Nữ hoàng Elizabeth II: 1926-2022

Nữ hoàng Elizabeth II: 1926-2022

“Nữ hoàng đã nhắm mắt bình yên tại Balmoral vào chiều nay,” Hoàng gia Anh cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Năm, 8 Tháng Chín.

Nữ hoàng Elizabeth II, người ở ngôi vị cao nhất Vương quốc Anh trong suốt 70 năm, người bước qua các cuộc chiến tranh, nhiều trận đại dịch, 14 đời thủ tướng Anh, đã qua đời ở tuổi 96. Con trai lớn của bà, Hoàng tử Charles, trở thành Vua nước Anh từ hôm nay.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II có tên đầy đủ là Elizabeth Alexandra Mary, sinh năm 1926, là con đầu lòng của Công tước và Nữ công tước xứ York. Tháng Mười Một năm 1947, bà kết hôn với Hoàng tử Hy Lạp Trung úy Philip Mountbatten tại Tu viện Westminster. Để có thể cưới Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng thân Philip phải từ bỏ tước hiệu hoàng tử Hy Lạp của mình để trở thành công dân Anh. Cuộc sống hôn nhân trọn vẹn suốt 74 năm –

Bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh, từ năm 1953. Lịch sử nước Anh đã gọi cuộc lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II là một quyết định “bất đắc dĩ” khi còn rất trẻ, nhưng bà đã cống hiến cả cuộc đời cho sự hưng thịnh của Anh quốc.

Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh theo dòng sự kiện đặc biệt xuyên suốt 96 năm của Nữ hoàng Elizabeth II.

Nhà vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth trong lễ rửa tội cho công chúa Elizabeth năm 1926.
Elizabeth, 1928
Elizabeth, 1930

 

Lễ cưới của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip năm 1947 tại Tu viện Westminster


Nữ hoàng và Hoàng thân Philip nhận lời chúc phúc từ Tổng Giám mục Canterbury Lord Fisher


Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip vẫy chào thần dân từ balcony Điện Buckingham sau buổi lễ đăng quang của Nữ hoàng ngày 2 Tháng Sáu năm 1953.

Một ảnh chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II

Nữ hoàng Elizabeth II năm 26 tuổi. Bà đã đi vào lịch sử với vai trò là nữ hoàng trẻ nhất phát biểu khai mạc cuộc họp Quốc hội trong triều đại trị vì của mình. Bài phát biểu do chính phủ soạn thảo, nói rõ nước Anh sẽ quay trở lại Chủ nghĩa Tư bản vào năm 1953 bằng cách phi quốc hữu hóa các ngành công nghiệp thép và vận tải đường bộ.
Nữ hoàng tại cuộc họp Quốc hội năm 1966
Gia đình quyền lực nhất của Vương quốc Anh năm 1972. Từ trái sang phải: Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew, Hoàng thân Philip, Nữ hoàng Elizabeth, Hoàng tử Edward và Hoàng tử Charles
Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh đến Nhà thờ St. Paul để làm lễ tạ ơn nhân dịp nhân sinh nhật lần thứ 80 của Nữ hoàng
Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh đến Nhà thờ St. Paul trong dịp nhân sinh nhật lần thứ 90 của Nữ hoàng, 12 Tháng Sáu, năm 2016

Những chiếc nón thời trang đã trở thành hình ảnh rất đặc biệt của Nữ hoàng Elizabeth II

Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tử  Charles, Prince of Wales – người vừa trở thành Vua nước Anh.

70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II: Đường đến ngai vàng

Nữ hoàng Elizabeth II đọc diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày D-Day (ngày quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp để giải phóng châu Âu) năm 1994. Bên cạnh bà là Tổng thống Pháp Francois Mitterand (1916-1996) và Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh Tim Graham Photo Library via Getty Images
 

Tuần đầu tháng Sáu 2022 liên tiếp diễn ra nhiều sự kiện trọng đại mừng đại lễ platinum 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Nhân dịp này hãy nhìn lại con đường đến ngai vàng của vị nữ hoàng có thời gian trị vì lâu nhất thế giới và hiện vẫn còn sung mãn. 

Lilibet chào đời

Mùa Xuân năm 1926 không đẹp mà nhiều mưa, ẩm ướt, lạnh. Ngày 21 tháng Tư tại London những cơn gió lạnh buốt như tát vào mặt khách bộ hành dọc theo bờ sông Thames. Một bé gái đã chọn ngày ấy để chào đời tại số 17 đường Bruton trong khu phố nhà giàu Mayfair, được đặt tên là Elizabeth Alexandra Mary Windsor. Mẹ của bé là nữ Công tước xứ York và bé là con đầu lòng của Hoàng tử Albert, người xếp thứ hai trong trật tự thừa kế ngai vàng Vương quốc Anh, sau David, Hoàng tử xứ Wales. Có nghĩa là bé xếp thứ ba trong thứ tự thừa kế.

Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tại lâu đài Windsor tháng Sáu năm ngoái nhân dịp ông Biden đến Anh quốc dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển. Ảnh Steve Parsons – WPA Pool/Getty Images

Trong gia đình vương giả này, bé được gọi thân mật là Lilibet, lớn lên đi học, nghỉ dưỡng tại London và lâu đài Windsor. Ở thủ đô, bố mẹ và hai anh của cô sống trong một dinh thự ở số 145 đường Piccadilly, đúng kiểu quý tộc Anh, gần Hyde Park Corner và cách Điện Buckingham chỉ vài phút đi bộ. Năm 1930, Lilibet đón chào em gái là công chúa Margaret.

Tuy phải tuân thủ những quy tắc giao tế khá nghiêm khắc dành cho các thành viên hoàng gia nhưng cuộc sống hàng ngày của Lilibet rất cân bằng, đều đặn và không quá gò bó, khó chịu. Mẹ của cô phụ trách việc giáo dục hai công chúa nhỏ của mình, tùy từng môn học mà có thầy cô hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, nghiêm túc. Vào các ngày nghỉ cuối tuần, dịp lễ, gia đình đến lâu đài Windsor, lao vào những thú vui thể thao ngoài trời như cưỡi ngựa, đi săn với đàn chó.

Bố cô, hàng thứ hai theo thứ tự thừa kế ngai vàng, thường nói, “Chúng ta cố gắng sống như một gia đình bình thường, như một tế bào nhỏ của toàn xã hội”. Ông bị tật nói lắp nên ngại xuất hiện trước công chúng và triều đình cũng không đòi hỏi ông phải ra ngoài nhiều. Nhờ vậy mà ông có nhiều thời giờ dành cho tiểu tế bào của mình, dùng các bữa trưa, bữa tối với vợ hai con gái. Vợ ông cũng luôn tìm cách tránh xa những bựa tiệc cung đình thường diễn ra vào buổi tối. Bố của Lilibet khác hẳn Thái tử David, một người đàn ông sành điệu hưởng thụ lạc thú trần gian và vẫn mãi độc thân!

Theo lời kể của bà vú nuôi Marion Crawford, Elizabeth là một thiếu nữ rất nghiêm túc, kiên nhẫn, chăm chỉ và đặc biệt là rất kỹ tính. Nửa đêm thức giấc, Elizabeth xem lại áo váy mình đã dọn dẵn cho ngày mai chưa, giày có chải bóng và xếp gọn gàng hay không. Cô xếp theo thứ tự lớn nhỏ những viên kẹo mà bố mẹ đưa cho sau bữa ăn trưa và ăn trước những viên nhỏ, dành những viên lớn cho dịp khác. Giấy gói những món quà mà gia đình nhận được đều được cô thu hồi, xếp gấp thật phẳng.

Cuộc chiến ở Windsor

Khi Vua George V băng hà ngày 20 tháng Một 1936, người con trai cả David lên ngôi lấy hiệu là Edward VIII nên công chúa Elizabeth lên hàng thứ hai trong trật tự thừa kế ngai vàng vì tân vương vẫn độc thân. Elizabeth thản nhiên sống những ngày tháng tuổi trẻ hồn nhiên mà không hay biết cơn bão ngầm đã rì rầm trong hoàng gia để rồi bùng nổ mạnh. Vì quan hệ tình cảm với Wallis Simpson, một phụ nữ Mỹ đã ly dị chồng, Vua Edward VIII bị áp lực phải từ bỏ ngai vàng vào ngày 11 tháng Mười Hai 1936.

Bố của Elizabeth, tức Albert, Công tước xứ York miễn cưỡng trở thành vua, danh hiệu George VI. Không hề được hướng dẫn, chuẩn bị trước, tính tình lại hiền hòa, lẩn tránh đám đông nên Vua George VI không được nể trọng mà chỉ được quý mến. Vì ông đúng là một người chủ gia đình hoàn hảo, có vợ hiền, con ngoan. Phần Elizabeth thì chỉ ngày trước ngày sau đã trở thành nhân vật số một trong thứ tự thừa kế ngai vàng Vương quốc Anh và Khối Thịnh vượng Chung (Commonwealth of Nations) bao gồm 54 quốc gia với đa số là thuộc địa cũ của Đế chế Anh. Cô miễn cưỡng dọn dẹp cùng bố mẹ và em gái vào sống trong Điện Buckingham.

 
Nữ nghệ sĩ Alicia Keys biểu diễn trên sân khấu trước Điện Buckingham ở London hôm 4 tháng Sáu 2022 mừng kỷ niệm 70 năm ngày đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị. Ảnh Jeff J Mitchell – WPA Pool/Getty Images

Ba năm sau, cô công chúa này bắt đầu học nghề lãnh đạo vì vào tháng Chín 1939, Thế Chiến II đã bùng nổ. Vua George VI và hoàng hậu không chấp nhận bay sang Canada tránh bom từ các đoàn máy bay ném bom của Luftwaffe (Không lực Đức); họ ở lại London cùng với thần dân của mình. Elizabeth, 14 tuổi và Margaret, 12 tuổi cũng ở lại nước Anh nhưng tránh bom trong Lâu đài Windsor.

Năm 1944, khi được 18 tuổi và được sự chấp thuận của nhà vua, công chúa Elizabeth gia nhập lực lượng nữ quân Anh Auxiliary Territorial Services (ATS), học lái xe tải quân sự và sửa chữa động cơ. Và công chúa còn được sung vào số 400 thành viên Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ cố vấn, phụ lực cho nhà vua trong thời chinh chiến. Vài tháng sau đó, khi đã 19 tuổi rưỡi, công chúa Elizabeth Alexandra Mary Windsor nhận giấy phép lái xe vận tải quân sự, gia nhập đội quân dự bị, số quân 230873.

Khi tiếng súng đã im, hòa bình trở lại, cô có những dịp được tháp tùng vua và hoàng hậu đi thăm các địa phương ở Anh cũng như các nước Commonwealth. Năm 21 tuổi, trong chuyến thăm Nam Phi, cô đọc diễn văn được truyền thanh khắp thế giới, cam kết “cống hiến cuộc đời mình cho nhiệm vụ và trách nhiệm”. Và lịch sử đã chứng mình Elizabeth không hề lỗi với lời hứa ấy.

Ngày 10 tháng Bảy 1947, Công chúa Elizabeth đính hôn với trung úy Philip, một hoàng tử Hy Lạp, là huấn luyện viên trong Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Navy), từng có những thành tích xuất sắc trong thời chiến. Chú của Philip là Lord Mountbatten, phó vương cuối cùng của Ấn Độ khi đất nước này còn là thuộc địa của Anh. Lễ cưới của họ diễn ra trong nhà thờ của tu viện Westminster, London. Ba tháng sau, họ báo tin vui cho vua cha rằng họ sắp có con. Hoàng tử Charles chào đời ngày 14 tháng Mười Một 1948. Chưa đầy hai năm sau thì Công chúa Ann cũng ra đời. Sau này, họ còn có thêm hai hoàng tử Andrew (sinh năm 1960) và Edward (sinh 1964)

Tân nữ hoàng

Toàn cảnh buổi tiệc nghệ thuật mừng kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị trước Điện Buckingham ở London, kéo dài từ ngày 2 đến ngày 5 tháng Sáu 2022. Ảnh Hannah McKay – WPA Pool/Getty Images

Vua George VI nghiện hút thuốc nên sức khỏe yếu dần theo năm tháng, nhiều việc quan trọng phải giao phó cho con gái Elizabeth. Ngày 24 tháng Chín 1951, ông phải chịu cuộc đại phẫu, cắt bỏ một phần lá phổi bên trái đã bị ung thư gặm nhấm. Công chúa Elizabeth và chồng đã sẵn sàng, họ thay mặt bố đi thăm Kenya, chặng đầu tiên của chuyến thăm hoàng gia qua nhiều nước Commonwealth. Ngày 31 tháng Một 1952, công chúa lên máy bay, quay đầu nhìn lại thấy bố vẫy tay tiễn biệt, dáng vẻ mệt mỏi lắm.

Một tuần qua đi, cặp vợ chồng hoàng gia đang ngụ trong Treetops, một khách sạn xây trên dàn cây cao to ở thung lũng Abderare, miền Bắc nước Kenya, thì nhận điện tín khẩn báo vua cha đã băng hà. Họ tức tốc thu xếp trở về nước Anh. “Không một giọt nước nước mắt, dáng người vẫn thẳng, hai gò má hơi hồng đỏ, công chua đã biết đón chờ định mạng” là những gì mà cô thư ký riêng Martin Chartle đã viết lại sau này. Trong chuyến bay, chỉ sau khi đã khóa mình trong cabin riêng, công chúa mới bật khóc. Và cứ khóc cho đến khi máy bay hạ cánh.

Giữa buổi trưa ngày hôm sau, tại phi trường ở thủ đô London, các nhà lãnh đạo chính trị dẫn đầu bởi Thủ tướng Winston Churchill đều đã có mặt đón tiếp nữ hoàng mới của họ. Cửa máy bay mở ra, một phụ nữ trẻ, dáng vẻ mỏng manh, làn da xanh lợt, đầu đội nón có phủ lông chim, khoác trên vai là áo bành tô với một cái broche nạm kim cương nơi vạt áo. Nữ hoàng Elizabeth II bước xuống, đi trên thảm màu đen mà tiếp nhận lời chào và lời chia buồn.

Ngày 8 tháng Hai 1952, lúc 11g15, Elizabeth II chính thức được công bố là Nữ hoàng Vương quốc Anh, nhà lãnh đạo tối cao của Hội thánh Anh Giáo (Anglican Church) và của Khối Commonwealth of Nations. Nhưng do tang lễ của vua cha nên phải hơn một năm sau, lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II mới diễn ra trong Westminster Abby vào ngày 2 tháng Sáu 1953. Chồng của bà, Công tước xứ Edinburgh đã quỳ gối tuyên thệ trọn đời phục vụ nữ hoàng. Khi ấy nữ hoàng mới 27 tuổi, bắt đầu cuộc trị vì lâu dài nhất trong lịch sử nước Anh.

Từ đó đến nay đã có tổng cộng 13 chính khách Anh đến trình diện nữ hoàng khi họ trở thành thủ tướng Anh, gồm cả hai nữ thủ tướng Margaret Thatcher và Theresa May.

 

Phạm Vũ

P. Nguyễn Dũng

----------

Kim Quy sưu tầm

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %08 %986 %2022 %18:%09
back to top