🍀♬♪🏮▒🎀 Diễn Đàn ▒❤️Góc Nhỏ Sân Trường🌺✨─🕊💃C H À O 🕊 M Ừ N G─quý khách, bạn bè, thân hữu gần xa🌍👪ghé thăm trang GNST hôm nay🍷─🍒▒🌈Không có hình ảnh nào tồn tại lâu dài bằng và không có kỷ niệm nào đã cho ta nhiều êm đềm và hạnh phúc mà đã đeo đuổi cả quãng đời của chúng ta bằng tình bạn🍃tình quê hương trong suốt những năm tháng dài dưới mái học đường.🌺Những kỷ niệm ấy cứ vươn lên trong những giấc mơ êm đềm dầu chúng ta có sống ở vùng đất nào đi nữa🌍🎀Chúc các bạn có một ngày mới nhiều niềm vui, may mắn,mạnh khỏe,hạnh phúc bên gia đình và người thân.🍒👍🎵
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy la. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính long tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học ...". Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp.
Do đó mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thuỡ bởi những nhà văn, nhà thơ hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhac Việt Nam. Người ta ca tụng mùa thu, lấy bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa Thu.
Tôi vốn thích bản thu ca tiền chiến của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn-Từ Linh. Năm 60 khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào Nam. Ông có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt vời của một mùa "Thu Quyến Rũ":
Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi "Nhìn Những Mùa Thu Đi". Thu đi và để lai cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn:
Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất cả, từ những chuỗi tháng ngày, những tặng phẩm qúy báu, cho nhau xín lễ cầu hôn, cho nhau con tim, cho nhau kỷ niệm,... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu trời muà thu tuyệt vời về nhạc và lời ca. Bài "Mùa thu cho em" được ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một mùa thu tình ái:
"Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Mang ái ân mang mùa thu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé..."
Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay và của những mối tình dang dỡ nhớ nhung. Ở tuổi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ trứơc cổng trừơng nữ sinh từ Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Anh hay Trưng Vương, như khi em tan trừơng về trời mưa nho nhỏ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vợ Ngừơi con gái e ấp, thẹn thùng như đóa hồng chớm nụ, như penseé, như mimosa hay như phựơng hồng hồng đôimôi em. Một nụ hôn đầu say sưa, ngất ngây và nhung nhớ mãi mãi về saụ Mùa hạ đến rồi mối tình chia ly vì lý do nào đọ Khi mùa tựu trừơng đến sang mùa thu, ngừơi nữ sinh Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đừơng Nguyễn Bỉnh Khiêm, lá rơi theo làn gió heo may vi vu, rồi cô gái bổng bồi hồi nhớ lại ngừơi bạn trai xưa, nhớ nụ hôn nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương khung cửa mùa thu" mà hai nhạc sĩ Nam Lộc và Tùng Giang đã hợp soạn thành ca khúc ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng của Trưng Vương, những tình cảm bâng khuâng, những nỗi lòng xao xuyến của tuổi học trò:
"Tim em chưa chưa nghe một lần!
Làm môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh ngơ ngác rơi nhanh
Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài "Gọi mùa thu mơ":
Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của muà thu như sau:
Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm so sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong những dòng nhạc thu ca. Nhật Vũ đã dìu nguoi tình qua vũ điệu Tango:
Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức Vinh bên phương trời Canada, ông cho chúng ta nghe một bản tình ca quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của ông "Thu về hôm nao ", thơ Phạm Anh Dũng:
"... Này em nhé mắt nâu qua rừng thu
Trông bóng thời gian nhã tiếng sương mù
Chiều rơi lá chín thương em hương lụa
Anh nhặt thu về xây tím áng thơ
Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá
Anh viết tình thu trên môi em thôi."
Ngoài ra, Mai Đức Vinh còn sáng tác nhạc phẩm "Thu muộn" phổ theo thơ của thi sĩ Hải Đà Vương Ngọc Long, nhịp điệu slow buồn da diết như sau:
"Mùa thu người đã đến
Tình ơi tựa lá bay
Cánh chim chiều lưu lạc
Tha tình về chân mây.."
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu "Tôi có em chiều thu":
"Chiều phai mây trắng trôi
Trôi qua dòng đời muộn phiền
Chiều nay tôi thấy em gọi nắng gió lên
Chiều thu tôi có em tôi có em như một tình cờ vừa đến
"Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy
Miên khi ra xứ ngoài đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:
"Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhạc sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa thu về tai Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ":
"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình ơi sao đến muộn màng
Nổi nhớ mang theo cung đàn
Buồn vương trên bao tháng năm
Đời một rừng thu hoang vắng
Mơ em là nắngxuân sang
Hồn anh mộng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"
Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến muà thu năm cũ khi nhìn về người tình:
"Chiều thu nhẹ lướt hồn manh theo sầu
Dạt dào lệ mãi tuôn mau
Người xưa thôi khuất xa
Thu về mang băng giá, buồn trôi ngàn năm..."
Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên
âu yếm nhìn vào ánh mắt nguoi tình với bài "Thu trong mắt em":
Nếu muà thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi, Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:
Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô dơn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":
Tiếp theo mùa thu chia ly của Nam Lộc, nhạc sĩ Dương Viết Điền sáng tác bài "Suối Ướt Hoen Mi", phổ theo thơ Việt Hải, tả cảnh tan tác khi khi người tình bỏ ra đi:
" ... Thu đang về lối cũ
Bay bay bao lá vàng
Cầm tay em lần cuối
Nghe lệ như vẫn rơi
...
Mây cũng buồn tiễn đi
Lại khóc ướt hoen mi
Đành lòng bước ra đi
Hôn hoài mấy cho vừa
Sao anh nỡ giã từ..."
Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa:
Từ một phương trời nào đó Phạm Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn muà thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Pham Anh Dũng lại nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúng ta hãy nghe lời hát của Phạm Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":
"Này yêu dấu, mùa thu về chưa nhỉ
Gọi mây trôi em thả tóc bay đi
Hạt long lanh rơi nhạt lá thay mầu
Tình xanh biếc, xanh mầu đôi mắt nâu
...
Này yêu dấu, mùa thu về lá đổ
Dòng sông xanh trôi về mãi xa xôi
Mầu quan san loang nhạt tím khung trời
Chiều thu vàng mình anh với em..."
Trong một buổi chiều thu lá úa vàng rơi, tôi nhâm nhi ly cà phê của mùa thu vàng trong một cửa tiệm Starbucks tai Boston, lòng bổng bâng khuâng lên nổi nhớ nhà, những rộn rã vì nhớ Givral hay La Pagode của Saigon năm xưa. Trong khung cảnh muà thu dù là Boston, Paris hay Toronto, trong tôi mùa thu vàng của nhạc sĩ Cung Tiến vẫn đẹp đẽ hơn với lời thơ và ý nhac. Nhịp điệu Valse vui tươi với lòng bồi hồi khi lang thang trên dường phố Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Gia Long hoặc Lê Thánh Tôn gần nhà tôi ở với những chiếc lá vàng rơi đã làm xao xuyến tâm hồn:
Mùa thu về người nhạc sĩ thiếu vắng bóng hình người yêu, trong muà thu hôn mê của nỗi niềm cô đơn, Ngô Thụy Miên đã sáng tác bài "Chiều nay không có em" vào năm 1965 như sau:
Trong cái tâm tình bơ vơ về mùa thu chia ly, những nỗi cô dơn buồn tẻ của tâm hồn đã tạo ra bản nhạc "Thu bơ vơ" buồn man mác tâm tư, thơ Mỹ Ngọc, nhạc Mai Đức Vinh:
"Hàng cây trơ nhánh bơ vơ cuối mùa
Nàng thu giận chi lá rơi đầy sân
Sầu dâng đơn côi năm tháng phai tàn
Heo may gió thu se lạnh
Nghe tâm hồn thương nhớ xa xăm
Rừng thu thay lá công viên ghế buồn
Chờ ai về ngang ghé thăm nghỉ chân
Quạnh hiu mây bay giăng xám con đường
Nơi đây đếm bao thu vàng
Quê nhà xa cách đại đương..."
Vũ Đức Sao Biển góp mặt vào vườn thơ nhạc mùa thu qua bài "Thu hát cho người". Lời nhạc lẳng lơ với người tình mùa thu của ông, rồi nỗi thống trách khi nàng bỏ ra đi. "Thu hát cho người" như là một khúc ca buồn thảm:
"Giòng thu nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
....
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
...
Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín
Một mình ta khóc tuổi thơ rơi
Thời gian nào trôi bềnh bồng trên thân phận người
Biệt ly nào không muộn phiền trên đầu môi
Màu vàng lên, biêng biếc ánh chiều rơi
Nhạc hoài mong ta hát vì xa người
Thu hát cho người, thu hát cho người, người yêu .. ơi"
Trong đầu thập niên 70, người ta không thể quên một bản nhạc tình thu bất hủ của nhạc sĩ Pham Duy, phổ từ thơ của thi hào Guillaume Apollinaire. Bài "Mùa thu chết" đã ray rứt nói lên những thương nhớ khôn nguôi của một mùa thu tàn úa, những ai oán tiếc thương của người tình vẫn mặn nồng chờ đợi sự trở lại của mùa thu yêu đương có nhau:
Nước mắt đã rơi khi mùa thu về vì mùa thu buồn bã, khi hàng cây trút lá nghiã trang đìu hiu, Phạm Duy đã mô tả một mùa thu đầy nước mắt trong cơn mưa thu .. bài "Nước mắt mùa thu":
"Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều
Hàng cây trút lá nghiã trang đìu hiu
Từng chiếc, từng chiếc lệ Khô vàng héo
Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ héo tên người đời quên
Mùa thu với mưa rơi buồn hiu hắt, giọt nước mắt rơi như giọt mưa sầu nhân thế. Ôi, hồn thu đến để gieo bao nỗi buồn như trong bài "Giọt mưa thu" của nhạc sĩ Đặng Thế Phong:
Giọt mưa thu không hẳn chỉ biểu hiện trong thơ mùa thu của Đặng Thế Phong hay Phạm Duy, mà nó còn được nhạc sĩ Lê Quang diễn tả qua bài "Mùa thu dưới mưa". Thu về dưới mưa để nhớ em những nụ hôn đầu và thấp thoáng bóng em đi khi chiều nhạt phai:
Mùa thu của Lê Quang với vết thương lòng khi em ra đi, còn trơ vơ chiếc lá ngâm ngùi. Nhạc sĩ Pham Mạnh Cương nối tiếp với khúc hát bơ vơ khi mùa thụ thiếu vắng em, để rồi cỏ hoa xanh xao chết từ bao giờ và để lá vàng rụng rơi dâng sầu lòng này em có hay? Chúng ta hãy nghe bài "Mùa thu không em":
Mùa thu của Văn Phụng có sương thu giăng phủ một không gian lãng mạn theo thể điệu valse chậm, có nàng, có chàng, từ đồi núi dưới biển khơi trong bài "Sương thu":
Mùa thu của Trường Sa không có sương thu như muà thu của Văn Phụng, nhưng lai có mây mù và mưa nhiều, mưa rơi êm đềm của một cuộc tình gắn bó, nhung nhớ về mưa thu. Trường Sa đã tả ý tưởng của ông trong bài "Mùa thu trong mưa":
Mưa thu không dứt tiếng mưa rơi vào mùa thu của thi sĩ Như Nguyên, và cũng là nhạc sĩ Vũ Thư Nguyên. Chuyện tình thu của ông cũng không kém phần mộng mơ và lãng mạn trong bài "Thu Đã Về":
"... Thu,
Thu đã về rồi em gái yêu
Nhặt chiếc lá vàng
Anh nghe tình chớm ươm mơ
Mây giăng giăng trên cành nhỏ
Thẫn thờ nghe lá đổ...
Nghe gió lùa à
Nghe mong chờ người mắt nai
Thu đã về rồi em có thấy
Mưa đầu mùa
Mưa ướt cả hồn ai
Mưa rơi rơi
Mưa hiu hắt đêm dài
Thu đã về rồi
Để ai thương nhớ ai?"
Mùa thu vẫn mưa, không những trong bối cảnh ở Việt Nam của nhiều nhạc sĩ, mà còn mưa cả một khung trời Paris của Phạm Ngọc và Vũ Hữu Toàn qua bài "Mưa Paris - Mùa thu của tôi", thơ Phạm Ngọc, nhạc Võ Hữu Toàn. Bài hát đưa ta viếng kinh đô Paris trong cơn mưa thu, giòng nước mưa đã trôi theo con sông Seine u buồn vào mùa thu của Phạm Ngọc:
"Paris buồn giữa trời thu
Cơn mưa ùa theo hối hả
Tiếng đàn cùng tiếng gió
Thở dài thành những cơn mưa
Em là mùa thu của tôi
Chẳng đợi chờ sao lai đến
Cũng đành một lần lỗi hẹn
Sông Seine buồn quá xa xôi..."
Nếu như Phạm Ngọc, Cung Trầm Tưởng và Phạm Trọng Cầu đem chúng ta vào mùa thu Paris của phương Tây thì ngược lai nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đưa chúng ta trở lại phương Đông với xứ hoa anh đào, có kiều nữ geisha trong áo kimono cổ truyền của đất Phù Tang qua bài "Mùa thu Đông Kinh":
Chúng ta đã nhắc đến mùa Thu Paris, những lá vàng ở vườn Lục Xâm Bảo, hay là mùa thu ở Đông Kinh, làm chúng ta liên tưởng đến mùa Thu ở quê hương. Không có nhiều nhạc sĩ nhắc đến mùa thu Sài Gòn , Sài Gòn thân yêu chỉ có hai mùa mưa nắng. Cái nắng chói chang của Sài Gòn đã làm nhà thơ Nguyên Sa đã nghĩ đến người em gái mặc áo lụa Hà Đông "nắng Sài Gòn, em đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...". Cũng không có nhiều nhạc sĩ ca tụng mùa Thu ở Huế, nhạc sĩ thường nhắc đến mùa mưa dài đến thối đất. Nhưng mùa Thu ở Hà Nội đã là đề tài của biết bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ hay họa sĩ, như một Hà Nội của Mai Thảo, một Hà Nội của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, và một Hà Nôi của Trịnh Công Sơn. Hình như là Nhớ Mùa Thu Hà Nội, mùa thu là Hà Nội:
"Hà Nội mùa thu,
Cây cơm nguội vàng,
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm sâu
Hà Nội với những phố Cổ cuối thu, buổi chiều sương phủ, đi lang thang ngoài phố mà mùi hoa Sữa lãng đãng trong gió sẽ làm chúng ta không quên được mùa thu Hà Nội như khi một "tiểu thư Hà Nội" nhớ người yêu ở phương xa, rồi nàng ra Hồ Gươm, soi bóng mình, soi tương lai của mình và nước mắt của nàng lăn xuống như những hạt mưa bụi như trong một bài thơ của Phạm Chung do nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phổ thành ca khúc:
"Có phải mùa thu đã qua
Em lang thang
Qua phố phường Hà Nội
Mặt hồ Gươm pha sương, em soi đời u tối
Mùa cốm hồng không đợi
Em nhớ ai mà mưa bụi bay?"
"Mùa thu Đông Kinh" của Hoàng thi Thơ cho thấy hình ảnh của cô geisha mong chờ người lữ khách thì mùa thu của Lưu Trọng Lư cho thấy một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của người cô phụ Việt Nam trông ngóng kẻ chinh phu trở về từ một tiền tuyến xa xôi, cái hình ảnh tiêu biểu thật đáng yêu của bao người phụ nữ Việt Nam trong bất cứ cuộc chiến nào suốt dòng lịch sử của dân tộc. Bài "Tiếng Thu" được nhạc sĩ Lê Thương" phổ nhac với nhịp chậm 4/4, hợp âm Fa trưỡng:
Ngoài ra, nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã phổ bài thơ này theo hợp âm Sol trưởng. Mỗi bài mang một sắc thái hay riêng, một vẻ đặc thù riêng. Trong nỗi cô đơn của mùa thu trăng khuyết, thi sĩ Du Tử Lê đã thố lộ tâm tình của ông về mùa thu của "Thu Khúc Một" được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ thành nhạc như sau:
"Trăng khuyết, như đời tôi
Cũng thôi một kiếp người
Em về, khuya có vui
Đầy hồn tôi mưa bụi
Tôi về, khuya thiếu ... tôi
Nhớ người môi tháng tám
Gió ngất, như lòng tôi
Chiều thu, im tiếng rồi
...
Tôi ở đây đêm qua
Mênh mông hồn nghĩa địa
Trăng khuyết như tình tôi
Còn nhau không cuối đời ..."
Trong tình yêu muà thu của thi sĩ Phạm Văn Vui, nhạc sĩ Trần Quang Hải cũng đã phổ nhạc bài "Tình yêu như chiếc lá". Khi tình yêu của thuỡ ban đầu như là chiếc lá màu xanh tuổi nhỏ, theo dòng thời gian chiếc lá ngả vàng của mùa thu cho những duyên cớ bẽ bàng và mang theo một mối tình lỡ làng khi lá rơi xuống từ cành cây nghiệt ngã:
"Tình yêu như chiếc lá
Phai sắc khi mùa thu vừa chớm
Nào ai hay ai biết
Duyên cớ sao thu bẽ bàng
Tình yêu có lỡ làng
Tựa như chiếc lá thu vàng
Còn vương vấn trên cành cây
Chực rơi theo gió vô tình..."
Mùa thu của Lam Phương mang nhiều sức sống, nhiều năng động cua sự trẻ trung, vui tươi và yêu đờị... Mùa thu Lam Phương hớn hở quay cuồng theo nhịp điệu bebop của "Mùa thu yêu đương":
Trong cái không gian xung quanh chúng ta khi mà mọi vận chuyển cua luật vũ trụ là cuộc sống có sinh và có mất, có muà xuân và có mùa thu, có lá xanh và có lá vàng, có tình yêu và mất tình yêu,... Trong cái triết lý của cuộc đời vô thường, phù du, sắc không, không sắc, Phạm Anh Dũng đã mô tả kiếp nhân sinh như sắc không trong nhạc phẩm "Tình là hư không" mà tôi tạm kết bài viết này về "Mùa thu trong thi ca VN":
Cuối cùng của bất cứ cuộc tình nào trên thế gian cũng sẽ theo luật của tạo hóa, của vũ trụ sẽ tan biến vào hư không, một cõi hư vô ... và để chỉ còn lại những bài thu ca bất tử của một thời để yêu và một thời để nhớ. Chắc hẳn rằng bài viết này còn nhiều thiếu xót, nhưng với nỗi niềm yêu mùa thu, yêu thơ nhạc VN, chúng tôi có một ước mong gói ghém những nhạc phẩm đã rung động tâm hồn và xao xuyến con tim khi mùa thu về. Chúng tôi chân thành cảm tạ các thi sĩ, các nhạc sĩ cho phép tôi mượn tác phẩm tim óc của họ để làm thành bài viết tổng hợp này.
Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu.
Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Bây giờ, quý vị hãy đến với một vài bản nhạc cổ điển nổi tiếng được biên soạn với cảm hứng mà mùa Thu mang đến, mỗi tác phẩm đều có những gam màu khác nhau, tựa như sắc màu của của cảnh vật vào mùa thay lá.
Nhắc đến một tác phẩm Ballad, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến Autumn Leaves. Tác phẩm này ban đầu là một bài hát Pháp ngữ, với tên gọi: Les Feuilles Mortes, được viết bởi nhà soạn nhạc người Hungary – Jozsef Kozma (1905–1969) khi ông đến Pháp vào những năm 1930. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, ông bị Đức quốc xã cấm sáng tác và bị quản tại Pháp – nơi không xa mấy với bờ biển Địa Trung Hải. Sau biến cố đó, ông vẫn gặt hái nhiều thành tựu về mặt âm nhạc tại Pháp, và Autumn Leaves là một trong những bản nhạc đình đám lúc bấy giờ.
Lời Anh ngữ của ca khúc trên đã sớm được nhà viết lời kiêm nhạc sĩ vĩ đại người Mỹ Johnny Mercer biên soạn, và “Autumn Leaves” có bản thu âm đầu tiên ở Mỹ, do ca sĩ Jo Stafford thể hiện, vào năm 1950. Phiên bản của nhạc sĩ Mercer và phiên bản hòa tấu cùng được thu âm hàng ngàn lần, bao gồm các phiên bản của tất cả các ca sĩ và những nhạc công tên tuổi của dòng nhạc Jazz. Năm 1955, nghệ sĩ piano Roger Williams đã lần đầu tiên giành được vị trí số 01 trên các bảng xếp hạng nhạc pop cho bản độc tấu piano với một phong cách hòa âm phối khí vô cùng bay bổng.
Được chơi ở gam thứ, bài hát toát lên màu sắc của sự hoài niệm.
“Từ khi nàng rời xa tôi, ngày tháng như thêm dài
Và tôi sẽ sớm phải nghe những bài hát mùa Đông năm cũ
Nhưng tôi nhớ nàng da diết
Nhất là khi lá Thu bắt đầu rơi.”
Những khán giả chưa quen với bản phối trên có thể bắt đầu với phiên bản cổ điển được biểu diễn bởi nữ nghệ sĩ Ella Fitzgerald, hoặc nam danh ca Frank Sinatra, nhưng trong lòng những thính giả đã yêu mến bài hát trên, họ sẽ tìm nghe một bản phối độc đáo với guitar acoustic và giọng hát của nữ danh ca Eva Cassidy.
‘Autumn’ trong tuyển tập ‘The Four Seasons’ _ Tác giả: Antonio Vivaldi
Nhiều người trong chúng ta có thể đã biết đến tuyển tập “The Four Seasons” – những bản hòa tấu violin. Mỗi bản nhạc (bao gồm 3 phân đoạn) được lần lượt đặt theo tên của các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tuyển tập trên được xuất bản vào năm 1725 bởi nhà soạn nhạc Antonio Vivaldi (1678–1741). Những bản nhạc trong “The Four Seasons” thường được nghe trong các bộ phim truyền hình và trong tiệc cưới. Sáng tác của Vivaldi mang phong cách Baroque của nước Ý, giống như phong cách soạn nhạc của nhà soạn nhạc J.S. Bach.
Một bức chân dung được cho là của nhà soạn nhạc Antonio Vivaldi, 1723.
Nhà soạn nhạc Vivaldi xem sáng tác như quá trình mô tả vẻ đẹp của những bức tranh phong cảnh được vẽ bởi danh họa Marco Ricci, sau đó viết thêm vần thêm điệu cho mỗi phân đoạn. Những vần điệu nên thơ ấy nằm xuyên suốt bản nhạc, khiến người nghe có thể mường tượng đến phong cảnh mà bản nhạc đang phác họa. Đây là ví dụ sớm nhất và nổi tiếng nhất của thuật ngữ “program music” – thuật ngữ này ra đời sau đó một thế kỷ – nói đến phương pháp dùng âm nhạc để kể một câu chuyện cụ thể.
Trong bản hòa tấu thứ ba, “Autumn,” ba phân đoạn (nhanh-chậm rãi-nhanh) lần lượt mô tả mùa gặt trong lễ hội Tửu thần Bacchus, một giấc ngủ yên bình, và chuyến đi săn náo nhiệt với chó săn, súng, và kèn.
‘Autumn in New York’ là bài hát thơ mộng mang dư âm của sự hoài cổ cùng với giai điệu tinh tế. Ca khúc trên được người dân New York và những người yêu quý thành phố ấy đặc biệt yêu thích. Bài hát này do nhạc sĩ Vernon Duke (1903–1969) ở Westport, Connecticut, sáng tác vào mùa hè năm 1934. Rồi sau này, nhạc sĩ Vernon Duke lại có bản hit tương tự với tựa đề “April in Paris” vào năm 1933.
Bài hát mùa thu của nhạc sĩ Duke được không sáng tác dành riêng cho một chương trình biểu diễn. Nó được chuyển thể thành một bài hát có tựa đề “Thumbs Up!”. “Thumbs Up!” đã được phát trong suốt năm tháng liền vào năm 1935, và sau đó bài hát này đã chứng minh được vị thế của mình bất chấp thời gian. Những phiên bản được thể hiện bởi những danh ca như Frank Sinatra, Billie Holiday, và phiên bản hát song ca kinh điển của hai ca sĩ Ella Fitzgerald và Louis Armstrong. Ngoài ra, “Autumn in New York” cũng là một tác phẩm nhạc jazz cổ điển thịnh hành, được thu âm bởi những nghệ sĩ nhạc Jazz danh tiếng như Charlie Parker, Stan Kenton và Bill Evans.
‘Autumn’ From ‘The Seasons’ _ Sáng tác: Alexander Glazunov
Ngược lại với màu sắc của sự suy tư trong một số tác phẩm về mùa Thu, những sáng tác của nhà soạn nhạc Alexander Glazunov (1865–1936) thường bắt đầu với gam màu bùng nổ và táo bạo. Vở ballet “The Seasons, Op. 67,” ra đời từ cuối thế kỷ 19, được công chiếu lần đầu vào năm 1900 tại St.Petersburg, Nga. Tác phẩm mang phong cách lãng mạn theo khuôn mẫu của hai nhà soạn nhạc Tchaikovsky và Alexander Borodin.
Cảm nhận mùa Thu của ông (trong Chương 4 của vở ballet này) bắt đầu bởi một vũ điệu sống động đong đầy cả bầu trời với những chiếc lá đầy đủ sắc màu – chứa đựng thanh âm của xèng, kẻng tam giác, và trống lục lạc. Nối tiếp theo đó là đoạn nhạc chầm chậm, đáng yêu (Adagio) mà giai điệu đó có thể đã quen thuộc với khán giả của những bộ phim và chương trình truyền hình ở Canada và trên kênh BBC. Cuối cùng, tác phẩm được hoàn thiện bởi một giai điệu đầy sắc màu khác với tiết tấu vừa phải, chắc chắn sẽ làm người nghe hài lòng.
Trong suốt thế kỷ 20, Glazunov đã trở thành một đại kình địch của các nhà soạn nhạc đương đại như Stravinsky, gọi thứ âm nhạc này là “recherché cacophonists,” sản phẩm của nghiên cứu khoa học về tiếng ồn.
‘Early Autumn’ _ sáng tác: Woody Herman
Năm 1949, nhóm trưởng ban nhạc Woody Herman (1913–1987) – viết phần nhạc của tác phẩm này cùng với người dàn dựng của ông, nhà soạn nhạc Ralph Burns, và thu âm thành công một bản nhạc không lời. Sau đó vào năm 1952, Herman nhờ Johnny Mercer viết lời bài hát đó, và điều kỳ diệu hơn là bài hát được thu âm bởi các danh ca Jo Stafford, Ella Fitzgerald, Mel Tormé, Johnny Mathis và gần đây là Diana Krall. Ca từ nên thơ đẹp như tranh vẽ của Mercer đã tổng hòa những xúc cảm thường thấy về mùa Thu – thứ cảm xúc đặc trưng trong những bài ca mùa Thu.
Thu chạm vào em, và em sẽ chạm vào miền ký ức của tôi
Phòng khiêu vũ năm nào then cài trong mưa thu khắc khoải,
Một con đường quê quanh co nâu sẫm,
Qua ô cửa sổ giá lạnh tôi ngắm nhìn thị trấn cô đơn.
Mùa xuân của chúng ta bắt đầu từ tháng tư thật đẹp đẽ,
Dường như chỉ dành cho đôi trẻ nhân tình.
Tôi chưa bao giờ mơ mộng, phải không? Rồi mùa nào Thu cũng sẽ đến…
Đến sớm, rất sớm.
Em yêu, nếu đoái hoài đến tôi, làm ơn, hãy cho tôi biết,
Tôi sẽ gặp em bất kể nơi đâu, tôi nhớ em rất nhiều.
Và con tim ta sẽ không đìu hiu như mùa Thu đến sớm.
Nhà soạn nhạc người Mỹ Michael Kurek là tác giả của album cổ điển số 1 Billboard “The Sea Knows.” Ông đã đạt được nhiều giải thưởng về sáng tác, bao gồm cả Giải thưởng Học viện Âm nhạc danh giá của Viện Văn Học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Michael Kurek từng làm việc trong Ủy ban Đề cử của Học viện Ghi âm cho Giải Grammy cổ điển. Ông là giáo sư danh dự về sáng tác tại Đại học Vanderbilt.
Michael Kurek _ Song Ngư
***
Nhớ Mùa Thu Hà Nội
Rất lâu trước khi các ca khúc lãng mạn về Hà Nội của thập niên 90 ra đời, khi người ta còn bắt buộc phải nghĩ đến Hà Nội như nghĩ đến một “thành trì cách mạng”, thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mở đầu ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội bằng một hình ảnh tương tự như tranh Bùi Xuân Phái:
Hà Nội mùa thu,
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau,
Phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu …
Sinh ra ở Đắc lắc, lớn lên ở Huế và thành danh ở Sài gòn nhưng Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy thật sâu cái vẻ đẹp của Hà Nội. Cũng trước đó, nhạc sĩ Song Ngọc, một người miền Nam, chưa hề một lần đặt chân đến Hà Nội, đã viết ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ làm nao lòng người.
“Bài Nhớ Mùa Thu Hà Nội đã bị cấm hai năm chỉ vì chữ Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi”.
Đi giữa mùa Thu Hà Nội mà “nhớ đến một người để nhớ mọi người ...". Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Với sự suy diễn méo mó, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?” (họa sĩ Trịnh Cung).
Bùi Xuân Phái (1920-1988) sinh ra và mất tại Hà Nội, ông tốt nghiệp trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương năm 1946. Là họa sĩ có số tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại và đề tài khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là những tranh vẽ Phố Cổ Hà Nội, tranh Chèo, Khỏa thân, Cảnh quê, Miền biển...
Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tư do, óc hài hước đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông bị mất việc dạy học tại Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Hà nội năm 1957 vì ủng hộ nhóm Nhân Văn giai phẩm, cho mãi đến năm 1984 tranh của ông mới được phép triển lãm.
Nhớ Mùa Thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn cùng với tranh vẽ của Bùi Xuân Phái quyện với nhau thật tuyệt, với những cây bàng lá đỏ, với mái ngói thâm nâu…
Tôi đã chọn giọng Khánh Hà cho ca khúc này. Cô phát âm thật rõ và mỗi chữ là một sự gọt dũa, trau chuốt, luyến láy tuyệt vời. Cô hát không chỉ với kỹ thuật điêu luyện mà với tất cả tâm hồn mà người nghe có thể cảm được.
Bây giờ xin mời bạn ngắm tranh Bùi Xuân Phái và nghe Khánh Hà hát Nhớ Mùa Thu Hà Nội.
Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời. Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai, sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi, sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người Để nhớ mọi người.
VCH
Rất lâu trước khi các ca khúc lãng mạn về Hà Nội của thập niên 90 ra đời, khi người ta còn bắt buộc phải nghĩ đến Hà Nội như nghĩ đến một “thành trì cách mạng”, thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mở đầu ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội bằng một hình ảnh tương tự như tranh Bùi Xuân Phái:
Top 10 bài hát hay nhất về mùa thu Hà Nội khiến lòng người say đắm
Biên tập bởi Lưu Võ Hoàng Hạnh DungCập nhật 1 tháng trước5.175
Mùa mưa bão vừa qua đi cũng là lúc khiến lòng người say đắm, bâng khuâng khi Hà Nội vào thu. Thu về Hà Nội thay áo mới trông thật lãng mạn, nên thơ qua từng góc phố. Hãy cùng Điện máy XANH thưởng thức top 10 bài hát hay nhất về mùa thu Hà Nội khiến lòng người say đắm nhé
Danh sách dưới đây được tổng hợp từ danh sách top những bài hát hay nhất mùa thu Hà Nội trên Google và được sắp xếp theo số lượt tìm kiếm phổ biến từ cao đến thấp của người dùng, cập nhật ngày 19/08/2021, có thể thay đổi theo thời gian.
1- Hà Nội Mùa Thu
Ca khúc Mùa Thu Hà Nội với giai điệu toát lên vị ngọt ngào, vẻ dìu dặt, mê say chỉ có trong tình yêu. Mùa thu Hà Nội trong bài hát này vừa cụ thể lại vừa vĩnh hằng, vừa lịch sử lại vừa hiện đại.
Mùa thu ngày hôm nay không còn khói lửa đạn bom thay vào đó là một mùa thu thanh bình, bâng khuâng, xao xuyến: “Em nghe chăng! Trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình. Hà nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta!…”. Bằng chất giọng xuất chúng của diva Mỹ Linh, ca khúc đã đọng lại trong trái tim người nghe về mùa thu Hà Nội một cách bền vững và mãnh liệt, dai dẳng và tha thiết.
2- Nhớ Mùa Thu Hà Nội
Bài hát Nhớ Mùa Thu Hà Nội lấy cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ, khi tình yêu giữa đất và người vừa chớm nở đã phải chia xa. Ca khúc khơi gợi nên tình cảm thân thuộc, những cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu là những hình ảnh khó có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu.
Qua sự thể hiện đầy sâu lắng và ngọt ngào của ca sĩ Hồng Nhung, Nhớ Mùa Thu Hà Nội làm người đi xa không khỏi xốn xang, người ở gần không khỏi bồi hồi vào những buổi sớm heo may trong lòng thành phố.
3- Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội
Ca khúc Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội viết về tình cảm lứa đôi không đơn thuần chỉ là những nốt nhạc phổ thơ mà còn như một lá thư, một câu hỏi chờ giải đáp: “Có phải em là mùa thu Hà Nội?”. Qua bài hát, Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy mà lãng mạn, nhưng có lẽ, thời điểm đẹp nhất của Hà Nội đó chính là vào mùa thu.
Những câu thơ được chọn trong bài hát là những câu thơ xao xuyến nhất và cũng gây nao lòng nhất: "Có phải em là mùa thu Hà Nội? Tuổi phong sương, ta cũng gắng đi tìm. Có phải em, mùa thu xưa?”. Chất giọng ngọt ngào, da diết, sâu lắng đầy tình cảm và âm sắc rất Hà Nội của diva Hồng Nhung đã đưa bài hát đến với đại bộ phận công chúng cả nước.
4- Im Lặng Đêm Hà Nội
Ca khúc Im Lặng Đêm Hà Nội viết về mối tình đầu của đôi trai gái Hà Nội yêu nhau thắm thiết, lãng mạn. Để rồi một ngày kia chàng trai ra đi xa để lại sau lưng một Hà Nội nhớ, một Hà Nội thương. Anh ra đi mà tiếc nuối khôn cùng khi biết rằng anh lỗi hẹn người thương mình khi chẳng có nỗi một câu chia tay: "Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn. Trong căn phòng nhỏ. Đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương,...". Chất giọng nồng nàn, da diết của ca sĩ Ngọc Anh đã mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc, chạm đến trái tim người nghe một cách chân thực nhất.
Bài hát Nồng Nàn Hà Nội là một trong nhữngbài hát hay nhất về mùa thu Hà Nội phác họa một thủ đô hiện đại, đông đúc và ồn ào hơn nhiều. Cuộc sống hối hả và gấp gáp nhưng quá đỗi gần gũi, thân quen: "Bước xuống phố sáng tinh mơ, dạo qua góc công viên, có bao điều, người người chào bình minh đang đến, nhìn cụ già tập dưỡng sinh, sao trong tâm ta thấy bình yên...". Bài hát được chính tác giả thể hiện và thành công trở thành một hiện tượng của nhạc trẻ Việt.
6- Đoản Khúc Thu Hà Nội
Ca khúc Đoản Khúc Thu Hà Nội gợi cho người nghe hình ảnh về thủ đô với một mùa thu tràn nỗi nhớ - nỗi nhớ mộc mạc không lý do “không bởi vì em hay vì em”, chỉ “bởi vì mùa thu tôi ở lại” mà thôi. Chỉ một chút thôi nhưng đủ để những ai đang ồn ã bỗng muốn dịu xuống và cũng đủ để những ai đi xa đều nhớ đến thổn thức: “Nhòe phố mong manh nhòe phố mưa. Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa…”. Giọng ca tuyệt vời của Mỹ Linh làm cho người nghe cảm thấy thu Hà Nội thêm duyên dáng, tinh khôi, có một chút lành lạnh, một chút heo may.
7- Hà Nội Đêm Trở Gió
Ca khúc Hà Nội Đêm Trở Gió viết về Hà Nội hết sức bình dị, mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy lãng mạn với tiếng rao vang đâu đây, cành me thì thầm, hàng liễu xanh rũ bóng mặt hồ Gươm: "Áo học trò xanh những hàng me. Hà Nội ơi ta nhớ không quên. Hà Nội ơi trong trái tim ta,...". Bằng cách hát tự nhiên pha lẫn chút ngây thơ của tuổi học trò ca sĩ, Mỹ Linh đã chinh phục hàng triệu con tim người nghe, mang đến cảm xúc bồi hồi xúc động.
8- Hoa Sữa
Qua bài hát Hoa Sữa tác giả muốn gửi gắm đến người nghe một tình yêu đẹp, sâu lắng mà ai nghe cũng cảm động: “Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó. Những bạn bè chung, những con đường nhỏ. Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm. Có lẽ nào anh lại quên em”. Bằng giọng nữ trung đầy nội lực, kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện diva Thanh Lam làm cho người nghe cảm nhận như mình đang được ngửi thấy mùi hoa sữa và sống cùng câu chuyện tình yêu của chính mình.
9- Đâu Phải Bởi Mùa Thu
Ca khúc Đâu Phải Bởi Mùa Thu là một trong nhữngbài hát hay nhất về mùa thu Hà Nộivớigiai điệu đầy chất tự sự, trữ tình là lời thở than nhưng không bi luỵ, muộn phiền nhưng không gục gã, phải biết chấp nhận để vươn lên, sống đầy tin yêu: "Em ru gì lời ru cho anh một đời đam mê, một đời giông tố, em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha, câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng...". Với giọng ca giàu nội lực cùng những khoảng cao vút, ca sĩ Thanh Lam đã mang đến cho người nghe những cảm xúc bồi hồi xúc động.
10- Hương Ngọc Lan
Hương Ngọc Lan là một ca khúc viết về chuyện tình yêu của đôi trai gái bên những góc phố với những cây ngọc lan và mùi hương ngọc lan đặc trưng. Bài hát mang hơi thở của mùa thu Hà Nội. Đó là những nét rất riêng của thủ đô ngàn năm văn hiến: "Cành ngọc lan xoà bóng mát. Toả hương bát ngát. Nơi ta đã hẹn. Một nhành lan anh hái cho em,..". Giọng hát đầy cảm xúc, âm vực rộng cùng cách hát tự nhiên tình cảm, nồng nàn của ca sĩ Mỹ Linh đã mang đến thành công cho bài hát, giúp người nghe cảm nhận rõ hồn thơ trong Hương Ngọc Lan.
Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %10 %628 %2021 %10:%10