Tour 16 ngày - Taiwan (tiếp theo chuyến đi Nhật Bản)
Tiếp tục Tour đến thăm Taiwan:
April 12-2014 (Saturday): Osaka, Japan to Taiwan
▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃ ▂
April 12-2014 (Saturday): Osaka, Japan to Taiwan
5:00 am wake-up call của Tour guide dặn khách sạn đánh thức mọi người. 6:00 am ăn sáng - 6:45 am check out Star Gate Tower Hotel tại thành phố Osaka, Japan ra Kansai Intl. Airport lên đường đến Taiwan. 9:45 am tại gate 38, boarding chuyến bay CI159. Bay lúc 10:00 am và sẽ đến phi trừơng Chiang Kai Shek (Tưởng Giới Thạch) của Taiwan lúc 12:20 trưa (giờ của Taiwan). Đến Taiwan, sau khi lấy hành lý và đổi tiền xong (Nam đổi $100 US) thì đi thẳng đến Đài Bắc (Taipei) là thủ đô của Taiwan. Mất 1 tiếng lái xe. Đến Đài Bắc lúc 1:30 pm.
Local Tour Guide của đoàn tại Taiwan là 1 cô gái Việt Nam, vào khoảng 30 tuổi, tên là Anh Thư, người miền Nam, sinh sau năm 1975, quê quán tại Đồng Tháp. Cô qua Đài Loan theo diện kết hôn với người Đài Loan đã được 15 năm. Lúc ở Việt Nam cô đã tốt nghiệp Trung Học, khi qua đây may mắn lấy được người chồng tử tế và tốt nên cô đã được học tiếng Hoa và học xong 4 năm Đại học tại đây. Cô nói tiếng Việt rành rẽ, ca dao tục ngữ đâu vào đó và nói tiếng Hoa như người bản xứ. Cô cho biết chồng cô làm Sư Phụ (tương tự như Supervisor) trong một hảng tiện chế tạo các đồ bằng sắt. Cô có 2 đứa con trai đã lớn, và một gia đình hạnh phúc nên cũng mừng cho cô. Cô bé này làm Tour Guide rất chuyên nghiệp, lanh lẹ, tính tình dễ thương, chịu khó học hỏi và rất bạo mồm miệng, khéo léo nên cả đoàn đều thích. Trong 4 ngày ở Taiwan, ở qua mấy khách sạn tại Taiwan thì chúng tôi cũng có gặp được 2,3 cô dâu Việt Nam làm trong các khách sạn này. Hỏi chuyện thì thấy Cô nào cũng “happy” với đời sống bên này và cũng có vẻ hoà mình tốt với đời sống mới.
1. Đi thăm viện Bảo Tàng Cố Cung Quốc Gia: Đây là một bảo tàng ở quận Sỹ Lâm Đài Bắc , là nơi trưng bày của hơn 697,000 mãnh ghép lịc sử Trung Quốc một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới về các hiện vật hoàng gia và tác phẩm nghệ thuật. Bộ sưu tập bao gồm hơn 10,000 năm lịch sử Trung Hoa từ thời đồ đá mới đến cuối triều đại nhà Thanh. Theo nhiều tư liệu lịch sử về Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, vào năm 1938, khi cuộc chiến tranh Quốc - Cộng trở nên tồi tệ, Tưởng Giới Thạch đã ra quyết định di dời các hiện vật lịch sử đến Đài Loan. Lúc đó, bảo tàng cung điện và 5 tổ chức khác đã quyết định gửi một số di vật quý hiếm được đánh giá cao nhất sang Đài Loan. Những cổ vật này được Tưởng Giới Thạch huy động 2 triệu binh lính, thương gia và các trí thức trung thành chở từ Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh sang Đài Loan. Tưởng Giới Thạch lấy lý do “tránh khỏi việc vua tôi triều đình nhà Thanh bán cho các nước phương Tây cũng như quân đội phát xít Nhật vơ vét”. Tưởng Giới Thạch đã bí mật đem theo và nay những thứ này đã trở thành Quốc Bảo của Đài Loan. Hình dưới đây là cổng đi vào viện Bảo Tàng Cố Cung Quốc gia và Đài tưởng niệm cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch (đứng phía trong sân của Quảng Trường Tự Do chụp ra phía ngoài đường)
2. Cũng tại địa điểm này, còn có Đài tưởng niệm quốc gia Tưởng Giới Thạch rất to lớn, nghe Tour guide Anh Thư nói rằng đài tưởng niệm này do Tưởng Kinh Quốc xây cho Cha của mình (Trung Chính Kỷ Niệm Đường). Đài tưởng niệm được bao quanh bởi một công viên, đứng ở cuối phía đông của Quảng Trường Tự do, rộng hơn 240,000 m² của quận Trung Chính. Nhà tưởng niệm với bốn mặt màu trắng. Mái nhà có màu xanh và hình bát giác, một hình dạng nhìn thu hút với biểu tượng của số 8, một con số truyền thống ở châu Á của sự phong phú và may mắn. Hai bộ cầu thang màu trắng, mỗi bên có 89 bậc dẫn đến lối vào chính để đại diện cho tuổi của Tưởng tại thời điểm ông qua đời. Tầng trệt của đài tưởng niệm chứa một thư viện và một bảo tàng ghi lại cuộc đời và sự nghiệp của Tưởng Giới Thạch, với các triển lãm mô tả chi tiết về lịch sử và sự phát triển của Đài Loan. Tầng trên sảnh chính, trong đó có một bức tượng lớn của Tưởng Giới Thạch, là nơi các buổi lễ được diễn ra đều đặn. Từ sảnh chính nhìn lên trần có mái vòm là biểu tượng Thanh Thiên Bạch Nhật của Quốc Dân Đảng. Trong này ngoài những lịch sử nói về cuộc đời, sự nghiệp của Tưởng Giới Thạch, Museum còn chưng bày những di vật của ông như xe cộ, huân chương của các lãnh tụ trên thế giới trao tặng cho ông khi còn đang sinh thời .... Lễ khởi công đài tưởng niệm vào ngày 31 tháng 10 năm 1976, kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Tưởng. Đài tưởng niệm được chính thức khai trương vào ngày 5 tháng 4 năm 1980, kỷ niệm 5 năm ngày mất của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch.
3. Dinner tại 1 nhà hàng Buffet all you can eat có đầy đủ thịt thà cá mú sea food rau cỏ thật nhiều, tuy nhiên vì mệt quá nên ăn không thấy ngon chút nào. Check in vào Garden Hotel tại Thủ Đô Đài Bắc.
4. Theo chương trình, Tour Guide Anh Thư sẽ đưa đoàn đi thăm chợ đêm Tây Môn Đinh. Nhưng vì mệt quá nên tôi đành phải bỏ không đi được.
April 13-2014 (Sunday): Đài Bắc-Nhật Nguyệt Đàm. 9:30 am check out Garden Hotel lên đường rời khỏi Đài Bắc, cả đoàn sẽ có một cuộc du ngoạn từ miền Bắc đến miền Trung của Đài Loan gồm 3 ngày, 2 đêm. Mọi người chỉ mang theo 1 valise nhỏ vừa đủ đồ dùng cho 3 ngày, 2 đêm, còn valise lớn thì gửi lại khách sạn Garden Hotel.
Đi độ 3 tiếng lái xe thì đến Nhật Nguyệt Đàm. Đài Loan là 1 bán đảo cho nên đất đai không có nhiều mấy, trên đường đi thì thấy phong cảnh, cây cối, đường xá có vẽ khô cằn, không màu mỡ phì nhiêu, phong cảnh nhìn cũng thường thôi chứ không thấy có gì đẹp cho lắm, theo mắt nhìn của tôi thì thấy có vẻ hơi .... nghèo nghèo thì phải. Nghe Anh Thư cho biết chính phủ Đài Loan đã dành rất nhiều sự nâng đỡ cho giới nông nghiệp để dân chúng có thễ sinh sống tốt bằng nghề này.
1.Khi đến Nhật Nguyệt Đàm, trong khi xe bus phải tìm chỗ đậu vào đúng chỗ dành riêng cho bus tour, thì Anh Thư dẫn 38 người chúng tôi đi bộ vòng vèo qua mấy con đường để xuống bến tàu lên Cruise, sẽ đi 1 vòng Cruise trên Nhật Nguyệt Đàm. Trên đường đi chúng tôi nhìn thấy hàng quán 2 bên đường trông có vẻ xập xệ, dân chúng nhìn có vẻ nghèo nàn, lam lũ .... nhìn cảnh vật thì thấy coi bộ hơi giông giống những hàng quán của dân Việt Nam bên mình bán hàng ở những chỗ dành riêng cho du khách .... bên này họ bán hàng cũng giống bên Việt Nam mình, cũng nồi, cũng bếp bày ra nấu nướng các thứ bán ngay trên lề đường cho du khách .... các tiệm bán nước, hàng ăn thì cũng nho nhỏ xập xệ gồm có vài cái ghế và vài cái bàn, bàn ghế giống y như mấy tiệm cắc chú trong Chợ lớn bên Việt Nam mình .... Đặc biệt bên Đài Loan có bán nhiều thứ trái cây giống bên mình như Ổi, Mận, Na .... Khí hậu của Đài Loan trong lúc chúng tôi đến đây thì nóng y như mùa Hè ở Texas của Mỹ vậy. Nóng quá khiến phát mệt luôn!
Trước kia từ hồi bé đến giờ mình đã mê đọc tiểu thuyết của Quỳnh Dao, rồi sau này lại xem truyền hình, xem các phim bộ đóng lại từ chuyện của Quỳnh Dao như Tình Buồn, Xóm Vắng, Giòng Sông Ly Biệt ...... nhìn thấy hình ảnh trong phim và tiểu thuyết mô tả, mình cứ tưởng tượng chắc Nhật Nguyệt Đàm nhìn phải thơ mộng ghê lắm. Trời ơi hôm nay được nhìn tận mắt thì thấy thất vọng nảo nề luôn! Chẳng thấy nó thơ mộng 1 tị nào cả. Hay tại vì bây giờ Nhật Nguyệt Đàm đã bị thương mại hóa bởi những tàu, những thuyền đang nằm dầy đặc dưới bến chờ để chở 1 số lượng du khách khổng lồ trên bờ này, nên Nhật Nguyệt Đàm đã không còn thấy thơ mộng giống như trong phim, trong tiểu thuyết mà mình đã tưởng tượng chăng?
Theo như thông tin cô Anh Thư cho biết thì Nhật Nguyệt Đàm được khám phá ra bởi 1 ông Tù Trưởng bộ lạc đi săn và bị lạc đường, nên ông đã tìm ra được cái hồ này. Trên đường khi chạy quanh Nhật Nguyệt Đàm thì Cruise có đi ngang qua 1 cái cù lao nhỏ nằm ở giửa hồ, là nơi mà tất cả người Đài Loan trên bán đảo này đều bị cấm không được phép đặt chân lên đó. Chỉ riêng có 6 người đàn bà trong 1 bộ tộc thổ dân của bán đảo Đài Loan này là được đặc quyền đặt chân lên cái cù lao nhỏ đó, và họ chỉ ra để làm lễ tế thần bộ lạc của họ ở đó mà thôi. Những bộ lạc này theo chế độ Mẫu hệ nên đàn bà trong bộ lạc đều là người dẫn đầu. Hiện nay chỉ còn có 15 bộ tộc thổ dân (original people của đảo) là còn sống trên bán đảo này mà thôi.
2.Sau khi Cruise chở cả đoàn đi 1 vòng Nhật Nguyệt Đàm xong, lại ghé vào một chỗ trên núi có tên là Văn Vỏ Tự. Đây là nơi thờ ông Quan Công, Nhạc Phi và Khổng Tử.
Ôi trời, người leo lên núi vào miếu đông như kiến, chen chân không lọt. Những người không muốn leo lên núi cao như mình, cố gắng tìm 1 chỗ ngồi trên các bậc đá để nghỉ chân cũng tìm không ra vì người ở đâu mà đông thế hở trời? Chung quanh mình nghe tiếng Tàu nói um sùm trời đất, đã thế lại còn nóng như điên nửa! Đành phải cố gắng tìm cho được 1 chỗ tàm tạm có bóng mát ngồi chờ đến giờ hẹn ra bến tàu để lên Cruise vào lại đất liền vậy. Nghe nói có 1 hảng xưởng nào đó, cuối tuần họ tổ chức cho nhân viên đi "dã ngoại" cho nên chỗ này hôm nay mới đông người như vậy.
3. Sau khi rời khỏi bến tàu thì bus chở đi ăn trưa tại 1 quán nhà vườn gần Nhật Nguyệt Đàm. Thức ăn cũng tàm tạm thôi. Không biết tại sao cũng là thức ăn Tàu mà nó không có cái “taste” như mình đã ăn ở mấy tiệm Tàu bên Mỹ nhỉ? Hình như họ nêm nếm hơi nhạt và có quá nhiều dầu mỡ hơn các tiệm Tàu ở Mỹ.
4. Thăm làng dân tộc Đức Hoá: Đây là chỗ cư trú riêng biệt của “một bộ tộc thổ dân” tại đảo Đài Loan (original people của đảo). Hiện tại có cả thảy 15 bộ tộc thổ dân còn sống tại Đài Loan. Anh Thư cho biết, hiện nay 90% dân Đài Loan đều là người Hoa đã di cư từ Lục Địa theo Tưởng Giới Thạch sang bán đảo này khi Cộng Sản đánh chiếm Lục Địa. Còn 2,3 % là dân tứ xứ khác đến định cư và trở thành dân Đài Loan. Dân của 15 bộ tộc (original people) sống tụ họp lại thành 1 chỗ và đựơc hửơng những quyền lợi đặc biệt mà chính phủ Đài Loan dành riêng cho họ. Mình nghĩ như thế cũng là hợp lý vì người Hoa chạy cộng sản từ lục địa sang rồi chiếm đất của thổ dân người ta mà không dành những quyền lợi đặc biệt cho họ thì coi sao được? Một cô gái xưng là Princess của bộ tộc Đức Hóa này cho biết, bộ tộc Cô ngày nay có cả thảy hơn 400 ngừơi, nhưng chỉ có độ 259 người là Original, số còn lại thì đã bị “mix” với các giống dân khác rồi. Tỷ dụ như tại đây mình có gặp 4 cô dâu Việt Nam, cô nào cũng xinh xắn, trắng trẻo, nhanh nhẹn, đã được các chàng trai trong bộ tộc qua Việt Nam cưới đem về. Trong số này có 2 chị em một Cô ở quận 8 Sài Gòn lấy 2 Hoàng Tử của bộ tộc này, và bổn phận của các cô là hàng ngày ra chỗ này để phụ tiếp khách du lịch. Hỏi tại sao các hoàng tử này không lấy các cô gái Đài Loan mà phải về Việt Nam tìm vợ? Các cô dâu Việt Nam cho biết là mấy hoàng tử này bị ế vợ, phải đi tìm để cưới gái nước khác là vì các hoàng tử ..... ăn trầu, nên bị các cô gái Đài Loan chê!
Nhân đây cũng xin được kể lại theo lời của Tour guide Anh Thư, truớc đây tại Đài Loan 90% đàn ông đều ….. ăn trầu. Nhất là thành phần công nhân, thợ thuyền, và những người làm nghề lái xe truck đường trường. Ăn trầu vào để giử cho họ được tỉnh táo, khoẻ và ấm để có thễ làm việc nhiều, dai sức hơn. Sau này, vì đời sống càng ngày càng văn minh nên số đàn ông ăn trầu cũng giảm bớt đi, nhưng không phải là không còn người ăn trầu nửa. Khắp cả Đài Loan, trên đường đi thỉnh thoảng mình sẽ nhìn thấy có những kios bán trầu cho các ông Đài Loan này, do những cô gái trẻ được mệnh danh là “Tây Thi” bán trầu. Các cô này trông rất hấp dẫn vì đều trẻ đẹp, mặc mini jupe hở cổ, hở ngực, hở đùi (phần nhiều là áo màu tím). Các cô ngồi bên trong các kios, khi cần mua, các ông ngừng xe và các cô đem trầu ra đến tận xe.
Trở lại chuyện tại làng dân tộc Đức Hoá, sau khi các cô gái trẻ trong bộ tộc ra nhảy múa trình diễn những điệu vũ dân tộc cho khách du lịch xem xong, thì những cô gái này sẽ bắt đầu mời mọi người đi xem chung quanh cửa hàng và chào mời những đặc sản của người thổ dân Đức Hoá như nấm Linh Chi (đã làm thành viên nhộng), dầu cù là .....và rất nhiều thứ đặc sản khác do người của bộ tộc làm ra.
5. Rời khỏi làng Dân tộc Đức Hóa, chúng tôi được check in vào Fleur De Chine Sun Moon Lake Hotel. Khách sạn thật đẹp và quá sang trọng, có cả nước khoáng dẫn thẳng vào bathtub trong phòng, và 1 đĩa trái cây Việt Nam để sẳn trong phòng cho mình ăn.
6. Ăn tối ngay tại khách sạn. Đồ ăn rất nhiều và rất ngon, cá sống thật tươi, muốn ăn loại cá gì, và muốn ăn bao nhiêu thì khách cứ chỉ cho họ thái ra cho mình, khung cảnh sang trọng vô cùng. Ăn sáng cũng thật là ngon và đồ ăn nhiều món ngon quá mà chỉ tiếc là mình không có bụng để ăn hết được.
7. Buổi tối, tại khách sạn có dịch vụ free cho mọi người đi ngâm suối Ôn Tuyền, lại còn có tổ chức show ca hát cho khách đến ở trong Hotel xem. Thấy Tour Guide cho biết đây là một chain Hotel sang nhất tại Đài Loan. Đọc giá biểu thì thấy giá phòng thường cho 1 đêm là hơn $400 dollars (13,000.00 tiền Đài Loan).
April 14-2014 (Monday): Nhật Nguyệt Đàm-Đài Nam-Cao Hùng.
Check out & rời Hotel lúc 9:00 am. Trên đường đi Đài Nam, Anh Thư muốn cho mọi người được ăn thử cũng như nhìn thấy qua các cô gái được mệnh danh là "Tây Thi bán trầu", nên đã cho xe ghé vào 1 kios để cho chúng tôi chiêm ngưỡng các nàng Tây Thi mặc mini jupe bán trầu, cũng như mua 2 túi trầu rồi chia cho mọi người xem và ăn thử. Quả cau của Đài Loan nhỏ xíu như quả nho chứ không giống như cau của Việt Nam, lúc ăn thì ăn luôn vỏ, miếng trầu có quết 1 tí vôi trắng rồi quấn chung quanh quả cau chỉ vừa ăn 1 miếng. Mình ăn thử 1 miếng thì thấy có vị đắng chứ không cay nồng như miếng trầu cau của Việt Nam, nhưng cũng say ra phết.
1.Đi Cố Đô Đài Nam (Tainan). Trên đường đi cả đoàn được mời ghé vào uống thử trà Ôlong, một đặc sản của Đài Loan. Sau khi xuống xe bus, chúng tôi nhìn thấy ở trước sân của tiệm họ cho trồng sẳn vài luống trà để du khách được xem tận mắt lá trà của họ. Mọi người được mời đội nón lá cho đỡ nắng, và đi dạo qua những luống trà để chụp hình. Sau đó thì dĩ nhiên là bị mời vào tiệm uống trà rồi được quảng cáo nhiều thứ, ngoài những thứ trà bình thường pha nước uống, họ còn làm cả bột trà để uống hoặc dùng để làm mask đắp mặt .... ôi thôi nhiều thứ lắm lắm. Hai xe bus gần 80 người, dĩ nhiên là tiệm cũng sẽ bán được không ít hàng cho cái đám khách này. Tại đây chúng tôi cũng lại gặp vài cô dâu Việt Nam bưng trà và bán hàng nửa. Sau đó thì đoàn ghé ăn trưa tại 1 tiệm ăn Tàu có hương vị Đài Nam.
2.Thăm Cổ Thành Pháo Đài Cổ An Bình (xây bởi người Hà Lan).
Pháo đài Anping Fort hay pháo đài An Bình (hoặc An Bình cổ bảo) thực sự là một công trình lớn. Pháo đài do người Hà Lan xây dựng từ thế kỷ 17, tại quận An Bình, thành phố Đài Nam, Đài Loan hiện nay.
3.Thăm đền Trịnh Thành Công - người vỏ tướng cuối cùng của phong trào "phản Thanh phục Minh".
4. Thăm đền bà Thiên Hậu.
Đền Bà Thiên Hậu là ngôi đền đạo Lão lâu đời nhất ở Cao Hùng, thuộc thành phố Cao Hùng ở Đài Nam, có từ thế kỷ 17. Thiên Hậu Thánh mẫu được xem như một vị thần tối cao bảo trợ của ngư phủ và những người đi biển, được tôn kính đặc biệt trong các đạo giáo tại các quốc gia Đông Nam Á và nhất là tại Đài Loan. Vì không có nhiều giờ, cũng như thấy đông quá, chúng tôi không có vào bên trong, chỉ đứng bên ngoài chụp qua vài tấm hình mà thôi.
5.Thăm lầu Chih-kan Lou (Xích Khảm Lầu) thành cổ xây bởi người Hà Lan. Đây là địa điểm Trịnh Thành Công thắng trận đầu tiên để làm bàn đạp đánh tiếp vào thành cổ An Bình và đuổi hẳn người Hà Lan ra khỏi Đài Loan.
Các địa điểm 2, 3, 4 và 5 thì đều ở gần gần nhau cho nên khi xuống bus, chúng tôi được hướng dẫn đi bộ từ chỗ nọ sang chỗ kia thôi. Trên đường đi từ chỗ nọ sang chỗ kia thì thấy những người dân buôn bán, hàng quán trên đường dẫn vào các nơi cho du khách đến xem .... chỗ nào cũng có vẽ giống giống như ở Chợ Lớn Việt Nam, nhất là ở khu Đền bà Thiên Hậu, thấy giống khu Chợ lớn quá. Đặc biệt ở Đài Nam này có nhiều trái cây giống Việt Nam mình như quả Ổi xá lỵ, quả Mận, quả Na, Xoài, Khế .... giá cũng vừa phải chứ không mắc lắm.
7.Sau đó lên đừơng đi Cao Hùng, 1 thành phố của Đài Loan (1 giờ lái xe). Đến đây, chúng tôi được dẫn đi coi giòng sông Ái Hà (Love River). Giòng sông không đẹp lắm nhưng có 1 giá trị lịch sử đối với người Đài Loan nên du khách nào đến Cao Hùng thì Tour cũng đưa khách đến đây.
8.Sau đó đi thăm đời sống chợ đêm Lục Hợp. Cái chợ này cũng tương tợ như chợ đêm ngay gần bên hông chợ Bến Thành ở Việt Nam của mình sau này. Chợ đêm Lục Hợp, thật ra nó chỉ là 1 con đường thật dài, hai bên là cửa tiệm, giờ này tối các tiệm đã đóng cửa, con đường này được đóng lại không cho xe cộ ra vào và các xe bán hàng đậu dài dài kín hết cả con đường này. Nhiều nhất là hàng ăn, mỗi 1 xe bày biện hàng của mình ra và có bày thêm 1 cái bàn nhỏ và vài cái ghế cho khách ngồi ăn, đó là những hàng như mì, hủ tiếu, cháo, seafood nướng .... còn những xe hàng với đồ ăn cho khách mua cầm tay ăn ngay cũng rất nhiều. Trong chợ, ngay tại giữa đường đi họ có bày bàn và ghế cho ai muốn ngồi ăn thì ngồi. Wow! đồ ăn nhiều và bày biện trông ngon lành quá sức, tôm, cua, cá, mực, vịt, gà ..... món gì nhìn cũng ngon lành cả. Có cả 2 xe bán "đậu hủ thúi" cũng có mặt ở đây. Trông thấy mấy xe đồ ăn này ai cũng muốn mua ăn ngay, nhưng được biết sau khi thăm chợ xong thì tour sẽ đưa mọi người đi ăn tối nên không ai dám thử đồ ăn ở đây cả vì sợ no bụng thì không ăn tối được, nên đành bu quanh mấy xe bắp luộc, khô mực nướng hay xe trái cây mua Ổi, Na để tối về khách sạn ăn vậy. Quà của các chị Nato cũng được mình mua từ ở chợ đêm Lục Hợp này đấy.
Sau khi rời chợ đêm, chúng tôi được đưa đi ăn tối tại 1 tiệm ăn có hương vị của Cao Hùng. Đồ ăn Cao Hùng coi bộ không được ngon cho lắm. Biết vậy hồi nảy mình mua tôm càng nướng, hoặc ăn Mì hoành thánh ở chợ đêm Lục Hợp coi bộ còn có lý hơn là ba cái thức ăn dở ẹt đầy dầu mỡ tại restaurant này.
Check in Eda Skylark Hotel.
April 15-2014 (Tuesday) Cao Hùng - Đài Bắc
Check out Eda Skylark Hotel. Lên đường đi thăm Phật Quang Sơn Tự (Fo Guang Shan Buddha Memorial Center). Phật Quang Sơn Tự (Fo Guang Shan Buddha Memorial Center) còn được gọi là Núi Phật Quang. Fo Guang Shan là một trong những tổ chức Phật giáo lâu đời nhất và cũng là một trong những tổ chức lớn nhất ở Đài Loan. Trung tâm được xây dựng trên khu đất rộng 100 ha và là nơi lưu giử di tích Răng của Đức Phật. Di tích nổi tiếng này đã được vị Lạt ma Tây Tạng, Kunga Dorje Rinpoche, tặng cho Hòa thượng Hsing Yun. Vị Lạt ma Tây Tạng trước đây đã giữ gìn thánh tích này trong vòng 30 năm.
Ngôi chùa này nhìn thật to lớn và đẹp quá sức. Từ ngoài cổng chính đi lên tuốt phía trên, đến được Tượng Phật thật to ngồi cao trên đỉnh cũng phải hụt hết cả hơi. Từ ngoài cổng chính đi dần lên cao, hai bên đường có 8 cái tháp cao, đi dần dần lên là một tượng Phật khổng lồ bằng đồng ngồi ở đỉnh trên cùng. Phía 2 bên tượng Phật cũng có 2 cái tháp, 1 bên là tháp trống và 1 bên là tháp chuông. Tả ra là vậy, nhưng phải chính mắt nhìn thấy cảnh hùng vĩ của nó thì mới thấy hết được cái đẹp của ngôi Phật tự này. Nghe nói chùa Tây Lai ở California bên Mỹ là chi nhánh của ngôi chùa Fo Guang Shan này.
Mọi người sau đó theo Anh Thư đi vào bên trong chùa để viếng Tàng Kinh Các cũng như xem Xá Lợi của Phật Thích Ca, nhưng mình vì mãi mê chụp những cảnh tượng hùng vĩ ở phía ngoài chùa nên đã không theo vào trong đó.
11:30 am Ăn trưa tại 1 quán ăn chay cũng nằm trong khu Memorial này. Quán ăn rất sạch sẽ, chén đủa sạch đẹp, đồ ăn tuy là chay nhưng rất ngon.
Hình chụp đoàn du lịch ATNT Tours tại Đền Trịnh Thành Công ở Đài Nam.
1:00 pm lên xe quay trở về Taipei (mất 4 giờ lái xe). Trên đường đi xe ngừng 2 lần cho các ông đi "lắc đầu rồng" và các bà đi "mở mắt phượng". Từ thành phố nọ chạy qua thành phố kia trên đường thiên lý ở Đài Loan họ cũng có xây những khu tựa như “rest area” để cho khách du lịch ngừng đi vệ sinh, những khu này cũng có nhiều hàng quán bán nước uống và đủ các loại bánh trái nửa (tựa giống như bên Nhật nhưng coi xập xệ và không được sạch sẽ bằng của Nhật). Phòng vệ sinh công cộng tại đây họ xây rất nhiều, nhưng vì số lượng du khách quá đông nên thường là mình phải xếp hàng chờ đợi rất lâu. Những “rest area” như thế này tại Đài Loan không được sạch sẽ sang trọng như bên Nhật, và cho đến giờ này Đài Loan vẫn còn xài loại toilet ngồi xẹp xuống (squats). Thường thì trước cửa phòng toilet, họ có dán hình sẳn trên cửa cho mình biết phòng nào là Western hay Squats để mình chọn lựa trước khi vào. Ôi trời, đi vệ sinh mà phải dùng "cầu squats" ngồi xẹp xuống mà nhất lại là nơi công cộng nửa thì đúng là một cực hình quý vị ạ. Tội nhất cho những bà con nào bị trở ngại của hai cái khớp gối không quen ngồi chồm hổm theo kiểu của các bác bộ đội VC thì đúng là một cực hình. Mỗi chỗ rest area như vầy thường là lúc nào cũng có tới mấy chục chiếc bus tour ngừng lại, mỗi bus cũng phải 40 người, người ngừng lại dùng toilet đông như kiến. Muốn xong thật nhanh cũng đâu có cơ hội cho mình được chọn lựa western hay squats nửa, hễ thấy hàng nào ngắn thì cứ xếp hàng đứng vào chứ không nên lựa chọn vì bus sẽ không chờ đợi mình lâu nha. Vì vậy "tip for travel" khi đi đường trường như thế này là không nên mặc quần có cài cúc và zipper, mà chỉ nên mặc quần lưng giây thung mà thôi, vào đến bên trong chỉ cần tuột xuống cho nhanh rồi ra nhé các bác.
Trên đường về trước khi vào Đài Bắc thì Tour Guide cho ngừng tại 1 trung tâm sản xuất bánh ngọt nhân dứa, nói là để giới thiệu cho du khách biết về một khía cạnh thương mại và sản xuất tại Đài Loan. Thế là 80 con người của 2 xe bus lại chia nhau lên lầu, đi lên thang cuốn 2 bên có chưng bày toàn là những quả dứa và đèn trang trí .... sau đó chúng tôi được mời vào xem phim và thuyết trình về cách làm bánh của họ, rồi giới thiệu lung tung nhiều thứ rất mất giờ nên mình quên hết rồi. Nhưng còn nhớ là sau đó thì 80 con người của 2 cái xe bus này lại được hướng dẫn tràn vào nơi bán bánh của họ. Trên các counter, họ đã thái sẳn những loại bánh có đủ mọi loại nhân bỏ vào trong một cái hộp cho mình ăn thử, cũng như đã để sẳn những “order form” cho mình lựa chọn bánh để mua. Trời ơi, ba cái loại bánh này bên Mỹ thiếu gì tại sao lại phải bê về từ tận Đài Loan hở trời! Nhưng quả thật là ngạc nhiên khi mình thấy các bà các cô trên 2 xe bus của đoàn mình cũng hồ hởi mua! Và càng ngạc nhiên hơn nửa khi thấy có mấy bà thím Tàu (không biết là tourist Tàu đại lục hay Tàu ở đâu), họ đã order mấy thùng bánh bự thiệt là bự nửa mới ghê chứ. Ôi trời, đứng trong này lâu chắc chỉ có chết vì chỗ thì chật mà người thì đông và ồn ào vô kể, mình phải vội vàng chuồn ra ngoài liền các bác ạ.
Về đến Taipei lúc 7:15 pm. Tour guide đưa đi xem qua khu Shopping được gọi là “101 Tower”. Nghe nói du khách nào đến Đài Loan cũng được đưa đến chiêm ngưỡng cái tháp này. Đây là toà tháp cao nhất của Đài Loan (trước kia được list là cao thứ 2 sau toà tháp của Dubai, nhưng hiện nay 2014 đã tụt xuống hàng thứ 4 hay 5 trên thế giới rồi).
Mọi người hồ hỡi theo Anh Thư đi vào bên trong tòa nhà 101 để xem shopping ra sao, nhưng mình không vào vì không có nhu cầu đi shopping, nên chỉ đứng ở phía bên ngoài để chụp hình cảnh nọ, cảnh kia trong khi chờ đợi nhóm vào bên trong thôi. Hôm nay trăng 16 lên nhìn rất đẹp, nhưng tiếc là mình chỉ mang theo cái Sony Nex-7 nên hình chụp ra không thấy đẹp lắm. Đứng lơ ngơ bên ngoài ngó trời ngó đất, nhìn tới, nhìn lui thế mà mình cũng chứng kiến được nhiều cảnh rất là hoạt kê và cảm thấy bên Đài Loan này họ cũng dân chủ ra phết! Ngay trước cửa tòa nhà shopping 101, mình thấy có một nhóm 5,6 người đứng dàn ngang giăng biểu ngử biểu tình chống Trung Cộng, trong khi đó có 1 ông Tàu già tay cầm 1 cây cờ Trung Cộng to thật to đỏ hoét màu máu giơ cao thẳng đứng, ông đứng trong tư thế nghiêm giơ tay chào theo kiểu nhà binh, bên thắt lưng thì đeo theo 1 cái máy cassett nhỏ phát ra um sùm bài quốc ca Trung Cộng! Hai bên cứ đứng dàn ngang trước mặt nhau thản nhiên làm nhiệm vụ của họ. Rồi thì dưới đường trước cửa của tòa nhà 101 có nhiều xe phóng thanh cứ chạy tới chạy lui, xe thì phát thanh bài quốc ca Đài Loan, xe thì phát thanh quốc ca của Trung Cộng .... mọi thứ cứ đối chọi ồn ào, làm um sùm trước cửa shopping của người ta mà tuyệt nhiên chẳng thấy có anh công an hay cảnh sát nào làm gì họ cả. Mấy thứ này ầm ỉ một hồi lâu, sau khi thấy lượng người trước cửa 101 tower đã giản bớt đi không còn đông người chú ý đến họ nửa, thì hai bên cũng từ từ thu dọn cờ quạt rồi…. tan hàng! vì lúc ấy trời đã bắt đầu lạnh nhiều rồi. He he he, cảnh này mà xảy ra như thế ở Việt Nam á? thì sẽ có mấy tên Công An Cảnh Sát đem xe đến xúc liền, hoặc là sẽ nhào tới đạp thẳng cho một cái vào mặt là cái chắc rồi.
Đêm nay chúng tôi được ăn tối tại 1 tiệm ăn của người Hoa nấu theo phong cách Thái Lan với canh đồ biển kiểu Thái Lan, trứng tráng kiểu VN .... đại khái thì ăn cũng thấy tạm được. Check in trở lại Taipei Garden Hotel lúc 8:30 pm (nơi vẫn còn giử hành lý lớn của mọi người). Tối nay tôi cùng với Yến phải đi bộ ra ngoài Hotel 2 block đường để tìm chỗ làm Foot Massage vì chân lại xưng to quá rồi. Foot massage ở Đài Loan có rẻ hơn ở Nhật một chút, $18 đô cho 1/2 nửa giờ chưa có tip, tip luôn cost $500 tiền Đài Loan, nhưng cũng chỉ massage từ đầu gối đến bàn chân mà thôi. END OF TAIWAN TOUR
Bài kế tiếp: Hàn Quốc
Nam Mai --