Hành Trình Xuyên Việt # 10 Hà Nội - Quảng Ninh

Hành Trình Xuyên Việt # 10

Hà Nội - Quảng Ninh: Thứ Năm ngày 12 tháng 1 năm 2017

Sáng nay mọi người dậy sớm làm thủ tục trả phòng để rời khỏi Hà Nội lên đường đến thăm tỉnh Quảng Ninh. Từ tối hôm qua, các chị đã thu xếp hành lý cồng kềnh để gửi bớt lại Hotel, và chỉ mang theo 1 ít đồ đạc có thễ dùng trong 1,2 đêm để khỏi phải kéo nặng. Đoàn sẽ lên đường vào lúc 7:00 giờ sáng nên ai cũng phải dậy sớm ăn sáng rồi làm thủ tục trả phòng cho kịp giờ lên đường.

Khi lên xe rời khỏi Hà Nội thì trong lòng ai cũng thấy mừng thầm vì sáng nay tuy rằng trời có hơi âm u nhưng không thấy mưa. Vậy là hôm nay mình sẽ được xem nhiều thứ một cách thoải mái chứ không có bị "đội mưa mà đi" như hai ngày vừa qua tại Hà Nội nửa.

9:00 am thì xe đến khu Chí Linh Kiếp Bạc của thành phố Hải Dương. Chỗ này cũng có nhiều di tích đáng xem lắm, nhưng vì không có dự định trước trong chương trình nên xe đành tiếp tục chạy thẳng để đến tỉnh Quảng Ninh.

Khi đến ranh giới để bắt đầu vào tỉnh Quảng Ninh thì từ xa mọi người đều nhìn thấy có 1 "vật thễ" với hình dáng hơi .... là lạ .... hiên ngang ngạo nghễ nằm ngay trên đường đi vào địa phận của tỉnh Quảng Ninh.

Hình chụp từ trên xe khi bắt đầu vào địa phận tỉnh Q N

 Hỏi ra thì mới biết, đây là cái "cổng chào" mà các quan chức lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh đã cho dựng lên với kinh phí là 368 tỷ đồng VN. Hôm nay 12 tháng 1 năm 2017 lúc chúng tôi đi ngang qua đây thì công trình còn đang rất là bừa bộn vì cổng chào vẫn chưa xây xong.

Nay, cổng chào này đã được khánh thành vào ngày 27 tháng 4 năm 2017. Đây là cái cổng chào "hoành tráng" nhất của cả nước đấy (hình bên trên được chụp vào ngày khánh thành cổng chào, N lấy hình từ Internet post vào đây cho các bác xem). Các bác nhìn cái cổng chào này có đẹp không ạ? N thì không có ý kiến gì về đẹp hay xấu vì tự biết mình không có máu "art" trong người nên không dám phê bình, chỉ có độc nhất với mỗi một ý nghĩ là .... các quan mình ..... "ăn uống" hơi hơi ..... nhiều, có mấy cái cọc sắt dựng lên mà tốn đến những 368 tỷ VN đồng lận! Tính nôm na theo thời giá lúc bấy giờ, 1 tỷ VND đổi ra thì được khoảng hơn 45 nghìn dollars, vậy mà trị giá cái cổng chào này lên đến 368 tỷ lận Trời ạ! (45 nghìn đô nhân lên 368 lần là bao nhiêu đây Trời ?????).

Công trình cổng chào của tỉnh Quảng Ninh được xây dựng quy mô trên hơn 120 ha, với tổng số vốn là 368 tỷ đồng. Khi công trình mới bắt đầu cách đây 1 năm thì giá định cho cổng chào này sẽ tốn vào khoảng 200 tỷ VND. Nhưng đến khi cái cổng chào hoàn tất xong thì giá thành tăng vọt lên là ...... 368 tỷ VND các bác ạ. Công trình đã được động thổ xây dựng hồi tháng 3/2016. Thiết kế 8 trụ thép có độ cao 38-43m, chiều rộng chân trụ từ 50-60m, xen kẽ các trụ chính là nan phụ thiết kế không giống nhau, tạo dáng ra cho giống như ....."những dãy núi trùng điệp" của tỉnh Quảng Ninh !!!! Đây cũng là dự án được dư luận quan tâm khi chi phí xây dựng khá lớn và thiết kế ... hơi "khác lạ". Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tây Ban Nha có tên là Salvador Perez Arroyo, ông này cũng là người đã thiết kế ra bảo tàng của tỉnh Quảng Ninh. Hm! Hy vọng là vài năm nửa mấy cái cột sắt này không vì mưa gió mà bị hoen ố rỉ sét để rồi trở thành 1 đống sắt vụn, hoặc đương tự nhiên thì ..... "bỗng dưng ..... muốn sập"!!! mà nếu bị như vậy thật thì chắc là mình phải "bỗng dưng .... muốn khóc" thôi, vì 368 tỷ đã đi đời nhà ma mất tiêu rồi!!! Tự nhiên mình lẩn thẩn nghĩ .... nếu số tiền này được dùng để xây cầu bắt qua những con sông nước chảy xiết, hay xây trường, xây bệnh viện, hoặc làm đường cho những chỗ còn đất sình lầy lội rất khó khăn khi di chuyển cho bà con ở những nơi vùng sâu, vùng xa chưa có đủ phương tiện đi đến trường học để trẻ con khỏi phải lội sông lội suối hoặc phải đu dây qua thác đến trường như mình đã được xem tin tức trên TV hay trên báo chí bên nhà thì tốt biết bao!!!!

10:35 am thì xe đến thành phố Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong cả nước có 4 thành phố là: Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và Hạ Long. Theo chương trình thì đầu tiên group 4 sẽ dừng chân tại thành phố Uông Bí. Uông Bí là một thành phố nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh Việt Nam, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm dưới chân dãy núi Yên Tử và giáp sông Đá Bạc. Tại đây mọi người sẽ leo núi để viếng thăm núi Yên Tử. Khu di tích Yên Tử là một quần thể gồm có Chùa, Am, Tháp, Tượng .... có cả rừng cây cổ thụ và những cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao lên dần đến đỉnh núi. Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào danh sơn đất Việt. Ngay từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ

Yên Kỳ Sinh đã đến tu hành và đắc đạo ở đây, nhưng Yên Tử chỉ thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông – một ông vua đang thời thịnh trị (cuối thế kỷ 13) đã từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp và trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm với Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Vì thế trong chương trình đã tính trước với Vietpacific thì mọi người trong nhóm đều nhất định muốn được đến thăm khu di tích Yên Tử là vậy.

Nhưng .... than ôi .... người tính cũng không bằng Trời tính các bác ạ. Là vì trên đường đi từ Hà Nội dần ra đến Quảng Ninh, mặc dù trời không có nắng nhưng cũng không có bị mưa gì cả, tuy nhiên khi đi dần dần gần đến khu Yên Tử thì đã thấy .... hỡi ôi rồi! Trời bỗng kéo mây đen kịt rồi bắt đầu mưa rơi tầm tả, và với tình trạng mây đen vần vũ như thế này cho thấy là không biết đến khi nào thì Trời sẽ hết mưa nửa. Cậu Tuyến cho biết với thời tiết lạnh như vầy, trời âm u vần vũ và mưa nặng hạt như vầy thì không có cách chi đưa các cô leo lên núi được, vì đường đi sẽ rất là trơn trợt khi phải leo trèo núi đá gập ghềnh. Hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã có nhưng cũng chỉ đưa được du khách tới chùa Hoa Yên ở độ cao 534m (so với mực nước biển) mà thôi. Rồi từ đấy các cô phải tự mình tiếp tục leo lên núi, để đi tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi rồi mới tới điểm cuối cùng cao nhất là chùa Đồng (chùa ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển). Cậu kể rằng trên đường đi lên chùa Đồng mình sẽ có cảm tưởng như đi trong mây, nếu gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, mình có thể chiêm ngưỡng được hết nguyên cả cảnh đẹp của vùng Đông Bắc. Nhưng trong lúc mưa nặng hạt và lạnh cắt da như vầy, để các cô leo trèo bằng chân thêm 500 m nửa với đường dốc và trơn trợt như thế này thì .... "no way"! Cả bọn tiu nghỉu nhìn nhau ngao ngán mà không biết làm thế nào. Không thễ nào đậu xe ngồi chờ cho hết mưa với thời tiết như vầy với hy vọng là sẽ leo lên được tận đỉnh núi Yên Tử, nên cuối cùng 4 bà đành phải quyết định bỏ qua chuyện thăm Trúc Lâm Yên Tử để tiếp tục đi đến địa điểm kế tiếp theo như dự định của chương trình. Đúng là mình không có duyên với Trúc Lâm Yên Tử lần này, nên thôi đành hẹn cho lần kế tiếp vậy.

Địa điểm kế tiếp của chương trình tại thành phố Quảng Ninh là group 4 sẽ đến thăm Chùa Ba Vàng. Xe đến tới chùa Ba Vàng vào lúc 11:00 giờ sáng trong lúc trời vẫn mưa nặng hạt, bầu trời đầy mây đen và gió rét căm căm lạnh thấu xương của khí hậu miền Bắc.

Chùa Ba Vàng nằm ở phía tây thành phố Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh. Nếu từ Hà Nội đi chùa Ba Vàng thì ước lượng vào khoảng 137km. Chùa Ba Vàng là tên

gọi dân dã còn tên chính của chùa là chùa Bảo Quang. Chùa nằm trên núi Ba Vàng, thuộc phường Thanh Sơn, cách khu du lịch sinh thái Lựng Xanh khoảng 1 km.

Theo văn bia còn lại của chùa thì núi Ba Vàng xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn. Chùa Ba Vàng toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng chừng trên dưới 1.000 m2. Những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền chùa hiện nay lộ ra cho thấy chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17- 18 với quy mô khá rộng.

Khoảng hơn 20 năm về trước (thời điểm tìm ra được chùa Bảo Quang - cũng là chùa Ba Vàng) thì khi đó Chùa chỉ còn là phế tích (vì đã trải qua nhiều thời gian cũng như đã bị tàn phá nhiều sau các cuộc chiến tranh). Lúc bấy giờ Chùa chỉ còn là phế tích, với một số di vật cổ bằng đá còn sót lại như: một số bia, rùa, chân cột và cây hương bằng đá trên có khắc 4 chữ “Thiên Bảo thạch trụ”. Riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ. Nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng.

Ngôi chùa cổ xưa trước kia nay chỉ còn là phế tích, và vào năm 1988 thì chùa đã được xây dựng lại bằng gỗ. Sau đó vào năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng.

Hình chùa Ba Vàng được trùng tu năm 1993 (hình lấy từ Internet)

Vào tháng 1 năm 2011, ngôi chùa một lần nữa lại được khởi công xây dựng lần thứ tư với quy mô to lớn khang trang hơn.

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”). Chùa toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (núi Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải.

Chùa Ba Vàng là ngôi chùa thuộc Trúc Lâm Yên Tử, kiến trúc xây dựng lại ở lần thứ tư này gồm có 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, và bàn thờ (bàn thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông). Hiện nay, khu tòa chính điện của chùa Ba Vàng tính tới thời điểm này vẫn là to nhất ở Việt Nam.

Nhờ đã trải qua 4 lần trùng tu, tôn tạo nên chùa Ba Vàng mới có được vẻ đẹp khang trang và tráng lệ như hiện nay.

Chùa Ba Vàng ngày nay (hình chụp tháng 1 năm 2017)

Phiên bản chùa Một Cột cũng được xây dựng làm cảnh trong khuôn viên của chùa Ba Vàng.

Tòa Chính điện của chùa Ba Vàng

Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500m2) với chính diện bắt mắt, một mái vòm cao uốn lượn theo kiến trúc cổ.

Lầu Chuông (112 m2) - Lầu Trống (112 m2). Hình chụp trong lúc chùa đang trong giai đoạn landscaping lại toàn thễ cảnh chùa để sửa soạn chào đón khách thập phương vào dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017.

Những khoảng đất còn đang trong tình trạng sửa soạn trồng hoa trang trí cho kịp đón khách vào dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017.

Hành lang La Hán (200m2).

Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội,

N đi vòng vòng xem thì nhận thấy có nhiều vật trang trí trong toàn thễ khuôn viên của chùa đều do các nhân vật nổi tiếng trong chính quyền đương thời cúng tặng. Trên các đồ vật này đều có khắc tên và chức vị của họ với những hàng chữ bự thiệt là bự, mới nhìn dzô là thấy liền không thễ nào không nhìn thấy được. Lư hương to lớn trong hình đây là tặng phẫm của ngài Chủ Tịch nước hiện tại.

Cái gốc cây xanh nằm phía bên tay mặt của cổng Tam Quan là do 1 ngài Trung tướng hay Thượng tướng .... cúng trồng (sorry N quên mất chức vị và tên mặc dù họ có ghi rỏ trong cái bia đá đặt nằm dưới gốc cây).

Dưới gốc cây có làm 1 cái bia đá khắc tên tuổi, chức vị và ngày trồng cây của người cúng tặng.

Cái cây bên phía tay trái của cổng Tam Quan cũng là do chính tay của bà Chủ Tịch Quốc Hội hiện tại cúng .... trồng. Nếu nhìn kỷ thì các bác cũng sẽ thấy có 1 cái bia đá nằm ngay bên dưới gốc cây khắc tên tuổi, chức vị và ngày trồng cây cúng tặng. Cái này có thễ gọi là "bia đá ... đề tên" ha !!!!

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ tát bằng đá trắng uy nghi nhìn xuống phía cổng tam quan vào chùa.

Phía sau chùa chính, là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế thuận lợi nhất cho các vị sư tăng hành Pháp cũng như các Phật tử, khách viếng thăm chùa nghỉ ngơi và cùng hành lễ.

Hình dưới đây được chụp tại sân trước của chùa. Đi qua cái cổng lá này thì mình sẽ đi miên man qua nhiều chỗ có các cây cầu tự chế, có nhà bát giác, tượng nọ, tượng kia, rồi có nhiều tiểu cảnh được dựng lên ở trên sân ..... tuy nhiên theo ý N nhận xét thì diện tích sân hơi chật hẹp mà những vật trang trí thì quá nhiều nên đâm ra nhìn thấy hơi rối mắt, khi chụp hình thì chụp cái nọ lại bị dính vào cái kia .... N có đội mưa ra ngoài để chụp nhiều hình ở cái vườn "ngự uyển" này, mà hình thấy cũng không ra gì nên chẳng post lên đây làm gì cho thêm choáng chỗ.

Quên kể chuyện cho các bác nghe là trong lúc đi viếng chùa Ba Vàng thì cũng bị mưa lắm mà lại bị lạnh cắt da luôn nửa. Tuy chùa toạ lạc ở lưng chừng núi Thành Đẳng (ở độ cao đến 340m so với mặt nước biển) nhưng may mắn là có đường cho xe được chạy thẳng tới chân cổng chùa nên không bị leo núi tị nào, mình chỉ có phải leo nhiều bậc thang là lên đến Chùa, chỉ có phải "đội mưa mà đi" thôi ạ. Giời ạ, mưa gió ướt át quá, lại còn bị lạnh buốt nửa. Cái này không phải là "hành hương" mà đúng ra là "hành xác" đó các bác. Chùa to lớn lắm, còn nhiều thứ chung quanh chùa chưa xem hết được, nhưng vì sân chùa lát bằng gạch mà trời lại mưa nên rất trơn trợt, đi không cẩn thận là chụp ếch như chơi, đã chẳng chụp được con ếch nào mà còn bị trặc lọi chân cẳng hay bể mông thì chỉ còn có nước .... nằm thôi. Chuyến hành trình xuyên Việt của tụi N vẫn còn dài lắm cho nên 4 bà già cũng phải rất cẩn thận để còn có thễ đi hết từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau được nửa chứ.

Khoảng 12:15 pm thì mọi người rời chùa. Giá không bị mưa thì chắc mọi người còn muốn ở lại lâu vì vẫn còn nhiều chỗ chưa xem hết. Sau khi rời chùa thì Cậu Tuyến đưa 4 bà vào check in tại khách sạn Hạ Long Pearl ở Bãi Cháy của thành phố Hạ Long để cất hành lý trước khi sang đến mục kế tiếp.

Quảng Ninh có 4 thành phố là Móng Cáy, Cẩm Phả, Uông Bí và Hạ Long, N đã ra Hạ Long 3 lần nhưng lần nào từ Hà Nội ra thì cũng chỉ đi thẳng một mạch ra đến bến tàu lên thuyền đi thăm thú vịnh Hạ Long rồi trở về Hà Nội ngay chứ chưa có dịp đi vòng vòng để thăm thành phố Hạ Long xem nó ra làm sao. Và lần đến HL kỳ này thì không đi xem vịnh HL nửa vì N đã có mục đích khác. Số là từ khi còn bé N có loáng thoáng nghe Ba N nói gốc gác từ đời ông Nội của N là ở tại Cẩm Phả hay là Hòn Gai của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Nhưng vì khi đó còn bé quá, nghe thì chỉ biết nghe vậy thôi chứ không có chú ý gì cho lắm. Sau này khi Ba Má đều quy tiên cả, bây giờ lúc gần về già mình muốn tìm hiểu nguồn cội cho thật chính xác thì cũng không còn ai để hỏi cho biết rỏ ràng gốc gác bên Nội. N chỉ nghe nói bên Nội còn kẹt lại 1 người Chú ở miền Bắc từ trước năm 1954, nếu tìm ra gia đình này thì chắc N sẽ tìm ra được mộ phần của ông Nội cũng như bà con họ hàng còn lại. Vậy cho nên lần này N nhất quyết đi tìm cho ra gia đình của Chú và các em còn sống tại đây. Thông qua 1 người em con bà cô ruột, N có được số điện thoại để gọi cho Hằng Mai là con gái của Chú Lý (em của Ba N). Chưa bao giờ gặp mặt nhau, bây giờ cả hai gần đến tuổi xế chiều mới được biết nhau qua phone. Trước khi N về VN thì hai chị em đã có dịp nói chuyện hỏi thăm nhau được 1, 2 lần. Sau đó N xin địa chỉ nhà cho chính xác và hứa khi nào có dịp về VN thăm nhà tại Saigon thì N sẽ ra Bắc ghé thăm Thím và các em, cũng như việc chính là muốn đi thăm Mộ phần của Ông Nội.

N dự định là sau khi check in vào Hạ Long Pearl Hotel xong xuôi, N sẽ tách ra riêng để đi tìm thăm gia đình mình tại thành phố này, còn Cậu Tuyến sẽ đưa 3 chị đi ăn trưa, ăn tối, đi thăm thú thành phố Hạ Long theo như chương trình đã định trước, cho đến 7:00 giờ chiều thì sẽ quay lại đón N trở về khách sạn. N vì sợ mất thì giờ quý báu của cả nhóm nên đề nghị cậu Tuyến gọi cho N một chiếc Taxi để N tìm đến địa chỉ nhà em mình, nhưng cả cậu Tuyến và chú Dũng tài xế đều không đồng ý cho N đi một mình như vậy, chắc là sợ N bị bắt cóc chăng? Cuối cùng thì Cậu Tuyến và cả 3 bà cùng đưa N thẳng đến tận nhà Hằng Mai rồi mọi người mới yên tâm mà đi chơi. Cũng may là thành phố nhỏ và nhà em Hằng cũng ở ngay tại thành phố nên không bị mất thì giờ của nhóm là mấy.

Cuộc gặp gở trùng phùng của chị em N thật là cảm động các bác ạ. Một bên là con nhà Bác, một bên là con nhà Chú .... nhìn lại thì mới thấy thật quá đổi ngậm ngùi vì tất cả mấy chị em N tóc trên đầu hình như "muối đã nhiều hơn tiêu" rồi, mà đến bây giờ mới được gặp mặt nhau lần đầu.

Liên Mai, Loan Mai, Nam Mai, Nga Mai và Hằng Mai (hình chụp tại Quán Bún Đậu Mắm Tôm ngay đầu đường nhà Hằng tại thành phố Hạ Long)

Vì N không biết chính xác giờ nào sẽ về đến nhà Hằng cho nên chỉ điện thoại báo cho nhà hay là sẽ về sau khi ra khỏi chùa Ba Vàng. Tội nghiệp quá, mọi người vì mong đón bà chị chưa bao giờ biết mặt cho nên từ cả các cô em gái, em trai, em dâu, em rễ, và các cháu trong nhà đều gọi về hết để gặp mặt N các bác ạ. Hôm ấy là ngày làm việc trong tuần, dễ chừng mọi người đều phải nghỉ đi làm, nghỉ bán hàng, bỏ hết mọi công việc để có mặt mà đón N không chừng, cuộc gặp gỡ thật là cảm động. N được đón đưa về nhà gặp mặt Thím dâu, sau đó cậu em rễ và em Hằng đưa N ra thăm Mộ của ông Nội.

Mộ Ông và Chú Lý.

Xem lại mộ bia, hoá ra gốc gác chính xác của họ Nội nhà N là từ xã Xuân Tiến thuộc huyện Xuân Trường của tỉnh Nam Định. Hỏi lại Thím dâu thì được cho biết là gốc từ Nam Định, nhưng sau này Ông dọn ra lập nghiệp tại Hòn Gai của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và sinh sống tại đây luôn cho đến bây giờ. (Thị xã Hòn Gai là tên gọi trước đây của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

Sau khi đi thăm mộ về thì mọi người tụ họp lại để cả nhà cùng ăn bửa cơm đoàn tụ, cũng như cho N được thăm hỏi về chuyện giòng họ gia đình bên Nội và đã được các em kể lại sinh hoạt thăng trầm của gia đình và những năm tháng sinh sống kể từ sau năm 1954 và sau năm 1975 cho đến bây giờ. Tuy thời gian gặp gỡ với gia đình không được lâu nhưng cũng đã để lại rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ và rất trân trọng trong lòng N trong chuyến đi này.

Ảnh chụp ngày đoàn tụ lần đầu với họ Nội tại thành phố Hạ Long.

Trong 2 cái hình trên, một bên là cô em gái, một bên là cô em dâu cặp tay bà chị không nở rời vì không biết khi nào chị mình mới có dịp trở lại. Cậu em trai cũng đội mưa đưa bà chị ra đến tận cửa xe. Ba bà của group 4 ngồi trên xe chờ N nhìn ra và chụp giùm cái hình này đều chế nhạo là chắc 2 cô kia sợ N chụp ếch nên ôm chặt quá (sorry các bác, các chị ngồi trên xe chụp hình qua cửa kính xe để làm kỷ niệm giùm cho chị em N, trời tối lại mưa nên khi chụp hình điều kiện cũng bị hạn chế, vì thế quality của 2 cái hình trên không được rỏ ràng và tốt cho lắm, nhưng đối với N những hình ảnh này rất là trân quý nên N cũng post hình này vào Nhật Ký của N để làm kỷ niệm. Các bác xem hình có bị xấu 1 tí xin thông cảm giùm nhé).

Thêm một điều N muốn kể cho các bác nghe, hầu hết du khách VN hay là du khách ngoại quốc khi ra đến miền Bắc thì đều muốn đi thăm viếng Vịnh Hạ Long chứ không bao giờ bỏ qua cả. Vào những năm 2002, 2003 muốn đi thăm để ngắm nhìn cảnh đẹp tuyệt vời, cũng như khám phá các hang động ở vịnh HL như Hang Sững Sốt, Động Thiên Cung ..... thì du khách phải lấy phòng khách sạn trên đất liền tại thành phố Hạ Long để ngủ qua đêm, rồi sáng hôm sau sẽ mua vé tàu (tàu rất thô sơ như những tàu đánh cá loại to 1 chút) để họ chạy vòng vòng cho mình ngắm cảnh và hướng dẫn đi xem các hang, động ..... sau vài tiếng đồng hồ thì thuyền chạy trở vào bờ, vậy là coi như xong chuyện đi xem vịnh HL rồi.

Khoảng 20 năm gần đây du lịch VN dần phát triễn mạnh, thì thành phố Hạ Long có thêm những packages bao gồm dịch vụ du thuyền rất to, rất đẹp có bao luôn ăn sáng, ăn trưa, có tàu nhỏ chở đi khám phá các hang động trong vùng vịnh, có rượu cocktail trên thuyền, có mục du khách tự chèo thuyền, câu cua, câu mực, tắm biển .... và sau đó thì trở về ngủ qua đêm luôn trên thuyền để được hưởng cảnh trời trăng mây nước ban đêm trên Vịnh Hạ Long chứ không còn ngủ qua đêm ở khách sạn trên đất liền nửa. Sáng hôm sau thì thuyền nhỏ của du thuyền lại chở khách đi xem tiếp vòng vòng thêm các động trên vịnh, rồi trở về ăn trưa xong thì mới check out khỏi du thuyền. Những lần trước đến thành phố Hạ Long thì N chỉ biết có mỗi 1 chuyện là xe chở thẳng đến ngay bến tàu --> check in lên du thuyền --> ở qua 1, 2 đêm, sáng ra check out khỏi du thuyền --> có xe chờ sẳn đón di chuyển đến thành phố khác hoặc là chạy trở về thẳng Hà Nội.

Đang kể chuyện Hạ Long nên N sẽ post thêm 3 cái hình dưới đây được chụp vào tháng 12-2017 tại Vịnh Hạ Long để các bác xem thêm (hình chụp lúc N đưa các con, các cháu ra Bắc để thăm mộ Tổ Tiên và thăm nhà Thờ Họ, tiện đường nên N

cho các cháu được đi xem Vịnh HL luôn). Các bác thấy cái du thuyền trong hình dưới đây có to và đẹp không? Hai lần thăm vịnh HL vào chục năm trước, N và các bạn chỉ thuê thuyền nhỏ, loại bằng gỗ chứa khoảng từ 12 đến 15 người thôi, vừa rẻ tiền lại có được privacy vì không có khách lạ nào khác ngoài những người trong group của mình. Nhưng các bác biết rồi đó, vấn đề an toàn cho du khách bên VN chưa được kỷ càng và chuyên nghiệp cho lắm, nên thỉnh thoảng mình lại được đọc báo hoặc nghe nhiều tin tức .... nào là thuyền ở vịnh HL chạm điện bị cháy và chìm, thuyền chở du khách bị thủng, từ từ ngập nước mà ngay cả thuyền trưởng vì .... ngủ cũng không biết nên thuyền chìm không còn người nào sống sót, rồi lại nghe tin thuyền chở du khách xem Cầu Rồng trên sông Hàn ở Đà Nẳng bị lật, bị đắm, có rất nhiều trẻ con và phụ nữ chết ...., có nhiều tai nạn lúc chuyện xảy ra xong thì mới biết ra là ..... thuyền trưởng chỉ là một người lái tàu đánh cá bình thường chứ chưa hề được qua trường lớp huấn luyện và có bằng cấp lái tàu đàng hoàng .... và có thuyền lại còn chưa pass được inspection mà vẫn cho hạ thuỷ để đón đưa du khách như thường ....vv và vv.... ôi trời nghe mà ớn lạnh hết cả người ..... vậy mà lần này N dám xâm mình đưa hết toàn bộ các con trai, gái, dâu, rễ và tất cả các cháu nội, cháu ngoại của mình leo lên tàu ở VN nên N .... hãi lắm!!! Cách gì cũng phải tìm cái tàu cho thật to và bằng ..... sắt các bác ạ, cho nó được .... an toàn (???), chứ không phải muốn sang trọng đâu ạ.

Legend Dragon Cruises

Hình chụp cảnh ở Vịnh Hạ Long

Bốn bà của group 4 cũng đã từng thăm Vịnh Hạ Long nhiều lần rồi, nên đến thành phố lần này mọi người đã đồng ý bỏ qua cái mục xem Vịnh Hạ Long và chỉ đi vòng vòng để coi thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh mà thôi. Và cũng nhờ như vậy mình mới có dịp được quan sát tỏ tường và nhìn thấy ra được một chuyện là tại thành phố này có nhiều những "mãnh đất vàng" thì hầu như đã được bán gần hết cho những người lắm tiền nhiều của, chuyên môn về nhà cửa đất đai của "người anh em" rồi. Sau khi họ mua được những mãnh đất màu mỡ này xong, họ xây thành hàng ngang, hàng dọc những "shopping strips", hoặc là những khu chung cư, có những ngôi nhà và những cửa hàng giông giống nhau (uniform) và trước cửa thì nhà nào, cửa tiệm nào cũng có treo những cái đèn lồng tròn tròn đỏ chói mà mình vẫn nhìn thấy treo trong những khu buôn bán hoặc nhà ở của TQ (thật là tiếc vì lúc đó không nghĩ ra là nên chụp vài tấm hình đem về để mọi người xem cho biết). Hm! Đi qua nhiều phố chính của thành phố thì thấy có nhiều những dảy nhà như thế, 4 bà tò mò mới hỏi rằng những chỗ này buôn bán gì lại thấy xây giống nhau, mà cửa đóng then cài chẳng thấy buôn bán hay người ở gì cả vậy? Thì được biết là họ chỉ mua đất và xây sẳn để đó cái đã, treo đèn lên như vậy là để chứng tỏ quyền sở hữu trước, còn kinh doanh thì chắc là tính sau. Thời gian group 4 có mặt và nhìn thấy như thế tại thành phố HL cũng đã qua hơn một năm, không biết đến thời điểm này thì những khu vực màu mỡ đó đã tiến triễn được đến đâu rồi???? Ôi, tiến đến đâu thì tiến nhưng cũng đành chịu thôi vì mình cũng đâu có cách gì để "control" được, và cũng thấy buồn vì có một điều khẳn định rằng, xây cất và mở mang rất nhiều trên chính những khu đất đầy màu mỡ và giá trị của nước VN mình, nhưng sở hữu chủ thì lại không phải là người VN mình! Buồn thật đó!!!!

Lúc các chị đón N trở về xe thì nghe kể rằng cậu Tuyến đưa các chị đi xem khắp cả thành phố (chỉ ngồi trên xe "cưởi ngựa xem hoa" thôi), rồi đi xem Núi Bài Thơ là một ngọn núi đá vôi đẹp cao hơn 200m, nằm sừng sững giữa lòng thành phố. Núi có kiến tạo địa chất đặc biệt: một nửa chân núi gắn với đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển. Đứng từ đỉnh núi, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh của thành phố, cả những con thuyền nhỏ bé trên mặt biển bên bờ khu du lịch Bãi Cháy... sau đó lại đưa các chị xuống thuyền đi ra 1 cái đảo (các chị có nói tên đảo mà N không đi nên chẳng nhớ tên). Vì trời mưa rỉ rả, gió to lại ngồi trên thuyền nên ai cũng bị lạnh cóng, vì thế có vẻ chuyến đi đảo coi chừng không mấy hấp dẫn lắm. Nói tóm lại, ngày hôm nay group 4 lại được hưởng thêm 1 ngày "đội mưa mà đi" nửa. Riêng N, nhờ được gặp gia đình, lại được thăm Mộ Ông là chuyện mà N hằng mong ước cho nên cho dù thời tiết có xấu đến đâu thì hôm nay cũng là một ngày rất trân quý trong chuyến đi của N.

Đón N xong thì xe đưa group 4 trở về Hạ Long Pearl Hotel để nghỉ qua đêm tối nay. Sáng ngày mai thì sẽ lên đường đi thành phố Ninh Bình để thăm Nhà Thờ Đá Phát Diệm và Khu Du lịch Tràng An.

Cũng xin được kể thêm 1 chuyện nửa là tối nay Group 4 sẽ ngủ tại Hạ Long Pearl Hotel có 1 đêm thôi hà, không biết chị N và TA thì nghĩ sao, chứ N và MT thì chỉ cầu mong sao cho trời mau mau sáng để mình nhanh chóng được check out ra khỏi cái Hotel này cho rồi. Lúc bước vào tiền sãnh của khách sạn, nhìn thì cũng thấy sáng sủa, rộng rải và đẹp đẻ đấy, nhưng khi bắt đầu bước vào thang máy cho đến khi lên tới trên phòng rồi thì thấy chán quá chừng. Chỗ nào cũng viết bằng tiếng ..... Tàu các bác ạ. Tất cả mọi thứ, mọi instructions từ trong thang máy cho đến trong phòng, ngay cả sách vở, giấy bút (mà mình vẫn thường thấy đặt trên bàn trong phòng khi đi du lịch tại các hotels....) thì viết toàn bằng tiếng TQ. N và MT cứ phải đoán để tìm cách mở mấy cái đèn ở đầu giường vì có đọc được chữ của họ đâu. Còn phòng thì toàn mùi thuốc lá, phòng ốc giường chiếu thãm trải dưới chân đều thấy không xứng cho 1 khách sạn được rating 3 sao tị nào cả ..... ngoài ra cả nhân viên phục vụ từ dưới nhà cho lên đến trên phòng thì đều là người TQ. Yeap! khách sạn này sở hửu chủ cũng là người TQ đấy các bác. Hm! Chẳng lẽ lại gọi TN phàn nàn và đòi đổi khách sạn trong lúc mọi người đã oải ra vì mệt và thời tiết đang lúc giá lạnh như thế này? Thôi thì chịu khó ngủ tạm 1 đêm vậy, và N đã biết là vào những lần đi kế tiếp thì trong cái list của N sẽ phải có thêm mục gì để căn dặn Vietpacific khi họ lo thu xếp phòng ốc cho mình rồi. Thôi thì lẹ lẹ lo tắm rửa, thu xếp hành lý cho nhanh để còn đi ngủ lấy sức cho ngày kế tiếp vậy.

Hình chụp tại khu tiếp tân của Hạ Long Pearl Hotel.

Viết xong ngày 11 tháng 3 năm 2018 @ 10:00 pm

Bài kế tiếp: Thăm Nhà Thờ Đá Phát Diệm và Khu Du Lịch Tràng An tại Ninh Bình.

** NAM MAI ** 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %17 %742 %2018 %12:%03
back to top