Đi Tìm Xuất Xứ “Thật” Của Bài Hát ‘LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ’
Từ trái: Việt Dzũng, Du Tử Lê, Trần Duy Đức, Diễm Phúc, San Jose 1984.
Photo: Nhạc sĩ Anh Bằng- Nhạc sĩ Trúc Hồ
Linh Hồn Tượng Đá - Tuấn Ngọc [Vân Sơn 28 - Vân Sơn In Melbourne]
Linh Hồn Tượng Đá - Tuấn Ngọc [Vân Sơn 28 - Vân Sơn In Melbourne]
Linh Hồn Tượng Đá · Elvis Phương
Chế Linh – Linh Hồn Tượng Đá – Thu Âm Trước 1975
Linh Hồn Tượng Đá - Thái Châu | Nhạc sĩ: Anh Bằng (ASIA 15)
Bài hát Linh Hồn Tượng Đá với tiếng hát Thái Châu trong những băng nhạc nổi tiếng ở Sài Gòn đầu thập niên 70 đã để lại nhiều kỷ niệm trong lòng người nghe với những lời ca nhớ nhung man mác :
“Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui”
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui”
và ở đoạn kết là những ca từ đầy ray rứt :
“Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì còn gặp lần thứ hai..”
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì còn gặp lần thứ hai..”
Người yêu thích bài hát có nhiều lúc thắc mắc không rõ nhạc sĩ Mai Bích Dung là ai? Trai hay gái? Duyên cớ nào tác giả đã sáng tác một bài hát thật bùi ngùi như vậy? Từ hâm mộ, có người đã vẽ vời rồi sau đó thêu dệt biết bao chuyện hoang đường về thiên tình sử đẫm lệ Mai Bích Dung khiến nhiều người khác khi nghe được phải phục lăn, vì chuyện bí ẩn đó mà bạn mình cũng biết rõ.
Mới đây nhất, một ca sĩ nổi tiếng ngồi trên “ghế nóng” của một chương trình truyền hình tại Saigon, phịa ra trên màn ảnh câu chuyện có 3 cô Mai, Bích, Dung là đào của ba ông nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, sau khi làm cho ba ông ngất ngư say sóng vì men tình, bèn chơi cái màn bỏ rơi để mấy chàng trở thành điên dại, từ đó nhóm Lê Minh Bằng mới cùng nhau soạn chung bài hát Linh Hồn Tượng Đá rồi để tên ba cô như một lời trách móc…
Người đẹp Lưu Dung Anh chụp năm 1969-1970 và bìa nhạc phẩm Linh Hồn Tượng Đá.
“Câu chuyện hoàn toàn nhảm nhí và bịa đặt” – đó là lời của chị Lưu Dung Anh, một trong ba thiếu nữ nằm trong nghệ danh Mai Bích Dung nói với chúng tôi. Chị Lưu Dung Anh, còn được nhiều thân hữu gọi là Dung, hiện sống ở Việt Nam và cả Hoa Kỳ. Chị kể lại câu chuyện của gần 50 trước, chị và 2 người bạn Mai và Bích đi ra Vũng Tầu rồi vô tình gặp được 3 ông nhạc sĩ. Cuộc gặp gỡ trong thoáng chốc chợt thành kỷ niệm để đời với ca khúc Linh Hồn Tượng Đá và giống y hệt như lời kết của nó:
“nghe trái tim rung lên bồi hồi mong gì gặp lại lần thứ hai”
Chị Lưu Dung Anh hiện nay.
Tình cảm chỉ có vậy, làm gì có chuyện thề non hẹn biển rồi kết thúc phũ phàng? Kể lại câu chuyện này, vẫn chỉ là một chiều. Mời bạn đọc lắng nghe chiều còn lại từ nhạc sĩ Lê Dinh, một trong những nhân vật sáng tác ca khúc trên, hiện còn sống ở Canada và trình bày thật rõ ràng câu chuyện Linh Hồn Tượng Đá. Mời bạn đọc…
“Một kỷ niệm đáng nhớ nhất là nguồn gốc của bài Linh Hồn Tượng Đá mà đôi lần tôi đã kể cho thính giả và độc giả nghe: Một cuối tuần, anh Minh Kỳ, anh Anh Bằng và Lê Dinh rủ nhau ra Vũng Tàu chơi cho khuây khỏa và cũng để tìm cảm hứng sáng tác. Khi xe chúng tôi đến bãi Trước, chỗ Ty Bưu Điện, chúng tôi thấy ba cô gái mặc áo dài đang đi dưới nắng trưa nóng của Vũng Tàu. Anh Anh Bằng lái xe. Anh Minh Kỳ ngồi phía trước.
Bất ngờ anh Minh Kỳ nói với anh Anh Bằng: “Bằng, Bằng dừng xe lại cho ba cô đó lên xe đi chung với mình. Tội quá, nắng chư vầy mà 3 cô đi bộ tội nghiệp quá!” Vì tính hơi nhác, anh Anh Bằng bảo: “Thôi, ông đi đi, tôi không đi đâu”.
Anh Minh Kỳ nói: “Thôi, dừng xe lại để ‘moi’ đi cho”. Nói rồi, anh Minh Kỳ xuống xe và không biết anh Minh Kỳ nói gì với 3 cô đó mà 3 cô vui vẻ, đồng ý lên xe. Vì phía băng trước có anh Minh Kỳ ngồi, cho nên 3 cô phải ngồi ở băng sau với tôi. Tôi hỏi tên 3 cô và tại sao đi bộ dưới nắng trưa như vậy? Cô ngồi kế bên tôi cho biết cô tên là Mai, cô kế là Bích và cô bên kia là Dung. Tất cả 3 cô đều là sinh viên Khoa Học, đi Vũng Tàu tìm con sứa để về trường thí nghiệm.
Chúng tôi chở 3 cô ra bãi Sau, mời 3 cô vào quán dùng cơm trưa. Ăn xong, 3 cô xuống mé biển tìm sứa. Sau đó chúng tôi đưa 3 cô ra bến xe Vũng Tàu trở về Saigon. Đêm đó chúng tôi về khách sạn, anh Anh Bằng là người đề xướng việc viết bài Linh Hồn Tượng Đá, lấy tên tác giả – tên của 3 cô ghép lại – là Mai Bích Dung.
Chúng tôi cùng hòan tất bài Linh Hồn Tượng Đá ngay đêm đó. Mặc dù, trong bài có câu “Không bao giờ gặp lại lần thứ hai”, nhưng thật ra chỉ đúng với tôi và anh Minh Kỳ thôi; còn anh Anh Bằng thì, sau khi nhạc khúc được in ra, anh Anh Bằng mang đến trường, tặng 3 cô, mỗi người một bản. Bây giờ, nửa thế kỷ sau, tôi được biết, qua cô Mai – tên thật là Mai Xuân Lan – hiện đang ở tiểu bang Ohio, thành phố Cleveland; cô Dung còn ở Việt Nam; và cô Bích cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Chỉ có cô Mai Xuân Lan thỉnh thoảng liên lạc với tôi”.
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui
Tôi muốn nói lên trọn lời êm đềm
Kề tai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Ôm cuộc đời vạn phần lẻ loi
Kề tai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Ôm cuộc đời vạn phần lẻ loi
Em ơi em ơi thời gian gần gũi nào được bao nhiêu
Mà khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Mà khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Em ơi em ơi thà không gặp gỡ thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Đừng cho hình bóng đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Em ơi em ơi thời gian gần gũi nào được bao nhiêu
Mà khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Mà khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Em ơi em ơi thà không gặp gỡ thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Đừng cho hình bóng đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
========================
MÓN QUÀ CUỐI NĂM
Cali Today News – Kể từ ngày Bố tôi ra đi và được con cháu tiễn đưa vào một buổi chiều 30 Tết cho đến nay, thì không hiểu sao cứ vào những ngày tháng cuối năm tôi lại mất đi một người thân! Sau cụ thì đến hai ông bạn cố tri là Trường Kỳ và Tùng Giang lần lượt giã từ trần thế, rồi đến ông cụ Nhạc và người anh rể. Ba năm trước đây, cũng vào những ngày tháng giá lạnh này thì người em tinh thần, vừa là người bạn đồng chí hướng của tôi, Việt Dzũng cũng đã bất chợt ra đi, để lại cho tôi một khoảng trống lớn lao trong các sinh hoạt về nhân sinh và xã hội. Nhưng chẳng phải chỉ mình tôi mà hàng vạn người VN trên trái đất này đã thương khóc Việt Dzũng. Và tựa như một sự sắp đặt của Thượng Đế, khi Dzũng còn sinh tiền thì tôi sống và làm việc ở trên vùng Los Angeles suốt cả gần 40 năm trời. Nhưng khi anh ra đi thì lại đúng vào thời gian tôi chuẩn bị nghỉ hưu nên đã rời nhà xuống Orange County, và ở ngay trên đại lộ Beach Blvd., để rồi ngày nào cũng “say hello” với Dzũng qua tấm bảng “Việt Dzũng Human Rights Memorial Highway” được dựng lên chỉ cách mộ phần của anh chừng vài chục bước, mà tiểu bang California đã đặt tên cho quãng đường định mệnh này!
Nam Lộc & Trúc Hồ, ngày khánh thành bảng tên “xa lộ ViệtDzũng”
Thế rồi chỉ mới năm ngoái đây thôi, nhạc sĩ Anh Bằng, người sáng lập và tạo dựng ra Trung Tâm Asia cũng vĩnh biệt cõi trần vào những ngày cuối năm. Mất Việt Dzũng đã cảm thấy trống vắng, nhưng mất Anh Bằng là mất đi một điểm tựa vô cùng quan trọng đối với tôi, bởi vì ông là con chim đầu đàn của một trung tâm nghệ thuật chân chính, đã cho tôi bao cơ hội để biểu tỏ những cảm nghĩ riêng tư của mình đối với thân phận con người và quê hương, đất nước. Tôi học được ở nơi ông lòng chung thủy cùng đức tính khiêm nhường, trọng nhân tài, quý bạn hữu, và có lẽ quan trọng hơn cả là ý nghĩa cũng như sự khác biệt giữa một người sáng tác nhạc và một người “viết nhạc”!
Kỷ niệm cuối cùng: Nguyên Khang, NS Anh Bằng, Jo Marcel, Nam Lộc, Cao Minh Út
Tháng Chạp năm nay có vẻ lạnh hơn những mùa Đông năm trước nhiều, ngày qua nhanh và đêm xuống rất mau, các ngọn đèn Giáng Sinh đã được người ta thắp lên ở nhiều nơi, những tưởng mọi chuyện dưới thế sẽ bình an, vậy mà đùng một lúc cả hai người quen thân của tôi cũng lại lần lượt ra đi. Trước hết là anh Bùi Bảo Trúc, một nhà bỉnh bút được nhiều người quý trọng và ái mộ. Anh Trúc bằng tuổi tôi, và cũng là bạn học cùng thời và cùng trường Chu Văn An, Trúc học ban C, có giáo sư Trần Bích Lan (tức thi sĩ Nguyên Sa) dậy Triết, còn tôi học B4 với Lê Báu, anh ruột của kịch sĩ Lê Tuấn. Thế nhưng tôi bị ở lại thêm một năm đệ Nhất nữa để rồi học chung với Lê Tuấn, với Bùi Bảo Sơn, em ruột anh Trúc, cùng với những thằng bạn nổi tiếng phá phách ở B10. Có lẽ vì vậy mà lúc nào tôi cũng có cảm tưởng Trúc là đàn anh của mình. Nhưng không hẳn như thế, từ khi còn trẻ, ngày mới di cư vào Nam và ở chung với nhau tại khu cư xá Nguyễn Tri Phương, tôi đã mang cái cảm nghĩ đó mỗi khi gặp Trúc, hình như dáng vẻ nghiêm nghị, đứng đắn cùng cách ăn nói từ tốn, chậm rãi của Trúc làm anh trưởng thành hơn những người cùng tuổi?
Nhà báo Bùi Bảo Trúc
Tôi không có cái may mắn được cơ hội làm việc hoặc sinh hoạt gần gũi với Bùi Bảo Trúc, mặc dù anh và tôi luôn thân thiện và tương kính mỗi khi gặp nhau. Tuy nhiên có 3 kỷ niệm nhỏ đối với Trúc mà tôi nhớ mãi. Kỷ niệm đầu tiên cách đây khoảng vài chục năm khi nhà văn Mai Thảo còn sống, trong một buổi vinh danh ông tại Orange County, tôi được ban tổ chức mời lên phát biểu đôi lời về người viết văn nổi tiếng này mà tôi đã may mắn được gặp gỡ, quen biết và đọc tập truyện ngắn đầu tay của ông từ ngày mới di cư vào Nam. Hôm ấy anh Trúc là người điều khiển chương trình, trước giờ khai mạc, vừa gặp tôi, Trúc đã vui vẻ “thông báo”, anh nói “Đêm nay tôi có chuẩn bị những lời giới thiệu Nam Lộc thú vị lắm khi đến phần mời bạn lên nói chuyện”! Anh làm tôi vừa tò mò, vừa nôn nao để nghe anh nói những gì, bởi vì ở Trúc mỗi câu nói là một sự chau chuốt dù không chuẩn bị, là một sự dí dỏm dù rất tự nhiên và cũng có thể ngầm trong đó một điều châm biếm. Thế nhưng bất ngờ đến tiết mục tôi xuất hiện thì người giới thiệu lại là anh Phạm Long. Tôi còn nhớ mãi câu phân trần của Trúc nói với tôi sau đó là “Ơ cái ông PL này nhanh tay thật nhỉ, mình đã dặn rồi! Thôi để lần sau vậy Lộc nhé”. Thế là tôi mất một cơ hội được nghe anh nói về mình trên sân khấu.
Kỷ niệm thứ hai là vào khoảng 10 năm trước đây, tôi nhận lời điều khiển một chương trình nhạc do nữ ca sĩ Lệ Thu thực hiện. Nhưng gần đến ngày tổ chức thì Trung Tâm Asia có lịch trình thu hình mà tôi là MC chính nên cần phải có mặt. Tôi đành năn nỉ chị Lệ Thu cho phép được tìm người thay thế, nói mãi chị mới bằng lòng với điều kiện người đó phải được chị đồng ý. Tôi đề nghị khoảng 4 MCs nổi tiếng khác nhau, nhưng chị đều từ chối, sau cùng chị đồng ý chọn anh Bùi Bảo Trúc, và anh đã hiện diện trong đêm nhạc “Nước Mắt Mùa Thu” năm ấy! Kỷ niệm sau cùng xẩy ra cách đây không lâu, chừng một tháng trước mà thôi, khi tôi đang đi trình diễn ở bên Úc, trở về nhận được một lô tin nhắn và “missed call” của Phương Hồng Quế. Tôi gọi lại cho Quế, vừa lên tiếng hỏi “Quế hả, anh NL đây” thì nghe cô thở một tiếng rất dài rồi im lặng một lúc mới nói “Trời ơi, em mừng quá”! Tôi hỏi, sao vậy? Quế bảo “mấy hôm nay cô MK bên LSR bảo em, nghe đồn hình như anh NL vừa qua đời thì phải? Em không tin nên gọi anh liên tục, đã vậy anh lại không trả lời, em càng thêm lo, hôm nay nghe được giọng ông anh em mừng quá”!!! Sau khi tìm hiểu tôi mới được Nguyễn Hữu Công cho biết, tin này do anh Bùi Bảo Trúc nghe từ đâu nên đã “dè dặt thường lệ” chia sẻ với các bạn đồng nghiệp ở trong đài phát thanh. Tôi dự định sẽ ghé thăm anh rồi hỏi thêm về nguồn tin “cá tháng Tư” này, nhưng chưa kịp thì Trúc đã ra đi. Thế là tôi lại mất thêm một cơ hội được nghe anh nói về mình… dưới sân khấu!
Rất tiếc là đúng vào ngày tang lễ anh, tôi phải bay đi shows bên Âu Châu nên không được tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà chỉ đành gởi điện thư phân ưu cùng Bùi Bảo Sơn và tang quyến. Nhưng tôi tin rằng, Bùi Bảo Trúc cũng đang mỉm cười ở bên kia thế giới khi biết được đã có hàng vạn điện thư, hàng ngàn bài báo và bao người thương tiếc anh. Vĩnh biệt Bạn Ta!
Người quen thứ hai cũng vừa nằm xuống là chị Đặng Tuyết Mai, thân mẫu của cô Kỳ Duyên. Cũng như nhiều người khác, tôi nghe và biết về chị từ lâu, nhưng chỉ được chính thức trò chuyện với chị vào cuối thập niên 1980 khi tôi làm việc chung với chị trong một công việc bán thời gian tại hãng bảo hiểm nhân thọ Westcoast Life Insurance, cùng với anh Lê Quỳnh và đại tá Phạm Huy Sảnh. Với dáng vẻ sang trọng và lưu loát Anh ngữ, cùng sự giao thiệp rộng rãi với nhiều chính khách trên thế giới cho nên chị rất thành công và mau chóng trở thành “The Best Salesperson” của hãng. Và cũng từ sự quen biết này cho nên vào năm 1991, khi Trung Tâm Ca Nhạc Mây Production dự định thực hiện quay video ở Hoa Kỳ, thì tôi và anh Trần Thăng (giám đốc trung tâm) đã ngỏ ý mời chị làm MC chung với tôi. Rất tiếc là dù rất thích vai trò này, nhưng chị cho biết lúc đó còn đang còn sống với ông Nguyễn Cao Kỳ cho nên chưa tiện để hoạt động văn nghệ. Tuy nhiên chị đã “trao tặng” chúng tôi một “món quà” vô cùng quý giá, đó là đề nghị Kỳ Duyên thay thế chị đảm nhiệm công việc này. Thú thật lúc đó tôi cũng hơi ngần ngại, vì cô bé (KD) này còn nhỏ quá, đang là sinh viên luật. Mặc dù tôi cũng có một vài dịp điều khiển chương trình sinh hoạt văn nghệ trong các trường đại học chung với Kỳ Duyên, nhưng với khán giả toàn là sinh viên, học sinh thì dễ, còn đây là những chương trình nghệ thuật có tầm vóc rộng lớn hơn, cần nhiều kiến thức về lịch sử âm nhạc cùng kinh nghiệm hoạt động trong lãnh vực văn nghệ, cũng như xã hội! Hình như đọc được sự quan tâm đó của tôi nên chị Đặng Tuyết Mai nói “Anh yên tâm đi, dù không làm MC cùng với anh được, nhưng tôi sẽ ‘gà’ cho cháu, và giúp nó hoàn thành trách nhiệm”! Quả đúng như vậy, Kỳ Duyên đã gặt hái được sự thành công ngay từ những cuốn video đầu tiên. Tất cả những scripts tôi soạn đã được cô thuộc nằm lòng, pha trộn thêm vào những câu đùa nghịch dí dỏm, tự nhiên cộng với nét dễ thương, trẻ trung trên sân khấu cũng như trên màn ảnh.
Nam Lộc & Kỳ Duyên 1992 (Mây Production)
Sự thành công đó là nhờ Kỳ Duyên hấp thụ được những lợi điểm của gia đình. Nói tiếng Việt giỏi và dùng được nhiều từ ngữ khéo léo và phức tạp là nhờ ở Bà Ngoại. Tính nết cương trực và cứng cỏi là do ảnh hưởng từ ông Bố. Nhưng những nét duyên dáng, tế nhị và mềm mỏng thì lại đến từ Mẹ. Một người MC được trang bị kỹ càng như vậy thì làm sao mà Kỳ Duyên không đứng vững cho đến ngày hôm nay, đấy là chưa kể đến tài năng thiên phú của riêng mình cùng kinh nghiệm ngày càng dầy dặn của “cô bé MC” mà tôi hân hạnh là người đầu tiên được đứng bên cạnh trên sân khấu gần 25 năm về trước! Cám ơn chị Mai rất nhiều.
Nam Lộc & MC Tuyết Mai (Asia 40)
Nhưng chỉ khoảng 10 năm sau đó, vào đầu thập niên 2000, sau khi ly dị với ông cựu thủ tướng VNCH thì chị Tuyết Mai đã có dịp đảm nhiệm vai trò MC cùng với tôi trên sân khấu của Trung Tâm Asia, tôi còn nhớ là Asia 40, 41, 42 v..v… Và trong tình thân chị cùng gia đình nhà trai đã có nhã ý mời tôi giúp làm MC cho đám cưới Kỳ Duyên và Trịnh Hội diễn ra tại Manila, Phi Luật Tân năm 2005. Rồi cũng từ đó trở đi chị Tuyết Mai bỗng dưng càng ngày càng bớt xuất hiện trên sân khấu cũng như trước đám đông dù có nhiều hãng truyền hình mời chị cộng tác. Thảng hoặc tôi mới được nghe người ta đề cập đến các hoạt động của chị nhưng chỉ trong lãnh vực kinh doanh mà thôi. Hôm nghe tin chị ra đi, sáng sớm hôm đó vợ chồng tôi đã texted ngay cho Kỳ Duyên để chia buồn và an ủi “cô bé MC” năm xưa. Duyên vẫn dễ thương và ngoan ngoãn trả lời ngay. Cũng như trường hợp anh Bùi Bảo Trúc, tang lễ của chi diễn ra là lúc tôi đang ở Pháp và Bỉ nên không tham dự được. Tuy nhiên niềm quý mến của gia đình chúng tôi cùng rất nhiều người khác dành cho chị, sẽ mãi mãi không bao giờ phai!
Humm, toàn là những chuyện buồn cuối năm phải không quý vị nhỉ. Thế nhưng hôm Giáng Sinh, mở hộp thơ, có một bao thư thật nhỏ nhưng lại chứa đựng một niềm vui to lớn, mà tôi gọi là “món quà cuối năm”. Chắc anh Bùi Bảo Trúc và chi Tuyết Mai nếu có biết được thì cũng sẽ hân hoan chia sẻ cùng chung một niềm vui với tôi. Đó là một tấm chi phiếu của hai vợ chồng người bạn trẻ ở vùng San Jose gởi đến cho tôi nội dung như sau:
Kính gởi bà Hạnh Nhơn và chú Nam Lộc,
Đầu thư, cháu kính chúc Bà và Chú luôn dồi dào sức khỏe. Vì bận rộn với công việc làm hàng ngày, nên cháu cũng không để ý nhiều đến những ngày lễ sắp đến. Cũng nhờ Quyên, vợ cháu có nhắc rằng Tết VN năm nay 2017 sẽ đến sớm, vì thế vợ chồng cháu có ý định gởi một số tiền nhỏ để xin Bà và Chú giúp chuyển về cho các Chú, các Bác TPB còn đang ở bên VN để họ ăn Tết.
Hôm nay cháu xin kèm theo đây chi phiếu $30,000.00 dollars đến địa chỉ nhà chú Lộc để nhờ chú trao lại cho Hội HO Cứu Trợ TPB và QP VNCH. Cuối thư, chúng cháu kính chúc Bà và Chú cùng gia đình một mùa Giáng Sinh vui vẻ và hạnh phúc.
Nhân Nguyễn
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên mà vợ chông Nhân và Quyên đã đóng góp vào quỹ cứu trợ TPB, mà liên tục trong thời gian gần đây, năm nào họ cũng nhớ đến các cựu quân nhân bất hạnh ở quê nhà, khi thì 10 ngàn, lúc 20 ngàn, có năm lên đến 40 ngàn. Nhưng riêng năm nay, tôi còn nhớ hôm tháng Giêng, 2016 vợ chồng anh Nhân đã gởi $20 ngàn dollars đến cho chúng tôi, một nửa tặng TPB, một nửa giúp định cư những người tỵ nạn muộn màng. Rồi vào tháng Bẩy, 2016 qua đại nhạc hội Cám Ơn Anh, Quyên và Nhân đóng góp $30 ngàn dollars. Hôm nay, chưa hết năm mà họ lại gởi thêm $30 ngàn đồng nữa. Tuy nhiên và chắc chắn sẽ có nhiều người đồng ý với tôi rằng, ý nghĩa ở đây không phải vì số tiền đóng góp, mà vì tấm lòng kiên trì của anh chị Nhân cùng rất nhiều nhà bảo trợ khác ở khắp mọi nơi, liên tục giúp đỡ hàng năm qua chương trình “Một Gia Đình, Một Thương Phế Binh”, họ đã không quên số phận và cuộc đời của những người bất hạnh, nhất lại là các cựu chiến binh QLVNCH, những người đã hy sinh một phần thân thể cho chúng ta được sống, cũng như được có ngày hôm nay!
Với những món quà cuối năm ý nghĩa nói trên, cộng với một số tiền mà tôi nhận được trong chuyến đi từ quý vị đồng hương ở Lyon, Paris, Marseille, Bruxells v..v.. nhờ tôi chuyển lại đến hội HO Cứu Trợ TPB&QP VNCH, đặc biệt là nhóm anh em tài xế taxi ở Pháp, các hội cựu quân nhân người Việt tỵ nạn tại Bỉ, tại Paris hay nhiều thành phố ở Âu Châu, vẫn đang nỗ lực quyên góp để gởi trực tiếp về quê nhà giúp đỡ cho các TPB. Hy vọng, quý anh TPB chưa nhận được quà vào mùa hè vừa qua, sẽ có một cái Tết Đinh Dậu ấm lòng, sưởi bằng tình thương của những người viễn xứ.
Tôi xin hân hạnh chia sẻ “MÓN QUÀ CUỐI NĂM” đến toàn thể quý vị và các bạn, cùng anh Trúc và chị Mai!
Nam Lộc
Lyon, đêm Giao Thừa Tết Tây 2017
Sưu tầm by Nguyễn Ngọc Quang
Ảnh minh họa
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %16 %098 %2020 %21:%07