Chim ruồi - Hummingbird

Chim ruồi

Bất chợt một tia sáng màu ngọc bích loé lên, đôi cánh vỗ nhẹ nhàng và biến mất trong không trung, một ảo ảnh thoắt hiện khiến cho người ta không kịp xác định đấy là một loài chim hay là loài côn trùng. May thay, khoảnh khắc đó lại xuất hiện một lần nữa, lần này ở một góc nhìn tốt hơn và có thể khẳng định chính xác đó là một loài chim - chim ruồi (Hummingbird), một "sản phẩm" trung gian của quá trình tiến hoá giữa lớp côn trùng và chim.

Người ta tìm ra loài chim ruồi này ở châu Mỹ. Theo các nhà sinh vật học thì chim ruồi có rất nhiều giống khác nhau và thay đổi màu sắc theo từng vùng địa lý để thích nghi với điều kiện môi trường và khí hậu ở đó. Trong số 330 chủng loại thì chỉ có 16 giống được xác định có xuất xứ từ miền bắc Mexico, số còn lại không thể nào xác minh được vì chúng nổi tiếng là loài chim di trú. Hành trình của chúng có thể đạt kỷ lục 2.500 dặm (hơn 40.000km): từ vùng Alaska tới đất nước Argentina, từ sa mạc Arizona tới bờ biển Nova Scotia, từ vùng trũng trong các cánh rừng thuộc lãnh thổ Brazil tới dãy núi Andes.

Chim ruồi vùng Colombia

Chim ruồi vùng Colombia. Bộ lông vũ có màu sắc sặc sỡ, bên dưới bộ lông xinh đẹp ấy là những bộ máy phát điện nhỏ xíu tạo ra năng lượng khi chúng bay lượn. Đây là sự kỳ diệu của ngành kỹ thuật vi mô mà các nhà khoa học đang nghiên cứu.

Chúng sống ở bất cứ nơi đâu chúng có thể bám vào được. Theo các nhà khoa học, thông thường loài chim ruồi được nuôi trong lồng có thể sống được 17 năm. Điều này thật kỳ diệu so với một cấu trúc nội tạng đơn giản trong một cơ thể nhỏ bé cân nặng trung bình chỉ có 5 - 6 gram. Trái tim nhỏ xíu nhưng trung bình đập được 500 nhịp/phút (khi đang đậu). Ước tính trong vòng 17 năm trái tim ấy đập khoảng 4,5 tỉ lần - gần gấp 2 lần so với tổng số nhịp đập của một người có tuổi thọ 70.

Chim ruồi phía bắc dãy Andes.

Chim ruồi phía bắc dãy Andes. Các chú chim trống vùng này sử dụng màu tía để điểm xuyết nhúm lông trên đầu và ức của mình. Lớp lông vũ dưới bức xạ của ánh sáng mặt trời tạo thành những gam màu tổng hợp đánh lừa thị giác của các con chim khác, thậm chí ngay cả thị giác của con người cũng bị nhầm lẫn.

Chim ruồi trong thành phố. Những ánh đèn néon rực rỡ có sức hút đặc biệt đối với loài chim ruồi "thành thị" - khiến chúng tưởng ánh đèn đó là những bông hoa thơm ngon nhiều mật ngọt và cứ thế chúng như con thiêu thân lao vào hút mật. Chúng còn làm nhiệm vụ phân phối phấn hoa khắp nơi. Giống như các loại côn trùng khác, chim ruồi không thể phân biệt các bức xạ tím của ánh đèn, người ta có thể sử dụng điều này để tìm thấy những giống cây có chất dinh dưỡng cao.

Còn trong thiên nhiên, với đôi cánh mỏng dính nhưng lại có thể vỗ 80 nhịp/giây, phát ra âm thanh cực nhỏ. Bộ lông đuôi thì như mái chèo "khua" gió nhẹ nhàng lướt trong không trung. Loài chim này khi sống thì dẻo dai như thế, nhưng khi chết các xương ống rỗng của chúng bị phân huỷ nhanh chóng và không bao giờ hoá thạch. Đấy là lý do tại sao người ta không tìm thấy bất kỳ các mẫu hoá thạch nào của giống chim này, dù chúng đã có mặt từ rất lâu đời. 

Chim ruồi phía nam dãy Andes. Bộ lông đuôi loè loẹt giúp cho các chú chim trống của vùng này "quyến rủ" chim mái. Nếu như người đàn ông sử dụng những món trang sức lấp lánh để biểu hiện sự giàu có và quyền lực thì bộ lông quý phái của giống chim này có thể là một biểu hiện cho sức khoẻ cường tráng và nguồn năng lượng dồi dào.

Một đặc trưng khác của loài chim ruồi là bộ lông vũ cực kỳ sặc sỡ. Dưới ánh sáng mặt trời, tia nắng xuyên qua bộ lông ngũ sắc mượt mà, phản chiếu sắc màu lấp lánh giống như các hạt đá quý được ai đó treo lơ lửng trong không gian. Càng nghiên cứu, các nhà sinh vật học càng ngạc nhiên về quà tặng của tạo hoá cho giống chim nhỏ bé kỳ diệu này. Các mỹ từ "xinh đẹp", "lộng lẫy", "kỳ lạ"…chưa thể miêu tả trọn vẹn những gì mà con người cảm nhận được về loài chim này.

 

 

Tê Hát

Theo National Geographic
 
 
 
 
Chim ruồi "ngáy khò khò" như con người. Chim ruồi "ngáy" khi ngủ đông
Với chúng ta, ngáy không chỉ phá hủy mối quan hệ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe - bị ngừng thở (hơi thở bị gián đoạn trong thời gian ngắn) - trong khi ngủ. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng, ngoài con người ra thì có loài sinh vật nào cũng biết ngáy không? BBC mới đây đã đưa ra bằng chứng để chứng minh rằng, loài chim ruồi cũng biết "ngáy" như con người. Theo các chuyên gia, ngáy ở động vật có vú xuất hiện khi đường không khí có thể bị hẹp hoặc luồng không khí bị tắc nghẽn, những rung động tạo ra tiếng ngáy khi chủ thể thở. Nhưng điều này không đúng với loài chim ruồi.
 
Thay vào đó, tiếng "ngáy" phát ra khi chú chim ruồi này thức dậy sau một đợt ngủ đông ngắn - khoảng thời gian cần thiết để chim ruồi nạp năng lượng cũng như giúp chúng giữ thân nhiệt của cơ thể. Một trong những đặc điểm khác của chim ruồi lúc ngủ đông là tim chúng đập nhanh - khoảng 1.260 lần/phút, và nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống thấp hơn so với những sinh vật máu nóng khác khi ngủ. Loài chim ruồi cũng có sự trao đổi chất cao nhất trong bất kỳ loài vật có xương sống khác, điều này phần nào giúp chúng tiết kiệm năng lượng theo cách riêng. au khi nghiên cứu kĩ hơn, các chuyên gia nhận thấy, khi chim ruồi đang "hôn mê", chúng sử dụng rất ít oxy. Mặc dù điều này giúp chúng tiết kiệm nhiều năng lượng nhưng sẽ khiến chúng gặp khó khăn khi thức dậy.
 
Bởi lẽ, khi "bình minh", chúng cần một lượng lớn oxy (tương đương với kích thước cơ thể) để bắt đầu khởi động, làm tăng nhiệt độ trong cơ thể để thức dậy. Tiếng ồn mà chúng phát ra có thể là do khi chúng kết hợp quá trình hút oxy và việc khởi động giúp tăng nhiệt độ cơ thể. Một số chuyên gia cho rằng, sự thở hổn hển có nhịp điệu này là dấu hiệu của sự căng thẳng, và có thể chúng sắp chết. Tuy nhiên, nhiều người khác lại chia sẻ, khi chú chim ruồi tỉnh dậy, chú đã bay đi với vẻ khỏe mạnh và vẫn sung sức tìm kiếm chút thức ăn đầu tiên trong ngày.
 

Dùng chim ruồi cải tiến máy bay trực thăng
Chim ruồi sử dụng năng lượng bay rất hiệu quả, có thể vỗ cánh để đứng yên một chỗ, lơ lửng trong không trung. Bí quyết mà các nhà khoa học tìm thấy là tỷ lệ chiều dài và chiều rộng cánh chim. Nhà khoa học David Lentink tại Đại học Stanford (Mỹ) cùng với các cộng sự đã thử nghiệm cánh của 12 loài chim ruồi khác nhau. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra Black Hornet, là chiếc máy bay trực thăng tự hành tí hon mà quân đội Anh từng sử dụng rất hiệu quả ở chiến trường Afghanistan.
Họ nhận thấy, cánh quạt của loại tiểu trực thăng này có hiệu quả bay lượn thua một số loài chim ruồi. Cụ thể là loài chim ruồi Anna, phổ biến ở bờ biển phía tây nước Mỹ, có đôi cánh hoạt động hiệu quả hơn 27% so với cánh quạt của tiểu trực thăng Black Hornet.
Daily Mail dẫn lời giáo sư Lentink cho biết, dựa trên các số đo của chim ruồi Anna, con người có thể tăng hiệu quả của các tiểu trực thăng.
Vì sao chim ruồi có thể bay lơ lửng mà không rơi? Vì sao loài chim ruồi tí hon có thể bay lơ lửng bên trên một bông hoa trong thời gian rất lâu? Douglas Warrick, giáo sư động vật học tại Đại học bang Oregon (Mỹ), đã sử dụng một loại thiết bị cho phép chụp được những khoảnh khắc rất ngắn trong cử động cánh của chim ruồi, khoảng 250 micro giây (một micro giây bằng một phần triệu giây) nhằm phân tích chuyển động của lớp không khí xung quanh cánh chim ruồi và cung cấp thông tin chi tiết về hiện tượng bay của nó.

Ông phát hiện loài chim ruồi nhận 75% lực nâng từ hiện tượng vỗ cánh xuống, 25% còn lại cung cấp từ quá trình vỗ cánh lên. Nói chung, loài chim ruồi có thể xem là dải phân cách giữa một bên là các loài chim (thu được lực nâng từ việc đập cánh xuống) với các loài côn trùng (bay lên nhờ một nửa quá trình đập cánh xuống và nửa còn lại từ quá trình vỗ cánh lên). Lưu ý rằng ở các loài chim khác, lực nâng cơ thể có được 100% nhờ vỗ cánh xuống, trong khi tỉ lệ này ở côn trùng là 50-50.

Douglas Warrick cho rằng thực nghiệm này đã cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ về hiện tượng hội tụ sinh học - những loài không có họ hàng với nhau nhưng tiến hóa những đặc điểm giống nhau nhằm khai thác lợi thế của chúng.
Theo New Scientists,
 
 
Trí nhớ kỳ lạ của chim ruồi
 
Mặc dù não bộ chỉ to bằng hạt gạo, song chim ruồi có trí nhớ siêu hạng khi cần tìm kiếm thức ăn, một nghiên cứu mới vừa tiết lộ.

Những sinh vật tí hon này chỉ nặng 20 gram hoặc ít hơn và kiếm ăn bằng mật hoa và côn trùng.

Nghiên cứu, công bố trên tạp chí Current Biology, cho rằng chúng không những nhớ được nguồn thức ăn ở đâu, mà có thể lập kế hoạch với một độ chính xác nhất định.

"Với chúng tôi, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy động vật hoang dã có thể nhớ cả vị trí nguồn thức ăn và thời điểm đã đến thăm nó", Susan Healy, từ Đại học Edinburgh (Anh) cho biết.

Healy và cộng sự ở Anh và Canada đã nghiên cứu những con chim ruồi hung đỏ ở vùng miền núi Canada. Họ phát hiện thấy chim nhớ được địa điểm của từng loại hoa cụ thể và lần cuối cùng chúng đến đánh chén ở đó - hai khía cạnh của trí nhớ phân đoạn vốn được xem là chỉ có ở loài người.

Các nhà khoa học đã tính toán mức độ thường xuyên của những con chim ruồi đến thăm 8 bông hoa nhân tạo được đổ đầy dung dịch đường sucrose trong bãi kiếm ăn của loài chim này.

Với một nửa số hoa, họ đổ đầy đường lại cứ sau 10 phút và 20 phút với nửa còn lại, sau khi các bông hoa đã được hút sạch.

Các con chim quay trở lại thăm các "túi mật" này đều như lên lịch: với những bông hoa được đổ đầy 10 phút một lần, chúng sẽ đến thăm sớm hơn.

"Chúng tôi ngạc nghiên vì khả năng lập kế hoạch của chúng tốt như vậy và rằng chúng đã cố gắng để thu thập một cách hiệu quả nhất với tận 8 bông hoa khác nhau", Healy nói.

Các nhà khoa học phỏng đoán rằng não của chim ruồi phát triển mạnh như vậy vì chúng phải lập trình cho những chuyến bay dài ngày, và chúng không cần phải tốn thời gian và năng lượng để tìm kiếm thức ăn. Trung bình, những con chim ruồi hung đỏ di cư qua 3.219 km trong mùa đông từ Canada tới nơi có thời tiết ấm áp hơn ở Mexico. Vào mùa xuân, chúng trở về nhà để sinh sản.
 
NN Quang( ST )
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %24 %951 %2016 %17:%08
back to top