Chúc mừng Sinh nhật Thầy Lưu Như Hải
Ban chấp hành Góc Nhỏ Sân Trường hân hoan kính mừng Thượng Thọ
Thầy LƯU NHƯ HẢI
18 Tháng 8
Kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe, hạnh phúc bên những người thân yêu.
Thầy mãi là người Thầy kính yêu của chúng em.
Chúc mừng Sinh Nhật Thầy
Hồi ức: QUẢNG NAM ─ ĐÀ NẴNG: MỘT TRỜI HOA MỘNG
LƯU NHƯ HẢI, với sự bổ-túc của TĐK và hiệu đính của ĐXT
Tiếng Việt thật là phong-phú. Đôi lúc tôi lẩn-thẩn đi tìm ý-nghĩa của những địa-danh như Đà Nẵng và Quảng Nam vì địa-danh không chỉ đơn thuần là một cái tên mà còn có thể hàm chứa một nhận xét, lời răn dạy hay kỳ vọng của tiền nhân. Nay cho tôi nói về Quảng Nam trước, vì quê nội của tôi ở làng Hải Châu, Quảng Nam xưa, trước khi đơn-vị hành-chánh Tourane rồi Đà Nẵng xuất-hiện. Tôi không biết chữ Hán Nôm, nhưng căn cứ vào những chữ kép quảng bá, quảng cáo, quảng đại, quảng trường … thì tôi phỏng-đoán rằng quảng là rộng lớn, rộng rãi, rộng lượng. Vậy Quảng Nam là vùng đất rộng lớn, bao la ─ theo tiêu-chuẩn lãnh-thổ thời Huyền Trân Công Chúa ─ ở về phương Nam, mà ở nơi đó người dân rất là rộng rãi, rộng lượng, quảng đại. Hèn-chi tình nương của tôi gốc Quảng Nam rất là rộng lượng, hào phóng đối với ... tôi.
Từ đó suy ra những học-sinh ở Quảng Nam cũng rộng lượng, quảng đại, trừ một vài trường-hợp ngoại lệ vì Quy-tắc Vàng là “Quy-tắc nào cũng có trường-hợp ngoại lệ!”
Ở miền Trung có tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi. Ở miền Bắc có Quảng Ninh, Quảng Yên nhưng không có Quảng Bắc (?) Ở trong Nam trước 1975 có tỉnh Quảng Đức. Một hôm cô giáo dạy môn Địa Lý bị cảm nên phải tạm nghỉ một giờ trong khi tôi đang có giờ trống nên được Thầy Giám Học cho vào dạy thế. Giở sách giáo-khoa ra thì thấy bài học hôm đó là về Trung Nguyên Trung Phần. Vì Địa Lý là một môn học rất khó cho tôi giảng dạy hay và hấp dẫn, tôi bèn hỏi vài câu ngoài lề, sau khi thầy trò đọc hết bài in trong sách. Điều ngạc-nhiên thú-vị là những câu trả lời của đa số các em rất ngộ-nghĩnh, đôi khi dí dỏm, khôi-hài.
Câu hỏi ngoài lề thứ nhất: “Cho biết ý nghĩa của những địa danh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi.”
Một nam sinh trả lời: “Thưa Thầy, quảng bình là hình thể địa dư giống cái bình lớn.”
Một nữ sinh góp ý: “Thưa Thầy, quảng trị là cai trị rộng lượng, quảng nam là phương Nam bao la, quảng tín là lòng tin rộng rãi, còn quảng ngãi là ... ” (em nói đến đây thì ấp úng)
Tôi hoảng hồn vì tôi cũng không biết ngãi trong quảng ngãi ý nghĩa là gì. May thay bạn đồng-nghiệp rất thân của tôi đang giảng bài sang-sảng ở lớp bên cạnh là người gốc Quảng Ngãi, tôi bèn dùng kế hoãn binh là cho các em thêm ba phút để suy nghĩ. Tôi chạy vội qua lớp ông bạn, hỏi ngay: “Này ông ơi, chữ ngãi trong địa danh Quảng Ngãi nghĩa là gì, ông nói mau cho tôi về lớp trả lời học trò?”
Ông bạn tôi chọc quê: “Ngãi là dị bản của chữ nghĩa như trong nhân nghĩa, tình nghĩa. Ông thông-minh mà sao chậm hiểu thế!”
Phải lúc khác thì tôi đã quạt cho ông bạn một tăng, nhưng vì tình-thế khẩn-cấp cho nên tôi phe lờ, đi ngay về lớp, nghiêm mặt cho có vẻ long-trọng và nói: “Có em nào nghĩ ra chưa, thầy cho 20 điểm.” (Thời buổi đó thì 20 là điểm tối đa, giống như 100 bây giờ)
Một nam sinh cao lớn trông có vẻ dạn dĩ dơ tay tình nguyện: “Thưa Thầy, ngãi có lẽ là giống chữ ngãi trong nhân tình nhân ngãi, vì ở Quảng Ngãi quê em thấy mấy anh chị lớn có nhiều bồ lắm.”
Cả lớp cười ồ như vỡ chợ trong vài phút cho đến khi tôi đưa tay ra dấu bảo im lặng, rồi thuổng ngay câu nói của ông bạn quê Quảng Ngãi mà về sau tôi sám-hối là đã mang tội đạo ngôn (?): “Em nói gần đúng, nhưng không phải là nhân tình nhân ngãi, mà nhân ngãi ở đây là nhân nghĩa, tình nghĩa.”
Nghe vậy học-sinh vỗ tay hoan-hô rần-rần để tỏ lòng thán-phục ông thầy trẻ thông-thái đột xuất [chữ của Hà Nội, nghĩa là thình-lình, bỗng nhiên].” Đúng là của người, phúc ta. Tôi nở mũi qúa bèn cho em đó điểm 19/20.
Sau đó là câu hỏi ngoài lề thứ hai: “Tìm những gì có liên-quan đến chữ quảng.”
Một nữ sinh dịu dàng lễ phép đáp: “Thưa Thầy, đó là món mì Quảng.”
Lúc đó tôi đang đói bụng mà em này lại mời xơi hàm thụ món mì Quảng thì trên cả tuyệt vời cho nên tôi cũng cho em điểm19/20 (Thói quen của nhiều thầy cô hồi đó là dành lại 1 điểm cho bản thân mình. Có lẽ do truyền-thuyết rằng những võ-sư luôn luôn giữ lại một thế võ đặc-biệt cho mình, không dậy lại cho đệ-tử.)
Một nam sinh (có lẽ đã đọc nhiều truyện kể ở ngoài Bắc về một chứng mụn nhọt lở loét nan y gọi là sâu quảng) nhanh nhẩu nói: “Thưa Thầy, đó là sâu quảng.”
Gần hết cả lớp nhìn nhau, không biết con sâu quảng mặt mũi nó ra làm sao!
Em trưởng lớp đóng góp thêm: “Thưa Thầy, Quảng Ninh là ninh giò heo thật nhừ; quảng- cáo là báo-cáo phóng-đại; quảng bá là bọn bá quyền bành trướng”.
Một em khác trông có vẻ thi-sĩ dơ tay tình-nguyện trả lời: “Thưa Thầy, đó là Hằng Nga trên cung Quảng.” Một em khác thêm vào: “Thưa Thầy, còn có rạp hát Quảng Lạc với những ông tướng Quảng Lạc.” Tất cả các em đều được điểm 19/20.
Đến đây thì hết giờ. Thầy trò chào tạm biệt, vui vẻ.
Bây giờ Rewind cuốn phim đang xem, ngược dòng thời gian về mùa hè năm 1953 khi tôi được song thân cho về thăm Đà Nẵng lần đầu tiên bằng đường thủy. Từ Hà Nội chúng tôi đi xe taxi về Hải Phòng để đáp thương thuyền Ville de Hai Phong của hãng Pháp Denis Frères chạy tuyến Hải Phòng - Sài Gòn có ghé qua Đà Nẵng. Tàu thủy lớn nên không vào sông Hàn mà đậu ở phía ngoài cửa biển. Hành khách đi ca-nô vào, đậu ở bờ sông. Suốt chuyến hải hành đầu đời và trong thời gian nghỉ hè ở quê nội, chú bé tuổi choai-choai là tôi cứ như là đang nằm mơ trong một câu chuyện thần-tiên.
Đà Nẵng - Quảng Nam hiện ra trước mắt với cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Nhìn ra khơi là đại dương trong xanh điểm xuyết bằng đôi ba con tàu sắt đang mê-man trên đường viễn-xứ; rải rác đó đây là những chiếc thuyền * với cánh buồm mê-hoặc gợi ra chuyện tình ngang trái Tristan và Iseult (Isolta). Đảo mắt vào đất liền thì không khỏi sững-sờ trước đỉnh núi Tiên Sa với huyền- thoại tiên giáng trần. Ngược dòng Hàn Giang với hậu cảnh Ngũ Hành Sơn, người đa cảm sẽ tưởng mình là đang trên đường đi vào chốn Thiên Thai!
Tôi bẩm sinh "có khiếu" ủ men tình-lụy trước cái đẹp ** cho nên khi còn đang say nồng dưới MỘT TRỜI HOA MỘNG thì trong phần sâu thẳm của tâm-hồn đã phảng-phất nỗi lòng mênh-mang sông nước bồng-bềnh, văng-vẳng bên tai thần-khúc chuông ngân đưa con người vào cõi vô thường. Từ ca-nô chậm rãi bước lên bờ sông, tôi thấy một chiếc thuyền buôn đậu gần đó. Tôi choáng-ngợp trước hình-ảnh một nàng tiên tôi hằng trông đợi trong truyện cổ-tích:
Chiều nay tôi ghé bến Hàn Giang
Cô bé thuyền ai thật dịu-dàng
Nhan sắc sông hồ coi rất ngộ
Thơ-ngây, cô có biết ai đang ...
Đang sống mà hình như đang chết ...
Chết thật du-dương, chết nhẹ-nhàng.
Cô bé cho tôi làm bạn nhé,
Hay là ta gặp ở Thiên Đàng?
Cô bé thuyền ai thật dịu-dàng
Nhan sắc sông hồ coi rất ngộ
Thơ-ngây, cô có biết ai đang ...
Đang sống mà hình như đang chết ...
Chết thật du-dương, chết nhẹ-nhàng.
Cô bé cho tôi làm bạn nhé,
Hay là ta gặp ở Thiên Đàng?
Một Trời Hoa Mộng
Tôi đang nửa-tỉnh-nửa-mê tức-cảnh-sinh-tình thì cô bé thuyền ai đã biến mất, và con thuyền từ-từ trương lên những cánh buồm mê-hoặc, nương theo cơn gió mà thuyền ra cửa biển...
Có lẽ đây là điềm báo trước, vận vào số mạng của tôi rằng sau này sẽ được thưởng-thức một cung đàn lơ-lửng ***. Tuy nhiên, mỗi khi nhớ lại mấy câu-thơ-trẻ-con thời niên-thiếu năm 1953 thì tôi phục tôi quá (?!)
Bây giờ, Fast Forward cuốn phim đến năm 1958-1959. Lần này tôi về Đà Nẵng - Quảng Nam để đi tìm việc làm, sau khi Thân Mẫu qua đời. Năm 1958 tôi nộp đơn xin vào trường Phan Chu Trinh. Sau khi cứu xét, Thầy Hiệu-trưởng Nguyễn Đăng Ngọc có văn-thư trả lời với đại-ý là “ứng viên chưa đủ tuổi làm GSTH Đệ Nhất Cấp…” (Năm 1974, Thầy Nguyễn Đăng Ngọc trong Ban Sáng Lập trường Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà ─ hình như giữ chức Giám-đốc Học-vụ ─ gọi tôi về, và Ông Viện-trưởng là Dr. Ngô Đồng cho tôi phụ trách môn English Reading.)
Qua năm 1959 thì may mắn cho tôi được vị Thầy cũ là Ông Nguyễn Văn Nghi, Quận Trưởng Quận Đại Lộc viết thư giới-thiệu học-trò cũ đến ba vị hiệu-trưởng: (1) Linh Mục Lê Văn Ấn (sau này Ngài là Giám Mục Địa Phận Xuân Lộc), Hiệu Trưởng trường tư-thục Sao Mai, Đà Nẵng, (2) Thầy Trần Thuyên (là cháu nội Nhà Cách Mạng Trần Qúy Cáp), Hiệu-trưởng trường Bán công Ngô Đình Khôi, Đại Lộc, (3) Thầy Lê Ấm (con rể Nhà Cách Mạng Phan Chu Trinh), Hiệu-trưởng trường Bán công Nguyễn Dục, Tam Kỳ.
Nhờ vậy mà tôi được cả ba vị Hiệu-trưởng thâu-nhận, cho phụ-trách môn Toán ở một số lớp từ lớp Đệ Lục đến lớp Đệ Tứ. Vì ba ngôi trường ở ba địa-phương xa nhau cho nên tôi phải "chạy" quanh mà dạy ở mỗi nơi hơn hai ngày (kể cả ngày thứ bảy trong tuần), gần giống như các ca-sĩ "chạy show" sau này. Từ Đà Nẵng lên Đại Lộc tôi đi bằng xe gắn máy Goebel, và từ Đà Nẵng đi Tam Kỳ bằng xe lửa. Bắt đầu niên-khóa 1959-1960, trước hết tôi đến trình diện LM Hiệu-trưởng rồi Thầy Giám-học Phạm Ngọc Vinh ở trường Sao Mai. Thầy Giám-học đưa tôi đến lớp và ân-cần giới-thiệu với học-sinh.
Vào thời đó thì học-sinh chỉ thua các thầy cô trẻ vài ba tuổi cho nên tôi bị khớp sân-khấu (stage fright) mất mươi phút, mặc dù là đêm hôm trước tôi đã tập dượt kỹ-càng trước tấm gương soi để điều-chỉnh dung nhan mùa thu. Về phần môn-đệ thì trong "thủa ban đầu" các em quan-sát và lắng nghe rất kỹ để xem ông thầy "mới ra lò" biểu-diễn ra làm sao. Nếu theo đúng lời một vị giáo-sư đại-học mà tôi không nhớ qúy danh "Một thầy/cô giáo được coi là thành-công nếu trong suốt giờ học không có môn-sinh nào ngủ gục" thì tôi có thể tạm được coi là thành-công. May mắn là ở Đà Nẵng - Quảng Nam tôi chưa phát-hiện ra em nào ngủ gục trong giờ học của tôi cả. Một lần nữa tôi lại phục tôi quá.
Sau đó tôi đi Đại Lộc đến trường Bán công Ngô Đình Khôi trình-diện Thầy Hiệu-trưởng Trần Thuyên. Thầy tiếp-đãi niềm-nở với tình-cảm đặc-biệt và cho tôi trú ngụ ngay tại trường sau giờ tan học. Ở gần trường là một quán cơm nhỏ mà bà chủ dáng nông-dân chân-chất, phúc- hậu, có một cô con gái học trong lớp tôi phụ-trách. Nghe con gái chào tôi là Thầy, bà dọn bữa cơm tươm tất, tính giá rất bình-dân so với gía cả ở Đà Nẵng. Tôi tế-nhị đưa thêm gọi là phụ tiền chợ, nhưng bà nhất định không nhận, mà còn nói rằng: “Các thầy cô từ xa về miền nông-thôn là quý rồi, đáng lẽ tôi không tính tiền mới phải. Cô con gái cũng nói thêm: “Thầy đừng ngại, gà và rau là nuôi, trồng trong vườn, lúa thì gặt ngoài ruộng đem về nhà xay, giã thành gạo, chỉ phải mua thịt heo ngoài chợ thôi.”
Tôi rất biết ơn gia-đình này cho nên thỉnh-thoảng mua vài thứ qùa ở Đà Nẵng đem lên tặng ông bà chủ. Tết Nguyên Đán năm đó, một cậu học-sinh lớp Đệ Tứ mà tôi biết rõ gia-cảnh rất khó-khăn, từ quê trên Đại Lộc về Đà Nẵng đến thăm tôi, đem theo một món quà rất đặc-biệt, ít ai có thể đoán ra: Đó là một ổ gà mái đẻ với con gà mẹ và mươi cái trứng con so!
Ôi, dân Quảng Nam chân-tình qúy-trọng thầy cô giáo theo một cách riêng rất độc-đáo!
Sau trường Đại Lộc, tôi đi vào Tam Kỳ trình-diện tại trường Bán-công Nguyễn Dục, nhưng rất tiếc không được diện kiến Thầy Hiệu-trưởng Lê Ấm vì Thầy ở Đà Nẵng, ít khi vào Tam Kỳ với lý do sức khỏe ở tuổi cao-niên. Ông Giám-học trung-niên tiếp tôi vui-vẻ rồi bàn giao ngay trong lớp Toán Đệ Tứ mà ông đang dạy cho tôi. Tôi còn nhớ bài học hôm đó là Đường Tròn Lượng Giác với Sin, Cosin, Tang, Cotang… Ông lịch-sự cáo lui để đi lo việc hành-chánh, sau khi nói nhỏ cho tôi biết lớp này có một trò quậy lắm, tên của cậu ta là …Sau khi vào lớp, tôi nhờ đúng trò quậy đó lên văn-phòng mượn giùm tôi cái com-pa to bằng gỗ để vẽ đường tròn trên bảng đen (hồi đó bảng còn sơn màu đen). Một lát sau, cậu ta về lớp cho tôi biết là không tìm ra cái com-pa. Tôi vẫn cảm ơn theo phép lịch-sự, rồi bắt đầu giờ Toán theo đúng trình-tự trong sách giáo-khoa. Điều gay-go bây giờ là phải vẽ trên bảng đen một vòng tròn sao cho thật … tròn! Nghe qua có vẻ dễ vì ai cũng vẽ được vòng tròn huống hồ là thầy giáo dạy Toán. Có lẽ nhờ Tổ đãi, hoặc là ngáp phải ruồi cho nên tôi đột xuất (lại đột xuất) vẽ được một vòng tròn thiệt tròn hết ý đến nỗi chính tôi cũng phải phục tôi huống chi là các em học-sinh! Nhưng có một điều bí-mật mà các em không hiểu tại sao là suốt trong giờ học hôm đó tôi chỉ vẽ độc nhất có một đường tròn và chỉ một mà thôi:
Có lẽ đây là điềm báo trước, vận vào số mạng của tôi rằng sau này sẽ được thưởng-thức một cung đàn lơ-lửng ***. Tuy nhiên, mỗi khi nhớ lại mấy câu-thơ-trẻ-con thời niên-thiếu năm 1953 thì tôi phục tôi quá (?!)
Bây giờ, Fast Forward cuốn phim đến năm 1958-1959. Lần này tôi về Đà Nẵng - Quảng Nam để đi tìm việc làm, sau khi Thân Mẫu qua đời. Năm 1958 tôi nộp đơn xin vào trường Phan Chu Trinh. Sau khi cứu xét, Thầy Hiệu-trưởng Nguyễn Đăng Ngọc có văn-thư trả lời với đại-ý là “ứng viên chưa đủ tuổi làm GSTH Đệ Nhất Cấp…” (Năm 1974, Thầy Nguyễn Đăng Ngọc trong Ban Sáng Lập trường Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà ─ hình như giữ chức Giám-đốc Học-vụ ─ gọi tôi về, và Ông Viện-trưởng là Dr. Ngô Đồng cho tôi phụ trách môn English Reading.)
Qua năm 1959 thì may mắn cho tôi được vị Thầy cũ là Ông Nguyễn Văn Nghi, Quận Trưởng Quận Đại Lộc viết thư giới-thiệu học-trò cũ đến ba vị hiệu-trưởng: (1) Linh Mục Lê Văn Ấn (sau này Ngài là Giám Mục Địa Phận Xuân Lộc), Hiệu Trưởng trường tư-thục Sao Mai, Đà Nẵng, (2) Thầy Trần Thuyên (là cháu nội Nhà Cách Mạng Trần Qúy Cáp), Hiệu-trưởng trường Bán công Ngô Đình Khôi, Đại Lộc, (3) Thầy Lê Ấm (con rể Nhà Cách Mạng Phan Chu Trinh), Hiệu-trưởng trường Bán công Nguyễn Dục, Tam Kỳ.
Nhờ vậy mà tôi được cả ba vị Hiệu-trưởng thâu-nhận, cho phụ-trách môn Toán ở một số lớp từ lớp Đệ Lục đến lớp Đệ Tứ. Vì ba ngôi trường ở ba địa-phương xa nhau cho nên tôi phải "chạy" quanh mà dạy ở mỗi nơi hơn hai ngày (kể cả ngày thứ bảy trong tuần), gần giống như các ca-sĩ "chạy show" sau này. Từ Đà Nẵng lên Đại Lộc tôi đi bằng xe gắn máy Goebel, và từ Đà Nẵng đi Tam Kỳ bằng xe lửa. Bắt đầu niên-khóa 1959-1960, trước hết tôi đến trình diện LM Hiệu-trưởng rồi Thầy Giám-học Phạm Ngọc Vinh ở trường Sao Mai. Thầy Giám-học đưa tôi đến lớp và ân-cần giới-thiệu với học-sinh.
Vào thời đó thì học-sinh chỉ thua các thầy cô trẻ vài ba tuổi cho nên tôi bị khớp sân-khấu (stage fright) mất mươi phút, mặc dù là đêm hôm trước tôi đã tập dượt kỹ-càng trước tấm gương soi để điều-chỉnh dung nhan mùa thu. Về phần môn-đệ thì trong "thủa ban đầu" các em quan-sát và lắng nghe rất kỹ để xem ông thầy "mới ra lò" biểu-diễn ra làm sao. Nếu theo đúng lời một vị giáo-sư đại-học mà tôi không nhớ qúy danh "Một thầy/cô giáo được coi là thành-công nếu trong suốt giờ học không có môn-sinh nào ngủ gục" thì tôi có thể tạm được coi là thành-công. May mắn là ở Đà Nẵng - Quảng Nam tôi chưa phát-hiện ra em nào ngủ gục trong giờ học của tôi cả. Một lần nữa tôi lại phục tôi quá.
Sau đó tôi đi Đại Lộc đến trường Bán công Ngô Đình Khôi trình-diện Thầy Hiệu-trưởng Trần Thuyên. Thầy tiếp-đãi niềm-nở với tình-cảm đặc-biệt và cho tôi trú ngụ ngay tại trường sau giờ tan học. Ở gần trường là một quán cơm nhỏ mà bà chủ dáng nông-dân chân-chất, phúc- hậu, có một cô con gái học trong lớp tôi phụ-trách. Nghe con gái chào tôi là Thầy, bà dọn bữa cơm tươm tất, tính giá rất bình-dân so với gía cả ở Đà Nẵng. Tôi tế-nhị đưa thêm gọi là phụ tiền chợ, nhưng bà nhất định không nhận, mà còn nói rằng: “Các thầy cô từ xa về miền nông-thôn là quý rồi, đáng lẽ tôi không tính tiền mới phải. Cô con gái cũng nói thêm: “Thầy đừng ngại, gà và rau là nuôi, trồng trong vườn, lúa thì gặt ngoài ruộng đem về nhà xay, giã thành gạo, chỉ phải mua thịt heo ngoài chợ thôi.”
Tôi rất biết ơn gia-đình này cho nên thỉnh-thoảng mua vài thứ qùa ở Đà Nẵng đem lên tặng ông bà chủ. Tết Nguyên Đán năm đó, một cậu học-sinh lớp Đệ Tứ mà tôi biết rõ gia-cảnh rất khó-khăn, từ quê trên Đại Lộc về Đà Nẵng đến thăm tôi, đem theo một món quà rất đặc-biệt, ít ai có thể đoán ra: Đó là một ổ gà mái đẻ với con gà mẹ và mươi cái trứng con so!
Ôi, dân Quảng Nam chân-tình qúy-trọng thầy cô giáo theo một cách riêng rất độc-đáo!
Sau trường Đại Lộc, tôi đi vào Tam Kỳ trình-diện tại trường Bán-công Nguyễn Dục, nhưng rất tiếc không được diện kiến Thầy Hiệu-trưởng Lê Ấm vì Thầy ở Đà Nẵng, ít khi vào Tam Kỳ với lý do sức khỏe ở tuổi cao-niên. Ông Giám-học trung-niên tiếp tôi vui-vẻ rồi bàn giao ngay trong lớp Toán Đệ Tứ mà ông đang dạy cho tôi. Tôi còn nhớ bài học hôm đó là Đường Tròn Lượng Giác với Sin, Cosin, Tang, Cotang… Ông lịch-sự cáo lui để đi lo việc hành-chánh, sau khi nói nhỏ cho tôi biết lớp này có một trò quậy lắm, tên của cậu ta là …Sau khi vào lớp, tôi nhờ đúng trò quậy đó lên văn-phòng mượn giùm tôi cái com-pa to bằng gỗ để vẽ đường tròn trên bảng đen (hồi đó bảng còn sơn màu đen). Một lát sau, cậu ta về lớp cho tôi biết là không tìm ra cái com-pa. Tôi vẫn cảm ơn theo phép lịch-sự, rồi bắt đầu giờ Toán theo đúng trình-tự trong sách giáo-khoa. Điều gay-go bây giờ là phải vẽ trên bảng đen một vòng tròn sao cho thật … tròn! Nghe qua có vẻ dễ vì ai cũng vẽ được vòng tròn huống hồ là thầy giáo dạy Toán. Có lẽ nhờ Tổ đãi, hoặc là ngáp phải ruồi cho nên tôi đột xuất (lại đột xuất) vẽ được một vòng tròn thiệt tròn hết ý đến nỗi chính tôi cũng phải phục tôi huống chi là các em học-sinh! Nhưng có một điều bí-mật mà các em không hiểu tại sao là suốt trong giờ học hôm đó tôi chỉ vẽ độc nhất có một đường tròn và chỉ một mà thôi:
Anh chỉ vẽ một đường tròn lượng giác
Anh cho em nên đã … thác rồi! (Đã thác rồi làm sao mà vẽ thêm được nữa.)
Anh cho em nên đã … thác rồi! (Đã thác rồi làm sao mà vẽ thêm được nữa.)
Vì qúa tin tưởng vào “thiên-tài” của sư-phụ cho nên các đệ-tử quên rằng nếu vẽ thêm thì thầy sẽ chỉ vẽ ra được hình qủa trứng gà!
Bây giờ Fast Forward đến thời-gian 1965-1975 khi tôi theo thứ-tự phục-vụ ở các trường Trung-học Trần Qúy Cáp, Hội An, đồng thời làm thêm ở trường Sao Mai (65-67), Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá (67-68), Hòa Vang và Sao Mai (69-74), Hồng Đức, Sao Mai và ĐHCĐ Quảng Đà (74-3/75) với một thời-gian gián-đoạn là đi lính (nói cho oai là Binh 2/Khóa-sinh Dự-bị Sĩ Quan [Trừ-bị] Khóa 8/68.)
Đến đây là chấm-dứt MỘT TRỜI HOA MỘNG QUẢNG NAM ─ ĐÀ NẴNG
Kỷ-niệm thì có nhiều, nhưng nay tạm-thời nhắc lại chỉ một mà thôi, còn để dành lại cho những số báo sau. Đó là lời bình-luận của một nữ-sinh Sao Mai (tạm gọi là cô XYZ) về một bài thơ dịch của tôi **** . trong đó có hai câu:
Bây giờ Fast Forward đến thời-gian 1965-1975 khi tôi theo thứ-tự phục-vụ ở các trường Trung-học Trần Qúy Cáp, Hội An, đồng thời làm thêm ở trường Sao Mai (65-67), Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá (67-68), Hòa Vang và Sao Mai (69-74), Hồng Đức, Sao Mai và ĐHCĐ Quảng Đà (74-3/75) với một thời-gian gián-đoạn là đi lính (nói cho oai là Binh 2/Khóa-sinh Dự-bị Sĩ Quan [Trừ-bị] Khóa 8/68.)
Đến đây là chấm-dứt MỘT TRỜI HOA MỘNG QUẢNG NAM ─ ĐÀ NẴNG
Kỷ-niệm thì có nhiều, nhưng nay tạm-thời nhắc lại chỉ một mà thôi, còn để dành lại cho những số báo sau. Đó là lời bình-luận của một nữ-sinh Sao Mai (tạm gọi là cô XYZ) về một bài thơ dịch của tôi **** . trong đó có hai câu:
Cung đàn đã biết thì hay,
Cung đàn chưa biết còn say hơn nhiều!
Cung đàn chưa biết còn say hơn nhiều!
Người ta đang rô-măng-tích như thế mà cô XYZ lại phang ngang:
Cung đàn đã biết thì hay,
Biết rồi chán lắm (!?), người ơi, đừng đàn!
Biết rồi chán lắm (!?), người ơi, đừng đàn!
Thật là nản qúa.
Thân/kính chào bạn đọc có can-đảm đọc đến đây vì qúy bạn sắp nhận được bill tính tiền
Mua vui cũng được một vài trống canh. (Nguyễn Du)
Thân/kính chào bạn đọc có can-đảm đọc đến đây vì qúy bạn sắp nhận được bill tính tiền
Mua vui cũng được một vài trống canh. (Nguyễn Du)
* Thời đó còn thấy những chiếc thuyền buồm ở vùng Quảng Nam và nhiều nơi khác.
** Beauty is Truth, Truth is Beauty ... (John Keats, 1795-1821)
*** Lou High, A Wartime Love Story,
Amazon Kindle eBook (www.amazon.com)
Barnes and Noble Nook eBook (www.bn.com)
--- Bài Ca Lơ Lửng (www.khungtroisaomai.com)
--- Tình Anh Bán Chữ (www.saomaidanang.com)
****… Heard melodies are sweet, but those unheard are sweeter…
John Keats, Ode On A Grecian Urn
Hải Lưu, Ngợi ca Chiếc Độc Bình Hy Lạp, Thơ Dịch và Nhạc Khúc (phổ nhạc)
(www.saomaidanang.com)
** Beauty is Truth, Truth is Beauty ... (John Keats, 1795-1821)
*** Lou High, A Wartime Love Story,
Amazon Kindle eBook (www.amazon.com)
Barnes and Noble Nook eBook (www.bn.com)
--- Bài Ca Lơ Lửng (www.khungtroisaomai.com)
--- Tình Anh Bán Chữ (www.saomaidanang.com)
****… Heard melodies are sweet, but those unheard are sweeter…
John Keats, Ode On A Grecian Urn
Hải Lưu, Ngợi ca Chiếc Độc Bình Hy Lạp, Thơ Dịch và Nhạc Khúc (phổ nhạc)
(www.saomaidanang.com)
***Tác giả bài MỘT TRỜI HOA MỘNG QUẢNG NAM ─ ĐÀ NẴNG rất áy-náy về việc không ghi chú- thích cho hai câu thơ:
"Anh chỉ vẽ một đường tròn lượng giác
"Anh cho em nên đã … thác rồi!."
Những chữ in đậm [bold] là copy từ hai câu thơ nổi tiếng của một vị tiền bối
(mà lâu ngày tôi không nhớ tên):
"Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
"Anh cho em nên đã mất rồi"
Nay cho tôi xin lỗi thi-sĩ tiền bối, và xin lỗi bạn đọc về sơ-xuất này. Cám ơn.
"Anh chỉ vẽ một đường tròn lượng giác
"Anh cho em nên đã … thác rồi!."
Những chữ in đậm [bold] là copy từ hai câu thơ nổi tiếng của một vị tiền bối
(mà lâu ngày tôi không nhớ tên):
"Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
"Anh cho em nên đã mất rồi"
Nay cho tôi xin lỗi thi-sĩ tiền bối, và xin lỗi bạn đọc về sơ-xuất này. Cám ơn.
LƯU NHƯ HẢI
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %17 %144 %2018 %22:%08