Cung Trầm Tưởng – Nhà Thơ Của Việt Nam Cộng Hòa -1932-2022

 Cung Trầm Tưởng – Nhà Thơ Của Việt Nam Cộng Hòa

(1932-2022)

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

Chân dung Cung Trầm Tưởng (tranh Trần Thế Vĩnh)

I/ Dẫn Nhập

Trước 04/1975, thơ của Cung Trầm Tưởng đầy những hình ảnh âm thanh và lời thơ (Cung Trầm Tưởng gọi “con chữ”, là máu thịt của tác giả) đều mang tính sáng tạo, lãng mạn. Nhiều người còn tìm thấy trong thơ của ông đầy những từ ngữ vừa tân kỳ vừa phảng phất hồn ca dao mà nữ tác giả Thụy Khuê gọi là cổ dao: (Một Hành Trình Thơ – trg 121)

Theo bà, khi tập Tình Ca ra đời (1954-1965), gồm 13 bài thơ mà Phạm Duy đã chọn 6 bài để phổ nhạc. Đó là các bài Mùa Thu Paris, Kiếp Sau, Về Đây, Chiều Đông (nguyên bản Khoác Kín), Bên Ni Bên Nớ (nb Tương Phản), và Chưa Bao Giờ Buồn Thế (nb Tiễn Em).

Người miền Nam ít nhiều đã nghe qua một lần các bài nhạc phổ thơ nêu trên. Ngày nay, người dân hai miền, nếu có dịp, đều ngân nga “lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế”, nói lên tính phổ cập của thơ Cung Trầm Tưởng và nhạc Phạm Duy.

Sau 30/04/1975, Cung Trầm Tưởng đi tù cộng sản 10 năm. Trong tù, ông vẫn làm thơ (trong đầu) và thơ ông, ngoài tính cá biệt hằng hữu, còn mang tính uất hận và tính sử thi, ghi lại một giai đoạn oan khiên của dân tộc.

Tập thơ Lời Viết Hai Tay được thai nghén trong các trại tập trung lao động khổ sai từ Nam ra Bắc như Long Giao, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn và Hàm Tân.

Sau khi ra tù (1985), Cung Trầm Tưởng ra mắt Lời Viết Hai Tay và Bài Ca Níu Quan Tài tại Đức và Mỹ vào thập niên 1990.

Ông tiếp tục sáng tác những tập thơ mang tựa đề rất lạ như:

–  Những Dấu Chân Ngang Trên Một Triền Phiếm Định
–  Thi Bá – Con Tắc Kè và Bà Góa Phụ.
–  Mỗi Dặm Đường Một Nghìn Vần Cho Thơ
–  Sáng Ký Về Người Tình Đầu.

Năm 2008, Cung Trầm Tưởng ra mắt “Cung Trầm Tưởng – Một Hành Trình Thơ – 1948–2008” (MHTT) do Tiếng Quê Hương phát hành gồm 7 tập mà tập khởi thủy từ từ trước 1975 mang tên Sóng Đầu Dòng, Tình Ca và Quá Độ.

Một Hành Trình Thơ được tái bản năm 2018, trong đó Cung Trầm Tưởng gọi ba tập Lời Viết Hai Tay, Bài Ca Níu Quan Tài và Thi Bá, Con Tắc Kè và Bà Góa Phụ là Tâm Sử Thi

Xin nhắc:

1/ Lời Viết Hai Tay

“Khi hai tay bị còng khóa số 8, khi hai chân bị cùm gông thiết diệp, khi thân xác bị trói gù lưng tôm, cái tâm người thơ cũng trực tiếp bị xúc phạm, nhức nhối và khốn khổ. Tâm chập vào thể, ra một nhất nguyên. Người thơ tù biệt giam – tù của tù – lấy cái đầu viết hộ cho hai tay bị còng, làm thơ như chơi cờ tưởng.” (Cung Trầm Tưởng, MHTT, trang 130)

2/ Bài Ca Níu Quan Tài

“Nhan đề Bài Ca Níu Quan Tài được chuyển sát nghĩa từ từ Hán Việt ‘vãn ca,’ tức hát níu quan tài. Vãn còn có nghĩa là một điệu hát buồn dùng để khóc than. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba động tác khóc, hát và níu đã cung cấp cho người khóc Việt Nam một khả năng lột tả tối ưu nỗi đau ê chề, bề bộn của cảnh sinh ly tử biệt… Vì được viết bằng cái tâm nên sử thi này không thể không là một bản cáo trạng về tội ác của cộng sản” (Cung Trầm Tưởng, MHTT, trang 293)

3/Thi Bá – Con Tắc Kè và Bà Góa Phụ

Tiếng kêu của Con Tắc Kè trong đêm vắng, biểu thị cho nỗi cô đơn. Bà Góa Phụ là nạn nhân của chế độ. Khi tuyệt vọng và cô đơn, Bà Góa Phụ mới phát hiện tiếng kêu của Con Tắc Kè, bà hàn huyên tâm sự với nó. Con Tắc Kè như thông cảm nỗi đau khổ của bà. Con Tắc Kè chính là hóa thân của Thi Bá. Tóm lại, người thi sĩ sinh ra là để ca ngợi và tô điểm cuộc sống, người thi sĩ cũng luôn tìm cách làm vơi đi nỗi khổ của thế nhân.

Tập sử thi này được hình thành như một vở kịch thơ mà “lời thoại” được đẽo gọt qua từng “con chữ” rất Cung Trầm Tưởng, vừa bình dị vừa bác học.

Chúng tôi ước mong quý bậc cao nhân để tâm đọc và bình giải tập thơ có tựa đề kỳ lạ và độc đáo này.

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng trong chương trình của Jimmy Show (Ảnh The Jimmy TV)

II/ Đặc Điểm Trong Thơ Cung Trầm Tưởng

Qua “Một Hành Trình Thơ” này, chúng tôi xin ghi nhận những đặc tính như sau:

a/ Tính Liên Tục: Tập thơ là một hành trình liên tục và xuyên suốt 60 năm, ghi nhận những thăng trầm của đời người, của dân tộc và lịch sử. Tính xuyên suốt tạo thành một dòng thơ cá biệt, có thể gọi là “Cõi Thơ Cung Trầm Tưởng”“Riêng bản thân người viết dựa vào kinh nghiệm sáu mươi năm làm thơ của mình, nhận thấy có một liên hệ nhân quả giữa những chữ thơ gieo đầu đời và mùa gặt thơ mai sau.” (Cung Trầm Tưởng, MHHT, trang 30).

b/ Tính Sáng Tạo: Tính sáng tạo hiển hiện trong mỗi bài thơ, nó cũng hiển hiện trong mỗi “con chữ” trong mỗi câu thơ ông viết ra. Ba Thi Tập 5, 6 và 7 chính là ba thi tập mang tính sáng tạo toàn diện. Nếu hiểu sáng tạo là tạo một ngôn ngữ mới, thì Lục Bát Cung Trầm Tưởng mà nhà thơ Viên Linh gọi là “Lục Kinh Bát Quái,” là một thí dụ điển hình: “Tôi về bước bước đăm chiêu/ Tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm/” (…) (Khoác Kín, MHTT, trang 73).

Cung Trầm Tưởng thời trẻ (Ảnh SĐ6KQ Blog)

c/ Tính Trữ Tình và Lãng Mạn: Tính trữ tình và lãng mạn vẫn hiển hiện sau 1975. Khi VietHome phỏng vấn về tính trữ tình trong thơ tù, Cung Trầm Tưởng trả lời: “Có chứ, và khá nhiều đấy. Chất trữ tình nó ở trong máu mình rồi, có muốn cai nó cũng không được” (…). Xin dẫn một số câu thơ: “Nhớ em trông ngóng hằng đêm/ Màn lay tưởng tóc, gối mềm tưởng da/Em về giữa lúc khuya sang/ Mênh mông đức hạnh, dịu dàng ưu tư/ Em đoan trang dáng hiền từ/ Tóc rừng thu liễu rũ bờ vai thương”. (Đường Vào Thiên Thu, MHTT, trg 211)

“Tôi làm chiếc ghế lót trăng đêm/ Mời cô ngồi xuống nồng hơi lụa/ Ðể đá như da cũng biết mềm/ (…)” (Những Dấu Chân LIZ, MHTT, trang 457).

d/ Tính Nhục Thể: Cõi Thơ Cung Trầm Tưởng xuất hiện nhiều bất ngờ mà một trong những bất ngờ thú vị là Tính Nhục Thể: “Chúng ta chỉ có đời này thôi để hưởng thụ/ Ðể ăn bùi, uống lịm, làm tình/ Và làm ra sản phụ/ Bú mớm lớn tương lai/ Cất lợp một vòm đài cho linh hồn trú ngụ.” (Nhả Tụng Cho Một Thân Xác, trang 459)

“Con chim mào đỏ về hong nắng/ Phút ấy đời trai chỉ một lần/…/Rúc tiếng còi sương, đêm khuya rách/ Một hồn con gái rớm tình yêu/ Gối chăn nồng bén hương thân thể/ Biển dưới Trường Sơn khóc mỹ miều” (Những Dấu Chân Liz, trang 450).

Tính nhục thể trong thơ Cung Trầm Tưởng mang tính ẩn dụ, thôi thúc người đọc vận dụng đến trí tưởng từ những câu thơ trau chuốt, bóng bẩy để rồi khi đã vỡ ý ra thì lại cảm thấy sung sướng, hả dạ và thích thú.

e/ Tính Phản Kháng: Khi VietHome phỏng vấn về tính phản kháng trong tù,  Cung Trầm Tưởng lại trả lời: “Cũng như thơ của nhiều người tù khác, thơ của tôi có những vần phản kháng và chống kháng mãnh liệt. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Diễm gọi những vần thơ này của tôi là nộ thi. Tôi tự nghĩ rằng, nếu không làm những vần thơ phẫn uất như vậy, tôi sẽ là một kẻ đạo đức giả”. (…)

Xin trích dẫn một số câu thơ điển hình cho dòng nộ thi của tôi: “Cái đau vì nắng rần rần/ Vì thâm thù mới mười lần gớm hơn/ Mồ hôi tuột cán cuốc trơn/ Nắm cho chặt nỗi căm hờn này nhe!/…/ Một nhát quắm sâu dang đứt phựt/ Nghe vùi hun hút một phiền âu/ Hai nhát tông bay rên xiết nứa/ Nghe chôn u uất bốn buồn rầu/…/ Môt quắm. Hai tông. Ba phạt núi/ Bốn tông. Năm quắm. Sáu băng rừng/ Từng ấy rừng băng chân cứng đá/ Mai về đạp vỡ cửa lao lung/  Hãy chặt chặt sâu tông phắt phắt/ Hãy phang phang gắt quắm ào ào/ Mai về đạn nhảy ngay nòng súng/ Trực chỉ đầu thù nổ thật mau!” (MHTT, trang 558)

III/ Nghĩ Về Tâm Sử Thi

Theo thiển ý, Tâm Sử Thi là một bài thơ hay nhiều tập thơ, được thi nhân ghi lại những cảm xúc bén nhạy bằng vần điệu, đề cập đến những sự kiện tiêu biểu của một giai đoạn đặc biệt của lịch sử mà nhiều người cùng cảnh ngộ cùng thời với thi nhân đã trải qua và cảm nhận. Nhiều người cùng cảnh có thể là một cộng đồng hay một dân tộc.

Tâm Sử Thi cũng có thể là lời tự sự, hay một bức tranh vẽ lại những nét chính của toàn cảnh. Qua đó, Tâm Sử Thi phản ánh cảm nhận tập thể. Tập thể ở đây là đồng đội và đồng bào uất ức khốn cùng của thi nhân sau ngày 30/04/1975.

Đồng đội trong lao tù cộng sản (tù trong) và đồng bào (ở đây là toàn thể Dân Cán Chính của Việt Nam Cộng Hòa) đã bị cộng sản đối xử dã man hung hiểm sau khi chúng cưỡng chiếm miền Nam (tù ngoài).

 “Họ lựa chọn lựa chọn ở lại với lịch sử, áp sát vào lòng thời đại để nghe bằng mắt, nhìn bằng tai và nói bằng trái tim đập nhịp đập của cộng đồng, dân tộc và nhân loại”. (Ainsi Parlait Le Poete – Cung Trầm Tưởng, trg 129)

Từ đó, tính sử thi trong thơ Cung Trầm Tưởng cũng là tính Dân tộc. Tính Dân tộc bao gồm con người Việt, không gian Việt và đấu tranh Việt

1/ Con người Việt

Con người Việt bao gồm nhiều sắc dân đã từng sống trên hoặc bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, cùng chung phong tục tập quán, cùng chịu những cay nghiệt của lịch sử, cùng vinh nhục theo vận nước, cùng no đói theo những thác ghềnh kinh tế, cùng đòi hỏi dân chủ nhân quyền dưới mọi chế độ chính trị, nhất là cùng ngôn ngữ để diễn đạt những nồng ấm tình người của văn hóa Việt.

2/ Không gian Việt (thiên nhiên)

Là non sông gấm vóc Việt hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình Dương, kéo dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, do tổ tiên Việt bao đời phát triển gìn giữ và trao lại cho con cháu đời nay.

3/ Không gian Chính trị

Là những đấu tranh chống lại ngoại xâm, chống cộng sản miền Bắc xâm lăng miền Nam, chống lại kẻ thống trị, áp bức để đòi tự do bình đẳng và nhân quyền.

Trở lại, “thơ tù của Cung Trầm Tưởng mang tính cách vỗ về, động viên, phấn khích, xoa dịu, chữa bệnh, chống đối, cõng bạn qua song, đưa đôi vai cho những mảnh đời phế tật nương vịn, làm tên phu đòn biết khóc, đào huyệt, chôn quan, truy tiễn bạn bằng một cây lau phất thay cờ hiệu” (MHTT, trg 135).

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng (Ảnh Diễn Đàn Thế Kỷ)

IV/ Dân Tộc Tính Trong Thơ Cung Trầm Tưởng.

1/Cung Trầm Tưởng và chủ nghĩa tam vô, lội ngược dòng lịch sử:

Nó cõng vua Lê và chúa Mác/ Về quê cha giết mẹ hiền lành/ Tang sô bạc xóa đầu con trẻ/ Cỏ ngút sân trường, chợ vắng tanh (MHTT – trg 206)

Tháng 5 trời hạn nắng/ Nứt đá, nẻ đồng khô/ Quê thiêng đẻ rơi Hồ/ Khởi đầu lịch hành quyết. (MHTT – trg 235).

“Hàng năm cứ tháng 9/Hồ hóa kiếp hồ tinh/ Thổi bùa lên gọi quỹ/ Trút mưa xuống Ba Đình” (MHHT – trg 229).

“Xung phong uống máu thù phanh xác”/ Lời hát đeo như một bớt chàm/ Nó tắm trong nồi da xáo thịt/ Sinh làm nô Bắc, tử binh Nam” (MHTT – trg 515)

2/Cung Trầm Tưởng và đồng đội: Tình chiến hữu là có thật ngay trong trại tù tập trung lao động khổ sai của cộng sản:

Cám ơn chim công/ Cõng ta qua sông/Mấy mùa nước lũ/ Lận đận mưa ròng/…”Công bay lên trời/ Vẫn nhìn nhớ đất/ Công chuyền cành quất/ Vẫn không quên trời/Lên trời tìm Đạo/ Xuống đất tìm Nhân/ Tìm thấy chân thân/ Trong trời đất thuận”. (MHTT – trg 192)

Tập Một Hành Trình Thơ của Cung Trầm Tưởng (Ảnh Nguoi-Viet)

Cung Trầm Tưởng từng khiêng bạn tù đi chôn cất và lòng ông như đứt đoạn với những vần thơ bi tráng:

”Gió lên như địch thổi/ Đưa ai qua trường giang/ Nay cô liêu bạt ngàn/ Tiễn ta vào bất tử”…

”Đau thương là vinh dự/ Chân đi hất hồng trần/ Anh hùng phải quên thân/ Hy sinh là tất yếu”…

”Mưa về gióng lê thê/ Nai kêu nguồn đâu đó/ Xưa nay tù ngục đỏ/ Mấy ai đã trở về”/…/”Đã đi trăm hùng vĩ/ Xông pha lắm đoạn trường/ Về làm đá hoa cương/ Gởi đời sau tạc tượng”/…(MHTT – trg 164)

3/ Cung Trầm Tưởng và nỗi thống khổ của đồng bào miền Bắc

“Bàn thờ gỗ tạp chung ba ảnh/Mốc ẩm thời gian mắt nhạt nhòa/Giấy chứng nhận chồng là liệt sĩ/ Hai con: bướm mộng về cùng cha” (MHTT, trg 529)

4/ Cung Trầm Tưởng và nỗi thống khổ của đồng bào miền Nam. 

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, CS áp dụng một chủ trương tàn bạo sắt máu với người dân, “một thứ bạo lực nguội vì không có khói và lửa. Một thứ lăng trì tân thời, có kế hoạch làm chảy máu trắng, nên hữu hiệu hơn một phát súng hành quyết nóng vội tại pháp trường”. (MHTT, trg 286)

“Đau vì búa, điếng vì liềm/ Cái đau đói bụng đánh chìm trí khôn”

“Lạnh từ trận gió bấc lay/ Buốt cha cóng mẹ, căm bầy con thơ”

“ Đêm Kinh Tế Mới ngủ bờ/ Về thành phố cũ ngủ nhờ sân ga/ Ngủ công viên, ngủ tha ma/ Xóa tên hộ khẩu ngủ nhà vạn gian”

“ Ngón đòn lý lịch ly kỳ/ Cha là ngụy, phạm trường quy con rồi”

“ Kinh bang sao chép Nga Tàu/ Bình quân là chặt cái đầu cao hơn/ Tiến là tại chỗ giậm chân/ Dìm miền Nam xuống cùng bần nấc thang”

“ Một bầy táng tận lương tâm/ Ăn hồ, ăn giẻ  ăn vần ngày công/ Ăn tranh trẻ đói lọt lòng (1)/ Ăn lường tiếng khóc khép vòng tử sinh” (2)/

Ghi chú (1, 2): đầu cơ sữa trẻ sơ sinh và nhà hòm quốc doanh độc quyền

5/ Cung Trầm Tưởng và kiến thức dân gian và bác học.

“Chào lim lưng trời tựa/ Lẫy lừng rừng bạch dương/ Phi lao lớn phi thường/ Chào hào hùng trắc bá”/…/ “Chào glai-ơn ngôi nhất/ Rất đắt uất kim hương/ Chào thiên lý thuần hương/ Chào anh đào văn vẻ”/

 “Chào đứng ngay thân bách/ Chào bất khuất xương rồng/ Chào phượng điệp sầu đông/ Chào thiết tha thược dược”

“Chào ném lao phi yến/ Thế vận hội vàng anh/ Chào khứu khách đua tranh/ Vành khuyên giòn kỷ lục”

“Nước nguồn gom làm suối/ Suối cuốn góp làm sông/ Đem sông ra làm biển/ Biển sâu muối mặn nồng/ Hóa thành giông, thành chớp/ Mang mưa trở lại nguồn”

Mưa nuôi đời phồn thực/Làm thành thế giới xanh/ Người ngoan đất cũng lành”

Vì Trời hằng muốn thế/ Trời Đất chỉ biết cho/ Nên Đất Trời bất tử” (MHTT, trg 565)

“Trời Lý Bạch lấp lánh/ Trăng, ta và bóng ta”/…/ “Hỏi trời Vương Phạm Chí/ Sinh ta để làm gì/ Hận ca Bạch Cư Dị/ Miên miên vô tuyệt kỹ”/…/ “Lầu trơ bóng Thôi Hiệu/ Hạc vàng khuất từ lâu”/…/ Bến sông đứng tần ngần/ Một linh hồn Đỗ Phủ”/…/ “Mạnh Giao bút sôi nhịp/ Áo con kịp ngày đi”/…/ “Chinh nhân nhạc ngựa ruổi/ Bản hùng ca Vương Hàn”/…/ “Trương Duy xoay đột ngột/ Trời siêu thực rẽ sang”/…/ “Quạ kêu trăng bàng bạc/ Trương Kế thả hồn phiêu/ Hóa đêm thành cảm giác/ Gieo bốn câu Phong Kiều”/…/ “Rồi lại Bạch Cư Dị/ Lòng rỉ xót âm thanh/ Ôm cây đàn nghiệp dĩ/ Vuốt đau Tỳ Bà Hành”/…/ (MHTT, trg 200)

6/ Cung Trầm Tưởng và tù phụ

Người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đã hứng chịu bao gian truân vì chồng con vì đất nước, một đất nước triền miên chiến tranh với thù trong giặc ngoài. Đặc biệt trong cuộc chiến ý thức hệ vừa qua, những bà mẹ, bà vợ của người tù lao động khổ sai dưới dạng cải tạo, sự gian truân của họ thành cấp số nhân:

“Liềm thù lại hái thêm cô phụ/ Chồng chết nằm co manh chiếu tù” (MHTT, 159)

“Mưa gió quất lưng tre cong phần phật”/…/ “Đất lầy lội, đường quê trơn khấp khểnh/ Mẹ long đong lận đận dáng lưng gù” (MHTT, 203)

“Có chồng mà tưởng như chồng mất/ Hương nhang đã cháy ở trong lòng/ Em là dòng dõi nàng Tô Thị/ Nghìn năm hóa đá vẫn chờ mong”/…/ “Tóc vấn phong ba em đứng mũi/ Một thuyền lèo lái cõi càn khôn” (MHHT, trg 207)

“Da nhăn, thịt lõm, xương lòi/ Bảy mươi tuổi mẹ khóc đòi chồng con/ Trả tôi mảnh đất vuông tròn/ Ruộng vườn là lẽ sống còn của tôi”/…/ “Tôi không đòi đẹp đòi cao/ Tôi đòi trả giọt máu đào tôi nuôi/ Tôi đòi trả xác chồng tôi/ Dâu hèn cháu mọn các người không tha/ Tôi đòi trả mả mẹ cha/ Dừa thôn yêu dấu, xoài nhà mến thương”/…/ (MHTT, trg 324)

V/ Tạm Kết

Trong Lời Tựa của tập thơ “Lời Viết Hai Tay” Cung Trầm Tưởng có ghi: “Người thơ xưa nói lên tâm thức bộ lạc. Người thơ tù ‘cải tạo’ bây giờ, một nạn nhân kiêm chứng nhân, nói lên tâm thức cộng đồng của những người tù cải tạo”.

Cộng đồng ở đây là quân dân miền Nam, là Việt Nam Cộng Hòa.

Dùng thơ để diễn đạt tâm tình riêng là chuyện bình thường. Trong Tâm Sử Thi, Cung Trầm Tưởng đã dùng thơ để diễn đạt tình và cảnh của người tù trong “trại cải tạo” lẫn đồng bào ở ngoài xã hội (tù ngoài) do cộng sản áp đặt, qua sáu dẫn chứng vừa nêu, là cả một “quá trình động não” phi thường!

Không phải chỉ có “nộ thi”, thơ Cung Trầm Tưởng còn là chứng nhân, là một chiến sĩ văn hóa, mang sứ mạng “giúp nhau viết lại từng trang sử” về một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử.

“Thơ bị nhốt, thơ gào ánh sáng/ Xé toang tăm tối, vạch ngu lầm/ Bây giờ thơ phải cùng tay súng/ Giải phóng con người bị hãm giam”/ Hãy gắng cùng nhau gìn trí nhớ/ Giữa rừng dày đặc lưỡi điêu ngoa/ Giúp nhau viết lại từng trang sử/ Trả bút cho nhân chứng thật thà” (MHHT, 252).

Không riêng gì Tâm Sử Thi mà cả Một Hành Trình Thơ 60 năm (1948-2018) của Cung Trầm Tưởng, là một đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam, cho một dân tộc có truyền thống hiếu học (nhất sĩ nhì nông), cách riêng, qua mấy vần lục bát truyền cảm nói về chữ nghĩa trong Bài Ca Níu Quan Tài, diễn đạt lúc người tù trở về:

…/ “Giá còn sách gấm hằng thân/ Mẹ vùi giấu lúc lửa Tần bùng thiêu/ Hỏi thăm con đủ trăm điều/ Nhẫn đành bán vốn, sách liều cất chôn/ Sách là máu dưỡng trí khôn/ Chữ là một nửa thần hồn cha con/ Chữ thành ra nước hóa non/ Bia tan đá nát, tiếng còn truyền lưu/ Quỷ dù trăm chước nghìn mưu/ Sách còn ghi trận phục cừu nhuốc nhơ”/…/ (MHTT, trg 331).

Là một bạn tù của Cung Trầm Tưởng, tôi từng vịn câu thơ của ông để đứng dậy trong ngục tù. Tôi cũng học theo nhân cách của cây vầu trong bài Biểu Tượng của Cung tiên sinh: “vầu đanh như thép sáng ngời, nắng mưa thì vẫn trọn đời đứng ngay”. 

Đó cũng là cách vinh danh một thi sĩ cũng là một chiến sĩ của Việt Nam Cộng Hòa, của Dân Tộc Việt Nam không cộng sản.

 

Bắc Đẩu Võ Ý
Theo SGN News ngày 13 tháng 5, 2022

 

**********

 

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris…

Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris…

Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris…

Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Cung Trầm Tưởng là một nhà thơ rất quen thuộc từ đầu thập niên 1960 ở Sài Gòn với thể loại thơ lãng mạn, tên tuổi ông nhanh chóng được giới thanh niên trí thức thời bấy giờ biết đến kể khi ông trở lại Sài Gòn sau khi đi du học ở Pháp. Nhắc đến Cung Trầm Tưởng thời đó, mọi người đều biết đến những bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc là Mùa Thu Paris, Kiếp Sau, hoặc bài thơ Chưa Bao Giờ Buồn Thế được phổ thành bài hát mang tên Tiễn Em với các hình ảnh đậm chất thơ: “Ga Lyon đèn vàng” và “Lên xe tiễn em đi chưa bao giờ buồn thế…”

Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris…

Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam đang định cư ở Hoa Kỳ.

Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947) ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là Sóng Đầu Dòng (chưa in).

Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Sài Gòn).

Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ Sư Không Quân ở Salon-de-Provence.

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.

Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa. Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa Thu Paris”“Vô Đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập “Đất Đứng” của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.

Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn Nghệ Mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Văn, Khởi Hành…

Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa Thu Paris”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn em”), “Bên Ni Bên Nớ”, “Chiều Đông”, “Kiếp Sau”, “Về Đây”… Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập “Tình Ca” của ông thì 6 bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.

Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu Tiến sĩ Khí Tượng học tại Đại học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm việc trong binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa với cấp bực cuối cùng là Trung Tá (1975). Dưới chế độ cộng sản, ông bị bắt đưa đi cải tạo 10 năm trong 8 trại giam và thả về với thêm 3 năm quản chế.

Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ định cư.

Tác phẩm của ông đã xuất bản:

– Tình Ca (Nxb. Công Đàn, Sài Gòn, 1959)
– Lục Bát Cung Trầm Tưởng (Nxb. Con Đuông, Sài Gòn, 1970)
– Lời Viết Hai Tay (Nxb. Imn, Bonn, 1994)
– Bài Ca Níu Quan Tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001)
– Một Hành Trình Thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012)

cungtramtuong_Mùa Thu Paris

cungtramtuong_Mùa Thu Paris2Thi phẩm “Mùa Thu Paris” (Thi sĩ Cung Trầm Tưởng)

Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

Mùa thu nơi đâu?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Thi khúc “Mùa Thu Paris” (Nhạc sĩ Phạm Duy)

Mùa Thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn chề
Mùa Thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công viên lá đổ
Công viên lá đổ
Chờ mong em gắng khổ từng giờ
Mùa Thu âm thầm
Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá
Ngồi quen ghế đá
Không em ôi buốt giá từ tâm
Mùa Thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu
Mùa Thu Paris
Tràn lấp đôi mi
Người em gác trọ
Người em gác trọ
Phòng anh đôi gót nhỏ thầm thì
Mùa Thu im hơi
Son nhạt đôi môi
Ngày em trở lại
Ngày em trở lại
Hờn căm em hối cải cuộc đời
Mùa Thu ơi Thu
Trời mây âm u
Yêu người độ lượng
Yêu người độ lượng
Và trong em tâm tưởng giam tù
Mùa Thu Paris
Mùa Thu Paris
Với tình Thu…

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2016/02/cungtramtuong_chie1bb81u-c491c3b4ng1.jpg

cungtramtuong_Chiều Đông2Thi phẩm “Chiều Đông” (Thi sĩ Cung Trầm Tưởng)

Chiều đông tuyết lũng âm u
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu chiều buồn
Ngày đi tàu cũng đi luôn
Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon
Đường xa nhịp sắt bon bon
Tàu như dưới tỉnh núi non vọng ầm
Nhà ga dột mái lâm râm
Máu đi có nhớ hồi tâm chiều nào…

Thi khúc “Chiều Đông” (Nhạc sĩ Phạm Duy)

Chiều Đông tuyết lũng âm u
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
Ngày đi tầu cũng đi luôn
Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon.
Phường xa nhịp sắt bon bon
Tầu như dưới tỉnh núi non vọng ầm
Nhà ga dột mái lâm râm
Máu đi có nhớ hồi tâm chiều nào.

Một mình tôi với tuyết non cao
Với cồn phố tịnh buốt vào thịt da
Với mây trôi nhợt trăng tà
Với đèn xóm Hạ cũng là tịch liêu
Chiều Đông tuyết lũng âm u
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
Mình tôi nhịp bước đăm đăm
Tâm tư khoác kín chiều căm lạnh nhiều.

cungtramtuong_Bên Ni Bên Nớ1Thi phẩm “Tương Phản” (Thi sĩ Cung Trầm Tưởng)

Đêm chớm ngày tàn
Theo tiếng xe lăn về viễn phố
Em ơi !
Sương rơi
Ngoài song đêm hạ
Ôi buồn phố xá…
Hoang liêu về chết tha ma
Tiếng chân gõ guốc : người xa vắng người
Em có nghe dồn giã
Bước ai vất vả
Bóng ai chập chờn
Hồn ai cô đơn
Say sưa tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai
Tình ai ấp úng
Thương ai lạc loài
Ăn mày sáng lạn một ngày mai

Đêm nay say đất lở
Em có nghe rạn vỡ
Ra muôn mảnh ly rơi
Pha lê vạn chuỗi cười
Bên nớ dạ thành khoe tráng lệ
Trơ trẽn giai nhân phô lõa thể
Bên ni phố vắng lòng ngoại ô
Em có nghe mơ hồ
Bước ai thao thức
Gõ nhịp hẹn hò
In dài ngõ cụt
Bóng ai giang hồ
Bên nớ bên ni đêm lạnh cả
Lạnh đêm mà chẳng lạnh vuông phòng

Em ơi bên trong
Dù chia ly đôi phút
Đồng mang nhớ đèo mong
Hai tâm hồn giam kín
Bốn mắt xanh bịn rịn
Anh ngồi làm thơ
Anh ngồi bấm đốt con thơ ra đời

Bên ngoài liếp ngỏ sương rơi
Bên trong kín gió ấm ơi là tình!

Nhạc sĩ Phạm Duy.

Nhạc sĩ Phạm Duy.

Thi khúc “Bên Ni Bên Nớ” (Nhạc sĩ Phạm Duy)

1.
Đêm chớm ngày tàn
Theo tiếng xe về
Lăn về viễn xứ
Em hỡi sương rơi ngoài song đêm hạ
Ôi buồn… phố xá hoang liêu về chết tha ma
Tiếng chân gõ guốc xa xa
Người xa vắng người
Người xa vắng người

Em có nghe rộn rã bước chân vất vả, bóng ai chập chờn
Hồn ai cô đơn tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai tình ai ấp úng
Thương ai lạc loài
Ăn mày xán lạn ngày mai
Đêm nay ai say đất lở
Em ơi có nghe rạn vỡ
Vạn mảnh li tan theo chuỗi cười
Bên tê thành phố tráng lệ
Giai nhân nằm khoe loã thể
Bên ni phố vắng ôi lòng ngoại ô

2.
Đêm chớm ngày tàn
Theo tiếng xe về
Lăn về viễn xứ
Em hỡi sương rơi ngoài song đêm hạ
Ôi buồn… phố xá hoang liêu về chết tha ma
Tiếng chân gõ guốc xa xa
Người xa vắng người
Người xa vắng người

Em có nghe hồ như bước ai gõ nhịp, bóng ai giang hồ
Hẹn ai bên ni dài nhìn ngõ cũ
Em có nghe bên ni lạnh hơn bên nớ
Phút giây chia lìa, trong lòng vẫn phải đèo mong
Hai tâm linh giam kín lại
Bấm đốt ngón tay chờ đợi
Chờ ngày con thơ, thơ cũng ra đời
Em ơi ngoài kia liếp ngỏ
Sương rơi ngoài song khép hờ
Bên trong kín gió ấm ơi là tình

cungtramtuong_Tiễn Em1

cungtramtuong_Tiễn Em2

Thi phẩm “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” (Thi sĩ Cung Trầm Tưởng)

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách
Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng
Hôn nhau phút này rồi
Chia tay nhau tức khắc
Khóc đi em, khóc đi em
Hỡi người yêu xóm học
Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em…

Thi khúc “Tiễn Em” (Nhạc sĩ Phạm Duy)

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời làm chia ly.

Tiễn em về xứ Mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

Tuyết rơi mỏng manh buồn
Ga Lyon đèn vàng
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng.

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời làm chia ly.

Hôn nhau phút này
Chia tay tức thì
Em ơi khóc đi em, khóc đi em, khóc đi em
Sao rơi rớt rụng
Vai em ướt mềm
Em ơi khóc đi em, khóc đi em, khóc đi em.

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời làm chia ly.

Hỡi em người xóm học
Sương thấm hè phố đêm
Trên con đường anh đi
Lệ em buồn vương vấn.

Tuyết rơi phủ con tầu
Trong toa em lạnh đầy
Làm sao em không rét
Cho ấm mộng đêm nay?

Nơi em có trăng soi
Anh một mình ở lại
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời thèm trăng soi

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Dưới đây mình có bài:

– Lục bát Cung Trầm Tưởng, một đóng góp lớn cho văn học

Cùng với 14 clips tổng hợp các thi khúc “Mùa Thu Paris”, “Chiều Đông”, “Bên Ni Bên Nớ”, “Tiễn Em” do các ca sĩ lừng danh xưa và nay diễn xướng để các bạn tiện tham khảo cùng thưởng thức.

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Từ trái qua: Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy, Ngy Cao Uyên. (Hình phamduy.com)

Từ trái qua: Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy, Ngy Cao Uyên. (Hình phamduy.com)

Lục bát Cung Trầm Tưởng, một đóng góp lớn cho văn học

(Du Tử Lê)

Giữa thập niên (19)90, trong một buổi ra mắt sách ở quán café Tao Nhân, nằm trên đường Westminster, thành phố Garden Grove, miền Nam tiểu bang California, mở đầu phần phát biểu của mình, cố nhà văn Mai Thảo đã làm một so sánh chói gắt về sự xuất hiện của tác giả thi phẩm được giới thiệu trong đêm, với sự xuất hiện của hai tác giả nổi tiếng rất sớm, trong sinh hoạt văn chương miền Nam, trước tháng 4, 1975.

  Ðại ý tác giả “Ta thấy hình ta những miếu đền” nói rằng, vào những năm cuối thập niên (19)50, có hai tiếng thơ đã tạo chấn động vang dội, ngay khi những bài thơ thứ nhất.

Trừ những người trẻ, tham dự buổi giới thiệu tác phẩm vừa kể, vốn không có cơ hội biết nhiều về sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam những năm (19)50, (19)60; kỳ dư, các tân khách còn lại, khi nghe nhắc tới Cung Trầm Tưởng, đa số đã liên tưởng tới thơ bốn chữ, năm chữ và, lục bát của họ Cung. (1)

Liên tưởng tức thì này, không có nghĩa tất cả những vị đó đều đọc, nhớ thơ Cung Trầm Tưởng qua tạp chí Sáng Tạo. Họ biết, nhớ, thuộc và, yêu mến tiếng thơ này, qua một số ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ Cung Trầm Tưởng. Thí dụ, ca khúc “Mùa thu Paris,” hay “Tiễn em” (Phạm Duy đổi từ nhan đề gốc “Chưa bao giờ buồn thế”…

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành  ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris...

Nếu ký ức chưa tệ hại đến mức phản bội tôi thì, tôi nhớ đó là năm 1959, giữa bối cảnh hiu hắt, “thiếu niềm tin” của độc giả trong lãnh vực thi ca, thi phẩm “Tình Ca” của Cung Trầm Tưởng ra đời.

“Tình Ca” của Cung Trầm Tưởng chỉ có tổng cộng 13 bài mà, hết 6 bài được nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc; với bìa, phụ bản rực rỡ, mới lạ của họa sĩ Ngy Cao Uyên (cũng về từ Pháp, như Cung Trầm Tưởng,) đã là một xuất hiện “lộng lẫy,” như khi lục bát Cung Trầm Tưởng xuất hiện trên tạp chí Sáng Tạo vậy. (2)

“Tình ca” Cung Trầm Tưởng còn “lộng lẫy” hơn nữa trong đêm ra mắt ở nhà hàng Anh Vũ. Với con số 3+1 là Cung Trầm Tưởng, Ngy Cao Uyên, Phạm Duy và, tiếng hát Thái Thanh, buổi ra mắt tựa dự báo một bình minh khác, cho sinh hoạt thi ca miền Nam, thời đó.

Không biết tôi có quá lời chăng, khi nói rằng, đó là thời điểm họ Cung “đánh cắp” tất cả mọi ngọn đèn rực rỡ nhất của tiền trường sân khấu sinh hoạt thi ca miền Nam. Tất cả mọi ngợi ca đổ dồn về ông, như nước chảy về chỗ trũng. Những vòng nguyệt quế tìm đến ông, tựa đó là điều gì không thể tự nhiên hơn…

Cùng lúc, hiện tượng hay phong trào khát khao có được một lần được thấy “mùa thu Paris” (như trong thơ Cung Trầm Tưởng,) trở thành cơn sốt trên 40 độ C. trong tâm tưởng của nhiều người trẻ thành phố:

Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm

Mùa thu nơi đâu?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu…
(Trích “Mùa Thu Paris, CTT)

Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon! Ðược thấy sông Seine (qua thơ Nguyên Sa,) hay được đặt chân vào một quán rượu ở Paris. Khi Paris qua thơ của hai nhà thơ này trở thành những mơ ước khôn cùng…

Paris càng trở nên quyến rũ hơn nữa, khi ca khúc “Tiễn em” phổ cập quần chúng:

Lên xe tiễn em đi
chưa bao giờ buồn thế
trời mùa Ðông Paris
suốt đời làm chia ly

(……)

Ga Lyon đèn vàng
tuyết rơi buồn mênh mang
cầm tay em muốn khóc
nói chi cũng muộn màng

(……)

khóc đi em. khóc đi em
hỡi người yêu xóm học
để sương thấm bờ đêm…”

(Trích “Chưa bao giờ buồn thế,” CTT)

Những hình ảnh lãng mạn, mới mẻ như những khối thuốc nổ cực mạnh, gây chấn thương nặng nề tâm thức người nghe/đọc, như “Người em mắt nâu/Tóc vàng sợi nhỏ,” hay “Ga Lyon đèn vàng/tuyết rơi buồn mênh mang”… đã nhức nhối “bám trụ” trong sâu, kín tâm tư của nhiều người.

Hoặc chỉ với bốn chữ “người em xóm học,” lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Việt Nam, tự thân cũng đã đủ làm thành cơn bão mang tên những mơ ước nghìn trùng, hạnh ngộ hãn hữu, của những người một đời chưa bước khỏi biên cương đất nước.

Nhưng với văn giới miền Nam thời đó, đỉnh điểm tài hoa thi ca Cung Trầm Tưởng vẫn là những bài thơ lục bát của ông.

Nói tới lục bát Cung Trầm Tưởng, tôi không rõ họ Cung có biết, những người bạn một thời Sáng Tạo, đã gọi ông một cách yêu mến là …“Bà Huyện Thanh Quan thời đại mới”?

Người kể lại chuyện này là cố nhà văn Mai Thảo. Sinh thời, trong những cuộc họp mặt văn nghệ giới hạn tại nhà riêng một vài thân hữu, dù không ai hỏi, chủ nhiệm Sáng Tạo vẫn thường nhắc tới những bằng hữu trong nhóm Sáng Tạo của mình. Nhất là những người bạn còn trong tù. Hơn một lần, ông kể:

“…Anh em Sáng Tạo thích lục bát Cung Trầm Tưởng lắm. Dù nó chỉ làm được ít bài rồi thôi. Chúng tôi từng gọi nó là ‘Bà Huyện Thanh Quan thời đại mới’…”

Mọi người lắng nghe. Bất ngờ. Thích thú. Cũng trong bất ngờ, tôi hỏi tác giả “Ðêm giã từ Hà Nội,” khi anh em Sáng Tạo “sắc phong” cho Cung Trầm Tưởng là một thứ “Bà Huyện Thanh Quan thời đại mới” thì họ y cứ trên những tương đồng nào, giữa hai cõi giới thi ca đó?

Vẫn nụ cười móm mém hóm hỉnh và, cái nheo mắt tinh quái, cố nhà văn Mai Thảo lúc lắc đầu, trước khi trả lời:

“…Ờ… thì anh em thấy lục bát của nó mượt mà, óng ả như nhung lụa vậy mà…”

Có thể tác giả “Mười đêm nhà ngọc” không chờ đợi nơi tôi một câu hỏi, như thế! Như số anh em có mặt buổi tối vừa kể, cũng không chờ đợi nhà văn Mai Thảo trả lời, như vậy!

Tôi không biết số bằng hữu hiện diện trong họp mặt kia, cảm nhận ra sao về lục bát Cung Trầm Tưởng. Tuy nhiên, tôi nghĩ, ai đó, nếu có một kiến thức căn bản về thể thơ lục bát, cùng sự hiểu biết thấu đáo về những biến chuyển, vận hành trải qua nhiều giai đoạn của thể thơ truyền thống này, sẽ phải nhìn nhận rằng, đóng góp vào sự đổi mới lục bát của Cung Trầm Tưởng, những năm (19)50 là một đóng góp lớn cho văn học miền Nam, nói riêng, Việt Nam, nói chung.

Chú thích:

1. Theo tuyển tập “Cung Trầm Tưởng một hành trình thơ (1948-2008)” do nhà Tiếng Quê Hương, Hoa Kỳ, ấn hành 2012 thì, nhà thơ Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thúc Cần, sinh ngày 28 tháng 2, 1932 tại Hà Nội. Ông là cựu sĩ quan cấp tá của quân chủng Không Quân VNCH cũ. Sau 10 năm tù cải tạo và 3 năm bị quản chế, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1993.

2. Họa sĩ Ngy Cao Uyên, tên thật Nguyễn Cao Nguyên, tốt nghiệp ngành Cơ Khí Không Quân tại Pháp, như Cung Trầm Tưởng. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, Saigon, 1966. Ngy Cao Uyên hiện cư ngụ tại tiểu bang Virgina, Hoa Kỳ.

oOo

Mùa Thu Paris – Ca sĩ Ý Lan:

 Mùa Thu Paris – Ca sĩ Tuấn Ngọc:

 

Mùa Thu Paris – Ca sĩ Vũ Khanh:

 Bên Ni Bên Nớ – Ca sĩ Khánh Ly:

 Trần Lê Túy Phượng (ĐCN)

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris…

Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ Paris nổi tiếng: “lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube

 *********

Cung Trầm Tưởng

(1932-2022)

Từ chuyện tình lãng mạn đến hồn thơ (thế sự) lưu đày

********

Thơ Cung Trầm Tưởng Qua Từng Giai Đoạn Cuộc Đời - Bắc Đẩu Võ Ý

 

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng vừa qua đời ngày 9 Tháng Mười, tại tiểu bang Minnesota. Ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, vào Sài Gòn năm lên 17 tuổi. Ông du học tại Pháp và Hoa Kỳ, tốt nghiệp bằng kỹ sư. Ông từng là trung tá không quân Quân lực VNCH.

Tháng Tư, tiết lập xuân dường như mới bắt đầu ở châu Âu. Mặt trời le lói ở đâu đó, làm cho thời tiết ấm dần lên. Sau nhà, mận và anh đào trong vườn đã bắt đầu trổ bông. Trước khung cảnh, và cái không khí nhẹ nhàng như vậy, không hiểu sao bất chợt, tôi nhớ đến trời Paris với nỗi buồn mùa đông, cùng thu vàng lá đổ của Cung Trầm Tưởng.

Cái rung cảm ấy, buộc tôi ngồi vào bàn viết, và đi tìm cái hồn vía của thi sĩ này. Vâng, cái trữ tình mang mang hồn Tây Phương đó đã trộn vào thơ ca Cung Trầm Tưởng. Và ngay từ năm 1957, Cung Trầm Tưởng bỏ Paris trở về Sài Gòn, (như một cơn gió) ông đã thổi hồn vào thơ ca miền Nam lúc đó vậy. Và cái luồng gió ấy mang theo những khát khao mới lạ, Cung Trầm Tưởng đánh đúng vào tâm lý người đọc, người nghe. Nhất là khi những trang thơ đó được Phạm Duy phổ nhạc, có nhiều ca sĩ trình diễn.

Và dường như, Cung Trầm Tưởng là thi sĩ đầu tiên (?) đã đưa cảm xúc từ người tình Tây Phương của mình vào thơ một cách chân thực, và lãng mạn: “Mùa thu nơi đâu?/ Người em mt nâu/ Tóc vàng si nh/ Mong em chín đỏ trái su” (Mùa thu Paris). Và cũng chẳng ngoa tẹo nào, nếu nói, Cung Trầm Tưởng là một trong những chiếc cầu nối, hay Âu hóa những nét đặc trưng vào thi ca Việt.

Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh năm 1932 tại Hà Nội. Năm 1952 ông thi vào Trường Không Quân Salon de Provence, Pháp quốc. Học xong, về Sài Gòn, ông trở thành một sĩ quan không quân. Sau 1975 ông bị cải tạo tù đày đúng mười năm.

Đến với thi ca rất sớm, nhưng Cung Trầm Tưởng viết không nhiều. Cho đến nay, ông mới cho xuất bản năm tập thơ: Tình Ca (1959), Lc Bát Cung Trm Tưởng (1973), Li Viết Hai Tay (1993), Bài Ca Níu Quan Tài (2001), Nhng Du Chân Ngang Trên Mt Trin Phiếm Định (2002). Và Cung Trm Tưởng, mt hành trình thơ 1948 – 2018, như một tuyển tập vậy thôi.

Như những nhà thơ cùng thế hệ, thơ ca Cung Trầm Tưởng được gắn với từng giai đoạn nổi trôi của đất nước, và cuộc sống, thân phận của con người. Tuy nhiên, với tôi những bài thơ hay của Cung Trầm Tưởng đều ở giai đoạn khi ông ở Paris, hay thời chiến, hoặc những năm tháng trong tù. Giai đoạn định cư ở nước ngoài, Cung Trầm Tưởng vẫn miệt mài sáng tạo, song dường như bút lực không còn được như trước nữa. Có lẽ, do tuổi tác, trí lực cũng như môi trường sống chăng? Có thể nói, ông là một nhà thơ tài hoa. Và từ chuyện tình lãng mạn đến hồn thơ (thế sự) lưu đày trong cái chất trữ tình đã làm nên hồn vía thi ca Cung Trầm Tưởng.

 Cung Trầm Tưởng (ảnh: Uyên Nguyên)

Vàng tơ si nh xin hu kiếp sau

Tuy làm thơ từ năm 1947, nhưng phải đến thập niên 1950, khi sống và học tập ở Paris thi ca Cung Trầm Tưởng mới hình thành đường nét với cá tính riêng biệt. Và tình yêu cùng khung trời Paris đã là chất liệu làm nên những trang thơ lãng mạn trữ tình ấy. Do vậy, nếu không có cái thuở ban đầu chạm vào mùa thu Paris, và những chiều đông lá đổ chia ly, thì có lẽ thi ca Cung Trầm Tưởng còn luẩn quất ở đâu đó, chứ chưa hẳn ông đã có sự nghiệp, tên tuổi vạm vỡ như hôm nay.

Mùa thu Paris là một trong những bài thơ như vậy của Cung Trầm Tưởng. Có thể nói, Mùa thu Paris cùng với Tr li Paris của Hoàng Anh Tuấn và Paris có gì l không em của Nguyên Sa là những bài thơ hay nhất viết về Paris, mà cho đến nay, tôi đã được đọc (có một điều đặc biệt, cả ba thi sĩ này đều sinh năm 1932 tại Hà Nội, và du học cùng thời ở Paris).

Trước mùa lá đổ, ta cảm như Cung Trầm Tưởng đã giam mình trong em, hay đang tự giam mình vào Paris: “Mùa thu! mùa thu/ Mây tri âm u/ Yêu người độ lượng/ Trông em tâm tưởng, giam tù”. Và với Mùa thu Paris, có lẽ Cung Trầm Tưởng đang Việt hóa hồn vía Paris vào thơ chăng? Bởi, dường như ta đã thấy Paris phảng phất đâu đó trong cái hồn Tứ ngôn thơ. Và nếu ta tách rời từng câu, thì lời thơ chỉ là những câu nói (khẩu ngữ) thường nhật mà thôi. Song ghép tổng thể, nó trở nên da diết đến lạ lùng.

Đây là một trong những đặc điểm mang nét đặc trưng thơ Cung Trầm Tưởng vào thời điểm đó. Và câu kết của mỗi khổ thơ, ông bất ngờ đổi từ thể tứ ngôn sang lục ngôn. Với thủ pháp này, không chỉ làm cho câu thơ mới lạ, sinh động, mà còn kéo đổi không gian, tâm trạng từ cảnh sang tình của thi nhân vậy. Tuy nhiên, thủ pháp này, ở cùng thời điểm, ta cũng bắt gặp trong thơ Đinh Hùng với Hương phn Mê Linh, hay Tìm Bóng Tử Thần… Mùa thu Paris được lặp lại nhiều lần song không cho người đọc cảm giác mệt mỏi. Bởi, mỗi lần như vậy, ta thấy xuất hiện những tình tiết, trạng thái, tâm lý khác nhau:

Mùa thu Paris

Tri but ra đi

Hn em quán nh

Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

(…)

Mùa thu âm thm

Bên vườn Lc-Xâm

Ngi quen ghế đá

Không em but gía t tâm

(…)

Mùa thu Paris

Tràn dâng đôi mi

Người em gác tr

Sang anh, gót nh thm thì…

Và mùa đông đến, sự chia ly, nỗi buồn của Cung Trầm Tưởng được nhân lên gấp bội. Buồn đến độ, một trăm ngày xa cách mà ông tưởng chừng suốt đời phải chia ly. Và Chưa Bao Gi Bun Thế là một bài thơ viết trong hoàn cảnh, tâm trạng ấy của Cung Trầm Tưởng.

Cả bài thơ như một thán từ: “Lên xe tin em đi/ chưa bao gi bun thế/ tri mùa đông Paris/ sut đời làm chia ly…”. Để dòng (thơ) chảy theo những cảm xúc tự nhiên, sinh động, Cung Trầm Tưởng vẫn giữ thủ pháp hoán chuyển thể loại, với những câu thơ ngắn, dài. Do vậy, thơ ông giầu nhạc tính. Và mỗi khổ thơ của Mùa Thu Paris, hay Chưa Bao Gi Bun Thế như một điệp khúc trải sẵn trên khuông nhạc cho Phạm Duy sau này vậy. Đi sâu vào đọc, ta có thể thấy Cung Trầm Tưởng thường mượn cảnh vật, thiên nhiên để so sánh, sự việc, hành động hay bộc lộ cảm xúc, diễn biến nội tâm của mình:

“Ga Lyon đèn vàng/ tuyết rơi bun mênh mang/ cm tay em mun khóc/ nói chi cũng mun màng”. Và không chỉ đưa từ ghép mới (xóm/ học) dân dã vào trong thơ: “Hỡi người yêu xóm học!”, mà Cung Trầm Tưởng còn sử dụng các biện pháp ngắt nhịp, xuống dòng tạo nên tiết tấu bất thường, đồng điệu với tâm trạng: “Đường anh đi tràn ngập/ Lệ em buồn”. Có thể nói, ngay từ những ngày đầu cầm bút, Cung Trầm Tưởng đã không ngừng tìm tòi, tạo một lối đi riêng. Và dường như, ông đã thoát khỏi sự ảnh hưởng thi ca tiền chiến, trừu tượng, đến gần hơn với thuyết hiện sinh:

…Tin em v x m

Anh nói bng chiếc hôn

Không có gì lâu hơn

Mt trăm ngày xa cách

(…)

Hi người yêu xóm hc!

Để sương thm b đêm

Đường anh đi tràn ngp

L em bun…

(…)

Tàu em đi tuyết ph

Toa em lnh, gió đầy

Làm sao em không rét?..”

(Chưa bao giờ buồn thế)

Tuy Mùa Thu ParisChưa Bao Gi Bun Thế đã làm nên tên tuổi Cung Trầm Tưởng, và đi vào lịch sử thi ca, âm nhạc. Song nó chưa phải là những bài thơ hay nhất của ông. Với tôi, ở giai đoạn đầu này, hai bài thơ hay nhất của Cung Trầm Tưởng thuộc thể Lục bát: Khoác kínKiếp sau. Đây cũng là hai bài thơ toàn bích nhất trong sự nghiệp sáng tạo của ông.

Trong kho tàng văn học sử có không ít các nhà thơ, nhà văn đã mượn sân ga và con tàu để bộc lộ tâm trạng của mình. Song có lẽ, trải qua sự sàng lọc của thời gian chỉ còn lại: Nhng bóng người trên sân ga của Nguyễn Bính, Nhng ngày ngh hc của Tế Hanh, và Khoác kín của Cung Trầm Tưởng.

Thật vậy, đọc Khép kín ta thấy được nỗi cô đơn của nhà thơ, đang mùa tuyết đổ ở miền Đông Nam nước Pháp, mà cái u tịch ấy ngỡ như ở quê nhà vậy: “Vi mây trên nht ánh tà/ Vi đèn xóm h cũng là tch liêu”. Vẫn thủ pháp mượn cảnh vật thiên nhiên miêu tả, bộc lộ diễn biến tâm trạng, hay nói cách khác Cung Trầm Tưởng đã trộn hồn người vào cảnh vật, thiên nhiên, cùng biện pháp tu từ so sánh: “Phường xa nhp st bon bon/ Tàu như dưới tnh, núi còn vng âm.”

Ta có thể thấy, lục bát Cung Trầm Tưởng không sa đà vào kể lể, và dường như đã thoát ra khỏi cái lục bát rề rà truyền thống cũ. Và với phép ẩn dụ, Cung Trầm Tưởng mượn hình ảnh cái rét của chiều đông nói về nỗi buồn cô đơn lạnh lẽo, tự co (cài, đóng) tâm hồn mình lại: “Tôi v bước bước đăm chiêu/ Tâm tư khoác kín s chiu lnh thêm”.

Tôi nghĩ, “Tâm tư khoác kín” một cụm từ mới, rất đắt khi được đặt đúng văn cảnh và tâm trạng. Có một điều đáng tiếc, bài Khoác kín khi phổ thành bản Chiu đông, nhạc sĩ Phạm Duy đã sửa hai câu kết này: “Mình tôi nhp bước đăm đăm/ Tâm tư khoác kín chiu căm lnh nhiu.” Như vậy, dường như đã mất đi hình ảnh, tâm trạng mang tính ẩn dụ ấy và hồn vía câu thơ, hoặc bài thơ đi theo chiều hướng khác.

Thật vậy, hơn một lần tôi đã viết: thơ hay dứt khoát phải có từ mới, hoặc cụm từ mới. Từ hay cụm từ mới không có nghĩa người viết chế, nghĩ ra, mà do cách sử dụng từ ngữ. Nhiều từ, cụm rất cũ, nhưng người viết đặt hoặc ghép trong câu đúng văn cảnh nào đó, gây bất ngờ cho người đọc, nó trở thành câu mới, nghĩa mới. Nhà thơ tài năng, ngoài kiến thức ra, dứt khoát phải là người có trí tưởng tượng và sự liên tưởng phong phú. Vâng! Có thể nói, Cung Trầm Tưởng là nhà thơ tài năng như vậy. Và Khoác kín là một trong những bài thơ điển hình nhất chứng minh tài năng ấy của ông:

…Mình tôi vi tuyết non cao,

Vi cn ph tnh but vào xương da

Vi mây trên nht ánh tà

Vi đèn xóm h cũng là tch liêu.

Tôi v bước bước đăm chiêu,

Tâm tư khoác kín s chiu lnh thêm.

Và người thi sĩ trở về Sài Gòn để lại người tình Paris mang mang sầu vạn kiếp. Bù em là một động từ, hay là cái tứ để cho Cung Trầm Tưởng viết nên: Kiếp sau. Thoảng đọc tưởng chừng như có sự vay trả. Chẳng vậy mà khi phổ nhạc, Phạm Duy đã đổi thành: “Đền em”. Nhưng không phải vậy. Bù em chỉ là cái cớ để nhà thơ đi đến tận cùng tình yêu và cảm xúc mà thôi. Vẫn thể lục bát, Kiếp sau tuy ngôn ngữ mộc mạc, địa điểm, thời gian mang tính cụ thể, song có giọng điệu thiết tha, đầy ắp hình ảnh ẩn dụ làm cho câu thơ sâu sắc, và sinh động: “Bù em mt tháng tri gn/ Đơm hoa kết mng cũng ngn y thôi/ Bù em góp núi chung đồi/ Thiêu nương đốt lá cũng ri hoang sơ. Và ngoài hình ảnh, phép tu từ, ta còn thấy sự liên tưởng rất phong phú trong thơ Cung Trầm Tưởng: “Thôi em xanh mt b câu/ Vàng tơ si nh xin hu kiếp sau…”. Vâng, có kiếp sau đâu mà nhà thơ dám thề non hẹn biển như vậy với em (hình ảnh hoán dụ của: vàng tơ sợi nhỏ).

Có thể nói, cùng với Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn, thơ Cung Trầm Tưởng đóng góp không nhỏ cho nền Văn học miền Nam ở giai đoạn cuối thập niên 1950, và những năm đầu thập niên 1960. Sự đóng góp này không hẳn bởi số lượng tác phẩm, mà vì không gian và cái sinh khí, diện mạo mới cho thi ca. Do vậy, tuy là bước khởi đầu, song đây là giai đoạn quan trọng nhất của sự nghiệp sáng tạo Cung Trầm Tưởng.

Cung Trầm Tưởng (ảnh: Uyên Nguyên)

Chiến tranh- tâm trng người lính

Dù là một sĩ quan quân đội, nhưng ngay năm đầu Cung Trầm Tưởng đã nhận ra sự băng hoại đạo đức xã hội và con người bởi chiến tranh: “Sng là mt th đi buôn/ Mang thân bán vn, còn hn cho thuê” (Thân phận). Cho nên, thơ ca Cung Trầm Tưởng thường mang tính châm biếm, giễu nhại ở giai đoạn này. Và dưới ngòi bút của ông hình ảnh bọn liên minh ma quỷ, đầu xỏ cường quyền bán mua chiến tranh, bán mua con người hiện lên rất rõ nét. Nhất là vào năm 1968/Mậu thân với xác người cùng máu nhuộm đỏ miền quê, và những thị thành. Việt Nam 1968 là một bài thơ có tính châm biếm như vậy của Cung Trầm Tưởng. Cái sự lừa bịp, xáo trá, hoang tưởng bày phô sặc sỡ ấy, đọc lên ta phải rùng mình và khinh bỉ:

Mũ áo xênh xang ch xem mt thiên đường nhum phm

Người sng say mm bng nhng sm ng viết hoa

Đến cái chết cũng là dp để bày phô sc s

Nhng màu c o hon

Nhng áo m hương hoa

Mt liên minh đàn đúm

Sum suê lái xác vi buôn hòm

Khi đã nhận ra bản chất cuộc chiến, cùng sự lươn lẹo của giới thượng tầng, thì cái tư tưởng chán ghét chiến tranh bộc lộ rõ trong thơ Cung Trầm Tưởng. Với ông cuộc chiến tương tàn này, dưới góc độ nào cũng đều vô nghĩa. Do vậy, đến với: Chúc thư của một người lính vô danh, ông trực diện chọc thẳng vào cái ung nhọt ấy, thông qua nghệ thuật châm biếm, lối nói mỉa mai. Ở đó, ta không chỉ thấy cái sự khinh bỉ trước bộ mặt giả dối lưu manh của những kẻ say máu, bán mua chiến tranh, mà còn bật lên nỗi đau mất mát của những người dân vô tội. Và đây cũng là bài thơ điển hình nhất cho cái tư tưởng ấy của Cung Trầm Tưởng ở giai đoạn này:

…Nếu vì cung vng mt người

Mt triu người phi ngã xung

Vi tang sô không đủ để qun đầu

Mun su triu nàng goá ph

Vt v triu mn con côi

Tôi xin các người đừng đến cúi đầu mc nim

T tiếc vong linh người chng / cha vn s

Ri ra v ngi kí lnh trưng quân

Ly tht đồng bào làm mi cho súng ngoi

Bi giết chóc này vô luân và phi lý…

Và khi các văn nghệ sĩ đi sâu vào khai thác sự đổ nát, chết chóc ở nơi chiến trường, thì Cung Trầm Tưởng đi vào những linh hồn ẩm mốc đằng sau cái chết nơi hậu phương. Ông đã mượn nơi Nghĩa địa để nói về chia ly, phận người trong cái không gian u buồn. Với thể xác linh hồn đã bị bào mòn bởi thời gian, Có điều đặc biệt, dù trong thơ không hề nhắc đến bom rơi đạn nổ, nhưng không hiểu sao, tôi vẫn thấy không khí chiến tranh, gửi mùi tử khí ở đó.

Tôi không rõ, Cung Trầm Tưởng viết bài thơ Nghĩa địa này vào năm nào, và ở đâu? Song có thể nói, đây là một trong những bài thơ hay nhất ông viết trong thời chiến. Hình ảnh, từ ngữ sâu lắng, gợi cảm, mang mang hồn cổ thi ấy, một lần nữa cho ta thấy, những bài thơ hay của Cung Trầm Tưởng thường ở thể lục bát. Và dù viết về tình yêu hay thiên nhiên, hiện thực xã hội thì cái chất trữ tình vẫn thấm đẫm trang thơ ông:

… Bãi nhăn nhàu vết lăn xưa

Mt xe th m nm trơ g gy

—-

Chiu nhoà v x không tên

Thi gian hoá đá chng lên tui đời

Ngi trông vút bóng chim dơi

Ri ghê lnh c đất tri thâm sâu

Sương – khăn – sô ly ph đầu

Che hn m mc mi su âm dương.

(Năm tháng lưu đày- cùng những vần thơ hiện thực trữ tình)

Với tư tưởng chán ghét, và khinh bỉ bọn người xảo trá mua bán chiến tranh như vậy, không hiểu sao, sau Tháng Tư 1975, Cung Trầm Tưởng lại tin vào cái món hòa giải, hợp nhất. Tuy nhiên, ngay những ngày đầu ở nơi chuồng người miền núi phía Bắc: “Áo tù thm máu đôi vai/ Bàn chân na chém, vành tai gió lùa”. Cung Trầm Tưởng chợt nhận ra, và vứt bỏ ngay. Rồi đồng đội, và nghị lực sống cho ông sự can đảm đi đến tận cùng: “Bài hc rút ra tht dt khoát/ Nó, tôi chng th đội chung tri/ Nó còn tôi mt, đơn sơ vy/ Nó mt tôi còn, ch thế thôi.” Đói rét, cùm gông chắc chắn người tù cải tạo nào cũng phải trải qua. Và người tù Cung Trầm Tưởng đã trộn lộn cái đói rét, khổ đau ấy làm nguyên liệu sống để viết nên: Nguyện cầu mùa thu. Một bài thơ không chỉ có giá trị hiện thực, mà còn có giá trị lịch sử:

“…Môi cn má hóp tht da

Ngô vơi ming chén canh pha nước bùn

Đêm nm rut rng vai run

Đầu k tiếng súng chân đùn bóng đêm”

Gian khổ đắng cay là thế, song tinh thần, khí phách nhà thơ vẫn ngay thẳng như vầu, như tre vậy. Đọc Biểu tượng viết trong những ngày cùng cực đó, Cung Trầm Tưởng làm tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài Đập đá Côn Lôn của cụ Phan Chu Trinh: “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/ Mưa nắng càng bền dạ sắt son.” Vâng! Không có ý so sánh, nhưng những nhà thơ lớn dường như có chung một ý trí và khí phách như vậy chăng?

“Lòng ta đứng vng như vu

Thân ta lóng thng gia bu tri xanh

Đổi thay lá mi, đậm đà lóng tươi

Vu đanh như thép sáng ngi

Nng mưa thì cũng trn đời đứng ngay”

(Biểu tượng)

Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng. Vẫn thể Lục bát, ở đó không chỉ là lời cảm thương, mà còn như một lời ru của người tù cải tạo gửi đến những người vợ vậy. Cho nên, đọc Đường vào thiên thu của Cung Trầm Tưởng, tôi cứ ngỡ mình đang ngồi ở Thành Nam đọc Thương v của cụ Tú Xương. Viết về những người mẹ, người vợ, có lẽ không thể thơ nào cho người đọc nhiều cảm xúc như Lục bát. Một thể thơ sở trường của Cung Trầm Tưởng, và ông luôn tìm tòi làm mới nó:

“Chín mùa thua thit đời em

Gian truân chuyn k nghìn đêm chưa va

Đội nghìn nng, gi nghìn mưa

Gương em tiết ph thi xưa ch chng.”

(Đường vào thiên thu)

Đi sâu vào nghiên cứu ta có thể thấy, Cung Trầm Tưởng viết không chỉ bằng cảm xúc, mà còn bằng cả trí tuệ. Do vậy, thơ ông sinh động, trữ tình và có bố cục khá chặt chẽ. Đọc Vạn vạn lý, dù ở bóng tối tù đày, ta vẫn thấy được cái tâm trạng, hồn khí an nhiên tự tại trong sự suy tưởng đậm tính triết lý của Cung Trầm Tưởng. Thật vậy, trích đoạn với những hình ảnh, lời thơ tuyệt đẹp dưới đây, sẽ cho ta thấy rõ điều đó:

“Ngi trùm ln bóng ti

Nhìn mây đi lang thang

Mây giăng xám hàng hàng:

Tri vào đông m đạm

(…)

V v rơi tàn thuc

Phà khói vào hơi sương

Xa xưa… trng lên đường

Tiếng quân hô hào sng

(…)

Mưa v gióng lê thê

Nai kêu ngun đâu đó

Xưa nay tù ngc đỏ

My ai đã tr v?”

Sau mười năm cải tạo cả thể xác lẫn tâm hồn, vừa ra tù Cung Trầm Tưởng viết ngay bản tổng kết, bằng Bài Ca Níu Quan Tài.

Có thể nói, đây là một trong những bài thơ thế sự hay nhất mà tôi đã được đọc. Vẫn khuynh hướng sử thi, Cung Trầm Tưởng kéo lùi thời gian, cho người đọc thấy được cái quái đản của một học thuyết hoang tưởng: “Kinh bang sao chép Nga Tàu/ Bình quân là cht cái đầu cao hơn”. Từ đó, sinh ra một đám kền kền, làm cho ta phải rùng mình khi đọc: “Mt by táng tn lương tâm/ Ăn h, ăn gi, ăn vn ngày công/ Ăn tranh tr đói lt lòng/ Ăn lường tiếng khóc khép vòng t sinh”. Và cái số phận hẩm hưu của người tù cải tạo cho đến những con cháu… hậu nhân: “Ngón đòn lý lch ly k/ Cha là “ngy”, phm trường quy con ri”. Có thể nói, thơ thế sự, xã hội Cung Trầm Tưởng từ ngữ mộc mạc, song đậm đặc hình ảnh hoán dụ, làm cho giọng điệu, lời thơ nhẹ nhàng, sâu sắc, do vậy đến được với mọi tầng lớp người đọc.

Dường như càng khổ đau, ưu phiền, Cung Trầm Tưởng càng đến gần hơn với tư tưởng, triết lý Phật giáo. Mỗi câu thơ của ông như tự răn mình và răn đời vậy. Sự thay đổi nhận thức đó, giúp cho Cung Trầm Tưởng tĩnh tâm và có cái nhìn khách quan, nhân bản hơn. Âu đó cũng là quãng đường đi từ lãng mạn trữ tình đến với tâm thức chân thực, tính phản kháng, hay bóc trần góc khuất của cuộc sống cũng như thơ văn Cung Trầm Tưởng vậy. Và tôi xin mượn bốn câu thơ trích trong bài Đim Tâm Xuân Hoàng Liên Sơn (của ông) để kết thúc bài viết này, cũng như làm sáng tỏ thêm chân dung nhà thơ tài hoa, chí khí Cung Trầm Tưởng:

Mai sau tht thm da lin,

Cái yêu khác trước, cái nhìn khác xưa,

Cái tin vô c xin cha,

Sng sao cho xng lũy tha thương đau.

 

Leipzig, 2022

  Đỗ Trường (SGN)

 

Kim Phượng sưu tầm tổng hợp

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành  ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris...

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %12 %956 %2022 %17:%10
back to top