🍀♬♪🏮▒🎀 Diễn Đàn ▒❤️Góc Nhỏ Sân Trường🌺✨─🕊💃C H À O 🕊 M Ừ N G─quý khách, bạn bè, thân hữu gần xa🌍👪ghé thăm trang GNST hôm nay🍷─🍒▒🌈Không có hình ảnh nào tồn tại lâu dài bằng và không có kỷ niệm nào đã cho ta nhiều êm đềm và hạnh phúc mà đã đeo đuổi cả quãng đời của chúng ta bằng tình bạn🍃tình quê hương trong suốt những năm tháng dài dưới mái học đường.🌺Những kỷ niệm ấy cứ vươn lên trong những giấc mơ êm đềm dầu chúng ta có sống ở vùng đất nào đi nữa🌍🎀Chúc các bạn có một ngày mới nhiều niềm vui, may mắn,mạnh khỏe,hạnh phúc bên gia đình và người thân.🍒👍🎵
Thứ năm, ngày 12 tháng 3 năm 2015, là ngày kỷ niệm 25 năm, Cha Cố Anthony Vũ Như Huỳnh được Thiên Chúa yêu thương gọi về. Trong tâm tình " Uống nước nhớ nguồn ", " Tri ân tiền nhân ".Nguyện xin Thiên Chúa thương ban cho linh hồn Cha Cố Anthonychóng được hưởng nhan thánh Chúa. Trong tâm tình tưởng nhớ Cha xin cầu nguyện cho linh hồn cố Lm. Anthony. Xin mọi người chúng ta hợp ý cầu nguyện xin Chúa ban phúc trường sinh cho linh hồn Lm. Anthony Vũ Như Huỳnh trong nước của Ngài mãi mãi ...
mọi đóng góp về tài vật sẽ được gia đình dùng vào việc thành lập quỹ từ thiện Nguyễn Xuân Hoàng Scholarship.
-------------------------------------------------
ĐỒNG THÀNH KÍNH
PHÂN ƯU
" Người đưa đò"
Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và học sinh là khách qua sông. Cuộc đời thầy cô đã đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức. Dòng sông vẫn cứ êm trôi, con đò vẫn say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi qua dòng sông ấy. ... Tóc thầy đã bạc vì bụi phấn, mắt cô đã mờ vì bao đêm bên trang giáo án. Bao nhiêu người khách đã sang sông? Bao nhiêu ước mơ đã thành sự thự...c? Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành, còn gì vui hơn khi những khách qua sông còn nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ. Có một thuở nhiều ý kiến cho rằng không nên vì nghề dạy học như người đưa đò cho khách sang sông vì nghe nó phũ phàng quá. Nhưng tri thức dân gian đúc kết từ chiêm nghiệm của muôn mặt đời thường, nó vẫn có cái lí riêng của nó. Người chèo đò tận tụy với mỗi chuyến đò đầy cùng bao nhiêu khách sang sông ,ai mà nhớ hết .Nhưng ai đã từng một đôi lần trong cuộc đời mình đi qua đò, mới ngộ ra rằng khách lại nhớ rất rõ gương mặt người chèo đò trên bến sông ngày ấy. Nghĩa là, thực sự có sự tương đồng rất rõ trong đặc điểm nghề nghiệp của người thầy và người chèo đò, tiếp xúc với số đông liên tục hết chuyến đò này lại đến chuyến đò kia, cũng như với hết thế hệ học trò này đến thế hệ học trò kia. Dù đông nhưng cả hai nghề này lại có thêm một tương đồng là vô cùng thầm lặng, vô cùng tận tụy. Tận tụy trong từng bước chân để khách bứơc xuống đò ,tận tụy trong từng nhát chèo khua trên sông nước .Chỉ cần một chút lơ là ,khách có thể chưa bước lên đò đã ngã bùm xuống nước.
Lỡ tay để đò chao là tội lỗi một đời nghề.
Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất. Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Người ta nói Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ thứ ba ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục, ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn. Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt. Có một lúc nào đó chúng ta bị cuốn đi với những tất bật của cuộc sống, của công việc, và đôi khi chúng ta không có thời gian để trở về với kỷ niệm. Nhưng đừng vì thế mà rảo bước đi vội vã, hãy cố dành cho mình một khoảng lặng trong tâm hồn để ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta sẽ bắt gặp ánh mắt của người thầy luôn dõi theo bước ta đi trên suốt quãng đường đời. Và chắc chắn thầy sẽ vui lắm nếu chúng ta đáp lại ánh mắt quan tâm của thầy bằng một ánh mắt ghi ơn. Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học? Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi!
Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô.
☆ Nguyễn Ngọc Quang (ST)
(CựuHọcSinh Trường Trung Học Phục Hưng Sài Gòn NK-74-75)
- Cựu Học Sinh Trường Trung Học Petrus Ký (Sài Gòn)
* Bùi K.Thanh, Dương Nguyên Vũ, Bùi Đăng Tuệ
Xin thành thật phân ưu cùng tang quyến và các đồng nghiệp, đồng môn, văn hữu, thân hữu cùng cựu môn sinh của GS Nguyễn Xuân Hoàng. Cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm được vào cõi tịnh độ, vĩnh viễn an nghĩ nơi miền vô ưu.
TM Ban Chấp Hành.
Hội Trưởng
GS Lê Tấn Lộc, Triết 1, ĐHSPDL 1958
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Ghi chú đặc biệt: Bạn Hoàng là thành viên của Nhóm 5
“Mặt Trời Đêm” (Tạ Ký, Tôn Thất Trung Nghĩa, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng , Lê Tấn Lộc), nay chỉ còn 1 mặt trời đêm leo lét chặp chờn…
¤═══¤¤═══¤¤═══¤¤═══¤¤═══¤¤═══¤¤═══¤¤═══¤¤═══¤
Khi một cây bút ra đi
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng 1970
Một người quen mất: Buồn. Khi người quen ấy lại là một nhà văn/nhà thơ, hơn nữa, một nhà văn/nhà thơ mình yêu thích: càng buồn hơn nữa. Cũng là người quen cả, nhưng với nhà văn/nhà thơ, qua tác phẩm của họ, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy gần gũi hơn, thân mật hơn, do đó, việc ra đi của họ, dù muốn hay không, cũng làm chúng ta buồn rầu nhiều hơn.
Không những buồn rầu, tin tức về cái chết của một nhà văn/nhà thơ bao giờ cũng có vẻ gì như bất ngờ. Ngay cả khi chúng ta biết họ đã lớn tuổi hoặc bệnh hoạn lâu ngày, chúng ta vẫn cứ sửng sốt như thường. Lý do chính là vì một người cầm bút dường như không có tuổi. Đọc các tác phẩm của họ, dù chúng được viết lúc họ đã cao niên, chúng ta cũng thường có cảm giác như tâm hồn họ vẫn còn rất trẻ thơ. Để có thể chìm đắm miên man trong thế giới tưởng tượng. Để có thể rung lên những xúc động khẽ khàng và tinh tế trước một cái đẹp có khi rất nhẹ nhàng, thoáng qua trong cuộc sống.
Tác phẩm của họ, ở khía cạnh này, cũng chính là con người của họ. Tôi tiếp xúc khá nhiều với giới cầm bút. Nhiều người lớn tuổi hơn tôi, già giặn và uyên bác hơn hẳn tôi, vậy mà, nhiều lúc, tôi có cảm tưởng như họ là em tôi. Ở họ thỉnh thoảng có cái gì như hồn nhiên, như ngơ ngác, như yếu đuối. Trước, lúc tôi còn sống ở Paris, hầu như năm nào, vào đầu mùa thu, nhà văn Mai Thảo cũng tìm cách bay sang Paris, để, theo lời ông, ngắm lá vàng trên các đường phố. Những lúc ấy, tôi và ông hay đi loanh quanh cà phê cà pháo. Mỗi lần chia tay, thường ở một ga xe điện ngầm nào đó, bao giờ tôi cũng dặn dò ông hết chuyện này sang chuyện khác. Tôi biết ông rất giỏi tiếng Pháp. Tôi biết ông rất rành rẽ Paris. Thế nhưng, nhìn gương mặt ông, ánh mắt ông và dáng đi lênh khênh của ông, tôi lại sợ vu vơ là ông sẽ lạc. Nghĩ lại, tôi thấy cái sợ ấy thật buồn cười. Nhưng lần gặp lại sau, tôi lại có cảm giác y như vậy. Dưới mắt tôi, ông như một đứa em còn rất khờ khạo.
Với Nguyễn Xuân Hoàng, nhiều khi tôi cũng có cảm giác ấy. Anh lớn hơn tôi gần 20 tuổi. Lúc tôi còn là một đứa học trò trung học ngơ ngác và ngơ ngáo ở Đà Nẵng, anh đã là một thầy giáo và một nhà văn nổi tiếng ở Sài Gòn. Nhưng những lần gặp anh, ngồi lê la cà phê và chuyện trò với anh, tôi vẫn thấy ở anh có nét gì mơ mộng và hồn nhiên như một đứa trẻ.
Từ góc độ thuần tuý văn học, cuộc đời Nguyễn Xuân Hoàng có thể được xem là thành đạt: ở miền Nam, trước năm 1975, mới ngoài 30 tuổi, anh đã là tổng thư ký của Văn, tờ tạp chí văn học xuất sắc nhất hồi ấy; ra hải ngoại, anh lại tiếp tục làm chủ bút những tờ báo, từ thời sự đến văn học, nổi tiếng nhất của cộng đồng. Các cuốn sách của anh cũng được nhiều người khen ngợi. Nhưng anh lại rất khiêm tốn. Trong những lần trò chuyện, tôi chưa bao giờ bắt gặp ở anh một nét tự mãn nào cả. Lúc nào anh cũng than thở là chưa viết được như anh mong muốn. Có lần, sau khi khen Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi, anh hạ giọng; “Nhìn bọn em, anh mới thấy thế hệ của bọn anh cái gì cũng lớt phớt, sách tiếng Pháp đọc được một chút, sách tiếng Anh đọc được một chút, chẳng có cái gì biết thật sâu cả.” Tôi không ngạc nhiên về lời khen của anh. Nhưng tôi ngạc nhiên về cách khen. Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy. Nhưng càng nói chuyện với Nguyễn Xuân Hoàng nhiều, tôi càng nhận ra đó là tính cách của anh. Anh không gồng mình. Thậm chí, nhiều lúc anh tự bêu xấu chính mình. Bởi vậy, bạn bè anh hay đùa là anh có tật hay than thở.
Bây giờ, Nguyễn Xuân Hoàng đã theo gót Nguyễn Mộng Giác, Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo đi vào cõi khác, nhiều người gọi là cõi vĩnh hằng. Cũng như với mấy người kia, nghe tin anh mất, tôi sửng sốt và buồn nhưng tôi lại không thấy hụt hẫng chút nào cả. Nhiều người hay nói đến những khoảng trống mênh mông để lại sau cái chết của những nhà văn hay nhà thơ lớn. Tôi không nghĩ vậy. Với tôi, cái chết của những cây bút lớn, ngay cả những người tôi ít nhiều quen biết, vẫn không gây nên một sự hụt hẫng nào cả. Lý do là, dù họ mất đi, tác phẩm của họ vẫn còn lại, hơn nữa, còn gần gũi hơn vì chúng không bị ngăn cách bởi tác giả nữa. Trước, đọc sách, có khi chúng ta nghĩ đến con người đã sáng tạo nên những cuốn sách ấy. Sau, chúng ta chỉ thấy sách, chỉ thì thầm tâm sự với sách. Chúng ta được giải phóng khỏi tác giả để được tự do thong dong với chữ nghĩa.
Chính vì vậy, nghe tin Nguyễn Xuân Hoàng mất, tôi với tay lên kệ, lấy tập truyện ngắn Căn nhà ngói đỏ của anh để đọc lại. Đó là cuốn sách tôi thích nhất của anh. Trong đó có nhiều truyện ngắn thật hay. Tôi tin truyện “Tự truyện một người vô tích sự” của anh là một trong những truyện ngắn hay nhất trong nền văn học Việt Nam ở hải ngoại từ sau năm 1975. Hay ở kỹ thuật. Hay ở văn phong. Truyện đầy ắp chi tiết, như một cuốn tiểu thuyết được nén lại.
Với những truyện như thế, tôi nghĩ anh không mất. Tôi tin là chỉ có trong lãnh vực văn học nghệ thuật mới có những người mang kích thước bao trùm cả ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Với quá khứ, họ tạo ra được cả một thời đại để chúng ta có thể nhận diện được “những người muôn năm cũ”. Với hiện tại, họ là cả một thế giới mênh mông để chúng ta tha hồ ngao du. Và với tương lai, họ là một tinh tú lúc nào cũng bí ẩn và đầy thách đố để chúng ta phải không ngừng thám hiểm. Hiện diện trong ba chiều như vậy, các nhà văn và nhà thơ lớn vừa ở sau để làm di sản cho chúng ta, vừa là bạn đồng hành của chúng ta đồng thời cũng là những kẻ đứng trước, đâu đó, chờ đợi chúng ta: chúng ta gặp họ trong từng bước chân. Đến lúc chúng ta biến mất, họ vẫn còn.
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
Thứ tư, ngày 12 tháng 3 năm 2014, là ngày kỷ niệm 24 năm, Cha Cố Anthony Vũ Như Huỳnh được Thiên Chúa yêu thương gọi về. Trong tâm tình " Uống nước nhớ nguồn ", " Tri ân tiền nhân ".Nguyện xin Thiên Chúa thương ban cho linh hồn Cha Cố Anthonychóng được hưởng nhan thánh Chúa. Trong tâm tình tưởng nhớ Cha xin cầu nguyện cho linh hồn cố Lm. Anthony. Xin mọi người chúng ta hợp ý cầu nguyện xin Chúa ban phúc trường sinh cho linh hồn Lm. Anthony Vũ Như Huỳnh trong nước của Ngài mãi mãi ...