Giáo sư triết học và đức tin của cậu sinh viên

Giáo sư triết học

và đức tin của cậu sinh viên

◊ ◊ ◊

“Hôm nay tôi sẽ giải thích vấn đề của khoa học hiện nay và một thứ gọi là ‘Chúa'” – vị giáo sư triết học ngừng lại và chỉ vào một cậu sinh viên mới: “Cậu tin vào Chúa phải không?

Sinh viên: Dạ đúng thưa giáo sư.

Giáo sư: Vậy Chúa có tồn tại thật không?

Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa giáo sư.

Giáo sư: Chúa tốt lành chứ?

Sinh viên: Chắc chắn là như vậy.

Giáo sư: Chúa toàn năng phải không?

Sinh viên : Vâng, Chúa có mọi sức mạnh.

Giáo sư: Vậy cậu tốt hay xấu?

Sinh viên: Kinh Thánh nói rằng tôi có tội, và tôi xấu.

Vị giáo sư tức giận nghiến răng: Ồ, lại là Kinh thánh! Vậy ta hỏi cậu, nếu có một người bị ốm ở đây và cậu có thể chữa lành cho họ, cậu sẽ làm hay không?

Sinh viên: Có thưa giáo sư, tôi sẽ cố chữa lành cho họ.

Giáo sư: Vậy cậu là tốt?

Sinh viên: Tôi sẽ không nói như vậy.

Giáo sư: Tại sao lại không được nói vậy? Cậu sẽ chữa lành một người bệnh tật nếu có thể, thực ra hầu hết chúng ta sẽ làm như vậy nếu ta có thể, còn Chúa thì không. Anh trai tôi là một người mộ đạo, nhưng đã chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa mỗi ngày. Vậy Chúa tốt lành như thế nào?

Sinh viên im lặng.

Giáo sư: Cậu không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu lại với câu hỏi: Chúa có tốt lành không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Quỷ Satan có tốt lành không?

Sinh viên: Không.

Giáo sư: Vậy quỷ Satan là đến từ đâu?

Sinh viên: Dạ, từ… Chúa trời.

Giáo sư: Đúng rồi. Chúa đã tạo ra Satan phải không?

Vị giáo sư già dùng bàn tay gầy dơ xương của mình chải mớ tóc lưa thưa ra đằng sau và cười với các sinh viên đang lắng nghe buổi tra khảo. “Thưa các bạn, tôi nghĩ chúng ta sẽ có rất nhiều điều thú vị trong học kỳ này đấy”.

Quay lại cậu sinh viên mới, giáo sự hỏi: Hãy nói cho ta biết, có cái ác trên thế giới này hay không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Tội ác ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không?

Sinh viên: Đúng!

Giáo sư: Vậy ai tạo ra tội ác?

(Sinh viên im lặng)

 Giáo sư: Vậy còn bệnh tật? Đồi bại? Thù hận? Xấu xa? Giết chóc? Tất cả những thứ kinh khủng đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ?

Sinh viên: Dạ đúng, thưa Giáo sư

Giáo sư: Vậy, ai tạo nên chúng?

(Sinh viên không trả lời)

– Ai tạo ra chúng? – Giáo sư bỗng nhiên tức giận quát lớn với cậu sinh viên: Ai tạo ra chúng, làm ơn hãy nói cho tôi biết?

Bằng một giọng nói nhỏ nhẹ đều đều, giáo sư trả lời: Chúa đã tạo ra chúng, có phải không, con trai?

Cậu viên đứng im như chịu đựng thất bại và những cái nhìn chằm chằm của bạn học. Bỗng nhiên bầu không khí trong giảng đường trở nên căng thẳng. “Nói cho ta biết” – giáo sư tiếp tục – “Làm thế nào mà Chúa tốt lành khi ông ta đã tạo ra tất cả cái ác trong lịch sử, tất cả những thù hận, hung tàn, độc ác, đau khổ, tra tấn, giết chóc và xấu xa nhất trên thế giới. Có bao nhiêu người phải khốn khổ bởi vì những điều mà vị Chúa tốt lành này của cậu đã tạo ra, có phải không?”

Giáo sư cúi người gần sát mặt câu sinh viên và hỏi: Chúa có tốt không? (không trả lời). Cậu có tin vào Chúa nữa không, con trai?

Sinh viên: Dạ có, thưa giáo sư.

Giáo sư: Được rồi. Khoa học nói rằng chúng ta có 5 giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung quanh ta. Hãy nói cho ta biết, cậu đã từng thấy Chúa chưa?

Sinh viên: Dạ chưa.

Giáo sư: Nói cho ta biết cậu đã từng nghe Chúa nói chưa?

Sinh viên: Chưa, thưa giáo sư.

Giáo sư: Cậu đã từng cảm nhận thấy Chúa, nếm được mùi vị của Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu đã từng bao giờ nhận thức được bằng bất cứ giác quan nào về Chúa chưa?

Sinh viên: Chưa thưa giáo sư. Tôi e là chưa cảm nhận được giác quan nào cả.

Giáo sư: Vậy cậu còn tin vào Chúa không?

Sinh viên: Dạ có

(Ảnh: Internet)

Giáo sư: Vậy theo phương pháp thực chứng, luận suy, thử nghiệm và những phương pháp chứng minh khác, khoa học nói rằng Chúa không tồn tại. Cậu nói về điều này thế nào, con trai?

Sinh viên: Không là gì cả. Tôi chỉ có đức tin.  

Giáo sư: Đúng rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà khoa học gặp phải.

Cậu sinh viên ngừng lại trong chốc lát rồi bắt đầu hỏi lại: “Thưa Giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không”?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Không có, thưa Giáo sư. Nó không tồn tại.

Giảng đường bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên.

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kỳ nóng, đạt tới nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến -458 độ, nhưng chúng ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó.

Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh, lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng. Chúng ta không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu. Nóng là một loại năng lượng, và lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi.

Sinh viên: Còn về bóng tối thì sao thưa Giáo sư? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?

Giáo sư: Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối?

Sinh viên: Giáo sư lại nhầm nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, Giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi là “bóng tối”. Trong thực thế, không có bóng tối, nếu có, giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa Giáo sư?

Giáo sư: Vậy vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì, chàng thanh niên trẻ tuổi?

Sinh viên: Thưa giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của Giáo sư có chỗ thiếu sót.

Giáo sư: Thiếu sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư chỉ rõ rằng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn, chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được.

Thưa Giáo sư, khoa học thậm chí không thể giải thích về một cách thức con người suy nghĩ như thế nào. Nó dùng những tín hiệu điện từ trường nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác.

Nếu coi cái chết là đối lập với sự sống thì ta quá ngốc nghếch khi không thấy một sự thật rằng cái chết không thể tồn tại độc lập và khách quan. Chết không phải đối lập với sống, nó chỉ là sự vắng mặt của sự sống. Tôi xin hỏi tiếp giáo sư: “Có cái gì gọi là vô đạo đức không?”

Giáo sư: Tất nhiên là có, nghe này…

 Sinh viên: Giáo sư lại sai rồi. Vô đạo đức chỉ đơn giản là thiếu vắng đạo đức. Có điều gì là bất công không? Không, bất công chỉ là sự thiếu vắng công lý. Có cái gì gọi là cái ác không? Không, cái ác là khi cái thiện vắng mặt. Nếu cái ác đang tràn ngập thế giới này, như giáo sư vừa nói trước đây, thì Chúa, nếu Ngài tồn tại, chắc chắn phải đang hoàn thành một công việc thông qua tác dụng của cái ác.
 
Công việc mà Chúa đang thực hiện là gì? Kinh Thánh nói với chúng ta rằng đó là Chúa đang coi xét xem mỗi chúng ta, thông qua tự do ý chí của mình, có lựa chọn cái thiện hay là cái ác.

Giáo sư: Nhưng với tư cách là một nhà khoa học nghiên cứu triết lý, tôi không nhìn nhận vấn đề này có bất cứ liên quan nào tới lựa chọn; và là một người thực tế, tôi hoàn toàn không công nhận khái niệm về Chúa hay bất cứ tác nhân giả thuyết nào trong phương trình của thế giới bởi vì Chúa không thể quan sát được.

Sinh viên: Tôi nghĩ sự thiếu vắng các quy tắc đạo đức của Chúa trong thế giới này có lẽ là một trong những thứ dễ quan sát nhất đấy chứ. Tờ báo này kiếm được hàng tỷ đô nhờ viết bài về nó mỗi tuần! Bây giờ giáo sư hãy nói cho tôi biết, giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa như bây giờ từ loài khỉ không?

Giáo sư: Nếu như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có.

Sinh viên: Đã bao giờ giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa Giáo sư?

(Giáo sư lắc đầu, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu)

Giáo sư triết học và đức tin của cậu sinh viên
(Ảnh: Shutterstock, minh họa )

Sinh viên: Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa và càng không thể chứng minh rằng nó là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa Giáo sư, có phải giáo sư chỉ đang giảng dạy về ý kiến cá nhân của giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một kẻ thuyết giáo suông dạy đời?

Giáo sư: Ta sẽ bỏ qua sự hỗn xược của cậu vì ý nghĩa của cuộc thảo luận triết học hôm nay. Bây giờ, cậu đã nói xong chưa?

Sinh viên: Vậy giáo sự không chấp nhận quy tắc đạo đức của Chúa để làm những điều đúng đắn.

Giáo sư: Ta tin vào khoa học.

Sinh viên: Ồ khoa học! Thưa giáo sư, ngài đã mô tả khoa học là sự nghiên cứu các hiện tượng quan sát được. Khoa học của ngài cũng là một tiền đề thiếu sót.

Giáo sư: Khoa học của tôi có thiếu sót?

Cả lớp ồn ào.

Sinh viên: Xin giáo sư cho tôi được dẫn một ví dụ. Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của Giáo sư chưa?

(Lớp học ồ lên những tiếng cười lớn)

Sinh viên: Có ai đó đã từng nghe về bộ não của Giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm được nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả.

Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi phép luận suy, thử nghiệm và các phương pháp chứng minh, khoa học nói rằng Giáo sư không có não. Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì Giáo sư dạy được, thưa Giáo sư?

(Căn phòng im lặng. Giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì)

 Giáo sư: Tôi nghĩ là cậu chỉ đơn giản là phải tin vào điều đó thôi. 

Sinh viên: Đúng là thế đấy, thưa Giáo sư… Chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là NIỀM TIN. Đó là thứ giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn đó và phát triển.

 

Trọng Đức (dịch, biên tập)

Ngọc Lan st

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %04 %829 %2019 %14:%08
back to top