Thế giới quanh ta

Thế giới quanh ta (662)

Phở - Nguyễn Giụ Hùng

Phở 

Nguyễn Giụ Hùng

 

Cách nấu phở Hà Nội xưa chuẩn hương vị Hà Thành 80 năm về trước

Đọc những lá thư các anh chuyển cho nhau, rủ nhau về Los Angeles ăn phở, hẹn đến quán phở này rồi lại hẹn đến tiệm phở kia làm tôi nức lòng quá, muốn theo các anh xuống dưới đó làm một tô phở rồi về. Trong lúc ngẫu hứng tôi chợt muốn viết gửi đến các anh chút gì về phở để cho đỡ thèm và cho đỡ đói.

Nói đến phở là ta đang nói đến một món ăn rất Việt Nam, một món ăn có tính dân tộc và văn hóa cao nữa.

Đứng về mặt lịch sử và phát triển của phở, khó ai biết chính xác nó có tự bao giờ, nhưng chắc chắn nó phát xuất từ miền Bắc nước ta nên cũng vì thế có người thêm sau chữ phở là chữ Bắc để thành “phở Bắc” cho có vẻ chính gốc, cho đúng “nhãn hiệu trình toà.”

Phở được phổ biến rộng rãi, đâu đâu cũng có ở miền Bắc, từ hang cùng ngõ hẻm. Nhưng riêng tại thành phố Hà Nội thì phở được phát triển và thăng hoa nhanh hơn cả và được người dân Hà Nội tự hào về món ăn có phẩm chất cao này nên còn gọi là “phở Hà Nội” để phân biệt với phở ở những điạ phương khác. Nói về phở Hà Nội thì nhiều “văn nhân thi sĩ Hà Nội” đã tốn nhiều giấy mực viết về nó, trong số đó có nhà văn nổi tiếng, ấy là cụ Nguyễn Tuân của "Vang Bóng Một Thời".

Phở B52 - Hào Nam ở Quận Đống Đa, Hà Nội | Foody.vn

Tôi tin, phở đã "Nam tiến" từ lâu, nhưng có lẽ thời kỳ phở "di cư" vào miền Nam ồ ạt nhất là vào năm 1954, theo bước chân của một triệu người từ Bắc vào Nam. Thế rồi phở không chỉ ngừng ở những bước dài Nam tiến để chỉ lẩn quẩn trong phạm vi đất nước Việt Nam nhỏ bé, mà nó đã lại một lần nữa theo chân hàng triệu người "vượt biển" để đến khắp vùng đất xa xôi rộng lớn của năm châu bốn bể vào năm 1975 và những năm sau đó. Phở theo chân người Việt Nam đi cùng khắp thế giới để đem cái hương vị của món ăn rất độc đáo ấy đến với nhân loại như một hình thức giới thiệu một phần văn hoá Việt Nam.

Phở đã lan tràn khắp nơi. Tôi nói không ngoa. Ta hãy thử đếm xem có bao nhiêu tiệm phở ở Los Angeles nơi các anh sắp tới, bao nhiêu tiệm phở ở San Jose nơi chúng ta đang sống. Ngay khu nhà tôi ở, bốn góc đường là bốn tiệm phở. Số tiệm phở ở San Jose quả thực quá nhiều đến nỗi tôi không biết hết.

Món phở đã dần dần trở thành món ăn quốc tế vì số người "ngoại quốc" thưởng thức phở càng ngày càng đông. Nào là "kiều dân" Mỹ có, Ý có, dân gốc Tây Ban Nha có, Đức có ... và đặc biệt số đông dân Á Châu như Tầu, Đai Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan ... thì số lượng khách ăn này đã ngang ngửa với số thực khách Việt Nam rồi.

Biết đâu, chẳng bao lâu nữa, món phở của ta lại chẳng thành một món ăn "quốc hồn quốc túy" của một số dân tộc nào đó trên thế giới. Và phở chính gốc Việt Nam lúc đó trở nên lu mờ để rồi con cháu chúng ta sau này lại nghĩ phở là món ăn của một xứ sở nào đó mà Việt Nam ta du nhập vào, cũng như người Mỹ tự hào về ông Kha Luân Bố được cho là người đầu tiên đã tìm ra châu Mỹ La Tinh chứ không phải là người dân “da đỏ” bản xứ. Lịch sử nhân loại quá dài nên những chuyện nực cười như thế biết đâu không thể không xẩy ra cho món phở của ta.

Phở còn thì dân tộc Việt Nam còn, nó quan trọng như tiếng nói của ta vậy. Nói như thế các anh đừng cho tôi là người có tinh thần "tự hào dân tộc" quá cao và lộng ngôn quá mức nhé. Sự thật là thế đấy. Vậy bổn phận của chúng ta là phải ăn phở thật nhiều, không những ta ăn mà ta còn phải rủ bạn bè ta đi ăn nữa dù có phải trả tiền cho họ. Có như thế ta mới bảo vệ được sức mạnh của phở trước những "xâm thực" vừa khôn khéo, vừa tinh vi, vừa hiểm độc của những loại phở mang quốc tịch không phải Việt Nam. Nói thẳng và nói rõ ra cho dễ hiểu là khi nào các anh rủ nhau đi ăn phở thì nhớ tới tôi, đừng quên tôi như lần này nhé.

Phở có nhiều loại khác nhau, nào phở bò, phở gà. Cứ như phở bò không thôi, ngoài phở chín, phở tái nguyên thủy ta còn có một danh sách thật dài về những phó sản khác nhau của nó như phở gầu, phở vè dòn, phở tái gầu gân sách, hay đủ mỗi thứ một tý được gọi là “phở đặc biệt” ... và phở “không người lái” (không thịt) ... vân vân và vân vân. Người ta có thể ăn mì khô hay hủ tíu khô với bát nước dùng để riêng, chứ không ai ăn phở khô bao giờ. Riêng anh phở xàophở áp chảo thì đúng là thấy sang nhận quàng làm họ với phở, chẳng khác gì anh Mỹ kềnh kàng họ Smith cứ nhập nhằng nhận vơ là họ Nguyễn hay Lê, Lý, Trần của ta vậy.

Phở Bò N7 ở Tp. Thủ Đức, TP. HCM | Foody.vn

Phở biến hóa khôn lường để hội nhập vào khẩu vị của từng địa phương. Nó dễ hòa nhập và hòa đồng như tính hòa đồng tam giáo theo đúng tinh thần yêu chuộng hòa bình của người Việt Nam ta. Hòa nhập gì thì hòa, nhưng hương vị của phở vẫn phải là hương vị nguyên thủy của phở, không thể tách biệt ra dược. Có chăng là khác nhau bởi những gia vị thêm vào theo ý thích của từng người thưởng thức hay từng địa phương như người miền Nam thì ăn phở với tương ớt và giá, giá sống hoặc giá chần, hay có thêm tý hành chần nước béo hay tý hành tây nhúng giấm chua chua. Có người ăn phở với cơm nguội. Tuyệt nhiên người ta không nấu phở vịt hay phở lợn. Năm 1975, tôi nghe nói ở Thanh Hoá có món phở hến (sò hến).

Bên cạnh những tô phở phổ thông thường được chiếu cố tới, ta có một loại phở hết sức đặc biệt có tên gọi là phở "ngẩu pín" (bộ phận lủng lẳng ở dưới bụng con bò đực). Ăn gì bổ nấy, nên loại phở này thường chỉ dành cho các vị đại trượng phu hảo hán như bọn chúng mình. Nói đến món phở này, tôi lại nhớ đến một chuyện vui có thật. Chắc dân sành ăn phở ở Sài Gòn ngày nào, hẳn không ai không biết đến tiệm phở chuyên bán phở "ngẩu pín" ở góc đường Lý Thái Tổ, ngay bùng binh Ngã Bẩy. Một hôm, khi tôi đang thưởng thức tô phở "ngẩu pín" với những khoanh tròn mầu nâu nâu và dòn xừn xựt, thì chợt đâu, có hai cô nữ sinh trung học bước vào ngồi bàn bên cạnh. Hai cô gọi người bồi bàn đến gần nói nhỏ: "Cho chúng tôi hai tô phở ngẩu pín". Nghe xong, anh bồi la toáng lên cho anh đầu bếp phía trong nghe:"Hai tô ngẩu pín bàn số 2". Tôi vội liếc mắt sang bàn hai cô, tôi thấy hai cô cúi xuống, mặt đỏ bừng như hai cô vừa làm điều gì kín đáo mà bị ai bắt gặp. Rồi hai tô phở cũng được bưng ra và hai cô cũng vẫn thưởng thức tô phở bốc khói với những khoanh tròn mầu nâu một cách thoải mái. Chỉ có một điều tôi không biết hai cô đang nghĩ gì về những khoanh tròn ấy mà hai cô cẩn thận cho vào mồm nhai dè dặt và kỹ lưỡng trước khi nuốt trọn. Người đàn bà ăn uống bao giờ cũng khác với đàn ông chúng ta, nhất là những cô thiếu nữ mới lớn, lúc nào cũng tò mò nhưng luôn cảnh giác.

Với phở, có một điều thú vị là ta có thể ăn phở ở bất cứ đâu và bất cứ mùa nào. Ăn đứng có, ăn ngồi ghế có, ăn xổm có, ăn ở trong nhà, ăn cả ở vỉa hè. Ăn phở mùa đông có cái ngon của mùa đông, mùa hè có cái ngon của mùa hè. Ăn sáng cũng được, trưa cũng hay và tối cũng xong. Chính vì thế, phở không kỵ thời tiết, không kỵ không gian lẫn thời gian. Phở cũng chẳng phân biệt người sang kẻ hèn, ai ăn cũng như nhau, cũng bấy nhiêu vị, không được thiếu vị nào, có chăng là nhiều hay ít tùy theo giá tiền phải trả.

Chỉ có một điều phở thường không phục vụ cho những người ăn chay. Phở chay thì không thể gọi là phở được. Nếu có gọi nó là phở thì cũng chỉ là gượng ép, tội nghiệp cho anh phở thật.

Nói đến hương vị, cách thưởng thức hay nấu phở thì thật đã có quá nhiều người viết. Nào phở nấu sao cho đạt, nước dùng phải trong và ngọt, không hôi mùi thịt, gân sụn phải dai và dòn, tái phải mềm và tươi, và phải đủ cả trăm thứ "phải" để có một tô phở đúng tiêu chuẩn của nó. Khi có tô phở trước mặt, người ăn phải biết cách thưởng thức sao cho không phụ lòng tô phở đang bốc khói đón chờ, cũng như người thiếu nữ lên xe hoa về nhà chồng đợi chờ người tình lang điêu luyện trong tối tân hôn sao cho không bõ công trang điểm.

Tôi đoán thế nào khi đọc tới đây, các anh sẽ hỏi tôi: thế thì ăn phở ở Mỹ nó khác gì với ăn phở ở Việt Nam.

Tôi xin trả lời.

Trên căn bản hương vị của phở, thì phở ở Mỹ hay ở Việt Nam đều như nhau, nếu có khác thì cũng không khác là bao. Có khác chăng là tô phở ở Mỹ thì to, có nhiều thịt hơn bánh, ở VN thì ngược lại. Và phở ở VN, bột ngọt (mì chính) được khoe ra, ở Mỹ thì che đậy lại.

Tuy nhiên ăn phở ở Mỹ, nó thiếu một cái gì đó mà ta không thể tìm thấy được. Và chính cái thiếu ấy nó làm cho ta có cảm giác tương tự như nhà thơ Nguyễn Bính thấy người yêu chân quê của mình khi lên tỉnh về đã làm "hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều".

Khi xưa, lúc còn ở VN, thỉnh thoảng tôi ghé một vài tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ, gần nhà thờ Bắc Hà để thưởng thức món phở được quảng cáo là phở gia truyền. Nơi đó có Phở Tầu Bay, Phở Tầu Bò và Phở Tầu Thủy, hình như ở gần nhau. Ấy đấy, tên hiệu thì đủ thứ "Tầu", mà riêng cái tô phở đặc biệt và to thì bao giờ cũng được gọi là tô "Xe lửa". Thật đủ hải, lục, không quân.

Tôi thường ghé đây ăn phở vào buổi trưa Chủ Nhật, sau giờ tan lễ nhà thờ, nên tiệm thường có khá đông thực khách vào giờ ấy. Ôi cái cảnh nhộn nhịp, kẻ ra người vào tấp nập, ồn ào huyên náo làm sao. Cái ồn ào vào những ngày hè nóng bức như được đun nóng lên, bốc thành hơi tỏa ra khắp phòng làm người đứng đợi cũng cứ như bị ép lồng ngực đến trở nên khó thở. Những âm thanh càng ngày càng trở nên quánh đặc làm ta có cảm tưởng phải lách âm thanh mà đi. Ông nói, bà nói, cả trẻ con cũng nói. Ông lấn, bà chen, trẻ con cũng dành phần ngoi lên phía trước. Nếu ta lịch sự, hay cả nể, hay quân tử Tầu, hay hèn thì cứ đứng đấy mà đợi mà chờ, mà đói, mà thèm đến rỏ dãi bởi cái hương vị phở chung quanh, nó cứ tàn ác chui vào lỗ mũi. Cái mà làm ta bị tăng cái đói mạnh nhất là những tiếng khua của thìa, của đũa, của những cái húp xùm xụp, của những cái hít hà khoái trá đến tận cùng do vị ớt cay bỏng lưỡi, của những tiếng nước xúc miệng xùng xục trong mồm rồi nuốt chửng đến "ực" môt tiếng ngắn và khô. Những âm thanh của ăn uống làm tăng cái đói của ta chưa đủ, ta còn bị thôi thúc nóng nẩy khi đứng đợi, bởi những tiếng khóc thét của đứa trẻ lên ba cố ăn hết phần phở mà bà mẹ vừa tát cho một cái bắt ăn cho hết khỏi phí. Đứa bé cố ăn trong tiếng khóc tức tưởi.

Phở bò tái nạm: các địa điểm phở bò tái nạm trên Foody.vn ở Đồng Nai |  Foody.vn

Ở nơi kia, có người đàn ông tròn trịa, phinh phính, mặt mày mồ hôi nhễ nhại đang ngồi xỉa răng, thỉnh thoảng ông lại rút cái tăm ra khỏi miệng mút cái đầu tăm ấy như còn tiếc rẻ miếng thịt nho nhỏ còn lưu lại, rồi lại cho tăm vào xỉa tiếp. Có lúc ông cho cả bàn tay vào họng, móc móc moi moi, ông thản nhiên búng "nó" xuống gầm bàn như không lưu tâm đến cái quần hay cái váy của người ngồi đối diện với ông.

Và ở nơi đây, có cô áo dài trắng, cái áo trắng mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ví như "áo lụa thinh không", nghĩa là chiếc áo của cô mặc mỏng như sương khói. Cô vừa ăn vừa thổi, gặp sợi phở dài, cô không kịp nhai, cô chúm môi hút chụt một cái, đám bánh phở cả ngắn lẫn dài chui tọt vào thực quản, đi thẳng xuống dạ dầy, những chiếc răng ngơ ngác. Cái ngơ ngác của tôi là khi thấy cô cúi xuống gầm bàn xỉ mũi xuống đất, cô thản nhiên lấy ngón tay xinh xắn quệt ngang rồi lại thản nhiên chùi xuống gầm bàn. Thản nhiên như khi cô ăn xong, đưa móng tay cậy lá hành nhỏ rắt nơi kẽ răng, đưa ra răng cửa nhằn nhằn mấy cái trước khi cô thổi phù nó vào một nơi nào đó, thản nhiên như chỗ không người. Mọi thứ xẩy ra ở đây thật thản nhiên và tự nhiên đến độ nếu ta làm khác đi, ta sẽ trở thành mất tự nhiên và chẳng giống ai cả.

Đấy là phần âm thanh, hình ảnh diễn ra trước mắt. Thế còn mùi vị dành cho khứu giác thì sao. Ngoài cái mùi thơm của nồi nước lèo đang tỏa ra xa, thêm vào đó, nào mùi khen khét ngột ngạt của thuốc lá thuốc lào, nào mùi cà phê thơm ngát, nào cái mùi nước hoa thoang thoảng của cô gái đứng bên hòa lẫn mùi mái tóc chua chua của ông bên cạnh đang rịn mồ hôi mà vài ba hôm nay ông quên chưa gội, rồi nào cái mùi nồng nặc của ông đau dạ dầy nào đó cứ từ miệng ông phà thẳng vào mặt người đối diện mỗi khi ông nói. Ông lại nói quá nhiều!

Khi tô phở của tôi được bưng ra, tôi thưởng thức tô phở ấy thật ngon và đầy đủ vì nó được trộn lẫn với những âm thanh ấy, với những hình ảnh ấy và với những mùi vị ấy. Chúng nó quyện lại với nhau một cách hài hòa thắm thiết, một thứ thắm thiết đến làm ta phải thương nhớ khi thiếu vắng nó. Thương nhớ cái tình tự quê hương mà tô phở ở Mỹ ta không thể nào tìm thấy được. Chúng ta đi, không thể mang hết được cả quê hương, đôi khi dù chỉ là một vài hình ảnh quê hương được ẩn tàng trong tô phở.

Lần sau các anh đi ăn phở phải nhớ đến tôi nhé, vì ít ra hình ảnh của các anh cũng là hình ảnh của những thứ mà tôi cần có, tạm gọi là "tình tự quê hương" như đã được nói ở trên. Nhớ trả tiền cho tôi nhé, tôi về hưu rồi. Cười.

 

NGUYỄN GIỤ HÙNG

 _______________________

 

Mời đọc thêm

THƠ TÚ MỠ

Phở đức tụng

Thể thơ: Ca trù - hát nói 

Trong các món ăn "quân tử vị",

Phở là quà đáng quý trên đời.

Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,

Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.

Này bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ,

Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.

Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớt điểm thêm,

Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mũi.

Như xúc động tới ruột gan bàn phổi,

Như giục khơi cái đói của con tì.

Dẫu sơn hào, hải vị khôn bì,

Xơi một bát nhiều khi chưa thích miệng.

Kẻ phú quý cho chí người bần tiện,

Hỏi ai là đã nếm không ưa,

Thầy thông, thấy phán đi sớm về trưa,

Điểm tâm phở, ngon ơ và chắc dạ.

Cánh thuyền thợ làm ăn vất vả,

Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn.

Khách làng thơ đêm thức viết văn,

Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí…

Bọn đào kép, con nhà ca kỹ,

Lấy phở làm đầu vị giải lao.

Chúng chị em sớm mận tối đào,

Nhờ có phở cũng đỡ hao nhan sắc.

Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc,

Quế, phụ, sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì.

Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì,

Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch.

Anh em lao động đồng tiền không rúc rích,

Coi phở là môn thuốc ích vô song.

Các bậc vương tôn thường chả phượng, nem công,

Chưa chén phở, vẫn còn chưa đủ món.

Chớ chê phở là đồ ăn hèn mọn,

Dẫu sao thành Ba-Lê còn phải đón phở sang.

Cùng các cao lương vạn quốc phô trương,

Ngon lại rẻ, thường hay quán giải.

Sống trên đời, phở không ăn cũng dại,

Lúc buông tay ắt phải cúng kem.

Ai ơi, nếm thử kẻo thèm.

 Cách Làm Món Phở Bò Tái Chín của Linh Lô - Cookpad

 

Xem thêm...

Quốc gia nào có phụ nữ đẹp nhất thế giới?

Quốc gia nào có phụ nữ đẹp nhất thế giới?

******

Top 10 quốc gia có phụ nữ đẹp nhất thế giới được liệt kê bởi trang Wonderlist.

Rất nhiều cuộc thi sắc đẹp của phụ nữ được tổ chức trên khắp thế giới và nhiều quốc gia luôn đứng top đầu.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, điểm danh Top 10 quốc gia có phụ nữ đẹp nhất thế giới, dựa theo kết quả khảo sát của Wonderlist năm 2022.

10- Thổ Nhĩ Kỳ

Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ luôn được miêu tả có vẻ đẹp thanh lịch, quý phái và rất ăn ảnh. Với nguồn gốc dòng dõi quý tộc, phụ nữ đất nước này nổi tiếng với vẻ kiêu sa, đài các.

Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đẹp sang trọng, quý phái.

Chỉ cần theo dõi những nhạc kịch hoặc vở kịch opera, ta có thể nhận thấy rõ ràng những nét đẹp tự nhiên nhưng không kém phần sang trọng của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ.

Anh

 Phụ nữ Anh ngày nay là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó là lý do tại sao "Xứ sở sương mù" có nhiều màu da và ngoại hình khác nhau.

Nhiều người nhận xét phụ nữ Anh có thần thái rất lôi cuốn, hấp dẫn. Ngoài ra, họ là những người có học thức, có tài hùng biện. Hầu hết phụ nữ Anh có nhan sắc tự nhiên.

Philipines

Philipines được biết đến là "lò" đào tạo hoa hậu khi đất nước này hiện đang sở hữu nhiều danh hiệu hoa hậu lớn nhất thế giới.

Biểu tượng nhan sắc, hoa hậu hoàn vũ 2018, Catriona Gray. Ảnh: ST

Cũng như các quốc gia khác, phụ nữ Philipines ưa chuộng vẻ đẹp tự nhiên nhưng không kém phần quyến rũ, nóng bỏng.

Mỹ

Cũng như Anh, phụ nữ Mỹ cũng pha trộn nhiều màu da và chủng tộc khác nhau. Do vậy, họ có những nét đẹp rất riêng, độc đáo.

Sự đa dạng chủng tộc đã tạo nên những nét đẹp độc đáo rất riêng cho phụ nữ “đất nước cờ hoa“. Ảnh: ST

Phụ nữ Mỹ có lối sống phóng khoáng, thích tự do và biết cách chăm sóc bản thân. Do vậy, ở họ toát lên vẻ đẹp tự tin, thu hút phái nam.

Hà Lan

Với chiều cao trung bình là 1 mét 7, sở hữu mái tóc vàng óng, phụ nữ Hà Lan xứng đáng ở vị trí thứ 6 trong danh sách các quốc gia có phụ nữ đẹp nhất thế giới.

Hà Lan đứng thứ 6 danh sách những quốc gia có phụ nữ đẹp nhất thế giới. Ảnh: ST

Họ được nhận xét có tư tưởng cởi mở và phóng khoáng. Ngoài ra, phụ nữ Hà Lan rất biết cách chăm sóc bản thân, giúp mình trở nên thu hút hơn.

Ý

Nhắc tới vẻ đẹp sang trọng và thời thượng, không thể không nhắc tới phụ nữ "đất nước hình chiếc ủng".

Với làn da rám nắng màu ô liu và mái tóc nâu, phụ nữ Ý rất nổi bật. Phụ nữ Ý có vẻ đẹp sắc sảo, phong thái sang trọng và phong cách thời trang lẫn trang điểm độc đáo. Ngoài ra, Ý là quê hương của nhiều phụ nữ đáng ngưỡng mộ nhất, tham vọng và xinh đẹp nhất.

Venezuela

Một đất nước được mệnh danh là "lò" đào tạo hoa hậu khác chính là Venezuela.

Venezuela là đất nước giữ danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ và Hoa hậu Thế giới nhiều nhất tới hiện nay. Ảnh: ST

Đất nước Nam Mỹ sở hữu một lượng người đẹp khổng lồ. Tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ Venezuela cũng hợp với thị hiếu của đa phần thế giới như làn da khỏe khoắn, mái tóc bồng bềnh, chiều cao nổi trội và đặc biệt là 3 vòng quyến rũ.

Nga

 Giống như địa hình địa lý, phụ nữ Nga là sự pha trộn giữa vẻ đẹp phương Tây và phương Đông với gò má cao, thân hình khỏe khoắn và mái tóc vàng.

Những đặc điểm nổi bật của phụ nữ Nga được biết đến như mắt xanh, mái tóc vàng, đôi môi dày, chiều cao lý tưởng và thân hình cân đối. Bên cạnh đó, họ được nhận xét có vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch và thông minh.

Ukraina

Phụ nữ Ukraina và Nga có nhiều nét tương đồng nhau. Song, hầu hết khảo sát của Wonderlist đưa ra, phụ nữ Ukraina có phần nhỉnh hơn.

So với Nga, phụ nữ Ukraina được đánh giá cao về nhan sắc hơn. Ảnh: ST

Phụ nữ Ukraina sở hữu vẻ đẹp vừa tự nhiên, ngây thơ nhưng vừa quyến rũ, táo bạo. Họ là những người có tính cách ngọt ngào, nhẹ nhàng và duyên dáng.

Brazil

 Đứng đầu danh sách những quốc gia có phụ nữ đẹp nhất thế giới là đất nước Nam Mỹ, Brazil.

Phụ nữ Brazil sở hữu làn da rám nắng khỏe khắn, mái tóc vàng và thân hình khỏe khoắn. Brazil cũng sở hữu những siêu mẫu hàng đầu như Gisele Bündchen, Alessandra Ambrosio, Adriana Lima...

Ngoài ra, tại những cuộc thi sắc đẹp thế giới, Brazil luôn khẳng định vị thế mình bằng cách luôn đạt được thứ hạng cao.

 

Fatasa------

____________

Việt Nam lọt top 10 quốc gia châu Á có nhiều phụ nữ đẹp tự nhiên nhất

 
Nét đẹp của phụ nữ Việt Nam được cho là thuần Á Đông, hầu như không mang chút đường nét nào của phương Tây.

Trong cuộc bình chọn do chuyên trang Wonderslist tổ chức để tìm ra 10 quốc gia châu Á có nhiều phụ nữ đẹp tự nhiên nhất, Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách này chỉ sau Hàn Quốc, Ấn Độ.

1. Hàn Quốc



Vẻ đẹp hút hồn của phụ nữ Hàn Quốc. Ảnh: Wonderslist.

Hàn Quốc được biết đến là thiên đường phẫu thuật thẩm mỹ ở châu Á song đất nước này cũng không thiếu những gương mặt đẹp tự nhiên.
Những phụ nữ xinh đẹp tự nhiên của xứ sở kim chi rất độc lập và mạnh mẽ. Họ là những phụ nữ xinh đẹp có trí tuệ, ngoại hình và cá tính.

2. Ấn Độ


Vẻ đẹp đầy bí hiểm của phụ nữ Ấn Độ. Ảnh: Wonderslist.

Vẻ đẹp của phụ nữ Ấn Độ đại diện cho sự duyên dáng, thâm trầm của phụ nữ phương Đông, đặc biệt là đôi mắt to đầy bí hiểm. Các cô gái Ấn Độ đẹp cả về ngoại hình lẫn tinh thần.

3. Việt Nam

Vẻ đẹp phúc hậu của phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Wonderslist.

Phụ nữ Việt Nam được nhận xét là mang vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Nét đẹp của phụ nữ Việt thuần Á Đông.

"Phụ nữ Việt Nam có làn da tươi sáng hơn các nước Đông Nam Á khác, khuôn mặt của họ với gò má cao, đôi mắt to và lông mi dài - tất cả đều làm tăng thêm vẻ ngoài quyến rũ của họ” - một người tham gia cuộc bình chọn để lại lời khen ngợi.

4. Philippines


Phụ nữ Philippines. Ảnh: Wonderslist.

Không thể phủ nhận rằng phụ nữ Philippines là những cô gái xinh đẹp nhất thế giới.

Philippines có sự pha trộn văn hóa tuyệt vời, bởi vậy, phụ nữ nơi đây mang đôi mắt to sáng, làn da bánh mật khỏe mạnh, mũi thon gọn và đôi mắt sâu. Không mang vẻ hào nhoáng như các minh tinh, phụ nữ Philippines có một vẻ đẹp rất chân thật.

5. Lào

Vẻ xinh đẹp của phụ nữ lào. Ảnh: Wonderslist.

Lào là một quốc gia nhỏ ở châu Á, cũng là nơi có các phụ nữ duyên dáng, xinh đẹp tự nhiên và hoàn hảo không kém gì phụ nữ ở các quốc gia khác.

6. Pakistan


Nét đẹp cổ điển của phụ nữ Pakistan. Ảnh: Wonderslist.

Phụ nữ Pakistan là một trong những người đẹp tự nhiên mang nét cổ điển và tinh tế khiến phụ nữ các nước phải trầm trồ khen ngợi.

7. Trung Quốc

Nét duyên dáng của phụ nữ Trung Quốc. Ảnh: Wonderslist.

Phụ nữ Trung Quốc mang nét đẹp cổ điển đặc trưng với làn da trắng, mái tóc đen dài và đôi chân thon.
Họ cũng có làn da rất đẹp. "Là một người đã từng có cơ hội làm việc với phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới, tôi thấy phụ nữ Trung Quốc có làn da tự nhiên đẹp nhất” - một người tham gia cuộc bình chọn nhận xét.

8. Thái Lan

Phụ nữ Thái Lan. Ảnh: Wonderslist.

Thái Lan là một trong những cái nôi sản sinh ra nhiều phụ nữ đẹp tại khu vực Đông Nam Á.
Quốc gia này có rất nhiều người mẫu, diễn viên được hâm mộ vì vẻ đẹp pha trộn giữa sự e ấp của phương Đông và nét quyến rũ, bốc lửa phương Tây.

9. Indonesia

Nét đẹp phụ nữ Indonesia. Ảnh: Wonderslist.

Phụ nữ Indonesia có thân hình quyến rũ, bốc lửa, khuôn mặt mang những đường nét hài hòa, tự nhiên. Họ cũng khá lười trang điểm nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp những khuôn mặt mộc mạc, xinh xắn.

10. Phụ nữ Trung Á (Uzbek, Tajik, Turkmen, Afghanistan)




Phụ nữ Trung Á. Ảnh: Wonderslist.

Phụ nữ Trung Á có làn da được mô tả là trông giống như ngà voi, mắt sáng và có màu xanh lục, mái tóc bóng mượt. Họ được coi là những người có đôi chân thon đẹp và duyên dáng.

Phương Lê Theo Wonderslist
 
Nguyên Thy sưu tầm
 
Xem thêm...

MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI & NHỮNG MÓN CÁ NGON

MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI & NHỮNG MÓN CÁ NGON

 

Vào mùa nước nổi, trên những cánh đồng ngập nước, hoạt động bắt cá đồng đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân miền Tây. Vào mùa này, nước tràn về khắp cánh đồng mới xong mùa gặt, tràn lên bờ sông, con đường trũng thấp. Đây cũng là lúc những loại cá đồng xuất hiện, tụ hội kiếm ăn. “Cá đồng miền Tây” cái tên thật quen thuộc đối với người dân nơi đây, những loại cá này được chế biến thành các món ăn thơm ngon, mang hương vị đặc trưng và đó cũng là một phần kí ức quê hương cho những người con miền Tây gắn bó một thời.

Cá rô đồng

Thiet ke khong ten 27
Cá rô đồng – Cá đồng miền Tây

Cá rô đồng sống và phát triển nhiều nhất ở vùng nước lợ và nước ngọt, đặc biệt là lúc sau mùa gặt. Là loại cá có thịt dai, thơm, ngon, béo và có giá thành cao, được cả người miền quê và thành thị ưa chuộng.

Thiet ke khong ten 29
Cá rô đồng kho tộ – Cá đồng miền Tây

Khi vào mùa, cá rô đồng luôn xuất hiện trong mâm cơm gia đình vì ăn ngon và rất dễ chế biến. Các món ăn được làm từ các rô sẽ mang hương vị đặc trưng miền sông nước như cá rô kho tộ, canh chua cá rô bông súng, cá rô chiên tươi chắm nước mắm chua ngọt ăn kèm với rau sống,…

Cá lóc đồng

Cá lóc đồng còn có tên gọi khác là cá quả, cá trầu, cá chuối sộp, cá chuối đen sinh sống nhiều nhất ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ

Thiet ke khong ten 28
Cá lóc đồng – Cá đồng miền Tây

Trong các loại cá đồng thì cá lóc được xem là một trong những loại cá có thịt thơm ngon nhất. Dù cá lóc đồng có kích thước nhỏ, nhưng cá rất ngon và chắc thịt. Cá lóc đồng có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như nướng, hấp, kho, nấu canh, làm mắm, làm khô, chà bông,…

Thiet ke khong ten 30
Cá lóc đồng nướng chui – Cá đồng miền Tây

Trong những bữa cơm hàng ngày vào mùa cá đồng thì không thể thiếu món cá lóc kho. Ngon nhất là cá lóc kho tiêu, kho sền sện, kho lạt ăn chung với rau sống hay kho với các loại cá nhỏ khác. Khi kho khô lại thịt cá sẽ dẻo, săn chắc, ngọt và rất đậm đà.

Cá sặc đồng

Thiet ke khong ten 31
Cá sặc đồng – Cá đồng miền Tây

Cá sặc đồng có tên gọi khác là cá sặc bướm, cá sặc cẩm thạch, cá sặc điệp…. có kích cỡ khá nhỏ khoảng 2 đến 3 ngón tay. Lúc trước, cá sặc đồng có nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Cà mau, An Giang,…Người dân nơi đây sử dụng cá sặc đồng để chế biến thành các món ăn thơm ngon và trong đó có món khô cá sặc đồng vang danh khắp miền Tây Nam Bộ

Thiet ke khong ten 32
Khô cá sặc đồng chiên giòn – Cá đồng miền Tây

Cá sặc đồng có nhiều vào mùa mưa, sống trong môi trường tự nhiên thịt của cá bổ dưỡng và lành tính. Cá sặc đồng rất dễ chế biến thành các món ăn hấp dẫn như kho mặn lạt, chiên giòn, canh mẵn, canh chua, lẩu mắm,…

Cá trê

Cá trê là loại cá rất quen thuộc với người dân miền Tây, trong cá có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nên ngoài được chế biến thành các ngón ăn ngon trong gia đình thì còn được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ chữa bệnh.

Thiet ke khong ten 33
Cá trê nướng – Cá đồng miền Tây

Cá trê có thịt ngọt, thơm và có rất dễ chế biến, nên loại cá này trở thành món ăn dân dã và xuất hiện thường xuyên trong mâm cơm hàng ngày của người dân miền quê như: món cá trê nướng chấm mắm rừng, cá trê kho tiêu, cá trê kho nghệ, canh chua cá trê,…

Cá lòng tong

Khi nhắc đến cá lòng tong, trong lòng những người con của miền Tây sẽ hiện lại bao kí ức tuyệt đệp về mỗi buổi chiều bắt cá lòng tong trên những con mương, dòng sông thân thuộc.

Thiet ke khong ten 34
Cá lòng tong – Cá đồng miền Tây

Những bầy cá lòng tong xuất hiện trên những con rạch, dòng kênh khi những cơn mưa cuối mùa dần kết thúc. Cá này thuộc loại cá nước ngọt, có hai loại là cá lòng tong bay và cá lòng tong đá. Sự khác biệt giữa hai loại cá này là: Lòng tong đá có thịt ngon, màu vàng sáng, còn cá lòng tong bay thì nhỏ hơn, có màu trắng bạc, thịt lại thơm.

Thiet ke khong ten 35
Cá lòng tong kho tiêu – Cá đồng miền Tây

Cá lòng tong được người dân chế biến thành nhiều món ăn được coi là đặc sản của miền Tây như: cá kho tiêu, cá lòng tong chiên giòn, mắm cá lòng tong, khô cá lòng tong,… món ăn nào được làm từ cá lòng tong khi ăn đều rất “hao cơm” đấy nhé!

Cá chạch

Cá chạch thường sinh sống ở cả hai môi trường là nước lợ và nước ngọt. Tuy nhiên, loại cá này tập trung với số lượng lớn ở hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang. Vào mùa nước nổi tràn về, cá chạch sống trên đồng ruộng, con mương, khi nước cạn thì rút xuống ở dưới các ao, vũng hoặc theo kênh rạch ra sông.

Thiet ke khong ten 40
Cá chạch đồng – Cá đồng miền Tây

Cá chạch có đầu nhọn, thân hình mập mạp đầy thịt, có độ dài tầm một gang tay. Do thuộc loại cá da trơn, nên toàn thân chúng có nhiều tuyến nhờn tạo sự trơn, nhớt trên bề mặt da. Tuy không phải món ăn quý hiếm với giá thành đắt đỏ, nhưng đối với người dân miền Tây Nam Bộ, thì cá chạch dù chế biến thành món ăn nào đi nữa cũng rất thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.

Thiet ke khong ten 37
Cá chạch đồng chiên giòn – Cá đồng miền Tây

Cá chạch thì có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là mùa nước nổi miền Tây. Người dân đánh bắt cá bằng vó cất, lọp tép câu hoặc chài. Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như: cá trạch kho sả, cá trạch chiên giòn, cá chạch nướng mọi,…

3 nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Thiet ke khong ten 26

Miền Tây không chỉ được yêu mến bởi sự thanh bình, giản dị, mà còn thu hút khách du lịch mỗi khi mùa nước nổi tràn về. Hãy đến với miền Tây không những là cơ hội để được ngắm nhìn những cảnh đẹp nên thơ mà còn trải nghiệm được những nét đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây nhé.

Những cánh đồng hoa sen bạt ngàn mang hương sắc đồng quê

Đến với vùng đất Tháp Mười, các bạn sẽ được khám phá những nét đặc trưng chỉ có trong mùa mùa nước nổi, du khách sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy hai bên đường là những cánh đồng sen đang khoe sắc rực rỡ.

Đồng sen - Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây
Đồng sen – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Nhìn từ xa, những cánh đồng sen hiện ra huyền ảo, lung linh dưới ánh nắng, những búp sen hồng phấn xen lẫn với màu lá xanh tuyệt đẹp. Tại đây, bạn có thể được cùng người dân địa phương chèo thuyền len lỏi giữa cánh đồng để hái hoa sen, và có thể lưu lại kỉ niệm bằng những bức hình đặc sắc cùng với khung trời xanh ngát điểm thêm màu hồng thắm của những cánh hoa sen.

Dạo chơi trên những chợ nổi sầm uất tại miền Tây

Khi đến với miền Tây vào mùa nước nổi, du khách chắc chắn không thể bỏ qua những khu chợ nổi náo nhiệt và sầm uất nơi đây. Vào mùa này, các chợ nổi lớn như: Cái Bè, Phụng Hiệp, Cái Răng, … Khi đến đây bạn có thể cảm nhận được sự mộc mạc của con người  và văn hóa miệt vườn miệt sông nước.

Thiet ke khong ten 15
Chợ nổi – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Hình ảnh khiến du khách thích thú là những chiếc ghe trôi nhè nhẹ trên mặt sông với đầy đủ cây trái, hoa quả, hình ảnh những cây bẹo lạ mắt, cùng với lời rao chân chất của những người bán và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những thương hồ nơi đây.

Tận hưởng những thú vui tao nhã

Tắm đồng

Để khám phá những nét độc đáo của hoạt động tắm đồng vào mùa nước nổi, các bạn có thể đến với một số cánh đồng rộng lớn ở các khu vực biên giới Tịnh Biên, Hồng Ngự, An Phú,…đây là những địa điểm tắm đồng lý tưởng của người dân địa phương và là nơi tuyệt vời để du khách trải nghiệm trở về hồi ức tuổi thơ bình yên và vui vẻ

Thiet ke khong ten 16
Tấm đồng – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Du khách không nên chọn nơi có dòng chảy xiết, không có chướng ngại vật và có màu nước trong. Thời điểm thích hợp nhất để trải nghiệm hoạt động thú vị này là vào khoảng thời gian tháng 9-10 âm lịch, bởi khi này nước gần như đứng lại và chờ rút. Khi tắm đồng, du khách nên chọn những cánh đồng có diện tích lớn. Bạn nên trang bị cho mình một chiếc áo phao để phòng tránh rủi ro nhé…

Thả lưới, buông cần

Không chỉ là hoạt động giải trí của người dân xứ miệt vườn mỗi khi con nước lớn tràn về mà còn là hoạt động được nhiều du khách yêu thích mỗi khi đi du lịch vào mùa nước nổi miền Tây.

Thiet ke khong ten 18
Thả lưới – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Khoảng thời gian thích hợp nhất để thả lưới là từ tháng 9 – 11 âm lịch, mùa này cá linh theo con nước đổ về các nhánh sông ở miền Tây. Cá linh thường bơi theo từng đàn, có độ lớn khoảng ngón tay cái, có độ béo đặc trưng khi ăn.

Thiet ke khong ten 17
Buông cần – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Du khách có thể theo người dân bản địa đi bắt cá theo cách truyền thống là dùng lưới, mùng cũ thả chìm xuống dưới sông, cố định bốn góc bằng vật nặng, rồi rải thức ăn để bắt cá. Nếu con nước lớn thì không thể bắt cá theo cách này, nhưng thay vào đó, bạn có thể câu cá bằng cần câu và thư giãn giữa sông nước, đất trời mênh mông.

Săn chuột đồng miệt vườn

Thiet ke khong ten 19
Săn chuột – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Chuột đồng là món ăn được yêu thích của người dân và du khách mỗi khi đến vùng miệt thứ vào mùa nước nổi. Để thưởng thức các món ngon từ chuột đồng, bạn có thể theo người dân đi bắt chuột vào ban đêm. Những dấu chân in trên bùn đất, quần áo lấm lem, nhưng lại thu về được những chú chuột béo, chắc chắn sẽ là một kỉ niệm khó quên trong lòng của mỗi du khách.

Chèo xuồng giữa những cánh đồng bông súng, hoa sen bạt ngàn

Mùa nước nổi cũng là mùa của bông sen, súng, lục bình, điên điển,… Và cũng chính nhờ những hương sắc rực rỡ ấy đã tạo nên cho miền sông nước một sự hấp dẫn, thơ mộng đến lạ.

Thiet ke khong ten 20
Chèo xuồng – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Đi du lịch vào mùa này ở miền Tây, bạn sẽ thích với các hoạt động dân dã nhưng rất thú vị là chèo xuồng len lỏi giữa cánh đồng sen, hay tự tay hái những bông súng no tròn đang vươn mình đón nắng, hoặc ngắt từng nhánh hoa điên điển về nấu canh chua cá thơm ngon nức mũi, và có thể chụp những chiếc ảnh xinh xắn với hoa tím lục bình mộng mơ,…Tất cả sẽ tạo nên chuyến đi vô cùng thú vị

Thưởng thức những món đặc sản tại miền tây vào mùa nước nổi

Lẩu cá linh nấu với bông điên điển

Vào mùa nước nổi thì thịt cá linh có vị béo, ngọt lạ lùng. Những con cá tươi sống qua bàn tay khéo léo của người dân miền Tây sẽ được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khó cưỡng. Trong đó, món lẩu cá linh bông điên điển là món ăn được yêu thích nhất.

Thiet ke khong ten 21
Lẩu cá linh nấu với bông điên điển – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Thưởng thức một chén lẩu cá linh nấu bông điên điển du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt béo của từng miếng thịt cá hòa quyện với độ thanh mát của bông điên điển, đã tạo nên một hương vị mà ai đã ăn qua sẽ không thể nào quên được.

Chuột đồng nướng lu

Vào mùa nước nổi thì món chuột đồng trở thành đặc sản của miền Tây. Món ăn được chế biến từ chuột đồng khá đa dạng. Tuy nhiên, món chuột đồng nướng lu là món được người dân bản địa đánh giá là ngon và được yêu thích nhất.

Thiet ke khong ten 22
Chuột nướng lu – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Những chú chuột đồng béo ngậy, nướng lên sẽ có mùi thơm và có màu vàng ươm đẹp mắt, khi ăn nên ăn kèm với rau răm, muối ớt, dưa leo sẽ tăng thêm độ hấp dẫn, làm cho thực khách phải thốt lên “ngon quá”.

Mắm kho ăn kèm với bông súng

Cũng như bông lục bình, điên điển, thì bông súng cũng là loại rau đồng được người dân dùng làm thức ăn rất phổ biến ở miền Tây vào mùa nước nổi. Một trong những món ngon từ bông súng thì món bông súng mắm kho là món gây thương nhớ nhất, muốn ngon thì sử dụng mắm các sặc, cá linh,..Bông súng thì phải lựa bông tròn, mọng nước,..

Thiet ke khong ten 23
Mắm kho ăn kèm với bông súng – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Mắm này sẽ được nấu sôi, sau đó lọc bỏ xương, bỏ thêm tép, hến, sả băm, gia vị,…Một nồi mắm kho lấy lòng thực khách bởi hương thơm nức mũi của sả, vị cay của ớt, vị béo ngậy của thịt, tép, giòn giòn của bông súng. Tuy là món ăn dân dã nhưng khi đã thưởng thức thì khó mà quên.

Rau dại miền Tây

Nói đến rau dại ở miền Tây vào mùa nước nổi thì phải kể đến rau dừa, rau mác, rau chai,..được mọc dọc theo bờ sông. Ngoài ra không thể không kể đến bông súng bông điên điển khoe hương sắc tím vàng khắp cả không gian miền Tây.

Thiet ke khong ten 24
Rau mác – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Chèo xuồng theo dọc các bờ kênh rạch chằng chịt, bờ sông, du khách sẽ bắt gặp những khóm rau dại nằm dọc ngang trên mặt nước, loại nào cũng có hương vị riêng, tên gọi riêng, và sự tươi ngon mà bạn không tìm được ở nơi khác. Rau nơi này có thể ăn sống, hoặc nấu chung với các nguyên liệu khác nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng vốn có của rau.

Thiet ke khong ten 25
Rau dừa nước – Nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây

Rau mác có thể ăn kèm với rau lang, bông súng, rau muống, hay nấu canh chua; rau dừa nấu cùng diếp cá giúp giải độc cho cơ thể và có hương vị rất ngon, bông súng ăn sống chấm với mắm kho, bông điên điển nấu canh chua, xào thịt xào tép, làm gỏi đều rất ngon…Tất cả các loại rau dại này đã tạo nên hương vị đặc sản của miền Tây vào mùa nước nổi.

 

-Phương Tuyền sưu tầm

Xem thêm...

NGÀY LỄ ST. PATRICK 03/17

 

HAPPY ST. PATRICK'S DAY

Realistische st. patrick's day mit hut und klee | Kostenlose Vektor

 

Tháng 3 có ngày lễ quan trọng nhất đối với cộng đồng người dân Ireland trong nước và ở khắp nơi trên thế giới. Đó là ngày St. Patrick's Day 17/3--ngày Quốc khánh Ireland, cũng chính là ngày mất của Thánh Patrick, vị thánh bảo hộ của đất nước này. Trong suốt  cả tuần lễ, rất nhiều hoạt động văn hóa diễn ra không chỉ ở Ireland, mà ở khắp nơi trên thế giới, nơi có đông đảo cộng đồng người Ireland, đặc biệt là vùng Đông bắc châu Mỹ. Hãy cùng tìm hiểu những điều hấp dẫn về lễ hội đặc sắc này của xứ sở Cỏ ba lá nhé!

1. Chuyện ngày xửa ngày xưa

Thánh Patrick, tên thật là Patricius Magonus Sucatus, sinh khoảng năm 389, trong một gia đình người Anh gốc La Mã. Năm 16 tuổi khi đang sống ở xứ Wales thì bị cướp biển bắt làm nô lệ và bán cho một địa chủ ở Ireland, 6 năm sau, ông trốn thoát và bắt đầu sự nghiệp một tín đồ Thiên chúa giáo bằng việc học hành suốt 12 năm. Thánh Patrick trở thành linh mục năm 417, năm 432 được Giáo hoàng tấn phong làm giám mục và phái về Ireland để truyền giáo và cải đạo cho dân chúng.

st patrick day 1

Thánh Patrick (nguồn ảnh: Google)

Thời đó tín ngưỡng Ireland được điều hành bởi các đạo sĩ và các nghi lễ bị coi là tà giáo. Do đó, trong nhiều năm đi khắp đất nước Ireland để giảng đạo, xây dựng nhà thờ, tín ngưỡng Thiên Chúa, ông nhiều lần bị bắt nhưng sau đó đều trốn thoát để tiếp tục công việc. Ông mất ngày 17 tháng 3 năm 461 tại DownPatrick, hưởng thọ 72 tuổi. Sự cống hiến của ông được người dân Ireland tôn vinh và Giáo hội ghi nhận. Ông được phong Thánh và đất nước Ireland chọn ngày mất của ông - ngày 17 tháng 3 - làm quốc lễ: Ngày lễ thánh Patrick (St. Patrick's Day).

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Thánh Patrick. Một trong số đó là Thánh Patrick có khả năng làm người chết sống dậy. Và huyền thoại lớn nhất về Thánh Patrick là khi ông giảng đạo trên đỉnh một ngọn đồi và đọc lời nguyền của Thiên chúa giáo, khiến cho toàn bộ các loài rắn có nọc độc bị đuổi khỏi Ireland và chết ngoài biển khơi. Có thể nói, rắn là hình ảnh ẩn dụ cho những tà giáo đã được Thánh Patrick loại bỏ khỏi Ireland.

st patrick day 1

Thánh Patrick đuổi toàn bộ rắn ra khỏi Ireland (nguồn ảnh: Google

2.  Cỏ 3 lá - biểu tượng của hy vọng và mong ước

Chuyện kể rằng mỗi khi truyền đạo, Thánh Patrick thường dùng cây cỏ ba lá để giải thích về ý nghĩa của Chúa Ba ngôi (Cha, Con và Thánh thần). Đó là lý do vì sao đến Ireland chúng ta có thể thấy tràn ngập khắp nơi hình ảnh cỏ ba lá. Ngoài ra, đối với người dân Ireland, cỏ ba lá còn mang ý nghĩa may mắn. Trong ngày lễ Thánh Patrick, người ta vẽ cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và các vật dụng. Màu xanh lá cây cũng trở thành màu biểu tượng cho hòn đảo Ngọc lục bảo. Trong ngôn ngữ Ireland, cụm từ “mặc màu xanh” (wearing of the green) trở nên rất phổ biến, thể hiện tinh thần Ireland. “Màu xanh Ireland” và cỏ ba lá đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đậm chất… Ireland trong ngày lễ Thánh Patrick trên toàn thế giới.

st patrick day 1

Cỏ 3 lá (Nguồn ảnh: Google)

 

st patrick day 1

Người dân vẽ cỏ 3 lá lên mặt (Nguồn ảnh: Hotcourses)

 

3. Lễ hội và lễ diễu hành ngày Thánh Patrick

Vào ngày quốc khánh thiêng liêng và cũng là lễ hội văn hoá lớn nhất của của đất nước Ireland xinh đẹp này, người dân Ireland đều dừng hết tất cả công việc và cùng nhau hưởng trọn không khí tưng bừng của lễ hội. Các công sở, trường học... đều được nghỉ vào dịp lễ hội để không ai bỏ lỡ ngày quốc lễ quan trọng này. Ngày lễ thánh Patrick được chính thức được công nhận là ngày lễ quốc gia vào khoảng thế kỷ XVII và dần dần trở thành ngày lễ tiêu biểu của cộng đồng Ireland trên khắp thế giới.
 
st patrick day 1
Lễ diễu hành vào ngày thánh Patrick trên đường phố Dublin, Ireland (nguồn ảnh: PA Wire)
 
 
st patrick day 1
 
Ngày lễ Thánh Patrick là ngày gì ? Nguồn gốc & ý nghĩa ?
Những người biểu diễn trong đoàn diễu hành tại Dublin, Ireland
 
Vào ngày lễ, vạn vật trên khắp các con đường và góc phố, từ các công trình kiến trúc đến những món ăn, đồ uống đều khoác lên mình sắc xanh lá Ireland truyền thống. Có người còn trang trí cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và các vật dụng, có người thì chọn cho mình những bộ quần áo hóa trang cầu kỳ nhưng điều kiện tiên quyết phải là màu xanh lá. Ở một số nơi, người dân còn nhuộm xanh cả một dòng sông, đài tưởng niệm và thậm chí cả khu trượt tuyết cũng biến thành màu xanh để kỷ niệm dịp lễ trọng này. Tâm điểm của lễ hội là lễ diễu hành hoành tráng với sự tham gia của đông đảo dân chúng, hóa trang thành nhiều nhân vật khác nhau trong các trang phục rực rỡ, sau đó họ cùng nhau ăn các món ăn truyền thống, uống bia và thưởng thức âm nhạc.
 
st patrick day 1
Những người biểu diễn trong đoàn diễu hành tại Dublin, Ireland (Nguồn ảnh: Getty)
 
 
st patrick day 1

Nhuộm xanh nhà hát con sò Sydney

 

st patrick day 1

London Eye thắp đèn xanh vào Lễ St. Patrick's Day

 

Ngày lễ Thánh Patrick là ngày gì ? Nguồn gốc & ý nghĩa ?

Nhuộm xanh Tháp Bút – Hà Nội, Việt Nam 

Làm thế nào để họ nhuộm xanh sông Chicago cho Ngày Thánh Patrick?
 Công thức 50 năm tuổi được giữ kín.
 
 
GettyImages-933074326.jpg
Photo by Scott Olson/Getty Images
 
Sẽ không phải là lễ kỷ niệm Ngày Thánh Patrick ở Thành phố lộng gió nếu không có 400.000 khán giả tập trung bên bờ sông Chicago để “ooh” và “aah” trước sắc xanh ngọc lục bảo (tạm thời) của nó. Nhưng làm thế nào để các quan chức biến nước thành màu xanh lá cây?
 
Đầu tiên, một chút về lịch sử: Truyền thống nhuộm đã trở thành một hoạt động thường niên cách đây gần 60 năm, vào năm 1962, nhưng nguồn gốc thực sự của nó còn xa hơn nữa. Trong những ngày đầu cầm quyền với tư cách là Thị trưởng Chicago, Richard J. Daley là người có sứ mệnh phát triển khu vực ven sông của thành phố. Chỉ có một vấn đề: Bản thân dòng sông đã là một thứ chướng mắt đầy nước thải. Để tìm hiểu tận cùng vấn đề ô nhiễm của thành phố và xác định chính xác những nơi chất thải được thải ra đường thủy (và bởi ai), Daley đã cho phép đổ một loại thuốc nhuộm màu xanh lá cây đặc biệt xuống sông để cho phép họ nhìn thấy chính xác. nơi xảy ra việc bán phá giá.
 
Since 1962, Chicagoans have been dyeing the Chicago River green in ...
 
Tua nhanh đến cuối năm 1961 khi Stephen Bailey - thành viên của Chicago Journeymen Plumbers Local, chủ tịch Cuộc diễu hành Ngày Thánh Patrick của thành phố, và là một người bạn thời thơ ấu của Daley - chứng kiến ​​bộ quần áo bảo hộ lao động thấm nước màu xanh lá cây của một đồng nghiệp sau một ngày đổ thuốc nhuộm của Daley vào máy giặt. Sông Chicago. Điều đó đã cho Bailey một ý tưởng: Nếu họ có thể nhuộm xanh sông Chicago, tại sao không biến nó thành màu xanh? Ba tháng sau, những người vui chơi lần đầu tiên nhìn thấy dòng sông có màu Ecto Cooler khi thành phố đổ 100 pound hóa chất vào nước. Họ cũng có một cái nhìn thực sự tốt, vì dòng sông vẫn xanh trong suốt cả tuần.
 
Ngày lễ Thánh Patrick là ngày gì ? Nguồn gốc & ý nghĩa ?
Hai bên bờ sông Chicago, Mỹ được nhuộm xanh vào ngày thánh Patrick (Nguồn ảnh: AP)
 
Trong vài năm tiếp theo, cách làm tương tự được lặp lại và một lần nữa nó được thực hiện bởi Thợ sửa ống nước địa phương. Sự khác biệt duy nhất là lượng thuốc nhuộm được sử dụng đã được cắt giảm một nửa trong hai năm tiếp theo cho đến khi cuối cùng họ đạt được con số kỳ diệu: 25 pound thuốc nhuộm = một ngày nước xanh.
Thật không may, thuốc nhuộm được dùng để giúp phát hiện ô nhiễm là một chất huỳnh quang gốc dầu mà nhiều nhà môi trường cảnh báo thực sự đang gây hại cho dòng sông nhiều hơn. Sau khi vận động hành lang quyết liệt, những người có đầu óc sinh thái đã thắng thế, và vào năm 1966, những người tổ chức cuộc diễu hành bắt đầu sử dụng thuốc nhuộm dạng bột làm từ thực vật.
 
Trong khi công thức chính xác của bột màu cam (vâng, nó có màu cam cho đến khi nó được trộn với nước) được giữ bí mật hàng đầu—vào năm 2003, một trong những người tổ chức cuộc diễu hành đã nói với một phóng viên rằng việc tiết lộ công thức sẽ giống như “cho biết con yêu tinh giấu nó ở đâu”. vàng” - có rất nhiều chi tiết mà ủy ban cho phép kể cả những người không phải là yêu tinh.
Quá trình nhuộm bắt đầu khi sáu thành viên của Hiệp hội thợ ống nước địa phương nhảy lên hai chiếc thuyền, bốn người trong số họ trên chiếc thuyền lớn hơn, hai người còn lại trên chiếc thuyền nhỏ hơn.
 
St. Patrick's Day: Weltweit erstrahlen Sehenswürdigkeiten in Grün ...
 
Chiếc thuyền lớn hơn tiến ra mặt nước trước, với ba thành viên của thủy thủ đoàn sử dụng sàng bột để rải thuốc nhuộm xuống sông. Chiếc thuyền nhỏ hơn theo sát phía sau để giúp phân tán chất. (Nơi tốt nhất để nhìn thoáng qua là từ phía đông của Đại lộ Michigan, hoặc trên Đường Wacker Thượng và Hạ giữa Đại lộ Michigan và Đường Columbus.)
Khoảng 45 phút sau, thì đấy, sông Chicago có màu xanh lục—nhưng đừng hy vọng nó sẽ giữ nguyên như vậy. Những ngày này, màu sắc chỉ tồn tại trong khoảng năm giờ. Đó là khoảng thời gian tương đương để có được một lít Guinness được rót hoàn hảo nếu bạn mạo hiểm đến một quán rượu Ailen vào Ngày Thánh Patrick.
 
-Phương Tuyền sưu tầm
Xem thêm...
Theo dõi RSS này