" Giấc Mơ Mỹ "

Kết quả hình ảnh cho Live the American Dream photos

           " Giấc Mơ Mỹ "            


Hình minh họa.
 

Con người trên trái đất này có thể nhìn nước Mỹ dưới nhiều con mắt khác nhau, thương yêu, ghét bỏ hay thù hận, nhưng tự trong thâm tâm, ai cũng có một giấc mơ, một ngày kia, được đến sinh sống ở Mỹ. Chắc hẳn ngày nay không ai có ảo tưởng là ở Mỹ, người ta có thể nhặt đồng đô la trên đường phố một cách dễ dàng hay có một đời sống giàu sang sung sướng, nhưng tất cả đều có một cái nhìn chung là nước Mỹ cho ta nhiều cơ hội để thăng tiến, mà không bị giới hạn bởi chủng tộc, gốc gác, tôn giáo hay giới tính của mình.

Image result for Giấc Mơ Mỹ photos

Ngày nay, số người Việt Nam mong muốn sang Mỹ và mong có cơ hội trở thành thường trú nhân luôn là một con số rất cao, từ chuyện du học, nhập cư theo đường hôn nhân đến diện đầu tư. Cả những nhân vật trong chính quyền và đảng viên Cộng Sản cũng muốn tìm cách bắc một đầu cầu, để trong tương lai, cả gia đình có thể “đổ bộ” lên đất Mỹ một cách hợp pháp. Các bà bầu Trung Cộng và bây giờ đến đàn bà Việt Nam, nếu có phương tiện cũng tìm cách vào Mỹ ấp trứng, và chờ ngày sinh nở một đứa con mang quốc tịch Mỹ.

Thời gian qua, dư luận trong nước xôn xao việc ông Trương Đình Anh, nguyên Tổng Giám đốc tập đoàn viễn thông FPT, đã đưa cả gia đình sang Mỹ định cư. Ông cựu thủ tướng trước đó cũng đã có con gái mang quốc tịch Mỹ…

Những gia đình này chắc chắn không nghĩ rằng sang Mỹ để kiếm tiền hay tị nạn chính trị, vì thời nay, còn có những trường hợp tị nạn văn hóa hay tị nạn giáo dục, và ai cũng biết rằng nước Mỹ là nơi các thế hệ con cháu họ lớn lên, nhận được một nền giáo dục tốt và sau đó là nghề nghiệp tốt do nền giáo dục đó mang lại.

Kết quả hình ảnh cho american Dream photos

Những nhà khai quốc Hoa Kỳ đã dùng thành ngữ “cuộc sống, tự do, và sự mưu cầu hạnh phúc.” Di dân có nhiều cơ hội để đạt được sự thành công về mặt vật chất lớn lao hơn là có thể có được tại quốc gia gốc gác của mình.

Khốn nỗi, theo một khảo sát mới đây của tổ chức New Economics Foundation, khảo sát về chỉ số hạnh phúc, Hoa Kỳ đứng thứ 108 trong khi Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 “top ten” trong số 140 quốc gia. Vậy mà, mỗi năm có gần trăm nghìn người rời Việt Nam đi định cư, đông nhất vẫn là đến Mỹ và một số nhỏ ở các nước khác.

Những ngày hỗn loạn vào thời điểm 30 tháng 4-1975 và sau đó, nhiều người chống Cộng Sản và đã bị Cộng Sản cầm tù và bạc đãi, chỉ có một con đường duy nhất là đến Hoa Kỳ để được nương thân và cật lực làm việc để sống còn. Nhưng sau đó có những đợt di dân, bảo lãnh sum họp gia đình, không còn thấy đây là “Giấc Mơ Mỹ” nữa. Đây là những người đang sống sung sướng giàu có ở Việt Nam, hay đang nhờ đồng tiền “mồ hôi, nước mắt” của thân nhân ở ngoại quốc. Ở Việt Nam, họ ăn không ngồi rồi, nhà đôi khi có một hai người giúp việc, không bận lòng vì sinh kế, lại sống giữa cộng đồng người Việt quen thuộc, gần gũi, chung cùng văn hóa, không trở ngại chuyện ngôn ngữ, nhất là những vị cao niên.

Không thiếu những bà mẹ được con cái bảo lãnh sang Mỹ, nằng nặc đòi về. Ở Mỹ chẳng có lối xóm, bạn bè gần gũi, cũng chẳng có xích-lô, xe ôm, không biết lái xe được coi như què. Có người hiến kế mua cho bà một chương trình TV tiếng Việt, chiếu suốt 24 giờ cho bà có bè bạn, đỡ cô đơn. Tôi có một vị thầy cũ cũng ở trường hợp trên, cuối cùng đám học sinh phải xúm lại năn nỉ, cuối cùng thầy mới nguôi ngoai, nhưng cuộc sống trên xứ Mỹ này chắc không được vui đối với một người không thấy đây là chuyện cấp bách sống còn và sống là sống như thế nào?

Kết quả hình ảnh cho living in american dream photos

Bây giờ trên đất Mỹ, người Việt giàu có, sung túc, với những ngôi nhà bạc triệu, xe hơi đắt tiền, nhưng những điều này không do may mắn, hay mánh mung mà bắt đầu bằng những nỗi cơ cực trong những ngày đầu chân ướt chân ráo đến đây. Có người dậy từ lúc 4 giờ sáng trong buổi sáng mùa Đông giá rét để đi một “round” bỏ báo, ngồi trong shop may để cắt chỉ, đơm khuy với đồng lương rẻ mạt. Có những gia đình làm nghề may, đêm tối mỏi mệt, gục đầu ngủ thiếp trên bàn may. Thời gian bắt đầu, có những người đến sở làm bằng hai ba chuyến xe bus, có khi phải đứng chờ chuyến xe giữa trời tuyết đổ, lạnh dưới độ âm.

Ông anh rễ tôi bảo lãnh cho cô em gái vượt biển từ đảo sang. Buổi chiều, thấy ông anh đi làm về sau một ngày đi cắt cỏ, mặt mày hốc hác, quần jean, áo bò bẩn thỉu, tay xách cái lunch-box đựng cơm trưa, bất giác cô em than:

- “Tưởng anh qua Mỹ làm gì, đâu có ngờ thấy anh tồi tàn như vậy!

Nhờ cuộc đời chịu thương, chịu khó như vậy, phần lo cho con cái ăn học nên người, phần lo giúp đỡ cho gia đình còn kẹt lại ở quê nhà, nhưng ngày nay những gia đình này đã thành công vượt bực, con cái thành tài, nhà cao cửa rộng. Thấy những “Việt kiều” áo gấm về làng, đừng nghĩ rằng ở Mỹ, họ thong dong nằm chơi hốt bạc. Ngày nay không những những người đến Mỹ được cơm no, áo ấm mà có một đời sống tự do, hạnh phúc, nhân phẩm được tôn trọng, sinh mạng con người được bảo đảm, có cơ hội thăng tiến cho mọi người. Như vậy, đừng nên chỉ nghĩ đến hai chữ “đô la” khi muốn đến Mỹ, tạo Giấc Mơ Mỹ cho mình và gia đình.

Kết quả hình ảnh cho american Dream photos

Nhà văn kiêm sử gia James Truslow Adams đã dùng danh từ "Giấc mơ Mỹ" trong cuốn sách xuất bản năm 1931 của ông có tựa đề là Epic of America (Thiên Anh Hùng Ca Mỹ Quốc):

"Giấc mơ Mỹ là giấc mơ của một vùng đất mà ở đó cuộc sống đáng tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho mọi người. Ở đó mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình. Đấy là một giấc mơ khó khăn cho tầng lớp thượng lưu châu Âu diễn giải đầy đủ, và cũng thật khó khăn cho tất cả chính chúng ta những người càng ngày ngờ vực và không tin tưởng vào nó. Nó không phải là một giấc mơ về các loại xe hơi hay đơn thuần là tiền lương cao, nhưng là một giấc mơ về trật tự xã hội mà trong đó mọi đàn ông và đàn bà sẽ có thể đạt được tầm vóc đầy đủ cái khả năng bẩm sinh của mình, và được những người khác công nhận họ vì những gì của chính họ, không phân biệt môi trường hoàn cảnh sinh ra hay địa vị ngẫu nhiên của họ."

Nước Mỹ chỉ mới thành lập hơn 500 năm (Cristoforo Colombo đến châu Mỹ năm 1492) ngày nay là một cường quốc về kinh tế, quân sự, lãnh đạo cả thế giới. Hơn thế nữa, có thể nói là là một vùng đất của ước mơ, của cơ hội và mọi người trên quả địa cầu này đều muốn đến sống nơi đây. Phải chăng tất cả đều nằm trong câu cuối của lời tuyên thệ trung thành với nước Mỹ, “với tự do và công lý cho tất cả mọi người!”

Related image

Đất nước chúng ta từ hơn bốn mươi năm nay, không có tự do, mà cũng chẳng hề có công lý. Nước Mỹ là đồng minh của miền Nam nhưng được xem là cựu thù của miền Bắc, và giờ đây, chuyện mơ ước được đến định cư tại Mỹ của người Việt Nam như là một cơn sốt.

Xin hãy đến đây “những kẻ mệt mỏi, nghèo đói,” “những người vô gia cư, dập vùi trong bão tố…” như những lời thơ của thi sĩ Emma Lazarus khắc dưới chân Nữ Thần Tự Do bên bờ biển New York.

Nước Mỹ có thể gọi là Thiên Đường, nhưng là một chốn Thiên Đường cần lao và trí tuệ, là đất cơ hội của nỗ lực, chứ không phải cơ hội của băng đảng, mánh mung.

Ngày nay những ông Vương, ông Li ở Trung Cộng, hay những ông Nguyễn, ông Trần ở Việt Nam, đều mang “Giấc Mơ Mỹ” như ước mơ của ông Li, một người có ở Bắc Kinh đã phát biểu: “Những giá trị của sự Tự Do, Bình Đẳng, Độc Lập và Dân Chủ đã lôi cuốn tôi. Tôi hy vọng con cái mình sẽ được nuôi dưỡng và trưởng thành trong môi trường ấy!”

Môi trường đó không tìm thấy ở Trung Cộng hay ở Việt Nam, là những nước tiêu biểu cho chủ nghĩa Cộng Sản hiện nay.

  • 16x9 Image

    Huy Phương - VOA

    Nhà báo Huy Phương nguyên là một Sĩ Quan Thông Tin & Báo Chí VNCH, một người tù trong các trại tập trung của CS bảy năm sau 1975, lưu vong tại Mỹ từ năm 1990. Tại Hoa Kỳ, ông là tác giả 12 tác phẩm văn thơ, hiện cộng tác với Người Việt, Hệ Thống SàiGòn Nhỏ và Báo Trẻ, Thời Báo (Canada), đài Phát thanh Việt Nam (Oklahoma) và đài truyền hình SBTN tại Hoa Kỳ, sở trường với thể loại tạp ghi, viết về sinh hoạt và tâm tình của người Việt trên đất Mỹ.

     

                Dr. Chu Bá Kiên DDS sưu tầm             


    Ảnh minh họa

     

  • Related image
    Chu Bá Kiên
     
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %12 %530 %2020 %06:%02
back to top