Những “danh hề” một thời lừng lẫy của làng nghệ thuật Miền Nam trước 1975

Những “danh hề” một thời lừng lẫy của làng nghệ thuật

Miền Nam trước 1975

~~<❤️>~~

Các vai hề ngày xưa thường diễu bằng cách nói về những thói hư tật xấu của một tầng lớp nào đó trong xã hội, như là dốt nhưng hay nói chữ, như các ông nhà giàu hống hách, ức hiếp dân nhưng lại rất sợ cấp trên và sợ bà vợ ở nhà…
 
 Những “danh hề” một thời lừng lẫy của làng nghệ thuật Miền Nam trước 1975
Ngày nay, người ta thường gọi những nghệ sĩ gây tiếng cười cho khán giả là “danh hài”, còn khi chê bai thì gọi là “anh hề”. Tuy nhiên trước 1975, cái chữ “hề” thường được sử dụng để gọi các nghệ sĩ “hát gây cười” một cách đầy kính trọng, như là “hề Sa”, “hề Minh”, “hề Văn Hường”, “hề Thanh Việt”, “hề Tùng Lâm”…

Thời trước, đất diễn cho các nghệ sĩ hài này cũng rất đa dạng, từ sân khấu cổ nhạc trong các tuồng cải lương, đến các sân khấu kịch nghệ trong các tiểu phẩm hài, và cả trong phim hài. Ngoại trừ phim hài và một số vở kịch hài có diễn hát tân nhạc, thì hầu hết các vai hề ngày xưa đều hát cổ nhạc, thường được gọi là “hài vọng cổ”.

Cho đến nay, có rất nhiều “danh hề” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả không thể nào quên. Thế hệ tiền phong có thể kể đến quái kiệt Ba Vân, hề Tư Xe, hề Lập, hề Tám Cũi… đến thập niên 1950 thì có hề Tư Rọm, Hề Kim Quang, Hề Văn Hường, Văn Chung, Hề Minh, Hề Quới, Hề Sa, Hề Vui… đặc biệt là 7 tay hề thường diễn tiểu phẩm hài là Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Hoài, Thanh Việt, La Thoại Tân…
 
-

Theo soạn giả Nguyễn Phương chia sẻ, trong một tuồng cải lương, thông thường có các vai tuồng: kép chánh, đào chánh, kép lẵng – độc, đào lẵng – độc, kép phụ và vai hề. Các vai hề thường được sử dụng như những nụ cười điểm xuyết để làm cho câu chuyện tuồng được tươi mát hơn, giảm bớt những căng thẳng vì câu chuyện tuồng quá bi thảm hay xung đột quá gay gắt.

Khác với diễn tấu hài ngày nay, nhiều lúc chọc cười bằng như ngôn từ thô thιển, nghe giải trí, cười một cái rồi nhanh quên, hài vọng cổ ngày xưa mang nhiều ý tứ thâm sâu, có ý châm biếm sự đời, cười rồi sau đó có thể thấy ngậm ngùi.

Các vai hề ngày xưa thường diễu bằng cách nói về những thói hư tật xấu của một tầng lớp nào đó trong xã hội, như là dốt nhưng hay nói chữ, như các ông nhà giàu hống hách, ức hiếp dân nhưng lại rất sợ cấp trên và sợ bà vợ ở nhà…

Soạn giả Viễn Châu từng viết 2 nói về “vọng cổ hài” như sau:

Buồn trong câu hát ngân nga
Cớ sao vọng cổ lại pha tiếng cười?

Vọng cổ đã buồn, nhưng lại pha thêm tiếng cười, đó không phải là tiếng cười dung tục, mà là cười chua chát, chứa đựng những bài học, triết lý sâu xa cho người đời.

Bài viết này xin giới thiệu một số “danh hề” thứ thiệt của một thời miền Nam xưa.

Nghệ sĩ Văn Hường

Một trong những nghệ sĩ hài vọng cổ đầu tiên là Văn Hường. Ông sinh năm 1932 tại Thủ Đức trong gia đình nhà nông. Thuở nhỏ ông đã thể hiện năng khiếu nghệ thuật, thuộc nằm lòng nhiều bài vọng cổ và câu hò điệu lý khi nghe trên đài phát thanh.

Năm 15 tuổi, ông vào trung tâm Sài Gòn làm nghề bán hột dưa ở trước rạp cải lương nổi tiếng ở rạp Nguyễn Văn Hảo trên đường Gallieni (nay là Trần Hưng Đạo).

Tuy bán hột dưa, nhưng những lúc rảnh ngồi nghỉ mệt thì cậu bé Văn Hường thường ca nghêu ngao vài câu vọng cổ rất mùi. Giọng hát đó tình cờ lọt vào tai nghệ sĩ Lệ Liễu nổi tiếng. Bà có mở một quán ca cổ ở giải trí trường Thị Nghè, bắt gặp chàng bán hạt dưa ca cổ vừa ngọt vừa duyên nên bèn rủ đến quán của mình để hát chung.
 
-

Nhờ vậy mà Văn Hường được những người trong nghề để ý tới, trong đó có ông bầu Bảy Cao và soạn giả Viễn Châu. Hai người này thấy Văn Hường hơi móm, không đẹp trai, lại thiếu chiều cao nên đề nghị ông làm hề ca, diễn hài vọng cổ trên sân khấu, ông đồng ý ngay. Từ đó Văn Hường được soạn giả Viễn Châu sáng tác riêng cho nhiều bài, khởi đầu cho trào lưu viết hài vọng cổ thập niên 1960, nổi tiếng nhất là Tư Ếch Đi Sài Gòn. Thể loại này mang lại một bầu không khí mới cho sân khấu cải lương. Hầu hết các tuồng cải lương đều buồn, làm cho khán giả khóc, và Văn Hường lại có thể làm cho khán giả cười bằng cách hát vọng cổ. Tuy là hát để gây cười nhưng những bài mà Văn Hường ca mang một nỗi thâm trầm riêng và một chút tự thán.

Click để nghe nghệ sĩ Văn Hường ca Tư Ếch Đi Sài Gòn

Hề Sa

Nghệ sĩ Hề Sa tên thật là Lê Văn Sa, sinh năm 1941 tại Long Bình – Thủ Đức. Ông cũng là nghệ sĩ hài có giọng ca theo trường phái vọng cổ hài của nghệ sĩ Văn Hường, chuyên mang lại tiếng cười cho khán giả qua những vai hài và bài vọng cổ hài trên sân khấu cải lương.

Hề Sa có năng khiếu nghệ thuật tự nhỏ và theo nghề hát từ lúc 15 tuổi. Ông đặc biệt yêu thích cách ca vọng cổ hài của nghệ sĩ Văn Hường – người mà ông xem là thần tượng. Từ nhỏ Hề Sa vẫn thường nghe radio và hát theo và tập theo phong cách của thần tượng, tự nhận nghệ sĩ Văn Hường là sư phụ của mình.
 
Click để nghe giọng ca Hề Sa

Năm 16 tuổi, ông trốn nhà theo gánh hát, mong ước sớm được bước lên sân khấu biểu diễn. Hai năm sau, khán giả đã bắt đầu biết đến Hề Sa trên sân khấu đầu tiên là đoàn “Tiếng vang Thủ Đô”. Sau đó, ông chuyển về đoàn “Thủ Đô 1” và may mắn được một lần thế vai “quái kiệt” Bảy Xê, diễn chung sân khấu với “Hoàng đế dĩa nhựa” Tấn Tài và nữ nghệ sĩ Trương Ánh Loan. Đó là sự kiện “vô tiền khoáng hậu”, khi mà một kép trẻ mới về đoàn đã được tin tưởng giao thế vai của một nghệ sĩ cây đa cây đề như “quái kiệt” Bảy Xê.

Sau đó, Hề Sa về đoàn “Trăng Mùa Thu”, rồi Kim Chung, diễn cùng với Tấn Tài, Lệ Thủy…, được ông bầu Kim Chung cử sang Pháp biểu diễn cùng đoàn, tạo tiếng vang khi được khán giả kiều bào yêu thích.

Năm 1968, Hề Sa xuất hiện trên nhiều ấn phẩm của hãng dĩa Tứ Hải, được khán giả yêu thích với các bài vọng cổ hài do soạn giả Viễn Châu sáng tác: “Trời sanh trâu, sanh cỏ”, “Tôi đi làm rể”, “Hề Sa đi Pháp”, “Hề Sa cầu hôn”… Trong đó, thịnh hành nhất là dĩa “Khi người say biết yêu”.

Năm 1969, ông về đoàn Kim Chung, lại được diễn chung với Tấn Tài, Lệ Thủy, sau đó đi Pháp biểu diễn. Ông từng được ký hợp đồng giá một triệu đồng với đoàn Kim Chung thời đó.

Năm 1970, ông rời đoàn Kim Chung và lập đoàn hát riêng cho mình lấy tên là Sóng Hề Sa, sau 1975 đổi thành Sóng Trường Sơn.

Theo phân tích của các nhà chuyên môn, Hề Sa thừa hưởng cách ca của Văn Hường nhưng ông làm mới trong cách thể hiện bài vọng cổ và biết cách diễn xuất, để mỗi vai tuồng của mình có nhiều sáng tạo khiến khán giả thích thú.

Hề Sa được nhận xét là có chất giọng thiên phú, khỏe khoắn, cao vút, làn hơi của ông khiến các danh ca vọng cổ cải lương phải kiêng nể. Phần trình diễn có ông mang lối hành văn, sắp nhịp độc đáo đúng với phong cách ca vọng cổ hài, vừa ca vừa nói nhịp nhàng, bay bổng, ngay khi dứt song loan thì ca và đờn cùng về một lúc rất điệu nghệ. Trong thể loại hài vọng cổ thì Hề Sa là người giữ được phong độ lâu dài nhất, có tuổi thọ nghề nghiệp nhiều nhất với hơn nửa thể kỷ ca liên tục không ngưng nghỉ.
 
-

Văn Chung

Nghệ sĩ Văn Chung tên đầy đủ Quách Văn Chung, sinh năm 1928 tại Chợ Lớn, là một kép hát cải lương nổi tiếng vào thập niên 1960–1970, cũng là một danh hề có biệt danh là “Hề Té”.
 
-

Từ thập niên 1950, Văn Chung là một kép hát cải lương có giọng ca rất mùi. Năm 1952, ông kết hôn cùng “đệ nhất đào thương” Thanh Hương, sau đó vào Đoàn Việt kịch Năm Châu của nghệ sĩ Năm Châu, cũng là cha vợ ông.

Sang đến thập niên 1960, ông chuyển sang diễn hài trên sân khấu cải lương với giọng cười đặc trưng rất độc đáo.
 
Xem Văn Chung trình diễn cùng với Hùng Cường – Mai Lệ Huyền

Tùng Lâm

Trong làng hài của Sài Gòn trước năm 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là nghệ sĩ Tùng Lâm.
 
-

Ông là một nghệ sĩ rất đa tài, tham gia trong hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, từ tân nhạc sang cổ nhạc, từ điện ảnh đên sân khấu thoại kịch, bao gồm cả chính kịch lẫn hài kịch. Ông cũng là ông bầu nổi tiếng, trưởng Ban Tạp Lục với các nữ ca sĩ có tên bắt đầu bằng chữ Trang: Trang Mỹ Dung, Trang Thanh Lan, Trang Kim Yến…

Nghệ sĩ Tùng Lâm sinh ngày 1/3/1934 tại Sài Gòn, tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, là con út trong gia đình có 10 anh chị em ở gầm chợ Tân Định. Thuở nhỏ, vì gia cảnh khốn khó, ông thường theo bạn bè ngao du đàn hát kiếm kế sinh nhai, có lúc phiêu bạt sang tận Phnom Penh, rồi may mắn được nhạc sĩ Lê Bình dạy cho hát tân nhạc và chơi mandoline rất thuần thục.

Tùng Lâm đến với sinh hoạt văn nghệ từ rất sớm. Khi mới 14 ông đã đạt giải nhất cuộc thi hát thiếu nhi do đài phát thanh Saigon-Radio (tiền thân của đài Pháp Á) tổ chức với ca khúc An Phú Đông của thầy của mình là nhạc sĩ Lê Bình. Sau đó đến năm 1952, ông lại chiếm giải nhất trong cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á tổ chức với ca khúc Tiếng Dân Chài của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Nghệ danh ban đầu của ông là Văn Tâm. Vì chiều cao khiêm tốn nên ông bị bạn bè trêu chọc là “Tâm lùn”. Với bản tính hài hước, ông biến đổi lời trêu chọc đó để thành nghệ danh mới cho mình: “Tâm lùn” nói lái lại thành Tùng Lâm.

Năm 1960, nghệ sĩ Tùng Lâm lập Ban tạp lục Tùng Lâm biểu diễn mọi loại hình nghệ thuật được công chúng ưa chuộng, đồng thời tiến hành đào tạo ca sĩ chuyên hát tại các phòng trà và đại nhạc hội. Từ bàn tay ông, hàng loạt nghệ sĩ thành danh như Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Phụng, Trang Kim Yến, Giang Tử, Duy Phương, Phương Hoài Tâm, Phượng Mai, Kim Tuyến, Trần Quang Bình, Tùng Sơn, Thanh Hùng…

Tùng Lâm mướn rạp Quốc Thanh để mở đại nhạc hội Cù Lét biểu diễn hàng tuần, mời nhiều nghệ sĩ tài danh tham dự. Ông vừa làm bầu sô vừa lĩnh vai xướng ngôn viên cho các tiết mục. Trong một lần đánh bạc cháy túi, ông soạn bài Xập Xám Chướng theo điệu a-go-go để tự răn mình, sau được hãng Sóng Nhạc thâu dĩa, không ngờ bán chạy toàn quốc.
 
Click để nghe Tùng Lâm – Phi Thoàn trình diễn Xập Xám Chướng

Ngoài những “danh hề” đã nhắc tới trong bài viết này, làng nghệ thuật miền Nam còn ghi nhận rất nhiều danh hề nổi tiếng khác, như Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Việt, Thanh Hoài, La Thoại Tân, Hoàng Mai, Xuân Phát… tất cả đã cùng tạo dựng nên một nền văn nghệ miền Nam rất phong phú, đáp ứng được đầy đủ tất cả các nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đa dạng của công chúng.
 
Nguồn: nhac xua

5 Vua Hề Sài Gòn bị Hoa Hậu Áo Tắm làm khổ

 
 Hình hề Xuân Phát và hề râu Thanh Việt (có luôn chú thích) trên báo Minh Tinh 1972.
Hoa hậu áo tắm Ngọc Tuyết làm khổ 5 anh hề
Vừa mới được đóng phim chung với người đẹp, 5 chàng Tùng Lâm, Xuân Phát, Văn Chung, Thanh Hoài, Thanh Việt đã kèn cựa nhau và ló mòi “dê”! Phàm đã là nghệ sĩ, không ít thì nhiều, thế nào cũng phải có tí máu “35.” Năm chàng hề làm sao tránh khỏi cái định luật đó?
Mà thực ra, cả 5 chàng rất ư là đào hoa, mỗi chàng đều có vợ đẹp, mà đi đến đâu cũng đều có “mèo” để tù ti tú tí nữa, mới chết chứ!


Trước đấy mỗi chàng hoạt động một nơi, nên không sao. Bắt đầu từ lúc đụng đầu nhau ở sàn quay “Năm Chàng Hiệp Sĩ Bất Ðắc Dĩ” thì năm chàng bỗng nhiên đổi tính, giở trò kèn cựa nhau, chàng nào cũng muốn hạ các đối thủ của mình để giành quyền ưu tiên.

Có gì đâu, chẳng qua vì ở sàn quay này, có nàng hoa hậu áo tắm Ngọc Tuyết đẹp ơi là đẹp, da thịt làm bằng chất gì không biết mà trắng nõn trắng nà, ngắm suốt ngày không biết chán. Bởi vậy, cả 5 chàng cứ thích gần người đẹp, mà gần riêng cơ, chứ không thích có sự hiện diện của các tình địch.

Người đẹp Ngọc Tuyết thì lại khôn quá trời, cặp mắt liếc đã đổ quán xiêu đình rồi, mà cái miệng lại còn khéo nữa. Với chàng nào, nàng cũng ậm ừ hứa hẹn, thành ra cả 5 chàng đều mê tơi, mỗi lần đến sàn quay đều ôm theo một đóa hoa “lay ơn” để tặng người đẹp.

Hoa hậu áo tắm, nữ tài tử Ngọc Tuyết
Tứ quái Sài Gòn
 
 

 Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và hề Bảo Quốc. Hình chụp thời thập 1960

Những “danh hiệu” một thời vang bóng: Bài 13: “Hề râu” Thanh Việt

Khán giả các chương trình Đại nhạc hội trong hai thập niên 60, 70 khi nhắc đến Hề nhựa Thanh Hoài hoặc Hề mập Khả Năng thì người ta nhắc ngay đến Hề râu Thanh Việt. Thủ pháp gây cười độc đáo của Thanh Việt chính là… bộ râu của mình. Ông có bộ râu quặp vô cằm, cái miệng móm rất có duyên, cặp mắt nheo nheo, giọng nói ranh mãnh. Cái tài của ông là làm cho bộ râu nhúc nhích, chỉ cần nhìn bộ râu của Thanh Việt “hoạt động”, khán giả cũng có thể cười rần rần…

Hề “râu” Thanh Việt với thoại kịch, cải lương, điện ảnh — Tiếng Việt

Hề râu Thanh Việt (trái) và Hề mập Khả Năng

Tất nhiên, nghệ thuật hài của Thanh Việt không chỉ nhờ ở bộ râu mà có. Nhưng bộ râu mang đến cho Thanh Việt sức hút riêng, góp phần đưa chất hài của ông lên độ lôi cuốn khán giả cao hơn. Thanh Việt rất tâm đắc với danh hiệu Hề râu của mình, ông vẫn thường hay nói vui rằng: “Không có cực hình nào tôi sợ bằng bị cạo mất bộ râu này đi”.

Hề Râu&quot; Thanh Việt - Phim Tài Liệu - YouTube

“Chọc cười” rất trí thức

Hề râu Thanh Việt sinh năm 1939 tại Hóc Môn trong gia đình có đến 9 anh chị em. Trong đó, người anh thứ ba là soạn giả Kinh Luân viết vở tuồng nổi tiếng Lấp sông Gianh, các em kế là chuyên viên ánh sáng Thanh Sơn, tay trống Minh Phương, nhạc sĩ Phùng Trang. Khởi đầu cuộc đời nghệ thuật của Thanh Việt là theo người cha kế (nghệ sĩ Tám Huê) đi hát cho các đoàn hát nhỏ ở tỉnh, rồi về thành phố tình cờ gặp nhóm Tùng Lâm - Xuân Phát, ông tham gia vào nhóm này diễn các tiểu phẩm hài tự biên với tài “chọc cười” thiên phú. Tài năng của Thanh Việt bật sáng nhất là thời gian diễn nhiều vở cải lương trên Sân khấu Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga. Đặc biệt, Thanh Việt tham gia rất nhiều bộ phim, nổi tiếng nhất là thủ vai chính trong phim Triệu phú bất đắc dĩ của Hãng phim Mỹ Vân, ông đóng chung với Thanh Nga và nhiều danh hài khác.

Thanh Việt có khả năng sáng tạo bất ngờ, năm 1969, Hội Ái hữu nghệ sĩ tổ chức xuất hát gây quỹ để sửa chữa trụ sở và giúp các nghệ sĩ nghèo neo đơn tại Rạp Hào Huê với vở Đoạn tuyệt. Lúc đó, Hề Kim Quang đang điều trị bệnh phổi nên bà bầu Thơ nhờ Hề Minh bên Đoàn Hương Mùa Thu hát thế Kim Quang trong vai thầy pháp. Hề Minh bữa đó uống rượu quá chén, anh chạy xe honda tới rạp, dọc đường bị tai nạn phải nhập viện. Vở đã kéo màn hát, phải kiếm người đóng vai thầy pháp, bà Năm Sa Đéc đề nghị nhờ Thanh Việt diễn thế vai thầy pháp. Không kịp học tuồng nên Thanh Việt và bà Năm Sa Đéc quyết định sáng tạo một cách: thầy pháp không cần đọc bùa chú mà khán giả vẫn chấp nhận. Khi diễn đến lớp Loan (Thanh Nga) bồng con đi khám bác sĩ về, bà Năm Sa Đéc (vai bà Phán Lợi) là mẹ chồng đay nghiến, đòi rước thầy pháp trị bệnh cho cháu nội chớ không cho uống thuốc Tây. Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá, dẫn ông thầy pháp (Thanh Việt) vô nói: “Má, con rước ông thầy pháp ở xóm Sáu Lèo tới. Ổng nổi tiếng bắt ma, trừ tà trị bịnh hay lắm, ổng ở núi Tà Lơn mới hạ san đó má!”. Ông thầy pháp Thanh Việt, chắp tay xá xá bà Phán Lợi, rồi đưa cằm vểnh râu, nhướng nhướng chân mày. Khán giả thấy bộ điệu của Thanh Việt vỗ tay cười rần rần. Bà Năm Sa Đéc nói “mở đường” cho Thanh Việt: “Nè, ông thầy cứ thắp nhang khấn vái trong miệng, đăng đàn gọi hồn nhập xác cho cháu nội tôi hết bịnh. Khỏi phải vẽ bùa, đọc thần chú cho khan tiếng, nghe ông thầy!”.

VUA HỀ VANG BÓNG MỘT THỜI - HỀ RÂU THANH VIỆT - dansaigon

Thanh Việt nói ngay: “Dạ, vậy thì tôi làm gấp đây, xong còn chạy qua cứu đám khác!”. Vậy là Thanh Việt đã giúp cho đêm diễn một “bàn thua trông thấy”. Hay trong vở Bạch Hải Đường, chỉ xuất hiện một lớp ngắn trong vai cai ngục nhưng khán giả vẫn nhắc vai diễn ấy cho đến bây giờ.

Hề nhựa Thanh Hoài cho biết: “Nếu như các danh hài khác thường “bay nhảy” nhiều đoàn thì Thanh Việt rất chung thủy, suốt 10 năm liền anh chỉ gắn bó cho Đoàn hát Dạ Lý Hương. Sau giải phóng anh mới chịu đi hát cho các đoàn khác. Nhóm hài của tôi và anh cũng tồn tại rất lâu, được khán giả yêu thích. Không ai có thể ngờ một người Nam - kẻ Bắc lại kết hợp ăn ý như vậy. Tôi rất phục tài năng cũng như đức độ của Thanh Việt. Chỉ tiếc rằng, anh ra đi quá sớm…”.

Nếu ai đã từng xem Thanh Việt diễn hài thì mới có thể hiểu được phần nào cái duyên gây cười của người nghệ sĩ tài hoa này. Ông có lối diễn hài tưng tửng, diễn như không diễn, tạo những tràng cười bằng các cử chỉ rất tự nhiên và tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ. Thanh Việt có lối nói bỏ lửng giữa chừng để kéo dài sự chờ đợi phán đoán của khán giả, rồi bất ngờ dứt điểm bằng một câu “trật chìa” làm vỡ ra trận cười thoải mái cho khán giả. Thanh Việt đi sâu vào lối hài trí tuệ, duyên dáng, ngôn ngữ sạch sẽ, không dung tục. Ông cũng không lạm dụng thủ pháp ngoại hình như lé mắt, méo miệng, õng ẹo, hoặc mặc y phục phụ nữ “chọc cười” một cách dễ dàng.

Trong mắt hai “ đệ tử” ruột

Cũng giống như nhiều tài năng nghệ thuật khác, tài năng của Thanh Việt đã tạo nên ảnh hưởng nghề nghiệp sâu rộng đối với các nghệ sĩ đàn em. NSƯT Bảo Quốc rất yêu mến và tôn Thanh Việt làm “sư phụ”. NSƯT Bảo Quốc kể: “Năm 1972, sân khấu cải lương gặp khó khăn do ảnh hưởng của phim chưởng Hồng Kông, Đoàn Thanh Minh Thanh Nga tạm nghỉ, tôi và chị Thanh Nga sang cộng tác cho Đoàn Dạ Lý Hương, anh Thanh Việt cũng đang ở đoàn này nên tôi có dịp diễn chung và học hỏi anh rất nhiều điều về các thủ pháp diễn hài. Tôi tâm đắc với lối diễn hài thông minh, trong sáng của anh nên “quăng bắt” rất ăn ý. Ngoài ra, tôi cũng hay thay vai cho Thanh Việt những lúc anh bận việc đột xuất”.

Sau năm 1975, Thanh Việt hát cho Đoàn cải lương Sài Gòn 3, sau đó là Đoàn Cầu Ngang rồi cuối cùng là Đoàn Sông Hậu 1. Thời gian này, anh cũng truyền nghề cho một cây hài nổi tiếng hiện nay là Tấn Beo. Tấn Beo là con của “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài nhưng vì không có làn hơi đặc biệt giống bố để làm kép chính nên chuyển qua làm hề. Tấn Beo kể: “Thanh Việt nổi tiếng là “sâu rượu” ngang với danh tiếng diễn hài nên ông nói vui với tôi “Muốn làm đệ tử tao thì phải biết nhậu”. Tôi học ở ông cách ứng xử nhạy bén theo tình huống để đưa khán giả vào trận cười thú vị. Tuy thích nhậu nhưng ông không hề bê tha, luôn tôn trọng nghề nghiệp, tôn trọng khán giả và nhiệt tình với đàn em muốn học nghề. Thời gian đầu, tôi bị “nhiễm” nét hài của ông nhưng dần dần tôi đã thoát ra khỏi cái bóng quá lớn đó để tạo nét riêng cho mình. Hàng năm vào các ngày giỗ tổ, Tết Nguyên đán tôi đều ra mộ thắp hương cho ông. Cho đến bây giờ, tôi cảm thấy mình đã không làm bất cứ điều gì cho ông phải hổ thẹn nơi chín suối…”.

VUA HỀ VANG BÓNG MỘT THỜI – HỀ RÂU THANH VIỆT | tach ca phe

Trong cuộc sống đời thường, Thanh Việt rất chân thật, thẳng thắn, ai cũng thương mến. Thấy ông uống rượu nhiều, có dấu hiệu không hay cho sức khỏe nên bạn bè khuyên ông bỏ rượu một thời gian. Nhưng rồi cái chết của ông được báo trước ở tuổi 50 (do bệnh xơ gan) để lại nhiều xót thương cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thiệt thòi nhất vẫn là khán giả trẻ mất đi một cơ hội được thưởng thức một tài năng duyên dáng, độc đáo của làng hài Việt Nam.

Thanh Việt thường bảo với các nghệ sĩ đàn em của mình: “Diễn hài không phải trò đùa, phải tìm hiểu nghiên cứu tính cách nhân vật để tìm ra cách diễn hay nhất. Sáng tạo, ngẫu hứng không có nghĩa là cương ẩu, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện. Không có gì buồn bằng mình diễn hài mà khán giả không cười, lại còn khó chịu…”.

Bài, ảnh: MINH TUYỀN

Nam Mai sưu tầm & tổng hợp

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %10 %653 %2021 %10:%09
back to top