HAI NĂM Ở PARIS TẠO DANH CHO HỌA SĨ VAN GOGH

HAI NĂM Ở PARIS TẠO DANH

CHO HỌA SĨ VAN GOGH

Suốt sự nghiệp cầm cọ, Vincent Van Gogh (1853-1890) không bán được một tác phẩm nào. Chỉ vài ngày sau khi có người mua tác phẩm đầu tiên, họa sĩ qua đời ở tuổi 37. Trong quãng đời ngắn ngủi, có lẽ hai năm ở Paris là giai đoạn thăng hoa trong sự nghiệp của họa sĩ đoản mệnh. Van Gogh gặp những người bạn mới, khám phá trường phái Ấn Tượng, định hình phong cách vẽ.


Bức Tự họa đội mũ rơm (Autoportrait au chapeau de paille,1887)của Van Gogh,triển lãm tại Bảo tàng MET,New York,Mỹ. 
 
Đến Paris vào đầu tháng 03/1886 sau thời gian dài bất định về sự nghiệp, bất ổn về cuộc đời, lận đận trong tình duyên, Van Gogh tìm bước khởi đầu mới ở Kinh đô Ánh sáng. Chuỗi thất bại của họa sĩ Hà Lan được Wouter van der Veen, người chuyên viết về nghệ thuật và là chuyên gia về Van Gogh, tóm lược trong chương trình của Culture Tube về Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :

“Vào lúc Vincent Van Gogh bắt đầu vẽ, ông ở trong tình trạng khá là tuyệt vọng, bị rơi vào ngõ cụt. Ông buộc phải đưa ra chọn lựa đó. Ông từng muốn làm mục sư nhưng thất bại, từng muốn làm nhà buôn nghệ thuật nhưng cũng không thành, cuối cùng ông tâm sự trong một bức thư gửi em trai là những gì còn lại với ông, chỉ là chút khả năng vẽ phác thảo. Chính từ chút năng lực đó, ông quyết định tiếp tục cuộc sống và dấn thân vào một con đường mới, nơi ông hy vọng trở thành một nhà in thạch bản, người vẽ tranh minh họa, người vẽ phác thảo. Nhưng ban đầu, đó không phải tiếng gọi của nghệ thuật lớn lao, đặc trưng cho sự nghiệp của ông như chúng ta biết sau này”.

Có lẽ sẽ không có một Vincent Van Gogh nổi tiếng nếu không có người em trai Théo của ông. Théo có tài kinh doanh, đến Paris làm việc từ năm 1881, được giao làm giám đốc một chi nhánh của Galerie Boussod, Valadon et Cie trên đại lộ Montmartre. Théo sống trong căn hộ nhỏ ở phố Victor Massé để tiện cho công việc. Hai tháng sau khi Vincent đến, họ chuyển sang căn hộ trong tòa nhà xây theo phong cách kiến trúc Haussman ở số 54 phố Lepic, ngay dưới chân đồi Montmartre. Théo là nguồn động viên không mệt mỏi cả về tài chính lẫn tinh thần cho Vincent, vì Théo giữ niềm tin vô hạn vào tài năng của anh trai.

Tranh sơn dầu Montmartre của Vincent Van Gogh, 1887, hiện trưng bày ở Bảo tàng Van Gogh,
Amsterdam, Hà Lan. © Van Gogh Museum

Những cuộc gặp mới ở Montmartre

Montmartre vào Thời Kỳ Tươi Đẹp (Belle Epoque, 1871-1880) nổi tiếng là tụ điểm giải trí sành điệu. Quán rượu, cà phê thi nhau mọc lên từ năm 1888, thu hút giới tinh hoa Paris và những nghệ sĩ nổi tiếng đương thời. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một Montmartre giữ nét hoang sơ, tồi tàn của những khu ổ chuột trước đó.

Montmatre và Paris mở ra nhiều cơ hội cho họa sĩ Hà Lan : bạn bè mới nhờ những mối quan hệ của Théo, cơ hội triển lãm tranh, khám phá trường phái Ấn Tượng để rồi theo đuổi con đường này. Trong thư đề tháng 9 hoặc 10/1886 gửi Horace Mann Livens, bạn đồng môn năm 1885 ở Viện Hàn Lâm Mỹ Thuật Hoàng Gia Anvers (Bỉ), Vincent Van Gogh tỏ ra hào hứng với cuộc sống mới : “Paris là Paris, chỉ có một Paris và dù cuộc sống ở đây có khó khăn đến đâu... không khí Pháp làm đầu óc tỉnh táo và tốt lên”. (1)

Van Gogh bắt đầu vẽ từ cửa sổ phòng ngủ trong căn hộ mới phóng tầm mắt khắp Paris, từ những bức chân dung tự họa đến những khu vườn quanh Montmartre và mỏ đá trắng. Ngay cuối năm 1886, họa sĩ Hà Lan tham gia Xưởng Vẽ Cormon (Atelier Cormon do Fernand Cormon thành lập năm 1883 tại 104 đại lộ Clichy, Paris), nơi đánh dấu những thay đổi mang tính quyết định cho sự nghiệp của ông. Vincent học vẽ khỏa thân, làm quen với những họa sĩ trẻ như Emile Bernard và Henri de Toulouse-Lautrec.

Qua giới thiệu của Théo, Vincent gặp nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác, Georges Seurat, Camille Pissaro, Paul Gauguin và Paul Cézanne. Họa sĩ Hà Lan hòa mình vào cuộc sống nghệ thuật sôi động của thành phố, thường xuyên đi xem triển lãm của Degas, Monet, Renoir và Sisley. Được truyền cảm hứng vẽ trực tiếp ngoài trời, ông không ngại vác giá vẽ ra khỏi đồi Montmartre và Paris để đến các vùng ngoại ô Asnières-sur-Seine, rừng Boulogne hay đảo Grande Jatte ở vùng Hauts-de-Seine hiện nay, kinh nghiệm mà theo tâm sự của ông trong thư gửi người bạn Bernard là “người ta không thể học vẽ được nếu chỉ ở trong xưởng vẽ của mình”.

Chuyên gia về nghệ thuật Pascal Bonafoux nhận định trong chương trình của Culture Tube : “Giữa một bên là phòng trưng bày tranh Boussod, Valadon et Cie do Théo quản lý và bên kia là cửa hàng của Cha Tanguy, người ta đoán về cơ bản là Vincent khám phá ra trường phái Ấn Tượng. Chưa bao giờ ông ấy nhìn thấy bóng của một bức tranh như thế. Theo tôi, trong gần hai năm sống ở Paris là quãng thời gian Vincent Van Gogh thực sự tạo cho mình những cách sáng tạo ra một Vincent Van Gogh và để tạo ra sự độc đáo, có một không hai, sự kỳ dị trong tranh của ông”.

Cha Tanguy (Père Tanguy) là một nhân vật quan trọng trong đời sống nghệ thuật của khu vực, là ân nhân của rất nhiều họa sĩ trẻ nhưng nghèo, kể cả Monet và Pissarro thời đó. Cửa hàng Cha Tanguy có đủ loại màu vẽ và thường bán chịu. Van Gogh cũng nằm trong số những họa sĩ gán nợ bằng tranh. Để cảm ơn “người bạn lớn”, Van Gogh đã vẽ Chân dung Cha Tanguy (Portrait du père Tanguy, 1887), chưa đầy một năm sau bức tự họa khi mới đến Paris.

Chân dung Cha Tanguy (Père Tanguy, 1887) của Vincent Van Gogh, Bảo tàng Rodin, Paris, Pháp. © Musée Rodin

Thấm nhuần trường phái Ấn Tượng

Chính những bức chân dụng tự họa cho thấy rõ độ mở nghệ thuật của ông. Mọi nghiên cứu về phong cách và mầu sắc đều được ông thể hiện trong những bức chân dung tự họa này, theo giải thích của chương trình Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :

“Những bức tự họa đầu tiên được vẽ trong các mầu xám và mầu hạt dẻ nhanh chóng nhường chỗ cho các mầu vàng, đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Kỹ thuật cầm cọ của ông cũng bắt đầu giống kỹ thuật không ngắt đoạn của các họa sĩ trường phái Ấn Tượng. Ông viết cho một người em gái : “Ý định của anh là cho thấy rằng người ta có thể vẽ nhiều bức tranh hoàn toàn khác nhau về cùng một người” (bức Tự họa đội mũ rơm (Autoportrait au chapeau de paille, 1887). Cho dù các ảnh hưởng xuất hiện trong tác phẩm của Van Gogh là đương thời hay truyền thống, chúng đều được thể hiện trong ngôn từ nghệ thuật của riêng ông”.

Paris và cuộc gặp với trường phái Ấn Tượng, rồi hậu Ấn Tượng đã khiến bảng mầu của Van Gogh được mở rộng, sáng hơn, sống động hơn so với những bức tranh u tối, sầu não lúc còn ở Hà Lan và Bỉ. Sự thay đổi này được chính họa sĩ giải thích trong thư gửi em gái : “Điều mà người ta yêu cầu trong nghệ thuật ngày này, đó là điều gì đó thật sống động, rực rỡ, nồng nàn”.

Sự sôi động trong tác phẩm Đại lộ Clichy (Boulevard de Clichy, 1887) là nhờ nét vẽ bớt cứng nhắc hơn, với hai gam mầu chủ đạo là tím và xanh. Những mầu sắc tươi sáng khác cũng được Van Gogh vận dụng vào tác phẩm Những vườn rau ở Montmartre (Jardins potagers à Montmartre, 1887), Sông Seine và cây cầu Grande Jatte (La Seine avec le pont de la Grande Jatte, 1887), Cây và rừng (Arbre et sous-bois, 1887), Công viên vào xuân (Parc au printemps, 1887)…

Tranh của Van Gogh còn có ảnh hưởng từ cách chấm mầu của Paul Signac. Nghệ thuật Nhật Bản - niềm đam mê của các họa sĩ thời đó - hiện rõ trong hơn 30 bức vẽ tĩnh vật hoa, qua cách ông sử dụng những phối cảnh đậm và các mẫu trang trí phẳng, điểm thêm các tông màu đỏ đậm, để “cố thể hiện cường độ mầu sắc”.

“Có thể thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong cách vẽ của Van Gogh từ 1886-1888 qua ba bức chân dung. Chân dung một người đàn ông năm 1886 tiếp nối loạt chân dung sâu kín và thống thiết trong thời kỳ đầu của Van Gogh ở Nuenen. Bức chân dung Alexander Red được vẽ vào mùa xuân năm 1887 sử dụng cách phối mầu và kỹ thuật vẽ tương đối khác. Tháng 12/1887, Van Gogh vẽ Cô gái Ý (L’Italienne), được coi là bước ngoặt nghệ thuật của họa sĩ ở hai chiều và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản, trong đó các màu sắc và đường nét tạo giá trị riêng biệt, ngoài thực tế”.

Tranh sơn dầu La Guinguette ở Montmartre, 1886 của Vincent Van Gogh,
hiện trưng bày ở Bảo tàng Orsay, Paris, Pháp. © CC / Musée d'Orsay
 
Vận đen đeo bám

Van Gogh trưng bày tranh ở các phòng tranh của bạn bè, các quán cà phê và nhà hàng, nơi trở thành điểm giao lưu, trao đổi của họa sĩ. Không ngạc nhiên khi Van Gogh vẽ chân dung khổ lớn chủ một nhà hàng lúc đó, có thể là Lucien Martin, ông chủ của quán Grand Bouillon, nơi họa sĩ Hà Lan trưng bày tranh. Van Gogh vẽ hơn 200 tác phẩm trong hai năm ở Paris. Thế nhưng không ai đoái hoài đến tranh của ông. Đen đủi vẫn đeo bám Van Gogh, như lúc ông còn ở Hà Lan hay Bỉ. Chuyên gia Pascal Bonafoux giải thích :

“Hãy hình dung là vào thời kỳ mà tranh lịch sử vẫn được coi là hội họa chân chính, tranh chân dung là thể loại lớn… Còn đối với Van Gogh , một cành hoa, một chiếc giầy, một củ khoai tây cũng quan trọng như vậy. Dù chưa biết nhưng họa sĩ đã tham gia vào phong trào sau này là trở thành trường phái Ấn Tượng, lúc đó đã thịnh hành được khoảng 10 năm, và từng bước loại dần hội họa phân cấp đối tượng. Điều này đặc biệt quan trọng”.

Những tác phẩm quan trọng nhất thuộc sở hữu của Théo, còn những bức khác thì làm quà tặng hoặc bị ăn trộm. Một vài tác phẩm được họa sĩ bán rẻ cho người buôn nghệ thuật. Vincent Van Gogh chán thành phố đang dần khiến ông ngột ngạt. Ông viết cho em gái Wilhemina, “Paris lớn như biển nhưng người ta luôn để ở đó một mảnh lớn cuộc đời”. Quyết định tìm đến thiên nhiên, tháng 02/1888, họa sĩ ôm đầy hoài bão chuyển xuống thành phố Arles, miền nam Pháp.

Thế nhưng Van Gogh vẫn phải đối mặt với thực tế : tranh của ông không bán được. Đổi lại, Théo an ủi trong thư đề ngày 27/10/1888 là “anh đã tạo được cho chúng ta một mạng lưới nghệ sĩ và bạn bè, điều mà em hoàn toàn không thể làm được, vậy mà anh đã làm được phần nào từ khi anh ở Pháp”.

Cầu Grande Jatte (Le Pont de la Grande Jatte, 1887) của Vincent de Van Gogh,
Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan. © Van Gogh Museum, Amsterdam

Chán nản, kiệt quệ, bệnh tật có lẽ dần bào mòn sức lực của họa sĩ. Ông qua đời ở tuổi 37 vào lúc mà nỗ lực của ông cuối cùng cũng được biết đến, theo giải thích của Wouter van der Veen, chuyên gia về Van Gogh : “Sáu tháng trước khi qua đời (ở Auvers-sur-Oise, ngoại ô Paris), công việc của Vincent Van Gogh thu hút sự chú ý của một nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng. Người này viết trong tạp chí Mercure de France một bài báo dài gần 17 trang để giải thích công việc của họa sĩ Hà Lan này tuyệt vời đến nhường nào”.

(1) Bảo tàng Van Gogh, Hà Lan
 

 
 

Thu Hằng
 
*********

Vincent Van Gogh – Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp & Tác Phẩm Nổi Tiếng

 

vincent van gogh là ai

 Vincent Van Gogh (1853 – 1890) là một nghệ sĩ có tài năng đặc biệt. Bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ trường phái ấn tượng và trong thời kỳ đó, ông đã phát triển phong cách bản năng, ngẫu hứng của riêng mình. Van Gogh trở thành một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của thế kỷ XX và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật hiện đại.

“Anh là gì trong mắt hầu hết mọi người – một kẻ hư không, một kẻ lập dị, hay một kẻ khó ưa – một kẻ không có địa vị trong xã hội và sẽ không bao giờ có được điều gì trong ngắn hạn, thấp kém. Được rồi, sau đó – ngay cả khi điều đó hoàn toàn đúng, thì một ngày nào đó, anh nên thể hiện bằng công việc của mình những gì một kẻ lập dị, không giống ai, có trong trái tim anh ta. Đó là tham vọng của anh, ít dựa trên sự oán hận hơn là tình yêu bất chấp tất cả, dựa trên cảm giác thanh thản hơn là đam mê.” — Vincent Van Gogh (Thư gửi em trai Theo Van Gogh, tháng 7/1882)

 

Tiểu Sử về Vincent Van Gogh

Những câu nói đầy cảm hứng mà dân sáng tạo ai cũng nên xem một lần

Những câu nói đầy cảm hứng mà dân sáng tạo ai cũng nên xem một lần

Vincent Van Gogh Là Ai?

Họa sĩ Vincent Van Gogh sinh ra ở Groot – Zundert, một thị trấn nhỏ ở Hà Lan vào tháng 3 năm 1853. Cha ông là một mục sư Tin lành và ông có ba người chú làm nghề buôn bán nghệ thuật.

Ban đầu, cuộc sống của ông có vẻ không hạnh phúc và vui vẻ, sau một thời gian làm việc trong cửa hàng nghệ thuật của chú mình, ông cảm thấy thất vọng, do đó ông đã trở thành một mục sư Tin lành. Ông trở thành một nhà thuyết giáo ở các huyện nông nghiệp nghèo ở Brabant. Ông cảm thông với sự nghèo khó của cư dân nơi đây và bắt đầu làm quen với sự nghèo khó và điều kiện sống khắc nghiệt của họ. Mặc dù cố gắng sống theo thông điệp phúc âm về sự nghèo khó, các nhà chức trách nhà thờ không hài lòng rằng Van Gogh dường như đang làm suy yếu ‘phẩm giá của chức tư tế.’ Van Gogh đã thôi việc và ông chuyển sang làm nghệ thuật.

Con Đường Đến Với Nghệ Thuật của Vincent Van Gogh

Mặc dù không thích đào tạo chính quy nhưng họa sĩ Vincent Van Gogh đã học nghệ thuật ở cả Brussels và Paris. Những nỗ lực đầu tiên đối với nghệ thuật chưa chỉ ra tài năng sau này của ông. Ban đầu, ông chỉ là một kẻ vụng về và khi theo học tại một học viện nghệ thuật, Van Gogh đã học lùi lại một năm vì nhận thấy mình không có khả năng vẽ. Những bức tranh nghệ thuật ban đầu của ông trông khá cơ bản và không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về tính nghệ thuật sau này của ông. Tuy nhiên, anh ấy đã làm việc chăm chỉ và tìm cách cải thiện kỹ năng của mình. Tuy nhiên, những khó khăn, trở ngại luôn đeo bám Van Gogh và trong suốt cuộc đời, ông luôn cảm thấy mình kém cỏi. Trong một bức thư gửi cho em trai mình, ông mô tả những nỗ lực ban đầu của mình chỉ là ‘những nét vẽ thô sơ và nguệch ngoạc’.

Ông say mê nghệ thuật và sẽ ưu tiên nó hơn so với những vấn đề trần tục. Van Gogh đã phải vật lộn để giữ một công việc bình thường. Điển hình là, ông đã đánh mất vị trí là một nhà kinh doanh nghệ thuật sau khi cãi nhau với một khách hàng. Ông cũng có những công việc ngắn ngủi như một giáo viên cung ứng và linh mục. Không có công việc ổn định, ông phải dựa vào sự giúp đỡ tài chính từ người em thân thiết Theo Van Gogh. Theo rất hào phóng với anh trai mình trong suốt cuộc đời – thường hỗ trợ tiền bạc và tài liệu vẽ tranh.

Với sự hỗ trợ tài chính từ em trai, vào năm 1888, Vincent Van Gogh đến Arles ở miền nam nước Pháp, nơi ông tiếp tục vẽ tranh – thường là ở bên ngoài – một đặc điểm khác của phong trào trường phái ấn tượng. Đây là thời kỳ sung mãn đối với Van Gogh, khi ấy ông có thể vẽ tới 5 bức tranh mỗi tuần và ông cũng thích đi dạo ở vùng nông thôn và lấy cảm hứng từ thiên nhiên – chẳng hạn như vụ thu hoạch ngô. Ông vẽ mọi thứ từ thiên nhiên, chân dung bạn bè, đồ vật thường ngày và cả bầu trời đêm bao la.

Sống ở Paris (1886 – 1888), ông đã bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ trường phái ấn tượng mới, chẳng hạn như Monet và Renoir, và mối quan tâm của họ đối với ánh sáng. Tuy nhiên, ông đã sớm phát triển phong cách cọ mạnh mẽ, độc đáo của riêng mình – thường sử dụng màu đỏ ấm, cam và vàng. Các nét vẽ đơn giản tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và bắt mắt.

Vincent Van Gogh bị thôi thúc bởi nội tâm muốn thể hiện nghệ thuật mà ông cảm nhận bên trong. Van Gogh viết rằng ông ấy cảm thấy một sức mạnh nghệ thuật bên trong, điều này đã thúc đẩy ông làm việc rất chăm chỉ.

“Tin anh đi, anh làm việc, anh vất vả, anh mài giũa cả ngày và anh làm như vậy với niềm vui, nhưng anh sẽ rất nản lòng nếu anh không thể tiếp tục làm việc chăm chỉ hoặc thậm chí chăm chỉ hơn … Anh cảm thấy, Theo, điều đó có một sức mạnh bên trong và anh sẽ làm những gì có thể để mang nó ra và giải phóng nó. ” — Van Gogh, (Thư gửi Theo 1982)

Vincent Van Gogh sống từ thời kì này sang thời kì khác và chưa bao giờ tự lập về tài chính. Ông ấy đặt cả cuộc đời vào nghệ thuật và bỏ bê những khía cạnh khác của cuộc sống – chẳng hạn như sức khỏe, ngoại hình và sự đảm bảo tài chính. Trong suốt cuộc đời của mình, ông chỉ bán được một bức tranh – thật trớ trêu vì bây giờ những tác phẩm tranh nghệ thuật nguyên bản của Van Gogh là một trong những thể loại tranh đắt nhất thế giới.

“Sự thật là anh đã có lúc tự kiếm được vỏ bánh mì, và lúc khác, một người bạn đã đưa nó cho anh vì lòng tốt của cậu ấy. Anh đã sống theo bất cứ cách nào anh có thể, tốt hơn hay xấu hơn, đón nhận mọi thứ như chúng đã đến.” — Van Gogh, Thư gửi em Theo (tháng 7/1880)

“Khi tôi có một nhu cầu về điều gì đó – tôi sẽ nói từ – tôn giáo. Sau đó, tôi đi ra ngoài và vẽ các ngôi sao.” — Vincent Van Gogh

Ở Arles, Van Gogh đã có một khoảng thời gian ngắn biết đến nghệ sĩ Gauguin, và mọi thứ đều không thành công. Sự nhạy cảm và sự mất cân bằng tinh thần của Van Gogh khiến ông khó hòa hợp với nghệ sĩ kia. Sau hai tuần, Van Gogh tiếp cận Gauguin với một lưỡi dao cạo. Gauguin chạy trốn trở lại Paris, và Van Gogh sau đó đã cắt phần dưới tai của người này bằng lưỡi dao.

họa sĩ vincent van gogh

Hành động này là dấu hiệu của sự mất cân bằng tinh thần ngày càng tăng của Van Gogh. Sau đó, ông được đưa vào một nhà thương điên – bệnh viện tâm thần, nơi ông ở cho đến khi qua đời vào năm 1890. Vào thời điểm tốt nhất, Van Gogh có một cường độ cảm xúc đan xen giữa sự điên rồ và thiên tài. Chính ông ấy đã viết:

“Đôi khi tâm trạng đau khổ khôn tả, đôi khi là những khoảnh khắc mà bức màn thời gian và sự nguy hiểm của hoàn cảnh dường như bị xé toạc trong chốc lát.” — Vincent Van Gogh

Chính trong hai năm cuối đời này, họa sĩ Vincent Van Gogh đã đạt được năng suất cao nhất với tư cách là một họa sĩ. Ông đã phát triển một phong cách vẽ tranh nhanh chóng và điêu luyện – không để lại thời gian cho việc suy ngẫm và suy nghĩ. Van Gogh vẽ với những chuyển động nhanh của cọ và vẽ các hình dạng ngày càng tiên phong – báo trước nghệ thuật hiện đại và phong cách trừu tượng của nó. Ông cảm thấy có một nhu cầu và mong muốn vẽ vời.

“Công việc là thứ tuyệt đối cần thiết đối với anhAnh không thể bỏ nó đi, anh không quan tâm đến bất cứ thứ gì ngoài công việc, có nghĩa là, niềm vui thích trong một thứ khác chấm dứt ngay lập tức và anh trở nên u sầu khi không thể tiếp tục công việc của mình. Sau đó, anh cảm thấy như một người thợ dệt nhìn thấy những sợi chỉ của mình bị rối, và khuôn mẫu mà anh ta có trên khung cửi đã biến thành địa ngục, và mọi suy nghĩ và nỗ lực của anh ta đều bị mất. ” – Vincent Van Gogh

Năm 1890, một loạt tin xấu ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng tinh thần của Vincent Van Gogh và một ngày trong tháng Bảy, khi đang vẽ tranh, ông đã tự bắn vào ngực mình. Ông chết sau đó hai ngày vì vết thương của mình.

Tôn Giáo của Vincent Van Gogh

Vincent Van Gogh chỉ trích tôn giáo chính thống hóa và thường xuyên miệt thị các giáo sĩ trong nhà thờ Thiên chúa giáo, nhưng ông phủ nhận mình là một người vô thần, tin vào Chúa và tình yêu.

“Đó là Đức Chúa Trời của các giáo sĩ, Ngài đối với tôi như chết như một ngưỡng cửa. Nhưng tôi có phải là người vô thần cho tất cả những điều đó không? Các giáo sĩ coi tôi như vậy – có thể là như vậy; nhưng tôi yêu, và làm sao tôi có thể cảm nhận được tình yêu nếu tôi không sống, và nếu những người khác không sống, và sau đó, nếu chúng tôi sống, có điều gì đó bí ẩn trong đó.” – Van Gogh

Van Gogh xem bức tranh vẽ nghệ thuật của mình như một sự theo đuổi tinh thần. Ông đã viết về những bức tranh tuyệt vời, rằng nghệ sĩ đã ẩn một khía cạnh của Chúa trong bức tranh.

“Hãy cố gắng nắm bắt bản chất của những gì các nghệ sĩ vĩ đại, những bậc thầy nghiêm túc nói trong các kiệt tác của họ, và bạn sẽ lại tìm thấy Chúa trong chúng. Một người đã viết hoặc nói điều đó trong một cuốn sách, một người khác trong một bức tranh. ” — Vincent Van Gogh

“Tôi nghĩ rằng tất cả những gì thực sự tốt và đẹp, vẻ đẹp bên trong, đạo đức, tâm linh và siêu phàm trong con người và các tác phẩm của họ, đều đến từ Chúa, và mọi thứ xấu và tệ trong công việc của con người và ở con người đều không đến từ Chúa. Và Chúa không chấp thuận điều đó. Nhưng tôi không thể không nghĩ rằng cách tốt nhất để biết Chúa là yêu mến nhiều thứ”. — Vincent Van Gogh

 

5 Tác Phẩm Nổi Tiếng Của Vincent Van Gogh

Đêm Đầy Sao (Starry Night) – 1889

đêm đầy sao starry night vincent van gogh

Hoa Diên Vĩ (Iris) – 1889

hoa diên vĩ iris vincent van gogh

Café Terrace at Night – 1888

the cafe terrace at night vincent van gogh

The Potato Eaters – 1885

the potato eaters vincent van gogh

The Yellow House – 1888

the yellow houses vincent van gogh

 

 Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp

 

 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %16 %067 %2023 %20:%10
back to top