VUI TẾT TRUNG THU

Trung Thu Moon Festival | Wake Forest Renaissance Centre

Rằm tháng 8 là ngày lễ quan trọng của người Việt, ngoài việc sắm lễ vật cùng tổ tiên thì chúng ta nên chuẩn bị bài văn khẩn chuẩn để cúng bái.

 Như Quỳnh - Em Đi Xem Hội Trăng Rằm

(Sáng tác Nhạc sĩ Nguyễn Nghị) 

        Vui Trung Thu thời 4.0       

Trong tùy bút ” Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng xuất bản năm 1971, ông đã nhớ da diết cái tết Trung Thu miền Bắc, nơi ông gắn bó cả một thời tuổi trẻ: Tháng tám là tết Trung Thu, nhà nhà bày cỗ, trên thắp cái đèn kéo quân, đèn quả trám lung linh, “trong khi người lớn ăn ốc trông trăng thì trẻ con múa sư tử lùng tùng xoẻng ở trước sân gạch trăng chiếu sáng như ban ngày”.

 

Tết Trung Thu - mùa đoàn viên, mùa của sum họp - Trí Thức VN
Đông đúc, nhộn nhịp trong khu chợ Trung Thu phố hàng Mã.
 
 
Trung Thu nhiều năm nay không chỉ dành cho thiếu niên, nhi đồng mà ngay cả các nam thanh, nữ tú từ các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đến khu phố cổ chơi tết Trung Thu cũng rất đông. Trong đám đông có 4 bạn gái đến từ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Họ mua 4 chiếc vương miện đội đầu cài trên tóc.
Linh, một cô gái trong nhóm kể: Đây là lần đầu các em đến khu phố cổ xem tết Trung Thu, không thể ngờ không gian ở đây cái gì cũng có, còn cả tuần lễ nữa mới đến rằm mà mọi người tới đây lại đông như thế này. Ở quê Linh và các bạn, ngày vui Trung Thu chỉ diễn ra vào tối hôm rằm tháng tám, có múa lân và múa sư tử...
Có một gian hàng khá nổi bật của khu phố đồ chơi, vì cả gian hàng đều là đồ chơi truyền thống. Trên treo đèn kéo quân với những con cá chép màu đỏ vô cùng sinh động, phía dưới là những con giống với màu sắc bắt mắt. Đây là gian hàng của nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu. Khi nói về những sản phẩm do chính tay mình tạo nặn, anh vô cùng hào hứng.
 
Trên bàn được chia ra 3 loại: Con giống tò he của khu chợ Đồng Xuân ngày xưa, “con giống của khách” (người Tàu và người Tây có từ trước năm 1945 và 1954), con giống bánh chim cò (là con giống ở làng Xuân La, Phú Xuyên, Hà Tây). Anh kể năm 1962, các cụ trong làng mới cải tiến con giống cắm trên que. Những con giống này đều có tên là con tò te.
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu bật mí cái tên tò he là do một bài báo năm 1992 viết nhầm tò te thành tò he (là con giống của người Hội An) nhưng bài báo lại nổi tiếng nên nhiều người sau đấy cứ gọi con tò te thành con tò he.

Văn khấn rằm tháng 8 - tết Trung Thu chuẩn theo văn khấn cổ truyền ...
Nghệ nhân cũng cho biết khi mày mò học hỏi làm con giống, anh biết có bảo tàng Quai Branly bên Pháp còn lưu giữ hình ảnh, tư liệu và cả con giống từ năm 1920, còn ghi chú thích: “Con giống bột đồ chơi Trung Thu của trẻ em Hà Nội”.
Anh Hậu tâm sự: “Làm sao đưa con giống này về cuộc sống là điều quan trọng nhất. Bảo tàng là không gian chết, còn đây mới là không gian sống của nó”. Mấy cô bé đang lứa tuổi chơi đồ hàng sà đến nhìn ngắm, được mẹ mua cho con giống với giá 20.000 đồng/con.
Bất giác, tôi nhớ đến câu chuyện với nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc, khi ông nói về ngày đặc biệt, ngày rằm tháng tám. “Mỗi dịp tết Trung Thu, ông tôi làm chiếc đèn kéo quân lớn đặt trước bàn thờ tổ: 3 vòng quân diễn tích xưa, đốt đĩa đèn dầu lạc lên, quân chạy bóng in lên lượt giấy phết ngoài rất linh hoạt, sống động, ai cũng phải khen chiếc đèn tinh xảo, lạ lùng.
Riêng anh em tôi, do được ở gần nhà ông, Trung Thu nào cũng được ông dắt lên Hàng Mã mua đồ chơi: Chiếc tàu thủy, cái tráp sơn son be bé, con tò te xanh đỏ, chú lợn bột đôi mắt là hai hạt đỗ đen nằm trong cái rọ xinh xinh đan bằng lạt nhuộm phẩm màu...”.
Ông bảo: “Tết Trung Thu ngày đấy ấm áp, khi trăng lên, đứa trẻ nào cũng ngước mắt lên trời nhìn vào mặt trăng, tưởng tượng ra đủ các câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội ngồi gốc cây đa”.
 
Trung Thu thời 4.0
Chị Nga sống ở chung cư Xuân La, Xuân Đỉnh kể: Chị bận túi bụi cả ngày, lại mất thời gian chăm bố mẹ chồng đang ốm nên không có thời gian đi mua đồ chơi cho hai đứa con. Cô con gái năm nay 16 tuổi, cậu con trai 12 tuổi.
Cậu bé Cường, con trai của chị, bảo: “Để mẹ đỡ mất công, con vào iPad, lên mạng internet vào siêu thị đồ chơi Trung Thu, cái gì cũng có không cần phải đi đâu. Chỉ cần ấn nút đặt hàng là trong vòng chưa đầy 24h sau đã có người ship hàng đến tận nhà”.
 
 
Khi thấy tôi tỏ ra ngạc nhiên vì mua đồ chơi Trung Thu trên mạng, chị Nga vui vẻ cho biết: Ở siêu thị mạng đồ chơi ê hề phong phú cho trẻ sơ sinh đến trẻ 16-17 tuổi cũng có và nhiều địa chỉ bán lắm. Mình có thể lên trên đó “sớt” (seach) thì không bị mua đắt. Có nơi còn ưu đãi trong 3 ngày nhận đồ chơi không thích có thể đổi trả lại. Cậu bé Cường bảo chỉ thích những con Rambo, Batman và bàn tay sắt, thích những đồ chơi Batman, người nhện... giá 300.000đồng/1 đồ chơi.
Chị Tú Minh cũng là một cư dân ở cùng chung cư với chị Nga chia sẻ, thời đại kỹ thuật số nên trẻ con bây giờ đón Trung Thu cũng khác xưa nhiều. Thời của chị ngày xưa vào những năm đầu thập niên 80, ở các làng quê Việt chỉ đón tết Trung Thu vào đúng hôm rằm tháng tám tại bãi sân rộng của ngôi đình hoặc trước hiên chùa.
 
Mẫu Banner Tết Trung Thu Vector đẹp - VnDoc.com
Bàn bày tiệc lúc đó có bánh dẻo, bánh nướng, quả hồng ngâm, mấy nải chuối, dăm ba đĩa ổi, hay nhất quả bưởi có múi màu đỏ, màu trắng được các mẹ, các cô bổ ra tết thành hình con chó trông rất đẹp. Đến khi phá cỗ còn tiếc mãi. Có quả bưởi thì được tết thành hình bông sen. Rồi hò reo đốt nến, đứa trẻ có đèn ông sao, đèn ông sư lung linh dưới ánh trăng huyền diệu chiếu sáng trước sân chùa. Những đứa trẻ con nhà nghèo chả có đèn lấy ông bơ gạo, (hộp sữa Ông Thọ) đục lỗ, cắm cây gậy vào, đặt nến bên trong lăn đi khắp xóm, reo hò vang trời, vui đáo để.
Ngày nay trẻ ở chung cư không còn được cái cảnh chạy vòng quanh hay thao thức để đợi Trung Thu vì chúng không còn mấy hứng thú với việc đón Trung Thu nữa rồi. Chị bảo: “Cả ngày thằng anh và con em cắm mặt vào cái iPad chơi điện tử trên đó. Mẹ thu máy lại, lúc nào đưa cho chơi là Trung Thu”.
Bây giờ đời sống khấm khá, nhiều gia đình tủ lạnh cũng kín hoa quả ngoại nhập, bánh kẹo thừa mứa, chúng ăn nhiều bánh kẹo hoa quả nên không có cảm giác thiếu thốn về đồ ăn. Đồ chơi cũng nhiều, bố mẹ mua cho quanh năm suốt tháng nên không háo hức nữa. Bọn trẻ nhà chị chỉ gạ: “Trung Thu mẹ đặt vé máy bay đưa gia đình đi du lịch 3 hôm ở khu resort”.
 
Với những đứa trẻ con nhà giàu thì lại còn khác nữa. Nhà ông Minh ở phố Yên Lạc, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chiều con có tiếng. Hai “thiên thần” của ông, một trai, một gái. Tuy là cậu ấm, cô chiêu, được đi học ở trường quốc tế, gia đình có xe riêng đưa đón.
Đến Trung Thu, ông bà cũng dành phần quà đặc biệt hơn cho các con. Cậu con trai 17 tuổi được bố tặng cho một cái máy tính iPad pro đời mới nhất, kèm một chiếc điện thoại iPhone XS đời mới với giá 24 triệu đồng. Nghe đâu, những món đồ này đều là ông được biếu cả, nay “tặng” lại cho cậu con cưng.
 
Cô con gái 20 tuổi con sành điệu hơn gấp bội. Quà Trung Thu năm nay chả hiểu cô nỉ non thế nào mà ông bà chiều đến độ cô đáp máy bay đi từ Việt sang Anh cốt chỉ để mua đôi giày hàng hiệu cho chính hãng, ăn ngủ một hôm ở khách sạn hạng sang rồi bay về vì sợ mua ở trong nước lại dính phải hàng nhái.
Giờ cũng không khó khi biết những đứa trẻ con nhà có điều kiện đón tết Trung Thu như thế nào. Ngay tại những thành phố lớn, hay những khu nghỉ dưỡng spa, resort, như khách sạn D ở Kim Mã, khách sạn M ở phố Lý Thường Kiệt, khách sạn H ở phố Lý Thánh Tông... cách đây từ một tháng đã rầm rộ đăng đàn quảng bá trên internet đón tết Trung Thu với giá cho một vé vào cửa: 50-60$/người lớn, 20-30$/trẻ em. Riêng ở Thủ đô Hà Nội, hàng chục địa chỉ với giá có mặt trong buổi tối phá cỗ Trung Thu tính trung bình bố mẹ và hai con nhỏ sẽ có giá 4 triệu đồng cho 4 người chưa kể các khoản nằm ngoài.
 
Tôi nhớ đến tấm ảnh của người bạn chụp những đứa trẻ vùng cao, chân trần, mắt trong veo, tha thẩn chơi trước hiên nhà lá đơn sơ. Ánh trăng tháng tám trên cao thật huyền diệu, lung linh.
 
Trần Mỹ Hiền
 
    ==================    
 
Tết Trung Thu 2020 - Đạo Tràng Liên Hoa
-Tùy bút đọc đêm Trung thu - Trăng rằm là Cha…

Năm học mới đã bắt đầu, học kì này có đến hai ba môn chuyên ngành, rất dễ “đau đầu nhức óc”, ai cũng than… “ước gì mình học lớp nhỏ nhỏ chút thì hay biết mấy”. Nhưng sống mà không lớn thì khác nào cục đất cứ nằm im một chỗ, phải biết chấp nhận và phấn đấu để trưởng thành. Đó là chân lí sống mà tôi cố đeo đuổi.
 
Ngày trước học ít còn có thời gian để bày trò với bạn bè, bây giờ có rảnh thì cũng phải chúi mũi vô với biết bao nhiêu là sách và sách...Thầy thường nói học văn mà không đọc sách thì giống như có dao sắt mà chẳng chịu mài, đến lúc rỉ sét rồi có muốn mài cũng khó mà như ý muốn được. Vậy là chẳng còn chút thời gian nào để long nhong nữa rồi. Buồn thật...!
Ý nghĩa tết trung thu tại Việt Nam Archives | Vé máy bay Sacojet
- Sắp đến trung thu rồi, tụi mình sẽ đi chơi hé, ra cầu Hoàng Diệu xem người ta thả lồng đèn nghe mấy bà! Giọng Phượng lanh lảnh.
- Ừ! Ý kiến hay đó. Mấy bạn chung phòng xôn xao bàn tán cũng thấy háo hức sao đâu.
Trung thu sắp đến rồi. Nhìn những đứa bé được mẹ dắt tay dẫn đi mua lồng đèn sao thấy thương quá, chợt thấy "thèm" cái cảm giác ấy vô hạn. Những cái lồng xanh đỏ đủ màu, đủ kiểu, nào là ngôi sao, trái tim, trái bầu, quả bí... Rồi còn có các hình dạng của con vật nữa vừa đẹp vừa xinh tạo sự hấp dẫn cho các em nhỏ vô cùng. Chúng được bày bán khắp các gian hàng ngoài chợ, trên vỉa hè...không nơi nào không có. Những hàng bánh trung thu cũng không kém phần hấp dẫn, từ nhỏ đến lớn loại nào cũng có. Thì ra ở thành phố người ta đón trung thu khác rất nhiều với quê tôi.
Tôi nhớ lúc nhỏ, ở quê mỗi lần đến tết trung thu ai mà có được cái lồng đèn hình ngôi sao là quý lắm, là vui lắm rồi...! Có những bạn dùng một cái lon sữa đụt nhiều lỗ rồi để vào đó một ngọn đèn cầy cho ánh sáng tỏa ra là cũng có thể vui trung thu rồi, chứ đâu được như bây giờ có quá nhiều thứ để chọn. Đôi khi sự chấp nhận vẫn hạnh phúc hơn là lựa chọn giữa nhiều cái khác nhau. Một ngôi trường bé nhỏ cũng chỉ phát được cho các em học sinh vài viên kẹo, một ít bánh men, hay một hai cái bánh xốp...vậy mà rất vui...Còn bây giờ thì lớn rồi, chẳng thể cầm lồng đèn cũng chẳng có ai phát kẹo cho mình nữa.
Tết Trung Thu 2020 – COMMUNAUTÉ VIETNAMIENNE AU CANADA – RÉGION DE ...
Có những việc mình cố quên nhưng sao không thể quên được. Những kỉ niệm đã qua tôi cố cất nó vào một góc nhỏ con tim như một báo vật không muốn xem mãi vì sợ bụi thời gian sẽ làm nó bạc màu cũ kĩ. Vậy mà cứ mỗi lần trăng sáng trên đầu vào rằm tháng tám là nó lại mở cửa đi ra. Dù tôi có cố khép chặt thế nào cũng không được. Tôi vẫn nhớ như in cái hình ảnh cha cặm cụi làm cho tôi cái lồng đèn nhân dịp tết trung thu khi tôi học lớp ba. Ngày ấy nhà nghèo lắm, không có tiền để mua được cái lồng đèn hoa văn sặc sỡ ngoài chợ. Cha chuốt từng nan tre bóng nhẵn, cha uốn éo so đo cho bằng nhau. Thẻ tre bén ngót vô tình làm tay cha rướm máu, nhưng hình như cha hoàn toàn không để ý. Không có giấy kiếng mới, cha dùng giấy gói quà cưới của mẹ để bao bọc chiếc lồng đèn như bao bọc hết tình thương yêu cho tôi. Nó bé nhỏ lắm, không lớn cũng không đẹp bằng người ta nhưng với tôi nó là của quý. Một lẽ vì từ nhỏ tới giây phút ấy tôi mới biết cầm lồng đèn là thế nào và quan trọng hơn đó là do cha làm cho tôi. Bây giờ dù có tiền cũng không mua được.
Năm ấy mẹ đang có em nhỏ nên không thể dẫn tôi đi trung thu, tôi buồn lắm vì cả xóm ai cũng có mẹ dẫn đi. Các bạn vui cười trong vòng tay ấm áp của mẹ mình, còn tôi... Nhưng được đi và có lồng đèn trong tay là tôi thấy vui lắm rồi, nếu có thêm người dẫn thì chỉ hạnh phúc hơn, không có cũng không sao. Cha thường đi làm về rất trễ, có hôm đến chạng vạng mới thấy cha về. Tôi vốn không nghĩ tới chuyện cha sẽ nắm bàn tay nhỏ bé của mình để dẫn tôi đi trên con đường quê đến trường vui trung thu. Vậy mà...
Cha đi làm về, tôi vẫn chưa đi, đến khi tôi bước lại thưa và đi khoảng mươi bước thì bỗng cha réo lại "Liên đợi chút, cha dẫn con đi". Lòng tôi bỗng thấy vui một niềm vui rất lạ, như đầy đủ, như ấm áp hơn. Chắc vì cha thương tôi còn nhỏ mà phải đi một mình, trong khi những đứa trẻ khác đều được mẹ dắt tay. Cha đủ hiểu sự cô đơn và tủi phận trong tôi nên cha đã gọi lại để dẫn tôi đi. Không biết có phải như vậy không, đến bây giờ tôi vẫn chưa có cơ hội để biết nhưng tôi nghĩ thế. Và cũng chỉ nghĩ được như thế.
Được cha nắm tay, tôi háo hức thể hiện ở cả những bước chân, tôi sung sướng, tôi tíu tít bên tai cha "con sẽ chia cho cha một viên kẹo, cho mẹ một cái bánh và bé Hoa một cả bánh và kẹo nữa". Cha nở một nụ cười hài lòng và mãn nguyện. Lòng tôi thì vui sướng đến lạ lùng, bây giờ nghĩ lại vẫn như còn cảm nhận được niềm hạnh phúc ấy.
Bánh trung thu - Món quà kết nối yêu thương - Quà tặng Doanh nghiệp HERAGIFT
Hai cha con vui tết trung thu đến cả khuya mới về. Ánh trăng càng về khuya càng rõ hình cây đa, chú Cuội, cha giơ tay chỉ tôi và hỏi "có thấy chú Cuội ngồi góc cây đa không?". Tôi ngước nhìn và nói "có". Cũng từ đó tôi biết rằng có chú Cuội ngồi ở gốc đa. Vầng sáng trên cao in rõ bóng tôi và cha xuống mặt đường đầy bụi, loang lỗ những vũng sình của cơn mưa đêm qua để lại. Bước chân cha dày, bóng cha thật cao và to như đã ôm cả cái bóng bé nhỏ của tôi vào người. Cha thì thầm "con gái có mỏi chân không, cha cõng". Tuy đường không xa, chân cũng không mỏi vì niềm vui đã lắp đầy tất cả không còn chỗ cho sự mỏi mệt nhưng tôi vẫn nũng nịu "có, cha cõng con đi". Vậy là tôi trở thành đứa trẻ nhỏ bé được cha cõng trên lưng. Càng nghĩ tới đâu càng nhớ cha đến nao lòng. Đó là lần duy nhất trong đời tôi được cha làm cho chiếc lồng đèn, được cha dẫn đi trung thu, những năm sau đó tôi luôn đơn độc trên đường đi lối về, có năm chẳng biết vui trung thu là gì nữa, chỉ biết nhìn trăng và cố tìm chú Cuội để hỏi cha đâu rồi...?
Cha lặng lẽ rời xa cuộc đời tôi như một điều gì đó vô hình tôi không thể biết. Để rồi thêm ba năm nữa trôi qua tôi mới biết rõ lí do tại sao cha xa tôi mãi mãi. Cha bệnh nặng lắm, cái nghèo buộc cha chấp nhận số phận. Cha đi khi tôi tròn mười tuổi, cha đi khi tôi chưa hiểu hết cuộc đời là gì? Cha vẫn chưa kịp cho tôi biết cuộc đời là gì? Trung thu mười một tuổi không giống như năm rồi, cha đâu không thấy, lồng đèn đâu, bàn tay ấm áp của cha đâu, con mỏi chân lắm, con cần có cha? Trung thu mười hai tuổi, rồi mười ba mười bốn cũng như thế, như thế mãi... Để rồi tôi phải chấp nhận rằng mình đã mất cha...
Những tết trung thu tiếp theo tôi có em có mẹ, có cả lồng đèn và thật nhiều bánh nhưng vẫn thiếu một thứ quan trọng nhất đó là tình thương và sự che chở của cha. Hơi ấm và nụ cười mãn nguyện ngày nào giờ đâu không thấy?
Ngoài trời mưa nhiều lắm, những giọt mưa của mùa thu bất chợt len vào đầu, mang về biết bao kỉ niệm bên cha. Xót xa và da diết...
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2020
Rằm tháng tám đến, trăng đêm nay rất đẹp! Chỉ đêm nay trăng mới mang một vẻ đẹp rạng ngời, một vẻ đẹp thiêng liêng và sâu đậm. Những vì sao đang đua nhau tỏa sáng nhưng vẫn không thể so sánh với ánh trăng đêm nay. Trăng như đang tỏa hết ánh sáng của mình xuống thế gian để soi sáng cho một con đường có bước chân của một cô bé ngốc. Và trăng còn muốn soi cả vào cuộc đời, vào nỗi nhớ của cô bé ấy như để nhắc nhở cho cô bé biết rằng còn một ánh mắt luôn hướng về cô. Bao nhiêu ấy đủ cho tôi năm nào cũng vậy, cứ trung thu là ngắm trăng, như tìm kiếm như hi vọng một điều gì đó ở ánh trăng bởi tôi biết nơi ấy có một người luôn dõi theo tôi...
Năm nay là cái tết trung thu thứ hai mươi, lại tiếp tục vắng cha, nhưng sâu trong tiềm thức hình ảnh cha nắm tay con dẫn đi trung thu vẫn còn nguyên vẹn đó. Tôi sẽ lại tìm thấy cha ở một vầng sáng thật cao, nơi đó đưa tôi về trong niềm hạnh phúc có Cha.
"Chúng ta cùng thả lồng đèn và cầu nguyện nghe!" Các bạn xem kìa ánh trăng đêm nay thật đẹp, sự ấm áp dâng trào. Cha lại mỉm cười rồi...!
Mỹ Hạnh ĐH10C
 
Em xinh tỏa sáng áo dài trắng ngày hội tết trung thu - EM XINH ...
    ==================    


   Quỳnh Vi - Vỗ Cái Trống Cơm   

(Sáng tác Nhạc sĩ Nguyễn Nghị) 


 
 

Tác giả ca khúc 'Vỗ cái trống cơm' Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Ngọc Quang (cựu học sinh Sao Mai Đà Nẵng ) người bạn thân từ thời thơ ấu ( California-1988)
 
 
Nguyễn Văn Nghị đến chung vui chụp vợ chồng NNQuang ngày sinh nhật 24 tháng 12 của Nguyễn Ngọc Quang

 Vỗ Cái Trống Cơm

Tác giả: Nguyễn Văn Nghị

Ði đâu rất xa em về
Em về vỗ cái trống cơm
Ca dao bao năm lưu truyền
Khen người khéo vỗ cái buồn vui
Khen em ngón tay thon dài
Hồng hào vỗ cái trống cơm
Em ca mấy câu thơ hiền
Tay đùa tiếng trống rất hồn nhiên

Khoan thai trống cơm em bồng
Tay hồng đùa trong lòng trống
Trống cơm thân tròn mình trong
Kêu trong lòng em thật đầy

Em về vỗ cái trống cơm
Em về vỗ cái trống cơm
Ơi buồn, vỗ cái quên buồn
Ơi sầu vỗ cái quên sầu
Ơi buồn, vỗ cái quên buồn
Ơi sầu vỗ cái quên sầu

Tân niên biếu em món quà
Món quà là cái trống cơm
Cho em khi vui khi buồn
Quên đời mà vỗ cái buồn vui

Xuân sang biếu em khăn điều
Ðem quàng vào cái trống cơm
Cho em khoác lên vai mềm
Trên đời cả khối cái buồn vui

Cho em hát ca quên đời
Quên đời màu đen màu trắng
Dẫu cho bao lần buồn vui
Không quên câu ca hiền lành

....
Buồn này vỗ cái quên buồn
Sầu này vỗ cái quên sầu...
 
 Nhân ngày giỗ thứ tư, nhớ về nhà thiết kế, nhạc sĩ Nguyễn Nghị (1957-2014)
 
~ TRẦN QUỐC BẢO ~
 
Tôi nghe tên Nguyễn Nghị và đọc nhiều báo chí nói về tài thiết kế quần áo thời trang của anh từ những năm đầu thập niên 90, hình như đây là thời gian Nguyễn Nghị thành công khi bán được những sản phẩm thời trang của mình trên 3 triệu dollars chỉ trong một năm 1989...

Picture
Nhà thiết kế thời trang Nguyễn Văn Nghị và hai người mẫu ở New York (hình do gia đình cung cấp)
Rồi lại bất ngờ hơn nữa, năm 1995, khi báo Thế Giới Nghệ Sĩ nhận đăng quảng cáo CD mới của Ý Lan, tôi lại thấy tên anh trong vai trò người nhạc sĩ sáng tác với những bài hát mới như Bờm Có Quạt Mo, Vỗ Cái Trống Cơm, Màu Hoa Dạ Lý và riêng bài ca Chiếc Áo Hoa Phai với những giòng nhạc slow và lời ca đầy nét tiếc nuối u hoài như:
Năm xưa em ngồi soi bóng Cổ Gừa
Chờ một người, chờ một ngày đi qua
Giờ đây ngôi nhà trong ngõ Quỳnh Hoa
Không còn ai, còn lại chiếc áo hoa phai... nhạt màu
(Chiếc Áo Hoa Phai – Nguyễn Nghị)

Sau đó Nguyễn Nghị còn có một sáng tác khác là Em Đi Xem Hội Trăng Rằm do Như Quỳnh thu âm trong một cuốn băng của Thúy Nga, bài hát này không chỉ phổ biến ở hải ngoại mà còn được xử dụng trong nhiều tiết mục múa ở trong nước (cũng với phần audio music tiếng hát Như Quỳnh), tôi biết nhờ nó phổ biến nhiều trên mạng YouTube...

Ngày 27 tháng 11 tới đây sẽ là giỗ thứ tư của Nguyễn Nghị. Kính mời quý độc giả cùng theo dõi những thành công trên con đường sự nghiệp sáng tác cũng như thiết kế quần áo thời trang của anh Nguyễn Nghị...

 
Nguyễn Văn Nghị đứng bên các mẫu thiết kế trang phục của anh trong một cuộc thi thời trang do International Ladies’ Garment Workers Union bảo trợ năm 1978. Anh Nghị đoạt giải nhì và người anh của anh là Nguyễn Văn Khiêm đoạt giải nhất trong cuộc thi này (hình do gia đình cung cấp)

Nguyễn Văn Nghị đang nhận giải nhì cuộc thi thời trang do International Ladies’ Garment Workers Union bảo trợ năm 1978 tại khách sạn St. Regis ở New York City (hình do gia đình cung cấp)
 
Nguyễn Văn Nghị gốc Huế, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1957 tại Đà Nẵng. Cha của anh, ông Nguyễn Sung (tốt nghiệp khóa Quốc Gia Hành Chánh đầu tiên) là một kinh tế gia cho chính phủ VNCH, đã tử nạn trong vụ Việt Cộng gài bom nhà hàng Mỹ Cảnh ở Saigon năm 1965.

Sau biến cố tháng 4 năm 1975, Nghị rời Việt Nam cùng mẹ và 6 anh chị em, đến trại tị nạn Camp Pendleton và sau đó định cư tại San Diego.
 

 
Từ nhỏ, Nghị đã yêu thích hội họa. Sau khi xem phim, cậu bé Nghị tỉ mỉ vẽ lại hình ảnh những người cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Lớn hơn một chút, Nghị vẽ lại những trang phục trong các tạp chí thời trang của Pháp.
 
Rời Việt Nam năm 18 tuổi, Nguyễn Văn Nghị được nhập học trường trung học Clairmont High School ở San Diego. Thầy cô nơi đây nhận ra năng khiếu nghệ thuật của anh và đã khuyến khích anh đi theo ngành hội họa và thiết kế.
 
Thế là chỉ sau hơn một năm ở Hoa Kỳ, anh Nguyễn Văn Nghị đoạt giải cuộc thi toàn quốc mang tên “Nhà Thiết Kế Tương Lai” (Designer of Tomorrow) do Viện Thiết Kế Thời Trang và Hàng Hóa (Fashion Institute of Design and Merchandising - FIDM) tại Los Angeles tổ chức. Trong số hàng ngàn tác phẩm thời trang dự tranh năm 1976, tác phẩm vừa Tây vừa ta lấy cảm hứng từ chiếc áo dài Việt Nam cách tân với những đường nét Tây Âu đã vượt trội lên hàng đầu trong mắt các giám khảo. Bà Edith Head, một nhà tạo mẫu thời trang nổi tiếng thế giới trong ban giám khảo quá sức yêu thích kiểu mẫu của anh Nghị nên đã tặng cho anh một bằng tưởng lục của riêng bà.
 

 
Có lẽ anh Nguyễn Văn Nghị là người Việt tị nạn ở Mỹ đầu tiên đoạt được một giải thưởng cao quý do một học viện danh tiếng về thời trang bình chọn. Cùng với giải thưởng này, anh được học bổng toàn phần một năm để theo học ngành thời trang tại học viện FIDM, cùng với một chuyến đi Âu Châu để thăm các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ở Paris.
 
Năm 1978, Nguyễn Văn Nghị tiếp tục đoạt một giải thưởng khác trong ngành thiết kế thời trang. Cũng trong cuộc thi này, anh của Nghị là Nguyễn Văn Khiêm đoạt giải nhất; anh Khiêm có cùng đam mê ngành thời trang và đang học chung với Nghị tại FIDM. Giải này do Công Đoàn Dệt May Trang Phục Nữ Quốc Tế (International Ladies’ Garment Workers Union) bảo trợ.
 
Sau hai năm học tại FIDM, Nguyễn Văn Nghị làm việc cho một số nhà thiết kế nổi tiếng ở New York City, thủ đô của thời trang tại Mỹ, trong đó có Cathy Hardwick. Năm 1983, anh Nghị về lại Nam California cộng tác với anh Khiêm tại một số công ty thời trang ở Los Angeles. Hai anh em mở công ty The Khiem and Nghi Design Co. vẽ kiểu y phục nam giới cho Trio Collezione, trang phục nữ giới cho Basic Club, và quần áo trẻ em cho Kidd Kootoor, cùng nhiều nơi khác. Hàng hóa thời trang do hai anh em thiết kế thu vào hơn 3 triệu Mỹ kim năm 1989, theo một bài báo đăng trên tờ Los Angeles Times cuối năm 1990. 


Nguyễn Văn Nghị trong tiệm thời trang MONO do anh đồng sáng lập tại Hà Nội, hình chụp tháng 10 năm 2014 (hình do gia đình cung cấp)
 
Năm 1993, Nguyễn Văn Nghị qua Thái Lan làm phụ tá cho một nhà thiết kế thời trang, đồng thời tham gia nhóm làm phim “Heaven and Earth” của đạo diễn Oliver Stone.
 
Cũng khởi đi từ năm 1993, Nguyễn Văn Nghị bắt đầu sáng tác những ca khúc Việt cho dù anh chưa bao giờ học nhạc. Năm 1995, nhạc sĩ Nguyễn Nghị góp mặt trong CD “Ý Lan Mê Khúc” (Ý Lan 2) bốn ca khúc: Bờm Có Cái Quạt Mo, Vỗ Cái Trống Cơm, Màu Hoa Dạ Lý, Chiếc Áo Hoa Phai. Sau đó, anh viết Em Đi Xem Hội Trăng Rằm. Các ca khúc của anh có làn hơi dân ca, gần gũi tâm hồn Việt, được trình diễn bởi nhiều ca sĩ như Ái Vân, Ý Lan, Như Quỳnh...
 
Trung Tâm Thúy Nga cũng đưa các ca khúc của anh vào một số cuốn DVD, đặc biệt là cuối thập niên 1990, Ý Lan hát bài Vỗ Cái Trống Cơm, mặc chiếc áo dài tay ngắn màu vàng do chính nhạc sĩ kiêm nhà thiết kế Nguyễn Nghị vẽ kiểu riêng cho dịp này. Bài hát này cũng được thu hình một lần nữa mới đây trong DVD Thúy Nga số 114 chủ đề “Tôi Là Người Việt Nam” phát hành năm 2015.
 
Từ năm 2008 cho tới khi lìa đời năm 2014, Nguyễn Văn Nghị sinh sống tại Việt Nam, làm việc cho một công ty giày của Mỹ tại Saigon. Năm 2013, anh và hai người khác mở tiệm thời trang nhãn hiệu MONO ở Hà Nội.
 
Đúng ngày Lễ Tạ Ơn 27 tháng 11 năm 2014, Nguyễn Văn Nghị trút hơi thở cuối cùng thật bình yên sau một cơn bạo bệnh tại Hà Nội trong sự tiếc nhớ của bạn bè và gia đình.


Nguyễn Văn Nghị tham gia đoàn làm phim Heaven and Earth của đạo diễn Oliver Stone tại Thái Lan năm 1993 (hình do gia đình cung cấp)
 

 Paris By Night 52 - Giã Từ Thế Kỷ (Full Program) 


    Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang    

Ảnh minh họa

db43c148c6ox4y5hrxvc7lqb668g
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %21 %886 %2021 %16:%09
back to top