Chia buồn

Chia buồn (24)

Pearl Harbor Day December 07, 1941

07-December-1941

Ngày 07 tháng 12 năm 1941 là một ngày quan trọng trong lịch sử chiến tranh của nước Mỹ: ngày Nhật-Bản tấn công Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Hawaii.  Ngày này không những quan trọng vì nó đánh dấu Hoa Kỳ chính thức tham gia Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng cũng quan trọng vì lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một quốc gia ngoại bang đem quân giao chiến  ngay trên lãnh thổ nước Mỹ. Ở Pearl Harbor, nơi chiến hạm USS Arizona bị Nhật oanh tạc đánh đắm mang theo xác của 1,102 thủy thủ đoàn,  Mỹ đã biến nó thành nơi Kỷ niệm Chiến sĩ trận vong, để luôn tầu dưới lòng biển mà không kéo lên sửa chữa như bao nhiêu chiến hạm bị đánh chìm khác. 

Lần đầu tiên Thủ tướng Nhật thăm Trân Châu Cảng

Ông Barack Obama thăm Hiroshima cùng ông Abe hồi tháng Năm

 Ông Barack Obama thăm Hiroshima cùng ông Abe hồi tháng Năm (GETTY IMAGES)

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ là nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên thăm Trân Châu Cảng, căn cứ hải quân của Mỹ ở Hawaii.Quân Nhật bất ngờ tấn công nơi này năm 1941, giết chết 2.300 lính Mỹ, khởi đầu cho việc Mỹ tham gia Thế chiến Hai. Ông Abe sẽ thăm Trân Châu Cảng ngày 27/12/2016 cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama 2.300 lính Mỹ thiệt mạng trong trận Trân Châu Cảng

2.300 lính Mỹ thiệt mạng trong trận Trân Châu Cảng

Loan báo đưa ra hai ngày trước dịp kỷ niệm 75 năm ngày diễn ra trận chiến.Ông Obama trước đó là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Hiroshima, nơi 150.000 người được cho là đã thiệt mạng vì bom nguyên tử Mỹ năm 1945. Hai nhà lãnh đạo sẽ cầu nguyện cho người chết tại Trân Châu Cảng, trước khi diễn ra cuộc gặp lần cuối của họ tại Hawaii.Nhà Trắng nói chuyến thăm sẽ "chứng tỏ sức mạnh của sự hòa giải đưa cựu thù trở thành đồng minh thân nhất".Ông Abe nói: "Cuộc hội đàm của chúng tôi ở Hawaii sẽ là dịp cho thế giới thấy quan hệ đồng minh mạnh mẽ hơn của hai nước trong tương lai."Nhân cơ hội ngày 07 tháng 12, chúng ta nên cùng nhau đọc lại lịch sử Nhật tấn công Trân Châu Cảng.

Vào thập niên 1930, Nhật-Bản là một cường quốc có tham vọng làm bá chủ Á Châu. Nhật-Bản đô hộ Đại Hàn từ năm 1910-1945. Năm 1931, Nhật-Bản tấn công quân Trung Hoa ở Manchuria để thăm dò tình hình, và vào năm 1937, Nhật-Bản xua quân xâm chiếm Trung Hoa. Để cắt đứt tất cả những tiếp liệu cho kháng chiến quân Trung Hoa từ miền Nam, năm 1940, Nhật-Bản  xâm chiếm bán đảo Đông Dương: Ai Lao, Cam Bốt và Việt Nam. Nhận thức mối hiểm họa ngày càng gia tăng, Tổng Thống Franklin Roosevelt ra lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương di chuyển đến Hawaii để chuẩn bị chiến tranh, gia tăng quân số ở Phi-Luật-Tân và đồng thời cắt xuất cảng dầu hỏa cho Nhật-Bản. Mối liên hệ ngoại giao giữa Nhật-Bản và Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng. Nam Dương, lúc bây giờ thuộc về Hòa Lan, có nhiều tài nguyên về dầu hỏa nên là nước mà Nhật-Bản lăm le xâm chiếm kế tiếp. Các chiến lược gia Nhật-Bản lúc bấy giờ tiên đoán -sai lầm- là nếu Nhật-Bản xâm lăng Nam Dương và Mã Lai, Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào vòng chiến, nên vào năm 1941, Đô Đốc Isoroku Yamamoto cùng với các Tướng Lãnh Hải Quân  âm thầm soạn thảo một cuộc tấn công bất ngờ vào Pearl Harbor. Vào cuối năm 1941, các quan sát viên quân sự Mỹ tin rằng cuộc chạm trán giữa Hoa Kỳ và Nhật-Bản không thể nào tránh khỏi, thế nhưng phần lớn đều sai lầm khi tiên đoán nơi sẽ bị tấn công. Vì Hawaii quá xa, họ nghĩ Nhật sẽ đánh Mỹ ở vị trí gần Nhật-Bản hơn: Phi-Luật-Tân. 

Nhật-Bản muốn dành yếu tố bất ngờ nên quyết định tấn công Pearl Harbor. Cuộc tấn công ở đây đạt được  hai mục đích: Thứ nhất, ngăn cản Hạm Đội Hoa Kỳ can thiệp Hải Quân Nhật tấn công Nam Dương,  Mã-Lai, và Phi-Luật-Tân. Thứ hai, gây ra một khủng hoảng tinh thần lẫn quân sự trong quân đội cũng như dân chúng để khi Mỹ phục hồi thì đã quá trễ trong việc can thiệp vào mộng bá chủ Á Châu của Nhật-Bản. 

Đô Đốc Isoroku Yamamoto một mặt chuẩn bị cho tòa Đại Sứ Nhật-Bản ở Hoa Thịnh Đốn đánh thông điệp cho Hoa Kỳ tuyên bố ngừng tất cả các điều đình về hòa bình, một mặt trước đó vào ngày 26-11-1941 ra lệnh cho một  hạm đội Nhật-Bản gồm sáu hàng không mẫu hạm, 30 chiến hạm, 20 tiềm thủy đĩnh  rời Nhật-Bản đi Hawaii, đến gần vị trí Tây Bắc Hawaii 360 cây số mà không bị phát giác. Trên sáu hàng không mẫu hạm này là 360 chiến đấu cơ  và 48 máy bay phòng thủ. Cuộc tấn công được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tấn công hàng loạt -cả không lực lẫn tiềm thủy đĩnh-  vào tất cả các mục tiêu, ưu tiên là hàng không mẫu hạm và chiến hạm. Giai đoạn thứ hai sẽ tiêu hủy máy bay, tầu chiến mà giai  đoạn thứ nhất còn xót lại. Các phi công được lệnh thả bom hoặc rải đạn trên tất cả máy bay đậu trên phi trường để phòng hờ máy bay có thể cất cánh quay lại tham chiến. Một ngày trước khi thông điệp chấm dứt mọi thương luợng về hòa bình giao đến chính phủ Hoa Kỳ, Nhật-Bản tấn công. 

Khi 184 chiến đấu cơ đầu tiên rời hàng không mẫu hạm Nhật-Bản bay gần đến đảo Oahu thì radar Mỹ phát giác. Tuy nhiên người sĩ quan trực lại nghĩ rằng đó là sáu máy bay oanh tạc B-17 của Mỹ đang đến Hawaii từ đất liền nên không để ý. Đến khi các radar từ các chiến hạm ở Pearl Harbor phát giác địch quân thì đã quá trễ: tổng cộng 353 máy bay Nhật trong đợt tấn công đầu tiên, 7:48 sáng ngày 07 tháng 12,  đã gây thảm họa cho hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ  ở Pearl Harbor gồm 96 tầu đủ loại khác nhau (các hàng không mẫu hạm đã may mắn rời bến không một chiếc nào nằm trong căn cứ). 

Thủy thủ đoàn bừng tỉnh ngủ trong còi hú báo động, bom nổ khắp mọi nơi, đạn súng liên thanh bắn không ngừng. Lính Mỹ hoàn toàn không chuẩn bị: đạn dược vũ khí khoá kín trong phòng, súng trên tầu chiến không  người võ trang, máy bay đậu đầu cánh gấp lại, không thể nào cất cánh. Chiến hạm này đến chiến hạm khác bị đánh đắm, không vì bom từ  trên không thì vì thủy lôi của tiềm thủy đĩnh. Chỉ trong vòng 90 phút, cuộc tấn công chấm dứt : 2,386 người chết, 1,139 người bị thương. 18 tầu, năm là chiến hạm, bị đánh đắm hay thiệt hại nặng, 188 máy bay bị thiêu hủy, 159 bị thiệt hại. Trong số 2,386 người thiệt mạng, gần một nửa là thủy thủ đoàn của chiến hạm Arizona, bùng nổ và chìm ngay tại chỗ. Phía Nhật-Bản chỉ mất 29 máy bay, một tiềm thủy đĩnh lớn, năm tiềm thủy đĩnh nhỏ. 110 phi công hay thủy thủ thiệt mạng.

Bốn ngày sau, ở Âu Châu, Đức Quốc Xã và Ý-Đại-Lợi tuyên bố khai chiến, kéo nước Mỹ tham gia vào Đệ Nhị Thế Chiến.

Ngày hôm sau, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố 07 tháng 12 là ngày ô nhục, “a date which will live in infamy”. Nước Mỹ cùng quân đội đồng minh Anh-quốc và Nga-Sô chiến đấu với khối Axis Nhật, Đức, Ý, trong bốn năm trời. 

Ngày 26 tháng 7 năm 1945, Tổng Thống Truman ra tối hậu thư cho Nhật-Bản đầu hàng. Nếu không, khối Liên Hiệp sẽ tấn công Nhật-Bản thì quân đội cũng như lãnh thổ Nhật-Bản không thể nào tránh cảnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Thủ Tướng Kantaro Suzuki tuyên bố Nhật-Bản không quan tâm đến lời cảnh cáo của Hoa Kỳ. Ngày 31 tháng Bảy, Hoàng Đế Hiroshito ra lệnh cho quân đội Nhật bảo vệ Hoàng Cung đến giọt máu cuối cùng. 

Không thuyết phục được Nhật-Bản đầu hàng, ngày 06 tháng 8, Mỹ thả bom nguyên tử đầu tiên ở Hiroshima, giết chết 80,000 người ngay lập tức. Ba ngày sau, ngày 09 tháng 8, Mỹ thả trái bom nguyên tử thứ nhì ở Nagasaki, giết chết 70,000 người. 

Ngày 12 Tháng 8, Hiroshito tuyên bố Nhật-Bản đầu hàng sau khi trình bày với quốc dân: “Địch quân hiện thời đã phát minh một vũ khí mới vô cùng lợi hại và nguy hiểm, sức công phá bức tử hằng hà sa vô số người và gây thiệt hại vô lường. Nếu tiếp tục chiến đấu, chẳng những hậu quả tối hậu là chúng ta sẽ lãnh chiến bại và Nhật Bản bị san bằng bình địa, mà có thể cuộc chiến sẽ mang đến sự tiêu diệt của cả nhân loại trên thế giới”. Quân đội đồng minh mang các cấp Tướng Lãnh, sĩ quan cao cấp Nhật ra xét xử ở tòa án quân sự: 920 người bị kết án xử tử, 475 người bị chung thân khổ sai, 2,944 người bị án tù nặng nhẹ khác nhau. 

Nhật-Bản phải bồi thường chiến tranh cho những nước mình đã xâm lấn, trong số này có cả Việt Nam. Ngày 13 tháng Năm 1959, Nhật-Bản bồi thường Việt Nam $38 triệu đô-la.

Ba tháng trước đó, quân đội đồng minh giải phóng Âu Châu, Hitler tự tử. Những năm sau đó, nước Mỹ trích một số tiền khổng lồ để giúp đỡ Nhật-Bản và Đức tái thiết hậu chiến. Tính theo giá trị đồng đô-la vào năm 2005, Mỹ giúp Đức 29 tỷ đô-la, Nhật-Bản 15 tỷ đô-la, để hai nước này phục hồi đất nước. 

Ông George Santayana có một danh ngôn khá nổi tiếng về lịch sử: "Those who cannot remember the past are condemned to repeat it", “Ai không nhớ quá khứ chắc chắn có khuynh hướng tái diễn lỗi lầm”. Chúng ta đọc lại lịch sử cuộc tấn công Pearl Harbor để tránh vi phạm lỗi lầm của người gây hấn, cũng như xem những người ngoan cố không thấy kết quả thảm hại của sự gây hấn. Ở đây tôi muốn nói đến những người không tặc Hồi quá khích đâm máy bay dân sự vào building ở Mỹ. Hành động này không khác gì những phi công kamikaze tự sát của Nhật-Bản dùng máy bay là trái bom khổng lồ đâm đầu vào chiến hạm Mỹ ở trận đánh Okinawa vào tháng Tư năm 1945. Kẻ gian ác gây hấn cuối cùng rồi cũng sẽ thất bại.

Chúng ta đọc lại lịch sử cuộc tấn công của Nhật ở Pearl Harbor để thấy cho dù  lính Mỹ có bị giết hại, vũ khí nước Mỹ có bị thảm họa, tài chính quốc gia có bị suy sụp vì chiến tranh khi  Nhật và Đức mang quân khai chiến, lúc chiến tranh chấm dứt, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng xoá bỏ tất cả hiềm thù, giúp đỡ cho hai quốc gia đối nghịch để hiện giờ cả hai có nền kinh tế đứng hàng đầu trên thế giới. 

Không gây hấn vẫn chưa đủ, chúng ta nên có lòng rộng lượng đem tình thương xoá bỏ hận thù, giúp đỡ kẻ ngã ngựa mà  không cần biết ơn ta làm có được đền bù hay không, giống như dân tộc Mỹ đã làm ở câu chuyện lịch sử này. (NTN) 

<//> Nguyễn Ngọc Quang sưu tầm và trích dịch

 

 

Xem thêm...

Tưởng nhớ và Tri ân cố Linh mục Antôn Vũ Như Huỳnh

Trong niềm tưởng nhớ và tri ân
cố Linh mục Antôn Vũ Như Huỳnh

( 1990 - 2016 )


Tưởng nhớ Cố Linh Mục Antôn Vũ Như Huỳnh
Kính Thưa Quý Thầy Cô cùng toàn thể cựu học sinh Sao Mai trên khắp các nẻo đường thế giới,
 
  Thấm  thoát đã 26 năm trôi qua kể từ ngày Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh được Chúa thương gọi về. Trong tâm tình thương tiếc, quý mến, toàn thể cựu học sinh Sao Mai trang GNST luôn tưởng nhớ tới Ngài trong lời cầu nguyện và cũng để tưởng niệm và bày tỏ lòng tri ân đến Cha Cố Antôn. Thứ bảy, ngày 12 tháng 3 năm 2016, là ngày kỷ niệm 26 năm, Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh được Thiên Chúa yêu thương gọi về. Trong tâm tình " Uống nước nhớ nguồn ", " Tri ân tiền nhân ".
 
Nguyện xin Thiên Chúa thương ban cho linh hồn Cha Cố Antôn mau chóng được hưởng nhan thánh Chúa. Trong tâm tình tưởng nhớ Cha xin cầu nguyện cho linh hồn cố Lm. Antôn.  Xin mọi người chúng ta hợp ý cầu nguyện xin Chúa ban phúc trường sinh cho linh hồn Lm. Antôn Vũ Như Huỳnh trong nước của Ngài mãi mãi ... 
Gia Đình GNST 
 
**** Hiệp Nhất - Yêu Thương - Tha Thứ ****
 
Linh Mục Anthony Vũ Như Huỳnh
Hiệu Trưởng Trường Trung Học Sao Mai - Đà Nẵng
( June 12, 1930 - March 12, 1990 )
────────────────────────────────
 

thánh giá chúa giesu



 

Xem thêm...

Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình Thầy Trần Đại Tăng (Trần Hoan Trinh)

 

Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình Thầy Trần Đại Tăng

 

 

  
GNST vừa nhận được bài thơ "Cho Sao Mai" từ Thầy Trần Hoan Trinh tặng riêng cho các cựu học sinh trường Sao Mai Đà Nẵng. <br />Chân thành cám ơn Thầy và xin trân trọng giới thiệu đến Diễn Đàn. <br />BBT-GNST<br /><br />✽CHO SAO MAI✽<br />░ Tặng các em học sinh cũ SAO MAI ░<br />_________________________________________<br /><br />CHO SAO MAI<br />*Tặng các em học sinh cũ SAO MAI<br /><br />Dù trường đã biến thành đường<br />Nhưng ta vẫn thấy phố phường như xưa!<br />Sơn Chà thấp thoáng sương mưa<br />Một đàn chim trắng bay đùa thinh không<br />Mơ màng sóng vỗ Hà Thân<br />Đò ai lặng lẽ trôi dòng Hàn giang<br />Mây đùn lũng thấp Mân Quang<br />Thuyền về lưới dựng  dọc ngang bãi chiều<br />Bờ sông bước nhỏ xiêu xiêu<br />Gió đùa  áo trắng nửa yêu nửa tình<br />Cổ Viện Chàm vẫn im lìm<br />Tượng Chàm trơ mắt đứng nhìn đổi thay<br />Bóng thầy xa hút chân mây<br />Lời thầy vẫn vọng đâu đây vỗ về<br />Nghìn trùng vạn dặm sơn khê<br />Lòng học trò vẫn nhớ về trường xưa<br />Thuyền tình đã đổi người đưa<br />Nhưng hồn trường vẫn còn thừa yêu thương<br />Dù trường đã biến thành đường<br />Trong ta vẫn có ngôi trường đẹp sao!<br /><br />Trần Hoan Trinh

 

GNST vừa  nhận được tin buồn

Giáo sư Trần Đại Tăng

tức Nhà Thơ Trần Hoan Trinh  là cựu Giáo Sư trung học Sao Mai Đà Nẵng 

Vừa ra đi ngày 6 tháng 8 năm 2015

lúc 3 giờ chiều tại tư gia Cao Thắng, Đà Nẵng hưởng thọ 79 tuổi

Linh cửu được quàn tại tư gia K33/18 CAO THẮNG, ĐÀ NẴNG và an táng vào ngày 13 tháng 8, 2015.

 

Gia đình GNST xin chân thành chia buồn cùng tang quyến và cùng hợp ý nguyện cầu Thiên Chúa là Cha Nhân Từ sớm đưa Linh hồn Giuse Trần Đại Tăng về hưởng vinh phúc nước Thiên Đàng.

 

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 

Nhóm GNST

 

 
 photo thay tang02_zpsr3ppfydl.jpg
 
 
http://i73.photobucket.com/albums/i225/codong/thay%20tang%203_zpsgppf4qdk.jpg
 
 photo Thay Tang 01_zpszrwlrgsp.jpg
 photo that tang4_zps3rx14lxm.jpg
 
 
 

    ===============================

Xem thêm...

TREO CỜ NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

TREO CỜ NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

DHN_6855WESTMINSTER, California – Nhân dịp tưởng niệm 40 năm Tháng Tư Đen, Ủy Ban Dựng Cờ Chính Nghĩa Quốc Gia đã cho treo khoảng 380 lá cờ VNCH trên ba con đường Bolsa, Brookhurst và Magnolia, thuộc thành phố Westminster, trong khu Little Saigon, từ ngày 24 Tháng Tư đến ngày 3 Tháng Năm, với chủ đề:

“Hải ngoại đoàn kết, yểm trợ quốc nội, vùng lên cứu nước,” và có sự bảo trợ của nhiều hội đoàn, tổ chức, doanh nghiệp, và cá nhân trong cộng đồng Việt Nam. Trong hình là một nhân viên công ty Signs treo cờ trên một cột đèn trước thương xá Phước Lộc Thọ, Little Saigon, California-USA. ( Hình ảnh : Dân Huỳnh ){ BKT+Q.NGA/ST }

DHN_6858DHN_6861DHN_6864DHN_6871DHN_6873DHN_6878DHN_6879

Xem thêm...
Theo dõi RSS này