Sức khỏe & sắc đẹp

Sức khỏe & sắc đẹp (100)

CƠM NÓNG, CƠM NGUỘI

CƠM NÓNG, CƠM NGUỘI

*****

  Tôi có người bạn nước ngoài từ châu Âu qua Việt Nam tìm hiểu văn hóa. Tôi liền khuyên anh chàng ăn cơm ngày hai bữa để làm quen với văn hóa Việt Nam. Sau một tháng anh chàng chào thua, trở lại ăn… bánh mì. Bị tôi chê cười, anh chàng trả đũa: “Bạn cứ thử ăn bánh mì ngày hai bữa đi, coi có chịu nổi một tháng không?” Tôi đầu hàng ngay lập tức.


Cơm nguội + khô cá dưa

Đùa sao, tôi là dân “cơm thương” từ nhỏ đến lớn, làm gì ăn thứ khác thay cơm nổi một tháng? Tôi chợt nhận ra, lâu nay mình cứ lo chạy theo mì, phở, bánh các loại mà không biết coi trọng cái món ăn căn bản nhứt trong ẩm thực Việt: Cơm!

Thấy tôi đã nhận ra vấn đề, bạn tôi nhân tiện làm tới: “Vậy cơm quan trọng như thế nào trong văn hóa và ẩm thực Việt Nam?” Trời, hỏi kiểu này là làm khó nhau nghen, tôi không phải nhà ẩm thực học, càng không phải nhà văn hóa học, chỉ là nhà… ăn học (à, là học ăn đó), nào dám múa rìu qua mắt thợ! Nhưng không trả lời được thì… quê quá, dù gì mình cũng ăn cơm mấy chục năm mà lớn, thôi biết tới đâu nói tới đó.
 
Ăn cơm nguội có gây ung thư?
Tôi đằng hắng: “Cơm chia làm hai phần: cơm nóng và cơm nguội.” Người Việt khi nói tới bữa cơm, luôn nghĩ tới cơm nóng trước. Trời có nóng cách mấy, cũng vẫn ăn cơm… nóng. Hình như cơm nóng đại diện cho một bữa ăn gia đình có người chăm sóc, ấm áp và ngon lành. Bữa cơm nào mà “cơm lạnh, canh nguội” là gia đình đó đang có vấn đề. Trời lạnh, hay đang lúc mưa gió tơi bời, càng không thể thiếu cơm nóng. Cá chiên, thịt luộc, hay một món “tủ” của nhà, ăn với cơm nóng là “hạnh phúc ở quanh đây”. Có thêm mấy món chua-cay-mặn như cà pháo muối, cà pháo mắm nêm, dưa mắm, dưa giá chấm nước thịt kho sẽ càng hao… cơm nóng!


Với mấy đứa con nít đang tuổi lớn, lại lớn lên trong lúc thiếu ăn, thiếu mặc, thì có cơm nóng (không độn) mà ăn đã sướng nhất trần đời, chan chút nước mắm dầm ớt, sang thì có thêm chút tóp mỡ, ăn quên thôi. Cái hạnh phúc đơn sơ đó, còn có thêm cái đoạn dạo đầu sung sướng, là đang chơi mê say với bạn thì nghe tiếng kêu của má hay chị: “Tí ơi, về ăn cơm!” Cậu bé (hay cô bé) sẽ “dạ” to một tiếng rồi co cẳng chạy về nhà rửa tay, ngoan ngoãn ngồi vô bàn. Vài chục năm sau, có lẽ tiếng kêu sẽ thay bằng: “Anh ơi, ra/vô ăn cơm!” (“Em ơi, ăn cơm!” chắc ít hơn, nhưng ai dám nói là không có?) Thế hệ của bạn và tôi, cỡ 7x trở về trước, có lẽ còn có cơ hội nói câu: “Dạ mời ba má thời cơm!” trước khi ăn, trong khi với các bạn từ 8x trở đi, dường như câu này ngày càng hiếm gặp. Thời cuộc thay đổi, nên văn hóa cũng đổi thay!
 
Ký ức Hà Nội: Tương tư món cơm nắm ở vỉa hè Hà Nội - Ảnh 2.
Cơm nóng ở dưới đáy nồi, quá lửa chút sẽ biến thành… cơm cháy. Quá lửa chút thôi nghen, thì cơm cháy mới ngon. Miếng cơm cháy vàng óng ả màu đồng, rắc tí muối lên, nhai rộp rộp giòn tan. Bây giờ nồi cơm điện từ thành thị về tới thôn quê, đâu còn ai nấu cơm bằng than hay củi mà có cơm cháy. Nên cơm cháy thành món nhà hàng, rắc thịt chà bông và đủ thứ mỹ vị lên mà ăn theo kiểu quý tộc. Tôi bèn tự an ủi: cũng là một nét văn hóa, giữ được thì tốt, chớ nhìn ra thế giới, có ai có cơm cháy độc đáo như mình không? (Câu này bỏ ngỏ, tôi chưa dám trả lời, bởi về mặt này luôn cảm thấy mình là “ếch ngồi đáy giếng”).

 Cơm nắm muối vừng - món ăn dân dã tuổi thơ - VnExpress Cooking
Một món nữa, phải làm lúc cơm còn nóng, nhưng ăn lúc cơm đã nguội, là cơm nắm. Cơm nóng nấu xong, xới ra một cái khăn vải, rồi cuộn lại, nắm hai đầu khăn mà nhồi, đập, lăn cho cơm trong khăn quyện lại thành một khối tròn dài, dẻo mịn. Để cơm nắm ra khay hay dĩa cho thiệt nguội, rồi mới gói trong mo cau hay khăn vải cho khỏi khô. Cơm nắm cắt ra từng miếng, chấm muối mè hay muối đậu phộng. Nó là cơm mà không phải cơm, là bánh mà không phải bánh. Lát cơm nắm vừa có vị chơn chất của cơm, vừa có vị dẻo sánh của bánh, chấm muối bùi-mặn-ngọt để tạo thành một mùi thương vị nhớ cả đời không quên!
 
Tác hại không ngờ tới khi ăn cơm nguội
Cơm nóng để qua một hồi sẽ thành… cơm nguội. Có những món ăn với cơm nóng không ngon, mà với cơm nguội thì bá cháy. Ví dụ như, cơm nguội bỏ vô nước hủ tíu, phở, bún bò còn dư mà và lua, lúc đói thiệt đói. Tôi nhớ hoài câu cảm thán của bạn đọc Nguyễn Bích dưới bài “Bởi vì em nấu hủ tíu chờ anh…” (Minh Lê, 10/6/2020, trang Sài Gòn thập cẩm): “Nhớ hồi nhà nghèo, đông con, còn trộn cả cơm nguội vào nước hủ tíu còn dư mà ngon làm sao!” Như vậy là còn sang đó nghen, con nít nhà quê chỉ ăn cơm nguội với nước mắm kho quẹt, tí nước mắm với ớt, hên thì xin thêm chút tóp mỡ hay nước mỡ, kho cho nó quẹo lại, chan lên cơm nguội mà ăn. Không biết có phải tuổi đời chồng chất làm tôi hơi lẩm cẩm không, chớ tôi thấy rất thương cho con nít bây giờ, ăn uống cái gì cũng không thiếu, vậy mà rất thiếu cái cảm giác (và kỷ niệm) “ngon” của chúng ta ngày xưa với cơm nóng và cơm nguội. Nếu đó là cái giá phải trả cho một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc hơn, đến nỗi chúng ăn gì cũng không thấy ngon, cái giá đó liệu có cao hơn ta nghĩ? Có cách nào làm cho cái giá đó bớt đi hay không?

 Mẹo vặt nấu ăn – Mẹo rang cơm ngon - Nhà hàng Quá Ngon

Cơm nguội có người em họ sang cả hơn là cơm chiên. Tôi thích nhứt là lúc mấy múi tỏi đập dập bay vô chảo dầu (mỡ) đã nóng kêu cái xèo, mùi thơm lựng tỏa ra khắp nhà, thấm vô từng hột cơm nguội xoay tròn trong chảo, như đang nhảy điệu valse theo sự chỉ đạo của cái sạn (xẻng), dần dần chuyển sang màu vàng tươi, rồi bừng lên mùi thơm đậm đà của trứng gà, tiêu và nước mắm. Cơm chiên có nhiều phiên bản, nhưng tôi vẫn ưa nhứt cơm chiên trứng và cơm chiên (không), một phần do ký ức tuổi thơ, một phần vì chúng dễ làm và dễ ăn.
 
Cơm nguội nên để nguyên hay hâm nóng khi ăn, người cẩn thận vẫn mắc lỗi này

Ngoài ra còn một món đặc biệt cần cơm nguội: cơm hến Huế. Tôi có may mắn được một người bạn Huế chính tay nấu cơm hến Huế cho ăn, sau lần đó, nghe cơm hến Huế là tôi… rung động. Thứ nhứt là vì món này thực sự là một món kỳ công, từ việc chuẩn bị đủ loại rau thơm, khế, bắp chuối bào đến các loại gia vị như tóp mỡ, đậu phộng rang hay mè, tương ớt, nước ruốc, và cuối cùng khâu quan trọng nhất là làm sạch, luộc và xào hến. Thứ hai vì nó… quá cay, mà không cay thì không phải cơm hến như lời bạn tôi tha thiết dặn. Đừng nói tôi, ngay nhà văn Trần Kiêm Đoàn, vốn là “người Việt gốc…ớt” chính hiệu, mà còn phải than:

“Cái thuở ban đầu…“cơm hến” ấy,
Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên (!)”


Ai muốn biết cái thuở ban đầu của Trần Kiêm Đoàn với cơm hến ghê gớm ra sao mà tác giả phải thêm một dấu chấm than, xin mời tìm đọc “Chuyện khảo về Huế”, bài “Cơm hến”.

Nói cho cùng, cơm chính là nền tảng cho bữa ăn Việt, bởi người Việt không thể thiếu cơm, như anh bạn Âu châu của tôi không thể thiếu…bánh mì. Cơm không được ca ngợi nhiều như những món ăn khác, thậm chí “anh đi anh nhớ quê nhà”, anh cũng chỉ nhớ “canh rau muống, cà dầm tương” nhưng thiếu cơm thì canh – cà sao còn ra vị quê hương?

Nên tôi nói với anh bạn, tôi sẽ kể cho anh một chuyện tình hoàn toàn bằng “cơm” trong tục ngữ và ca dao, để anh hiểu được vị trí của cơm trong văn hóa Việt. Câu chuyện bắt đầu khi chàng trai gặp cô gái, chàng son sắt ngỏ lời:
 
Những sai lầm nghiêm trọng khi ăn cơm có thể khiến bạn rước bệnh vào thân

“Ăn cơm ba chén lưng lưng,
Uống nước cầm chừng để dạ thương em.”

Đến cơm mà cũng ăn cầm chừng sợ hết “dạ” thương em thì tình tứ quá, cô gái dĩ nhiên cảm động. Rồi họ bắt đầu “góp gạo nấu cơm chung”, sống những năm đầu hạnh phúc:

“Trời mưa cho lúa chín vàng,
Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm.”

Buồn thay, anh chàng bỗng sinh thói làm biếng nên cứ chờ vợ “cơm bưng nước rót”. Đã vậy:

“Đàn ông đều thích ăn quà,
Ăn quà cho đã, về nhà ăn cơm.
Nhai cơm như thể nhai rơm,
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà.”


Anh chàng lo ăn “phở”, ăn “quà” ở ngoài, nên khi cô vợ biết được, bữa ăn bắt đầu “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Cô vợ thấy giận hoài không có kết quả nên xuống giọng ngọt ngào:

“Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.”
 
Nói tới mức đó rồi mà anh chàng vẫn không chịu quay đầu, cô vợ đành dứt áo ra đi, trước khi đi bỏ lại hai câu:

“Một ngày hai bữa cơm canh,
Lấy ai lo liệu cho anh một đời?”


Nàng đi rồi, anh chàng mới thấy thấm thía:

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ nồi cơm nguội, nhớ siêu nước chè.”

Con người ta thiệt lạ, đến khi mất rồi mới hiểu được giá trị của điều đã mất. May mà anh bạn cảnh tỉnh tôi kịp thời, tôi mới hiểu ra cái bình dị nhứt, thân thuộc nhứt trong cuộc đời mình là cái đáng quý nhứt. Cơm, dù là cơm nóng hay cơm nguội, sẽ son sắt theo tôi đến cuối cuộc đời, bởi khi sinh ra, tôi là người Việt!
 

Minh Lê
Theo: saigonthapcam
 
Nam Mai sưu tầm
 
 
 
Xem thêm...

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP (OCULAR HYPERTENSION)

Bệnh tăng nhãn áp (Ocular Hypertension):

Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

 

 

Thứ bẩy tuần rồi, tôi chuẩn bị hoàn tất chăm sóc mắt cho người khách cuối cùng trong ngày thì cô nhân viên hỏi tôi: có một người đang rất đau mắt và nhức đầu muốn được gặp gấp, tôi có muốn nhận hay không?  Trong những trường hợp khám định kỳ thì còn chờ được, chứ đau mắt và đau răng thì làm sao mà chờ.  Và tôi cũng nhớ lại lời tuyên thệ của mình lúc ra trường là sẽ cố gắng chăm sóc bệnh nhân mình tốt nhất có thể, tôi nhận lời ở lại sau giờ làm việc để gặp người khách ấy.
 
Cô ấy là một người khá trẻ tuổi, khoảng ngoài 20.  Cô bước vào với tay ôm mắt vì đau nhức.  Mẹ cô phải chở cô đến vì cô cũng bị đau đầu, choáng váng và nôn mửa không lái xe được. 
 
Chúng tôi đo áp suất trong mắt cô, bên phải máy đo 22 mmHg nhưng mắt trái áp suất cao đến 56 mmHg, trong khi áp suất bình thường chỉ dưới 21 mm độ thủy ngân.  Thị lực của mắt phải vẫn đọc được 20/20, nhưng bên trái tầm nhìn chỉ lờ mờ.  Đồng tử mắt trái bị giãn nở nhưng lại không co giãn khi chiếu đèn sáng vào.  Giác mạc bên trái bị mờ đục.  Tôi kiểm tra góc thoát dịch trong mắt trái qua thấu kính hiển vi thì đã bị đóng hoàn toàn.  Tình trạng này đã khiến dịch không thoát ra được khỏi mắt dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp trong mắt trái. 
 
Bệnh trạng của cô được chẩn đoán lúc này là cao nhãn áp do góc mắt bị đóng cấp tính (Ocular hypertension secondary to acute angle closure).  Phần kế tiếp lúc này là phải làm sao để giảm áp suất trong mắt cô xuống thấp nhất có thể vì vào cuối tuần văn phòng bác sĩ nào cũng đóng cửa. 
 
Bệnh cao nhãn áp thường không gặp nhiều nhưng không phải không xảy ra. Trong gần suốt 20 năm hành nghề, tôi chỉ gặp và điều trị 2 trường hợp.  Cũng may tôi có vài lọ thuốc trị Glaucoma trong văn phòng và thuốc uống, áp suất của cô cũng hạ đáng kể sau vài giờ điều trị. 
 
Sáng hôm sau, áp suất trong mắt cô trở lại bình thường và cô cũng không còn bị đau đầu.  Tôi chuyển cô sang bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hoàn toàn.  Xin được chia sẻ bệnh lý Cao nhãn áp với quý anh chị phòng hờ khi mình hoặc gia đình gặp phải mà biết cách chữa trị kịp thời. 

Bệnh tăng nhãn áp  

 

Bệnh tăng nhãn áp thường được gọi là "kẻ trộm thị giác thầm lặng", vì hầu hết các loại bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau và không gây ra triệu chứng cho đến khi mất thị lực đáng kể.

Vì lý do này, bệnh tăng nhãn áp thường tiến triển mà không bị phát hiện cho đến khi dây thần kinh thị giác đã bị tổn thương không thể phục hồi.

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp là một nhóm các rối loạn ở mắt có liên quan gây tổn thương dây thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt đến não.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tăng nhãn áp có liên quan đến áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường — một tình trạng được gọi là tăng nhãn áp. Nhưng nó cũng có thể xảy ra khi áp suất trong mắt (Intra Ocular Pressure - IOP) bình thường. Nếu không được điều trị hoặc không được kiểm soát, thì đầu tiên là bệnh tăng nhãn áp sẽ gây mất thị lực ngoại vi và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới (sau đục thủy tinh thể).

Các loại bệnh tăng nhãn áp

Hai loại chính của bệnh tăng nhãn áp là bệnh tăng nhãn áp góc mở (open angle) và bệnh tăng nhãn áp góc đóng (closed angle). "Góc" trong cả hai trường hợp đề cập đến góc thoát dịch bên trong mắt kiểm soát dòng chảy ra của dịch lỏng như nước (có nước) liên tục được sản xuất ở bên trong mắt.

 

Tăng nhãn áp, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Nếu loại nước đó có thể tiếp cận góc thoát dịch, bệnh tăng nhãn áp được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc mở. Nếu góc dịch bị chặn lại và nước không thể tiếp cận được góc đó, bệnh tăng nhãn áp được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc đóng.

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

Hầu hết các loại bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau và không gây ra triệu chứng cho đến khi bị mất thị lực đáng kể, nhưng với bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, người ta bị các triệu chứng đột ngột như nhìn mờ, quầng sáng xung quanh, đau mắt dữ dội, buồn nôn và nôn.

Nếu quý vị có những triệu chứng này, hãy gặp chuyên gia chăm sóc mắt để có thể thực hiện các bước ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn.

 

Cảnh giác với những triệu chứng tăng nhãn áp nguy hiểm, dễ bị bỏ qua

Chẩn đoán, sàng lọc và kiểm tra để xem có bệnh tăng nhãn áp không

Trong các lần khám mắt thường quy, một áp kế được sử dụng để đo nhãn áp của quý vị, hoặc IOP. Mắt của quý vị thường được làm tê bằng thuốc nhỏ mắt và một đầu dò nhỏ nhẹ nhàng tựa vào bề mặt mắt của quý vị. Các áp kế khác sẽ thổi một luồng không khí lên bề mặt mắt của quý vị.

Ocular tonometer dùng để đo áp suất trong mắt

Chỉ số IOP cao bất thường cho thấy có vấn đề với lượng dịch (dung dịch có nước) trong mắt. Có thể là mắt tiết ra quá nhiều dịch hoặc mắt không thoát dịch đúng cách.

Thông thường, áp suất trong mắt phải dưới 21 mmHg (milimét thủy ngân) - một đơn vị đo lường dựa trên mức độ lực được tác động trong một khu vực nhất định đã được xác định.

Nếu IOP của quý vị cao hơn 30 mmHg, nguy cơ mất thị lực do bệnh tăng nhãn áp của quý vị cao hơn 40 lần so với người có áp suất trong mắt từ 15 mmHg trở xuống. Đây là lý do tại sao các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt được thiết kế để giữ cho IOP thấp.

Các phương pháp theo dõi bệnh tăng nhãn áp khác liên quan đến việc sử dụng công nghệ hình ảnh tinh vi để tạo ra các hình ảnh ở lần khám ban đầu và các phép đo dây thần kinh thị giác và các cấu trúc bên trong của mắt.

Sau đó, vào những khoảng thời gian xác định, các hình ảnh và các phép đo bổ sung sẽ được thực hiện để đảm bảo không có thay đổi nào xảy ra có thể cho biết tổn thương bệnh tăng nhãn áp tiến triển.

Các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp

Điều trị bệnh tăng nhãn áp có thể bao gồm phẫu thuật, điều trị bằng tia laze hoặc dùng thuốc, tùy thuộc vào mức độ nặng. Thuốc nhỏ mắt có thuốc nhằm làm giảm IOP thường được thử trước để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.

Vì bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau đớn, mọi người có thể bất cẩn trong việc sử dụng nghiêm ngặt các loại thuốc nhỏ mắt có thể kiểm soát nhãn áp và giúp ngăn ngừa tổn thương mắt vĩnh viễn.

Trên thực tế, không tuân thủ chương trình dùng thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp theo quy định là một trong những lý do chính dẫn đến mù lòa do bệnh tăng nhãn áp.

Nếu quý vị thấy rằng thuốc nhỏ mắt mà quý vị đang sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp gây cảm giác khó chịu hoặc bất tiện, thì đừng bao giờ ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc mắt của quý vị trước về một liệu pháp thay thế khả thi.

Thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp

Thuốc nhỏ mắt là dạng thuốc chủ yếu được dùng trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp, thành phần gồm có các nhóm thuốc sau:

  • Nhóm thuốc chẹn Beta: Gồm các hoạt chất như Timolol, Levobunolol, Betaxolol,… có tác dụng làm giảm lượng dịch mắt tiết ra
  • Nhóm thuốc chủ vận Alpha: Gồm các hoạt chất như Apraclonidine, Bromonidine,… có tác dụng vừa làm giảm lượng dịch mắt tiết ra vừa làm tăng lượng dịch mắt thoát đi
  • Nhóm thuốc ức chế Carbonic Anhydrase: gồm các hoạt chất như Brinzolamide, Dozolamide… có tác dụng làm giảm lượng dịch mắt tiết ra
  • Nhóm thuốc gây co đồng tử: Gồm các hoạt chất như Pilocarpine, Ephinephrine… có tác dụng gây co đồng tử nên gia tăng dịch mắt thoát đi, làm giảm áp suất ở mắt
  • Nhóm thuốc tương tự Prostaglandin (Prostaglandin Analogs): Gồm có các hoạt chất Latanoprost, Travaprost, Bimatoprost… có tác dụng làm gia tăng lượng dịch mắt thoát đi

 

Tăng nhãn áp sau mổ

Nếu bệnh tăng nhãn áp không thể được quản lý bằng thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt. Bệnh nhân có thể phẫu thuật tùy thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp. Mục tiêu phẫu thuật là làm giảm chất lỏng trong mắt bằng cách mở rộng vùng thoát nước hiện có. Hoặc bằng cách tạo ra một rãnh thoát nước mới để cho chất lỏng thoát qua.

Mr Raj Glaucoma laser, Mr Raj, Mr Raj Glaucoma, Mr Raj Cataract, Glaucoma  monitoring Birmingham, Dudley glaucoma

Phẫu thuật Selective Laser Trabeculoplasty

Phẫu thuật thường không đau, mặc dù một số bệnh nhân có thể cảm thấy một cảm giác nghẹt mũi. Thuốc gây mê cục bộ được sử dụng để làm giảm sự khó chịu của bệnh.

Sau khi mổ, người bệnh có thể bị mờ mắt hoặc kích ứng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thường kéo dài ngắn và bệnh nhân có thể quay trở lại hoạt động bình thường như đi làm hoặc học tập vào ngày hôm sau.

Tăng nhãn áp kiêng ăn gì?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh bị tăng nhãn áp cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

  • Không uống nước chè đặc và café. Bởi chè đặc và café làm hưng phấn hệ thống thần kinh. Gây hồi hộp, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cho bệnh nặng thêm
  • Kiêng dùng mỡ động vật và thức ăn có chứa cholesterol như thịt mỡ, lòng đỏ trứng
  • Nên hạn chế uống nhiều nước bởi sẽ gây thẩm thấu máu giảm làm nhãn áp lên cao, tình trạng bệnh nặng thêm

Tập thể dục có thể giảm nguy cơ tăng nhãn áp

Quý vị có thể làm giảm nguy cơ tăng nhãn áp không? Theo một nghiên cứu gần đây của châu Âu, tập thể dục làm giảm nguy cơ mà một số người bị bệnh tăng nhãn áp vì nó giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và trong mắt của quý vị.

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên và một lối sống năng động, quý vị cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp bằng cách không hút thuốc, duy trì cân nặng tốt cho sức khỏe và ăn một chế độ ăn uống đa dạng và tốt cho sức khỏe.

Hy vọng chút chia sẻ kinh nghiệm về bệnh lý Cao nhãn áp có thể giúp quý vị tránh được những tổn hại về mắt cho mình và người thân khi gặp phải.  Hãy lên lịch khám mắt ít nhất là một lần mỗi năm hoặc sớm hơn nếu nhận thấy có những thay đổi về mắt hoặc thị giác đáng kể.

 

Phương Tuyền

 

Xem thêm...

CƯỜM KHÔ (CATARACT): DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

 

CƯỜM KHÔ: DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

(CATARACT)

 

Symptoms of Cataracts - Can you still drive? | Jason Gilbert, M.D.

 

Hôm rồi có vị khách đến văn phòng khám mắt, ông cụ nói: "Cô ơi cô xem giùm tôi, ông bác sĩ gia đình nói tôi trong mắt có Cadillac, cô xem xem có phải tôi sắp có Cadillac không nhá".  Tôi mỉm cười trấn an ông cụ vì hiểu ý ông cụ nói gì.  Ông lớn tuổi và hơi bị lãng tai nên bác sĩ đề nghị đi khám mắt để kiểm tra xem có cườm khô (Cataract) trong mắt không mà ông nghe nhầm là Cadillac.  

Trong cuộc đời cùa chúng ta ai đều cũng phải trải qua Sinh, Lão, Bệnh, Tử.  Ai rồi cũng phải già đi.  Mắt nhìn rồi cũng sẽ kém đi.  Nhưng suy cho cùng, khi bác sĩ báo mắt mình có cườm cũng đồng nghĩa là mình đã sống thọ rồi đúng không?  Cườm khô là một bệnh lý lão hóa về mắt thông thường ở người lớn tuổi mà không ai tránh khỏi, và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trên thế giới.  Xin được chia sẻ với quý vị một số thông tin căn bản về cườm khô để chúng ta hiểu rõ dấu hiệu cũng như cách điều trị sẽ giúp chúng ta phát hiện kịp thời và chữa trị hiệu quả. 

Cườm mắt là gì?

Bệnh cườm mắt là tên gọi chung của hai chứng bệnh dễ mắc ở mắt là cườm khô (đục thủy tinh thể, cườm đá, cườm hạt, cataract) và cườm nước (cườm ướt, cườm nước, thiên đầu thống, glaucoma). Dù có tên gọi chung nhưng cườm khô và cườm nước là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, cả về nguyên nhân hay cách điều trị.  Trong bài viết hôm nay, chúng ta chỉ tìm hiểu về cườm khô.  Cườm nước sẽ được chia sẻ vào một dịp khác.

 Medical Definition of Cataract

 

Đục thuỷ tinh thể (cườm khô) là gì?

Thủy tinh thể là một bộ phận nằm ở đằng sau tròng đen của mắt. Nó hoạt động như một “thấu kính” tập trung các tia sáng để tạo hình ảnh sắc nét, rõ ràng. thấy vật thể khi có ánh sáng chiếu vào và đi xuyên qua lần lượt các lớp giác mạc, thủy tinh thể, thủy dịch và đáy mắt.

Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt và người bệnh sẽ bị nhìn mờ, thậm chí nếu thủy tinh thể bị đục hoàn toàn hai mắt người bệnh sẽ bị mù lòa.

Bình thường, thủy tinh thể trong suốt. Nhưng khi thủy tinh thể bị đục, khi soi mắt sẽ thấy như có một viên bi mờ màu trắng ở tròng đen. Sự đục mờ ở thủy tinh thể ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Cườm đá, hay cườm khô là những tên gọi khác của đục thủy tinh thể.

 

 

 

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Cườm đá, hay cườm khô không phải là khối u bất thường trong mắt như nhiều người lầm tưởng. Tình trạng này là do những thay đổi trong thành phần của thủy tinh thể gây đục. Cườm khô thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa, thoái hóa tự nhiên của thủy tinh thể. Từ tuổi 45 trở lên, các protein trong thủy tinh thể dần bị thay đổi, chúng bắt đầu co cụm lại với nhau thành từng đám nhỏ, gây cản trở đường truyền của tia sáng, khiến hình ảnh thu được không rõ nét.  Trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50.

 

Một số bệnh/tình trạng sức khỏe có thể khiến đục thủy tinh thể tiến triển nặng thêm:

  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Viêm mắt
  • Chấn thương mắt
  • Gia đình có người mắc đục thủy tinh thể
  • Sử dụng corticoid trong thời gian dài
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thường xuyên
  • Hút thuốc lá
  • Từng phẫu thuật mắt

 

Cataract and Diabetes Are they interrelated

Mắc bệnh tiểu đường có thể khiến đục thủy tinh thể tiến triển nặng thêm

Nguyên nhân thường gặp nhất gây đục thủy tinh thể là do lão hóa. Tuy nhiên, thực tế là càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể. Do tác động liên tục từ môi trường ô nhiễm, tia cực tím, cùng tâm lý chủ quan, không chăm sóc đúng cách, đục thủy tinh thể cũng ngày càng “trẻ hóa”.

Triệu chứng của đục thuỷ tinh thể

Cườm khô thường tiến triển rất chậm mà không gây đau đớn cho người bệnh. Ở độ tuổi 60, người bệnh đã có thể bắt đầu bị đục nhẹ nhưng tầm nhìn vẫn chưa bị ảnh hưởng. Sau tuổi 75, hầu hết người bệnh đã không thể nhìn được rõ ràng.

Một số triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể là:

  • Nhạy cảm với ánh sáng mạnh, nhìn thấy quầng sáng bao quanh khi nhìn vào bóng đèn
  • Tầm nhìn bị bao phủ sương mù hoặc một tầng mây mờ trước mắt
  • Khả năng nhìn trong bóng tối bị hạn chế
  • Nhìn mọi hình ảnh đều có màu vàng nhạt
  • Nhìn đôi (hình ảnh bị nhòe thành 2 hình dính liền nhau)
  • Ruồi đậu (chấm đen ở trước mắt, khi di chuyển mắt chấm đen vẫn nằm yên một vị trí ở trước tầm nhìn)
  • Phải thường xuyên thay đổi mắt kính để nhìn rõ

 

Lóa mắt và nhìn mờ về đêm là triệu chứng thường gặp của đục thủy tinh thể

Cách điều trị đục thuỷ tinh thể (cườm khô)

Cườm khô không làm tổn thương mắt mà chỉ làm mờ mắt.  Nếu quý vị cảm thấy hài lòng về thị lực của mình thì không cần phải phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Một khi quý vị không còn cảm thấy hài lòng với khả năng nhìn của mình nữa và bác sĩ thấy thị lực sụt giảm đáng kể, bạn nên cân nhắc việc phẫu thuật đục thủy tinh thể. Đôi lúc với bệnh ở giai đoạn đầu, thị lực có thể được cải thiện bằng việc đeo kính. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng, thay kính cũng không giúp cải thiện thị lực.

 

 1. Điều trị đục thủy tinh thể bằng thuốc

Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, hoặc dùng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên các loại thuốc nhỏ mắt hiện nay chủ yếu chỉ giúp làm chậm tiến triển của đục thủy tinh thể chứ không điều trị hết đục.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể có tên là Lanosterol. Tuy nhiên, thuốc vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng và chưa được chấp thuận sử dụng rộng rãi.

2. Phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo sẽ được chỉ định nếu tầm nhìn của người bệnh quá kém, họ không thể thực hiện được các công việc đơn giản hàng ngày như đọc sách báo, xem tivi, lái xe… Sau phẫu thuật, thủy tinh thể nhân tạo sẽ nằm vĩnh viễn trong mắt đóng vai trò như thủy tinh thể tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có khoảng 50% người bệnh bị đục thủy tinh thể thứ phát (đục bao sau- posterior capsule opacificaion) sau vài năm phẫu thuật. Nếu trường hợp đó xảy ra thì bác sĩ có thể dùng laser để xóa các màng mờ đục đó mà không cần phải thay thủy tinh thể nhân tạo lần nữa.

 ZEISS Dense cataract

Cườm khô sau khi phẫu thuật ra khỏi mắt

Trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, mắt sẽ được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt và tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân. Sau đó thủy tinh thể bị đục sẽ được loại bỏ và được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Sau khi phẫu thuật nên hạn chế tối đa các hoạt động trong tuần đầu tiên và cần phải nhỏ thuốc đều đặn theo chỉ dẫn cũng như tái khám 1 ngày, 1 tuần và 3 tuần sau khi phẫu thuật.

Cataract Surgery: Risks, Recovery, Costs - American Academy of Ophthalmology

Hình dáng thủy tinh thể nhân tạo

Phẫu thuật đục thủy tinh thể không bao giờ thực hiện trên cả hai mắt cùng một lúc. Bệnh nhân thường được phẫu thuật mắt yếu hơn trước để có thể nhìn bằng mắt khỏe hơn trong khi mắt được phẫu thuật bình phục.

Cataract Surgery: What It Is, What to Expect, Recovery

Phẫu thuật giúp thay thế thủy tinh thể bị đục bằng thuỷ tinh thể nhân tạo. Có 2 phương pháp thường được sử dụng hiện nay:

  • Phương pháp mổ Phaco

Bác sĩ chuyên môn sẽ dùng dao rạch một vết nhỏ ở rìa ngoài giác mạc. Tiếp đó, dùng năng lượng siêu âm để chia nhỏ thủy tinh thể bị đục và hút bỏ ra ngoài. Cuối cùng, bác sĩ sẽ đặt thủy tinh thể nhân tạo vào.

Ưu điểm: Vết mổ nhỏ, chi phí điều trị phù hợp. Vì thế, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để điều trị đục thuỷ tinh thể.

Nhược điểm: Phương pháp này không hiệu quả với các trường hợp nặng.

  • Phương pháp mổ bằng Laser

Khác với phương pháp mổ Phaco, bác sĩ sẽ dùng tia laser để tạo một đường rạch chính xác trên giác mạc.

Ưu điểm: Hiệu quả cho cả người bị đục thuỷ tinh thể nặng.

Nhược điểm: Chi phí khá cao

 

Cuộc phẫu thuật đục thủy tinh thể đa số chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút là hoàn thành nếu không có sự phức tạp nào xảy ra trong tiến trình mổ.  Xin xem một video ngắn sau để thấy cườm khô được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo trong mắt bệnh nhân.

 

 

Phòng ngừa đục thủy tinh thể

Sử dụng kính râm khi ra ngoài

Hãy sử dụng kính râm có tác dụng chống tia cực tím trước khi ra ngoài. Ngoài việc quan tâm đến hình dáng, thiết kế của kính thì bạn nên quan tâm đến các thông số chống tia cực tím của kính mát.

Đội mũ rộng vành

Hãy đội một chiếc mũ vành rộng mỗi khi ra ngoài đường. Điều này giúp mắt giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời với cường độ cao. Do đó có thể ngăn chặn được tia cực tím hiệu quả.

Chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Việc chọn một chế độ ăn lành mạnh sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, giảm hút thuốc và bia rượu là các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể ở mắt sẽ giúp mắt khỏe hơn.  Cườm mắt có nguy cơ cao dẫn đến mù lòa ở người lớn tuổi, do đó, quý vị cần phải biết được các dấu hiệu sớm của bệnh để được điều trị kịp thời.

 

Your Role In Successful Cataract Surgery - Bruder

Hãy đặt lịch hẹn khám mắt nếu quý vị nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi hoặc chớp sáng. Nếu không điều trị sớm, thị lực sẽ giảm dần, gây biến chứng ở thị lực, dẫn đến nguy cơ mù lòa. Khi đục thủy tinh thể đã bước vào giai đoạn muộn, thì phải tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.  

Hy vọng chúng ta có thêm một chút khái niệm về bệnh lý cườm khô, là nguyên nhân phổ biến gây thị lực kém ở người cao tuổi. Cườm khô là dạng mù có thể chữa được. Điều quan trọng là qúy vị phải đi kiểm tra mắt thường xuyên để phân biệt với những bệnh mù do nguyên nhân khác cần điều trị khẩn cấp.  Chúng ta cần nhớ, phát hiện sớm có thể ngăn ngừa bị mù vĩnh viễn.

 

Phương Tuyền

 

 

Xem thêm...

Vì sao người già hay quên và làm gì để khắc phục?

Vì sao người già hay quên và làm gì để khắc phục?

<0><0><0>

Cách trị bệnh hay quên ở người già

Hay quên  là tình trạng rất phổ biến ở người cao tuổi. Các triệu chứng có thể nhẹ như quên đồ vật, sự kiện nhưng cũng có thể nặng hơn với những biểu hiện của bệnh Alzheimer, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy vì sao người già hay quên và làm cách nào để khắc phục?

1. Người già hay quên nguyên nhân do đâu?

1.1 Do lão hóa

Khi về già, nhất là ngoài 60 tuổi, các cơ quan trong cơ thể dần thoái hóa và não bộ cũng không ngoại lệ, dẫn đến sự suy giảm các chức năng của não, trong đó có khả năng ghi nhớ.

Sau 25 tuổi, các tế bào não không những không sản sinh thêm mà còn bắt đầu thoái hóa. Mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào não bị phá hủy. 

Cùng với đó là sự sụt giảm nhanh chóng chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Đây là chất có vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin giữa các tế bào. Sự sụt giảm của các các chất này tác động gây suy giảm trí nhớ, khiến người bệnh gặp khó khăn, chậm chạp trong việc xử lý các tình huống.

Sự lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hay quên ở người già. Bệnh diễn tiến khá nhanh. Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ hay Alzheimer. Các nghiên cứu cho thấy ở có khoảng 1% người ở lứa tuổi 60-64 mắc chứng giảm trí nhớ, nhưng tỷ lệ này ở lứa tuổi 85 lên tới 50%.

Người già hay quên do lão hóa

Tình trạng hay quên ở người già có thể là ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

1.2 Do ảnh hưởng của các bệnh lýBên cạnh nguyên nhân thoái hóa não, tình trạng mắc cùng lúc nhiều bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của người cao tuổi ở nhiều mức độ khác nhau. Tiêu biểu là các di chứng hoặc biến chứng khi mắc tai biến mạch máu não, đột quỵ, tiểu đường, chấn thương sọ não…

1.3 Các nguyên nhân khác khiến người già hay quên

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng khiến trí nhớ của người già bị ảnh hưởng như:– Tình trạng ăn kém, thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B: Chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì trí nhớ. Tuy nhiên ở người lớn tuổi, tốc độ hấp thụ dinh dưỡng, trong đó có vitamin B1, B12 kém hơn. 

– Stress, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm: Tình trạng căng thẳng có thể khiến người già kém tập trung hơn, từ đó dễ rơi vào tình trạng hay quên.– Thay đổi hormone: Trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, các hormone trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi khiến trí nhớ cũng bị ảnh hưởng. – Rối loạn giấc ngủ: Việc ghi nhớ diễn ra chủ yếu trong lúc ngủ, vì thế giấc ngủ gián đoạn có thể khiến người già dễ quên hơn.

– Lạm dụng thuốc, rượu bia, chất kích thích: Lạm dụng rượu sẽ gây độc cho tế bào và dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Theo thời gian có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Thiếu dinh dưỡng - Nguyên nhân khiến người lớn mắc chứng hay quên

2. Các biểu hiện hay quên ở người già

Chứng hay quên ở người già có thể biểu hiện đa dạng tùy theo mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng thường gặp khi người già hay quên:– Quên những đồ vật quen thuộc, từng dùng rất thường xuyên.

– Thường lặp lại những câu hỏi giống nhau, nhắc lại những câu chuyện đã nói trong cùng một buổi trò chuyện. 

– Khó giao tiếp, khó tìm từ ngữ để diễn đạt. – Thường xuyên bị lạc dù ở những vị trí quen thuộc.

– Mất phương hướng, không nhớ được các địa điểm, thời gian, không viết đường về nhà.

– Tính toán sai, phản ứng chậm, khó làm theo khi được hướng dẫn.

– Quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp.

– Không quan tâm đến sự an toàn, yếu tố vệ sinh và dinh dưỡng của bản thân. 

– Thay đổi lớn về hành vi, nhân cách, hay lo lắng, gây gổ, dễ kích động khi được yêu cầu làm việc dù là những công việc đơn giản như ăn cơm, đi tắm…

– Ít ngủ vào ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, buồn tiểu, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày.

– Quên tên hoặc không nhận ra người thân

3. Một số biện pháp giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi

Trí nhớ cũng có thể rèn luyện và cải thiện được nhờ một số biện pháp sau:

3.1 Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là vitamin B1, B12 là rất quan trọng để hạn chế, đảo ngược các vấn đề liên quan đến trí nhớ. Ngoài ra nên tăng lượng trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu protein, ít chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.

3.2 Người già hay quên nên luyện tập trí não thường xuyên

Việc khám phá những điều mới trong cuộc sống như đọc cuốn sách mới, chơi một trò chơi mới, giàu tính trí tuệ sẽ rất có ích cho việc cải thiện trí nhớ và khả năng giao tiếp xã hội.

Cách khắc phục chứng hay quên của người già

Chứng hay quên ở người già có thể được cải thiện nhờ các trò chơi tư duy.

3.3 Từ bỏ rượu và các chất gây nghiện

Điều này vô cùng quan trọng đối với việc cải thiện triệu chứng hay quên ở người già, đặc biệt nếu nguyên nhân suy giảm trí nhớ là do lạm dụng các chất kích thích.

3.4 Uống đủ nước mỗi ngày

Người lớn tuổi rất dễ bị mất nước, gây ra lú lẫn, buồn ngủ và các triệu chứng khác giống như mất trí nhớ. Theo khuyến cáo, người già phải uống đủ nước, cố gắng uống 1,5-1,8 lít nước/ngày tùy cân nặng. Trong trường hợp đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, bệnh nhân đang bị tiểu đường, tiêu chảy thì cần điều chỉnh lượng nước phù hợp đưa vào cơ thể.

3.5 Luyện tập thể thao

Việc tập thể thao thường xuyên sẽ giúp giảm căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan, từ đó tác động tốt đến trí nhớ. Người lớn tuổi nên lựa chọn một môn thể thao như đi bộ, đi xe đạp, thiền, dưỡng sinh,… sao cho phù hợp với thể chất và sức khỏe của mình.

3.6 Chú ý khi dùng thuốc

Như đã nói ở trên, nhiều loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về nhận thức và trí nhớ. Trước khi sử dụng thuốc, người già cần lưu ý tới tác dụng phụ của thuốc, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, từ đó cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Trên đây là những nguyên nhân khiến người già hay quên và biện pháp cải thiện phù hợp. Khi thấy trí nhớ giảm sút nghiêm trọng, hãy sớm gặp chuyên gia Nội thần kinh để được khám và điều trị kịp thời.

 

Nguyễn Thùy Trang

__________________________

4 cách chống lại suy giảm nhận thức

BM

Những lựa chọn lối sống này có thể giúp giữ cho bộ não của bạn ở trạng thái chiến đấu trong những năm về già.

Lão hóa không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đi lại mà cuối cùng sẽ thay đổi khả năng ghi nhớ và học hỏi những điều mới.

Tuy nhiên, thực hiện những thay đổi đơn giản về cách uống và lối sống, bạn hoàn toàn có thể làm chậm lại quá trình nay.

 

Nhịn ăn gián đoạn

 

BM

Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng chứng sa sút trí tuệ mạch máu (do lưu thông máu kém), chiếm 15 đến 20% các trường hợp sa sút trí tuệ ở Bắc Mỹ và Âu Châu, có liên quan đến các bệnh chuyển hóa. Những điều kiện này thường liên quan đến thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã xem xét cách hiệu quả nhất để cắt giảm lượng calo để xem liệu điều này có ảnh hưởng đến nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu hay không.

 

Họ quyết định nhịn ăn gián đoạn. Điều này liên quan đến việc hạn chế khi bạn ăn thay vì những gì bạn ăn. Nhịn ăn gián đoạn như một cách để hạn chế lượng calo đã được chứng minh là hiệu quả hơn trong việc giảm cân và chất béo so với chế độ ăn kiêng thông thường.

 

BM

Một đánh giá năm 2019 cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm viêm thần kinh và tổn thương DNA, đồng thời cải thiện chức năng mạch máu. Các tác giả tuyên bố rằng nhịn ăn gián đoạn có thể là một phương pháp ăn kiêng hiệu quả để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu, ngăn ngừa sự khởi phát và cải thiện bệnh lý của nó.

 

Một nghiên cứu khác cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn thậm chí còn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

 

BM

Các phương pháp nhịn ăn gián đoạn bao gồm:

 

·       Giao thc “Leangains”, bao găn trong 8 gi và nhăn trong 16 gi gia các ln cho ăn

·       Giao thăn-ngng-ăn, bao gm nhăn trong 24 gi mi tun mt ln

·       Cách ăn kiêng 5:2, tc là ch ăn 500 calo vào hai ngày không liên tc trong tun và sau đó ăn ung bình thường trong năm ngày còn li

 

Tập thể dục, thậm chí chỉ cần 6 phút

 

BM

Chúng tôi biết rằng tập thể dục mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe. Có nhiều bài tập luyện để bạn lựa chọn—và gần như tất cả các cách tập này đều sẽ cải thiện sức khỏe và duy trì khả năng nhận thức ở một mức độ nào đó.

 

Tuy nhiên, sự hạn chế về thời gian ngăn cản nhiều người cố gắng kết hợp thể dục vào thói quen hàng ngày của họ.

Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy chỉ 6 phút tập thể dục cường độ cao có thể kéo dài tuổi thọ của một bộ não khỏe mạnh và trì hoãn sự khởi phát của các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng một đợt đạp xe ngắn nhưng cường độ cao có thể làm tăng đáng kể việc sản xuất một loại protein gọi là yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF.)

BM

BDNF có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. BDNF thúc đẩy sự tồn tại của tế bào thần kinh và khả năng hình thành các kết nối và con đường mới của não bộ.

Thật thú vị, họ cũng phát hiện ra rằng việc nhịn ăn gián đoạn không ảnh hưởng đến việc sản xuất BDNF.

Nhà thần kinh học Henry Mahncke, người có bằng tiến sĩ về khoa học thần kinh và là Giám đốc điều hành của Posit Science, nhà phát triển BrainHQ, nói rằng: “Bước tiếp theo là chứng minh rằng ngoài việc cải thiện dấu hiệu sinh học về sức khỏe bộ não, những buổi tập thể dục rất ngắn này còn cải thiện các chức năng nhận thức như trí nhớ, sự chú ý và tốc độ.”

 

Ông nói, các loại bài tập được đề nghị là khác nhau ở từng giai đoạn của bệnh.

 

BM

Alzheimer để phù hợp với khả năng của mỗi người. Những người khỏe mạnh có thể tập những bài tập độc lập hơn.

 

Tiến sĩ Mahncke giải thích: “Một người lớn tuổi khỏe mạnh về mặt nhận thức có thể tham gia chạy bộ hoặc bơi lội. Một bệnh nhân Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ có thể tham gia vào một lớp vận động hoặc hoạt động nhóm.”

 

“Quý vị không bao giờ quá già—nhưng các nhà khoa học sẽ đồng ý rằng bắt đầu sớm hơn sẽ giúp ích cho quý vị nhiều hơn.”

 

Giao tiếp xã hội và xây dựng các mối quan hệ

 

BM

Cô lập xã hội là một yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ có liên quan đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim và trầm cảm.

Theo nghiên cứu gần đây của Đại học Johns Hopkins, những người lớn tuổi bị cô lập về mặt xã hội có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn gần 30% so với những người lớn tuổi có hoạt động xã hội nhiều hơn.

Các nhà nghiên cứu của Johns Hopkins đã định nghĩa sự cô lập xã hội là có ít mối quan hệ và ít người để tương tác.

Điều này được đo lường dựa trên việc những người tham gia sống một mình, nói về những vấn đề quan trọng trong năm qua với hai người trở lên hay tham dự các buổi lễ tôn giáo hoặc sự kiện xã hội.

Họ được chỉ định một điểm cho mỗi mục và những người đạt điểm 0 hoặc 1 được phân loại là bị cô lập về mặt xã hội. Những người tham gia thường xuyên được thực hiện các bài kiểm tra nhận thức trong khoảng thời gian 9 năm.

 

Khoảng 26% những người được phân loại là sa sút trí tuệ bị cô lập về mặt xã hội, so với dưới 20% những người không mắc chứng này.

BM

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy những người trung niên, bị cô lập có khối lượng chất xám (khối lượng não) thấp hơn ở các vùng thái dương, trán và các vùng khác của não.

Các tác giả nghiên cứu kết luận: “Do tỷ lệ sa sút trí tuệ và cô lập xã hội cao ở những người sống trong khu dân cư/viện dưỡng lão, ước tính của chúng tôi về mối liên hệ giữa cô lập xã hội và chứng mất trí nhớ có thể là sự đánh giá thấp về mối liên hệ trong dân số nói chung của người lớn tuổi.”

 

Bỏ thuốc lá sớm còn hơn muộn

 

BM

Một nghiên cứu từ Đại học bang Ohio cho thấy những người hút thuốc ở độ tuổi trung niên có nhiều khả năng bị mất trí nhớ và lú lẫn hơn những người không hút thuốc, nhưng nguy cơ suy giảm nhận thức thấp hơn đối với những người đã bỏ thuốc, ngay cả khi mới bỏ thuốc gần đây.

 

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa hút thuốc và suy giảm nhận thức bằng cách tự đánh giá một câu hỏi.

Tác giả nghiên cứu cao cấp Jeffrey Wing cho biết: “Mối liên hệ mà chúng tôi thấy là quan trọng nhất ở nhóm tuổi 45–59, cho thấy rằng việc bỏ thuốc lá ở giai đoạn đó của cuộc đời có thể có lợi cho sức khỏe nhận thức.”


Các tác giả nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố: “Một sự khác biệt tương tự không được tìm thấy ở nhóm lớn tuổi nhất trong nghiên cứu, điều đó có thể có nghĩa là việc bỏ thuốc sớm hơn sẽ mang lại cho mọi người những lợi ích lớn hơn.”

 

BM

Tỷ lệ suy giảm nhận thức chủ quan đối với những người hút thuốc trong nghiên cứu gần gấp đôi so với những người không hút thuốc. Nhưng trong số những người đã bỏ thuốc cách đây chưa đầy 10 năm, tỷ lệ này chỉ bằng 1.5 lần so với những người không hút thuốc.

 

Nhấn mạnh những lợi ích lâu dài của việc bỏ thuốc lá, những người tham gia đã ngừng hút thuốc hơn 10 năm trước cuộc khảo sát có tỷ lệ suy giảm nhận thức chủ quan chỉ cao hơn một chút so với những người không hút thuốc.

 

 

Jenna Rajczyk  _  Kim Khuê

 

 

Nam Mai sưu tầm

 

 

baomai.blogspot.com

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này