Vượt biên: Những ngày vất vưởng ở đảo

Vượt biên: Những ngày vất vưởng ở đảo (1)

Lê Giang Trần

Giai đoạn cuộc khủng hoảng cơn lốc thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản đã mang đến vô vàn bi kịch khủng khiếp (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)

Sau gần một tuần ở dưới những tấm nylon giăng trên những cọc cây mắm làm mái nhà che nắng che sương, ba tôi thấy không ổn. Mọi người án binh bất động mấy ngày liền vì suy đoán rồi tin tưởng “phái đoàn Mỹ” sẽ “đến ngay” để đưa họ vào “trại tị nạn” chứ làm sao có thể bỏ họ khơi khơi trên một đảo nhỏ xíu toàn cây dừa cây mắm, nhất là không thực phẩm và không có nguồn suối nước ngọt nào cả.

Giữa Letung và Berahala có một khoảng bãi đáy cát bằng phẳng khá cao, khi nước ròng sát, mặt nước chỉ ngang lưng quần, một vài ngày trong tháng thì nước ròng sát đáy, lộ hẳn lối đi. Nhờ vậy, người tị nạn lội qua lối bãi cạn ấy sang Letung, lên núi nơi người dân chỉ dẫn có suối, nên xúm nhau mang can thùng đi lấy nước suối về dùng. Cứ đến lúc nước ròng thì nhìn thấy lũ lượt đoàn người tải nước, vác cây.

Ba tôi nhận thấy không ổn nên sau vài ngày chờ đợi phái đoàn Mỹ bằng ảo tưởng, ông quyết định bắt đám thanh niên trong nhà lội sang Letung, lên rừng đốn cây và kéo lá dừa khô rụng về… cất nhà! Ông bảo dù cất chưa xong, rồi đi cũng được, chứ không thể kéo dài chịu trận gió mưa lạnh lẽo dưới tấm nylon che thấp lè tè như vậy. Thế là mỗi ngày, 6-7 thanh niên trong nhà, tay can, tay dao tay búa, lội qua Letung lên rừng làm Thạch Sanh phá sơn lâm. Ba tôi ra lệnh cho mấy Thạch Sanh này, dù cây lớn cây bé cho kèo cột gì cũng phải chọn cây vừa dài vừa thẳng mới đốn.

Cây rừng mọc khít khao chằng chịt, cột bó cây dài cho lên vai vác đi, tới mấy khúc ngoặt xuống núi thật là khổ ải. Lá dừa khô rụng dưới gốc rất nhiều, cây nào cũng có 4,5 tàng lá khô rụng nằm chờ sẵn. Tôi chặt bỏ phần bẹ cho khỏi cồng kềnh rồi dùng dây rừng cột mớ tàu lá dính chùm lại, nhấc lên kê vai gánh, tay nắm nuột dây rừng cột bó, ghì chặt rồi ra sức bước kéo lê.

Khi về gặp lúc thủy triều đang lên, nước đã khỏi đầu khoảng một vói tay, lại chảy khá mạnh, hai chân tôi đạp nước hết sức mà không bè đi nổi đám lá quá lớn và quá nặng, tôi cùng đám lá có chiều hướng trôi tuột về hướng đáy sâu nếu chậm trễ. Không làm sao hơn, bèn hít hơi nín thở lặn xuống, hai chân đi bường dưới đáy để kéo bó lá nặng nề sao cho qua được bên kia bờ. Thằng tui trồi lên lặn xuống mười mấy hơi dài, hai bắp chuối bị cá rỉa lia chia vì đạp trúng mấy bụi san hô làm nhà của chúng, tui sắp xỉu thì đáy cát tới chỗ lên dốc sắp qua bờ bên kia, hú hồn hú vía.

Sáng hôm sau tháo bó lá ra để phơi nắng, đếm được 60 cọng tàu dừa, hèn chi nó nặng chình chịch. Khi lượm gom lại được nhiều thì ham, cột gấp kéo về, vì rừng bắt đầu âm u tối, vác lên vai nặng trĩu, nghĩ tại mình mệt sức nên thấy nặng. Sáng nay đếm 60 tàu lá thì đúng là nặng thiệt, hèn gì lúc vác xuống tới bãi cát ướt, mặt cát hít mớ ngọn lá làm lôi nó bá thở!

“Nhà chúng tôi” gồm nhiều gia đình cùng đi chung vượt biển, tổng cộng 32 người ở chung một nhà, chưa kể nhóm gia đình con người cô (chị ruột ba tôi), gia đình bên vợ chú Tư (em ruột kế ba tôi) ở rải rác gần đó, cộng thêm vào lên đến năm mươi mấy mạng. Đông người như thế, dĩ nhiên căn nhà cất phải lớn, đúng vậy, nhà tôi sau một tuần lễ cất xong trở thành lớn nhất đảo, đẹp nhất đảo, cất không khác một căn nhà lá to ở quê nhà, bên hông có thêm chái bếp rộng rãi, và có nhà tắm riêng, củi rừng chặt thành khúc vừa chụm, vừng xung quanh trong vách bếp.

Vậy là bà con ta bắt chước cất nhà ở cho ấm cúng. Thế là nhà to nhà nhỏ nhà cao nhà thấp nhà tí hon mọc lên khắp đảo. Tuy vậy vẫn còn một ít chòi nylon lẹp xẹp của mấy thanh niên độc thân “con bà phước”, có thể vì họ khỏe mạnh chịu đựng nổi gió sương, nhu cầu căn chòi quá đủ để che mưa nắng chờ phái đoàn.

Trước khi phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến hai tuần sau đó, sinh hoạt tìm thực phẩm hàng ngày quả là một tấn tuồng đầy náo loạn trông xót xa! Số là, người dân bản xứ sống nơi nhóm đảo nhỏ bé này họ quá nghèo, thức ăn đa phần là cá biển từ những người đi câu bằng xuồng độc mộc, chiếc xuồng này thật mỏng manh bé tí, trước sau ngồi được hai người.

Họ đi câu từ khuya, đến sáng chỉ được một số cá nhỏ, xâu 3,4 con bằng bàn tay làm một chùm, cá nhỏ cỡ ba ngón tay thì 5,6 con; lớn cỡ bắp tay thì họ bán tính con. Người tị nạn thấy họ chèo xuồng về thì ngoắc ghé vô để mua cá. Người bản xứ chất phát thiệt thà, nào giờ bán xâu cá giá 100 pat thì nói 100 (thí dụ), rồi người tị nạn giành nhau mua, giành giật đến làm lật chìm xuồng câu, ông câu bị nhào xuống biển, chìm mất luôn bao nhiêu xâu cá.

“Cá mất tật mang” nên về sau họ không chèo vào sát bờ, ở xa xa giơ lên mấy chùm cá, ai mua thì cầm tiền lội ra, không đủ cá bán nên giá một xâu từ 100 pat lên dần mỗi ngày, 200, 300 đến 500. Năm trăm pat lúc ấy tương đương 500 đồng Việt Nam trước 1975. Gói thuốc đầu lọc Hero = 100 pat. Gói Commando = 150. Dĩa cơm trắng có một con cá chiên nhỏ = 300. Đại khái thí dụ vậy.

Từ cầu tàu Letung đi thẳng vào xóm là con đường tráng xi măng bề ngang khoảng hơn một thước, đủ cho xe hai bánh chạy ngược chiều, đó là xóm chợ chính, nhà cất dọc hai bên. Đi thêm khoảng 500 mét là cuối xóm, bắt đầu nhà thưa thớt và là đường đất đi dần lên núi. Ngoài đầu xóm, có một tiệm ăn duy nhất, tiệm có cái tủ lạnh chạy bằng dầu lửa, mỗi ngày cung cấp vỏn vẹn được vài vỉ nước đá chỉ dành riêng cho thực khách đặc biệt. Đi qua tiệm ăn vài căn bên kia đường là một quán chạp phô của người Tàu.

Tiệm này trở thành nơi quan trọng nhất, nhất là có bán nước mắm là món ai cũng lo sợ không có khi đi khỏi Việt; nào là nơi đổi đôla lấy tiền Indo; đương nhiên có một số thực phẩm khô rất cần thiết như mì gói, cá mòi, đậu, bột khô, có ít rau quả như rau lang, bí, khoai mì, khoai lang, hành lá v.v… Tiệm này về sau là nơi cung cấp thực phẩm cho toàn dân tị nạn từ các đảo tị nạn xa hơn đổ tới để mua về dự trữ, như Airaya, KuKu, là hai đảo mỗi đảo chứa đến 5, 7 ngàn người lúc đó.

Qua tin tức từ đài BBC (radio người tị nạn mang theo), được biết sau khi các nước nhận người Việt tị nạn họp tại Genève, Thụy Sĩ, đã cùng quyết định chọn đảo Galang của Indonesia làm nơi tập trung cho người vượt biển kể từ Tháng Giêng 1979, không cho vào Mã Lai và Thái Lan nữa, vì số người tị nạn hiện ở hai nước ấy đã quá đông, hai quốc gia này không muốn chứa thêm.

Đó là lý do vì sao tàu của chúng tôi bị hải quân Mã chặn lại và kéo sang hải phận Indonesia, cũng như nhiều thuyền ghe vượt biển sau đó đều cùng chung số phận. Chưa kể tại một số trại ở Mã Lai, chính quyền địa phương cho sửa sang các tàu thuyền của người tị nạn còn tốt, rồi lùa người trong trại lên tàu để kéo qua Indonesia. Do đó, số ghe tàu bị kéo về hướng nhóm đảo Letung Jemaja, bị tập trung nhiều nhất ở Airaya trước, đầy rồi đổ sang đảo KuKu cách đó không xa, một hòn đảo lớn hơn Airaya, nơi đảo này, người tị nạn khi đi vào rừng khám phá ra những ổ súng phòng không của Nhật hồi Đệ nhị Thế chiến còn bỏ lại ở một vài cứ điểm trên đảo Kuku.

Ban đêm ở Berahala ra sao? Những lều, nhà leo lét ánh đèn dầu. Bãi đối diện nhìn sang cầu tàu Letung là nơi vui chơi sinh hoạt về đêm. Người chủ tiệm cà phê bên Letung đã nhanh chóng nhảy qua hòn đảo tị nạn mở ngay một quán lều cà phê. Khi người Việt tị nạn đầu tiên tới Letung, buổi sáng sớm mà tôi nằm tòn teng trên chiếc võng ấy, họ đi tìm quán cà phê thì quán ở đây chỉ bán ca cao là chính. Việt ta bèn trổ tài pha cà phê dợt, truyền nghề ngay tức khắc cho chủ quán để có ly cà phê; dạy luôn phải pha một bình trà dành cho khách “xúc miệng” sau khi đã nhâm nhi thưởng thức ly cà phê, nhấn mạnh là trà cho uống “free” và bắt buộc phải có đối với khách cà phê, không có trà là sorry… mất khách!!

Quán cà phê bán đến 10 giờ đêm. Đối với Letung, 10 giờ đêm là khuya lắm rồi, đối với phe ta thì cũng tạm đủ để ngồi phì phèo điếu thuốc, nhâm nhi tán dóc “bàn chiện” tương lai nào Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Đức v.v. Xa xa vào trong thì nhạc cassette văng vẳng nho nhỏ, hoặc vọng cổ hoặc Chế Linh rên rỉ “Sơn trắng đầu ông ngoại”, “Đêm buồn tỉnh lẻ” “Căn nhà ngoại ô”, lâu lâu nghe được mấy bản Trịnh Công Sơn “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về”…

Tôi nằm đu đưa trên chiếc võng dưới ánh sáng lù mù của chiếc “đèn cóc” dã chiến làm bằng cái lon nhôm nước ngọt, bỗng thấm thía và “thương làm sao” từng lời từng chữ Việt Nam trong mấy bản nhạc rỉ rả ấy, “cái” cải lương vọng cổ mình đã bỏ quên, “cái” sên sến mình thường né tránh hay chê bai, giờ đây sao mấy thứ chữ nghĩa bị dè bỉu ấy nó lại tràn trề ý nghĩa và nghe quá hay ho, thấm vào lòng, vào hồn, vào máu, làm cho ngậm ngùi, bâng khuâng, mơ màng, mông lung… giống như đang nhớ về một người tình vừa chia ly cách biệt… Buồn như thế mà không có một điếu thuốc, nỗi buồn càng ray rứt đau đáu làm sao…

Dù sao thì tôi cũng có vài hình ảnh, những ấn tượng đẹp đẽ ngay buổi ban đầu ở Letung. Thứ nhất, ly ca cao và điếu thuốc thơm đầu tiên khi đặt chân lên đảo; thứ hai, sau đêm được tàu hàng chở về Letung, lính hải quân huy động thanh niên lên tàu hàng trở lại đảo Mang Kai để kéo hai chiếc tàu lớn Rạch Giá và Bạc Liêu về Letung.

Sau khi đẩy kéo hai tàu vượt biển ra khỏi đám san hô, các thanh niên bị bắt leo lên hai tàu ấy, riêng tôi, nhanh trí nói láo không biết lội nên trèo lên xuồng nhỏ cùng mấy thủy thủ Indo về tàu kéo, chỉ mình tôi duy nhất nên lên tàu họ xong, tôi được ưu đãi một đĩa cơm trắng có đổ lên mặt một về “cá cơm” nhỏ xíu chiên dòn.

Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ ăn được một dĩa cơm ngon đến như thế, ngon đến nhớ đời. Nhưng phải nói hình ảnh đẹp nhất và đầy ấn tượng nhất, là trong lúc lội lên núi lấy nước suối, trên đoạn đường quanh co gai góc ấy, tôi lần đầu tiên nhìn thấy lại nét an bình trên từng ngọn cỏ, từng đóa hoa, từng cành lá. Gợi lại cho tôi thời thơ ấu còn sống nơi đồng nội mà sau đó một lúc, còn thấy những hình chụp đăng trên tờ Thế Giới Tự Do về cảnh thiên nhiên của miền Nam nước Việt.

_________________

 

Vượt Biên: Những Ngày Vất Vưởng Ở Đảo (2) -

Bài 2: Thạch Sanh phá sơn lâm

Giai đoạn cuộc khủng hoảng cơn lốc thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản đã mang đến vô vàn bi kịch khủng khiếp (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)
 

Sau gần một tuần ở dưới những tấm nylon giăng trên những cọc cây mắm làm mái nhà che nắng che sương, ba tôi thấy không ổn. Mọi người án binh bất động mấy ngày liền vì suy đoán rồi tin tưởng “phái đoàn Mỹ” sẽ “đến ngay” để đưa họ vào “trại tị nạn” chứ làm sao có thể bỏ họ khơi khơi trên một đảo nhỏ xíu toàn cây dừa cây mắm, nhất là không thực phẩm và không có nguồn suối nước ngọt nào cả.

Giữa Letung và Berahala có một khoảng bãi đáy cát bằng phẳng khá cao, khi nước ròng sát, mặt nước chỉ ngang lưng quần, một vài ngày trong tháng thì nước ròng sát đáy, lộ hẳn lối đi. Nhờ vậy, người tị nạn lội qua lối bãi cạn ấy sang Letung, lên núi nơi người dân chỉ dẫn có suối, nên xúm nhau mang can thùng đi lấy nước suối về dùng. Cứ đến lúc nước ròng thì nhìn thấy lũ lượt đoàn người tải nước, vác cây.

Ba tôi nhận thấy không ổn nên sau vài ngày chờ đợi phái đoàn Mỹ bằng ảo tưởng, ông quyết định bắt đám thanh niên trong nhà lội sang Letung, lên rừng đốn cây và kéo lá dừa khô rụng về… cất nhà! Ông bảo dù cất chưa xong, rồi đi cũng được, chứ không thể kéo dài chịu trận gió mưa lạnh lẽo dưới tấm nylon che thấp lè tè như vậy. Thế là mỗi ngày, 6-7 thanh niên trong nhà, tay can, tay dao tay búa, lội qua Letung lên rừng làm Thạch Sanh phá sơn lâm. Ba tôi ra lệnh cho mấy Thạch Sanh này, dù cây lớn cây bé cho kèo cột gì cũng phải chọn cây vừa dài vừa thẳng mới đốn.

Cây rừng mọc khít khao chằng chịt, cột bó cây dài cho lên vai vác đi, tới mấy khúc ngoặt xuống núi thật là khổ ải. Lá dừa khô rụng dưới gốc rất nhiều, cây nào cũng có 4,5 tàng lá khô rụng nằm chờ sẵn. Tôi chặt bỏ phần bẹ cho khỏi cồng kềnh rồi dùng dây rừng cột mớ tàu lá dính chùm lại, nhấc lên kê vai gánh, tay nắm nuột dây rừng cột bó, ghì chặt rồi ra sức bước kéo lê.

Khi về gặp lúc thủy triều đang lên, nước đã khỏi đầu khoảng một vói tay, lại chảy khá mạnh, hai chân tôi đạp nước hết sức mà không bè đi nổi đám lá quá lớn và quá nặng, tôi cùng đám lá có chiều hướng trôi tuột về hướng đáy sâu nếu chậm trễ. Không làm sao hơn, bèn hít hơi nín thở lặn xuống, hai chân đi bường dưới đáy để kéo bó lá nặng nề sao cho qua được bên kia bờ. Thằng tui trồi lên lặn xuống mười mấy hơi dài, hai bắp chuối bị cá rỉa lia chia vì đạp trúng mấy bụi san hô làm nhà của chúng, tui sắp xỉu thì đáy cát tới chỗ lên dốc sắp qua bờ bên kia, hú hồn hú vía.

Sáng hôm sau tháo bó lá ra để phơi nắng, đếm được 60 cọng tàu dừa, hèn chi nó nặng chình chịch. Khi lượm gom lại được nhiều thì ham, cột gấp kéo về, vì rừng bắt đầu âm u tối, vác lên vai nặng trĩu, nghĩ tại mình mệt sức nên thấy nặng. Sáng nay đếm 60 tàu lá thì đúng là nặng thiệt, hèn gì lúc vác xuống tới bãi cát ướt, mặt cát hít mớ ngọn lá làm lôi nó bá thở!

“Nhà chúng tôi” gồm nhiều gia đình cùng đi chung vượt biển, tổng cộng 32 người ở chung một nhà, chưa kể nhóm gia đình con người cô (chị ruột ba tôi), gia đình bên vợ chú Tư (em ruột kế ba tôi) ở rải rác gần đó, cộng thêm vào lên đến năm mươi mấy mạng. Đông người như thế, dĩ nhiên căn nhà cất phải lớn, đúng vậy, nhà tôi sau một tuần lễ cất xong trở thành lớn nhất đảo, đẹp nhất đảo, cất không khác một căn nhà lá to ở quê nhà, bên hông có thêm chái bếp rộng rãi, và có nhà tắm riêng, củi rừng chặt thành khúc vừa chụm, vừng xung quanh trong vách bếp.

Vậy là bà con ta bắt chước cất nhà ở cho ấm cúng. Thế là nhà to nhà nhỏ nhà cao nhà thấp nhà tí hon mọc lên khắp đảo. Tuy vậy vẫn còn một ít chòi nylon lẹp xẹp của mấy thanh niên độc thân “con bà phước”, có thể vì họ khỏe mạnh chịu đựng nổi gió sương, nhu cầu căn chòi quá đủ để che mưa nắng chờ phái đoàn.

Trước khi phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến hai tuần sau đó, sinh hoạt tìm thực phẩm hàng ngày quả là một tấn tuồng đầy náo loạn trông xót xa! Số là, người dân bản xứ sống nơi nhóm đảo nhỏ bé này họ quá nghèo, thức ăn đa phần là cá biển từ những người đi câu bằng xuồng độc mộc, chiếc xuồng này thật mỏng manh bé tí, trước sau ngồi được hai người.

Họ đi câu từ khuya, đến sáng chỉ được một số cá nhỏ, xâu 3,4 con bằng bàn tay làm một chùm, cá nhỏ cỡ ba ngón tay thì 5,6 con; lớn cỡ bắp tay thì họ bán tính con. Người tị nạn thấy họ chèo xuồng về thì ngoắc ghé vô để mua cá. Người bản xứ chất phát thiệt thà, nào giờ bán xâu cá giá 100 pat thì nói 100 (thí dụ), rồi người tị nạn giành nhau mua, giành giật đến làm lật chìm xuồng câu, ông câu bị nhào xuống biển, chìm mất luôn bao nhiêu xâu cá.

“Cá mất tật mang” nên về sau họ không chèo vào sát bờ, ở xa xa giơ lên mấy chùm cá, ai mua thì cầm tiền lội ra, không đủ cá bán nên giá một xâu từ 100 pat lên dần mỗi ngày, 200, 300 đến 500. Năm trăm pat lúc ấy tương đương 500 đồng Việt Nam trước 1975. Gói thuốc đầu lọc Hero = 100 pat. Gói Commando = 150. Dĩa cơm trắng có một con cá chiên nhỏ = 300. Đại khái thí dụ vậy.

Từ cầu tàu Letung đi thẳng vào xóm là con đường tráng xi măng bề ngang khoảng hơn một thước, đủ cho xe hai bánh chạy ngược chiều, đó là xóm chợ chính, nhà cất dọc hai bên. Đi thêm khoảng 500 mét là cuối xóm, bắt đầu nhà thưa thớt và là đường đất đi dần lên núi. Ngoài đầu xóm, có một tiệm ăn duy nhất, tiệm có cái tủ lạnh chạy bằng dầu lửa, mỗi ngày cung cấp vỏn vẹn được vài vỉ nước đá chỉ dành riêng cho thực khách đặc biệt. Đi qua tiệm ăn vài căn bên kia đường là một quán chạp phô của người Tàu.

Tiệm này trở thành nơi quan trọng nhất, nhất là có bán nước mắm là món ai cũng lo sợ không có khi đi khỏi Việt; nào là nơi đổi đôla lấy tiền Indo; đương nhiên có một số thực phẩm khô rất cần thiết như mì gói, cá mòi, đậu, bột khô, có ít rau quả như rau lang, bí, khoai mì, khoai lang, hành lá v.v… Tiệm này về sau là nơi cung cấp thực phẩm cho toàn dân tị nạn từ các đảo tị nạn xa hơn đổ tới để mua về dự trữ, như Airaya, KuKu, là hai đảo mỗi đảo chứa đến 5, 7 ngàn người lúc đó.

Qua tin tức từ đài BBC (radio người tị nạn mang theo), được biết sau khi các nước nhận người Việt tị nạn họp tại Genève, Thụy Sĩ, đã cùng quyết định chọn đảo Galang của Indonesia làm nơi tập trung cho người vượt biển kể từ Tháng Giêng 1979, không cho vào Mã Lai và Thái Lan nữa, vì số người tị nạn hiện ở hai nước ấy đã quá đông, hai quốc gia này không muốn chứa thêm.

Đó là lý do vì sao tàu của chúng tôi bị hải quân Mã chặn lại và kéo sang hải phận Indonesia, cũng như nhiều thuyền ghe vượt biển sau đó đều cùng chung số phận. Chưa kể tại một số trại ở Mã Lai, chính quyền địa phương cho sửa sang các tàu thuyền của người tị nạn còn tốt, rồi lùa người trong trại lên tàu để kéo qua Indonesia. Do đó, số ghe tàu bị kéo về hướng nhóm đảo Letung Jemaja, bị tập trung nhiều nhất ở Airaya trước, đầy rồi đổ sang đảo KuKu cách đó không xa, một hòn đảo lớn hơn Airaya, nơi đảo này, người tị nạn khi đi vào rừng khám phá ra những ổ súng phòng không của Nhật hồi Đệ nhị Thế chiến còn bỏ lại ở một vài cứ điểm trên đảo Kuku.

Ban đêm ở Berahala ra sao? Những lều, nhà leo lét ánh đèn dầu. Bãi đối diện nhìn sang cầu tàu Letung là nơi vui chơi sinh hoạt về đêm. Người chủ tiệm cà phê bên Letung đã nhanh chóng nhảy qua hòn đảo tị nạn mở ngay một quán lều cà phê. Khi người Việt tị nạn đầu tiên tới Letung, buổi sáng sớm mà tôi nằm tòn teng trên chiếc võng ấy, họ đi tìm quán cà phê thì quán ở đây chỉ bán ca cao là chính. Việt ta bèn trổ tài pha cà phê dợt, truyền nghề ngay tức khắc cho chủ quán để có ly cà phê; dạy luôn phải pha một bình trà dành cho khách “xúc miệng” sau khi đã nhâm nhi thưởng thức ly cà phê, nhấn mạnh là trà cho uống “free” và bắt buộc phải có đối với khách cà phê, không có trà là sorry… mất khách!!

Quán cà phê bán đến 10 giờ đêm. Đối với Letung, 10 giờ đêm là khuya lắm rồi, đối với phe ta thì cũng tạm đủ để ngồi phì phèo điếu thuốc, nhâm nhi tán dóc “bàn chiện” tương lai nào Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Đức v.v. Xa xa vào trong thì nhạc cassette văng vẳng nho nhỏ, hoặc vọng cổ hoặc Chế Linh rên rỉ “Sơn trắng đầu ông ngoại”, “Đêm buồn tỉnh lẻ” “Căn nhà ngoại ô”, lâu lâu nghe được mấy bản Trịnh Công Sơn “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về”…

Tôi nằm đu đưa trên chiếc võng dưới ánh sáng lù mù của chiếc “đèn cóc” dã chiến làm bằng cái lon nhôm nước ngọt, bỗng thấm thía và “thương làm sao” từng lời từng chữ Việt Nam trong mấy bản nhạc rỉ rả ấy, “cái” cải lương vọng cổ mình đã bỏ quên, “cái” sên sến mình thường né tránh hay chê bai, giờ đây sao mấy thứ chữ nghĩa bị dè bỉu ấy nó lại tràn trề ý nghĩa và nghe quá hay ho, thấm vào lòng, vào hồn, vào máu, làm cho ngậm ngùi, bâng khuâng, mơ màng, mông lung… giống như đang nhớ về một người tình vừa chia ly cách biệt… Buồn như thế mà không có một điếu thuốc, nỗi buồn càng ray rứt đau đáu làm sao…

Dù sao thì tôi cũng có vài hình ảnh, những ấn tượng đẹp đẽ ngay buổi ban đầu ở Letung. Thứ nhất, ly ca cao và điếu thuốc thơm đầu tiên khi đặt chân lên đảo; thứ hai, sau đêm được tàu hàng chở về Letung, lính hải quân huy động thanh niên lên tàu hàng trở lại đảo Mang Kai để kéo hai chiếc tàu lớn Rạch Giá và Bạc Liêu về Letung.

Sau khi đẩy kéo hai tàu vượt biển ra khỏi đám san hô, các thanh niên bị bắt leo lên hai tàu ấy, riêng tôi, nhanh trí nói láo không biết lội nên trèo lên xuồng nhỏ cùng mấy thủy thủ Indo về tàu kéo, chỉ mình tôi duy nhất nên lên tàu họ xong, tôi được ưu đãi một đĩa cơm trắng có đổ lên mặt một về “cá cơm” nhỏ xíu chiên dòn.

Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ ăn được một dĩa cơm ngon đến như thế, ngon đến nhớ đời. Nhưng phải nói hình ảnh đẹp nhất và đầy ấn tượng nhất, là trong lúc lội lên núi lấy nước suối, trên đoạn đường quanh co gai góc ấy, tôi lần đầu tiên nhìn thấy lại nét an bình trên từng ngọn cỏ, từng đóa hoa, từng cành lá. Gợi lại cho tôi thời thơ ấu còn sống nơi đồng nội mà sau đó một lúc, còn thấy những hình chụp đăng trên tờ Thế Giới Tự Do về cảnh thiên nhiên của miền Nam nước Việt.

_______________
 

Vượt biên: Những ngày vất vưởng ở đảo (3)

Tôi làm ông lái đò

 

Những thuyền nhân may mắn sống sót và được cứu (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)

Từ khi tôi sống ở Sài Gòn (1965) cho mãi đến khi vượt biển 1979, hầu như cây cỏ đều phủ lên một lớp ảm đạm không khác gì gương mặt người dân lành phải chịu đựng cảnh chiến tranh. Chỉ duy nhất khi tôi lập gia đình năm 1973, tuần trăng mật ở Đà Lạt mới cho tôi nhìn thấy nét bình an trên ngàn hoa ngọn cỏ.

Tôi đã dừng chân đứng sững khá lâu, vừa ngắm những bông hoa rừng man dại hồn nhiên trong cảnh trời đất hòa bình xứ người, vừa rộn ràng bâng khuâng hồi tưởng về một thời an lành nơi quê nhà xa xưa, mà giờ đây trên bước đường lưu lạc, biết ngày nào mới có thể trở về lại quê hương, và cỏ hoa nơi quê hương ấy không biết rồi đây trong cảnh thái bình có phục hồi lại được nét thanh thản tươi đẹp, hay cũng vẫn nghèo nàn hiu hắt như người dân nghèo dưới chế độ cộng sản.

Tôi sực nhớ ra rồi đọc câu thơ của Nguyễn Đức Sơn trước bụi hoa rừng, mỉm cười cay đắng “Đụ mẹ cây bông, mầy không lao động, không cho trổ bông”. Nếu mấy cây bông rừng này biết nghe và hiểu được bài thơ ngắn này chắc cũng chua xót giùm cho bông hoa nước Việt trong thời chiến tranh súng đạn.

Ở Berahala, tôi quen anh bạn người Indo tên Marcel, làm nghề tài công lái tàu buôn từ Terempa đến Letung. Anh nói tiếng Anh kha khá, tôi có thể nói chuyện bình thường với anh. Trong khi chờ đợi chuyến hải hành rời LeTung, anh sang Berahala để cho biết người Việt và tìm mua vòng vàng giá rẻ về Terempa bán lại. Tình cờ anh ghé vào nhà chúng tôi, rồi có lẽ thích cái không khí nhà này, nhất là sau khi được mời ăn cơm ăn mấy món cá kho kiểu Việt lạ miệng, nên từ đó cứ mỗi tuần một chuyến hàng, anh đều ghé đến nhà tôi ở chơi.

Anh rủ tôi ra quán café ngoài bãi, tôi cười, nói tôi không có tiền uống café, anh nói anh trả tiền. Sợ buồn lòng người khách bản xứ, tôi cùng anh thả ra bãi, trời sụp tối đã có gió mát. Anh hút Gudang Garam không đầu lọc, khói thuốc mùi hăng hắc như đốt vỏ cây quế, lâu lâu rít mạnh nghe nổ lắc bắc. Anh nói mai về Terempa vài hôm trở lại, hỏi tôi cần gì sẽ mua cho (vì biết tôi không tiền). Tôi xin anh một gói thuốc vấn hiệu Durian (mùi sầu riêng và rẻ tiền) và vài viên kẹo nếu có thể để cho mấy đứa nhỏ.

Từ dịp ấy, anh tỏ ra thân tình với tôi. Vài lần sau trở lại, anh ngỏ ý sẽ thương lượng với người sĩ quan hải quân coi trùm tại Letung, lấy một chiếc ghe vượt biển còn tốt, anh sẽ lái và chỉ dẫn cho tôi để làm “lái đò” đưa rước khách qua lại Letung và Kuku, nếu làm, tôi và Sến (thằng em bà con đi cùng) mỗi ngày lãnh mỗi đứa 800 pat, còn lại bao nhiêu thì về nộp cho ông trùm hải quân, dầu tàu thì ông trùm đổ. Đây là cách duy nhất tôi có thể kiếm ra tiền, lại giúp được thêm cho vợ chồng thằng em, nó cũng hổng tiền y chang tôi. Vậy là tôi rủ Sến, sáng mai hai thằng tui cùng Marcel khởi hành.

*****

Chiếc ghe Marcel lấy làm đò dài khoảng tám mét, bánh lái tàu bằng chiếc cần gặt qua gặt lại, máy 2TGK, số ghe là PT-86, PT là Phan Thiết, chiếc ghe nhỏ này đi vượt biên từ Phan Thiết. Một điều nên nhắc lại, từ khi người tị nạn tới Letung, đổi đôla lấy tiền pat của Indonesia, họ làm cho “thị trường tiền tệ” của Letung trở nên khan hiếm tiền, nhất là giấy 100 và 50, tờ tiền lớn nhất là 500. Khi tôi ra hành nghề “ông Lái Đò” lúc ấy đã có hai đò từ Airaya, còn Kuku thì chưa.

Marcel lái, tôi đứng kế bên để nghe anh chỉ dẫn. Từ cầu tàu đâm thẳng ra biển khoảng vài trăm mét rồi lái chếch về bên trái. Chừng 20 phút, anh chỉ tay nói “nhìn thấy mỏm đá ngầm đen ấy thì nhắm ngay nó chạy tới. Thấy nó gần tàu rồi, vòng ngược kim đồng hồ theo nó rồi đi thẳng. Độ 15 phút sau, lại gặp một mỏm đảo tương tự, lại chạy tới hướng đó rồi quẹo thêm lần nữa (tôi đã quên trái hay phải), rồi chạy thẳng khoảng 10 phút thì đến Kuku. Kuku là một hòn đảo không bãi lài như Berahala, nước sâu và nhiều san hô nên khi nước ròng, sắp vào đảo phải chạy thật chậm và nhìn xuống san hô để tránh. Neo ghe không sát bờ, lội vào hay nhờ xuồng độc mộc ra đón. Thời gian đò tôi chạy một chuyến mất khoảng 45 đến 55 phút.

Vậy là hôm sau, hai anh em tôi bắt đầu ra nghề… đón khách. Sến trên ghe, tôi quần xà lỏn áo thun, đầu chơi cái nón vải cho giống lơ xe đò. Vậy mà tôi lội lên lội xuống năm lần bảy lượt cái đoạn từ cầu tàu tới tiệm chạp phô giữa xóm chợ, mồ hôi đổ lộp độp vẫn chưa đủ can đảm để há miệng la to kêu khách: “Letung Kuku! Letung Kuku! Đò chạy liền, đò chạy liền!” vì hình như có một cái gì nghèn nghẹn ở cổ họng, nó giống như một nỗi nghẹn ngào, một nỗi đau, một tủi thân tủi phận làm sao đó mà cái cổ họng không phọt ra tiếng rao được.

Cuối cùng tôi tự mắng mình “chiện nhỏ này mà mày không làm được mai kia tới xứ người mày làm được cái gì hở thằng khốn nạn!” Bấy giờ cái cổ họng nó mới chịu nghe lời, không những thế, nó còn la to hơn hai tay mời đò cũ kia.

Đò mới nên khách chỉ cỡ nửa đò, khoảng 30 người, nhưng đã đậu bến gần tiếng đồng hồ, hai đò kia đã tách bến trước đó; và có lẽ hết khách đi chợ rồi, đành rời bến thôi. Sến thả tàu chạy chầm chậm chờ tôi thu tiền khách. Như đã nói, tiền trăm lẻ rất hiếm, đò một chuyến 150 pat, khách đưa tờ 500, phải hỏi nếu khách mai còn đi tiếp thì ghi giấy còn dư lại 350, hoặc muốn “thối” bằng mì gói thì gói 50, thuốc Hero thì gói 100. Khách đã quen chuyện này khi mua sắm ở chợ quán nào cũng vậy thôi, nên không ai khó chịu cả, mọi việc êm xuôi.

Lịch trình đò chạy như sau: Sáng sớm đò đưa người từ Letung qua Kuku để tìm hoặc thăm thân nhân bên đó, cộng thêm số khách bên Kuku tới Letung ngủ lại để sáng đi chợ rồi trở về. Xế trưa rước khách từ Kuku qua Letung cũng tương tợ, nhưng phần chính là họ đi mua thực phẩm ở tiệm chạp phô. Hôm nào có tin người tị nạn mới được đổ tới Kuku thì anh em tôi làm một chuyến đò chiều rời LeTung, vài khách cũng được, chạy qua Kuku. Tối neo đò, Sến ngủ giữ.

Tôi lội vào bờ, lên suối tắm rồi đi lòng vòng hỏi thăm tin tức này nọ, rồi tối tới quán cà phê do con của tiệm café ở Letung bành trướng sang Kuku vì làm ăn phát đạt ở Berahala. Tại quán này, tôi tình nguyện làm bồi bàn buổi tối để khi quán dọn dẹp nghỉ bán, tôi được tặng một ly trà đường, rồi được mang cây đàn guitar cũ kỹ của anh con chủ tiệm ra ngồi ngoài mấy gốc dừa gần đó, đàn lẳng tẳng cho quý chủ nhân thưởng thức, cho thằng tui đỡ “buồn xa xứ”.

Tui được thu xếp cho ngủ trên chiếc ghế cây dựa sát tấm vách lá vừng lửng lơ, cuộn mình như con tôm càng, mượn đỡ tờ báo đắp thêm, làm một giấc tới 5 giờ sáng thì lặng lẽ bò dậy, ra bãi, mướn chiếc xuồng mộc cho hai người khách lên ngồi rồi tôi ùm xuống nước lội đẩy “taxi” ra đò cho khách leo lên. Cứ thế, 40 bận được 80 khách thì đầy đò, trả tiền thuê xuồng cho ông cậu, ông cậu thấy run lập cập môi xanh lè bèn tội nghiệp thằng nhỏ, kêu lên xuồng mộc chèo ra đò cho lên.

Thay được cái áo thun khô là vừa nhổ neo vừa thu tiền khách, trong bụng mừng rơn, nhờ tị nạn mới tới nên chở khẳm đò, được tới 80 khách. Vậy là tới Letung hai anh em sẽ tự thưởng mỗi thằng một dĩa cơm cá chiên, mà hạnh phúc nhất là sẽ mua được ly nước cam có bỏ vài viên đá cục bán mắc tiền hơn 2-3 ly không đá. Đó là nhờ quen với anh con chủ quán mới được ưu tiên như vậy đó nghe!

Tôi hành nghề “ông lái đò” được đúng hai tuần lễ thì em Ngoan, cô em út của tôi qua đời vì sốt xuất huyết não, em chỉ hưởng dương được 9 tuổi đầu. Em bắt đầu bị sốt, đến ngày thứ ba thì ba tôi gặp vị bác sĩ duy nhất tại Letung, mới ra trường nên hành nghề tại đảo nhỏ này, và đương nhiên thiếu kinh nghiệm về những tiền triệu chứng của xuất huyết não.

Ba tôi cùng mấy bác sĩ đi chung tàu đề nghị vô nước biển cho em vì nhà có mang theo được một số chai, phòng khi có xảy ra trường hợp cần đến, nhưng bác sĩ trẻ này không đồng ý, vì định bệnh em Ngoan nhiều lắm chỉ là sốt rét. Qua ngày thứ năm, ngày 15 Tháng Năm 1979 thì quá trễ, em bị làm kinh, cả người bị uốn giật dữ dội, máu trào ra cửa miệng rất nhiều, da vàng như sốt rét, em rơi vào tình trạng mê man, rồi tối ngày thứ năm ấy em dứt thở, trong cơn đau đớn vô cùng vì co giật.

Chiếc tàu 0269 của chúng tôi trước đó, khi mới lên Berahala vài hôm, cũng đã mất một bé trai độ hai ba tuổi, là cháu nội của một người Tiều, bạn cùng xứ sở với ba tôi. Vì em còn quá nhỏ nên gia đình chỉ âm thầm chôn cất em không bia mộ, để mong em sớm đầu thai kiếp khác. Ở đây, tôi muốn nói thêm một điều mà hầu như tàu ghe vượt biển nào cũng có, là khi nào đến bờ bình yên thì hình như chiếc nào cũng đều có hy sinh cho “Thần Biển” ít nhất một sinh mạng; là những câu chuyện mang tính huyền bí mà tôi được nghe nhiều người vượt biển kể, tôi rất tiếc không kể lại.

Mấy thanh niên đi chiếc Vũng Tàu tấp vào đảo Mang Kai cũng lên Berahala và dựng lều ở gần ngay cạnh “nhà” tôi. Anh Bi lớn tuổi nhất làm trưởng nhóm đó, rồi sau khi Liên Hiệp Quốc tiếp tế đồ ăn đến Berahala mỗi tuần, nhóm thanh niên này trở thành nhóm khuân vác lương thực của đảo. Chính tay anh Bi tẩn liệm cho em Ngoan, rồi cả nhóm ấy tình nguyện cùng gia đình tôi, lo phần đào huyệt mộ cho em, sau khi ba tôi nhờ ông chủ tiệm chạp phô người Tàu bên Letung tìm xin cho em miếng đất làm nơi chôn cất. Đó là một xẻo đất lưng chừng trên núi.

Khi chôn cất, ba tôi hứa trước phần mộ em Ngoan, khi ba định cư yên ổn rồi, ba sẽ có ngày trở lại mang em về nơi ấy để sum họp cùng gia đình, ba không để em lẻ loi lạnh lẽo nơi này. Lời hứa của ba tôi đã được ông thực hiện mười năm sau đó, sau khi ông vào được quốc tịch Hoa Kỳ. Ông cùng Tuấn, em trai tôi, sang Indonesia, rồi đến Tanjung Pinang, là đảo lớn như một tỉnh lỵ, từ đây có thể tìm tàu đi Letung.

Rất tiếc ông đã hết sức mà không tìm được tàu nào thuê đi Letung, khiến ông rất buồn, buộc phải trở về Mỹ. Sau này ông bảo ông nghiệm lại về chuyến đi tìm con ấy, có lẽ do em Ngoan linh thiêng không muốn ông phải mệt nhọc thêm trong tuổi già sức yếu, nên khiến cho ông tìm hỏi rất nhiều mà không ai biết đảo Letung ở nơi đâu cả, thật vô lý!

Phần mộ em Ngoan là đầu tiên, sau đó khi có người tị nạn mất, tập trung chôn cạnh kề đó, là hình ảnh do chị Oanh chụp mà tôi xem được sau 30 năm nơi xứ người, trong đó tình cờ khám phá ra có phần mộ tên em Ngoan, tình cờ hơn, bức ảnh chụp lúc chị đích thân đang sơn đồ lại tên em Ngoan trên tấm bia mộ đá.  Tiếc thay, ba tôi vừa qua đời không lâu, chắc chắn nếu ông còn sống sẽ bị xúc động mạnh và sẽ tìm mọi cách để thực hiện tiếp lời hứa của một người cha. Sau đó gia đình tôi vì không có người theo chị Oanh trong chuyến đi kế tiếp vào Tháng Tư 2010, nên gửi tiền nhờ chị khi đến Letung giùm thay mặt gia đình, xây lại phần mộ cho em. Có lẽ chị vừa rời khỏi Letung không bao lâu lại có chuyến đi “Về bến tự do 8” vào Tháng Ba 2010 do “Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam” tổ chức.

*****

Em Ngoan tôi vừa mất được một tuần thì chiếc tàu 0269 được chính quyền địa phương Letung thông báo sẽ được ưu tiên chuyển về Tanjung Pinang, thành phố có trại tập trung lớn, để từ đây được phỏng vấn và lập hồ sơ định cư. Trước đây, phái đoàn Liên Hiệp Quốc chỉ đến Letung hay các đảo Airaya, Kuku để lấy danh sách, lời khai cá nhân hay gia đình mà thôi. Vào ngày 22 Tháng Năm 1979, toàn bộ người của tàu 0269 được đưa lên một chiếc tàu hàng to chở về Pinang.

Lúc đó, nhà tôi khiêng theo hai băng-ca lên tàu, là người em trai út 11 tuổi và thằng cháu 3 tuổi, cả hai đang trong tình trạng sốt nặng, đang vô nước biển, bị nghi cũng là triệu chứng của sốt xuất huyết. Thật hú vía và thật may mắn, hai đứa bé với giấy giới thiệu của bác sĩ ở Letung nên được chuyển vào bệnh viện ở Pinang lập tức khi tàu vừa cặp bến. Qua trường hợp tử vong của em Ngoan, vị bác sĩ trẻ ở Letung đã tỏ ra hối hận, và từ đó trở nên rất tích cực, tham khảo những lời cố vấn của các bác sĩ tị nạn, sẵn sàng chữa trị theo đề nghị của bác sĩ Việt thừa kinh nghiệm tại Việt Nam.

Mọi người tị nạn khi lên tàu Indonesia đều bị đưa xuống dưới khoang hầm. Riêng tôi tỏ ra dạn dĩ, lên khoang trên, la cà với mấy thủy thủ, nói chuyện qua lại với họ bằng ít tiếng Indo lỏm bỏm, rằng có mấy người “bạn Indo” thân tình trên đảo, làm mấy anh Indo này có thiện cảm, dễ dãi cho tôi đi tới lui dòm ngó trong tàu. Đây là lần thứ hai tôi chính mắt nhìn thấy phòng máy tàu của họ, máy to và mới, có thêm một máy sơ-cua, khiến tôi hình dung đến những chiếc “tàu cướp” Thái Lan, với máy móc như thế làm sao nó không mạnh và không chạy nhanh được!

Như hai chiếc tàu Thái cặp vào hai bên hông tàu chúng tôi để nhảy sang chặt dây cướp hết tất cả mọi hành lý cột trên sàn và nóc tàu. Chúng cặp kè như thế để tàu vượt biên không chạy được, và mỗi khi sóng nhồi tàu chúng va vào tàu Việt cũ kỹ nhỏ bé thì ván tàu con này kêu răng rắc, những thanh niên trên tàu chúng tôi phải đứng dọc hai bên be tàu dùng tay đỡ chịu cho giảm mức độ va chạm mạnh bạo vào thành tàu.

Đêm đó, khi mọi người ngủ yên, tàu chạy khá nhanh ở độ gài bình tốc, tôi nằm xỏ tay chân vào dây ràng chằng chịt những kiện hàng trên nóc mui tàu to rộng. Bầu trời đầy đặc sao sáng, gió biển ban đêm vào tháng năm không lạnh lắm. Ngửa mặt lên trời, trong lòng thật quá nhiều điều nghi nan và hỗn độn.

Nghĩ đến bến bờ Pinang sắp đến, không thể nào hình dung sẽ ra sao. Những điếu thuốc vấn “sầu riêng” cứ lát lát bập bùng đóm lửa, có lẽ đóm lửa nhỏ bé gần gụi này mới soi thấy bao nỗi lo âu trong ánh mắt người thanh niên tị nạn này, nhưng nó không thể nào ủy lạo được điều chi, nó chỉ làm được điều duy nhất là khi khói thuốc thấm vào óc não thì nó cho cảm giác bình tĩnh, ấm áp, hiện hữu.

Tôi xin dừng ở đây, chỉ ghi thêm cái cảm giác đầu tiên khi đến Tanjung Pinang, là từ nay trở đi không còn thèm nước đá nữa; thứ nhì là có thuốc lá đủ loại: Lucky, Pall Mall, Dunhill, 555…, Mỹ, Ăng-Lê đủ thứ; thế giới văn minh đã trở lại: đèn điện đầy đường; và xe hơi, xe gắn máy tràn ngập. Tôi đã được trả về lại thế giới văn minh…

 

Lê Giang Trần

Kim Phượng sưu tầm

 

 262: Video & Hình Ảnh Về Hành Trình Vượt Biên Sau Biến Cố 30/04/1975 |  30-04-22 - YouTube

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %14 %946 %2023 %17:%04
back to top