Âm Thanh Của Sự Tĩnh Lặng (The Sound of Silence)
Âm thanh của sự im lặng Simon & Garfunkel
Sound of Silence - Loveliest Music by Hauser
Âm Thanh Của Sự Tĩnh Lặng (The Sound of Silence)
Âm thanh của sự Im lặng
Sức mạnh của sự Im lặng
Vẻ đẹp của sự Im lặng
Sức mạnh của sự Im lặng
Vẻ đẹp của sự Im lặng
Tự dưng hôm qua không hiểu sao lại nhớ đến bài này. Thế là nghe nó cả ngày. Đây là một trong những bài mình rất vì nó đậm chất thơ, tự sự về những nỗi trăn trở với bản thân, với sự vô cảm và im lặng của thế giới bên ngoài.
“Trong âm nhạc có những dấu lặng, tức dấu nghỉ không có âm thanh, nếu không có những dấu lặng đó thì là một tai họa. Âm nhạc mà không có khoảng cách im lặng thì chẳng qua đó là sự rối loạn mà thôi“- ( TrịnhCông Sơn ).
Khi chúng ta ngồi yên với một người bạn mà không nói gì cả, điều đó quý giá và quan trọng như những dấu lặng cần thiết trong âm nhạc. Những người bạn ngồi yên lặng được với nhau có thể hay hơn là nói chuyện. Nó giống như nói lên tâm trạng của mình và thực sự làm mình cảm thấy nhẹ nhàng hơn sau khi nghe xong. Thế nên mình muốn chia sẻ với bạn. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
•°*”˜˜”*°•.¸☆☆☆¸.•°*”˜˜”*°•.¸•°*”˜˜”*°•.¸☆☆☆¸.•°*”˜˜”*°•.¸•°*”˜˜”*°•.¸
Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau.
Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã tình nguyện làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc. Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe, Wendy đã "nghe lóm" được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì "trả lời" là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực này nên cô mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để "nói" trong câu chuyện của họ. Khi xe lửa đến trạm thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trao đổi địa chỉ email cho nhau.
Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng tin nhắn của điện thoại di động rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau. Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie. Jack cho biết anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy không xa . Từ những tin nhắn điện thoại, email thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chổ trở thành bạn thân lúc nào không hay. Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong công viên nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghỉ ngơi. Tuy phải ra dấu để trò chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi "thủ thuật" để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu "I Love You" thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.
Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào chatroom đấu láo với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi "Bạn có thể có tình yêu với một người câm điếc hay không?" thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát. Điều này đã khiến cho Wendy bị dày vò không ít.
Vào dịp lễ Tạ ơn năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu: "Wendy có chịu làm bạn gái của mình không?" Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái "lầm đường lạc lối" trở về. Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.
Gia đình sau khi nghe giải bày đã không còn quá khắc khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12 sau khi mọi người đã hưởng được một đêm Giáng sinh bình yên cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên chúa.
Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:
- Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.
Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường dược rơi những giọt lệ cảm động.
Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:
- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà con thường nhắc đến.
Câu nói của cô vừa thốt ra thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh. Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô bổng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ miệng của Jack:
- Trời đất, em biết nói à?
Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.
Mọi người ngoại cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
Câu chuyện trong truyện hơi giống cuộc tình của NNQuang và WeiLing khi gặp nhau ở Thượng Hải, cho đến khi lập gia đình hơn 8 tháng WeiLing không muốn rời Thượng Hải về Mỹ, sau khi thuyết phục tương lai cho con sắp sanh, WeiLing lúc đó mới bằng lòng..... đưa WeiLing về Mỹ với ngỡ ngàng, ngay cả Bố Mẹ của WeiLing... Và nơi đây (ở đảo, Australia) khoảng lặng cùng giây phút bình yên (... 30 năm đã qua).
Những ngày sống ở Thượng Hải hàng ngày NNQuang đạp xe đạp từ khách sạn NNQuang đón WeiLing ngồi phía sau đưa nàng đi học trường University of music in Shanghai** rồi NNQuang đi làm, giờ trưa NNQuang lại đến đón WeiLing đi ăn trưa khu vực bán cho các sinh viên nghèo với giá rẻ nhưng thức ăn sạch sẽ và rất thơm ngon, rồi như vậy cô nàng chờ NNQuang tan sở làm đến đón, nếu cô nàng ra học sớm, thì cô nàng ở trong trường practice chơi piano nhạc với bạn đồng môn. WeiLing chỉ biết là NNQuang đi làm cho hãng Boeing USA joint venture với Trung Quốc mà NNQuang là kỹ sư cho hãng Boeing mà thôi. Những năm đó 1988, Trung Quốc chưa mở cửa cho nhiều nước vào du lịch và làm ăn nên rất khó, nên khi NNQuang đi đâu cũng có tụi công an đi theo đằng sau sợ mình là gián điệp. Vì vậy WeiLing đến khách sạn thăm NNQuang là tụi công an 2 thằng đứng phía ngoài và cửa phòng phải mở toan ra tụi nó dòm ngó xem WeiLing-NNQuang có làm gì hay không, nó như cha nội mình, tụi này không được cầm tay, hôn nhau, hơn 1 năm cho đến năm 1989 biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 (Tiananmen Square Incident)là những năm lộn xộn nhất ở Trung Quốc.
**( bây giờ ngôi trường thuộc chủ quyền của WeiLing vào năm 2010 đến nay + thêm 3 chi nhánh trường những thành phố khác )
"The Sound of Silence" là bài hát của cặp song ca folk Mỹ Simon & Garfunkel. Bài hát do Paul Simon sáng tác vào khoảng thời gian 1963−1964. Đây là bài hát đưa tên tuổi của Simon & Garfunkel đến với công chúng. Ở Mỹ, đây là ca khúc nổi tiếng thứ hai của họ, chỉ sau "Bridge over Troubled Water".
Tháng 3 năm 2013 bài hát được đưa vào danh sách những bài hát được bảo tồn tại Thư viện Quốc hội Mỹ.
Âm Thanh Của Sự Im Lặng
SOUND OF SILENCE The Sound Of Silence | Simon & Garfunkel
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %02 %081 %2020 %20:%09