"Yesterday once more" - Miền hoài niệm dấu yêu

"Yesterday once more" - Miền hoài niệm dấu yêu

▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

Yesterday once more có lẽ là bài hát mà giai điệu sẽ nằm lại rất lâu trong tim những ai từng nghe.

Những ngày dài vừa qua, thế giới bàng hoàng nói lời chia tay những con người tài hoa: danh ca Christophe, huyền thoại nhạc rock Alan Merrill, ca sĩ nhạc đồng quê Joe Diffie… Câu chuyện hiện tại khiến tôi nhớ về Karen Carpenter của ban nhạc người Mỹ The Carpenters. Sự ra đi ở tuổi 33 của cô khi ấy có lẽ cũng khiến nhiều người hụt hẫng như vậy. Tròn 70 năm trước, một giọng ca thiên thần đã ra đời, cùng với tiếng dương cầm của người anh trai là Richard Carpenter, thủ thỉ tâm tình với chúng ta biết bao câu chuyện đẹp rồi bay đi.

Câu chuyện riêng tư dành cho tất cả

Yesterday once more có lẽ là bài hát mà giai điệu sẽ nằm lại rất lâu trong tim những ai từng nghe. Đó là một ca khúc vừa như dành cho tất cả lại vừa trở thành một câu chuyện riêng tư của mỗi người. Một cảm xúc buồn mà đẹp nao lòng. Đó là một bản ballad quá đỗi dịu dàng.


Giọng ca tuyệt đỉnh ở những nốt trung và trầm của Karen Carpenter nhẹ nhàng đưa người nghe trở về ngày xưa. Khi ai đó đang vội vã bước đi cùng cuộc sống tất bật, giai điệu của Yesterday once more khẽ khàng kéo họ ra khỏi hiện tại, chậm lại một chút để nhớ về ngày hôm qua.

Bao kỷ niệm của tuổi trẻ quay về, thời thanh xuân tươi đẹp như những cơn mộng lành, ở đó có vô số ca khúc đã nghe và dĩ nhiên Yesterday once more cũng không nằm ngoài. Người ta nói rằng hiện tại như một món quà nên hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay, nhưng quá khứ luôn có giá trị nhất định đối với mỗi người, là một quãng thời gian nên nhớ về. Ngày hôm qua là một phần thân thương của cuộc đời mỗi người mà hôm nay nhắc lại, đó là một nỗi bâng khuâng khó tả, dù ta đã trải qua chuỗi ngày rộn rã niềm vui hay thăm thẳm buồn đau.
Richard Carpenter: 'Karen could have done so much more' | Times2 | The Times
 
Yesterday once more chạm đến ký ức của mỗi người, gợi nhớ đến những bài ca đi cùng tuổi trẻ mà các nhân vật ở đó như những người bạn bước đến cùng ta, đem lại cho ta nước mắt và nụ cười tinh khôi, đôi khi là những buồn vui bảng lảng. Những cảm xúc đẹp đẽ để nghe con tim mình còn đập những nhịp nhạy cảm. Đã bao lần ta nghe một bài hát mà nước mắt chảy dài, như cô gái trong bài hát? Đã bao lần ta hỏi: “Ồ, ngày hôm qua đâu rồi?” và chạnh lòng vì nhận thấy cuộc sống có nhiều đổi thay rồi thầm mong ngày xưa trở lại một lần nữa.

Ca khúc này được sáng tác từ cuộc điện thoại của Richard đề nghị John Bettis viết một bản nhạc mang tính hoài niệm. Theo lời kể của John Bettis, bảy mươi cái tựa được ông viết ra, Richard khoanh tròn dòng Yesterday once more, sau đó cả hai mất vài ngày để viết tác phẩm. Khi hai người đàn ông bối rối để hoàn thành bài hát, Karen đề nghị được hát thử, cho rằng đã ổn và công chúng có Yesterday once more được nghe đến ngày nay. Bài hát nằm trong album Now & Then - một album mang tính hoài niệm rất thành công của ban nhạc The Carpenters

Ra đời năm 1973, khi Yesterday once more được phát hành dưới dạng single, ngay lập tức trở thành bản hit của The Carpenters và nhận về hàng loạt giải thưởng: xếp hạng hai trên Billboard hot 100 và hạng nhất trên bảng xếp hạng Easy Listening (nhạc êm dịu, dễ nghe), trở thành đĩa đơn quán quân thứ tám của họ trên bảng xếp hạng này. Yesterday once more tuy không phải là ca khúc tạo dựng tên tuổi của The Carpenters như Close to you hay We’ve only just begun… nhưng là tác phẩm ưng ý nhất của Richard Carpenter trong số các sáng tác của ông (cùng với người đồng sáng tác John Bettis) và là đĩa đơn thành công nhất về doanh thu của The Carpenters.


Karen Carpenter chứ không thể ai khác

The Carpenters là ban nhạc người Mỹ gồm hai anh em ruột: Richard Carpenter (sinh năm 1946) và Karen Carpenter (1950-1983). Trong khi Richard say mê với cây dương cầm thì Karen là một tay trống trước khi trở thành giọng ca chính của The Carpenters.

Hình ảnh gợi nhớ nhất về nhóm nhạc này là Karen hát bên cạnh người anh trai đang chơi piano, mộc mạc mà lay động tâm hồn người nghe. Richard và Karen hát cùng nhau lần đầu tiên vào năm 1965. Đến năm 1969, họ ký hợp đồng với hãng thu âm A&M Records và lấy nghệ danh The Carpenters. Thập niên 1970 là quãng thời gian thành công nhất của ban nhạc này khi họ liên tục cho ra đời các sản phẩm âm nhạc và đi lưu diễn khắp nơi. Tiếc là sự nghiệp của The Carpenters dừng lại sau cái chết của giọng ca chính Karen Carpenter vào ngày 4/2/1983.
Lời Dịch Bài Hát Yesterday Once More, Học Tiếng Anh Qua Bài Hát Yesterday  Once More

Trong 14 năm hoạt động âm nhạc, The Carpenters đã thu về khá nhiều giải thưởng. Ngay sau khi ký hợp đồng với A&M Records, The Carpenters đã cho ra đời album đầu tiên Offerring (khi tái bản được đổi thành Ticket to ride) và các đĩa đơn Close to you, We’ve only just begun. Các ca khúc ấy nhanh chóng trở thành những bản hit đánh dấu tên tuổi của hai anh em nhà Carpenters.

The Carpenters có năm giải Grammy, ba đĩa đơn quán quân và năm đĩa đơn á quân trên bảng xếp hạng Billboard hot 100, 15 bản hit trên bảng xếp hạng Adult contemporary, đã bán gần 100 triệu bản thu âm. Không kể những bản nhạc được John Bettis viết riêng và viết cùng với Richard dành cho The Carpenters được Karen thể hiện tuyệt vời, ban nhạc này còn cover nhiều ca khúc khác khiến chúng trở nên nổi tiếng như: Superstar hay Jambalaya.

The Carpenters ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống âm nhạc tại Sài Gòn trước 1975 khi nhiều bản nhạc của họ (Close to you, Yesterday once more, Top of the world, Superstar, goodbye to love, Ticket to ride, This masquerad, Jambalaya…) được nghe và hát tại các vũ trường.


Một số ca khúc đã được viết lời Việt. Dàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (Anh) cùng với Richard đã thực hiện album Carpenters with the Royal Philharmonic Orchestra (phát hành vào tháng 12/2018), làm mới lại 18 ca khúc nổi tiếng của The Carpenters bằng hòa âm, phối khí và vẫn là giọng hát của Karen. Richard đóng vai trò là người sản xuất, biên tập và chỉ huy 70 thành viên của dàn nhạc. Đây được đánh giá là một album xuất sắc.

Với những ai thích gu nhạc nổi loạn, phá cách, The Carpenters không phải là một sự lựa chọn. Ban nhạc này xuất hiện để trình diễn với phong cách giản dị, gần gũi, không phải để khởi đầu một dòng nhạc mới, thay đổi gu nghe nhạc của công chúng hay ảnh hưởng đến cách ăn mặc của giới trẻ như nhiều ban nhạc từng làm khuynh đảo thế giới.

Bên cạnh những ban nhạc phá cách đình đám Âu - Mỹ thời đó, anh em nhà Carpenters vẫn khiến công chúng say đắm với những bản pop nhạc nhẹ nhàng, giản dị và được đánh giá là một ban nhạc “sạch sẽ”. Nhiều người cho rằng, một ca khúc dù buồn đến mức nào thì qua các giọng ca của ban nhạc ABBA vẫn thấy vui, ngược lại một bài hát vui đến đâu qua tiếng hát Karen vẫn thấy buồn, có lẽ vì giọng trầm của Karen và cuộc đời nhiều nỗi buồn của cô.
 
แปลเพลง Yesterday Once More - Carpenters | LyricsTH เนื้อเพลงสากลแปลไทย 

Karen Carpenter sở hữu giọng nữ trầm mượt mà, lên cao không chói tai, xuống thấp không hụt hơi, xử lý cực tốt các nốt trung và trầm, lối nhả chữ rõ ràng, sang trọng. Phải vững nhịp phách mới xử lý ca khúc được bình thản, nhẹ nhàng như Karen. Giọng ca này dù đem lại cảm giác buồn bã cho người nghe thì đó cũng là những nỗi buồn bình yên và đẹp. Karen hát như một người bạn tâm tình, an ủi người nghe.
Karen chính là linh hồn của The Carpenters, dù Richard cũng rất tài năng. Vì thế, khi Karen qua đời vì chứng biến ăn tâm lý ở lứa tuổi mới ngoài 30, ban nhạc này không còn lý do để tồn tại. Karen Carpenter đến, hát ca và chia tay cuộc sống chỉ trong một khoảng ngắn ngủi. Từ đầu tháng 2/1983, công chúng không thể nghe thêm một bài hát nào nữa từ giọng ca của cô nhưng tiếng hát ấy đã trở thành kỷ niệm đẹp đẽ của nhiều người nghe nhạc và The Carpenters vẫn còn được nghe đến hôm nay.

Ngôi nhà gia đình Carpenters dọn đến sống vào năm 1963 tại thành phố Downey (phía nam Los Angeles) nổi tiếng từ khi xuất hiện trên bìa đĩa Now & Then và sau khi Karen qua đời, người hâm mộ vẫn viếng thăm và đặt hoa tưởng niệm tại đó. Mới thấy dù là một ban nhạc không nổi loạn ồn ào vẫn được khán giả dành cho nhiều tình cảm, đặc biệt là Karen Carpenter, giọng ca thiên thần vẫn luôn trong ký ức người hâm mộ.
 
 
Lam Hạnh / Theo: PNO
 
Kim phượng sưu tầm
 
 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %06 %092 %2022 %20:%11
back to top