Virus corona : Số tử vong tiếp tục tăng

Tại một phòng bệnh chăm sóc bệnh nhân virus corona mới, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 28/01/2020.

Tại một phòng bệnh chăm sóc bệnh nhân virus corona mới, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 28/01/2020. STR / AFP

    Virus corona có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút     

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ Y tế bang New South Wales của Australia đã đưa ra cảnh bảo virus corona mới (2019-nCoV) có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút nếu có tiếp xúc gần, như trò chuyện trực tiếp với người bệnh, hoặc sinh hoạt trong một không gian kín với người bệnh trong vòng 2 giờ. Các cơ quan y tế Trung Quốc vừa xác nhận người nhiễm bệnh có thể truyền virus ngay cả trước khi họ có các triệu chứng nhiễm bệnh.

Cho đến nay, virus corona được cho là lây lan tương tự cách lây truyền bệnh cúm, khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Theo các Bác , mặc dù loại virus này không dễ lây lan như bệnh sởi, nhưng nó có thể lan truyền theo nhiều cách.

Khác với các virus lây trong không khí có thể di chuyển xa, virus corona lây lan khi người nhiễm virus ho hay hắt hơi bắn nước bọt trong phạm vi 1-2m, người khác có thể nhiễm virus này nếu chạm tay vào bề mặt dính nước bọt của người bệnh sau đó đưa tay lên gần mũi hoặc miệng.

In Macau on Tuesday many shoppers wore face masks. The government has recommended that people across China wear masks to halt the spread of a dangerous coronavirus.
 
Công dân Pháp hồi hương từ Vũ Hán, Trung Quốc, đến căn cứ không quân Istres, gần Marseille, Pháp, ngày 31/01/2020.
Công dân Pháp hồi hương từ Vũ Hán, Trung Quốc, đến căn cứ không quân Istres, gần Marseille, Pháp, ngày 31/01/2020. Adj Olivier Favre/Etat Major des Armees/ Handout via REUTERS
Y bác sĩ Hồng Kông biểu tình đòi đóng cửa biên giới với Hoa lục, bên ngoài trụ sở cơ quan Y Tế đặc khu, ngày 4/2/2020.
Y bác sĩ Hồng Kông biểu tình đòi đóng cửa biên giới với Hoa lục, bên ngoài trụ sở cơ quan Y Tế đặc khu. REUTERS/Tyrone Siu
Ngày 06/02/2020, khoảng 20.000 nhân viên y tế Hồng Kông đe dọa bãi công đòi chính quyền đóng cửa toàn bộ biên giới với Hoa Lục ngăn ngừa virus corona.
                      Thứ Sáu ngày 07 tháng 2 năm 2020                       

Ngày 5-2, số người tử vong vì 2019-nCoV vượt ngưỡng 500 người và ngày 6-2 vượt ngưỡng 600 người.

Ngày 3-2, số người nhiễm virus vượt ngưỡng 20.000 và ngày 6-2 vượt ngưỡng 30.000.

Các số liệu này có thể khác nhau và thay đổi theo nguồn và thời điểm ghi nhận của từng tổ chức.

+ Theo số liệu của trang Worldometers sáng 7-2-2020, cả thế giới đã có 31.481 người nhiễm virus (tăng từ 28.276 người sáng qua), trong đó có 4.824 người (chiếm 15%, tăng so với 14% hôm qua) trong tình trạng nguy kịch. Riêng ở đại lục Trung Quốc có 31.161 người nhiễm (tăng từ 28.018 người sáng qua). Có 638 người tử vong (tăng từ 565 người hồi sáng qua), trong đó 636 người ở đại lục Trung Quốc (tăng so với 563 người hồi sáng qua) và 2 người ở Philippines và Hong Kong. Có 73 người chết trong ngày 6-2. Số người được chữa khỏi 2019-nCoV hiện là 1.563 người (tăng từ 1.173 người vào sáng qua).

Confirmed Cases and Deaths by Country and Territory

The novel coronavirus (2019-nCoV) is affecting 28 countries and territories around the world. Dates below are based on GMT+0.

The bulk of China’s new cases and deaths for Feb. 6 are reported at about 22:00 GMT (5:00 PM ET) for Hubei, and at 00:00 GMT (7:00 PM ET).

Ngày 6 và 5-2 là 2 ngày có số người tử vong cao nhất (73 người/ngày) kể từ khi phát hiện ca tử vong đầu tiên ngày 9-1-2020. Ngày 4-2 có 66 người, ngày 3-2 có 64 người chết, ngày 2-2 có 58 người chết, ngày 1-2 có 45 người chết và ngày 31-2 có 46 người chết.

+ Trang thông tin cập nhật về dịch Wuhan coronavirus 2019-nCoV Global Cases Johns Hopkins CESE của trường Đại học Y Johns Hopkins, một trường có tiếng ở Mỹ, tính tới sáng 7-2-2020 (theo giờ VN), ghi nhận: có 31.377 trường hợp nhiễm virus được xác nhận trên thế giới (so với 27.797 trường hợp hồi sáng qua), trong đó có 31.111 ca ở đại lục Trung Quốc (so với 27.557 ca hồi tối qua). Có 638 người tử vong (so với 563 người hồi sáng qua), gồm 636 ở đại lục Trung Quốc, 1 người Trung Quốc ở Philippines và 1 người Hong Kong chết ở Hong Kong. Và có 1.541 người bệnh đã được điều trị hồi phục (so với 1.128  người hồi sáng qua), trong đó có 817 người ở tỉnh Hubei.

+ Số liệu của Bộ Y tế Việt Nam cập nhật lúc 9g00 ngày 7-2-2020 cho biết cả thế giới có 31.481 người nhiễm virus (so với 28.276  người  vào sáng qua). Có 639 người chết, trong đó 637 người ở đại lục Trung Quốc, 1 người ở Philippines và 1 người ở Hong Kong. Như vậy đã có 2 trường hợp tử vong vì virus 2019-nCoV bên ngoài đại lục Trung Quốc.

Riêng tại Việt Nam: có 12 ca nhiễm virus 2019-nCoV (gồm 9 người Việt Nam, 2 người Trung Quốc, và 1 người Mỹ gốc Việt). Có 77 trường hợp nghi nhiễm (sốt, ho, tới từ vùng dịch) đang được cách ly, tiếp tục theo dõi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. (Tăng so với 57 trường hợp sáng hôm qua.) Ngoài ra còn có 379 trường hợp có sức khỏe bình thường, không có các dấu hiệu sốt ho, nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm virus. (Tăng so với 349 trường hợp hồi sáng qua).

+ Toàn bộ các tỉnh và vùng lãnh thổ của Trung Quốc đều đã có người nhiễm Wuhan coronavirus.

+ Có 27 nước và vùng lãnh thổ bên ngoài đại lục Trung Quốc đã có người nhiễm Wuhan coronavirus. Đó là các nước và vùng lãnh thổ: Thái Lan, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Taiwan, Australia, Malaysia, Macau, Nga, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, United Arab Emirates, Canada, Anh, Việt Nam, Italy, Ấn Độ, Philippines, Nepal, Cambodia, Sri Lanka, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Bỉ. Riêng ở Thái Lan, Taiwan, Đức, Việt Nam, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hong Kong đã xuất hiện những ca người lây qua người mà bệnh nhân là những người không có đi tới Trung Quốc.

+ VIỆT NAM:

Bộ Y tế vừa thông báo thêm 2 trường hợp dương tính với nCoV, nâng tổng số ca dương tính với nCoV tại Việt Nam lên 12 người. Hai bệnh nhân đến từ Vĩnh Phúc, có chung tiền sử dịch tễ. Đây là mẹ ruột và em gái bệnh nhân N.T.D, một trong 7 người Việt Nam được cử sang Trung Quốc tập huấn tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và khi trở về Việt Nam bệnh nhân N.T.D đã được xác định dương tính với nCoV.

Đến ngày 6-2, đã có toàn bộ 63 tỉnh thành phố báo cáo Bộ GDĐT về việc quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch nCoV. Đa số các địa phương vẫn giữ nguyên lịch nghỉ học đã công bố, một số Sở GDĐT đã điều chỉnh cho học sinh tiếp tục nghỉ học đến hết 16-2 để phòng dịch. Bến Tre là địa phương cho nghỉ ít nhất (1 ngày) để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ GDĐT cũng đã họp chiều 6-2 và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh thành căn cứ tình hình thực tế tiếp tục cho học sinh nghỉ học, Bộ GDĐT có hướng dẫn cụ thể việc học bù cũng như lùi thời gian kết thúc năm học trong trường hợp cần thiết.

Một trung tâm triển lãm ở Wuhan được cải tạo thành một bệnh viện 2019-nCoV. Ảnh chụp ngày 5-2-2020. (Agence France-Presse — Getty Images /NYT/Internet. Thanks)

Bên trong một trung tâm triển lãm ở Wuhan được cải tạo thành một bệnh viện 2019-nCoV. Ảnh chụp ngày 5-2-2020. (Chinatopix, via Associated Press/NYT/Internet. Thanks)

Một trung tâm mua sắm gần như hoang vắng ở thủ đô Bắc Kinh ngày 6-2-2020. (Giulia Marchi for The New York Times/Internet. Thanks.)

Thêm 10 người trên tàu du lịch ở Nhật Bản xét nghiệm dương tính với coronavirus

Khoảng 3.700 người đang phải đối mặt với ít nhất 2 tuần cách ly trên tàu du lịch. Con tàu bị cuốn vào dịch corona virus toàn cầu khi một người đàn ông 80 tuổi ở Hong Kong cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus này sau khi rời tàu vào cuối tháng 1. © Được VTC cung cấp

Trước đó, nỗi sợ nhiễm coronavirus có thể xảy ra trên tàu du lịch trở thành hiện thực khi 10 trong số 31 hành khách được thử nghiệm cho kết quả dương tính. Nhà khai thác con tàu, Princess Cruise, cho biết trong một tuyên bố rằng 10 người là 3 hành khách Nhật Bản, 2 người Australia, 3 hành khách từ Hong Kong, 1 hành khách từ Mỹ và 1 thành viên đoàn người Philippines. Độ tuổi của họ là từ 50 đến 80, theo Bộ Y tế Nhật.

Nhật Bản có 20 trường hợp nhiễm coronavirus đã được xác nhận, trong đó 17 trường hợp đã ở Vũ Hán. Nhật Bản cũng đã đưa hơn 500 công dân từ Vũ Hán về.

Du thuyền Diamond Princess chở theo 3.700 người neo đậu tại Yokohama, Nhật Bản

       Nếu lỡ vướng viruscorona, bạn nên làm gì để thoát hiểm?       

Nếu lỡ vướng viruscorona, bạn nên làm gì để thoát hiểm?

Các bạn nên dành chút thời gian đọc bài viết này, để có chút kinh nghiệm dành cho bản thân và gia đình bạn bè. Phòng trường hợp không may lỡ vướng phải con virus độc ác này

Khi bạn biết mình bị lây nhiễm con vỉut CORONA Vũ Hán vì ho nhiều, đau ngực, khó thở, nhức đầu và tiêu chảy - người bị nóng sốt lâu không cảm thấy giảm thì hãy làm đúng sau đây:

(1) Uống thuốc Tylenol giúp hạ nhiệt và đắp khăn lạnh vào đầu. Tuyệt đối không sợ hãi, phải thật bình tĩnh vì sống chết có số mạng - mình cố gắng tận hết sức mình - càng sợ hãi về tâm lý thì cơ hội mình càng ít hy vọng hơn - nhớ thật kỹ là không gì sợ hãi khi nhiễm bệnh.

(2) Tự mình cách ly với gia đình, người thân - tìm một nơi thoáng mát nằm nghỉ ngơi - một nơi có cửa sổ đưa nhiều không khí vào

(3) Mỗi ngày uống nhiều nước cỡ 3 lít - 1 ly nước cam và cố gắng ăn đủ bữa. Cố gắng ăn để cơ thể đủ sức chống lại Virus - nhịn đói rất nguy hại. Nếu khó ăn quá, ăn không nỗi thì uống 1 ly nước trà ấm pha đường tạm thời.

(4) Lúc người nóng sốt thì cơ thể lại cảm thấy lạnh nên ai cũng muốn đắp chăn trùm kín - đây là đều tối kị - không nên đắp chăn dù cảm thấy ớn lạnh - đắp tấm khăn mỏng thôi - Người trong nhà giúp người bệnh (nhớ mặc áo mưa nilon và đeo khẩu trang) - Giúp bằng cách đắp khăn lạnh lên đầu người bệnh giúp hạ nhiệt, thay khăn lạnh nhiều lần.

(5) Tylenol là thuốc tốt nhất sử dụng trong lúc ngực bị đau và uống thuốc ho nếu bị ho nhiều - NHỚ CHO KỸ thuốc ho

(6) Sau khi ăn đủ bữa, uống thuốc giảm đau và thuốc ho thì cố gắng ngủ càng nhiều, cành tốt. Thức dậy thấy đói bụng thì uống 1 ly nước trước khi dùng bữa.

(7) Nếu quý bạn làm đúng theo lời dặn này thì cơ hội hết bệnh rất cao và bệnh sẽ giảm dần sau 7 ngày - Sau khi hết bệnh này thì cơ thể bạn đã có kháng tố chống lại con virus Vũ Hán, tuy nhiên phổi sẽ bị hơi đau đôi khi và sẽ khỏi sau 1 tháng.

Trong thời gian hết bệnh thì nên tập thở mỗi buổi sáng sớm lúc không khí trong lành.

Vương Văn Quân là cư dân ở Vũ Hán, thành phố tâm chấn của dịch virus corona gây chết người.

Vương làm nội trợ, năm nay 33 tuổi và gia đình bà vẫn ở lại thành phố kể từ khi Vũ Hán bị phong tỏa vào 23/1.

Kể từ đó, virus đã lây nhiễm cho hơn 20.000 người trên toàn thế giới, dẫn đến ít nhất 427 người tử vong.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi từ bên trong Vũ Hán, Vương Văn Quân nói với BBC về cuộc đấu tranh sinh tồn đầy đau đớn của gia đình bà.

Kể từ khi dịch virus corona bùng phát, chú tôi đã qua đời, bố tôi bị bệnh nặng và mẹ và dì tôi bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng.

Chụp CT cho thấy phổi của họ bị nhiễm trùng. Anh trai tôi cũng bị ho và khó thở.

Bố tôi bị sốt cao. Nhiệt độ của ông ấy là 39,3 độ C ngày hôm qua và ông ấy liên tục ho và khó thở. Chúng tôi có cho ông ấy thở bằng máy oxy ở nhà và ông ấy phải phụ thuộc vào cái máy đó 24/7.

Hiện tại ông ấy đang phải dùng cả thuốc Đông y và Tây y. Không có bệnh viện cho ông ấy nhập viện đến vì trường hợp của ông ấy vẫn chưa được xác nhận do họ thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm.

Mẹ và dì của tôi đi bộ đến bệnh viện mỗi ngày với hy vọng có được một chiếc giường cho bố tôi bất chấp tình hình sức khỏe của chính họ. Nhưng không có bệnh viện nào chịu nhận.

'Không ai giúp đỡ chúng tôi'

Ở Vũ Hán, có nhiều điểm cách ly để chứa những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc vẫn đang trong thời gian ủ bệnh.

Những cơ sở này đơn giản và cơ bản nhưng đối với những người nguy kịch như cha tôi thì lại không có giường cho họ.

Chú tôi thực sự đã chết ở một trong những điểmcách ly vì không có cơ sở y tế cho những người có triệu chứng nghiêm trọng. Tôi thực sự hy vọng cha tôi có thể được điều trị thích hợp nhưng không ai chịu tiếp xúc với chúng tôi hoặc giúp chúng tôi vào lúc này.

Tôi đã liên lạc với các nhân viên xã hội nhiều lần, nhưng câu trả lời tôi nhận được là, "chúng tôi không thể nào có được một chiếc giường trong bệnh viện".

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

Chúng tôi ban đầu nghĩ rằng điểm cách ly mà bố và chú tôi đã đến là một bệnh viện, nhưng hóa ra đó là một khách sạn.

Không có y tá hoặc bác sĩ và không có máy sưởi. Họ đến vào buổi chiều và các nhân viên ở đó phục vụ họ với một bữa tối lạnh lẽo tối hôm đó. Chú tôi lúc đó rất ốm, với các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng và bắt đầu bất tỉnh.

Không có bác sĩ nào đến để điều trị cho ông ấy. Ông ấy và bố tôi ở trong phòng riêng và khi bố tôi đến gặp ông ấy lúc 6:30 sáng, ông ấy đã qua đời rồi.

Một đại lộ chính ở thành phố Vũ Hán, không một bóng người, sau khi chính quyền thành phố cấm mọi phương tiện giảo thông không phải trọng yếu. Ảnh chụp ngày 26/01/2020.
Một đại lộ chính ở thành phố Vũ Hán, không một bóng người, sau khi chính quyền thành phố cấm mọi phương tiện giảo thông không phải trọng yếu. Ảnh chụp ngày 26/01/2020. China Daily via REUTERS

'Chúng tôi thà chết ở nhà hơn là đi cách ly'

Các bệnh viện mới đang được xây dựng dành cho những người đã ở trong bệnh viện rồi. Họ sẽ được chuyển sang những bệnh viện mới.

Nhưng đối với những người như chúng tôi, chúng tôi thậm chí không thể có được một chiếc giường bây giờ, chứ đừng nói đến việc có được một chiếc giường trong các bệnh viện mới.

Nếu chúng tôi làm theo hướng dẫn của chính phủ, nơi duy nhất chúng tôi có thể đến bây giờ là những điểm cách ly đó. Nhưng nếu chúng tôi đi, những gì xảy ra với chú tôi có thể sẽ xảy ra với bố tôi.

Vì vậy, chúng tôi thà chết ở nhà còn hơn.

'Số người bị lây nhiễm rất lớn'

Có rất nhiều gia đình như chúng tôi xung quanh, tất cả đều phải đối mặt với những khó khăn tương tự.

Bố của bạn tôi thậm chí đã bị nhân viên tại các điểm cách ly từ chối vì ông bị sốt cao.

Nguyên vật liệu có hạn nhưng dân số bị nhiễm bệnh là rất lớn. Chúng tôi sợ, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Thông điệp của bà Vương gửi ra thế giới

Image caption Lây nhiễm lan ra đến đâu?

Điều tôi muốn nói là, nếu tôi biết họ sẽ phong tỏa thành phố này vào 23/1, tôi chắc chắn sẽ đưa cả gia đình tôi ra ngoài, bởi vì chẳng có sự giúp đỡ nào ở đây.

Nếu chúng tôi ở một nơi khác, có thể sẽ có hy vọng. Tôi không biết liệu những người như chúng tôi, những người lắng nghe chính phủ và ở lại Vũ Hán, đã đưa ra quyết định đúng đắn hay không.

Nhưng tôi nghĩ cái chết của chú tôi đã trả lời câu hỏi đó.

==

Dịch bệnh virus corona Vũ Hán chưa phải là đại dịch

 

TTO - Gọi một dịch bệnh là đại dịch nếu không chính xác, dù là vô tình hay cố ý, sẽ gây hoang mang không cần thiết, thậm chí tổn hại với cộng đồng.

Dịch bệnh virus corona Vũ Hán chưa phải là đại dịch - Ảnh 1.

Một khu phố thương mại tại Bắc Kinh vắng tanh khi mọi người hạn chế ra ngoài vì lo ngại dịch bệnh, ảnh chụp ngày 5-2 - Ảnh: GETTY IMAGES

Trên thực tế, những ngày qua truyền thông quốc tế chưa dùng tới chữ "đại dịch" (tiếng Anh là "pandemic") để mô tả dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra, mà dùng thuật ngữ "dịch bệnh" ("epidemic") hoặc "sự bùng phát" ("outbreak").

Vậy vì sao thế giới chưa gọi dịch corona Vũ Hán là "đại dịch"?

Phân biệt "dịch bệnh" và "đại dịch"

Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ định nghĩa "đại dịch" là dịch bệnh đã lây lan tới nhiều quốc gia hay nhiều châu lục, ảnh hưởng tới một số lượng lớn người. Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh không nằm ở mức độ quan tâm, lo lắng của dư luận, cũng không phải ở số ca tử vong.

Bất kể việc đã có hơn 30.000 người nhiễm virus corona Vũ Hán và hơn 630 người chết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, nhưng hầu hết các chuyên gia vẫn đồng thuận rằng đó chưa phải đại dịch.

Trước hết, theo báo Los Angeles Times, khi WHO tuyên bố một dịch bệnh là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC), họ phải cân nhắc 3 nhân tố chính.

Thứ nhất, dịch bệnh đó có bất thường hay không thể lường trước? Với một chủng virus mới chưa từng biết tới trước đó như 2019-nCoV, câu trả lời là "Có".

Thứ hai, dịch bệnh đó có tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ một quốc gia không? Với thực tế đã ghi nhận hàng chục ca nhiễm tại 4 châu lục, câu trả lời một lần nữa là "Có".

Thứ ba, dịch bệnh này có cần quốc tế có hành động phản ứng tức thời không? Vì cần có công tác kiểm tra tầm soát dịch tại các sân bay, cửa khẩu và cần tài chính để hỗ trợ, triển khai công tác phòng dịch nên câu trả lời vẫn là "Có".

Tuy nhiên, các dịch bệnh có thể ở mức rất nghiêm trọng mà vẫn chưa tăng lên cấp đại dịch, miễn là ảnh hưởng của nó vẫn đang chỉ chủ yếu tại một khu vực. Trong trường hợp cụ thể của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra, khu vực này đang là Trung Quốc.

Dịch bệnh (epidemic), từ điển Cambridge (Anh) định nghĩa là sự xuất hiện của một bệnh cụ thể xảy ra với số lượng lớn người ở cùng một thời điểm, ví như dịch cúm, dịch sốt xuất huyết...

Đại dịch (pandemic), từ điển này định nghĩa là một bệnh xuất hiện ở gần như mọi nơi trong một khu vực hoặc gần như với tất cả mọi thành phần trong một nhóm người, nhóm động vật hay thực vật.

Dịch bệnh virus corona Vũ Hán chưa phải là đại dịch - Ảnh 3.

Hình ảnh chụp ngày 5-2 tại công trường xây dựng bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn, một trong hai bệnh viện được xây khẩn trương để ứng phó dịch virus corona tại Vũ Hán - Ảnh: XINHUA

Không loại trừ khả năng sẽ thành đại dịch

Mặc dù vậy, khi các nhà nghiên cứu có thêm nhiều thông tin về mầm bệnh mới này, khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai có hoàn toàn có thể.

"Các bệnh tật không bao giờ ngần ngại trước các biên giới lãnh thổ", ông Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ, cảnh báo. Thực tế đã ghi nhận chủng virus corona mới lây lan từ người sang người, khiến nó đang có vẻ có cơ chế lây nhiễm giống virus cúm (một tác nhân đại dịch kinh điển) hơn so với các chủng virus corona khác.

Ít nhất 10 người đã nhiễm 2019-nCoV ở Đức dù chưa từng đến Trung Quốc; tương tự với 5 người bệnh khác ở Hàn Quốc, 3 người ở Nhật Bản và 2 người ở Mỹ.

Nếu virus corona sớm được kiểm soát tại những nước đó, "chúng ta sẽ chỉ gọi đó là những sự bùng phát dịch riêng lẻ và đã được kiểm soát", bác sĩ Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm an ninh y tế tại Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, nói.

Tuy nhiên nếu số ca nhiễm bệnh ở châu Âu và Mỹ tăng mạnh mà không có liên hệ gì với Trung Quốc, "khi đó là đủ để gọi đây là đại dịch", ông Tom Inglesby nói.

Ngoài chuyện số ca nhiễm, một đại dịch còn khác rất nhiều với một dịch bệnh ở chỗ đại dịch gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu.

Ngay lúc này, ảnh hưởng của dịch bệnh với lực lượng lao động Trung Quốc là rất lớn, song ngoài Trung Quốc, chỉ có một số ít nước khác phải đối mặt với nguy cơ một cuộc khủng hoảng y tế cũng như kinh tế thực sự. Ngoài công tác tầm soát dịch ở sân bay, cửa khẩu, hoạt động thương mại toàn cầu vẫn đang diễn ra tương đối bình thường.

Giới chuyên gia y tế Mỹ cho rằng có thể rốt cuộc chủng mới virus corona sẽ "đi theo con đường" của virus cúm heo H1N1, chủng virus từng gây đại dịch năm 2009. Dịch bệnh này sau đó suy yếu vào năm 2010 nhưng chủng virus đó vẫn tiếp tục tồn tại như một trong những chủng virus chính yếu gây cúm mùa.

Vì sao SARS là đại dịch?

Dịch bệnh Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS) giai đoạn 2002-2003 được định danh là đại dịch vì lây lan sang 26 quốc gia và các chuỗi lây nhiễm không chỉ ở Trung Quốc (tâm dịch), mà còn ở Canada, Hong Kong, Đài Loan, Singapore và Việt Nam.

 

   Đoàn Văn Sinh sưu tầm tổng hợp  

  Ảnh minh họa  

back to top