Shared a video in Nguyễn Ngọc Quang's profile. October 2018
Đời Người Ngắn Ngủi, Muốn Thanh Thản Hãy Học Cách Nói Hai Chữ: "Thì Thôi"
Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi còn sống từng có một từ cửa miệng, đó là: “Thôi kệ!”. Ai làm gì, nói gì không hay, ai xấu, ai ác, ai làm mình buồn, ông đều tóm lại: “Thôi...Đời Người Ngắn Ngủi, Muốn Thanh Thản Hãy Học Cách Nói Hai Chữ: "Thì Thôi"
Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi còn sống từng có một từ cửa miệng, đó là: “Thôi kệ!”. Ai làm gì, nói gì không hay, ai xấu, ai ác, ai làm mình buồn, ông đều tóm lại: “Thôi kệ. Cuộc đời có bao lâu”.
Kiếp người sinh ra ngắn ngủi, “Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày. Như chiêm bao, như bóng sổ, như gang tay”, ấy là ông Cao Bá Quát khi xưa đã nói thế.
Trong ba vạn sáu nghìn ngày ấy, kỳ thực quỹ thời gian dành cho chính mình trầm ngâm, lắng đọng chẳng là bao. Nào tất bật những cơm áo gạo tiền, nào lo toan gia đình cùng con cái. Ngày cuối tuần có bao việc hiếu hỷ, lúc đêm về còn lo nghĩ buổi chợ sớm mai.
Thật ra…
Mọi chuyện dù lớn dù nhỏ, dẫu vui hay buồn, 10 năm sau nhìn lại cũng chỉ là một câu chuyện mà thôi.
Người gặp gỡ dù chân tình hay giả dối, dù yêu thương hay lợi dụng, 10 năm sau nhìn lại cũng chỉ là một cái tên mà thôi.
Gia cảnh dẫu nghèo hèn hay giàu có, công việc dẫu hiển vinh hay tầm thường, khi về già nhìn lại cũng chỉ là cơm ăn ngày ba bữa mà thôi.
Con cái dù ngoan hiền hay bất hiếu, lúc nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ còn là duyên phận đã qua mà thôi.
Thế nên:
Cầu mà không đắc, hi vọng rồi thất vọng, nỗ lực rồi công cốc, gặp những chuyện không như ý toại lòng, “thì thôi…”
Làm gì có ai trong đời toàn gặp chuyện tốt lành? “Vạn sự như ý” chỉ là lời chúc vĩnh viễn không thành sự thật. Nghịch cảnh thực ra là món quà, trong nghịch cảnh mới luyện nên vàng kim chói sáng.
Yêu người mà chẳng được người đáp lại, “thì thôi…” Không có duyên thì chẳng thể cưỡng cầu, duyên đến duyên đi thảy đều là phúc.
Thực lòng đối đãi mà vẫn bị hiểu lầm, bị oán trách mắng mỏ, “thì thôi…” Nào có ai có trách nhiệm phải tốt bụng với ta? Ta lương thiện là bản tính Trời sinh, ác duyên ấy coi như là hoá giải.
Show more
Nỗ lực làm việc, mà công chẳng thành, danh chẳng toại, “thì thôi…”... Đời Người Ngắn Ngủi, Muốn Thanh Thản Hãy Học Cách Nói Hai Chữ: "Thì Thôi"
Nỗ lực làm việc, mà công chẳng thành, danh chẳng toại, “thì thôi…” Nếu là một công việc lương thiện, có ích, chỉ cần có cơm ăn áo mặc là được rồi. Đâu phải ai sinh ra trên đời cũng để thành tỷ phú với minh tinh?
Lao tâm khổ tứ nuôi nấng dạy bảo con cái, mà chúng chẳng chịu vâng lời, “thì thôi…” Cha mẹ đã tận tâm mà con chẳng tận hiếu, âu cũng là trả nợ cho nhau.
Có lẽ bởi vì kiếp người ngắn ngủi, ta chẳng nên cố chấp điều gì nơi quán trọ trần gian. Có lẽ chăng mỗi chúng ta nên nhìn vào trong, lắng đọng, tìm cho riêng mình “Một Cõi Đi Về”:
“Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”
Sưu tầm - Trương Văn Hùng
Show more 9 months ago
Đời người ngắn ngủi, tạm bợ, chớ vì một câu nói của người khác, mà làm mất đi niềm...Đời người ngắn ngủi vô thường, đừng giữ trong lòng những khổ đau
Đời người ngắn ngủi, tạm bợ, chớ vì một câu nói của người khác, mà làm mất đi niềm vui ngày hôm nay của bạn.
Đời người ngắn ngủi vô thường, đừng mãi ôm giữ trong lòng những khổ đau. Nhất định cần nhớ kỹ…
Nhìn rõ nhưng không cần nói rõ
Rất nhiều chuyện, chỉ cần trong tâm mình hiểu rõ là được rồi, không nhất thiết phải nói ra.
Đừng nên làm con nhím xù lông, phóng vào người khác lại làm tổn thương chính mình. Có một số việc không cần phải ghi nhớ ở trong lòng.
Sống ở đời quan trọng là có nhìn thấu hay không
Nhìn thấu sự tình, bạn sẽ hiểu cần làm như thế nào.
Nhìn thấu nhân tình, bạn sẽ hiểu cần phải đối đãi ra làm sao.
Cho nên, chỉ cần dụng tâm một chút, còn những thứ khác chỉ là tiếp nhận.
Miệng là của người khác, cuộc sống là của chính mình
Trong khi học cách vừa thỏa hiệp với người khác mà vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của chính mình.
Đừng dễ dàng buông lời hứa hẹn, vì khi không thực hiện được lời hứa đó, thì còn tệ hơn không hứa rất nhiều lần
Đừng chỉ biết nói lời suông, hy vọng càng lớn, thì thất vọng sẽ càng nhiều.
Đời người, biết bao kẻ đến người đi, có một số người chính là duyên phận đáng trân quý, có một số, đối với bạn mà nói, có thể chính là sai lầm.
Có đôi khi, chúng ta yêu thích một người, cũng bởi vì hai người có những điểm tương đồng với nhau.
Tuy nhiên, khi đến một giới hạn nào đó, chúng ta lại vì hiểu rõ nhau mà chia lìa.
Bởi vì, có lúc chúng ta chán ghét một người nào đó, cũng chỉ vì người đó và bạn có quá nhiều điểm giống nhau.
Hãy vì bản thân mình, thắp lên một ngọn đèn…
Bạn phiền muộn, là bởi vì chính mình không đủ rộng rãi.
Bạn lo nghĩ, là bởi vì chính mình không đủ thong dong.
Bạn đau khổ, là bởi vì chính mình không đủ kiên cường.
Bạn rầu rĩ, là bởi vì chính mình không đủ ánh dương.
Bạn ghen ghét, là bởi vì chính mình không đủ ưu tú…
Chỉ cần có người sống trên cõi đời này, thì tất sẽ có thị phi. Tức giận là một hành động ngu ngốc, chính là lấy lỗi lầm của người khác để trừng phạt chính mình.
Trời cao thực sự rất công bằng, khi một cánh cửa vận mệnh của bạn đóng lại, thì sẽ đồng thời mở ra cho bạn một cánh cửa khác.
Con người, lúc sinh ra đơn độc, khi ra đi, cũng chỉ một mình đơn độc.
Chỉ có bản thân, mới có thể suy nghĩ cho mình, cũng chỉ có bản thân, mới có thể vượt qua được những quan ải ở trong lòng mình. -=- ST- Lara Lan Trần -=- Show more 9 months ago
— Nhân đây, tôi có St. và chia sẻ. Vì sao Bình Định, Phú Yên được gọi là 'xứ Nẫu'?
Nghe tên "xứ Nẫu", nhiều người biết vùng đất đang được nói đến là Bình Định, Phú Yên, tuy nhiên không mấy người hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi này.
Xứ Nẫu là cụm...— Nhân đây, tôi có St. và chia sẻ. Vì sao Bình Định, Phú Yên được gọi là 'xứ Nẫu'?
Nghe tên "xứ Nẫu", nhiều người biết vùng đất đang được nói đến là Bình Định, Phú Yên, tuy nhiên không mấy người hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi này.
Xứ Nẫu là cụm từ thân thương và đặc biệt để nói về vùng đất Bình Định, Phú Yên. Để biết từ này bắt nguồn là từ đâu, xuất hiện từ khi nào, chúng ta phải quay ngược về thế kỷ 16.
Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào nhận trọng trách Tổng đốc Thuận Quảng (Thuận Hóa Quảng Nam), từ đó ra sức củng cố cơ nghiệp ở phương Nam theo lời tư vấn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Một dải hoành sơn đủ để tạo cơ nghiệp muôn đời). Lúc ấy, thừa tuyên (đơn vị hành chính cấp tỉnh) Quảng Nam kéo dài từ phía nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông.
Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan, có bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp đi khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ). Sau 33 năm khai phá giúp nơi đây hình thành làng mạc, năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa.
Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) nâng cấp phủ Phú Yên thành đơn vị hành chính cấp tỉnh là dinh Trấn Biên (cả xứ Đàng Trong từ Quảng Bình vào Phú Yên có 7 dinh).
Do vùng đất mới dân cư còn thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp thuộc, dưới thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như phường, nậu, man. Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa, phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu nậu.
Show more
Ví dụ: “nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “nậu rổi” chỉ nhóm... Vì sao Bình Định, Phú Yên được gọi là 'xứ Nẫu'?
Ví dụ: “nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm.
Do sự phát triển của Đàng Trong, năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738) ra lệnh ban hành quy định phạm vi chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị như “thuộc", “nậu” bị xóa bỏ. Từ “nậu” được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và sau này trở thành đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít. Từ “nậu” không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ như:
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.
Phương ngữ Phú Yên - Bình Định rút gọn đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách dùng dấu hỏi. Ví dụ "ông ấy", "bà ấy" được thay bằng “ổng”, “bả”, "anh ấy", "chị ấy" được thay bằng “ảnh”, “chỉ”. Và thế là “nậu” được thay bằng “nẩu".
Vì sao Bình Định, Phú Yên được gọi là 'xứ Nẫu'? - 2
Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa – Quảng Nam) với “mô, tề, răng, rứa, chừ” vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định – Quảng Ngãi) được đổi thành “đâu, kia, sao, vậy, giờ”. Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (Bình Định – Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Đặc biệt, với bà con vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu – Phú Yên), các âm dấu ngã đều được phát âm thành dấu hỏi. Riêng người ở đồng bằng Tuy Hòa khi phát âm không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã.
Bởi vậy, “nẩu” hay được phát âm thành “nẫu”. Đồng bằng Tuy Hòa trù phú, nhiều nhà giàu cho con cái đi học chữ phương xa. Các vị có chữ nghĩa viết chữ “nẩu” cách theo phát âm quen miệng thành chữ “nẫu”.
Ví dụ: Thay vì hỏi “Hôm nay người ta đi đâu mà nhiều vậy?” thì người dân Bình Định và Phú Yên hỏi là “Hôm nay nẫu đi đâu mà nhiều dậy?” hay “Cái nhà này là của họ” thì "dân xứ Nẫu" sẽ nói là “Cái nhà nhà này là của nẫu”. Chính vì vậy mà khi hòa cùng tiếng nói của mọi miền đất nước, tiếng nẫu sẽ không lạc vào đâu được.
Dần về sau, tự "nậu" biến mất và được thay thế bằng từ "nẫu" mang ý nghĩa là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba cả số ít và số nhiều. Vì "nẫu'" là "đặc sản" của cùng Phú Yên, Bình Định nên người ta gọi vùng này là "xứ Nẫu". Show more 2 years ago