THÁNG TƯ VỀ
Tháng tư mùa đã chớm sang
Miên mang nỗi nhớ nắng vàng mưa thưa
Chạnh lòng ký ức ngày xưa
Ấp e áo trắng đón đưa sớm chiều .
Lương Thanh Thủy
Nghe Một Số Bản Nhạc Thu Tiêu Biểu
Trong một ca khúc hay, nhạc và lời phải hòa quyện với nhau, nâng đỡ lẫn nhau. Dẫu vậy, có một số bản nhạc, lời ca sáo rỗng, được lặp đi lặp lại, không nói lên điều gì mới mẻ, phải nương vào các giai điệu; trong...Nghe Một Số Bản Nhạc Thu Tiêu Biểu
Trong một ca khúc hay, nhạc và lời phải hòa quyện với nhau, nâng đỡ lẫn nhau. Dẫu vậy, có một số bản nhạc, lời ca sáo rỗng, được lặp đi lặp lại, không nói lên điều gì mới mẻ, phải nương vào các giai điệu; trong trường hợp này, nhạc đã trợ giúp lời. Cũng có một số bản nhạc chỉ có vài giai điệu nghe rất bình thường nhưng nhờ lời ca hay, mà chúng đâm ra có hồn; trong trường hợp này, lời đã trợ giúp nhạc.
Trong số những bản nhạc viết về mùa Thu, tôi thích nhất lời ca của Đặng Thế Phong. Người nhạc sĩ này không những tài hoa trong các giai điệu mà còn tài hoa cả trong sáng tác lời. Lời ca trong ba bản nhạc “Trăng Thu,” “Giọt Mưa Thu” và “Con Thuyền Không Bến” được ông viết đến nơi đến chốn, đẹp cả về hình ảnh lẫn ngôn ngữ, đọc lên nghe như một đoản văn, hay thậm chí như một bài thơ. Chúng sống động, rất “Thu,” rất sáng tạo, khiến ta có cảm tưởng như ông đã sáng tác chúng một cách riêng biệt, không lệ thuộc vào các giai điệu. Trong “Trăng Thu,” hình ảnh “trăng” thật đẹp và sinh động:
“Vườn khuya trăng rãi hoa đứng im như mắt buồn
(…) Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm
Dâng buồn trong ánh sao”
“Giọt Mưa Thu” đặc tả một ngày “mưa Thu” với những chi tiết cụ thể: giọt mưa rơi ngoài hiên, mây trôi, chim kêu hiu hắt…:
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
(…) Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành”
Trong “Con Thuyền Không Bến,” ta nghe tiếng “gió Thu” xuyên qua cây lá:
“Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn”
Show more
Các lời ca cho ta những hình ảnh thật thú vị ít tìm thấy ở các bản nhạc khác: hoa đứng im như mắt buồn, hơi Thu, cành...Nghe Một Số Bản Nhạc Thu Tiêu Biểu
Các lời ca cho ta những hình ảnh thật thú vị ít tìm thấy ở các bản nhạc khác: hoa đứng im như mắt buồn, hơi Thu, cành mơ say, miền xa lời gió… Phải có một tâm hồn mẫn cảm với thơ và văn mới tả được “trăng,” “mưa” và “gió” Thu một cách sinh động như thế. Hình ảnh chọn lọc mà chữ nghĩa cũng chọn lọc.
Trong lúc đó, ở mấy bản nhạc Thu của Đoàn Chuẩn, lời ca không trau chuốt bằng; nói chung, chúng đơn giản, nhẹ nhàng, chân thành, nghe như những lời tâm sự đời thường. Nhưng khi hát lên, ta cảm thấy những cái “đời thường” đó bỗng “sang” hẳn ra. Theo tôi, có thể nói, các giai điệu của bài hát đã nâng những lời ca này lên thật cao, cao hơn hẳn những gì chúng muốn diễn tả:
“Đập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng”
(Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay)
“(…) Đêm đêm nhìn cây trút lá
Lòng thấy rộn ràng ngỡ bóng ai về.
(…) Mầu áo xanh là mầu anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ”
(Thu Quyến Rũ)
Riêng tôi, mỗi lần hát lên những câu như “nhưng thôi tiếc mà chi, chim rồi bay anh rồi đi” hay “người mơ không đến bao giờ,” tôi có cảm giác như được bay ra khỏi thế giới ngôn ngữ bình thường. Nỗi buồn chúng gợi ra nghe như đậm đà và da diết thêm.
Trong số nhiều bản nhạc Thu về sau này, tôi thích “Thu Ca” của Phạm Mạnh Cương. Người nhạc sĩ này đã sáng tác những lời ca sống động với nhiều nét tinh tế bất ngờ. Rõ ràng là ông chú trọng đến nội dung của lời ca, cố gắng chọn lọc chữ nghĩa và hình ảnh để diễn tả tâm cảm phức tạp của mình. Sóng đôi với nhịp tango tình tứ, “Thu Ca” mang lại cho người nghe những cảm xúc sâu lắng về khung cảnh man mác của mùa Thu. Cần ghi nhận một nét đặc biệt: Phạm Mạnh Cương chú trọng đến việc gieo vần khiến khi đọc riêng, lời ca trở thành một bài thơ khá hoàn chỉnh:
“Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím giăng sầu đó đây
(…) Làn sương chiều thu lả lơi
Tiếng mưa rơi nhẹ trên lối
(…) Chiều thu về đây lạnh lẽo
Mà sương chiều rơi hắt hiu
Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu”
Hình ảnh chiều Thu được diễn tả qua lời ca thật đẹp và buồn:
“Màu chiều thu reo lá úa
Buồn se sắt nhớ thu xưa”
Lời ca trong “Anh Đã Quên Mùa Thu” của Nam Lộc và Trường Kỳ cũng có những câu khá mượt mà như thế:
“Chiều vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa”
“Hàng cây khô” hiu hắt đứng trong mưa: một hình ảnh đắt giá!
“Mùa Thu Trong Mưa” của Trường Sa cũng có những lời ca thi vị:
“chiều mưa không có em
giăng mắc mây không buồn trôi”
Chữ “quên” trong hai câu sau chứa đựng một hình ảnh lạ, cho ta một bất ngờ khá thú vị:
“Chiều mưa không có em
đường phố quên chưa lên đèn”
Những ca khúc nói trên đều đề cập đến mùa Thu một cách chung chung, có tính cách điển hình, diễn ra ở bất cứ nơi nào trên đất nước, nên không gợi cho người nghe một địa danh nào cụ thể nào. Riêng Hà Nội thì khác; mùa Thu ở đó có những nét rất riêng. Trong bài “Kỷ Niệm Mùa Thu Hà Nội,” Vũ Cẩm mô tả Hà Nội với những chi tiết khá đặc thù: “Hồ Tây xanh xanh lộng gió,” “ngập nắng vàng,” “ngạt ngào hoa sữa,” “chiều tím Hồ Tây,” “nhuộm thắm lá vàng”…Trịnh Công Sơn, qua hai bài “Đoản Khúc Thu Hà Nội” và “Nhờ Mùa Thu Hà Nội,” cũng đưa ra những hình ảnh chỉ Hà Nội mới có:
“Cây cơm nguội vàng,
Cây bàng lá đỏ
Phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm sâu…”
Hay:
“Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ”
Ngoài ra, Trịnh Công Sơn cũng nói về lá, về nắng, mưa Hà Nội với một cách nhìn rất “Trịnh Công Sơn”:
“Xôn xao con đường xôn xao lá
Nhòe phố mong manh nhòe phố mưa
Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa.”
Tôi nhận thấy hầu hết những bài mùa Thu Hà Nội đều không thiếu “hoa sữa.” Theo một bài báo được đăng tải trên trang mạng: “Mùa hoa của nó thực sự bắt đầu từ cuối Tháng Chín và kéo dài đến khoảng đầu Tháng Mười Hai Dương Lịch. Thường thì càng về cuối vụ, hương hoa sữa càng đậm hơn. Và đặc biệt về đêm, nhiệt tích tụ của một ngày càng kích thích hoa sữa nở rộ. Từng cây đơm hoa trắng thành cụm xum xuê, gió heo may đẩy hương hoa bay xa.” Tuy nhiên, “Mùi hương ngào ngạt của nó tạo cảm giác đau đầu, khó chịu.” Nó tỏa hương ngào ngạt về đêm đến nỗi “dân tình khốn khổ tìm đủ cách xoay xở.”
Ngoài ra, có một ca khúc rất hay cả giai điệu lẫn lời ca về mùa Thu Hà Nội: “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” của Trần Quang Lộc. Tuy nhiên, khác với mấy ca khúc trên, tất cả mùa Thu diễn tả ở đây chỉ bao gồm trong hai chữ “mùa Thu Hà Nội” mà không kèm theo một hình ảnh cụ thể nào như hoa sữa, cây bàng, lá vàng, hàng me… Mùa Thu Hà Nội chỉ là nỗi nhớ, là lòng mong ước, là nỗi khát khao được đến Hà Nội. Chỉ vì người viết lời, Tô Như Châu và người viết nhạc, Trần Quang Lộc, cả hai đều chưa hề đặt chân tới Hà Nội bao giờ. Ấy thế mà ca khúc này lại được khán giả lẫn giới chuyên môn và cả chính người Hà Nội cho là “thấm đẫm chất Hà Nội.” Cũng là điều lạ lùng!
“Tháng Tám mùa thu lá rơi [khởi] vàng chưa nhỉ
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm”
Câu đầu tiên trong bốn câu trên, lá “rơi” vàng hay “khởi” vàng? Tìm trong Internet, có nơi thì ghi là “rơi,” có nơi thì ghi là “khởi.” Hầu hết các ca sĩ đều hát “lá rơi vàng,” chỉ có Hồng Nhung là hát “lá khởi vàng.” [2] Nguyên văn bài thơ ghi là “khởi vàng.” “Khởi vàng” thì có nghĩa hơn và lạ hơn là “rơi vàng.”
Lá khởi vàng chưa nhỉ = lá đã bắt đầu trở màu vàng chưa.
Đã Tháng Mười Hai rồi, trời vào cuối Thu. Cuối Thu hay đầu Thu thì cũng là Thu.
Mời tất cả quý độc giả tìm thưởng thức một số nhạc Thu yêu thích trước khi mùa Đông đến.
Trần Doãn Nho
Ngày 22Tháng Mười Một 2021
Show more 3 years ago
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng”“Đập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng”
(Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay)
Show more 3 years ago
Những chiếc tách café – Amy Lê Anh November 3, 2021
Một bài học thấm thía cho những ai đang cảm thấy bế tắc….
“Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn...Những chiếc tách café – Amy Lê Anh November 3, 2021
Một bài học thấm thía cho những ai đang cảm thấy bế tắc….
“Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau : chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền…Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình.
Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy bắt đầu nói:
– Nếu các em chú ý thì sẽ nhận ra điều này: những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều đã được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào chiếc tách, mà bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống cho chúng ta.
Vì thế, đừng để những chiếc tách ảnh hưởng mà hãy thoải mái nhâm nhi cà phê của mình nhé!
Show more