Thưa quý anh chị,
Hình như chúng ta, những “người không còn trẻ nữa” thuộc hạng tuổi U60, U70, U80 không quên nhiều thì quên ít vì bộ não của chúng ta hình như bị “teo” lại nên sức nhớ cũng bị giảm đi ít nhiều.
Đã nhiều lần người viết thường hay hỏi phu quân của tôi “Anh còn nhớ hay anh đã quên” mỗi khi tôi nhờ chàng làm một việc gì đó nhưng mà chờ hoài không thấy chàng làm. Thế là tự nhiên tôi không còn là cô bé “môi hồng má đỏ” dễ thương ngày xưa nữa mà trở thành một “bà chằng lửa” vì phải cự nự chàng. Tôi đâu có muốn thế đâu. Và chắc có một số quý bà cũng bị y chang như tôi.
Bài tâm tình hôm nay của người viết nói lên thực trạng “Quên” của những người không còn trẻ nữa như chúng ta. Bạn và tôi phải chấp nhận sự “Quên” này và cố gắng khắc phục nó bằng cách này hay cách khác để có thể nhìn đời còn một chút màu hồng, bạn nhé! Bạn đồng ý chứ?
Bộ não có vai trò điều khiển mọi chức năng của cơ thể. Khi bị teo não các chức năng của hệ thống thần kinh sẽ bị ảnh hưởng gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Vậy bệnh teo não là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh bệnh teo não như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! ( Sương Lam )
1, Bệnh teo não là gì?
Teo não là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Có nhiều bệnh ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường cũng như kích thước của não. Phần lớn trên philm XQ sọ thẳng nghiêng teo não cho hình ảnh trên philm là sự nhỏ đi của não trong hộp sọ, trên philm cộng hưởng từ thì thấy thêm hình ảnh mô não thưa, các rãnh não giãn rộng.
Bệnh teo não là một bệnh nặng của các tế bào thần kinh trung ương. Một đặc điểm chung của bệnh này là sự mất dần của các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não.
2, Triệu chứng của bệnh teo não
Một số dấu hiệu mắc bệnh teo não như sau:
- Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.
- Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất dần khả năng ngôn ngữ.
- Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áo rất khó khăn, khó thực hiện những công việc hằng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…
- Rối loạn chức năng nhận thức: rối loạn trí nhớ dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức, người bệnh dần không có khả năng định hướng không gian, thời gian, không tính được các phép toán đơn giản…
- Trầm cảm: thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25,85% bệnh nhân có trầm cảm. Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.
- Các triệu chứng loạn thần gặp ở 10,30% số bệnh nhân. Thường gặp là hoang tưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái.
3, Nguyên nhân mắc bệnh teo não?
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh teo não thường là những người cao tuổi. Ngoài ra, bệnh teo não có nhiều nguyên nhân có thể do di truyền, do các bệnh của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch. Các mô hình và tốc độ tiến triển của teo não phụ thuộc vào các bệnh có thể là nguyên nhân như sau:
- Chấn thương sọ não.
- Đột quỵ, do sự gián đoạn đột ngột của nguồn cung cấp máu trong não.
- Sử dụng steroid thường xuyên.
- Bệnh Alzheimer.
- Bại não.
- Người già mất trí nhớ, sa sút trí tuệ do xơ vữa mạch máu.
- Bệnh pick, gây ra sự phá hủy dần các tế bào thần kinh trong não.
- Bệnh Huntington.
- Leukodystrophy, bệnh Krabbe.
- Bệnh đa xơ cứng, gây viêm, tổn thương myelin, và tổn thương trong mô não.
- Bệnh động kinh.
- Chán ăn tâm thần, ăn vô độ tâm thần, và các rối loạn ăn uống.
- Suy dinh dưỡng, do thiếu hoặc dư thừa dinh dưỡng từ thực phẩm.
- Tiểu Ðường loại II.
- Encephalomyopathies ty lạp thể, chẳng hạn như hội chứng Kearns-Sayre.
- Viêm não, viêm cấp tính ở não.
- Nhiễm trùng trong não hoặc tủy sống.
- AIDS và bệnh của hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh teo não còn do thiếu vitamin B12 trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu tại Anh, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12, não có thể bị teo. Lượng vitamin B12 càng thấp thì thể tích não càng giảm. Những người có mức vitamin B12 thấp nhất thì cũng bị giảm tới 1/6 thể tích não so với những người có nồng độ vitamin B12 trong cơ thể cao nhất.
4, Hậu quả của bệnh teo não với người bệnh?
Khi não bị teo, khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp trục trặc thì việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ sai lệch gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động trầm trọng. Cuối cùng bệnh nhân có thể bị tử vong. Bệnh gây ra những triệu chứng như:
- Sa sút trí tuệ, rối loạn cảm xúc, đi lại khó khăn.
- Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.
- Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất dần khả năng ngôn ngữ.
- Đặc biệt, khi bệnh nặng tới giai đoạn muộn thì người bệnh các cơ quan như: dạ dày, tá tràng… đi tới tình trạng thực vật, mất sự hoạt động…
- Một điểm nữa, khi vào giai đoạn nặng, người bệnh thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh.
Vậy người mắc bệnh teo não sống được bao lâu? Rất đáng tiếc là hiện nay hầu hết những người mắc bệnh teo não chỉ sống được khoảng 4-8 năm bởi biến chứng của căn bệnh rất phức tạp và nguy hiểm vô cùng.
5, Cách phòng tránh bệnh teo não
Những người có chế độ ăn gồm một số loại vitamin hoặc axít béo omega 3 ít có khả năng bị teo não hơn so với những người có chế độ ăn ít các dưỡng chất này. Ngược lại, nếu ăn nhiều thực phẩm như: hạt hướng dương, quẩy, bắp rang bơ, cá khô… sẽ làm các tế bào não, dây thần kinh bị nhiễm độc, có thể mắc các bệnh về thần kinh, mất trí nhớ, teo não, thậm chí chứng Alzheimer khi về già. Ngoài gây teo não, ung thư, sai lầm khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm này có thể dẫn đến chứng bệnh nghiêm trọng khác như tim mạch, huyết áp, tiêu hóa… Vì vậy, người tiêu dùng nên hạn chế ăn uống hoặc sử dụng với liều lượng vừa phải đối với những loại thực phẩm này.
Đặc biệt, uống vitamin B liều cao mỗi ngày có thể giúp làm giảm tốc độ teo não ở những người cao tuổi có dấu hiệu của bệnh Alzheimer, kìm hãm sự tiến triển của căn bệnh này. Trên tạp chí Thư viện Khoa học Cộng đồng ONE, các nhà khoa học Anh đã thực hiện nghiên cứu hiện tượng teo não đối với 168 tình nguyện viên ở độ tuổi 70 được chẩn đoán mắc chứng MCI trong giai đoạn hai năm bằng cách cho một nửa trong số những người này hàng ngày uống một viên có chứa hàm lượng vitamin B cao gồm cả B6 và B12. Số còn lại uống giả dược không có hoạt chất chữa bệnh.
Kết quả cho thấy, việc uống Vitamin B hàng ngày đã khiến quá trình teo não chậm lại đến 30%. Với một số trưòng hợp khác, tỷ lệ này còn lên đến 53%. Một nghiên cứu của TS. Charles DeCarli công bố trên tạp chí Neurology cho thấy hút thuốc lá, béo phì và đái tháo đường ở độ tuổi trung niên là những yếu tố nguy cơ gây teo não, dẫn đến suy giảm trí tuệ sau này. Vì vậy, ông cho rằng bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp, phòng ngừa đái tháo đường và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý sẽ giúp cho tinh thần và thể chất luôn khỏe mạnh phòng ngừa được căn bệnh teo não nguy hiểm và phức tạp. Ngoài ra, việc tập luyện não thường xuyên về trí nhớ, khả năng tổng hợp, phản xạ đáp ứng, khả năng tư duy sáng tạo, thường xuyên tập thể dục cũng là những điều rất cần thiết cho những người bị teo não.
6, Sản phẩm hỗ trợ điều trị teo não
Khi tuổi cao, quá trình trao đổi chất thường bị rối loạn, trong các động mạch, kể cả động mạch ở não, diễn ra những biến đổi. Điều đó làm chậm việc truyền tín hiệu về hệ thần kinh trung ương. Quá trình thay đổi dần dần về mặt sinh lý sẽ kéo theo những biến đổi tâm lý, thể hiện ở sự rối loạn trí nhớ, nói trước quên và trí nhớ dần suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung thực phẩm chức năng sẽ có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của trí não, bảo vệ và giảm sự lão hóa của các tế bào thần kinh, giúp bộ não ngày càng khỏe hơn và minh mẫn hơn.
Trên đây là những tìm hiểu về bệnh teo não. Để phòng tránh bệnh teo não, suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ… chúng ta cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt hợp lý, đồng thời bổ sung các dưỡng chất tăng cường hoạt động của trí não, ngăn ngừa sự lão hóa của các tế bào thần kinh giúp não bộ luôn luôn khỏe mạnh và linh hoạt.
10 thực phẩm tăng cường trí nhớ tốt nhất?
Bộ não là cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể nhưng hầu như mọi người lại ít quan tâm tới việc chăm sóc nó. Đừng để đến khi bệnh đãng trí, hay quên tiến triển thành mất trí nhớ thì đã quá muộn, hãy chăm sóc cho não bộ ngay từ bây giờ. Dưới đây là 10 thực phẩm không chỉ làm cho bộ não khỏe mạnh mà còn có tác dụng tăng cường trí nhớ rất tốt.
1, Cá
Trong các loại cá thì cá hồi là loại cá tốt nhất cho trí não, đặc biệt là người lớn tuổi, hay phải làm việc trí óc. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, so với những người ít ăn cá, thì người ăn nhiều cá có khả năng ghi nhớ, sự tập trung và có khiếu ăn nói tốt hơn.
2, Trứng
Trong thành phần của lòng đỏ trứng có chứa nhiều chất Collin – một loại chất gần giống với vitamin – được các nhà khoa học xem là món quà vô giá đối với bộ não. Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn từ 1 đến 2 quả trứng gà là đã có thể cung cấp đủ lượng Collin và giúp bảo vệ não cũng như giúp tăng trí nhớ rồi.
3, Quả bơ
Chất béo có trong quả bơ vừa giúp điều hòa máu vừa giúp ngăn ngừa đột quỵ . Khi máu có được sự tuần hoàn tốt sẽ cung cấp đủ lượng oxy lên não nhờ đó khả năng tập trung suy nghĩ cũng được cải thiện.
Bên cạnh đó, trong quả bơ chứa chất béo đơn không bão hòa – một loại chất béo rất tốt cho sức khỏe và giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
4, Mật ong
Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ hư, nhuận táo, giải độc, được mệnh danh là “tinh của trăm hoa”. Mật ong rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là có chứa nhiều loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ. Dược thư cổ Thực vật bản thảo đã viết: “Phong mật, cửu phục cường chí khí, khinh thân, bất cơ bất lão, diên niên thần tiên” (Uống mật ong lâu ngày sẽ làm mạnh mẽ thần trí, thân thể nhẹ nhàng, không đói không già, sống lâu như thần tiên). Có nhiều cách dùng, nhưng đơn giản nhất là đều đặn mỗi tối uống 2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ.
5, Các loại quả mọng.
Trong các loại trái cây, các loại quả mọng có nồng độ cao nhất chất chống oxy hóa. Tất cả các dạng quả mọng rất giàu anthocyanin lành mạnh có tác dụng bảo vệ các tế bào não. Quả việt quất đặc biệt là nguồn tốt nhất của flavonoid với chức năng tăng cường trí nhớ.
6, Ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại ngũ cốc chứa rất nhiều vitamin nhóm B. Vitamin B1, B12 có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu vitamin B1, B12 sẽ là một trong những nguyên nhân gây bệnh hay quên, đãng trí ở con người. Tổn thương thần kinh do thiếu hụt vitamin B12 trong nhiều trường hợp cũng không thể chữa lành. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu carbohydrate phức tạp, chất xơ và một số axit béo omega 3 giúp bảo vệ tim và não khỏi các cục máu đông
7, Nấm linh chi
Vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí, được mệnh danh là “tiên thảo” (cỏ tiên). Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh nhân tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), thất miên (mất ngủ), kiện vong (hay quên)… do tâm tỳ hư nhược.
Thường được dùng dưới dạng linh chi thô 3-6g, hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào chế như: viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc.
8, Nhân sâm
Vị ngọt, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích trí, là vị thuốc – thực phẩm đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm có khả năng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, hưng phấn và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ. Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm – thuốc rất hữu ích cho việc làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Thường được dùng dưới nhiều dạng như: trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn – bài thuốc…
9, Hạt sen
Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần. Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh viết: “Liên nhục, bổ trung, dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, cửu phục khinh thân nãi lão” (hạt sen bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi thọ). Thường được dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn – bài thuốc như: mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen…
10, Thạch tùng răng
Thạch tùng răng là loại thảo dược rất quý và hiếm, tại Việt Nam mới chỉ tìm thấy loại cây này duy nhất tại những vùng núi cao trên 1000m tại tỉnh Lâm Đồng. Thành phần của Thạch Tùng răng có chứa loại hoạt chất có tên gọi là huperzine, có tác dụng trực tiếp tới não bộ và bảo vệ các chất trung gian dẫn truyền thần kinh – làm nhiệm vụ truyền tải thông tin bằng cách ức chế sự sản sinh ra enzym có gây ra tình trạng thoái hóa của chất dẫn truyền thần kinh này.
Tóm lại, trên đây là những thực phẩm rất có lợi cho bộ não. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta nên thường xuyên tập thể dục, rèn luyện trí não và có cuộc sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học, chắc chắn căn bệnh hay quên, đãng trí sẽ khó có cơ hội “rình rập” và “quấy nhiễu” bộ não của chúng ta.
Cách điều trị bệnh hay quên
Thật đáng lo ngại là hầu hết những người phải đối mặt với chứng hay quên ở giai đoạn đầu lại rất chủ quan không điều trị bệnh hay quên kịp thời, dẫn đến những tổn thương nặng nề về sau cho bộ não. Nhiều trường hợp khi quyết tâm đi kiểm tra để phát hiện xem bệnh tình thế nào thì trí nhớ đã không còn khả năng hồi phục như trước được.
1, Bệnh hay quên có chữa được không?
Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị – ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định bệnh hay quên ở giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoặc ít nhất cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Trung bình người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau 8 -10 năm. Cho đến nay, quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer là không thể đảo ngược và chưa có cách chữa trị hết hoàn toàn.
2, Điều trị bệnh hay quên như thế nào?
Khi thấy có biểu hiện hay quên, đãng trí, bệnh nhân nên chủ động đi khám tại các Trung Tâm Y Tế để được bác sĩ kiểm tra xác định mức độ nặng nhẹ, tìm ra các căn nguyên gây bệnh và nhanh chóng điều trị kịp thời. Với trường hợp bệnh nhân bị quên lành tính, thông thường nguyên nhân là do thiếu tập trung, mất ngủ hay stress trong cuộc sống thì bác sĩ sẽ cho lời khuyên hợp lý và đưa đơn thuốc uống nhằm giúp bộ nhớ được cải thiện dần dần. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ sau này, bác sĩ sẽ xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra căn nguyên gây bệnh. Từ đó các bác sĩ sẽ có cách hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân kịp thời.
- Bệnh hay quên thuộc nhóm bệnh lý như mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa sẽ có diễn tiến ngày càng quên nhiều hơn nên cách điều trị của bác sĩ là sẽ làm cho tốc độ quên diễn tiến chậm đi.
- Bệnh nhân sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng nên phòng chống các cơn đột quỵ.
- Kiểm soát tình trạng cao huyết áp, cao cholesterol và tiểu đường, không hút thuốc có thể ngăn ngừa các cơn đột quỵ.
- Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc để điều trị các vấn đề về tình trạng kích động nhẹ, lo lắng, trầm cảm hoặc mất ngủ.
3, Làm gì để cải thiện bệnh hay quên?
Khi đã mắc bệnh hay quên thì: Làm thế nào để cải thiện chứng quên này? là vấn đề được mọi người quan tâm nhất. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện chứng hay quên:
- Thực phẩm hỗ trợ bệnh hay quên: óc lợn, trứng chim bồ câu, trứng chin cút, các loại quả mọng, cá hồi, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc… Đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bồi bổ tinh thần rất tốt cho những người suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh… Cũng cần tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện vì những chất này khiến trí nhớ bị tổn thương dần dần.
- Nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Khi mệt mỏi chúng ta nên có một giấc ngủ ngắn để hồi phục lại sức khỏe kịp thời. Hãy vứt bỏ những áp lực bủa vây, giữ một tinh thần thoải mái và lạc quan, và nhớ tầm quan trọng của việc ngủ đúng và đủ giờ nhé.
- Tập thể dục: Chúng ta có thể luyện tập thể lực ngoài trời như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập yoga… Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái. Ngoài ra đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng, cờ vua, học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe não bộ.
- Bổ sung bằng thực phẩm chức năng cho não: Hiện nay trên thị trường có nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các chứng quên thông thường. Đó là những sản phẩm có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cải thiện tuần hoàn não nên cũng được dùng để điều trị chứng quên và suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não. Tuy nhiên có nhiều thuốc điều trị chứng quên hiện đang được quảng cáo trên thị trường với nhiều cung cách hấp dẫn cũng khiến cho người bệnh lo lắng và bối rối vì không biết lựa chọn thế nào. Vì vậy, để đảm bảo điều trị chứng hay quên hiệu quả và an toàn nhất, chúng ta nên đến các Trung Tâm Y Tế để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Tóm lại, chứng hay quên sẽ mất dần nếu chúng ta biết quan tâm và chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao và bồi bổ sức khỏe bằng các thực phẩm tốt cho trí não sẽ phòng tránh không chỉ phòng tránh được bệnh đãng trí mà còn ngăn chặn được nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer, mất trí nhớ sau này.
Mẹo Vặt Cuộc Sống
- Top những thực phẩm bổ não, tăng cường trí nhớ
- Quỳnh Nga-
Sưu tầm tổng hợp từ nhiều nguồn
Ảnh minh họa