Tình người Sài Gòn thời dịch qua tranh

  Sài Gòn âu lo nhưng ấm tình người

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thành Trung 

nguyenthanhtrung

Tuy đã giã từ Sài Gòn nhiều năm, về lại xứ cao nguyên Blao để sống và làm việc cùng gia đình nhưng Sài Gòn vẫn là nơi họa sĩ Nguyễn Thành Trung yêu mến và gắn bó. Nơi đó lưu giữ biết bao kỷ niệm, nơi đó còn biết bao bạn bè của ông đang lưu trú. Ông vừa vẽ một số bức tranh khi chứng kiến một Sài Gòn lo âu và vắng lặng suốt những ngày hoang mang chống dịch vừa qua.
 
Giữa cơn đại dịch, dừng lại các chuyến đi xa săn tìm hình ảnh, họa sĩ Nguyễn Thành Trung chỉ xê dịch giữa Đà Lạt và Blao, nặn tượng, vẽ mẫu nhà thờ và vận động xây nhà miễn phí cho người nghèo (đến nay đã hoàn thành căn nhà thứ 40, đặc biệt dành cho những gia đình dân tộc thiểu số).
 
Những bức tranh dưới đây thấm đẫm tình cảm mà họa sĩ Nguyễn Thành Trung dành cho người nghèo và những người làm trong ngành y tế trong cơn dịch khốn đốn ở Sài Gòn. Với niềm tin tôn giáo và niềm tin ở lòng nhân ái, người ta có thể thấy những bức tranh này tuy u buồn nhưng vẫn lấp lánh một niềm hy vọng.

nguyenthanhtrung1

nguyenthanhtrung2

nguyenthanhtrung3

nguyenthanhtrung4

nguyenthanhtrung5

nguyenthanhtrung6

nguyenthanhtrung7

nguyenthanhtrung8

nguyenthanhtrung9

Chân dung TGM Nguyễn Năng, Tổng Giáo Phận Sài Gòn

nguyenthanhtrung10

Bức tranh “Phó thác”

 

nguyenthanhtrung11

Họa sĩ Nguyễn Thành Trung

Uyên Vũ

 

Tình người Sài Gòn thời dịch qua tranh

Nữ bác sĩ vắt sữa nuôi bé gái mắc Covid-19, những gian hàng 0 đồng... hiện lên sống động qua nét cọ họa sĩ Lê Sa Long.

Tranh Dòng sữa ngọt ngào là một trong những bức hoàn thành gần đây, thuộc bộ sưu tập Sài Gòn những ngày giãn cách của họa sĩ Lê Sa Long. Qua phản ánh trên báo chí, họa sĩ cảm động trước câu chuyện bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy hàng ngày vắt sữa nuôi bé gái 7 tháng tuổi tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương. Bé cùng bố và anh trai 25 tháng tuổi - cùng mắc Covid-19 - đang được chữa bệnh tại đây, còn mẹ suy hô hấp nặng điều trị ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Có con trạc tuổi bé gái, chị Thúy nhận nhiệm vụ vắt sữa nuôi bé. Khoảnh khắc chị cho bé uống sữa trong bộ đồ bảo hộ được đồng nghiệp ghi lại

Tranh "Dòng sữa ngọt ngào" là một trong những bức hoàn thành gần đây, thuộc bộ sưu tập "Sài Gòn những ngày giãn cách" của họa sĩ Lê Sa Long. Qua báo chí, họa sĩ cảm động trước câu chuyện bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy hàng ngày vắt sữa nuôi bé gái 7 tháng tuổi tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương. Bé cùng bố và anh trai 25 tháng tuổi - cùng mắc Covid-19 - đang được chữa bệnh tại đây, còn mẹ suy hô hấp nặng, điều trị ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Có con trạc tuổi bé gái, chị Thúy nhận nhiệm vụ vắt sữa nuôi bé. Khoảnh khắc chị cho bé uống sữa trong bộ đồ bảo hộ được đồng nghiệp ghi lại và lan truyền trên mạng xã hội.

Khi thnành phố giãn cách, những gian hàng 0 đồng bỗng xuất hiện khắp nơi, hướng đến đối tượng lao động nghèo, bị mất thu nhập mùa dịch. Họa sĩ Lê Sa Long chọn vẽ khung cảnh đó để khắc họa tính hào hiệp của người Sài Gòn. Với anh, Sài Gòn là vùng đất của những người bộc trực, hào sảng, những thùng trà đá miễn phí, thùng bánh mì ai cần cứ lấy, những hiệp sĩ bắt cướp, quán cơm 2.000 đồng, chuyến xe nhân ái, những giao dịch đưa nhiêu đưa, những ATM gạo...

Khi thành phố giãn cách, những gian hàng 0 đồng xuất hiện khắp nơi, hướng đến người lao động nghèo, bị mất thu nhập. Họa sĩ Lê Sa Long chọn vẽ khung cảnh đó để khắc họa tính hào hiệp của người Sài Gòn. Với anh, Sài Gòn là vùng đất của những người bộc trực, hào sảng, những thùng trà đá miễn phí, thùng bánh mì "ai cần cứ lấy", những hiệp sĩ bắt cướp, quán cơm 2.000 đồng, chuyến xe nhân ái, những giao dịch "đưa nhiêu đưa", ATM gạo...

Đa số tranh họa sĩ chọn hình thức ký họa bằng phấn tiên (pastel) trên nền giấy Canson, một số bức dùng màu nước.

Đa số tranh họa sĩ chọn hình thức ký họa bằng phấn tiên (pastel), than trên nền giấy Canson, một số bức dùng màu nước ATM lướt ống - sáng kiến của người dân nhà thờ Tân Sa Châu trên đường Lê Văn Sĩ chuyển nhu yếu phẩm ra ngoài cho người dân nghèo bằng hai chiếc ống nhựa để đảm bảo an toàn mùa dịch.Quà được tình nguyện viên chia ra từng túi nhỏ, dễ dàng "lướt" qua ống đến tay bà con.

Khoảnh khắc một nữ

Họa sĩ ghi lại khoảnh khắc một cô gái phát thùng mì cho người bán vé số với lời nhắn: "Chú ơi, nhận giùm thùng mì về dùng, khi nào cần chú cứ đến chỗ thiện nguyện này nghen".

Bức Thiên thần mùa dịch là một trong những tác phẩm giàu cảm xúc của Lê Sa Long

Bức "Thiên thần mùa dịch" là một trong những tác phẩm giàu cảm xúc của họa sĩ. Anh vẽ tối 24/6, khi xem video - do nhân viên điều dưỡng huyện Bình Chánh ghi lại, cảnh một bệnh nhi Covid-19 5 tuổi được đưa đi điều trị. Trước đó, bố bé bị nhiễm và được đưa đi chữa, mẹ bé là F1 và được cách ly tập trung. Bé sống với bà ngoại và dì, người bà sau đó cũng mắc Covid-19, bé phải tự lên xe y tế để đến Bệnh viện Trưng Vương điều trị. Hình dáng cô bé trong trang phục phòng hộ cá nhân rộng thùng thình, một mình xa gia đình, leo lên xe cấp cứu, dấy lên thương cảm cho người xem.

Đề tài thân phận người lao động nghèo mưu sinh thời dịch cũng gợi nhiều cảm xúc cho họa sĩ. Bức Người đàn bà và con chó nhỏ anh vẽ vào đầu tháng 6. Khi đó, anh gặp một phụ nữ lượm ve chai ngồi buồn bã, nói: Quán xá không bán, làm gì có phế liệu hay đồ dư mà lượm chú ơi. Dịch giã như thế này thì lấy tiền đâu mà sống!. Chỉ có chú chó bà nuôi 5 tháng qua vẫn hồn nhiên quấn quýt bên chân.

Đề tài thân phận người lao động nghèo mưu sinh thời dịch cũng gợi nhiều cảm xúc cho họa sĩ. Bức "Người đàn bà và con chó nhỏ" anh vẽ vào đầu tháng 6. Khi đó, anh gặp một phụ nữ lượm ve chai ngồi buồn bã, nói: "Quán xá không bán, làm gì có phế liệu hay đồ dư mà lượm chú ơi. Dịch giã như thế này thì lấy tiền đâu mà sống!". Chỉ có chú chó bà nuôi 5 tháng qua vẫn hồn nhiên quấn quýt bên chân.

Họa sĩ vẽ một phụ nữ bán vé số người Quảng Ngãi lúc 11h trưa, giữa ngã tư đang quẹt mồ hôi, than: Ế lắm chú ơi. Sáng giờ chỉ bán được có mấy tờ, chú ủng hộ giùm. Anh mua vội giúp bà vài tờ, chỉ an ủi sơ rồi vội vã đi, cảm thấy như người có lỗi. Anh đặt bức tranh tên Mơ là triệu phú, lấy ý tưởng từ bài Kỷ niệm (nhạc sĩ Phạm Duy) với câu hát: Tôi mơ thành triệu phú/ Cứu vớt gái bơ vơ.

Họa sĩ vẽ một phụ nữ bán vé số người Quảng Ngãi lúc 11h, giữa ngã tư đang quẹt mồ hôi, than: "Ế lắm chú ơi. Sáng giờ chỉ bán được có mấy tờ, chú ủng hộ giùm". Anh mua vội giúp bà vài tờ, chỉ an ủi sơ rồi vội vã đi, cảm thấy như người có lỗi. Anh đặt bức tranh tên "Mơ là triệu phú", lấy ý tưởng từ bài "Kỷ niệm" (nhạc sĩ Phạm Duy) với câu hát: "Tôi mơ thành triệu phú/ Cứu vớt gái bơ vơ".

Tranh vẽ hai cha con mưu sinh thời dịch, họa sĩ vẽ nhân Ngày của Cha (20/6). Vợ qua đời từ lâu, người cha 58 tuổi chạy xe ôm nuôi con 34 tuổi bị bại não bẩm sinh. Dịch bùng phát, thất nghiệp, cha con ông sống nhờ quà thiện nguyện, may mắn được một nhà hảo tâm tặng chiếc xe máy. Họa sĩ nói: Tôi vẽ ông Hưng với hình ảnh đôi tay ôm hai vai Tài như muốn che chở con, còn Tài thì cười và chỉ vào ba như muốn nói: Người cha vĩ đại của tui đó!.

Tranh vẽ hai cha con mưu sinh thời dịch, họa sĩ vẽ nhân Ngày của Cha (20/6). Vợ qua đời từ lâu, người cha 58 tuổi chạy xe ôm nuôi con 34 tuổi bị bại não bẩm sinh. Dịch bùng phát, thất nghiệp, cha con ông sống nhờ quà thiện nguyện, may mắn được một nhà hảo tâm tặng chiếc xe máy. Họa sĩ nói: "Tôi vẽ ông Hưng với hình ảnh đôi tay ôm hai vai Tài như muốn che chở con, còn Tài thì cười và chỉ vào ba như muốn nói: Người cha vĩ đại của tui đó!".

Khung cảnh đường Trường Sa, kênh Nhiêu Lộc (quận Phú Nhuận) một buổi sáng thời giãn cách. Tranh được vẽ bằng phấn tiên, than trên giấy canson.

Khung cảnh đường Trường Sa, kênh Nhiêu Lộc (quận Phú Nhuận) một buổi sáng thời giãn cách. Tranh được vẽ bằng phấn tiên, than trên giấy canson.

Đường Ngô Đức Kế (quận 1) những ngày đầu giãn cách. Khu phố sầm uất chỉ còn vài ánh đèn vàng le lói dưới cơn mưa đêm.

Đường Ngô Đức Kế (quận 1) những ngày đầu giãn cách. Khu phố sầm uất chỉ còn vài ánh đèn dưới cơn mưa đêm.

Đường Vũ Huy Tân, quận Bình Thành về khuya vắng lặng, chỉ có tiếng rao Hai ngàn một ổ lẻ loi của người bán bánh mì dạo. Họa sĩ Lê Sa Long tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM, từng đoạt giải nhất Chân dung ký họa màu nước năm 1999 do Hội Mỹ thuật TP HCM đồng tổ chức. Năm 2018, anh đoạt giải nhì vẽ về đất nước, con người Rumani do Lãnh sự quán Rumani tại TP HCM tổ chức. Năm 2020, anh gây chú ý với loạt tranh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người tình âm nhac. Hiện anh là giảng viên khoa Đồ họa, Đại học Mở TP HCM.

Đường Vũ Huy Tấn, quận Bình Thạnh về khuya vắng lặng, chỉ có tiếng rao "Hai ngàn một ổ" của người bán bánh mì dạo.

Họa sĩ Lê Sa Long tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật  từng đoạt giải nhất "Chân dung ký họa màu nước" năm 1999 do Hội Mỹ thuật đồng tổ chức. Năm 2018, anh đoạt giải nhì vẽ về đất nước, con người Rumani do Lãnh sự quán Rumani tổ chức. Năm 2020, anh gây chú ý với loạt tranh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những "người tình âm nhạc". Hiện anh là giảng viên khoa Đồ họa, Đại học TP Sài Gòn.

 **********

Tranh vẽ những tấm lòng dành cho Sài Gòn thời dịch

Cảnh người Đà Lạt gom rau củ tặng Sài Gòn, những trái bí của Bình Định khắc chữ "Tất cả vì miền Nam"... được tái hiện qua tranh.

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ cảnh bạn trẻ, nông dân Đà Lạt thu hoạch rau củ trong các nhà lồng gửi về Sài Gòn những ngày giá thực phẩm ở thành phố leo thang đầu tháng 8. Mỗi ngày, hàng chục người đến các vườn xin hái rau, sau đó chuyển về điểm tập kết, chất lên các chuyến xe 0 đồng gửi tặng người Sài Gòn.
 

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ cảnh giáo viên, bạn trẻ, nông dân Đà Lạt thu hoạch rau củ trong các nhà lồng gửi về Sài Gòn những ngày giá thực phẩm ở thành phố leo thang đầu tháng 8. Mỗi ngày, hàng chục người đến các vườn xin hái rau, sau đó chuyển về điểm tập kết, chất lên các chuyến xe 0 đồng gửi tặng người Sài Gòn.

Hình ảnh cụ già hơn 100 tuổi ở Thanh Hoa mang ít gói cá khô, túi gạo gửi cho người miền Nam, lan truyền trên mạng xã hội, được họa sĩ khắc họa bằng phấn tiên trên giấy Canson.

Bức tranh vẽ bằng phấn tiên trên giấy Canson, khắc họa hình ảnh cụ già hơn 100 tuổi ở Thanh Hóa mang gói cá khô, túi gạo gửi cho người miền Nam.
Lê Sa Long vẽ loạt tranh "Sài Gòn những ngày giãn cách" từ đầu tháng 5 đến nay. Anh lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật như: bếp 0 đồng, gian rau củ "vừa cho vừa bán", người lao động nghèo đùm bọc nhau, sự tận tâm của lực lượng y tế tuyến đầu... Họa sĩ trích tiền bán tranh góp quỹ vì người nghèo, đồng thời dự định tổ chức triển lãm, ra sách ảnh sau này.

Cuối tháng 7, những quả bí đao khổng lồ được người dân ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định khắc các dòng chữ yêu thương, mang theo hy vọng gửi vào Sài Gòn một ngày đại dịch bị đánh bại, cuộc sống nhộn nhịp như xưa.

Cuối tháng 7, người dân ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định gửi bí đao vào Sài Gòn. Mỗi quả bí được khắc các dòng chữ yêu thương, mang theo hy vọng một ngày đại dịch bị đánh bại, cuộc sống nhộn nhịp như xưa.

Một người phụ nữ dùng xe kéo, chở lợn hơn 120 kg lên Ủy ban Nhân dân xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) để tiếp tế lương thực cho người Sài Gòn. Chị nói gia đình không dư dả gì, chỉ có con lợn đang nuôi, gửi cho lực lượng tiếp nhận để chế biến thành món ruốc kho sả tặng người dân miền Nam.

Một người phụ nữ dùng xe kéo chở lợn hơn 120 kg lên Ủy ban Nhân dân xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, để tiếp tế lương thực cho người Sài Gòn. Chị nói gia đình không dư dả, chỉ có con lợn đang nuôi, gửi cho lực lượng tiếp nhận để chế biến thành món ruốc kho sả tặng mọi người.

Một quầy cơm 0 đồng vẫn đỏ lửa ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP HCM), được các sơ Tu viện dòng thánh PhaoLô trao cho những người lao công, xe ôm công nghệ... giữa trưa nắng.

Tại một quầy cơm 0 đồng ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 các sơ Tu viện dòng thánh Phaolô trao suất ăn cho người lao công, xe ôm công nghệ....

Thân phận những người dân hồi hương khi giãn cách xã hội là nguồn cảm hứng sáng tác mới của họa sĩ. Mất việc, hết tiền, những người làm thuê ở Bình Định đi bộ về quê nhà Quảng Ngãi giữa tháng 7. Khi đến chốt kiểm soát dịch ở đèo Bình Đê (giáp ranh với Bình Định), họ đói lả vì hết lương thực, được các cảnh sát giao thông hỗ trợ mì tôm, sữa...

Thân phận những người hồi hương khi giãn cách xã hội là nguồn cảm hứng sáng tác mới của họa sĩ. Mất việc, hết tiền, những người làm thuê ở Bình Định đi bộ về quê nhà Quảng Ngãi giữa tháng 7. Khi đến chốt kiểm soát dịch ở đèo Bình Đê, giáp ranh Bình Định, họ hết lương thực, được các cảnh sát giao thông hỗ trợ mì tôm, sữa...

Một nữ hướng dẫn viên du lịch chia tay Sài Gòn, trở về Huế sau thời gian dài thất nghiệp. Ngồi trên tàu ở sân ga, trong cơn mưa tầm tã, cô vừa khóc vừa vẫy tay chào bạn thân vì vốn xem nơi đây là quê hương thư hai. Người bạn này kể lại câu chuyện cho thầy - họa sĩ Lê Sa Long và được anh vẽ thành tranh.

Một nữ hướng dẫn viên du lịch chia tay Sài Gòn, trở về Huế sau thời gian dài thất nghiệp. Ngồi trên tàu ở sân ga, trong cơn mưa tầm tã, cô vừa khóc vừa vẫy tay chào bạn thân vì vốn xem nơi đây là quê hương thứ hai. Họa sĩ Lê Sa Long vẽ lại cảnh này sau khi nghe một học trò kể lại câu chuyện.

Đầu tháng 8, câu chuyện em bé chín ngày tuổi cùng cha mẹ vượt nghìn km trên xe máy từ Bình Dương về quê Nghệ An tránh dịch, lan truyền mạng xã hội, khiến họa sĩ xúc động. Đến Đà Nẵng, họ được các mạnh thường quân giúp đỡ, thuê ôtô chở về quê, còn xe máy mang đi sửa.

Một bức tranh khắc họa câu chuyện em bé chín ngày tuổi cùng cha mẹ vượt nghìn km trên xe máy từ Bình Dương về quê Nghệ An tránh dịch. Đến Đà Nẵng, họ được các mạnh thường quân giúp đỡ, thuê ôtô chở về quê, xe máy được mang đi sửa.

Tam Kỳ (ảnh: Lê Sa Long)

 

Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp

Một góc phố

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %15 %694 %2021 %11:%08
back to top