Tiếng Guốc -- Phạm Thảo Nguyên

 

Tiếng Guốc

Phạm Thảo Nguyên

Hồi ký một thời đi guốc

Ôi vừa đọc bài viết “ Guốc mộc ” của Nguyễn Quang Thiều, tôi rất thích vì tôi cũng có những kỷ niệm rất riêng về guốc. Tuy bây giờ, guốc đã rất xa, nhìn quanh nhà, không còn thấy một đôi guốc nào cả. Nhưng những đôi guốc kỷ niệm lại về rất gần, đầy thân ái. Những đôi guốc xưa của tôi không còn là “ guốc mộc ” trong nhân chủng học của Nguyễn Quang Thiều, mà là những đôi guốc sơn, đẹp mỹ miều, đã cùng tôi đi suốt thời non trẻ.

Guốc mộc – Vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam ...

Tôi sinh ra ở Hà Nội, hồi nhỏ đi học trường nữ tiểu học Thanh Quan, thường được gọi là trường “ Hàng Cót ”, vì nằm trên phố cổ Hàng Cót. Tôi còn nhớ, chúng tôi từ các cô bé liu xiu lớp năm đến các chị lớn lớp nhất (lớp 1 tới lớp 5 ngày nay), ai ai cũng mặc áo dài đi học, với đủ kiểu đủ màu, bồng vai, xẹp vai, ngắn, dài, mà thường là lôi thôi lốc thốc, tay, áo, mặt mũi lem nhem mực tím và cùng đội nón lá. Tại bất cứ lớp học nào trong trường, ở phía góc trên, mỗi ngày cũng có ít ra là hai kim tự tháp nón, thành lập bởi vài chục chiếc nón chồng khít lên nhau. Cả trường tôi không ai đội mũ bao giờ, và chúng tôi gần như đều đi guốc, chỉ một số rất ít đi dép cao su, hoặc dép da.

UserPostedImage

Chiều chiều khi tan học về, tiếng guốc của chúng tôi vang lừng inh ỏi khắp Hà Nội, nhất là trên con đường Hàng Điếu, từ trường Hàng Cót tới chợ Hàng Da. Tôi đi trong dòng guốc ấy, mà còn thấy đinh tai bởi hàng trăm tiếng guốc gõ thả dàn trên vỉa hè. Chúng giòn tan, rời rạc từng tiếng nhưng kết lại thành một âm thanh râm ran dài không dứt, như một con sông đang trôi, họp thành bởi từng hạt nước riêng lẻ chảy từng dòng không ngừng nghỉ. Bây giờ, lâu lâu nhớ về, thì biết rằng chả bao giờ ở bất cứ nơi nào trên trái đất còn nghe thấy tiếng vang ầm của cả trăm đôi guốc gõ loạn xạ lên hè đường cùng một lúc như thế nữa… Ôi chao, cái thời còn bé síu, sao mà dễ thương !

Xã hội dần dần thay đổi, dân khắp nước ta từ Hà Nội tới Sài Gòn, dân chúng ăn diện hơn lên. Những đôi guốc mộc dần đã trở thành những đôi guốc quang dầu màu vàng, màu đỏ, rồi thành guốc sơn đủ mầu. Từ thời còn mồ ma báo Phong Hóa đã thấy quảng cáo guốc Phi Yến, chẳng nhớ guốc đó thế nào, nhưng chắc là đã đẹp lắm. Khi tôi lớn lên đã thấy xuất hiện những đôi guốc “ điệu nghệ ” được khoét hơi lõm xuống cho dịu bàn chân dẫm lên, được đẽo bớt phần gót cho cong cong chiếc guốc, cho nho nhỏ cái gót, cho yểu điệu dáng người đi. Có guốc được vẽ hoa lá cành đầy màu sắc, rồi có guốc đánh véc ni, có guốc lắp gót sắt nhọn !!! Ôi, kinh hoàng những đôi guốc có gót sắt nhọn hoắt được vặn đinh vít vào thân guốc, với những chuyện thời sự đăng trên nhật trình thời đó : Các bà đánh ghen rút guốc đánh nhau đã nổi tiếng một thời. Còn quai guốc, có cả mấy chục kiểu, không biết ai đã “ phát minh ”, đã làm ra những chiếc guốc điệu, những cái quai đẹp này thế nhỉ ? Mà chỉ có dân Việt mình đi ! Cô bé con thấy thật đáng thán phục, phải có cả kỹ nghệ guốc, với những xưởng mộc chứ chẳng chơi !

Bây giờ còn ai đi guốc mộc? - Báo VietnamNet

Mỗi khi đi tới hàng guốc là cô nào cũng ngơ ngẩn, không phải riêng gì tôi. Thường được mẹ cho tự do chọn lựa, guốc là món đồ dùng cá nhân, các cô bé con mua lấy một mình sớm nhất trong đời. Đó là một bài kinh tế học áp dụng đầu tiên để tập bước vào thế giới người lớn. Với một số tiền có hạn mẹ cho, muốn có đôi guốc đẹp, phải biết giá trị của từng đôi guốc, phải biết để dành tiền bù thêm, phải biết thích cái đẹp, thích được đi guốc đẹp !

Những hàng bán guốc thường để guốc và quai riêng. Khi khách đã chọn xong vừa quai lẫn guốc, giá cả “ đồng thuận ”, còn phải xếp hàng chờ bà hàng đo chân, đóng quai cho. Đó là một nghệ thuật khác. Nhìn chiếc búa chim be bé đập đập lên chiếc đinh tí tẹo hoặc đinh kiểu đầu bọc đồng phồng cao, để đóng quai vào chiếc guốc, thật thích thú. Chúng tôi cứ “ dương mắt bé ” lên theo dõi, ngưỡng mộ. Bà hàng làm rất gọn, bà lấy sẵn mấy cái đinh một lúc, giữ trong miệng, giữa hai hàng răng (!) sau đó lấy ra từng cái, đóng vào guốc liên tiếp thoăn thoắt không ngừng. Tay nghề bà hàng phải khéo lắm, chuyên nghiệp lắm, thì chiếc quai mới thuận, mới ôm lấy bàn chân nhỏ xinh, không cứa vào da thịt khi đi, không làm đau người diện đôi guốc mới. Rồi còn mục đóng miếng đệm vào đế guốc, cắt sửa những chỗ dư thừa bằng một con dao thợ giầy sắc như nước, được bà hàng đưa đi nhẹ như tên ! Thỉnh thoảng có người tới mua hộ ai đó đôi guốc, thì bà chỉ đóng đinh hờ, đóng giả, để người sử dụng đôi guốc đó thử lại, sẽ đóng thật chặt lại sau.

Image result for guoc moc | Ultimate gadgets, Sandals, How to make ...

Tại mỗi chợ nước ta, hình như đều có một dẫy hàng guốc, nhưng chúng tôi luôn luôn có những nơi mua đặc biệt riêng. Tại Hà Nội tôi mua tại tiệm guốc tên là… Phúc Khánh (?), trong ngõ Yên Thái trước cửa chợ Hàng Da. Nơi đây có guốc rất đẹp, rất “ mỹ thuật ”, giá phải chăng. Trong tiệm có một cái giếng, nước lúc nào cũng trong mát và đầy ắp gần tới miệng. Cứ mở nắp giếng ra, cầm lấy cái gầu là múc nước lên được, y như múc trong chum ấy ! Tôi mê lắm, mỗi lần đến mua là xin phép vào sân trong rửa chân đi guốc mới. Chúng tôi thích đi guốc hơn giầy dép da vì guốc thoáng gió, bàn chân không bị ép chặt, và tha hồ rửa chân. Cũng vì nước ta xứ nóng, đường sá nhiều bụi bậm, bùn lầy, đang đi giữa đường mùa hè rừng rực, qua cái máy nước công cộng, hoặc cái ao có cầu bắc xuống nước, là ta có thể bước tới thò chân khoắng ngay cả guốc vào nước được ! Ôi mát lạnh cả người ! Nhưng guốc chóng mòn, chóng hỏng hơn dép da. Khi guốc mòn rồi, tiếng guốc quét lên vỉa hè xi-măng xoèn xoẹt nghe ghê lắm, lại hết đẹp nữa !

Giới thiệu - Aodai Phuong Nam

Tán rộng thêm một chút, không biết có phải nhờ đi guốc, nên bàn chân luôn luôn được thở tự do thoải mái, mà chân người Việt chúng ta không bị hôi, bị vặn vẹo như các sắc dân đi giầy bó sát, bịt kín suốt đời không ? Nói cho đúng ra thì cái gì được “ tự nhiên, không bị chèn ép ” cũng nẩy nở hoàn mỹ hơn ! Những đôi giầy da thon nhỏ, bó sát vào chân của các bà quý phái, mặc áo đầm dạ hội hay áo veste, váy công sở… trông thì sang lắm, lúc trẻ thì đẹp lắm. Nhưng sống lâu ở những xứ này mới biết, chân các bà đầm Âu Mỹ có rất nhiều “ vấn đề ” lắm. Y học Mỹ có hẳn một chuyên ngành riêng về chân. Tôi có những người bạn đồng nghiệp Âu Mỹ bị mổ bàn chân nhiều lần vì xương ngón chân mọc thòi ra, cho chân vào giầy cũ không được nữa, hoặc mấy ngón chân nhỏ bị dồn ép lại, có khi đè lên nhau rất đau đớn… Dân Việt mình khi sống lâu ở ngoại quốc, bỏ guốc, quen dần với giầy khép kín, cũng đã bắt đầu có người đi thăm bác sĩ chân…

em về đi guốc mộc, lộc cộc khua khoắng... - Thôn nữ & Bông Bụp ...

Còn “ bàn chân giao chỉ ”, bàn chân có ngón cái và ngón thứ hai giao nhau hình chữ V, nổi tiếng của dân ta. Có phải do vì đời đời dân ta đi trên mặt đất thịt, đất sét, lầy lội trơn trượt của đồng bằng sông Hồng không ? Khi chưa có đường cái khô ráo, những người đi chân đất phải bám chặt bàn chân xuống đất ướt, phải ra sức trên từng ngón chân, nên chúng xòe dần ra ? Tôi cho rằng hành động này tạo nên những bàn chân cứng cát, bước vững vàng trên đất nước của tổ tiên chúng ta. Bạn đọc đã bao nhiêu người nhìn thấy bàn chân giao chỉ thực sự ? Tôi đã nhìn thấy vào khoảng những năm giữa thế kỷ 20, khi gặp những người sống ở làng quê, bây giờ chắc là hiếm lắm. Bạn có quan sát thấy những tấm ảnh thời Pháp thuộc, những người lính khố xanh khố đỏ đều đi chân đất không ? Lúc đó guốc hãy còn rất ít. Điều suy luận này cần một nghiên cứu chính xác, rõ ràng hơn.

Guốc mộc quê hương - Vườn CVA 5461 - HAQH

Nhớ lại những năm học trung học (phổ thông), tôi gần như chỉ đi guốc. Tại trường nữ chúng tôi, guốc không thuộc diện “ đồng phục ”, nên tha hồ mỗi người mỗi kiểu. Có những kiểu nổi tiếng do người đi đầu tiên quá đẹp, nên nhiều cô bé học trò khác đua nhau mua theo. Tôi còn nhớ một kiểu guốc thấy rất nhiều trong sân trường là guốc sơn trắng, có quai ngang giản dị bằng nylon mềm trong suốt, điểm chấm tròn xinh xinh màu đỏ, đi với áo dài đồng phục trắng rất nổi. Còn các cô bạn học cũ của tôi, vừa được hỏi đến guốc, là cô nào cô ấy cũng xuýt xoa nhớ đôi guốc đẹp mình từng có ngày xưa. Có cô, như Lan, còn say sưa kể tỉ mỉ từng chi tiết, về đôi guốc cao gót màu tím nhạt, quai nhị. Sao mà đẹp thế không biết !

 Khoảng những năm 50-70, tại Saigon có nhiều tiệm guốc nổi tiếng như Đa Kao, Như Ý, Phúc Khánh… với những đôi guốc rất sang, rất đắt, chỉ dành cho những ai thật diện và có tiền. Đám học trò lau nhau chúng tôi hay rủ nhau đến mua guốc tại một nơi đặc biệt nằm lọt trong một chung cư công chức, một phần vì địa điểm này gần trường, một phần vì giá nới, hợp với túi tiền học trò. Lâu dần chúng tôi thành khách quen, cứ đến tiệm là vòi vĩnh, trêu đùa chọc ghẹo nhau đủ thứ, bà chủ tiệm cũng hay hăng hái tham dự cuộc đấu láo với chúng tôi.

Vì em lụa là: Guốc mộc với áo dài

Riêng tôi, kể cả những năm học Sư phạm và Khoa học (bây giờ là ĐHKH Tự Nhiên) không có bạn gái cùng lớp để khoe guốc, vẫn không theo “ mode ” nào cả, mà trung thành với kiểu guốc Nhật mầu đỏ huyết dụ đậm, quai nhung hai mầu đỏ đen cũ. Có lẽ vì được bà hàng “ nịnh ” : “ Cô mà đi đôi này vào trường, là các cô bạn lại đến đây mua rào rào cho mà xem ! ”. (Tôi chỉ cười, nhịn, không kể cho bà nghe là lớp tôi học toàn con trai, kẻo bà lại hết hy vọng !).

 Một cô bạn tôi vừa nhắc lại chuyện năm học đệ tam (lớp 10) : Tất cả các lớp cùng khóa chúng tôi đều toạ lạc trên tầng ba, tầng cao nhất trường. Chắc là vì các bà Giám Hiệu nghĩ rằng : đệ tam là lớp không phải đi thi cuối năm, học trò nghịch ngợm phá phách nhất, “ đày ” chúng lên tầng cao cho khuất mắt. Nhưng không dè khi ở trên cao, chúng tôi nện guốc loạn xà ngầu, làm điên đầu tất cả những người làm việc tầng dưới. Cuối cùng, bà Hiệu Trưởng phải ra lệnh cho toàn thể học sinh học tầng ba đều phải đi dép da, ai đi guốc phải phạt đi học chủ nhật ! Mỗi ngày đều có một bà giám thị đứng dưới chân thang kiểm xoát guốc dép từng cô ! Thế nhưng, vẫn có hàng loạt các cô điệu đà lại cần đi guốc (vì guốc cao gót thon, làm người cao hơn, thanh hơn, dáng đi đẹp hơn ! Bỏ đi sao đành !). Các cô bèn đi chân đất lên thang, dấu guốc vào trong cặp sách, lọt qua cặp mắt sắc như dao của bà giám thị ! Mà cứ lọt thoát được lên đến trên gác, là lăn ra cười ! Vào đến trong lớp hãy còn giấm giúi cười, mãi vẫn không nhịn được ! Cho nên cứ thấy các cô nàng túm năm tụm ba cười rúc rích là biết ngay : Không đi guốc trộm, thì cũng ăn quà vụng !

Đi guốc lâu năm, chúng tôi thỉnh thoảng lại gập cảnh dở khóc dở cười, vì “ guốc đứt quai ” thình lình giữa đường ! Thường ra, khổ chủ phải xách chúng lên, đi chân đất về nhà, áo dài lướt tha lướt thướt, thảm hại vô cùng. Đã thất thểu đi về xấu hổ muốn chết với người đi đường, với hàng xóm láng giềng, lại hay dẫm phải sỏi, đá, đau điếng người ! Những lúc ấy, nếu có thêm “ cây si ” lẽo đẽo đằng sau, thì thật không biết “ Đi làm sao, đứng làm sao bây giờ ! ”

Hơn nữa, guốc còn theo tôi đi vào nhiều kỷ niệm riêng, với những xúc động chỉ một mình tôi biết, một mình tôi hay.

Giá "bèo", nghề làm guốc mộc sắp mai một | Lao Động Online ...

Tại Hà Nội, đường tắt về nhà tôi qua ngõ Lagiqué, sau đổi tên Việt là Châm Cầm. Một con ngõ nho nhỏ, rộng gần bằng một đường phố cổ, hai đầu thông ra hai phố lớn. Ngõ này thẳng tắp, phẳng phiu, luôn được giữ sạch sẽ, vắng lặng. Hai bên vỉa hè hẹp gần như không có cửa hàng, không có người qua lại, những ngôi nhà có cửa mở ra ngõ đều luôn luôn đóng kín (Bây giờ sự vắng vẻ đó mất rồi ! ). Mỗi khi đi đâu về một mình, tôi thích đi qua ngõ này. Tôi chạy lon ton chân sáo, không hiểu sao lúc bé gần như tôi chỉ chạy, ít khi đi chịu đi chầm chậm như đi thiền hành bây giờ ! Đôi guốc của cô gái nhỏ chạy về nhà, gõ liên hồi trên vỉa hè ngõ Châm Cầm, vang lên một loạt âm thanh “ tanh tách, tanh tách… ” đều đặn, nhanh, gọn, giòn tan, vang vọng sang tận hè đường phía bên kia, vui tai và thân ái vô cùng. Tôi còn nhớ, sau này khi đã dời xa Hà Nội, trong nhiều năm tiếng guốc gõ trong ngõ vắng vẫn thường trỗi dậy trong tôi, âm thầm luyến tiếc. Âm thanh thân quen ấy, tôi chỉ có trong lòng, không ghi chép cất giữ vào đâu được, theo ngày tháng cứ mòn dần đi, tưởng như mất hẳn, không còn đâu dấu vết… Rất lâu sau, mấy chục năm có lẻ, tôi sống ở nước ngoài, đang hồi hộp làm đơn xin visa về thăm quê. Một đêm kia, tôi bỗng mơ thấy đang chạy một mình giữa ngõ Châm Cầm, trong tiếng guốc giòn tan ngày cũ : “ lách tách lách tách… lách tách ”. Chuỗi dài âm thanh lanh chanh, thân quen đó vừa dứt, tôi bừng tỉnh dậy, bật kêu lên : “ Sắp được về nhà rồi ”. Thế ra, trong tiềm thức sâu thẳm của tôi, tình cảm nhớ nhà có cả tiếng guốc gõ liên thanh trên vỉa hè đó ư ?

 Mà này, còn một tiếng guốc khác nữa, tiếng guốc của thế kỷ trước, của thời đang đi học Toán, thời “ chưa yêu ”, có ghi lại trong một bài thơ xưa của tôi :

?? Việt phục (越服) thời Nguyễn: áo Ngũ thân (Vietphuc ...

Lâu lắm hôm nay anh đến chơi
Ngọc lan ngoài ngõ hoa đón búp mời
Guốc ai lách cách rộn rã reo vui

 Ôi, thôi chết tôi rồi ! Hoá ra tiếng guốc đã biểu lộ tình cảm vui buồn rõ hơn tôi tưởng ! Tiếng gõ trên cầu thang gạch reo nhanh thoăn thoắt “ Cờ lách cách, lách cách lách cách… lách-ta-cách…”, rồi thang gác tới chỗ ngoặt chỉ còn dăm ba bậc gạch cuối cùng, tiếng gõ chậm lại, ngập ngừng rời rạc từng tiếng, như ngại ngùng, như e dè, … tôi hãy còn như đang nghe thấy đây... Nhưng mà, tiếng giòn tan nhanh chậm đó là âm điệu, là tiếng hát riêng của guốc, diễn tả linh hồn riêng của guốc ! Như vậy là, hôm đó, chính guốc đã lách cách, đã rộn rã, đã reo vui, đã e lệ… đấy chứ ! Nào đâu có phải tôi !

Vậy mà, nửa thế kỷ qua đi, tôi vẫn còn rưng rưng nhớ tiếng guốc trên thang gạch, với những kỷ niệm thời xa xưa ấy.

 

Phạm Thảo Nguyên

 

"Guốc Mộc" Vẻ Đẹp Mộc Mạc Duyên Dáng Của Người Phụ Nữ Việt Nam

Guốc Mộc Sài Gòn

 

Đôi guốc mộc nhỏ bé là một vật dụng gắn bó mật thiết trong đời sống của người Việt Nam. Cũng như áo dài và nón lá, đôi guốc mộc bé nhỏ, đơn sơ là thế mà đã in dấu bền bỉ suốt hàng ngàn năm trong hành trang văn hóa dân tộc, tạo nên một vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Song song hai chiếc thuyền tình
Đầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàng
Một chiếc em chở năm chàng
Hai chiếc em chở mười chàng ra đi

Trách người quân tử lỗi nghì
Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em!


Nguồn gốc và sự độc đáo của guốc mộc Việt
 
Thich Nu Tinh Quang: Bây giờ còn ai đi guốc mộc?
Khó có thể định rõ mốc ra đời cũng như chủ nhân đã sáng tạo nên di sản văn hóa giản dị, mộc mạc này nhưng chắc đó là sản phẩm văn hóa do người Việt sáng tạo nên từ rất xa xưa. Truyền thuyết dân gian “Chín chúa tranh ngôi” của Cao Bằng hay sách cổ Giao Châu ký của Trung Quốc (thế kỷ III) đã nhắc đến đôi guốc.

Trước khi có các loại giày, dép bằng nhựa, bằng da như hiện nay, người Việt thường dùng tre, gỗ để làm guốc đi. Hình ảnh áo the, khăn xếp, đôi guốc mộc đã thành quen thuộc với người dân Việt. Vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi dự hội hay vào đám thường đi guốc gộc tre, còn trong nhà thì đi guốc gỗ mũi cong, quai tết bằng mây.

Từ đôi guốc bằng gộc tre, quai mây cốt để bảo vệ đôi chân khỏi mưa nắng thuở ban sơ, đến các loại bằng gỗ trong vườn nhà như de, mỡ, dàng dàng rồi mít, tràm, cao su, xoan, thông… những người thợ tài hoa đã không ngừng cải tiến về kiểu dáng và chất liệu để đôi guốc ngày càng bền hơn, gọn và có tính thẩm mỹ hơn.

Quai guốc thay đổi từ dây mây sang vải rồi cao su và để có được một chiếc guốc hoàn chỉnh, đôi bàn tay của người thợ phải rất kỳ công, từ khâu cưa lộn mặt để ra hình thù chiếc guốc đến xử lý gỗ, tiếp đó là chà nhám, sơn, đánh bóng, vẽ, đế, quai...

Guốc mộc cấu tạo đơn giản, bất cứ ai, dù hoàn cảnh nào đều có thể lựa cho mình một đôi guốc phù hợp. Người nghèo đi guốc gỗ xoan, mỡ, dàng dàng mộc mạc với một chiếc quai bằng da trâu vắt từ bên này qua bên kia và thân guốc chỉ được đẽo đơn giản cho vừa bàn chân. Những bậc giàu sang quyền quý thì guốc không đơn thuần chỉ là vật dụng để bảo vệ đôi chân mà nó thực sự trở thành một thứ phục trang để tôn thêm phong cách, biểu đạt gu thẩm mỹ của chủ nhân. Họ thường dùng guốc gỗ mít, gỗ tràm hương hay gỗ thông có sơn son thếp vàng, khảm trai, bịt quai gấm, đế lót cao su mỏng để bước đi thêm quý phái, thanh cảnh...

Lộc cộc khắp ngõ dưới làng trên, đôi guốc mộc đã thành một dấu ấn thiêng liêng khó phai mờ trong tâm hồn của nhiều thế hệ người Việt. Từ tiếng guốc loẹt quẹt của mấy cụ già mắt kém; tiếng guốc khua chẵn nhịp, đĩnh đạc của ông đồ; đến tiếng thả bước lách cách, thẹn thùng của các chị, các cô rồi tiếng guốc vang rộn ràng, huyên náo của lũ trẻ hiếu động... tất cả tạo nên hơi thở thân quen của cuộc sống làng quê tự bao đời.
 
?? Vietphuc - Vietnamese Traditional Clothes (Việt phục thời ...

Từ truyền thống đến hiện đại

Từ cuối thế kỷ XIX, guốc mộc mới trở nên thịnh hành và bắt đầu có những thay đổi rả nệt về kiểu dáng và chất liệu. Đôi guốc mộc đã được gọt đẽo thanh thoát hơn bởi những người thợ tài hoa. Quai guốc thay đổi từ dây mây sang vải rồi cao su, đế đệm miếng cao su mỏng nên bước chân của chị em êm ái, mơ màng hơn. Khoảng những năm 40 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những đôi guốc sơn màu sắc sặc sỡ, nhất là dành cho phụ nữ và phải đến sau năm 1975, guốc mộc thực sự bước vào một cuộc cách mạng về kiểu dáng và chất liệu, khẳng định là thời trang ưu ái cho phái đẹp, cùng với váy áo. Guốc mộc đã vượt qua khuôn khổ của “mộc” và sự đơn điệu về kiểu dáng với sự xuất hiện của chất liệu nhựa…

Từ sản phẩm “tự cung tự cấp” đến sản phẩm hàng hóa, đôi guốc mộc đã đi một bước dài trong lịch sử, kéo theo sự ra đời của nghề làm guốc, nổi tiếng với làng nghề Bình Nhâm (Thuận An, Bình Dương), Làng Đơ Đồng (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), Kẻ Đày (Liên Trung, Đan Phượng, Hà Nội). Đôi guốc bé nhỏ là thế nhưng là sự hội tụ tinh hoa của các làng nghề mộc, sơn mài, tơ lụa, đính hạt thêu tay… Đôi bàn chân chị em lung linh, được nâng niu hơn vì sự biến đổi linh hoạt của guốc.

Bước sang thế kỷ XXI, guốc lên ngôi với sự bùng nổ về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu. Quy trìn lõm của lòng bàn chân, trọng lực hợp lý không làm tổn hại đến cột sống và còn có thể mát – xa các huyệt đạo của người mang guốc. Quai thì đủ loại, từ loại đơn đến quai kép hoặc xỏ ngón, đủ hình dạng, màu sắc và chất liệu, từ nhựa, simili đến nhung, vải, ni lông, thêu và đính cườm, cẩn đá, chạm bạc... Guốc đã đi gần đến với xăng đan và giày khi có thêm quai hậu. Dáng guốc đa dạng với mũi vuông, nhọn, tù...; đế thì đủ hình đủ dạng, đặc hay rỗng, eo hay thóp nhưng thường là gót rời, từ thấp đến cao. Vui hơn nữa, guốc mộc Việt đã hội nhập với thời trang thế giới, tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường nên mẫu mã phong phú, đẹp hơn, nhất là đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Duyên thầm guốc mộc

Cùng với việc sản xuất là văn hóa dùng guốc mộc với sự in dấu đầy kiêu hãnh của guốc trong các loại hình nghệ thuật, thơ ca, hội họa, trong ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ và quê hương của biết bao thế hệ người Việt. Đôi guốc đã làm cho chị em nữ tính hơn, duyên dáng hơn bởi khi đi guốc, phải nhẹ nhàng, khéo léo, không thể vội vàng hấp tấp, không thể cẩu thả lê quẹt. Bỏ đôi dép lê trong nhà, lau đôi bàn chân trắng xinh chỉn chu đầu tóc, trang phục, chị em điệu đà nhiều hơn với guốc mộc. Guốc mộc ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại nên cũng thuận tiện hơn cho việc chọn lựa khi mặc các loại trang phục khác nhau của các cô, các chị hay quý bà hôm n
h sản xuất guốc là thiết kế mẫu với độ dốc như thế nào để đảm bảo đường cong mặt guốc phù hợp với phần lõm của lòng bàn chân, trọng lực hợp lý không làm tổn hại đến cột sống và còn có thể mát – xa các huyệt đạo của người mang guốc. Quai thì đủ loại, từ loại đơn đến quai kép hoặc xỏ ngón, đủ hình dạng, màu sắc và chất liệu, từ nhựa, simili đến nhung, vải, ni lông, thêu và đính cườm, cẩn đá, chạm bạc... Guốc đã đi gần đến với xăng đan và giày khi có thêm quai hậu. Dáng guốc đa dạng với mũi vuông, nhọn, tù...; đế thì đủ hình đủ dạng, đặc hay rỗng, eo hay thóp nhưng thường là gót rời, từ thấp đến cao. Vui hơn nữa, guốc mộc Việt đã hội nhập với thời trang thế giới, tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường nên mẫu mã phong phú, đẹp hơn, nhất là đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
 

Duyên thầm guốc mộc

Cùng với việc sản xuất là văn hóa dùng guốc mộc với sự in dấu đầy kiêu hãnh của guốc trong các loại hình nghệ thuật, thơ ca, hội họa, trong ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ và quê hương của biết bao thế hệ người Việt. Đôi guốc đã làm cho chị em nữ tính hơn, duyên dáng hơn bởi khi đi guốc, phải nhẹ nhàng, khéo léo, không thể vội vàng hấp tấp, không thể cẩu thả lê quẹt. Bỏ đôi dép lê trong nhà, lau đôi bàn chân trắng xinh chỉn chu đầu tóc, trang phục, chị em điệu đà nhiều hơn với guốc mộc. Guốc mộc ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại nên cũng thuận tiện hơn cho việc chọn lựa khi mặc các loại trang phục khác nhau của các cô, các chị hay quý bà hôm nay.

Từ làng quê, guốc mộc Việt đã lên ngôi với sự hiện diện trên khắp các nẻo đường, trên các sàn diễn thời trang, trong túi quà của người xa xứ. Cùng với áo dài, nón lá, guốc mộc Việt, từ cổ đến kim đã tạo nên vẻ đẹp rất Việt của phái đẹp, cái đẹp của sự dịu dàng, duyên dáng, nét duyên thầm không chỉ đọng lại trong ánh mắt, mà cả ở sự cảm nhận.

Đôi guốc là một vật dụng gắn với sinh hoạt của người Việt đã in dấu bền bỉ suốt hàng ngàn năm trong hành trang văn hóa dân tộc. Có thời gian việc dùng guốc (kéo theo việc sản xuất guốc) đã bị lắng xuống và tưởng chừng sẽ ngày càng mai một đi. Đáng mừng thay sự phục hưng của đôi guốc những năm gần đây chứng tỏ quan niệm về cái đẹp đang ngày càng đa dạng hơn, và cũng phần nào thể hiện được sự gìn giữ và trân trọng những vật dụng giản dị của lớp trẻ ngày nay.
 
Nguồn: quehuongonline
 
GUỐC GỖ ƠI !

Guốc gỗ ơi !
Cứ khỏ vào tôi nhé
Để quay nhìn mướt mát tuổi học sinh
Nhớ hành lang trưa
lộp cộp
dựng tim mình
Chân líu quíu?
Bóng áo dài thoáng qua cửa sổ
Những đầu ngón tay
Đã dập bầm trên đôi guốc gỗ
Chẳng có gì…
chỉ một cánh phượng rơi
Miệng xuýt xoa
Và ai đó đứng cười
Có định nghĩa gì hơn là hạnh phúc

Giừa đường vắng
Nắng trưa
Giờ tan học
Mồ hôi ơi, sao lại chỉ một mình
Luống cuống, ngại ngùng
Hai mắt rưng rưng
Tôi xin được cầm tù trong mắt ấy
Dũng cảm có thừa
Mà đôi chân cứ run đến vậy
Giả tảng ngó lơ?
Để người ta khỏi thẹn thùng
Miệng ngậm bùn chẳng biết nói gì hơn
Ai cứ đứng, cứ ngồi
Thương dễ sợ!

Cho tôi về tháng Năm nhặt màu phượng đỏ
Trên hành lang còn dấu cỏ lặng thinh
Tiếng guốc ai cứ xói giữa tim mình

Huỳnh Văn Mười
 
 Về đâu đôi guốc mộc? - Đà Nẵng Online

 

Áo Tơ ! guốc mộc


O mang guốc mộc đi đâu
Áo tơ trắng quá ! Chở sầu trao tôi
Chợ xuân bên ấy mở rồi
Nhớ mua chậu cúc đơm trồi, vàng hoa

Ngày xuân nụ nở thơm nhà
Hương lan thơm tóc, thơm tà trước sau
Cho thơ tôi chữ đan nhau
Cho hồn tôi đắm má đào nghe O




Cố Quận

 

Mùa Xuân và Chiếc Guốc

Guốc không phải của anh
Guốc là của con gái
Mùa xuân em mang tới
Làm xôn xao thềm nhà
Anh sợ chiếc guốc già
Nên chở ra vườn trẻ
Tụi mình như đứa bé
Khi bước vào sân chơi
Guốc là của một người
Sân chơi dành đôi lứa
Nếu không có mùa xuân
Thềm anh, ai gõ cửa?
Ai xôn xao đầu ngõ
Ai nhịp gót rộn ràng?
Xin cảm ơn đôi guốc
Yếu lòng người không mang !

Bùi Chí Vinh
 
Kim Phượng st.
 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %08 %916 %2020 %16:%08
back to top