHO
BÁC HỌC NGUYỄN XUÂN VINH
Người vẽ đường bay cho Apollo 11 cuối cùng đã mất
Người hướng đạo cho hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt
chân lên mặt trăng đã từ trần
Người đàn ông vĩ đại chưa bao giờ xưng danh bác học
Đã qua...MỘT NÉN NHANG CHO
BÁC HỌC NGUYỄN XUÂN VINH
Người vẽ đường bay cho Apollo 11 cuối cùng đã mất
Người hướng đạo cho hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt
chân lên mặt trăng đã từ trần
Người đàn ông vĩ đại chưa bao giờ xưng danh bác học
Đã qua đời trong tuổi 92 xuân
Là một nhà thông thái trong vỏ bọc Tư Lệnh Không Quân
Ông đã đưa miền Nam Việt Nam lên tầm cao quốc tế
Là nhà văn Toàn Phong với cuốn ĐỜI PHI CÔNG
Ông đã làm mềm lòng bao thế hệ
Làm sao không tự hào trước một người đàn ông như thế
Alfonso Nguyễn Xuân Vinh là giáo sư Emeritus của Đại học Michigan, Đại
học Paris lừng lẫy toàn cầu
Alfonso Nguyễn Xuân Vinh là đại diện của Hoa Kỳ tại Ủy Ban Khoa Học
Không Gian Liên Hiệp Quốc
Nòi giống Tiên Rồng làm rạng rỡ năm châu
Văn võ song toàn mà không cần đến gươm đao
Nhân nghĩa lễ trí tín vượt hàng rào biên giới
Một kẻ hậu sinh như tôi chỉ biết nghẹn ngào
Anh hùng tử, khí hùng không thay đổi
Đất nước 47 năm nay toàn tung hô ca ngợi
Nhưng kiếm không ra một nhân cách Việt điển hình
Nén nhang tôi thắp cho ông từ quê nhà tăm tối
Sáng bừng tên “bác học Nguyễn Xuân Vinh”
24-7-2022
BÙI CHÍ VINH
(Từ email)
Show more



Trong mỗi cuộc đời
-Trong mỗi cuộc đời, một cơn mưa nhỏ sẽ rơi nhưng nếu có một người bạn, bạn sẽ chịu đựng được tất cả, vì người bạn sẽ như cây dù che trên đầu bạn và giúp bạn nghĩ đến những ngày nắng ấm.
-Trong mỗi cuộc đời, sẽ có ngày nắng yếu, nhưng nếu...Trong mỗi cuộc đời
-Trong mỗi cuộc đời, một cơn mưa nhỏ sẽ rơi nhưng nếu có một người bạn, bạn sẽ chịu đựng được tất cả, vì người bạn sẽ như cây dù che trên đầu bạn và giúp bạn nghĩ đến những ngày nắng ấm.
-Trong mỗi cuộc đời, sẽ có ngày nắng yếu, nhưng nếu có một người bạn, dẫu trời nắng có yếu đi cũng không sao. Bởi vì, bạn có thể chia sẻ những khoảng thời gian ấm áp với một người và bạn có thể nói chuyện và đi dạo cùng nhau, hoàn toàn không lo âu khi tay trong tay…
-Trong mỗi cuộc đời sẽ có một cơn gió nhẹ tạt ngang qua, nhưng nếu có một người bạn – người có thể đi cùng đường với bạn -bạn sẽ được hướng dẫn chọn lựa nẻo đường nên đi… Bởi người bạn ấy sẽ bày tỏ quan điểm của họ và thêm vào đó một tiếng nói mới.
-Trong mỗi cuộc đời, có lúc chúng ta phải tiễn đưa một người thân yêu về cõi vĩnh hằng, nhưng nếu có một người đến nắm lấy tay ta, đưa bờ vai cho ta tựa, ta sẽ thấy nỗi đau nhẹ đi nhiều lắm, và ta có thể đứng lên đi tiếp con đường còn lại.
Vâng, đúng như vậy đó. Trong mỗi cuộc đời, một người bạn sẽ đến với bạn, bạn sẽ thấy mình được quan tâm và chia sẻ… Ðường đời gập ghềnh với nhiều ngả rẽ, nắng mưa bão tố có lúc sẽ hiện ra, tai ương hoạn nạn có thể xảy tới, những bạn không đi một mình, sẽ có người đi cùng bạn hoặc đưa tay ra giúp bạn. Vậy xin bạn hãy cứ vững tin ở ngày mai.
NS – theo Guideposts
st
Show more





Mười Món Cơm Nổi Tiếng Trong Ẩm Thực Việt Nam
Hình: Cơm gà Hôi An, Cơm ghẹ Phú Quốc, Cơm Hến Huế, Cơm Tấm Sài Gòn
Cơm với người mình không những là một loại thức ăn mà còn là món chủ lực để ấm bụng trong các bữa ăn. Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm do từ...Mười Món Cơm Nổi Tiếng Trong Ẩm Thực Việt Nam
Hình: Cơm gà Hôi An, Cơm ghẹ Phú Quốc, Cơm Hến Huế, Cơm Tấm Sài Gòn
Cơm với người mình không những là một loại thức ăn mà còn là món chủ lực để ấm bụng trong các bữa ăn. Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm do từ biến thể của cách nấu.
1. Cơm gà – Hội An.
Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần lối ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.
Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung. Đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.
Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn.
Show more
2. Cơm Ghẹ - Phú Quốc
Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt...-Mười Món Cơm Nổi Tiếng Trong Ẩm Thực Việt Nam
2. Cơm Ghẹ - Phú Quốc
Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.
Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon. Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.
3. Cơm hến – Huế
Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên vẫn mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm...
Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm. Cơm hến là món khá cay, có mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.
4. Cơm Âm phủ - Huế
Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.
Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... Cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.
Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.
5. Cơm Tấm – Sài Gòn
Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối…
Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.
Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.
6. Cơm cháy - Ninh Bình
Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.
Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi kho dáo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.
Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.
7. Cơm Dừa – Bến Tre
Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay
tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản
lạ lẫm với người ăn bằng món cơm dừa.
Để được món cơm dừa ngon phải mất gần hai giờ đồng hồ. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để
đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để
ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín.
Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ
cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.
Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.
8. Cơm lam
Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa.
Cơm lam bỏ trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài. Cơm lam ăn ngon, lạ miệng, hương vị khác hẳn cơm thường, chỉ cần bỏ ống cơm ra đó thấy mùi thơm rất hấp dẫn. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, ta sẽ thấy ngon, thơm, dẻo, rất đậm đà, ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa. Cơm Lam là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên.
9. Cơm niêu đập
Theo văn hóa của người Việt cho rằng nồi đất là nồi nấu ăn ngon nhất. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất.
Cái niêu đất nung nâu sẫm be bé, miệng hơi khum to hơn tô canh một chút đậy nắp kín với đôi đũa cả gác một bên. Ăn cơm đập ở các nhà hàng, khi niêu cơm được bê lên, người phục vụ mới gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu, những mảnh đất nung vỡ vụn rơi xuống đất còn lại trên tay là ổ cơm chín mịn màng ở giữa nhưng chung quanh là một lớp cháy giòn đều vàng mỏng.
Thường cơm niêu được ăn kèm với cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi….
10. Cơm nị
Cơm nị một món ăn truyền thống của người Chăm, Châu Giang, An Giang. Cơm nị thường là gạo nấu với sữa nhưng có người lại thích thêm nho khô vào để tăng thêm khẩu vị.
Người Chăm hay ăn Cơm nị với cà púa là món ăn được chế biến từ thịt bò rất độc đáo. Hai món ăn này thường bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và cầu kỳ mang khẩu vị người Chăm.
Cơm nị - cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.
st
Show more 4 weeks ago


10 chiếc xe cổ quý hiếm của các ngôi sao nổi tiếng
Sở hữu những chiếc xe cổ không chỉ đắt tiền mà còn rất hiếm là một trong những cách để thể hiện sự giàu có của các “ngôi sao”.
Dưới đây là 10 chiếc xe cổ hiếm có nhất, thuộc sở hữu của những người nổi...10 chiếc xe cổ quý hiếm của các ngôi sao nổi tiếng
Sở hữu những chiếc xe cổ không chỉ đắt tiền mà còn rất hiếm là một trong những cách để thể hiện sự giàu có của các “ngôi sao”.
Dưới đây là 10 chiếc xe cổ hiếm có nhất, thuộc sở hữu của những người nổi tiếng.
-Chevy Corvette 1965 của Robert Downey Jr.
Marvel Robert Downey Jr. sở hữu một bộ sưu tập xe hơi đáng ngưỡng mộ với những chiếc xe hơi xuất thân từ các thương hiệu nổi tiếng như Audi, Ferrari hay Ford. Tuy nhiên, nổi bật nhất trong bộ sưu tập phải kể đến chiếc Chevy Corvette C2 đời 1965, được nam diễn viên phục chế một cách tỉ mỉ.
Người ta thường bắt gặp Downey Jr. và vợ lái chiếc mui trần dọc những con đường nông thôn khi mặt trời tắt nắng.
-Jaguar XK120 Roadster 1950 của Ralph Lauren
Ralph Lauren rất “chịu chơi” với niềm đam mê về xe cộ. Bên cạnh chiếc Bugatti Type 57SC Atlantic 1938 trị giá khoảng $40 triệu, chiếc roadster Jaguar XK120 Alloy đời 1950 là một trong bộ sưu tập xe hơi của Lauren. Ban đầu, hãng xe Anh chỉ định chế tạo 240 chiếc XK120 roadster có thân bằng hợp kim nhôm. Tuy nhiên, đến năm 1950, nhu cầu về xe thể thao tăng cao đến nỗi Jaguar quyết định tăng số lượng sản xuất và thay thế thân hợp kim nhôm thành thép. Do đó, chiếc Jaguar mà Ralph Lauren sở hữu là chiếc hiếm nhất thuộc dòng XK120.
-Rolls-Royce Silver Cloud II 1959 của Beyoncé
Ngôi sao nhạc pop nổi tiếng nhất trên thế giới, Beyoncé có một bộ sưu tập xe hơi, bao gồm một chiếc McLaren-Mercedes SLR, một chiếc Pagani Zonda F và chiếc Maybach Exelero duy nhất còn tồn tại. Vào sinh nhật, Beyoncé được chồng là nam rapper nổi tiếng Jay-Z tặng một chiếc Rolls-Royce Silver Cloud II đời 1959 rất hiếm. Chiếc xe là phiên bản mui trần với bộ la-zăng màu xanh lam phối trắng đẹp mắt, nội thất bọc da mềm sang trọng.
Show more
-10 chiếc xe cổ quý hiếm của các ngôi sao nổi tiếng
-Ford Falcon XB 1974 của Eric Bana
Nam tài tử Eric Bana có sở thích đua xe. Anh kết hợp hai niềm đam mê...
-10 chiếc xe cổ quý hiếm của các ngôi sao nổi tiếng
-Ford Falcon XB 1974 của Eric Bana
Nam tài tử Eric Bana có sở thích đua xe. Anh kết hợp hai niềm đam mê diễn xuất và tốc độ bằng việc sản xuất một bộ phim tài liệu của riêng, dựa trên tình yêu với xe hơi của mình – chiếc Ford XB đời 1974 của anh. Ford XB là thế hệ thứ ba của dòng xe Falcon, được Ford Australia sản xuất từ năm 1972 đến 1974. Anh sở hữu chiếc xe này khi mới 15 tuổi. Ngày nay, Falcon XB hiếm đến nỗi đoàn làm phim Mad Max 2015 phải tự làm một chiếc giống vậy vì không thể tìm ra ai bán mẫu xe này.
-Buick Roadmaster 1955 của Jay Leno
Jay Leno có kênh YouTube của mình toàn nói về xe cộ. Ông sở hữu nhiều chiếc xe hiếm, nhưng nổi bật nhất trong bộ sưu tập của Jay Leno là chiếc Buick Roadmaster đời 1955 tuyệt đẹp. Chiếc xe gây ấn tượng với hai tông màu bạc và đen sang trọng, kết hợp với lốp xe vành trắng lạ mắt. Leno mua Buick Roadmaster vào năm 1972, sau đó phục chế và nâng cấp chiếc xe với động cơ V8, công suất 620 mã lực, leo lên lái tuyệt vời.
-Porsche 718 RSK 1959của Jerry Seinfeld
Jerry Seinfeld trở nên giàu có do sự thành công của bộ phim sitcom Seinfeld, giúp nam tài tử thỏa mãn tình yêu với những chiếc xe hơi trong đó có những chiếc Porsche. Một trong những chiếc xe hiếm nhất trong bộ sưu tập siêu xe Porsche của Jerry Seinfeld là chiếc Porsche 718 RSK đời 1959.
-Shelby Cobra 1965 của Aaron Paul
Nổi tiếng với vai diễn Jesse Pinkman trong loạt phim ăn khách Breaking Bad, Aaron Paul tự thưởng cho mình chiếc Shelby Cobra đời 1965. Đây là một trong những chiếc xe nổi tiếng nhất do Shelby American chế tạo, dựa trên mẫu AC Ace cùng hãng.
-Lamborghini Miura SVJ 1971 của Nicolas Cage
Nicolas Cage được biết đến là một nam diễn viên nổi tiếng với tài năng diễn xuất vượt trội và sự tận tâm với nghề. Dù không còn ở thời hoàng kim của sự nghiệp, nhưng không ai có thể phủ nhận “sức nặng” của ông tại Hollywood.
Cage có nhiều sở thích, bao gồm việc sở hữu bất động sản trên khắp thế giới và những chiếc xe đắt đỏ. Một trong những khoản đầu tư tài chính lớn mà ông thực hiện là đã trả gần nửa triệu đô để mua một chiếc Lamborghini Miura SVJ 1971 vào năm 1997. Tuy nhiên, vì khó khăn về tài chính sau này, nam diễn viên đã phải bán nó vào năm 2002.
-Porsche 356 1963 của Patrick Dempsey
Nam tài tử Patrick Dempsey trong loạt phim về đề tài y khoa Grey’s Anatomy có niềm đam mê sưu tập xe hơi và đua xe. Anh thậm chí còn sở hữu cả đội đua của riêng mình. Bản thân anh thi đấu trong nhiều giải đua xe về độ bền.
Một trong những chiếc xe yêu thích của anh trong bộ sưu tập là chiếc Porsche 356 đời 1963. Đây là chiếc xe đầu tiên mà Patrick mua để bắt đầu theo đuổi đam mê sưu tập xe hơi và tốc độ của mình. Anh khẳng định sẽ không bao giờ bán “em” Porsche này.
-Cadillac DeVille 1955 của Lady Gaga
Nổi tiếng nhờ vào phong cách độc đáo, ấn tượng, bên cạnh tình yêu với âm nhạc, Lady Gaga cũng là người đam mê xe cổ và sở hữu một loạt xe hơi cổ điển Mỹ – từ Ford Mustang đời 1960 đến một chiếc Mercedes-Benz W123 300D đời 1983.
Chiếc Cadillac DeVille đời 1955 từng thuộc sở hữu của “Ông hoàng nhạc Rock” Elvis Presley được Lady Gaga mua cho chuyến lưu diễn quảng bá album Joanne của mình. Sau chuyến lưu diễn, cô bán lại nó cho một viện bảo tàng. Tại đây, chiếc Cadillac được trưng bày với tư cách từng là phương tiện của hai ngôi sao trong ngành công nghiệp âm nhạc.
(theo Hot cars)
Bảo Khôi-sgn
st
Show more 4 weeks ago


Chuyện chiếc ví
Truyện ngắn này có tên “The Letter in the Wallet “ của Arnold Fine nhà văn Mỹ, được đăng trong tạp chí Reader’s Digest số tháng Chín, năm 1980, sau này được in lại trong rất nhiều tuyển tập truyện ngắn khác nhau, có lúc dưới nhan đề rút...Chuyện chiếc ví
Truyện ngắn này có tên “The Letter in the Wallet “ của Arnold Fine nhà văn Mỹ, được đăng trong tạp chí Reader’s Digest số tháng Chín, năm 1980, sau này được in lại trong rất nhiều tuyển tập truyện ngắn khác nhau, có lúc dưới nhan đề rút gọn “ The Wallet “. Sau đây là bài viết dựa theo bản dịch của Thân Trọng Sơn được ThLan gởi đến. Xin trân trọng cảm ơn nhà văn Thân Trọng Sơn và ThLan. NS
Một hôm, lúc đi dạo, tôi tình cờ nhặt được một cái ví trên hè phố. Bên trong chẳng có gì để nhận biết chủ nhân. Chỉ thấy 3 đô la và một bức thư nhàu nát trông có vẻ như đã tồn tại từ nhiều năm rồi. Thứ duy nhất còn đọc được là địa chỉ người gửi.
Tôi mở thư ra xem mong tìm ra chút manh mối và thấy nó được viết vào năm 1924, với nét chữ dịu dàng của con gái, trên giấy màu xanh lơ, với cánh hoa nhỏ nơi góc trái. Thư gởi cho người nhận là Michael, nói rằng mẹ cô gái không cho cô gặp anh nữa. Tuy nhiên, cô vẫn luôn yêu anh. Cô gái ký tên là Hannah.
Mong muốn xác định chủ nhân chiếc ví, tôi quyết định gọi cho tổng đài, hy vọng sẽ biết được số điện thoại khớp với địa chỉ. Nhân viên tổng đài cho tôi gặp người phụ trách, cô này nói là không thể cho tôi số điện thoại, nhưng cô sẽ trực tiếp gọi, để xem người trả lời có đồng ý nói chuyện với tôi không. Vài phút sau, tôi gặp được người phụ nữ đầu dây bên kia, tôi hỏi bà có biết ai tên Hannah không. Bà đáp bà đã mua căn nhà này của một gia đình có cô con gái tên Hannah, nhưng chuyện đã ba mươi năm rồi. Tôi hỏi: « Bà có biết hiện nay gia đình đó đang ở đâu không ạ? ». Bà cho biết cô gái đã đưa bà mẹ vào ở một viện dưỡng lão, và cho tôi số điện thoại nơi này. Người phụ nữ trả lời máy cho biết bà cụ đã qua đời, nhưng bà biết số điện thoại nơi có thể cô con gái đang sống. Tôi cám ơn và gọi tiếp theo số này. Một phụ nữ khác nữa trả lời là chính Hannah nay cũng đang vào viện dưỡng lão.
Show more

Tôi thầm nghĩ:
“Thật là ngu ngốc. Sao ta lại nhọc công kiếm cho ra chủ nhân chiếc ví chỉ có 3 đô la và một bức thư viết...-Chuyện chiếc ví - Tranh Thắm Nguyễn
Tôi thầm nghĩ:
“Thật là ngu ngốc. Sao ta lại nhọc công kiếm cho ra chủ nhân chiếc ví chỉ có 3 đô la và một bức thư viết cách đây đã sáu mươi năm? » Tuy vậy, tôi cũng gọi đến viện dưỡng lão, nơi có thể Hannah đang sống. Người đàn ông trả lời xác nhận đúng là Hannah đang ở đây. Tuy đã muộn, tôi vẫn lái xe đến.
Cô y tá trực và người bảo vệ đón tôi ở cổng, đưa tôi lên tầng ba một toà nhà lớn.Trong căn phòng chung, cô y tá giới thiệu tôi với bà Hannah, một bà già tóc bạc trắng, nụ cười hiền hậu, ánh mắt ngời sáng.
Tôi kể cho bà nghe về chiếc ví và đưa bà xem bức thư. Ngay lúc nhìn thấy bức thư với chiếc phong bì màu xanh lơ và cánh hoa nhỏ, bà lặng đi: “Này chàng trai, thư này là dịp cuối cùng tôi liên lạc với Michael.” Bà nhìn xa vắng, rồi mơ màng nói “Tôi yêu anh ấy lắm. Nhưng dạo đó tôi mới mười sáu, mẹ tôi nghĩ tôi còn quá trẻ. Michael Goldstein là một người tuyệt vời. Nếu có dịp gặp ông ấy, hãy nói là tôi vẫn nghĩ đến ông luôn. Thực vậy đó, cứ nói là tôi vẫn còn yêu ông ấy. Anh biết không, bà nói tiếp, nước mắt cứ tuôn ra, tôi đã không kết hôn.Tôi nghĩ là không ai khác phù hợp với Michael đâu.”
Tôi cám ơn, chào từ giã bà Hannah. Khi tôi ra đến cửa, người bảo vệ hỏi: “Bà cụ có giúp gì cho ông không?” Tôi bảo bà đã cho tôi một manh mối.” Ít nhất nay tôi biết được họ tên chủ nhân chiếc ví. Tôi lấy chiếc ví da nâu có dây buộc đỏ đưa anh ta xem. “ Ồ, tôi biết cái này rồi. Ví của ông Goldstein đây mà! Ông ấy cứ làm mất mãi. Tôi đã nhặt được nơi sảnh nhiều lần rồi! “
Tay tôi run lên, tôi hỏi ông Goldstein là ai, đang ở đâu. Tôi cám ơn anh bảo vệ và chạy ngược lui phòng các y tá. Chúng tôi đi thang máy, hướng về tầng tám, cầu mong sao ông Goldstein hãy còn thức. Cô y tá đưa tôi đến căn phòng chung, nơi có ông lão đang ngồi đọc sách. Cô y tá đến gần hỏi có phải ông đánh mất ví không. Cô nói: “ Anh này tìm thấy chiếc ví và nghĩ có thể là của ông.” Cô đưa chiếc ví ra, vừa nhìn thấy, ông cười tin cậy.
“Có chuyện này cháu muốn kể bác nghe, tôi nói. Cháu đã đọc bức thư trong đó, mong sẽ tìm ra chủ nhân chiếc ví. Và cháu còn biết bà Hannah nay đang ở đâu nữa.”
Mặt ông cụ bỗng tái nhợt. “ Hannah à? Anh biết bà ấy ở đâu sao? Bà vẫn xinh đẹp như ngày xưa chứ? Làm ơn nói tôi biết đi. Ngày ấy tôi yêu nàng lắm, nên khi nhận được bức thư này, cuộc sống tôi coi như kết thúc. Tôi đã không kết hôn. Tôi vẫn yêu nàng mãi.”
“Bác Goldstein, xin đi theo cháu”. Chúng tôi cùng đi thang máy xuống tầng ba. Ðèn chiếu sáng lối đi dẫn đến căn phòng chung, nơi Hannah đang ngồi xem TV một mình. Cô y tá tới gần nhẹ nhàng hỏi: “ Bà Hannah, bà biết người này không? “ Cô đưa tay chỉ ông Michael, khi ông đang đứng cạnh tôi nơi cửa vào. Bà chỉnh lại mắt kiếng, nhìn một lát nhưng vẫn không nói gì. “ Hannah, Michael nói. Bà có nhận ra tôi không?” Bà Hannah há hốc miệng kinh ngạc. Ông chậm rãi đến gần bà và hai người ôm nhau. Cô y tá cùng tôi bước ra ngoài, mắt đẫm lệ. “Thật là Ơn trên sắp đặt, tôi nói, chuyện gì phải đến sẽ đến thôi!”
Ba tuần sau, tôi nhận được điện thoại từ viện dưỡng lão: “Chủ Nhật này anh có thể gác công việc để đi dự đám cưới không?”. “Thì Michael và Hannah đã quyết định gắn kết với nhau!”
Ðấy là một đám cưới thật dễ thương. Bà Hannah mặc chiếc áo đầm màu vàng nhạt, trông thật xinh đẹp. Michael mặc bộ lễ phục màu xanh sẫm, trông rất uy nghi. Tôi được mời làm phù rể.
Thật là một kết thúc tuyệt vời của một cuộc tình kéo dài gần sáu mươi năm!
NS
(theo Thân Trọng Sơn)
st
Show more 4 weeks ago




Còn một tiếng ve ngân
Chùm phượng ngày xưa, hé nụ cười
Mong manh cánh mỏng, khẻ rơi rơi
Bao nhiêu năm, vẫn còn ngộ nhận
Một cánh hoa rung, vướng bến đời
*
Bất chợt, một tiếng ve mồ côi
Oà vỡ chiều trong nắng xa xôi
Như ẩn ức một điều gì đó
Đồng loạt...Còn một tiếng ve ngân
Chùm phượng ngày xưa, hé nụ cười
Mong manh cánh mỏng, khẻ rơi rơi
Bao nhiêu năm, vẫn còn ngộ nhận
Một cánh hoa rung, vướng bến đời
*
Bất chợt, một tiếng ve mồ côi
Oà vỡ chiều trong nắng xa xôi
Như ẩn ức một điều gì đó
Đồng loạt ngân, vọng đổ liên hồi
*
Hoa rơi trên cỏ, đỏ thắm tươi
Lướng vướng trôi, bãng lãng lưng trời
Áng mây trắng về nơi xa lắm
Có chút gì xao động, người ơi!
*
Con đường quen, chầm chậm chiều tan
Bức bối tờ thư đã ố vàng
Ngẩn ngơ đứng, gió đời lồng lộng
Đằm thắm chiều, ngất ngưỡng mùa sang
*
Rộn vang đường những tiếng ve ngân
Bên hiên xưa đứng lặng tần ngần
Gió thốc xối, tóc dài líu quíu
Mùa hạ vàng, lẩn khuất quanh sân ...
Lth
st
Show more

NGƯỜI QUEN - Bs Phan Quý Nam
Những ngày cuối năm, bệnh viện ít nhộn nhịp. Người nằm bệnh tại các khoa thường nôn nao xin bác sĩ về sớm để còn kiếm tiền mua áo mới cho con và sửa soạn đón Tết. Chỉ có những bệnh thật nặng mới phải nằm lại theo yêu cầu...NGƯỜI QUEN - Bs Phan Quý Nam
Những ngày cuối năm, bệnh viện ít nhộn nhịp. Người nằm bệnh tại các khoa thường nôn nao xin bác sĩ về sớm để còn kiếm tiền mua áo mới cho con và sửa soạn đón Tết. Chỉ có những bệnh thật nặng mới phải nằm lại theo yêu cầu của bác sĩ và một số trường hợp chính người nhà bệnh nhân xin ở lại bệnh viện để… trốn Tết vì quá nghèo. Khu vực hành chánh của bệnh viện, gồm cả ban giám đốc, buổi chiều càng vắng vẻ hơn. Cuốn sách mua hồi đầu tuần mới đọc chưa hết 2 chương còn nằm trên bàn làm việc.
Tôi lật từng trang sách định đọc tiếp nhưng không tập trung được vì thấy có bóng dáng một anh bộ đội cứ đi qua đi lại trước phòng như muốn tìm hỏi việc gì. Bước vội ra cửa vừa lúc anh nhìn vô phòng:
- Hình như anh muốn kiếm ai?
- Dạ, báo cáo đồng chí, em muốn tìm giám đốc.
- Thưa tôi đây, anh tìm có chuyện gì không?
- Dạ, báo cáo đồng chí thủ trưởng, em muốn nạp đơn xin giảm viện phí.
- Vậy thì mời anh vào.
Cô thư ký thấy khách vào, định rót nước mời thì tôi yêu cầu:
- Em cho xin 2 ly cà phê đá đi, khát nước quá.
Tôi nhìn anh, gợi chuyện:
- Sao thấy anh... quen quen, mà anh là bộ đôi đóng quân ở đâu?
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng, em là bộ đội miền bắc, quê ở Thái Bình, khi giải phóng có thời gian dài đóng quân ở Trảng Lớn, sau đó chuyển lên Đồng Ban cho đến bây giờ.
- A, quê lúa Thái Bình. Trước đây, hồi còn đi học trung học, tôi có đọc sách của mấy nhà văn (trong này) viết về quê lúa Thái Bình, nhất là Hải Hậu…
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng, đó là quê em... Hình như thủ trưởng là người trong này?
- Mà sao anh hỏi vậy?
Anh ngập ngừng:
- Dạ, tại thấy thủ trưởng nói chuyện.. “khác” với với cấp trên của em.
- À, không giấu gì anh, tôi ra bác sĩ, ra trường trước 1975, học ở Huế. Mà hồi Trảng Lớn anh ở đơn vị nào thế?
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng em ở L1T1 (trung đoàn 1, tiểu đoàn 1).
- Nhưng anh làm gì ở đó?
Show more

NGƯỜI QUEN - Bs Phan Quý Nam
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng, em làm quản giáo, quản lý các sĩ quan ngụy quân đi cải tạo.
- Hèn gì thấy quen quá. Tôi nhớ ra...
NGƯỜI QUEN - Bs Phan Quý Nam
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng, em làm quản giáo, quản lý các sĩ quan ngụy quân đi cải tạo.
- Hèn gì thấy quen quá. Tôi nhớ ra rồi, anh phải là… thiếu úy X. không?
Anh trố mắt nhìn tôi, vừa dò xét, vừa thận trọng:
- Báo cáo, đúng là khi đó em là thiếu úy, sao thủ trưởng biết tên em?
- À, hồi đó, tôi là y sĩ trung úy cải tạo ở L1T1 và anh là quản giáo của tôi. Có lần nửa đêm, anh gọi tôi lên bắt làm kiểm điểm vì kết tội tôi “coi thường cách mạng” “không khai báo trung thực với cách mạng, có thành tích giết nhiều cán bộ nên mới đăng ký nghĩa vụ đã thăng quân hàm trung úy. Ai có lệnh đi nghĩa vụ, nếu ở Thủ Đức, học một năm gắn quân hàm chuẩn úy, ai học lâu hơn ở Võ Bị Đà Lạt, gắn quân hàm thiếu úy, còn anh, mới vào lính đã mang quân hàm trung úy, vậy mà lý lịch không thấy khai thành tích chống phá cách mạng, giết hại bao nhiêu cán bộ. Láo…”.
“Chắc anh không nhớ, hồi đó anh chửi tôi ngoan cố, đập bàn đá ghế tùm lum...”
Mồ hôi trán anh đổ ra. Anh hốt hoảng nhìn tôi, tay chân lúng ta lúng túng, mặt cúi gầm nhìn đất:
“Em xin lỗi thủ trưởng”.
Một thoáng, trong đầu tôi hiện nhanh loạt hình ảnh đói lạnh, cơ cực của những ngày “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá…” trong trại cải tạo, khác với (một lần đi công tác ở Đức), có thấy lằn ranh “vô hồn”ngày xưa là vết tích của bức tường Berlin ô nhục, nơi hai chân mình đứng chênh vênh bên hai bờ tử sanh, lằn ranh như phân cách giữa nề nếp giáo dục và bản năng hoang dã, giữa tình người và sự cuồng trí; rồi những đêm trực kinh hoàng trong mùa dịch sốt xuất huyết làm việc không ngơi tay đầy tiếng rên khóc hoảng loạn của trẻ con, của những người dân nghèo, ít học, thiếu thốn đủ thứ thuốc men, phương tiện… Và bây giờ, ngồi đây...
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng, hồi đó em không biết, chỉ làm theo lệnh chính ủy. Thời gian đầu, chúng em chưa biết, sau này thấy có nhiều người như thủ trưởng quá, chính ủy đi hỏi lại mới biết là mình thiếu hiểu biết, kết tội sĩ quan cải tạo máy móc, ngu xuẩn…
Tôi hít vào một hơi thật dài rồi nói nhanh:
- Thôi anh uống cà phê đi, nước đá tan hết rồi. Chuyện cũ, tôi quên rồi, bây giờ tôi là thầy thuốc anh là người cần giúp đỡ, thế thôi. Yên tâm đi.
Rồi tôi đọc hai câu thơ như đọc cho chính mình nghe và tôi biết chắc anh nghe mà chẳng hiểu gì cả:
Ngày mai, chẳng biết ra sao nữa,
Mà có ra sao, cũng chẳng sao!
Anh thở ra nhè nhẹ, hai tay bưng ly cà phê, lắp bắp:
- Mời thủ trưởng.
Tôi cũng bưng ly:
- Dạ, mời anh. Mà người nhà anh đau ra sao? Gọi tôi là bác sĩ được rồi, dễ nghe hơn.
Anh nói một hơi:
- Bố em ngoài Thái Bình vào thăm, chẳng may bị sốt ho kéo dài, bác sĩ chẩn đoán là Viêm Phổi có nước màng phổi đã nằm điều trị, chích thuốc 2 tuần, bác sĩ báo vài ngày nữa có thể xuất viện về điều trị tiếp ở nhà. Nhưng em sợ viện phí nhiều quá, không đủ tiền nên y tá có hướng dẫn làm đơn xin giảm 50%. Mong thủ trưởng giúp em. Báo cáo thủ trưởng, ngày xưa chỉ làm theo lệnh trên. Hồi đó, em còn trẻ, dốt nát…
- Tôi hiểu, thôi cho tôi xem lá đơn.
Tôi liếc nhanh những hàng chữ nghiêng ngả, xiêu vẹo rồi trả lời:
- Bây giờ như thế này nhé... Thiếu tá X xin giảm 50% nhưng tôi ký duyệt miễn phí cho anh 100% vì anh là…người quen. Được không?
Anh như không tin vào lời tôi nói, trố mắt nhìn không chớp vào người đối diện, người một thời là tù cải tạo của mình:
- Thật không thủ trưởng. Xin lỗi… báo cáo… bác sĩ nói thật chứ?
- Hồi nhỏ, tôi được dạy, không nói gạt người khác vì bất cứ lý do gì…
Có khách và cô thư ký lấp ló ngoài cửa, tôi nói nhanh:
- Bây giờ tôi là thầy thuốc. Trong gia đình, ba tôi vẫn dạy tôi, “trước khi trở thành thầy thuốc, trước khi trở thành người quản lý, con phải học làm một con người đã”. Thôi sắp Tết rồi, thay mặt bệnh viện, tôi chúc mừng bác trai lành bệnh, chúc bác và gia đình anh năm mới sức khỏe, nhiều may mắn. Anh chờ cô thư ký đóng dấu rồi nhận lại lá đơn, về gửi lại cho cô y tá. Bây giờ tôi có khách, không thể lên thăm bác trai cùng anh, xin lỗi nghe. Thôi chào tạm biệt thiếu tá X. Ở Đồng Ban, ngày xưa, tụi tôi phá rừng, làm đường, làm cầu ở đó. Bây giờ chắc khác xưa nhiều lắm…?
Anh nói lí nhí mấy câu gì tôi không nghe rõ, rồi đứng dậy, vội vàng đi theo cô thư ký lấy lá đơn có ký tên, đóng dấu và bước đi lính quýnh. Lâu lâu, lại ngoái nhìn phía sau như sợ tôi đòi lại lá đơn.
Tôi ngồi yên trên ghế nhìn ra sân bệnh viện chiều cuối năm. Những tia sáng xuyên qua tàn lá vẽ thành những vệt nắng nhảy múa lung linh sau từng cơn gió nhẹ như minh họa cho bản nhạc xuân vui tai ai đang mở ở phòng bên cạnh. Bầu trời phía trên như cao hơn, xanh hơn mọi ngày.
BS. Phan Quý Nam
(Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương).
Nhận từ email
Show more 1 month ago


Hạnh Phúc Tuổi Già
Tác giả tên thật Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên, cư ngụ tại miền Bắc, California. Tác giả nhận giải...Hạnh Phúc Tuổi Già
Tác giả tên thật Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên, cư ngụ tại miền Bắc, California. Tác giả nhận giải Danh dự năm 2021.
*
Những đêm trăng, bà có thú nhìn lên bầu trời cao để hồn mình chơi vơi theo ánh trăng, và những đêm trăng sáng vằng vặc trên nền trời nhung thẫm như thế này, bà lại nhớ ông thật nhiều. Bà nhớ những buổi tối ngồi bên chồng ngoài hiên sau nhà, nhấm nháp phong bánh đậu xanh với tách trà sen trong không gian huyền hoặc, ngát hương đêm, hương Ngọc Lan lẫn với hương hoa Nhài, hoa Hồng thoang thoảng.
Hôm nay ngày rằm, bà đã mua trái cây và hoa. Sau bữa cơm chiều bà nấu thêm một nồi chè sen để cúng Phật và cúng tổ tiên. Trước khi múc chè ra chén để lên bàn thờ, bà bỏ vào nồi vài bông hoa nhài tươi mới hái, khói bốc lên thơm nhè nhẹ, mùi hoa nhài quyện với mùi hạt sen. Thắp nhang đứng trước bàn thờ chồng trong không gian yên tĩnh của căn nhà vắng lặng, bà thật sự cô đơn. Sang năm nay bà cảm thấy yếu đi nhiều, buổi sáng ngủ dậy người nhức mỏi, uể oải. Tuổi già thật khổ, dù bà đã cố giữ gìn sức khoẻ, tập thể thao đều đặn và ăn uống thật lành mạnh. Một hôm, đang lúi húi làm vườn bà choáng váng rồi ngất đi, khi tỉnh dậy bà tự gọi 911 rồi gọi báo cho các con. An, cô con gái sợ quá, tha thiết mời mẹ về ở chung:
- Mẹ ơi, hai cháu lớn rồi, thằng Cu Tý đã lên bảy, bé Cún đã lên năm, sắp đi học Mẫu giáo, mẹ không phải bận rộn với các cháu nhiều, mẹ dọn về ở với chúng con, mẹ nhé. Mẹ ở một mình con không yên tâm đâu, như bữa nay nè, mẹ thấy nguy hiểm không?
Show more

Bà không biết thời gian còn lại của mình là bao lâu, một tháng, một năm, năm năm, hay mười năm, hoặc lâu hơn thế nữa. Con gái...-Hạnh Phúc Tuổi Già
Bà không biết thời gian còn lại của mình là bao lâu, một tháng, một năm, năm năm, hay mười năm, hoặc lâu hơn thế nữa. Con gái thương mẹ nhưng còn anh chồng, liệu chúng nó có thể hy sinh những sự riêng tư của gia đình nhỏ để đón bà về. Còn gia đình nhà chồng nó nữa, hai ông bà bên đó cũng già. Chúng không mời cha mẹ chồng mà lại đón mẹ vợ về ở chung thì liệu họ có suy nghĩ, có buồn không.
Đêm thật khuya bà vẫn thao thức, trằn trọc. Ngày ông mới mất bà cũng dự tính thu xếp về ở với các con. Không biết là vô tình hay cố ý, trong lúc trò chuyện tại nhà bà, cô con dâu đã tuyên bố là ở bên này sống chung với cha mẹ già là chuyện khôi hài, gia đình chỉ gồm có cha mẹ và các con, ông bà là khách, đến chơi ít ngày rồi về hay là chỗ để thỉnh thoảng cho chúng gửi con. Chúng nó thản nhiên nói chuyện, cười đùa với nhau, diễu cợt những cảnh chung đụng trong nhà, phê bình hoàn cảnh nhà này, nhà kia khóc dở, mếu dở vì có cha mẹ già ở chung.
Biết ý tuổi trẻ như vậy bà đành lủi thủi trong căn nhà vắng, một mình bà nên nhà càng rộng mênh mông. Hàng ngày bà đi dạo quanh vùng, về nhà đọc sách, xem TV, may vá lặt vặt, soạn lại hình ảnh của gia đình, sắp xếp thứ tự dán vào album. Rảnh rỗi bà ra chăm chút mảnh vườn mà ông bà đã bỏ bao công sức trồng trọt, tưới bón. Thỉnh thoảng nhớ các cháu thì bà sang nhà chúng nó chơi hay điện thoại nhắn bố mẹ nó đưa cháu sang cho bà. Cuộc sống của bà tương đối thảnh thơi nhưng bước sang năm nay bà thấy yếu đi nhiều và khi đi ngủ hay có những cơn ác mộng, giật mình thảng thốt trong đêm.
Bà gác tay lên trán nghĩ về lời đề nghị của cô con gái, hay là bà thu xếp bán nhà, chia tiền đều cho các con rồi về ở với gia đình nó. Bà nghĩ đến nhà của vợ chồng An, căn nhà có ba phòng vừa vặn cho gia đình hai vợ chồng với hai đứa con. Nếu bà về chiếm hữu một phòng, hai anh em phải dồn vào một phòng, các cháu mỗi ngày mỗi lớn nên cũng bất tiện. Sân sau bố mẹ nó tráng xi măng hết cho các con chơi và cho dễ quét dọn, chỗ nào cho bà trồng cây... Không ổn rồi, bà lại trăn trở... Hay nói chúng nó bán nhà đi, về ở với bà.
Căn nhà này ông bà mua đã hơn hai chục năm, không còn nợ nần gì cả. Hai đứa con của bà đã sống và lớn lên ở đây. Trên lầu có ba phòng ngủ và một phòng đọc sách với dãy kệ lớn bao quanh. Dưới nhà có một phòng ngủ rộng với nhà tắm riêng bên trong dành cho khách. Bà sẽ dọn xuống dưới nhà, để phòng ngủ chính và hai phòng trên lầu cho gia đình nó. Ờ nhỉ, như thế có đẹp đẽ và tiện lợi hơn không. Bà suy nghĩ rồi sắp xếp, sắp xếp... mong trời mau sáng để gọi điện thoại bàn với con gái. Cu Tý và bé Cún sẽ ở phòng của Hoà, An ngày xưa, bà sẽ được ôm con bé Cún cả ngày, kèm cu Tý học như đã kèm bác Hòa của nó, bà sẽ dạy Cún may vá, nấu nướng, bà sẽ rủ nó ra vườn hái hoa và hai bà cháu cùng trưng bày phòng khách, phòng ăn. Bà có thì giờ chơi với cháu mà không phải lo đi làm như ngày xưa, có những lúc vì bận rộn công việc bà bỏ bê mẹ nó. Cứ như thế bà chìm dần vào giấc ngủ êm ả, phơi phới mộng đẹp.
Đúng theo như sự mong ước của bà, gia đình An đã dọn về ở chung với mẹ gần một năm rồi, Huy chồng của An lại khéo tay và chịu khó, chàng đã bắc cho mẹ giàn cây bọc hai bên hông nhà, một bên bà trồng hoa, bông giấy tím đã trèo lên đến nóc, tiếp nối là giàn Tigon với những chùm hoa chúm chím những nụ tim hồng. Phía bên kia là vườn rau, bầu, bí, dưa leo, khổ qua chen chúc leo trên giàn và trái thòng xuống trông thật vui mắt. Dưới đất sát hàng rào, Huy đóng những thùng hình chữ nhật làm bồn cho mẹ trồng rau thơm; mỗi ô một loại, kinh giới, tía tô, húng quế, ngò gai, rau răm, rau dấp, xả, ớt... chả thiếu thứ rau thơm, gia vị nào. Vườn sau bà vẫn giữ nguyên, những cây Hồng, Đào, Mơ, Mận đã thành những cây lão, hàng năm ra biết bao nhiêu trái.
Căn nhà vợ chồng An để cho thuê, mỗi tháng thu nhập thêm gần ba ngàn. Ngày mới dọn về An đề nghị đưa mẹ tiền nhà, bà nhẹ nhàng nói:
- Vì thương mẹ các con về đây, mẹ rất vui. Nhà mẹ cũng như nhà con, mẹ không còn nợ nhà, các con để dành tiền đó lo cho các cháu.
- Vậy mẹ cho chúng con gửi mẹ tiền chợ.
- Mẹ không nhận trách nhiệm chợ búa cơm nước hàng ngày. Các con có thể mua thêm tủ lạnh để ngoài nhà xe, cất những đồ ăn riêng, khi tiện thì mẹ nấu cả nhà cùng ăn, khi mẹ bận thì các con tự lo lấy.
Tuy nói thế nhưng gần như ngày nào bà cũng nấu sẵn bữa cơm chiều ngon lành, cả nhà quây quần ăn uống vui vẻ.
Hơn năm năm sống thui thủi một mình, nhà có tiếng trẻ thơ như ấm áp hẳn lên.
Buổi sáng hai đứa bé ríu rít:
- Thưa bà ngoại con đi học!
Buổi chiều:
- Bà ngoại ơi, con đói bụng!
Bà vui vẻ hầu cháu.
Và cuối tuần thì:
- Bà ngoại ơi, cho con “ngủ bà”, bà kể chuyện con nghe.
Hai đứa rúc hai bên nghe bà kể chuyện Phạm Công-Cúc Hoa, chuyện Thạch Sanh-Lý Thông, chuyện Thánh Gióng...
Hạnh phúc sao khi nhà có già, có trẻ, có ông bà, cha mẹ, con cái quây quần bên nhau như hình ảnh tuổi thơ của bà ngày xưa... Bà nhớ bà nội, cha mẹ, anh chị em và ông chồng yêu quý của bà thật nhiều. Bà thầm cảm tạ Trời Phật đưa đến cho bà một giải pháp tốt đẹp. Bà được ở lại căn nhà cũ với bao kỷ niệm, được ôm cháu hít hà. Vợ chồng Huy đỡ tốn kém lại yên tâm đi làm vì các con đi học về có bà săn sóc. Buổi chiều có sẵn bữa cơm ngon lành, bổ dưỡng. Buổi tối vợ chồng con cái có nhiều thì giờ với nhau hơn. Nếu bà dọn về ở với con thì chưa chắc được tốt đẹp như thế vì nhà cha mẹ là nhà của con, nhà của con không phải là nhà của cha mẹ. Tiền bạc dành dụm của bà, bà tiêu xài cho con cháu vì trước sau gì khi bà nhắm mắt xuôi tay cũng của chúng nó mà thôi.
Trăng tròn xoe treo trên tấm thảm nhung trên cao. Như thói quen, bà ngồi bên cửa sổ nhìn ra mảnh vườn sau, cây cối êm ả, loang loáng dưới ánh trăng thanh. Hôm nay Rằm Tháng Chạp, chỉ còn hai tuần nữa là Tết, bà sẽ sửa soạn một cái Tết truyền thống cho các cháu của bà, bà sẽ gói bánh chưng, gói vài cặp cỡ trung đủ để nhà thơm mùi bánh khi nồi bánh sôi sùng sục trên bếp; bà sên vài món mứt như mứt dừa, mứt sen; kho một nồi thịt ăn với dưa giá. Hai đứa bé lụng thụng trong áo dài khăn đóng, đón Giao Thừa với bà và cha mẹ. Không gian đượm mùi Tết trong ngôi nhà đầy hoa với những bàn thờ nhang thơm ngát, đèn nến lung linh và mâm ngũ quả tốt tươi.
Đỗ Dung (V
st
Show more 1 month ago


Ngồi ở bàn ăn trong bếp, tôi kể cho bà nghe đủ mọi thứ chuyện trong ngày. Sau đó tôi cùng bà chơi vài ván bài Tây. Bà luôn... Show more 3 hours 8 minutes ago