Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là câu chuyện về những người phụ nữ bình thường đã tạo nên những dấu ấn lịch sử; nó bắt nguồn từ cuộc đấu tranh hàng thế kỷ của phụ nữ để tham gia vào xã hội một cách bình đẳng như nam giới. Vào thời Hy Lạp cổ đại, Lysistrata đã khởi đầu một cuộc biểu tình của nữ giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh; suốt Cách Mạng Pháp, những người phụ nữ Paris đã diễu hành ở Versailles, kêu gọi cho “Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái”, và đòi quyền được bỏ phiếu của phụ nữ.

Ý tưởng về Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên nảy sinh vào thời điểm chuyển đổi thế kỷ, khi thế giới công nghiệp đang trong giai đoạn bành trướng và hỗn loạn của bùng nổ dân số và các ý thức hệ cấp tiến. Sau đây là tóm tắt theo cột mốc thời gian những sự kiện quan trọng nhất:

Đòi Quyền Phụ Nữ trước Nhà Trắng

1909

Cùng với tuyên bố của Đảng Xã Hội Mỹ, ngày Phụ nữ Quốc gia đầu tiên được kỷ niệm trên toàn Liên Bang Hoa Kỳ là ngày 28 tháng hai. Phụ nữ tiếp tục kỷ niệm nó đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng hai năm 1913.

1910

Quốc tế Xã hội họp tại Copenhagen, thiết lập một Ngày Phụ Nữ mang tính quốc tế để vinh danh phong trào đòi những quyền phụ nữ và hỗ trợ quyền bầu cử phổ thông cho phụ nữ. Đề nghị được chào đón với sự nhất trí tán thành tại hội nghị của hơn 100 phụ nữ đến từ 17 nước, gồm cả ba người phụ nữ đầu tiên được bầu vào quốc hội Phần Lan. Chưa có ngày cố định được chọn để kỷ niệm.

1911

Như kết quả của quyết định tại Copenhagen năm trước, Ngày Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên được ghi nhận (19 tháng ba) tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, nơi hơn một triệu phụ nữ và nam giới tham dự đại hội. Bên cạnh quyền bầu cử và đảm nhiệm những công việc văn phòng chính phủ, họ đã yêu cầu quyền làm việc, học nghề và chấm dứt phân biệt trong công việc.

Chưa đầy một tuần sau đó, vào ngày 25 tháng ba, thảm họa tại Triangle Fire, New York đã lấy đi sinh mạng của hơn 140 nữ công nhân, phần lớn là những người nhập cư gốc Ý và Do Thái. Sự kiện này có một ảnh hưởng quan trọng đến luật lao động của Hoa Kỳ, và những điều kiện làm việc dẫn đến thảm họa đã được viện dẫn trong suốt những lễ kỷ niệm sau đó của Ngày Quốc tế Phụ Nữ.

1913-1914

Như một phần của phong trào hòa bình đã tích tụ từ buổi đêm của cuộc Chiến tranh Thế giới I, những người phụ nữ Nga kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng hai năm 1913. Ở những nơi khác trên châu Âu, vào đúng ngày 8 tháng ba hoặc những ngày gần đó của năm sau đó, phụ nữ đã tập hợp để chống chiến tranh và để bày tỏ tinh thần đoàn kết giữa các chị em.

Đòi Quyền Phụ Nữ ở Pakistan

 

1917

Với hai triệu người lính Nga tử trận, những người phụ nữ Nga một lần nữa đã chọn ngày chủ nhật cuối cùng của tháng hai để biểu tình vì “bánh mì và hòa bình”. Những nhà lãnh đạo chính trị phản đối thời điểm của cuộc biểu tình, nhưng những người phụ nữ vẫn tiến hành dù thế nào. Phần còn lại là lịch sử: Bốn ngày sau đó, Sa hoàng bị buộc thoái ngôi và chính phủ lâm thời đã trao cho phụ nữ quyền bầu cử. Ngày chủ nhật lịch sử đó là ngày 23 tháng hai theo lịch Julian được sử dụng ở Nga thời đó, nhưng là ngày 8 tháng ba theo lịch Gregorian ở những nơi khác.

Ngay từ những năm đầu, ngày Quốc tế Phụ nữ đã được xem như một chiều hướng mới trên toàn cầu cho phụ nữ ở các nước phát triển và đang phát triển. Sự lớn mạnh của phong trào phụ nữ quốc tế, được hỗ trợ bởi bốn hội nghị phụ nữ toàn cầu của Liên Hiệp Quốc, đã làm cho việc kỷ niệm trở thành một điểm tập hợp của những nỗ lực liên kết đòi quyền phụ nữ và sự tham gia vào quá trình chính trị và kinh tế. Càng ngày, ngày Quốc tế Phụ nữ là một thời điểm để nhìn lại những bước tiến đã qua, kêu gọi những thay đổi và kỷ niệm những hành động dũng cảm và quyết đoán của những người phụ nữ bình thường, những người đóng một vai trò đặc biệt trong lịch sử của quyền phụ nữ.

Vai trò của Liên Hiệp Quốc

Những mục tiêu được Liên Hiệp Quốc thúc đẩy đã tạo ra những ủng hộ mạnh mẽ và lan rộng hơn cho chiến dịch xúc tiến và bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, được ký tại San Francisco năm 1945, là hiệp định đầu tiên công bố bình đẳng giới như một nhân quyền cơ bản. Từ đó, tổ chức đã giúp tạo nên một di sản lịch sử về những chiến lược ưng thuận quốc tế, những tiêu chuẩn, chương trình và mục tiêu để nâng cao vai trò người phụ nữ trên toàn thế giới.

Trong nhiều năm, hoạt đông của Liên Hiệp Quốc vì sự tiến bộ của phụ nữ đã có bốn định hướng rõ ràng: thúc đẩy về những phương sách luật pháp, huy động ý kiến công chúng và hoạt động quốc tế; đào tạo và nghiên cứu, bao gồm biên soạn những thống kê về xóa bỏ phân biệt chủng tộc về giới và hướng đến hỗ trợ những nhóm bất lợi (khó khăn). Ngày nay, một nguyên tắc tổ chức trọng tâm của công việc ở Liên Hiệp Quốc là không có giải pháp dài hạn nào cho những vấn nạn gay cấn nhất của xã hội về mặt xã hội, kinh tế, chính trị có thể tìm thấy được nếu không có sự tham gia đầy đủ, và sự trao quyền đầy đủ của thế giới phụ nữ.

 

 

Thùy Dương 

(theo Website Liên Hiệp Quốc)

Kim Kỳ st

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %07 %226 %2018 %23:%03
back to top