Chia buồn

Chia buồn (24)

TƯỞNG NIỆM 8 NĂM CỐ CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG (December 20, 2013 - December 20, 2021)


 

                           

 
 
 
Chiều nay ai ra mộ vắng
Thắp dùng tôi ném hương tàn
Thương người nằm sâu đất lạnh
Đang buồn quê hương nát tan

Chiều nay ai ra bờ sông
Xem con nước có xuôi dòng
Ra phần quanh hoài một nhánh
Lặng buồn như kiếp lưu vong

Chiều nay ai ra phố vui
Ai quen ai lạ tiếng người
Ai chen phố người xa lạ
Đổ buồn một bóng đơn côi

Chiều nay ai lên đầu núi
Ngóng về thương nhớ quê nhà
Sương chiều chừng như tắt lặng
Thương đời kiếp sống bơ vơ

Chiều nay ai ra biển xanh
Mong cho sóng nước yên lành
Cho thuyền mau về nơi bến
Cuộc đời số kiếp mong manh

Chiều nay ai ra phố vui
Phố vui vẫn chỉ là phố người
Còn lại thân mình ta giữ
Thương nhớ quê nhà khôn nguôi.....
 
 
Việt Dzũng
Wood River, Nebraska
Tự Tình Khúc 
Sáng tác: Việt Dzũng - Trình bày: Việt Dzũng
California Highways (www.cahighways.org): Route 39

Lời Cầu Tin Yêu

(Việt Dzũng)

 
 
Đêm tưởng nhớ Việt Dzũng 12/12/2021
 
Tưởng nhớ Nhạc sĩ Việt Dzũng... 
(September 08, 1958 December 20, 2021)
 
    Được đệ trình bởi TNS Lou Correa , Thượng Viện Tiểu Bang California đã chấp thuận bởi đạo luật SCR 85 vào ngày 1 tháng 5, 2014, đặt tên cho một đọan đường trên xa lộ tiểu bang California 39 (State Highway Route 39 (Beach Boulevard), giửa Xa lộ 405 ở hứơng Bắc cho đến Talbert Avenue ở hướng Nam, thuộc địa phận của County of Orange là Việt Dzũng Human Right Memorial Highway, để tưởng nhớ và vinh danh cho những họat động bảo vệ nhân quyền của một người nhạc sĩ tỵ nạn mang tên Việt Dzũng.

Lễ khánh thành bảng tưởng niệm Việt Dzũng Human Rights
File:Viet Dzung Human Rights Memorial Highway.jpg - Wikimedia Commons
 
    Bảng “Viet Dzung Human Rights Memorial Highway” được Bộ Giao Thông California đặt trên đường Beach (còn gọi là Highway 39) ngay góc với Talbert, thành phố Huntington Beach, hôm Thứ Hai, 11 Tháng Tám, 2014, chính thức công nhận công lao và tinh thần phục vụ đáng trân trọng của Việt Dzũng.
 
 Tẩm bảng tên đường cho Việt Dzũng không đúng-Nam Lộc Trúc Hồ cũn g không  đúng trong thông cáo mới gửi |
 
California Highways
 
image
Trúc Hồ + Việt Dzũng + Nam Lộc
 
MÓN QUÀ CUỐI NĂM - Nhật Báo Calitoday
Ca nhạc sĩ Nam Lộc & Trúc Hồ

Nam-Loc-Viet-Dzung

 

Nam loc

Ca nhạc sĩ Nam Lộc & Việt Dzũng những phút cuối cùng của cuộc đời 

●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●
 
    I met Viet Dzung, his uncle Quang and later their family in December 1975 in Wood River, Nebraska, I believe. Back then, because they spoke more of my language than I did theirs, they said just call him “Young”. It’ll be easier for the American. He said something like “then I can be forever young”. And truly, he is -forever young- in my mind!

    Through our mutual love of music and interest in different cultures, we became fast friends. We began writing music together and playing gigs around the Wood River area, later writing and working on our first record album together.

    When I decided to leave music as a career and he went off to pursue his degrees in Rice University - Physics, Mathematical Sciences and Philosophy - Houston, Texas and  California, and his uncle Quang in University of Colorado Boulder, and Doctor of Philosophy in Teaching English as a Second Language (PhD) at University of Nebraska, we drifted apart. Not by design, just letting our own lives take us.

    Before you could say “how time flies” it had been decades since we talked. I found him on Facebook and we exchanged a couple messages and went back to our lives. But I followed his activism for the Vietnamese people via social media - although I still didn’t understand much Vietnamese language. 
 
    Finally I was heading to California on a business trip and decided I really need to go and see him. I went on Facebook to message him and found his obituary!

    Friends, this is one of those devastating moments in life. When you realize you could have easily reconnected but didn’t. And then it’s too late!
    Now the only things I can do are fondly remember my friend, write, sing and play some tribute music for him. And maybe, just maybe he’ll hear it!

    One other thing I can do is encourage every human being, take a moment, reach out to those important to you, chat for a few minutes and tell them you love them—before you no longer have time. Time is the one thing we cannot save or get back or take with us. We must use it. May we use it wisely, fill it with love and speak that love to our special people.

    All my love and admiration to you my friend Viet Dzung (and of course my super friend Quang !  Top 10 Best of the most successful Asian-American entrepreneurs of all time).

    May you be “forever young”.

    Verlen L.
 
    December 18, 2021
    Wood River, Nebraska
 

Việt Dzũng & I (Verlen)

Verlen

 

Tưởng nhớ Nhạc sĩ Việt Dzũng ...

Tết Nguyên Đán Mậu Ngọ 1978.

University of Nebraska (Lincoln)

Photos by Nguyễn Ngọc Quang 

 

Quang, Mike (Owner of 25 Korean Restaurants) & I (Verlen) latest photo

 

My sister Heather with Quang's Porsche in Virginia

 

Bạn Bè Bên Nhau

Sáng tác - Trình bày: Việt Dzũng

 ●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●

Cùng Đi Với Tôi

Sáng tác - Trình bày: Việt Dzũng

 
NOEL RỒI,ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI
Sáng tác & Trình bày: Việt Dzũng

Chiều nay phố đông người, bàn chân bước rã rời
Điệu nhạc vang vang khắp nơi
Trẻ em đứa tươi cười
Miệng mếu máo reo đòi ông già Noel phát đồ chơi
Ngoài trời tuyết lất phất rơi, từng làn gió thoáng cuốn trôi
Tinh không một màu trắng xóa, mùa đông đã qua
Noel rồi, sao em hờn anh lâu vậy?
Giáng Sinh về, sao em giận anh lâu ghê?
Làm sao cho em cười, nụ cười tình yêu tha thứ?
Để đêm Chúa giáng trần, hai đứa sẽ được gần nhau
Anh sẽ mua tặng em con gấu bông thật to
Đôi mắt nhung tròn vo như mắt người yêu dỗi hờn
Em nói không thèm đâu!
Em muốn ông già râu lưng có gói đồ chơi
Chùm râu như tuyết trắng phau
Anh sẽ mua tặng em nếu em hứa sẽ cười lên
Quên mất những buồn đau, quên hết lệ tuôn tủi hờn
Em nói không thèm đâu!
Anh quá khôn thật khôn đem những món đồ chơi
Để em tha thứ cho người...

Noel rồi, sao em hờn anh lâu vậy?
Giáng Sinh về, sao em giận anh lâu ghê?
Đêm nay khi mở quà
Trang thiệp xinh xinh rực rỡ
Đôi mắt em tròn xoe nhìn thiệp chỉ in ba chữ

I LOVE YOU

Noël rồi, đừng hờn anh nữa bé ơi!
Giáng Sinh về, đừng giận anh nữa bé ơi...!
 

Houston, Texas

    Đây là 1 trong những ca khúc có nhiều kỷ niệm với Việt Dzũng hồi di cư đến Wood River, Nebraska (Dân số chỉ có 1002 người dân trong năm 1975) khi hai chú cháu ở dưới basement, NNQuang đang Weight Lifting còn Việt Dzũng ngồi viết nhạc với cây đàn guitar được người bạn đồng môn Trung học Verlen L. tặng thỉnh thoảng hát đi hát lại rồi hỏi ý kiến xem những từ viết có được không, NNQuang cũng đã góp ý vào.
 
    Mà không ngờ những ca khúc như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm " v..v.. đã vang danh thành công tiếng tăm cho Việt Dzũng khi lần đầu tiên được tổ chức tại đại hội văn nghệ ở 2 đại học Houston, và Austin, Texas.
 
    Thật lòng phải cảm ơn chị Phan Thanh Hương và gia đình đã giúp rất nhiều trong thời gian 2 chú cháu lưu diễn ở Texas và cũng không quên ơn 2 vợ chồng cô chú ruột của chị Thanh Hương nữa.
 

Nguyễn Ngọc Quang  và gia đình chị Phan Thanh Hương 

San Antonio, Texas 1978 !

 
 
 

Một Lần Đi/ Lời Kinh Đêm

Phần Trình Diễn Việt Dzũng - Boston, MA 1989

Hát Cho Người Tỵ Nạn 1989 - Văn Nghệ Sinh Viên với Việt - Dzũng
Kresge Auditorium, MÍT, Cambridge, Massachusetts
Tittle: Một Lần Đi Lời Kinh Đêm
Perfomed: Việt Dzũng
 

●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●

Ôi Mùa Đông

Sáng tác: Việt Dzũng

Trình bày:  Philip Huy · Y Phương

 
 

Ôi Mùa Đông

Sáng tác: Việt Dzũng

Trình bày: Lâm Nhật Tiến

 
●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●
Tuyển tập Nhạc Việt đầu tay do 
( Nguyễn Ngọc Hùng Dũng - aka - Nhạc sĩ Việt Dzũng ) 
viết, họa và trình bày bằng tay, xuất bản năm 1979 tại Omaha, Nebraska.
Hội Sinh Viện Việt Nam tại University of Nebraska at Omaha, Lincoln & Kearney.
 
●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●
 
Quang Nguyễn Ngọc 
International Student Advisor 
at University of Nebraska at Omaha & Lincoln & Kearney
 
Tưởng Nhớ Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng - Home | Facebook

«ASIA 75» Việt Dzũng Trong Trái Tim Việt Nam

- Hợp Ca Asia

Mỗi ngày một ca khúc – Tưởng niệm 30 tháng Tư – “Lời Kinh Đêm” (Nam Lộc)

 
image 
image 
image 
image
image 
image 
 image  
image 
 image 
 image 
 image 
 image 
 image 
 
    Thanh Trúc: “ Nói về Việt Dzũng, Thanh Trúc muốn nhắc đến người có trái tim nhân hậu , nhạy cảm, chân thành, có đời sống yêu thương chan hòa.
 Việt Dzũng tốt với bạn, cư xử có trước có sau, anh, người nghệ sĩ tài hoa, biết  trân trọng không chỉ những gì đã qua đã mất mà cả những gì anh đang nắm giữ trong tầm tay. Việt Dzũng là người dễ xúc động, dễ khóc, anh thường cố dấu những tình cảm đó trong trái tim rất đỗi đằm thắm của mình. Nếu có phải bày tỏ,  Việt Dzũng chỉ nói rất ít nhưng với cả một tấm lòng. Anh không thích làm ai buồn, những bài tình ca anh viết cũng rất ít, sâu lắng mà không quá buồn bã. Việt Dzũng ra đi và để lại thông điệp của lòng yêu người, yêu đời. Anh đã làm việc như được sống mãi mãi và yêu thương biết mấy đời này như ngày mai phải chia lìa với nó. Mong bạn bình an nơi cõi xa, mọi người sẽ nhớ bạn vô cùng. ” những lời tâm sự của chị Thanh Trúc.
 

Đồng Dao Hòa Bình

Sáng tác: Việt Dzũng

Trình bày: Nguyệt Ánh

 
 
 

Trên Đầu Súng (Việt Dzũng, Nguyệt Ánh)

 

 

Bỏ Giày Đi Chân Đất

(Nguyệt Ánh, Việt Dzũng)

 
nguyetanhvietdung

Nguyệt Ánh, Việt Dzũng

Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ

Sáng tác: Nguyệt Ánh

(Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Tuấn Minh)

Viet Dung

Từ trái sang phải:

Việt Dzũng, Bác Sĩ  Hồ Văn Nhi, Bác Sĩ Đinh Tuấn

tại Đại Hội Tuổi Ngọc tổ chức tại San Jose, California năm 1985

 

    Việt Dzũng, một đời Hướng đạo Không phải chỉ đi họp Hướng đạo,mà phải sống đời Hướng đạo. Hướng đạo Hoa kỳ dùng châm ngôn: Once a scout, always a scout - Một lần Hướng đạo ,mãi mãi Hướng đạo", nhưng anh chị em dùng Pháp ngữ lại thích câu: Scout un jour, toujour Scout - Hướng đạo một ngày, HĐ mãi mãi, và sau cùng HĐ Việt nam chúng ta lại nói với nhau: HĐ một ngày,HĐ một đời, tựu chung "Duyên tình HĐ" là trọn cả kiếp người, đó cũng là phận đời cuả HĐ sinh Nguyễn ngọc Hùng Dũng, tức Việt Dzũng. Một trưởng HĐ Việt nam sống đời HĐ,tức sống theo lý tưởng và tinh thần HĐ, bằng thưc hiện và thi hành luật và lời hứa HĐ: Cố gắng hết sức làm bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh, trung thành với tổ quốc và quốc gia, giúp ích mọi người bất kỳ lúc nào và tuân giữ 10 điều luật HĐ. Thứ tư là sói con, tức ấu sinh, thiếu sinh, thanh sinh và tráng sinh qua các châm ngôn: Gắng sức, Sắp sẵn, Khai phá và Giúp ích, lên tuổi trưởng niên HĐ, trưởng Việt Dzũng được hướng dẫn chuẩn bị hành trang nhập thế, và với tài năng thiên phú cá nhân, đã sống đời HĐ đúng như trưởng kỳ cựu Cung Giữ Nguyên đã đề cập trong bài viết:
   Người HĐ không mặc đồng phục, để thực hiện lời hưá HĐ phụng sự Thiên Chuá, tổ quốc Việt nam, và giúp đỡ, bênh vực tha nhân. Cựu tráng sinh cuả tráng đoàn Dạ Mã Võ thành Minh Việt Dzũng đã " lên đường " không mang đồng phục HĐ, nhưng mang " đời HĐ" để thi hành châm ngôn: Giúp ích. Hoạt động đơn vị HĐ thường hạn hẹp trong việc huấn luyện, nếu có khả năng và cơ hội, chúng ta phải phát tiển qua những môi trường rộng lớn hơn là Sống và thực hiện đời sống HĐ mới thật sự là cao cả và thiết thưc để phục vụ gia đình xã hội và quốc gia.
 
   Hội ca HĐVN mở đầu cho các buổi họp và sinh hoạt HĐ, luôn nhắc nhở và thúc giục: Anh em ơi kià nước non đang chờ, anh em ơi đại nghiã luôn tôn thờ: Chúng ta nguyền kiên tâm tiến lên. Luôn luôn ta bền gan rèn tâm trí dâng cho nước non nhà, diểm tô cho xã hội rạng ngời. Nên người HĐ Hùng Dũng đã dùng ngòi bút, lời ca, nốt nhạc, giọng hát và tiếng nói để luôn "sẵn sẵn" đáp lời: HĐVN đuốc thiêng soi đường, HĐVN khó khăn coi thường, trưởng Việt Dzũng thể hiện bổn phận và trách nhiệm với tổ quốc và quốc gia VN thân yêu thật kiên cường, và quyết tâm bảo vệ quyền làm ngừoi chống lại những bất công, dân Việt được tự do tôn giáo.  Trưởng Việt Dzũng, qua công việc đã làm, được mọi người ghi nhận là một người yêu nước hết tâm hồn và yêu tha nhân hết long, một người HĐ lý tưởng gương mẫu.
 
   Ngày 20 tháng 12 năm 2013, trưởng Việt Dzũng đã lià rừng HĐ chúng ta, và đã để lại nhiều thương tiếc không những cho anh chị em Hướng đạo, mà còn cho toàn thể cộng đồng Việt nam khắp thế giời.
 
   Tuy sống ngắn ngủi" nửa đời người", nhưng đã thực hiện được những chuỗi dài những công trình vĩ đại, mà cả những người sống trăm năm chưa thực hiện được. HĐVN đã mất đi một người trưởng cao quí bằng một 'đời Hướng đạo", trưởng Việt Dzũng đã đến nơi " nguồn thật".
 
   Chúng ta ,HĐVN, cảm ơn Thượng Đế đã ban cho chúng ta một người trưởng đáng mến và gương mẫu.
 
   Chúc trưởng Việt Dzũng ra đi bằng an và hẹn ngày tái ngộ.
 
   Chúng con cậy vì danh Chuá nhân từ, xin đón nhận linh hồn Gioakim Nguyễn ngọc Hùng Dũng mà dâng lên Thiên Chuá cao cả.
 
   Requiescat in Pacem Amen..
 
   RS Sói vui tính Nguyễn mạnh Kym.
Photos by Nguyễn Ngọc Quang 
 
 
●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬●
 
 
BBT- GNST tổng hợp
 
 
 
 
Xem thêm...

Tưởng Nhớ VŨ DUY HIỂN (1948-2021) / Phạm Anh Dũng

    Tưởng Nhớ VŨ DUY HIỂN (1948-2021)    

Phạm Anh Dũng

TƯỞNG NHỚ VŨ DUY HIỂN  (updated với Cáo Phó & thêm chi tiết, hình ảnh). 

1. Cáo Phó 
2. Hình trích và ghép thêm từ Kỷ Yếu Y Khoa Sài Gòn 1967-1974  (Huỳnh Thắng Toàn)
3. Vài Dòng Tiểu Sử (Phạm Anh Dũng) 
4. Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi: Mẹ Việt Nam (Phạm Duy), Hòn Vọng Phu (Lê Thương) và Hương Xưa (Cung Tiến) 
5. Nhạc Sáng Tác của Vũ Duy Hiển: Bên Em & Waking Up 
5. Vài Hình Ảnh: Hiển & Sương, Áo Trắng Nội Trú và Quân Y Trưng Tập khóa 17
6. Tưởng Nhớ Bạn Hiền Vũ Duy Hiển (Vương Đức Hậu) 
7. Bài Ca Cuối Cùng (Phạm Anh Dũng) để chào vĩnh biệt bạn tôi

 

Hình do Huỳnh Thắng Toàn thực hiện với nội dung chính từ Kỷ Yếu Y Khoa Sài Gòn 1974

 

VÀI DÒNG TIỂU SỬ
- tốt nghiệp Trung Học Petrus Ký, Sài Gòn 1960-1967
- tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa, Đại Học Y Khoa Sài Gòn 1967-1974
- tốt nghiệp và hành nghề chuyên khoa Psychiatry
- cùng phu nhân nha sĩ Vũ Nguyễn Sương là hai trong những người sáng lập, điều hành và cũng là ca sĩ của Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi (NGO) từ 1989
- sáng tác nhạc, vẽ tranh và chụp ảnh
- chuyên khoa Tài Chi

Hương Xưa (Cung Tiến)
Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi với nhạc trưởng Bùi Quỳnh Giao điều khiển,
Y Sa & Khoa giới thiệu
Hòn Vọng Phu 1, 2 & 3 (Lê Thương) – Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi, hòa âm Lê Văn Khoa,
nhạc trưởng Trần Mộng Thủy điều khiển, Y Sa & Khoa giới thiệu
Trường Ca Mẹ Việt Nam (Phạm Duy) Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi
, nhạc trưởng Vũ Tôn Bình điều khiển

 SÁNG TÁC NHẠC CỦA VŨ DUY HIỂN 

Bên Em (Vũ Duy Hiển) Bích Vân hát, Đỗ Bằng Lăng dương cầm
Waking Up (Vũ Duy Hiển)
Kim Nguyễn hát, Đỗ Bằng Lăng dương cầm

VÀI HÌNH ẢNH:

Vũ Duy Hiển & Vũ Nguyễn Sương
Các áo trắng nội trú Vũ Duy Hiển, Vương Đức Hậu, Phan Mỹ Dung, Minh Phượng và Ngô Bích Vân tại bệnh viện Nguyễn Văn Học, Sài Gòn năm 1974
 
 
Bài Ca Cuối Cùng (Phạm Anh Dũng) Hương Giang hát, Sonar Production hòa âm, MAX làm video

 

       TƯỞNG NHỚ BẠN HIỀN VŨ DUY HIỂN       
                NHỮNG KỶ NIỆM XƯA YKSG 1967/1974                

Tôi là bạn cùng lớp, cùng nhóm thực tập với Vũ Duy Hiển tại trường Yksg cũng như tại các nhà thương Chợ Rẫy, Bình Dân, Nhi Đồng Saigon, Từ Dũ, Hồng Bàng, Hùng Vương, Nguyễn văn Học… cho đến khi ra trường 1974.


Chúng tôi học hành chung với nhau, ăn uống chung với nhau, chia sẻ mọi hoạt động thời sinh viên suốt 7 năm học trình, thời gian gặp nhau còn nhiều hơn cả với anh chị em trong gia đình.


Đôi khi hiếm hoi có vài ngày nghỉ, chúng tôi cùng với vài bạn thân rủ nhau đi du ngoạn Vũng Tàu, Đà Lạt, Mỹ Tho… nên tình bạn càng thêm bền chặt. Hiển và tôi đã thành bạn thân, hợp với nhau về tính tình, tư tưởng, quan niệm sống, dự định tương lai…


Năm thứ sáu y khoa, Hiển và tôi trúng tuyển kỳ thi vào nội trú, cùng chọn nội trú ngành Sản Phụ Khoa tại Trung tâm thực tập y khoa Nguyễn Văn Học trong 6 tháng, rồi 6 tháng sau cùng chọn nội trú Nội Khoa tại đây.


Năm cuối y khoa tôi được Hiển chọn làm phù rể, và lễ cưới với chị Ngọc Sương, mới tốt nghiệp Nha Y Sĩ tại Saigon đã được tổ chức rất thân mật với sự hiện diện đông đủ của bạn bè anh chị.


Khi tôi được may mắn tị nạn qua California năm 1975, Hiền bị kẹt lại và phải đi tù cải tạo.


Khoảng năm 1980, anh em gặp lại nhau tại Westminster khi tôi đang làm Resident năm cuối, chương trình OB/GYN tại Hollywood Presbyterian hospital, affiliated với USC women’s hospital, Los Angeles, và tôi đã vận động cho Hiển được vào nội trú 1 năm về Obgyn tại bệnh viện này.


Thật may mắn, chúng tôi lại có cơ duyên được huấn luyện chuyên môn tại nhà thương Hoa Kỳ, ngay tại vùng Hollywood, Los Angeles.


Vừa tốt nghiệp xong, tôi mở phòng mạch hành nghề Obgyn tại thủ đô tị nạn Việt Nam, tại Westminster, tháng 7 năm 1981.


Vào ngày đầu tiên hành nghề, được Hiển đưa chị Ngọc Sương đến phòng mạch… mở hàng! Hồ sơ của chị là hồ sơ số #1 trong tổng số trên 16 ngàn bệnh nhân sau này! Tôi thật vui mừng và cảm động!


Khi Hiển tốt nghiệp nội trú có bằng hành nghề Ykhoa, tôi đã mời Hiển làm việc với tôi tại văn phòng một thời gian, anh em lại mừng rỡ làm việc với nhau, săn sóc đa số bệnh nhân là tị nạn Việt Nam


Một thời gian sau, Hiển được nhận vào chương trình Psychiatry Residency, một ngành chuyên môn rất mới lạ với Ykhoa Việt Nam, sau khi tốt nghiệp, psychiatrist Vũ Duy Hiển đã rất được trọng dụng làm việc tại nhà thương và Clinic về Psychiatry tại Southern California cho đến khi Hiển lâm trọng bệnh qua đời, vài ngày trước Thanksgiving 2021!


Hồi tưởng lại trong khoảng thời gian dài, trên 40 năm , tôi đã được may mắn quen biết, học hành chung,và làm việc, sinh hoạt với Hiển trong nhiều năm.
Một điểm tương đồng là chúng tôi lại có chung sở thích văn nghệ , âm nhạc.


Khi còn là sinh viên năm thứ Năm , anh chị Hiển Sương đã mời tôi vào Ca Đoàn Trùng Dương của Sinh Viên Saigon, do nhạc trưởng Lê văn Khoa điều khiển với Ca trưởng Trần Chúc, Nguyễn Hoàng Hương…


Trong suốt 2 năm trong Ca Đoàn , chúng tôi đã tập luyện và hát trình diễn nhiều bản nhạc hay, đặc sắc của Việt Nam, Hiển và tôi thuộc bè Bass, chị Ngọc Sương bè Alto.


Cho đến bây giờ, chúng tôi còn trân quý những kỷ niệm này, vì làm đời sống vất vả, rất căng thẳng của người y sĩ được nhẹ nhàng, thi vị, và thú vị hơn, làm con người dễ chịu, yêu đời và yêu người hơn, nhờ những nốt nhạc trầm bổng,những lời nhạc lời thơ đầy cảm xúc, và những giọng bè Nam Nữ hoà quyện nhau… đẹp làm sao!


Anh Chị Hiển Sương qua Mỹ , là thành phần sáng lập , điều hành , và ca sĩ của các đoàn Ngàn Khơi, hiện thân của các đoàn Trùng Dương xưa, với nhạc trưởng Lê văn Khoa và ca trưởng Trần Chúc , ca đoàn trở nên rất nổi tiếng tại hải ngoại với nhiều buổi trình diễn có tầm vóc! Anh Chị Hiển là thành phần nòng cốt của Ca Đoàn về phương diện quản trị, tổ chức…


Hiển lại đặc biệt có lòng thành kính với Phật giáo, anh gia nhập hàng đạo hữu của thầy Hằng Trường, một vị tu hành khả kính rất được hâm mộ, khâm phục bởi tất cả đệ tử tại Orange County, California và BS Hiển trở nên cánh tay mặt của thầy. Anh chị Hiển Sương đã góp phần đắc lực về vật chất cũng như tinh thần cho tất cả các hoạt động của thầy Hằng Trường và các môn đệ, kể cả truyền bá thể dục dưỡng sinh (Hiển là instructor) hiện rất thịnh hành trong sự duy trì sức khỏe vật chất cũng như tinh thần cho chúng sinh…

Nhưng rồi đời người thường có những ba chìm bảy nổi! Đang khi an bình, sung sướng hạnh phúc, lại xảy ra những phong ba, buồn tủi…


Cuối cùng sẽ qua đi như một cơn gió thoảng giữa vũ trụ bao la, giữa thời gian bất tận của quả địa cầu…


Chỉ mới cách đây trên 2 tuần , tôi gọi điện thoại hỏi thăm Hiển, hai anh em đàm thoại lan mắn đủ mọi chuyện trên trời dưới đất, Hiển cho biết sức khỏe khả quan, tinh thần thoải mái… và chúng tôi hẹn sẽ đi du lịch với nhau khi tình hình dịch Covid bớt nguy hiểm…


Nghe hung tin Hiển mất, tôi thật bàng hoàng xúc động đau đớn đã mất đi một người bạn hiền tri kỷ mà tôi rất trân quý với rất nhiều đức tính sau:
-hiền hoà, thành thật, dễ thương: chưa bao giờ tôi thấy Hiển nóng giận, la mắng, quát tháo với ai….
-vui vẻ , hay cười đùa, nói chuyện rất tếu làm mọi người tươi vui, ai cũng muốn kết bạn !
– chẳng bao giờ nói xấu ai… mặc dù có những nhận xét tinh tế về con người, sau này thành Psychiatrist, khả năng này lại càng phong phú và lý thú hơn!
– rất trầm tĩnh,không hấp tấp, nói chuyện từ tốn, luôn tự chủ rất chừng mực ôn hoà ... là một người Cha tốt, một người chồng tuyệt vời!
– làm việc gì cũng đến nơi đến chốn…bản tính cẩn thận, chững chạc
– nhiều tài năng về nghệ thuật: vẽ giỏi, vẽ nhanh, chụp hình đẹp, hát hay, cả với giọng bè

Hôm nay, với niềm thương tiếc sâu xa, tôi xin gửi lời thành kính chia buồn cùng chị Ngọc Sương. Các cháu và toàn thể gia quyến Anh Chị.
Tôi xin khẩn cầu cùng Đấng Tối Cao nhân từ, ban ơn cho Hiển được về nơi Vĩnh Phúc đời đời… và xin Ngài luôn an ủi, dẫn dắt, phù hộ cho chị và các cháu… trong mọi nơi mọi lúc…


Amen!


Vương Đức Hậu, MD FACOG
Classmate YKSG  1967-1974

Xem thêm...

Phát Tang Và Thăm Viếng Danh Hài Chí Tài Tại Little Saigon

   Phát Tang Và Thăm Viếng Danh Hài Chí Tài Tại Little Saigon   

FOUNTAIN VALLEY, California – Từ sáng Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Hai, rất đông khán giả yêu mến danh hài Chí Tài đã đến nhà thờ Holy Spirit Catholic Church (Thánh Linh) trên đường Ward, Fountain Valley, để dự lễ phát tang và thăm viếng cố nghệ sĩ.
Chương trình thăm viếng và tang lễ danh hài Chí Tài. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Theo ghi nhận của phóng viên, toàn bộ bãi đậu xe của nhà thờ Thánh Linh đều đã kín xe đậu.

Bắt đầu từ 11 giờ sáng là nghi thức phát tang, Thánh Lễ Cầu Hồn, thăm viếng, và cầu nguyện được tổ chức tại khuôn viên giáo xứ.

Một số anh chị em nghệ sĩ hải ngoại có mặt như Khánh Hà, Hương Lan, Hồng Đào, Carol Kim, Quang Minh, Hoài Tâm, Hoài Phương, Đức Tiến…

Tại đây, danh ca Hương Lan đọc bài thơ “Nhỏ Ơi,” một bản nhạc mà nghệ sĩ Chí Tài đã thành công trình diễn khi còn tại thế.

Ban tổ chức khuyến cáo: “Hôm nay chúng ta tụ họp ở đây để tiễn đưa nghệ sĩ Chí Tài về nơi an nghỉ cuối cùng, xin quý khán giả giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, không tiếp xúc trực tiếp với người khác nếu không phải là người trong gia đình.”

Linh Mục Trần Cao Thượng, chánh xứ giáo xứ Thánh Linh, làm chủ tế.

Lúc 12 giờ 35 phút, Linh Mục Trần Cao Thượng làm phép khăn tang và nói: “Từ nay tôi không được coi Chí Tài đóng với Hoài Linh, lòng tôi xao xuyến. Anh qua đi quá trẻ. Anh ra đi một mình ở Việt Nam, không có ai bên cạnh, vì vợ và tất cả người thân của anh còn ở Hoa Kỳ.”

Linh Mục Nguyễn Thanh Sơn, đại diện gia đình, chia sẻ ký ức: “Được đi chơi với Chí Tài và Phương Loan tại Hawaii nhiều năm trước là kỷ niệm đáng nhớ suốt đời với tôi. Chí Tài, ca sĩ, nhạc sĩ, kịch sĩ, và thỉnh thoảng là ‘tu sĩ’ khi phải xa chị Phương Loan. Chí Tài dễ thương, mà cũng dễ ghét với nụ cười mỉm chi dưới râu mép, ngang ngửa với nốt ruồi có nhãn hiệu cầu chứng. Tôi xin thay mặt chị Phương Loan và gia đình trong lúc nhớ thương này để tưởng nhớ anh. Chí Tài từng đóng vai du côn, đánh lộn đẫm máu trên sân khấu nhưng anh là người ngoan, hiền. Ngoài người vợ thương yêu luôn bên mình, thì người anh ruột Chí Thiện là người Chí Tài thương yêu nhất.”

“Đối với anh Chí Tài, mang vui đến cho người khác là lối sống, ơn gọi, mục tiêu và định mệnh. Chí Tài hài lúc ca hát, chơi đàn, giao tiếp, và cả trong giấc ngủ. Chí Tài lúc nào cũng là Chí Tài, thấy Chí Tài là đủ để cười. Anh không cười trên sự đau khổ của người khác, mà đồng cảm với người khác. Chí Tài dù nổi tiếng nhưng vẫn là người khiêm tốn, nhã nhặn, dí dỏm, bình dân, không hào nhoáng như trên sân khấu. Làm hài là nói lên những gì người khác không dám nói, làm điều người khác không dám làm, Chí Tài là hài kiểu mạo hiểm không sợ chết. Cái lối Chí Tài yêu vợ, chiều vợ là những con heo bằng sành, bằng gỗ… mang từ khắp nơi về nhà. Cuộc đời anh làm nghề là gom góp, phân chia những nụ cười ngộ nghĩnh, để người ta thấy vừa quen, vừa lạ, vừa vui. Ai từng biết Chí Tài thì sẽ biết hài của anh là như ‘siêu vi,’ dễ đi vào tâm khảm, để lại nước mắt cùng nụ cười thương nhớ,” Linh Mục Sơn tâm sự.

Ông Nguyễn Chí Thiện, anh trai nghệ sĩ Chí Tài, phát biểu: “Xin cảm ơn quý Cha và tất cả quý vị đến tham dự nghi thức phát tang, trước khi tiễn em vào ngày mai trong Thánh Lễ an táng. Gia đình chúng con rất cảm kích và an ủi rất nhiều trước những ân tình khắp nơi dành cho nghệ sĩ Chí Tài trước đây và những ngày vừa qua.”

Bà Tô Ngọc Thủy, giám đốc trung tâm Thúy Nga Paris, nói bà không có ý định phát biểu ngày hôm nay, nhưng vì quá xúc động khi nghe tâm sự của Linh Mục Nguyễn Thanh Sơn: “Sở dĩ Thủy gọi chú Chí Tài vì chú đã làm việc với Trung Tâm Thúy Nga, với ba mẹ Thủy trước, sau đó là Thủy tiếp nối công việc. Thứ Bảy tuần trước, sau khi tang lễ tại Sài Gòn, nghệ sĩ Hoài Linh có nói với Thủy, ‘Chị Hai ơi, chị Hai lấy giùm em một chuỗi Mân Côi của Đức Mẹ và mang lại để trong quan tài của anh Chí Tài vì đó là anh muốn giữ một cái gì làm kỷ niệm với chị Hai.’ Trong nhà Thủy có ba xâu chuỗi, một chuỗi đủ màu, một chuỗi màu bạc, và một chuỗi màu gỗ, thì Hoài Linh nói lấy chuỗi màu gỗ.”

“Khi Thủy đi Thánh Lễ lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật thì hôm đó Cha Sơn làm lễ. Sau lễ thì Thủy xin Cha Nguyễn Thanh Sơn làm phép cho xâu chuỗi này cho linh hồn Giuse Nguyễn Chí Tài. Hôm nay trong Thánh Lễ này thì Cha Sơn cũng có mặt, và Thủy không biết là Cha Sơn lại rất thân với gia đình cô Phương Loan và chú Chí Tài. Thủy nghĩ đây là sự sắp xếp của Chúa, đã cho Cha là người rất thân với gia đình làm phép xâu chuỗi Mân Côi mà Thủy đã đem lại. Đó là một sự nhiệm màu đức tin của chú,” bà nói.

 

Kế tiếp, ca sĩ Khánh Hà nói: “Hôm nay Khánh Hà đến đây để xin chia buồn cùng nghệ sĩ Phương Loan và gia đình, để chia tay người em quá dễ thương và hiền lành. Mỗi lần gặp em Tài, thời gian đó rất vui. Cách đây 20 năm về trước thì hầu như Khánh Hà đi với ban nhạc Chí Tài’s Brothers. Hơn ba năm rồi, Khánh Hà trình diễn một chương trình lớn, Khánh Hà đang hát bài ‘Đợi Em Về’ (Unchained Melody), thì thấy khán giả vỗ tay đều đặn. Ngạc nhiên, Khánh Hà quay từ từ theo hướng vỗ tay và nhận ra Chí Tài mang một bó hoa thật to đến tặng. Hôm nay em Tài sẽ ấm lòng khi nghe tôi hát bài Thánh Ca cổ điển ‘Ave Maria’ lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy.”

Đến 1 giờ 17 phút trưa bắt đầu thời gian thăm viếng nghệ sĩ Chí Tài.

Trong lúc mọi người đến thăm viếng, chia tay nghệ sĩ Chí Tài, nghệ sĩ Thúy Nga tâm tình: “Hôm nay tất cả các anh em nghệ sĩ, khán giả, và gia đình chị Phương Loan đã được chứng kiến anh Chí Tài đã về đây. Thật sự ngày hôm nay Thúy Nga đến đây cũng dặn lòng là đến gặp anh Chí Tài lần cuối, không khóc, nhìn anh và cười. Nhưng thật sự sự xúc động quá nghẹn ngào. Những ngày qua anh mất ở Việt Nam, xem qua YouTube, qua video, Thúy Nga đã khóc nhiều rồi, nghĩ rằng đến đây không khóc nổi. Nhưng khi thấy đưa linh cữu anh Chí Tài ra thì Thúy Nga rất xúc động. Anh ra đi bất ngờ quá, làm mọi người bàng hoàng. Đến bây giờ thì mọi người phải tin rằng anh thật sự ra đi.”

Trong lễ tang, ca sĩ Phương Loan và các thành viên trong gia đình không kìm nén được nỗi đau mất người thân. Vợ Chí Tài khóc trước linh cữu chồng và nghẹn ngào khi nhận lời chia sẻ từ bạn bè.

Vào 10 giờ sáng Thứ Bảy, 19 Tháng Mười Hai, Thánh Lễ An Táng tổ chức tại nhà thờ Holy Spirit Catholic Church, đến 1 giờ trưa hỏa táng linh cữu nghệ sĩ Chí Tài tại Peek Family Funeral Home, Westminster.

Khán giả xếp hàng vào dự tang lễ danh hài Chí Tài. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Viết cảm tưởng về người nghệ sĩ tài hoa. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Di chuyển quan tài nghệ sĩ Chí Tài ra nơi làm lễ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Nơi tổ chức tang lễ danh hài Chí Tài. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Gia đình, khán giả dự tang lễ danh hài Chí Tài. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ông Nguyễn Chí Thiện, anh trai danh hài Chí Tài, phát biểu. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ca sĩ Khánh Hà phát biểu. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ca sĩ Hương Lan đọc bài thơ “Nhỏ Ơi.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Danh hài Chí Tài qua đời lúc 1 giờ 35 phút trưa ngày Thứ Tư, 9 Tháng Mười Hai, tại Sài Gòn, sau khi bị đột quỵ.

Danh hài tên thật là Nguyễn Chí Tài, sinh ngày 15 Tháng Tám, 1958, tại Sài Gòn.

 

Trước khi trở thành diễn viên hài, anh là nhạc sĩ kiêm ca sĩ trong ban nhạc gia đình Chí Tài’s Brothers.

Anh là bạn diễn ăn ý hơn 20 năm qua với danh hài Hoài Linh.

Anh đặc biệt gắn bó với nhóm kịch Thúy Nga và thường xuyên xuất hiện với vai trò nghệ sĩ hài trong loạt chương trình Paris By Night cùng với nhiều nghệ sĩ hài khác.

Danh hài Chí Tài từng cộng tác với các trung tâm băng nhạc như Thúy Nga, Tình, Vân Sơn…

Chí Tài có vợ là ca sĩ Phương Loan, hiện sống và làm việc tại Mỹ. Hai người không có con.

Hôm Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Hai, tang lễ Chí Tài cũng được các nghệ sĩ tổ chức ở Sài Gòn, trước khi đưa linh cữu lên máy bay chở về Mỹ.

Nguồn: Phát tang và thăm viếng danh hài Chí Tài tại Little Saigon (nguoi-viet.com)

Hình chụp với Chí Tài nhân tình cờ gặp gỡ ở phi trường Sydney trong lúc Chí Tài chờ chuyến bay về Mỹ. 

Vĩnh biệt Chí Tài, người nghệ sĩ hài duyên dáng, đơn sơ thân thiện đã để lại cho đời bao tiếc thương.

Nguyện cầu cho hương linh Chí Tài sớm về bên nhan thánh Chúa hưởng phước đời đời.

NPN

 

Xem thêm...

19 năm sau sự kiện 11-9-2001 11-9-2020

    Hoa Kỳ tưởng niệm sự kiện 11 tháng 9 giữa dịch Covid   

Ngày 11/9/2001, nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp đôi, nằm trong khối 7 tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York. Mỗi chiếc đâm vào một tòa nhà, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng, cả hai tòa tháp cao 110 tầng bị sụp đổ.
WeiLing và NNQuang khi hai tòa tháp đôi vẫn còn phía sau. Một kỷ niệm khó quên.
Xin cầu nguyện cho những linh hồn đã mất trong ngày 11 tháng 9 năm 2001.

 
 
 
Người dân Mỹ kỷ niệm biến cố 11/9/2001 với các buổi lễ được điều chỉnh vì các biện pháp ngừa Covid-19, dẫn tới hai lễ tưởng niệm khác nhau trong cùng ngày thứ Sáu 11/9/2020, đài CNBC và CNN tường trình.
Tại New York, nơi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra cách đây 19 năm về trước, một cuộc tranh cãi về các biện pháp an toàn chống dịch Covid-19 dẫn tới hai lễ tưởng niệm khác nhau, một tại quảng trường 11 tháng 9 ở Trung tâm Thương mai Thế giới, và một buổi lễ song song tại một góc phố gần đó.
 
 
Quốc kỳ Mỹ được giăng tại Ngũ Giác Đài, trước các buổi lễ tưởng niệm tại Đài tưởng niệm 9/11 ở Ngũ Giác Đài để vinh danh 184 nạn nhân bị giết trong cuộc tấn công khủng bố năm 2001 ở Washington, Ảnh chụp ngày 11/92020. (AP Photo/J. Scott.

Tại thủ đô Washington, lễ tưởng niệm tại Ngũ Giác Đài bị hạn chế tới mức ngay cả gia đình của các nạn nhân cũng không đươc dự, mặc dù nhiều nhóm nhỏ có thể tới thăm đài tưởng niệm đặt tại đó trễ hơn trong ngày.
Cả Tổng thống Trump lẫn đối thủ chính trị của ông, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden, đều tới thăm Đài tưởng niệm Chuyến bay 93 gần Shanksville, bang Pennsylvania, trong ngày 11/9, nhưng vào thời điểm khác nhau.
Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump sẽ phát biểu tại lễ kỷ niệm vào buổi sáng 11/9, trong khi ông Biden sẽ tới nghiêng mình trước những người đã hy sinh trên chuyến bay 93 vào buổi chiều, sau khi ông đến dự lễ vinh danh các nạn nhân tại Đài tưởng niệm 9/11 ở New York.
Theo đài CNBC, kỷ niệm ngày 11/9 trở nên vô cùng phức tạp trong một năm mà Hoa Kỳ phải cùng lúc ứng phó với dịch Covid-19, tự vấn lương tâm về nạn kỳ thị sắc tộc trong nước, và chuẩn bị chọn một nhà lãnh đạo có thể vạch ra con đường tiến tới phía trước.
 
Khách tới viếng Đài tưởng nhiệm Chuyến Bay 93 ở Shanksville, Pa., tưởng nhớ các anh hùng trên chuyến bay 93trước buổi lễ chính thức. Ảnh chụp ngày 10/9/2020, trước thểm kỷ niệm 19 năm biến cố 11/9/2001. (AP Photo/Gene J

Bất chấp những thử thách đó, các gia đình chịu nỗi đau 11 tháng 9 nói điều quan trọng là đất nước phải dừng lại vài giây để tưởng niệm gần 3000 nạn nhân đã bị sát hại tại trung tâm thương mại thế giới, cũng như tại Ngũ Giác Đài và gần Shankville vào ngày 11/9/2001, biến cố đã thay đổi chính sách của Mỹ, thay đổi nhận thức về sự an toàn và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt tại những nơi từ phi trường tới các tòa nhà dùng làm văn phòng làm việc.
 
Thứ Sáu 11/9/2020 đánh dấu lần thứ nhì Tổng thống Trump dự lễ kỷ niệm biến cố 11/9 tại Đài Tưởng niệm Chuyến bay 93, nơi ông đọc diễn văn vào năm 2018. Ứng cử viên Tổng thống Biden đã phát biểu tại lễ khánh thành Đài Tưởng niệm này vào năm 2011, thời ông còn là Phó Tổng thống.
 
Mặc dù cả Tổng thống Trump và ứng viên Tổng thống Joe Biden đều tập trung vào lễ tưởng niệm, ý nghĩa chính trị của chuyến thăm Shanksville được nêu bật vì cả hai đối thủ chính trị đều tranh thủ sự ủng hộ tại bang Pennsylvania, một trong các bang chiến lược.
 
Năm 2016, ông Trump chiến thắng sít sao tại bang Pennsylvania với tỷ lệ phiếu chênh lệch chưa tới 1%.
Qua năm tháng, lễ kỷ niệm biến cố 11/9 đã trở thành một ngày dành cho việc thiện nguyện, nhưng năm nay vì dịch Covid-19, tổ chức Ngày Tình nguyện Quốc gia 11/9 khuyến khích dân chúng hãy đóng góp tài chính hoặc tình nguyện làm những việc có thể làm được tại nhà.

  Nước Mỹ kỷ niệm sự kiện 11/9 giữa một thảm họa khác  

Năm 2020 chứng kiến đại dịch Covid-19 định hình lại vô số hoạt động truyền thống của người Mỹ, ngay cả việc tưởng niệm sự kiện 11/9 cũng không phải ngoại lệ.
Theo AP, tại New York, những hoạt động kỷ niệm 19 năm vụ khủng bố ngày 11/9/2001 sẽ được tổ chức song song ở quảng trường tưởng niệm 11/9 và tại một góc gần Trung tâm Thương Mại Thế giới.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ có mặt ở cả hai lễ tưởng niệm tại New York trong khi ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden sẽ tham dự lễ duyệt binh ở quảng trường tưởng niệm sự kiện 11/9.
Cả Tổng thống Donald Trump lẫn ông Joe Biden đều dự định đến thăm Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở bang Pennsylvania, nhưng vào những thời điểm khác nhau. Ông Trump sẽ phát biểu vào buổi sáng 11/9 trong khi ông Biden dự kiến phát biểu vào buổi chiều.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 1
Cảnh tượng tháp đôi New York bị đánh sập ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.

    Những buổi lễ vắng người    

Ở New York, những hoạt động tưởng niệm hầu như đã bị hủy bỏ hoàn toàn để tránh nguy cơ lây lan virus corona. Sở Cứu hỏa New York cố gắng thuyết phục đám đông từ bỏ ý định tổ chức các lễ kỷ niệm truyền thống. Tuy nhiên, một đám đông đã xuống đường kêu gọi khôi phục các hoạt động này.
 
Các sự kiện tưởng niệm còn lại dự kiến diễn ra tại New York, Lầu Năm Góc và một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 2
Các nhà lãnh đạo quân sự sẽ tiến hành lễ tưởng niệm tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của người thân nạn nhân trong thảm họa 11/9. Ảnh: AP.

Ông Katherine Cordek, người phát ngôn Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở Pennsylvania, cho biết tên của các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa gần hai thập niên trước sẽ được xướng lên, nhưng sẽ chỉ có một cá nhân làm việc này thay vì nhiều thành viên trong gia đình.
 
Giới lãnh đạo quân sự có kế hoạch tiến hành buổi lễ tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của thành viên gia đình các nạn nhân. Tên của những người thiệt mạng 19 năm trước cũng được phát qua băng ghi âm thay vì đọc trực tiếp. Gia đình nạn nhân có thể đi thành từng nhóm nhỏ đến đài tưởng niệm của Lầu Năm Góc vào cuối ngày 11/9.
Lãnh đạo của Bảo tàng và Đài tưởng niệm Quốc gia 11/9 tại New York cho biết sẽ tổ chức một buổi lễ kỷ niệm mà không xướng tên các nạn nhân, đồng thời tuân thủ nghiêm quy định an toàn.

    Lo ngại thảm họa đi vào quên lãng    

Nhiều người thân của các nạn nhân trong số 3.000 người thiệt mạng trong vụ khủng bố 19 năm trước hiểu rằng việc gác lại hoạt động tưởng niệm là bất khả kháng, tương tự nhiều truyền thống khác của người Mỹ cũng bị hủy bỏ trong năm 2020 vì đại dịch.
 
Nhưng cũng có người lo rằng đây sẽ là khởi đầu của sự lãng quên. Nhiều nguời tự hỏi các hoạt động này có còn được chú ý và tổ chức một cách thiêng liêng vào những năm tới hay không.
“Đây không khác gì cú tát vào mặt đối với tôi cả”, ông Jim Riches, cha của một lính cứu hỏa thiệt mạng 19 năm trước, chia sẻ.
Năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên trong gần hai thập niên qua ông Riches ở nhà vào ngày 11/9 thay vì có mặt tại đài tưởng niệm. Ông cũng cho rằng những người có nguyện vọng thì nên được phép đến quảng trường và nghe đọc trực tiếp tên người thân đã khuất của mình, thay vì nghe từ một đoạn băng ghi âm.
 
Trái lại, bà Anthoula Katsimatides cho rằng sự thay đổi trong khâu tổ chức của các hoạt động tưởng niệm giúp người thân của các nạn nhân “có thể tri ân những người thân yêu theo một cách thiêng liêng và an toàn”.
Bà Katsimatides cũng tin rằng nguyên nhân duy nhất khiến các hoạt động tưởng niệm phải thay đổi là đại dịch Covid-19, chứ không phải để đẩy sự kiện 11/9 chìm vào quá khứ như lo ngại của ông Riches.
“Đại dịch Covid-19 bùng phát một cách bất ngờ, không ai lường trước được, hệt như sự kiện 11/9 vậy”, bà nói.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 4
Một số thành viên gia đình nạn nhân vụ 11/9 hiểu rằng tình hình đại dịch khiến các hoạt động tưởng niệm không được tổ chức như họ mong đợi. Ảnh: AP.

Bà Katsimatides cũng cho rằng những buổi lễ tưởng niệm sẽ lại được tổ chức một cách bình thường vào năm sau, khi đại dịch đã qua đi.
Debra Epps, em gái của một kế toán viên tên Christopher thiệt mạng trong thảm họa 11/9, cho rằng việc cơ quan tổ chức sự kiện tinh giản các hoạt động tưởng niệm là đúng đắn. Tình hình dịch bệnh khiến cô lo ngại đến mức không dám tham gia.
“Quyết định không đến buổi lễ tưởng niệm thực sự rất khó khăn với tôi, nhưng tôi hiểu rằng nước Mỹ đang mắc kẹt trong đại dịch. Dù gì đi nữa, tôi vẫn sẽ nhớ đến anh trai mình”, cô chia sẻ.

     The National September 11 Memorial     

Cầu nguyện cho hàng nghìn người đã thiệt mạng vào ngày 11/09/2001 tại địa điểm nhuốm đầy sự bi thương và u ám với cả người dân địa phương và du khách.
Đài tưởng niệm và viện bảo tàng 11/9 là nơi tưởng nhớ đến các nạn nhân của vụ tấn công ngày 11/09 và phủ lên khu Lower Manhattan (Hạ Manhattan) nhộn nhịp một vẻ u buồn.
Sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/09/2001, Ground Zero (Điểm không) ngập chìm trong không khí bi ai khi những người còn sống sót, gia đình của các nạn nhân đã thiệt mạng và chính phủ đã cố gắng tìm cách tốt nhất để tưởng nhớ đến những người không thể trở về từ Trung tâm thương mại quốc tế. Giờ đây, ngoài ý nghĩa là nơi tưởng niệm trang nghiêm, Ground Zero (Điểm không) còn được xây dựng như một ốc đảo để người lao động trong thành phố, du khách và khách tham quan trong nước có thể tận hưởng cuộc sống tại một trung tâm có phong cảnh đẹp.
 
Tại nơi từng là Tòa tháp đôi, hai hồ nước có thác được xây dựng để tượng trưng cho những sinh mạng đã mất và đánh dấu địa điểm phải hứng chịu vụ tấn công. 2.977 nạn nhân đã thiệt mạng được khắc tên trên bờ của từng hồ nước. Đài tưởng niệm này và khu Memorial Plaza rộng 6 mẫu Anh bao quanh, có trồng 400 cây, được khánh thành vào lần kỷ niệm thứ 10 ngày diễn ra vụ khủng bố. Ngay gần đó là Cây sinh tồn, một cây lê được tìm thấy trong tình trạng cháy trơ trụi dưới đống đổ nát của Tòa tháp đôi. Dù vậy, giống như một phép màu, cây này vẫn sống sót và giờ lại vươn cao, một biểu tượng rực rỡ cho niềm hy vọng.
Bên trong Memorial Plaza là Viện bảo tàng 11/9, khu triển lãm dưới lòng đất được mở cửa vào cuối năm 2011. Thiết kế ngoại thất của bảo tàng mô phỏng một phần của một trong hai Tòa tháp đôi đã từng tồn tại ở chính địa điểm đó và nơi này trưng bày những tạo vật thu thập được ngay sau khi vụ tấn công xảy ra.
 
Đã hơn một thập kỷ sau khi vụ tấn công tại Trung tâm thương mại thế giới diễn ra, nhưng khu vực này vẫn còn là một công trường ngổn ngang. Trung tâm thương mại một thế giới - hay Tòa tháp tự do - một trong bảy công trình dự kiến tại đây sẽ trở thành tòa nhà cao thứ ba thế giới, với độ cao 1.776 foot, khi hoàn thành vào năm 2013.
Đài tưởng niệm và viện bảo tàng 11/9 tọa lạc tại khu Lower Manhattan (Hạ Manhattan), du khách có thể tới đây bằng xe buýt hoặc tàu điện ngầm.

  19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng  

Khói lửa bao trùm tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới. (Ảnh: Reuters)

Cách đây19 năm, ngày 11-9-2001, thế giới rúng động bởi loạt vụ khủng bố nhằm vào hai biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ là Trung tâm Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc. Sự kiện kinh hoàng này đã cướp đi tính mạng của khoảng 3.000 người, làm hơn 6.000 người khác bị thương và khiến nước Mỹ tổn thất hàng nghìn tỷ USD. 

   Những mốc thời gian quan trọng kể từ sự kiện 11-9  

Ngày 11-9-2001:
- 8 giờ 46 phút: Chuyến bay 11 của Hãng hàng không American Airlines (có lịch trình bay từ Boston tới Los Angeles) đâm vào tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới tại TP New York. 
- 9 giờ 3 phút: Chuyến bay 175 của Hãng hàng không United Airlines (có lịch trình bay từ Boston tới Los Angeles) đâm vào tòa tháp Nam của Trung tâm Thương mại thế giới tại TP New York.
- 9 giờ 37 phút: Chuyến bay 77 của Hãng hàng không American Airlines (có lịch trình bay từ Dulles, Virginia, tới Los Angeles) đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington.
- 9 giờ 59 phút: Tòa tháp Nam của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ trong khoảng 10 giây.
- 10 giờ 3 phút: Chuyến bay 93 của Hãng hàng không United Airlines (có lịch trình bay từ Newark, New Jersey, tới San Francisco) rơi xuống cánh đồng gần TP Shanksville, bang Pennsylvania.
- 10 giờ 28 phút: Tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ. Thời gian tính từ khi xảy ra vụ tấn công đầu tiên đến lúc cả hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ là 102 phút. 
- 21 giờ: Từ Nhà trắng, Tổng thống Mỹ George Walker Bush tuyên bố: “Các cuộc tấn công khủng bố có thể làm rung chuyển nền móng của các tòa nhà lớn nhất của chúng ta, nhưng chúng không thể chạm vào nền tảng của nước Mỹ. Những hành động này bẻ gãy thép, nhưng chúng không thể làm hao mòn chất thép trong quyết tâm của người Mỹ”.
 
19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng -0
Vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới, ngày 11-9-2001. (Ảnh: AP)
 
Ngày 7-10-2001: Tổng thống Bush thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự tại Afghanistan.
Ngày 13-12-2001: Chính phủ Mỹ công bố một đoạn băng, trong đó Osama bin Laden nhận trách nhiệm về loạt vụ tấn công nêu trên.
Ngày 18-12-2001: Quốc hội Mỹ cho phép Tổng thống chọn ngày 11-9 hằng năm là Ngày Yêu nước.
Tháng 12-2001 đến ngày 15-6-2004: Quỹ Bồi thường cho các nạn nhân xử lý yêu cầu từ phía gia đình và người thân của các nạn nhân trong sự kiện 11-9. Quỹ này được nối lại vào năm 2011. 
Ngày 30-5-2002: Chính thức hoàn tất công tác dọn dẹp tại Khu vực số 0 ở New York, nơi từng là vị trí tọa lạc của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới. Để dọn 1,8 triệu tấn mảnh vỡ cần đến 3,1 triệu giờ lao động, với chi phí lên tới 750 triệu USD.
Ngày 25-11-2002: Bộ An ninh Nội địa Mỹ được thành lập nhằm bảo vệ đất nước trước những mối đe dọa.
Ngày 19-3-2003: Tổng thống Bush tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh tại Iraq.
Ngày 24-5-2007: Tiến sĩ Charles Hirsch, bác sĩ trưởng về giám định y khoa của TP New York, kết luận cái chết của cô Felicia Dunn-Jones vào năm 2002 do tiếp xúc với bụi có liên quan trực tiếp đến loạt vụ tấn công ngày 11-9, do đó đây là một vụ giết người.
Ngày 19-7-2007: Còn 1.133 nạn nhân, chiếm 41% tổng số nạn nhân của loạt vụ khủng bố, chưa rõ danh tính. 
Tháng 1-2009: Văn phòng Giám định y khoa New York thông báo, ông Leon Heyward, người qua đời một năm trước đó do ung thư hạch và bệnh phổi, là nạn nhân của hành vi giết người. Ông Leon Heyward đã bị cuốn vào lớp khói bụi độc hại sau khi hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ.
Ngày 2-1-2011: Tổng thống Mỹ Barack Obama ký đạo luật cho phép nối lại và mở rộng quy mô của Quỹ Bồi thường cho các nạn nhân. 
Ngày 2-5-2011: Trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt.
Ngày 15-12-2011: Tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt chiến tranh Iraq.
Ngày 10-5-2014: Hài cốt của các nạn nhân không rõ danh tính được đưa về khu vực Trung tâm Thương mại thế giới.
Tháng 10-2019: Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh khét tiếng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi trong một cuộc đột kích tại Syria.
Ngày 29-2-2020: Tại thủ đô Doha của Qatar, Mỹ và Taliban ký một thỏa thuận hòa bình, mở đường cho tiến trình rút binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan. 
 
19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng -0
Người thân của các nạn nhân trong lễ tưởng niệm tại Trung tâm Thương mại thế giới, ngày 11-9-2015. Do tác động của đại dịch Covid-19, lễ tưởng niệm nạn nhân của sự kiện 11-9 năm nay sẽ được điều chỉnh để bảo đảm yêu cầu về giãn cách xã hội. (Ảnh: AP) 
 
        Các nạn nhân        
2.753 người thiệt mạng khi hai máy bay lao vào hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới. Nạn nhân trong độ tuổi từ 2 đến 85. Tính đến tháng 10-2019, 1.645 nạn nhân (60%) được xác định rõ danh tính. 
184 người thiệt mạng khi máy bay lao vào Lầu Năm Góc.
40 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên Chuyến bay 93 của United Airlines thiệt mạng khi máy bay rơi xuống gần TP Shanksville, bang Pennsylvania.
 
   Tác động về kinh tế   
500 nghìn USD - chi phí ước tính để lên kế hoạch và thực hiện loạt vụ tấn công ngày 11-9.
40 tỷ USD - gói chống khủng bố khẩn cấp do Quốc hội Mỹ thông qua ngày 14-9-2001.
123 tỷ USD - thiệt hại kinh tế ước tính trong 2-4 tuần đầu sau khi tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới đổ sập cũng như thiệt hại kinh tế do hoạt động hàng không sụt giảm vài năm sau đó.
15 tỷ USD - gói hỗ trợ các hãng hàng không được Quốc hội Mỹ thông qua.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án Chi phí chiến tranh của Trường đại học Brown (Mỹ) công bố cuối năm 2019, sau sự kiện 11-9, Mỹ đã chi hơn 6.000 tỷ USD cho cuộc chiến chống khủng bố.
 
    Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang    

Ảnh minh họa

db43c148c6ox4y5hrxvc7lqb668gc6ox4y5hrxvc7lqb668g
Xem thêm...
Theo dõi RSS này