Gia chánh

Gia chánh (111)

MÓN ĂN TẾT NHẬT BẢN, MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG

MÓN ĂN TẾT NHẬT BẢN

MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG

 

 

MÓN ĂN TẾT NHẬT BẢN, MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CHỈ CÓ THỂ ĂN VÀO DỊP TẾT CỔ TRUYỀN NHẬT BẢN

Osechi Ryori là những món ăn tết truyền thống đặc biệt hầu như chỉ được nấu vào ngày tết nguyên đán Nhật Bản, truyền thống này đã có từ thời kỳ Heian (794-1185). Những món ăn có đầy đủ màu sắc khác nhau, chỉ nhìn thôi đã thấy đẹp mắt, sau khi nấu xong Osechi đẽ được đựng trong các hộp đặc biệt gọi là "jubako", giống như hộp bento. Mỗi món ăn đều mang những ý nghĩa, thông điệp khác nhau để chào đón năm mới tới.


Hộp món ăn tết Nhật Bản Osechi Ryori

Còn có một ý nghĩa sâu xa hơn cho hộp những món ăn tết Osechi Ryori, đó là những món ăn này thường có thể bảo quản và sử dụng dần trong vòng 3 ngày năm mới, giúp cho những người nội trợ trong gia đình đỡ mệt hơn khi liên tục phải chuẩn bị những món ăn cầu kì và số lượng món khá nhiều, không bị phụ thuộc vào những cửa tiệm, nhà hàng trên khắp nước Nhật Bản đã đóng cửa nghỉ tết. Các thực phẩm, nguyên liệu để làm hộp đồ tết Osechi có thể được chuẩn bị sẵn trước đêm giao thừa, có nghĩa là trước thời khắc chuyển giao năm mới, sau đó để ở nơi thoáng mát trong vòng vài ngày không bị hư hỏng. Một phần truyền thống nấu Osechi trước với số lượng nhiều đủ dùng trong 3 ngày tết bắt nguồn từ quan niệm rằng, các vị Thần linh dịp tết đến cũng sẽ ghé thăm gian bếp của mỗi gia đình, vì vậy có phong tục kiêng không nấu nướng trong vong 3 ngày từ mùng 1 đến 3/1 đầu tiên của năm mới.

I. Chi tiết về Osechi Ryori – Món ăn tết Nhật Bản

Giống với những hộp đựng cơm "bento", các món trong Osechi Ryori thường được đựng những chiếc hộp sơn mài "ojubako", phổ biến bây giờ là những hộp"ojubako" có từ 3-5 tầng để đựng đồ ăn mà mỗi tầng đồ ăn thì mang một thông điệp, ý nghĩa khác nhau từ tượng trưng cho hy vọng rằng hạnh phúc giàu có,… Cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau thưởng thức một hộp "ojubako" vào ngày đầu năm mới.

Các món ăn sẽ được sắp xếp theo quy tắc, ứng với từng tầng riêng: tầng hộp đầu tiên là các món hầm và món luộc để ăn khai vị cùng với cá; tầng hộp thứ hai gồm các món ăn kèm, ăn nhẹ thường là sẽ có vị hơi và tầng hộp cuối cùng, tầng dành cho các món chính như món hầm nước hoặc kho. Các món trong Osechi được nấu nướng cầu kì mang đầy đủ cả vị mặn, chua, vị ngọt và được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để dùng trong suốt ba ngày tết ở Nhật Bản.

Hộp đựng Osechi Ryori từ 3 đến 5 tầng, mỗi tầng các món mang một ý nghĩa khác nhau

Đây không chỉ là món ăn đặc biệt về hình thức, về hương vị, mà còn đặc biệt cả về ý nghĩa của những nguyên liệu làm ra món ăn đi kèm với lời chúc mà người Nhật Bản muốn dành cho nhau nhân dịp những ngày đầu năm mới.

Ví dụ tiêu biểu như cá tráp đại diện cho sự may mắn, rong biển tượng trưng cho những niềm vui sẽ tới, muốn đông con cháu hơn thì có món trứng cá trích, trường thọ như tôm và nhiều tài nhiều lộc như rau mắc,…. Mỗi một hộp món ăn tết Nhật Bản Osechi là một tổ hợp những món ngon kết hợp hài hòa đặc điểm từng vùng miền của đất nước Nhật Bản.

II. Những món ăn phổ biến nhất trong Osechi Ryori

1. Datemaki (Sweet Rolled Omelette) – Trứng cuộn

Thường được được phục vụ trong một "jubako" (hộp hình vuông giống như hộp ăn trưa), Datemaki là món trứng tráng có vị ngọt một chút và cũng món ăn Tết rất nổi tiếng khi đến với du lịch Nhật Bản. Được yêu thích với hình dáng tạo hình cũng cầu kì không kém, mở đầu cho những món ăn ngon ngày tết Nhật Bản.

Trứng cuộn đẹp mắt

2. Kuri Kinton (Candied Chestnut with Sweet Potatoes) – Bánh khoai lang hạt dẻ

"Kuri Kinton" có nghĩa là "bánh hạt dẻ vàng", kurikinton tượng trưng cho tài lộc, sự phát triển của kinh tế và sự giàu có. Nó rất quan trọng trong bữa ăn năm mới để mang lại may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn muốn thử làm món ăn này, thì nhớ chú ý là bạn nên sử dụng loại khoai lang của Nhật Bản nhé, vì loại khoai này có màu vàng tươi rất đặc trưng. Không những vậy chúng còn ngọt hơn khoai lang thông thường, bạn cũng biết đất màu vàng là màu sắc tốt lành cho năm mới.

Bánh khoai lang hạt dẻ

3. Namasu (Daikon & Carrot Salad) – Salad cà rốt, củ cải

Namasu là tên tiếng Nhật của món salad củ cải trắng và cà rốt, được ngâm trong giấm ngọt một khoảng thời gian ngắn. Món ăn này xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng những năm 700, từ người Trung Quốc và cho đến bây giờ nó trở thành món đặc biệt được trong mâm cỗ ngày tết Osechi mà người Nhật thưởng thức trong dịp năm mới. Món mang 2 màu màu đỏ và trắng được coi là màu sắc kỷ niệm ở Nhật Bản, bạn sẽ thấy những màu này được sử dụng trong nhiều nghi lễ truyền thống. Món salad này rất dễ làm và có thể được chuẩn bị xong nhanh chóng trước bữa ăn.

Salad cà rốt, củ cải chua ngọt

 
4. Chikuzenni / Nishime (Simmered Chicken & Vegetables) – Gà om rau củ

Chikuzenni hay gà om(hầm) rau củ là món cổ truyền trong ngày tết truyền thống Nhật Bản, nhưng món ăn nay rất ngon lại bổ dưỡng nên thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của gia đình Nhật. Vào tết, các loại rau được cắt tỉa thành hình dạng lạ mắt để ăn mừng dịp này.

Gà om rau củ

5. Tazukuri (Candied Sardines) – Cá mòi rang bọc sốt ngọt

Được làm từ cá mòi rang & phủ một lớp nước sốt tương ngọt, Tazukuri là một món ăn phổ biến khác cho Osechi ryori. Người Nhật ăn Tazukuri vào ngày tết năm mới vì nó tượng trưng cho một vụ mùa bội thu. Món ăn dai dai, ngọt ngọt cực hấp dẫn này là món ăn kèm lý tưởng nhé.

Cá mòi Tazukuri

6. Kuromame (Sweet Black Soybeans) – Đậu đen ninh

Kuromame có nghĩa là đậu đen trong tiếng Nhật và nó thường được phục vụ vào ngày đầu năm mới như một phần của Osechi Ryori. Đậu đen tạo nên một màu sắc tương phản tuyệt đẹp với chiếc hộp đựng jubako mang màu sơn mài đỏ, nơi chứa đựng tất cả các món ăn ngon mà chỉ cần mở ra thôi cảm giác như một thế giới ẩm thực thu nhỏ đang mời bạn khám phá và thưởng. Ăn đậu đen cũng được coi là tốt cho sức khỏe của bạn cho năm mới. Nếu như bạn muốn nấu món ăn đơn giản bổ dưỡng này tại nhà thì bạn có thể rút ngắn thời gian nấu bằng cách sử dụng nồi áp suất nhé.

Kuromame - Đậu đen ngọt

7. Kazunoko (Herring Roe) – Trứng cá trích

Người Nhật thưởng thức Kazunoko vì trứng cá trích mang màu vàng óng ả này vào ngày Tết năm mới với ý nghĩa và cầu mong cho sự phú quý, thịnh vượng sẽ tới với gia đình trong năm mới. Cá trích được đánh giá cao cùng kết cấu giòn độc đáo, là một trong những món ăn phổ biến nhất trong Osechi Ryori.

Trứng cá trích đại diện cho sự thịnh vượng

8. Kamaboko (Fish Cake with Salmon Roe) – Chả cá và trứng cá hồi

Với cách trình bày tinh tế, trang nhã, món chả cá và trứng cá hồi là sự bổ sung ấn tượng, nâng tầm cho hộp đồ ăn tết của bạn. Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng rất dễ để thực hiện nó, vừa đơn giản, tinh tế, nhưng mang lại vẻ thanh lịch bất ngờ. Bạn chỉ cần khía những đường khe nhỏ trên chả cá rồi kẹp vào đó lá tía tố và trên cùng thì dải thêm lớp trứng cá hồi vàng. Hãy thử khi đi tour Nhật Bản nhé !

Món chả cả đơn giản

9. Ebi no Umani (Simmered Shrimp) – Tôm hầm

Tôm được nấu trong nước tương dashi (là một loại nước dùng cho việc nấu, hầm hay chế biến trong nước soup cho mỳ,… của người Nhật Bản) và ngâm qua đêm, món ăn tuyệt đẹp này sẽ làm tăng thêm màu sắc tươi sáng và hương vị thơm ngon cho Osechi Ryori của bạn.

Tôm hầm

10. Shake no Kobumaki (Salmon Kombu Roll) – Cá hồi cuộn tảo bẹ

Cá hồi được cuộn trong tảo bẹ - kombu và gắn với kanpyo, cá hồi cuốn tảo bẹn là một món ăn truyền thống của Nhật Bản cho năm mới đặc trưng cho bí quyết sống khỏe, trẻ lâu và thọ, bạn sẽ muốn ăn nhiều hơn là một cuộn là chắc chắn đó, cá hồi và tảo bẹ đều là những nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe

Cá hội cuộn tảo bẹ giòn giòn

11. Kikka Kabu (Pickled Chrysanthemum Turnip) – Củ cải ngâm

Những nét trang trí, tạo hình đơn giản được thể hiện thông qua các loại rau có thể biến một món ăn từ bình thường trở thành đặc biệt. Những miếng củ cải ngâm được cắt, tạo hình hoa,… sẽ đưa Osechi Ryori của bạn lên một tầm cao mới. Những kĩ thuật để cắt cơ bản thì không khó đâu nên tất nhiên luyện tập một chút là bạn có thể tạo nên các tác phẩm bắt mắt của riêng mình

Củ cải ngâm được tỉa cắt vô cùng tỉ mỉ

12. Tataki Gobo (Pounded Burdock Root) – Rễ cây ngưu bàng

Được phủ trong một lớp nước sốt mè, rễ cây ngưu bàng là món ăn kèm thường xuyên được xuất hiện trong hộp món ăn tết Nhật Bản, người ta quan niệm rằng ăn món này sẽ đem lại may mắn cho năm mới.

Rễ cây ngưu bàng sốt mè

13. Su Renkon (Pickled Lotus Root) - Củ sen muối

Được ngâm, tẩm ướp cùng với nước giấm ngọt, củ sen muối là món ăn kèm khác, vị chua ngọt hòa quyện, mang đến cảm giác thanh và giúp tăng thêm độ ngon cho những đồ ăn chính khác, đây chính xác là món ăn phụ cho những ngày đầu năm mới.

Củ sen muối

14. Fresh Homemade Mochi – Bánh mochi

Bánh Mochi đã có từ rất lâu đời, đây là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ tết, sum họp gia đình của người Nhật Bản. Mochi không chỉ được ưa chuộng bởi người Nhật mà nó còn rất nổi tiếng trên quốc tế, hỏi bánh gạo mochi ai cũng sẽ gật gù biết là 1 loại bánh của Nhật Bản, bạn đã từng xem cách họ làm bánh chưa, một video ngắn ghi lại cách những nghệ nhân nhào bánh, đập bánh với tốc độ "ánh sáng", sự phối hợp ăn ý phải đạt đến cảnh giới, lệch một chút thôi thì…

Bánh mochi nhân đậu đỏ

Trong 3 ngày đầu năm mới, mochi là một món được dâng cúng lên thần linh, tượng trưng cho ước nguyện một cuộc sống đầy may mắn, ấm no cho gia đình. Người ta cũng tin rằng, ăn bánh mochi sẽ đem lại cho họ một năm mới dồi dào sức khỏe.
Tự tay chuẩn bị một món bánh tráng miệng nổi tiếng của Nhật Bản, bánh mochi đầy ngọt ngào là hoàn hảo và hoàn thiệt cho Osechi, hộp món ăn tết Nhật Bản ngon chất lượng.

III. Những món ăn kèm và món tráng miệng đi kèm với Osechi Ryori

1. Ozoni (phong cách Kanto)

Ozoni, là một món canh nấu cùng bánh gạo mochi, nước dùng Dashi, thịt gà và rau củ (rau bina) được ăn vào mỗi dịp năm mới của người Nhật Bản. Đây là một món ăn không chỉ bổ dưỡng mà rất ngon nữa. Đây là cách nấu theo phong cách Kanto, bạn nên phân biệt với phong cách Kansai mình giới thiệu ngay dưới đây nhé. À thêm một điều để phân biệt nữa là phong cách Kanto được chuộng ở những nơi xung quanh Tokyo thì Ozoni được nấu với bánh gạo dày hình vuông, trong khi các nơi xung quanh chuộng "style Kansai" sử dụng bánh gạo tròn và nước dùng Miso

Ozoni nấu kiểu Kanto có nước dùng trong

Ozoni phong cách Kanto và phong cách Kansai
 
2. Ozoni (phong cách Kansai)

Ozoni kiểu Kansai này là một món soup miso được thưởng thức vào buổi sáng trong những ngày Tết. Soup bao gồm mochi (bánh gạo), và vài nguyên liệu rau củ khác nhau tùy thuộc vào công thức nấu của từng vùng miền khác nhau. Phổ biến thì bạn có thể nấu nó cùng với các loại rau xanh bổ dưỡng.

Ozoni kiểu Kansai được nấu từ nước dùng miso

3. Toshikoshi Soba

Chào đón năm mới tốt đẹp hơn bằng một bát mì soba nóng hổi – một món mỳ truyền thống của Nhật Bản được biết đến với tên gọi là Toshikoshi Soba. Đây đơn giản là một món mỳ dễ làm, bổ dưỡng cho sức khỏe, sẽ khiến những khó khăn, vất vả hay những điều chưa tốt ở năm cũ trôi đi, tiếp sức cho bạn về hành trình trong năm mới thành công tốt đẹp hơn.

Mỳ Toshikoshi Soba đơn giản với mỳ soba và hành lá

Món mì soba được phục vụ vào đêm giao thừa này thường được nấu với công thức ở dạng đơn giản nhất - mì soba kiều mạch được phục vụ trong nước dùng dashi nóng với hành lá xắt nhỏ. Nhưng cũng có thể được gia tăng thêm phần topping cho món mỳ như thêm tempura, chả cá hoặc một quả trứng sống (mình thích điều này, giúp tăng thêm vị béo ngậy cho nước dùng

Mỳ Toshikoshi Soba thêm Tempura, chả cá

Có một series phim rất nổi tiếng của Nhật Bản tên là "Midnight Dinner" nói về một quán ăn Nhật chỉ mở cửa sau nửa đêm, ở tập 10 phần 1 của series phim đã mô tả về món mỳ này dưới tên gọi gần gũi "New Year's Eve Noodles – Món mỳ trước thềm năm mới", món mỳ bất kì người Nhật nào cũng ăn trong thời khắc sắp chuyển giao.

4. Mochi (Bánh gạo Nhật Bản)

Đa dạng nhân ngọt cho đến các loại nhân mặn, từ đó mà có rất nhiều loại mochi (bánh gạo Nhật Bản) khác nhau mà chúng ta có thể thưởng thức khi đi tour Nhật Bản. Đối với các món ăn mặn, mochi được sử dụng làm topping cho Ozoni (món canh mình vừa giới thiệu bên trên), mỳ udon nóng hoặc làm phần nhân bên trong Okonomiyaki (một loại được coi như là bánh xèo phiên bản Nhật Bản). Đối với các món ăn ngọt, bạn sẽ tìm thấy kem Mochi, Zenzai (Oshiruko – món soup đậu đỏ ngọt), dâu Daifuku (dâu được bọc trong một lớp bánh mochi, mochi nhào với bột đậu nành, mochi chấm đường…Vì vậy, đi du lịch Nhật Bản dịp năm mới, đây chắc chắn là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể thưởng thức hết các món ăn hấp dẫn này.

Daifuku, bánh mochi nhân dâu

5. Sweet Red Bean Paste – Đậu đỏ nghiền

Đậu đỏ nghiền được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn, như là để làm phần nhân cho bánh Mochi, nhân cho bánh bao,…linh hoạt. Nó như là một món tráng miệng vô cùng nhẹ nhàng lại không làm bạn bị no khi ăn thêm, cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn nữa.

Đậu đỏ nghiền thanh ngọt, mát, dễ ăn

6. Cucumber Wrapped Sushi – Dưa chuột cuốn sushi

Những món sushi được gói ngoài bằng một lát dưa chuột tươi mát này có thể được dùng làm món khai vị tươi mới trong bữa ăn những ngày năm mới của bạn.

Cuộn sushi dưa chuột bắt mắt

7. Otoro Sushi

Mặc dù nó không phải là một phần của hộp đồ ăn tết Osechi Ryori, sushi được coi là một món đặc trưng ở Nhật Bản vào hầu hết các ngày lễ, từ những cuộn sushi truyền thống đến các cuộn sushi được kết hợp theo những cách tươi mới, lạ lẫm hơn. Năm mới của Nhật Bản là một dịp đặc biệt để thưởng thức sushi otoro, phần sushi với phần bụng cá ngừ đáng thưởng thức nhất.

Sushi cá ngừ

8. Hosomaki (Thin Sushi Rolls)

Hosomaki là những cuộn sushi rất đơn giản, nguyên liệu vô cùng cơ bản và dễ làm. Bạn chỉ cần có cá ngừ, dưa chuột thái sợi, rong biển cùng với gạo Nhật, cuộn lại là hoàn chỉnh cho một cuộn sushi Hosomaki nhé.

Hosomaki, sushi nhỏ, đơn giản

9. Futomaki (Thick Sushi Rolls)

Loại sushi truyền thống Futomaki này lại thường được cuộn với phần nhân đầy đặn hơn rất nhiều so với Hosomaki, đa dạng nhân, đa dạng rau mà bạn thích, tăng thêm cả phần màu sắc hài hòa, hoàn hảo cho những dịp đặc biệt để thưởng thức, nhất là trong ngày tết cổ truyền ở Nhật Bản

Sushi cuộn thịt, cá ngừ,...

10. Zenzai (Red Bean Soup with Rice Cakes)

Zenzai là một món tráng miệng với phần soup, phần cốt sánh đặc, được làm từ đậu đỏ và đi kèm với bánh gạo mochi (loại bánh gạo đã được nướng). Mặc dù chỉ là một món ăn kèm ngoài cạnh Osechi Ryori, nhưng đây lại là một món ngon rất được ưa chuộng vào mùa đông của người Nhật Bản

Đậu đỏ và bánh gạo nướng

11. Mizu Yokan

Đây là một món thạch đậu đỏ, Mizu Yokan là món ngọt truyền thống. Có hình dạng như một khối hình chữ nhật, kết cấu vững, bên trong thạch còn có hạt dẻ nhìn thôi đã thấy vẻ hài hòa và đẹp mắt vô cùng. Nếu như bạn chưa biết, món ăn này cũng có thể trở thành món quà du lịch Nhật Bản giá rẻ mà bạn có thể tặng cho bạn bè và người thân rất lý tưởng nhé !

Thạch Mizu Yokan từ đậu đỏ và hạt dẻ

12. Nanakusa Gayu – Cháo 7 loại thảo mộc

Sau khi thưởng thức những đồ ăn, những bữa tiệc mừng thì món cháo thảo mộc Nanakusa Gayu được thưởng thức vào ngày 7 tháng 1 tại Nhật Bản sẽ cho phép dạ dày và cơ thể của bạn được nhẹ nhàng đi rất nhiều. Món cháo này được nấu tư gạo với 7 hương liệu thảo mộc đó là: Seri – một loại rau cần; Nazuna – rau tề; Gogyo – một loại cải cúc; Hotokennoza; Hakobera – loại cây thuộc họ cây tinh thảo; Suzushiro – củ cải; Suzuna – của cải tròn.

7 nguyên liệu thảo mộc để nấu cháo

Cháo luôn là món giúp làm thanh, món ăn khiến ta cảm thấy được thanh lọc, nhất là cùng thảo mộc rất lợi cho sức khỏe của bản thân bạn và những thành viên trong gia đình.

Cháo Nanakusa Gayu bổ dưỡng

Đó mới chỉ là những món tiêu biểu nhất về những món ăn tết truyền thống của người Nhật Bản, nếu có cơ hội và đang chuẩn bị cho tour du lịch tết Nhật Bản thì hãy note lại và học thêm những câu chúc tết tiếng Nhật thú vị để tìm hiểu về phong tục, không khí đón tết ở Nhật Bản có khác với tết Việt Nam không nhé.

Tạ Thư / Theo:: Cattour
 

 

Xem thêm...

10 MÓN ĂN ĐƯỜNG PHỐ HẤP DẪN Ở CHÂU Á

10 MÓN ĂN ĐƯỜNG PHỐ HẤP DẪN Ở CHÂU Á

********

Muốn biết rõ văn hóa đời sống của người dân thành phố nào hãy đến thăm các khu chợ ở nơi đó. Bởi đây chính là nơi phản ánh rõ nhất mức sống, cách sống và cả những câu chuyện thường ngày của họ. Còn để hiểu rõ hơn văn hóa ẩm thực của dân bản địa thì cách tốt nhất là hãy thưởng thức những món ăn đường phố. Và châu Á luôn được coi là thiên đường ẩm thực đường phố với vô số món ăn vô cùng hấp dẫn và không kém phần tinh tế.


 
Theo các nhà văn hóa ẩm thực thì thức ăn đường phố thường phản ánh nền văn hóa truyền thống địa phương và tồn tại lâu dài. Các món ăn đa dạng từ nguyên liệu chế biến, cho đến hình thức món ăn cũng như phong phú cả về hình thức bán. Nhưng thông thường chúng có một điểm chung là được bày bán ngoài trời hoặc trên vỉa hè lề phố. Những quầy hàng này thường rất đơn sơ nhưng lại rất thành công nhờ vào sự quảng bá truyền miệng. Khách đến ăn tại những hàng quán này gồm đủ loại, từ những người thu nhập bình dân đến giới trung lưu và có cả khách thượng lưu nếu quán có món ăn ngon hoặc nổi tiếng. Đối với khách du lịch thì hàng ăn đường phố luôn có một sức hút đặc biệt và hầu như ai cũng muốn thử qua ít nhất là một lần.

Trên những cuốn cẩm nang du lịch, ngoài những bài viết giới thiệu về các điểm đến hấp dẫn, những địa chỉ cần tham quan thì luôn có thêm những món ăn đặc trưng của từng vùng. Và dưới đây là 10 món ăn được coi là hấp dẫn ở châu Á do cộng đồng du lịch châu Âu giới thiệu.
 
1. Xiaolongpao – Thượng Hải


Đây là một món ăn dim sum truyền thống của Trung Quốc. Là một dạng bánh hấp làm từ bột mì ủ men nhưng có hương vị rất thú vị. Món bánh này nổi tiếng nhất ở Thương Hải. Tuy mỗi chiếc bánh đều nhỏ xíu nhưng chúng lại được làm rất công phu. Nhân bánh truyền thống chủ yếu làm từ thịt lợn, nhưng thứ làm nên hương vị đặc biệt của chiếc bánh lại là chút nước dùng thấm đều quanh vỏ bánh và chỉ tứa ra khi ta cắn miếng bánh trong miệng. Để có thứ nước dùng đặc biệt đó, người làm bánh phải hầm kỹ bì lợn với nước xương cùng chút gia vị, rồi đem xay nhuyễn, lọc trong, cho tủ lạnh để nó đông lại như thạch, sau đó mới cắt nhỏ rồi cho vào nhân bánh cùng thịt lợn. Khi bánh hấp nóng nhân chín và những viên thạch nhỏ sẽ tan ra thành nước súp trong vỏ bánh. Những chiếc bánh bao này thường được bán trên những quầy bánh ven đường và đôi khi có cả trong những nhà hàng lớn sang trọng.

2. Phở - Hà Nội


Món Phở của Việt Nam bây giờ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và cũng đã có mặt ở nhiều nước. Tuy nhiên, để được ăn bát phở ngon, đúng vị nhất có lẽ chỉ có ở Hà Nội. Thành phần để nấu phở khá đơn giản chỉ gồm bánh phở làm từ gạo, thịt (gà hoặc bò), hành lá, rau thơ. Nhưng nước dùng của nó phải là nước xương hầm kỹ với hành gừng nướng cho phở gà và thêm chút quế hồi thảo quả rang thơm nếu là phở bò. Nước dùng ngon là phải không được trong, không được nổi quá nhiều váng mỡ. Những sơi phở mềm mại, quyện với hương thơm của gia vị, ngọt ngào của nước xương và thanh thanh của hành mùi là một hương vị thật khó quên đối với bất cứ du khách nào.

3. Bánh mì kẹp Num pang - Campuchia


Khi người Pháp đến xâm chiếm Campuchia họ đã lan truyền một số món ăn cho người bản địa và một trong số đó là bánh mì kẹp Num Pang. Bánh mì giống như loại Baguette nhưng được kẹp nhân pate ướp lạnh, sốt mayonnaise, chả luạ và vài lát đu đủ xanh ngâm giấm,nhưng điều làm nên sự khác biệt cho món ăn chính là tương ớt cay cay của người dân địa phương.

4. Mỳ Assam Laksa - Malaysia
 

Đây được coi là món ăn quốc hồn quốc túy của Malaysia và được rất nhiều diễn đàn du lịch trên thế giới cho rằng là một trong những món ăn nhất định phải thử khi đến nước này. Tuy nhiên món mì này ăn ngon nhất là ở thành phố Penang, cách thủ đô Kuala Lumpur gần 300 km.

Assam Laksa là mỳ sợi to, dai giòn dùng với nước canh chua cá. Vị chua đặc trưng của quả me kết hợp rất hoàn hảo với vị ngọt từ thịt cá thu cùng các loại rau như rau thơm, hành lá, bạc hà, gừng. Bát mì có hương vị cay nồng và đậm đà khó quên.

5. Som tam – Món nộm đu đủ Thái Lan


Som tam là một món ăn pha trộn giữa gỏi đu đủ, tôm khô, ba khía và xôi nếp được nấu trong ống tre. Vị bùi của xôi nếp và tôm khô rất hảo với các thứ gia vị đi kèm, tạo cho món ăn này sự hấp dẫn không chỉ ở mùi vị mà còn ở màu sắc và cách trang trí.

Mớn nhìn Som tam rất giống với nộm đu đủ của người Việt nhưng nó không phải là nạo sợi mà là dùng dao băm thành những sợi dài nên vẫn giữ được độ giòn sừn sựt nơi đầu lưỡi. Nước nộm cũng cầu kỳ hơn một chút khi tỏi và ớt được giã nát trong cối đá, và trộn cùng tép khô còn vỏ, tóp mỡ, nước cốt canh cùng chút vỏ chanh thái nhỏ và cà chua giã sơ. Nộm Som tam thường được bày trên một tấm lá bắp cải uốn cong mềm mại.

6. Vada Pav - Mumbai, Ấn Độ


Đây là món bánh kẹp nhân khoai tây nghiền trộn các loại gia vị Ấn Độ. Vada Pav được xem như một kiểu thức ăn nhanh hay hamburger của người Ấn. Gia vị làm nên hương vị của món bánh này chính là khoai tây nghiền trộn cùng gừng, tỏi, ớt, rau mùi và hạt cải sau đó chiên lên, quệt cùng bơ và nước sốt cộng tương ớt. Ttrước đây Vada Pav vốn chỉ dành cho người nghèo, nhưng theo thời gian nó đã trở thành món ăn phổ biến khắp nơi, đặc biệt được người ăn chay ưa thích.

7. Bánh mì kẹp thịt – Ma Cao


Đây là món ăn đường phố nổi tiếng ở Macau, bao gồm bánh mì và nhân thịt, không có nước sốt, cà chua và phomat. Tuy nhiên, lớp thịt nướng thơm phức và bánh mì giòn đã khiến món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng bán Pork chop bun trên đường phố.

8. Đậu phụ thối - Đài Loan


Bạn có thể ngửi thấy mùi cay nồng của món này trước khi nhìn thấy cửa hàng khi người ta đang nướng đậu. Tuy nó có mùi rất khó ngửi ban đầu, nhưng khi nếm bạn sẽ lại phát hiện ra một cảm giác rất tuyệt vời. Đậu phụ thối là món ăn phổ biến ở Trung Quốc và thường đi kèm với những loại rau muối và các nước sốt khác nhau. Tuy nhiên, ở Đài Bắc thì đây là món ăn cực kỳ phổ biến và được yêu thích. Món ăn đặc biệt ngay từ cách làm, người ta ngâm đậu phụ tươi trong nước muối có sữa lên men, thịt hoặc rau củ, để sau một thời gian nhất định thì lấy ra chế biến. Có nhiều cách chế biến đậu phụ thối như nướng, hầm, om, hấp hay rán. Mỗi công thức chế biến đều mang một hương vị, màu sắc và cách trình bày riêng. Khi cắn miếng đậu thực khách sẽ cảm nhận được lớp ngoài mềm dai nhưng bên trong lại mịn như kem và miếng bắp cải cay cay ăn kèm hòa quyện với vị độc đáo của đậu phụ khiến bạn không thể nào quên được.

9. Tonkotsu Ramen - Fukuoka, Nhật Bản


Mì ramen là một trong những món mì nổi tiếng ở Nhật Bản bởi hương vị đậm đà, sợi mì dai mềm, và được coi là món ăn có lợi cho sức khỏe. Nước dùng Tonkotsu Ramen ngon và đúng nghĩa nhất được ninh hoàn toàn bằng xương heo trong lửa lớn nhiều giờ liền và không có sự can thiệp của gia vị như hành củ, tỏi, ớt, bột ngọt hay đường. Chính vì vậy nước dùng có màu trắng ngà đục và váng mỡ nhưng rất béo và ngọt vị xương. Loại mì này được phát triển từ vùng Hakata và Kurume của tỉnh Fukuoka, thường được dùng với mì sợi mỏng. Đặc biệt khi ăn mì “tonkotsu” ramen tại Tokyo, các đầu bếp thường tô điểm thêm một miếng thịt lợn béo trong tô mì.

10. Trái cây tươi và sấy khô - Afghanistan and Bắc Pakistan


Bạn có thể ngạc nhiên nhưng một số loại trái cây tốt nhất trên thế giới lại được mọc tự nhiên ở khu vực miền núi của hai quốc gia này. Trong đó, mơ, dâu tằm, nho, anh đào và lựu là những loại quả có hương vị đặc biệt nhất. Chính bởi vậy, mà những loại quả này cũng trở thành đặc sản khi chúng được sấy khô theo kỹ thuật truyền thống để giữ được sự ngọt ngào và hương vị của chúng. Các loại trái cây này được bán khá nhiều ở ven đường trong các ngôi làng, các thành phố và vùng sâu vùng núi. Không chỉ vậy nhưng nơi đây còn có sẵn rất nhiều loại hạt chữa dinh dưỡng và vitamin vốn được cho là góp phần vào việc tuổi thọ của người dân địa phương Hunza ở Pakistan trở thành huyền thoại.


Linh Vũ / Theo: songmoi
 
********

Top 50 món ăn đường phố ngon nhất châu Á có 3 bánh mì, phở, cà phê của Việt Nam

 

Bánh mì, phở, cà phê đá lọt top 50 món ăn ngon nhất châu Á do đài CNN bình chọn.

Đài CNN hôm 23-8 đã đưa ra danh sách 50 món ăn, đồ uống đường phố châu Á phải thử và được nhiều người yêu thích nhất. Trong đó, Việt Nam có 3 đại diện lọt top là bánh mì, phở và cà phê.

Bánh mì - Việt Nam

Theo CNN, trong lịch sử, có thể người Pháp đã giới thiệu bánh mì Pháp đến Việt Nam nhưng món bánh mì Việt Nam là sự sáng tạo độc đáo.

Cũng giống với các món ăn đặc sắc trong danh sách này, các thành phần trong bánh mì sẽ khác nhau tùy theo từng khu vực địa lý.

 

Bánh mì. Ảnh: MCLIEBE.COM

Bánh mì. Ảnh: MCLIEBE.COM

Các thành phần truyền thống trong bánh mì bao gồm thịt lợn, rau mùi, ớt, pate và tất cả được kẹp bằng vỏ bánh giòn, xốp.

Phở - Vietnam

CNN đánh giá rằng rất ít món ăn đường phố có thể cạnh tranh với món phở nổi tiếng thế giới.

Nhiều quán ăn ven đường và quán cà phê phục vụ đặc sản này. Món ăn này có nước dùng thơm, đậm đà, sợi phở dai và có chất protein từ gà hoặc bò.

 Phở Hà Nội. Ảnh: DU LỊCH VIỆT NAM

Phở Hà Nội. Ảnh: DU LỊCH VIỆT NAM

Món này thường được ăn kèm cùng với nhiều loại gia vị như rau thơm, giá đỗ, chanh, tương ớt và ớt cắt lát để thực khách có thể điều chỉnh hương vị món phở theo ý thích của mình.

Cà phê đá

Thực khách có thể tìm thấy cà phê đá ở những người bán hàng rong và quán cà phê. Món này được thưởng thức theo nhiều phong cách, để nguyên bản cà phê đen hoặc pha với sữa đặc, thêm một chút đường hoặc trộn với nước cốt dừa.

Cà phê Việt Nam. Ảnh: ASIAN INSPIRATION

Cà phê Việt Nam. Ảnh: ASIAN INSPIRATION

Đài CNN cho rằng điều thú vị là khi ngồi xuống trên chiếc ghế đẩu, kết bạn hoặc tiếp tục khám phá với món giải khát mát lạnh này trong tay.

Bên cạnh Việt Nam, nhiều món khá quen thuộc với người Việt xuất xứ từ các vùng lân cận cũng có mặt trong danh sách này.

Trà sữa - Đài Loan

Món trà này ra đời ở Đài Loan vào những năm 1980. Công thức cổ điển là nước trà lắc với những viên bột năng và có ống hút lớn để uống.

 Trà sữa Đài Loan. Ảnh: ADOBE STOCK

Trà sữa Đài Loan. Ảnh: ADOBE STOCK

Ngày nay, có nhiều hương vị được cho thêm vào như khoai, matcha, việt quất,.. và đường, đá cũng được cho thêm tùy vào thực khách.

Đây là một thức uống “hot” trên toàn thế giới của hòn đảo này.

Kimbap - Hàn Quốc

Kimbap hay còn gọi là gimbap không giống như makizushi (sushi cuộn) của Nhật.

 Kimbap. Ảnh: ADOBE STOCK

Kimbap. Ảnh: ADOBE STOCK

Những cuộn cơm trong tấm rong biển này sẽ được cắt thành những lát dễ ăn và nhân của nó có rất nhiều nguyên liệu phổ biến như trứng, dưa chuột, thanh cua, củ sen. Món này cũng thường được ăn kèm với kim chi, củ cải muối chua.

Đậu phụ thối - Đài Loan

Mùi nồng đặc trưng của đậu phụ thối là do quá trình lên men. Về cơ bản,người làm sẽ ngâm sữa đông trong nước muối, sau đó để nó lên men trong những khoảng thời gian nhất định, có khi là cả tháng.

 Đậu phụ thối. Ảnh: ADOBE STOCK

Đậu phụ thối. Ảnh: ADOBE STOCK

Những người bán có thể om, hấp, nướng hoặc chiên đậu phụ sau đó trang trí với các gia vị khác như bắp cải muối, tương ớt hoặc nước mắm tỏi.

Takoyaki - Nhật

Có rất nhiều điều để yêu thích về món bánh takoyaki nổi tiếng của Nhật như vị giòn, dai, mặn, ngọt. "Tako" có nghĩa là bạch tuộc và "yaki" có nghĩa là nướng

Để làm takoyaki, những người bán hàng đánh nhuyễn bột, đổ vào một chiếc khuôn và rải đều nhân gồm bạch tuộc thái hạt lựu, hành lá, bột tempura.

 Takoyaki. Ảnh: ADOBE STOCK

Takoyaki. Ảnh: ADOBE STOCK

Để đảm bảo chúng chín đều và tạo thành những khối hoàn hảo, người đầu bếp khéo léo lật từng chiếc một bằng xiên tre. Khi phục vụ sẽ rải sốt mayonnaise Nhật, nước sốt takoyaki, rong biển,...sẽ làm tăng hương vị.

Tteokbokki - Hàn Quốc

Tteokbokki nghĩa là "bánh gạo xào" và là một trong những món dễ ăn nhất Hàn Quốc. Phiên bản nổi tiếng của món này sẽ là tương ớt đỏ cay và bánh cá.

 Tteokbokki. Ảnh: ADOBE STOCK

Tteokbokki. Ảnh: ADOBE STOCK

Ngoài ra, bánh gạo cũng có thể được chế biến với nước sốt làm từ nước tương nhẹ hơn với pho mát hoặc nấu trong các món súp và lẩu.

 

Ngọc Lan sưu tầm

 
Xem thêm...

DRY-AGED BEEF-MÓN STEAK THƯỢNG HẠNG CỦA GIỚI SÀNH ĂN

Bò ủ khô Dry-Aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

100 thực khách chuẩn bị thưởng thức bữa tiệc đáng nhớ nhân dịp Lễ Thanksgiving 2023 năm nay chính là món Bò ủ khô Dry-Aged tại Virginia, Mỹ trong phối cảnh độc đáo.
 
 
Người ta nói rằng “Chỉ có người sành ăn, hiểu rõ về Steak mới biết thưởng thức bò mốc”. Chính vì hương vị đặc trưng độc đáo nên thịt bò khô được rất nhiều chuyên gia ẩm thực hàng đầu thế giới săn đón, thậm chí được đánh giá cao hơn cả bò Wagyu trứ danh. Bò ủ khô Dry-Aged nhận được nhiều lời khen từ giới sành ăn.
 
How to DRY AGE BEEF AT HOME Properly - 45 Day Aged Bone in Ribeye - YouTube
 
Bạn có từng thử qua “thịt bò mốc” hay nói cách khác là “bò ủ khô” chưa? Đây là một loại thực phẩm có cái tên còn khá lạ lẫm với nhiều người. Nhưng với những người đam mê món Steak thì bò ủ khô lại rất được ưa chuộng.
 
How long should you dry age a steak? 7 RIBEYES go head to head - YouTube

Được biết đến với tên gọi rất đặc biệt “bò ủ khô”, “thịt bò mốc”, hay còn gọi là Dry-Aged Beef, loại thịt này có một đặc điểm là được ủ khô trong tủ chuyên dụng với thời gian trên 14 ngày. Các phần thịt có thể dùng để ủ khô thường là phần thăn lưng, thăn ngoại, thịt T-Bone hay sườn thăn lưng,….Đây đều là những phần thịt chuyên dùng cho món Steak.

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

“Thịt bò mốc” hay “bò ủ khô”? món ẩm thực được khá nhiều thương gia tại Mỹ, Úc, Anh ưa chuộng.

Để có được miếng thịt tươi ngon, những chú bò được nuôi bằng ngũ cốc khoảng 100 ngày trước khi mổ. Đây là cách giữ vị tươi ngon cho từng miếng thịt. Trước khi đem vào ủ khô, thịt sẽ được pha lọc và diệt trùng. Thời gian thịt cũng quyết định độ ngon của món ăn. Thịt để càng lâu thì giá trị càng cao. Có không ít nơi treo thịt đến tận 70 ngày, thay vì ủ tầm 14-28 ngày thường thấy là có thể đem sơ chế.

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

Sau khi pha lọc và tiệt trùng, từng tảng thịt sẽ được treo ngược lên và cất giữ trong phòng lạnh với hệ thống thông gió liên tục với nhiệt độ 1 độ C, độ ẩm 80% và sức gió khoảng 0,5-2,5m/giây.

Trong quá trình ủ, các enzyme tự nhiên hoạt động và những miếng thịt sẽ mềm dần từ ngày thứ 14. Cho đến ngày 28 thì bạn sẽ thấy bên ngoài miếng thịt có lớp mốc trắng được tạo nên. Chính lớp này sẽ bảo vệ miếng thịt, tránh được tác động từ bên ngoài. Cũng nhờ đấy mà mùi vị của thịt sẽ ngon hơn. Đấy là lý do chúng đắt tiền hơn so với thịt bò tươi.

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

Về vấn đề nấm mốc gây hại thì bếp trường Swift and Sons ở Chicago – Chris Pandel nhận định, nấm mốc xuất hiện giống với nấm mốc trên pho mát Cheddar và là loại nấm mốc có lợi.

 Thịt bò ủ khô trong thời gian thế nào là hoàn hảo nhất? 

Thịt bò sẽ được để trong phòng từ 14 đến 28 ngày, cũng có khi thịt được ủ đến tận 120 ngày. Lúc này, phía ngoài của miếng thịt bắt đầu khô nhưng bên trong thịt vẫn mềm mọng nước và có mùi vị đậm đà.

Từ ngày thứ 14, enzyme tự nhiên bắt đầu làm mềm những thớ thịt. Ngày 28, một lớp “mốc” trắng bảo vệ miếng thịt khỏi tác động bên ngoài và giữ hương vị bên trong của những miếng Steak đắt tiền nhất. Thời gian ủ càng lâu thì giá trị miếng thịt càng cao.

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

Với các chuyên gia ẩm thực hàng đầu thì thời gian lý tưởng để ủ thịt là 30 – 35 ngày. Thời gian ủ lâu hơn từ 60 – 90 ngày hương vị sẽ đặc biệt và thơm hơn.

  • 7 Ngày: Collagen mới bắt đầu bị phá vỡ. Đây là do các enzyme trong thịt bò phá vỡ các mô liên kết, nên miếng thịt bò sẽ mềm hơn.
  • 21 Ngày: Thịt mất đi 10% trọng lượng của nó trong 3 tuần đầu thông qua sự bốc hơi và màu bắt đầu sậm.
  • 30 Ngày: Lúc này thịt đã bắt đầu rất mềm và có mùi thơm đặc trưng của thịt hong khô. Thời điểm này, thịt đã mất đi 15% trọng lượng của nó.
  • 45 Ngày: Nấm mốc bắt đầu xuất hiện trên bề mặt thịt. Đừng vội hoản loạn, đây là một hiện tượng tự nhiên khi thịt bò được giữ trong môi trường ẩm và lạnh. Nấm mốc sẽ tạo thành một lớp giòn bên ngoài, có tác dụng bổ sung các enzyme làm mềm và tăng hương vị thịt. Phần nấm này sẽ được cắt bỏ trước khi nấu thịt.
  • 90 Ngày: Các vệt trắng nấm mốc và lớp muối phát triển lên toàn bề mặt thịt giữ nhiệm vụ bảo vệ. Lớp vỏ này sẽ được cạo sạch trước khi bán.
  • 120 Ngày: Thịt đã mất đi 35% trọng lượng ban đầu. Vị và hương thơm của miếng thịt lúc này phải nói là cực kì đậm đà và mềm.

 Hương vị bò ủ khô Dry-Aged tuyệt như thế nào? 

Khi thưởng thức món Steak bò ủ khô, bạn chỉ cần cắn miếng đầu tiên, vị ngọt sẽ tràn đầy khoang miệng. Cảm giác miếng bò thật mềm mại, ăn hoài không ngán. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp “thịt bò mốc”với tiêu và rắc một ít muối lên trên, thì hương vị sẽ trọn vẹn nhất. Kết thúc quá trình nấu ăn với một ít bơ để phần thịt thơm ngon và không bị khô

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

Là một người sành ăn, sao bạn không thử món “bò lên tuổi” này để thỏa mãn sở thích thưởng thức món ngon của mình và biết thêm về một sản phẩm hảo hạng được nhiều thực khách trên toàn thế giới săn đón.

flannery beef dry aged ribeye steak

 Tại sao Dry-Aged Beef lại được săn đón trên toàn thế giới? 

Người ta nói rằng “Chỉ có người sành ăn, hiểu rõ về Steak mới biết thưởng thức bò mốc”. Chính vì hương vị đặc trưng độc đáo nên thịt bò khô được rất nhiều chuyên gia ẩm thực hàng đầu thế giới săn đón, thậm chí được đánh giá cao hơn cả bò Wagyu trứ danh.

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu
45-day dry aged rib eye steak

Bò ù khô Dry-Aged đòi hỏi quá trình chế biến kì công nên thường có giá thành khá cao.

Với thời gian ủ khô lâu ngày, hương vị của “bò mốc” là cực kì hảo hạng mà không có loại thịt bò tươi nào có thể sánh bằng. Mùi vị của bò ủ khô là sự kết hợp của các phần thịt tuyệt hảo cùng với mùi thơm của các loại hạt rang, bắp rang.

 Các món ăn của thịt bò ủ khô? 

Thịt bò ủ khô Dry-Aged Beef có thể dùng cho các món nướng, bỏ lò, áp chảo… Tuy nhiên, nếu như muốn ăn bò ủ khô ngon thì bạn nên chế biến chúng thành món Beefsteak, như vậy mới thể hiện trọn vẹn tinh hoa của món ăn này. Bởi các món Steak sẽ không dùng quá nhiều gia vị, khi chế biến chỉ cần ít tiêu, muối và bơ, thì món ăn đã đủ đậm đà. Để có món Steak chuẩn bị nhất, miếng thịt nên được áp chảo từ 1 đến 1.5 phút mỗi mặt. Sau khi áp chảo khoảng 3 phút cho 2 mặt thịt thì gắp ra đĩa và để thịt nghỉ trong khoảng 5 phút là có thể thưởng thức.

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

Steak bò ủ khô – nét ẩm thực tuyệt hảo mà bạn nên thử

Miếng thịt sau khi ủ khô mất đi khoảng 15% trọng lượng. Để có được một miếng thịt bò ủ khô hoàn chỉnh, các đầu bếp chuyên gia phải cắt gọt các phần vỏ bên ngoài miếng thịt. Một miếng Steak bò ủ khô có giá gấp đôi thịt bò tươi.

bò ủ khô, thịt bò mốc, bò phơi gió, dry-aged beef, thịt bò lên men, bò ủ khô dry-aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu
 
Ngoài ra, bạn có thể nấu các món như bò nướng hay bò bỏ lò, cũng rất ngon. Cách tốt nhất để có được món ngon từ thịt bò ủ khô vừa mềm lại ngọt thì bạn chỉ cần nấu đến độ chính medium là thích hợp nhất.
 
Green Grass Cattle Co Dry-Aged Black Angus Beef — Green Grass Mercantile

Harold McGee, nhà nghiên cứu thực phẩm và tác giả cuốn Bí quyết nấu ăn ngon, cho biết: “Cơ thịt động vật có vú trưởng thành bao gồm khoảng 75% nước. Nếu bay hơi mất một vài phần trăm thì những gì còn lại sẽ đậm đặc hơn, do đó hương vị sẽ đậm đặc hơn”. 

Swift & Sons steakhouse
 

 
  Sưu tầm by Nguyễn Ngọc Quang  
 
Dry Age Room - Picture of Gallaghers Steakhouse, New York City - Tripadvisor
 
Xem thêm...

Có bao nhiêu loại Phở Việt Nam

Có bao nhiêu loại Phở Việt Nam

 BM

Nguồn gốc phở: Phở Việt Nam (được được cho là) bị ảnh hưởng của Pháp.

 

Định nghĩa của Phở  rất đơn giản: một món súp nổi tiếng của Việt Nam được làm từ bún gạo và thịt, chang “nước dùng” (?) (nước phở) thơm và ăn kèm với các loại rau.

 

Có lẽ phở xuất hiện trong giai đoạn 1900 -1907. Nếu bạn tìm kiếm trên Internet, bạn sẽ thấy có hai lý thuyết về nguồn gốc tô Phở là như một món ăn vay mượn. Một nhóm người nói rằng Phở lấy cảm hứng từ món hầm pot-au-feu của Pháp.

 

Một nhóm khác cho rằng  Phở là ký kiển từ một món mì Trung cộng (chính xác là tiếng Quảng Đông) được gọi là "ngưu nhục phấn" trong tiếng Việt, hoặc 牛肉粉 trong tiếng Quan Thoại. Tuy nhiên, cả hai món ăn nói trên đều khác biệt nhiểu so với Phở, khiến mối liên hệ của phở và hai món ăn vừa kể  rất khó mà tin được.

 

Trên thực tế, nhiều nguồn tin khác, bao gồm các tờ báo uy tín và các nhà phê bình ẩm thực, phỏng đoán rằng Phở có nguồn gốc từ "xáo trâu", một thuật ngữ lỗi thời gọi bất kỳ món mì Việt Nam nào có nước dùng (nước lèo).

 

Phở qua các thời đại

 

BM

Ban đầu, phở bò là loại phở duy nhất, sau đó một thời gia phở gà mới ra đời. Món mì này là một đặc sản độc quyền của miền Bắc Việt Nam trong vài thập kỷ đầu tiên. Nam Định, một tỉnh ven biển ở miền Bắc, được coi là nơi sinh của món Phở.

 

Trong thời kỳ 1954 - 1956, khoảng một triệu người tị nạn miền Bắc Việt Nam đã di chuyển vào miền Nam. Họ mang theo phở và dần dần phở trở thành một món ăn phổ biến ở miền Nam.

 

Khi nhiều người Việt Nam rời khỏi đất nước sau 1975, món phở này là tài sản ẩm thực quý giá được những người tị nạn mang theo. Lần này, phở lan sang nhiều nước phương Tây và lần hồi nó đã chiếm được một chỗ đứng vững chắc.

 

BM

Bên cạnh “phiên bản” truyền thống như một món phở làm từ nước phở, Phở còn có sẵn dưới các hình thức khác. Trên thực tế, bất kỳ món ăn nào được làm từ “phở dày” đều có thể được gọi là Phở Việt Nam; Nó không nhất thiết phải là một món phở. Do đó, đừng ngạc nhiên bởi những thứ mới (phát minh) như Phở xào hoặc Phở cuộn.

 

Nhiều đầu bếp quốc tế đã sáng tạo Phở, với kết quả khác nhau. Một số ví dụ là bánh mì kẹp thịt Phở, pizza Phở và Phorito (Phở burritos). Nhiều người ở Việt Nam cảm thấy khó chịu khi nhìn những món phở vừa kể.

 

Một số đổi mới khác được dễ chấp nhận hơn ví dụ như là Phở ăn liền, hoặc Phở làm từ gạo lứt, thay vì gạo trắng, đó cũng là một biến đổi tốt đẹp.

 

BM

Vào năm 2012, một đầu bếp nổi tiếng của Hà Nội tên là Phạm Tiến Tiệp đã tạo ra Phở cocktail, một thức uống tuyệt vời của rượu gin, Cointreau và các loại gia vị Phở truyền thống. Hỗn hợp cồn được đốt lửa để rang các loại gia vị, bắt chước cách nấu Phở. Đồ uống đã rất được  phổ biến cho đến ngày nay. (không hiểu, cũng như chưa nghe nói tới)

 

Sự khác biệt giữa phở miền Bắc và miền Nam

 

BM

Phở bắt đầu như một món ngon miền Bắc trước khi di chuyển về miền Nam, sau khi thay đổi đáng kể để thích nghi với khẩu vị địa phương. Bên ngoài Việt Nam, “phiên bản” phở miền Nam được phổ biến hơn phở miền Bắc.

Dưới đây là bản so sánh giữa phở của hai miền:

 

Nước Phở

 

BMSự khác biệt vùng miền trong ẩm thực Việt Nam có thể được tóm tắt như thế này: Đồ ăn miền Bắc thường mặn, trong khi đồ ăn miền Nam thì ngọt. Nguyên tắc đó cũng áp dụng cho nước dùng (nước phở). Bạn sẽ thấy Phở Sài Gòn ngọt ngào hơn nhiều so với phở Hà Nội.

 

Một sự chênh lệch đáng kể khác nằm ở cách nấu nước phở. Chuẩn bị nước phở phở Bắc cổ điển rất tốn thời gian vì bạn phải ninh xương bò trong nước hàng nhiều giờ, trong thời gian đó bạn phải hớt bọt liên tục. Sự ngon ngọt của nước phở hoàn toàn đến từ xương.

 

Ngược lại, rất ít đầu bếp miền Nam có thể kiên nhẫn như vậy, vì vậy họ nấu nước phở trong thời gian ngắn hơn. Để bù đắp cho hương vị, họ thêm các loại protein khác, chẳng hạn như mực khô cắt nhỏ hoặc sá sùng (= dried peanut worms).

 

Kết quả là, nước phở phở cho “phiên bản” miền Bắc rất trong và êm dịu trong hương vị, trong khi nước phở miền Nam mờ đục hơn và đầy hương vị đậm đà.

 

Các loại rau quả dùng ăn với phở

 

BM

Khi nói đến rau dùng ăn với Phở, sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam không rất rõ ràng:

 

Phở miền Nam rất “hào phóng” về rau: bạn có thể thưởng thức  giá đỗ, hành lá, húng quế và rau mùi. Thật tai hại khi pha loãng một tô phở miền Bắc đầy hương vị với quá nhiều rau.
Bạn nên thưởng thức sự phong phú sôi sục của nước phở mà không bị phân tâm bởi rau xanh. Người dân Miền Bắc chỉ thêm một ít hành lá và một vài giọt nước cốt chanh vào Phở.

 

Phở và gia vị

 

BM

Trong khi sợi phở phẳng và rộng là một đặc trưng của phở miền Bắc, “phiên bản” miền Nam ưa chuộng sợi bánh phở có chiều rộng nhỏ hơn nhiều.

Về gia vị, cả hai “phiên bản” đều có một điểm chung: nước chấm là nước mắm, vắt ít nước chanh và ớt, cộng thêm với một ít tương ớt.

Nhưng ở đây có một sự khác biệt khác: Người ăn miền Bắc thưởng thức Phở với tỏi lên men, trong khi anh em miền Nam của họ thêm nước sốt hoisin ngọt (hoisin sauce).

 

Hai “phiên bản” có một bổ sung cuối cùng để phân biệt: món ăn phụ. Đó là Giò cháo quẩy (bột chiên Trung cộng) cho miền Bắc và Nước béo (nước phở béo do ninh xương) cho miền Nam. Nhưng thực bụng mà nói, thưởng thức phở Bắc với nước phở béo ngậy cũng rất tuyệt vời.

 

18 Món phở khác nhau

 

BM

Là con đầu lòng của đại gia đình Phở, phở bò có lẽ là “phiên bản” phổ biến nhất cả trong và ngoài Việt Nam. Nó có nhiều miếng thịt bò khác nhau, thí dụ  nạm bò (ức bò có nhiều gân hơn mỡ) và nạm gầu (ức bò có nhiều mỡ), là những loại phổ biến nhất.

 

Có rất nhiều lựa chọn: gân, sườn ngắn, đuôi bò, chân bò, hoặc bò tripe (sách bò). Ba loại cuối cùng này nổi tiếng. Phở với thịt bò viên là một lựa chọn tuyệt vời khác.

 

Độ chín của thịt cũng là sự đa dạng của phở bò. Bạn có thể yêu cầu thịt bò tái hoặc tái chín. Loại thứ hai được phổ biến hơn.

 

Thịt Phở thường được luộc hoặc nấu trong nước phở. Nếu bạn chọn thịt bò tái, hoặc xào nhẹ trước khi thêm vào súp, đó sẽ là các “phiên bản” tái băm và tái lăn.

 

Ph c bò là món ăđường ph ngon  Saigon

 

Vào những năm 1930, thịt bò không có sẵn vào một số ngày nhất định trong tuần ở Hà Nội, do đó những người nghiện phở phải nghĩ ra một cái gì đó để thế vào. Phở gà ra đời. Mặc dù nó ít đậm đà và ít hương vị hơn thịt bò. Nhưng nhờ các loại gia vị Phở thơm, hương vị nhạt nhẽo của thịt gà được nâng lên thành một món ăn hấp dẫn.

 

Hai “phiên bản” phở gà được yêu thích nhất là đùi gà và ức gà. Tuy nhiên, cũng có  món phở với lòng gà hoặc phổ trứng gà non. Nhiều người Việt Nam yêu thích phở gà chỉ vì những quả trứng này!

 

Thịt gà trong phở thường gồm những lát gà mỏng có thêm phần da. Bạn cũng có thể kêu món Phở gà không da.

 

“Phiên bản” Phở này có ở miền Nam Việt Nam. Nó có một vài điểm tương đồng với Hủ tiếu. Cả hai là dùng thịt heo, khác hủ tiếu là Phờ nấu với nhiều gia vị thơm hơn và thời gian nấu lâu hơn.

 

Người dân địa phương chuẩn bị phở thịt heo giống như cách họ làm với phở bò. Họ chỉ thay thế xương bò và thịt bằng thịt heo. Sự thay đổi đó dẫn đến nước phở có vị nhẹ hơn nhưng đặc hơn một chút so với phở bò.

 

Điều thú vị là mặc dù đây là một “phiên bản” phi truyền thống, nước phở thịt heo có thể làm cho món phở này trở nên Việt Nam hơn. Xét cho cùng, nước phở thịt bò có liên quan chặt chẽ hơn với ẩm thực phương Tây, trong khi thịt heo là một thành phần thiết yếu trong nhiều món ăn châu Á. (chưa nghe chưa thấy bao giờ, không biết tác giả có bịa thêm không)

BMCác nhân viên sẽ mang cho bạn một bát đá lớn chứa đầy nước phở đang sôi, với bánh phở, thịt sống, rau xanh và gia vị, nước chấm để bên cạnh. Bạn chỉ trụng thịt trong nước phở đến mức độ bạn thích, sau đó thêm mì và rau thơm. 

 

Kết hợp giữa ẩm thực phương Tây và Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên (có lẽ) vào những năm 1930 – 1940, loại Phở này phổ biến ở miền Bắc.

 

BMĐể hiểu rõ hơn về hương vị của nó, hãy nghĩ đến bourguignon thịt bò được làm bằng rượu vang đỏ và gia vị rau thơm Việt Nam. Thịt bò ướp được om trong nước phở thịt bò hàng giờ cho đến khi mềm và mọng nước.

 

Phở bò kho  là “phiên bản” miền Nam của nó. Cả hai có nhiều điểm chung, nhưng “phiên bản” miền Nam không cần rượu vang đỏ hay nước phở thịt bò, gia vị của nó cũng nhẹ hơn Phở với thịt bò om rượu vang đỏ.’

 

BMNgoài ra, hai loại phở này đi kèm với các món ăn phụ: bột chiên cho miền Bắc và bánh mì baguette kiểu Việt Nam cho miền Nam.

 

BMKhi đi du lịch đến Tây Nguyên nhớ ăn thử Phở khô, nó xuất hiện ở tỉnh Gia Lai từ cuối những năm 1950.

 

Món ăn này là mt nhánh ca H tiếu Nam Vang (ph trong lòng heo và tôm)

 

Phở khô còn được gọi là "Phở hai bát" vì khách hàng được mang ra hai cái bát. Một loại chứa mì, thịt gà xé nhỏ (hoặc lòng gà), nước phở béo trộn thịt heo băm nhỏ, chén kia đựng nước phở trong đó, với một ít thịt bò viên.

 

BMPhở thuần chay nấu từ các loại rau không có công thức cố định cho nước phở; Miễn là bạn đã có hỗn hợp gia vị Phở thông thường.

 

Ở Việt Nam, hầu hết mọi người nấu ăn với cà rốt, hành tây, củ cải trắng và jicama. Chayote và ngô tươi để làm cho nước phở thơm ngon hơn. Để thay thế cho thịt, người ta dùng nấm rơm xào, da đậu phụ (tofu skin) và thịt giả

 

BM

Ngôi sao của món ăn này là món vịt quay nổi tiếng từ Lạng Sơn. Mỗi nhà hàng đều có công thức riêng để làm nó, nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ rất hài lòng với thịt vịt ngon ngọt, với gia vị cùng lớp da giòn, màu mật ong.

 

Mặc dù nước phở cho phở vịt quay được làm từ xương heo và gia vị nhưng một thành phần làm cho nó nổi bật là nước ép từ vịt quay. Kết quả là, nước phở có hương vị riêng mà bạn không thể tìm thấy trong các món ăn khác. 

 

Chỉ có ở miền Nam, ở vùng lân cận thành phố Saigon. Đó là một sáng tạo của người Hoa người Việt Nam gốc Hoa.

 

BM

 

Nhà hàng nổi tiếng nhất có món ăn này, nằm trên đường Cao Văn Lâu (quận 6), bắt đầu bán cách đây hơn 40 năm, vì vậy có thể cho rằng phở sate ra mắt vào những năm 1960 - 1970.

 

Nhìn chung, phở sate sử dụng phương pháp nấu ăn tương tự như phở bò truyền thống. Nhưng điều làm cho nó khác biệt là việc thêm gia vị sate và nước sốt đậu phộng vào nước phở. Điều đó dẫn đến một bát Phở hơi cay và béo, mà bạn sẽ không thể quên.

 

Các đầu bếp ở tỉnh Quảng Nam đã làm phở khoai mì vào những năm 1960, nhưng món ăn này nổi tiếng rộng rãi 40 năm sau đó. Khác với bún phở thông thường, phở khoai mì có hình dạng tròn, giống như lưới.

 

Để nấu chúng, bạn chỉ cần ngâm bánh phở (bột khoai mì) trong nước lạnh trong vài phút, sau đó thêm nước phở cộng với các món khác và thưởng thức. Phở bột sắn không đi với các nguyên liệu Phở thông thường, người dân địa phương thưởng thức nó với cá lóc nướng (hoặc lươn), hoa chuối và nước chấm chua ngọt. Giá của nó cũng thấp hơn so với các loại Phở khác, đó là món ăn đầy đặn nhưng giá cả phải chăng.

 

BMThay vì thịt bò hay thịt gà, Phở này đi kèm với gan heo tươi được tẩm ướp cẩn thận và áp chảo. Nước ép cũng được thêm vào nước phở thịt bò, truyền đạt hương vị đậm đà và béo ngậy khó quên cho Phở.

 

Khác với phở bò Bắc cổ điển, phở với gan nướng đòi hỏi rất nhiều giá đỗ. Một số loại thảo rau thơm và một vài giọt giấm hoặc tương ớt là những thứ cần thiết để ăn kèm.

Một số nhà cung cấp có thể thêm nhiều loại lòng heo để tăng hương vị. (Nói phở gan heo bổ dưỡng thì “eo ơi ông địa”, không đâu, gan heo gan gà, gan bò... đều chứa nhiều chất ăn vào không tốt đâu)

 

BMPhở xào gồm có thịt bò (tốt nhất là bít tết sườn hoặc thăn) cắt thành lát mỏng, sau đó ướp thịt trước khi xào với các loại rau thơm khác nhau. Khi thịt bò gần chín, thêm bánh phở, khuấy nhanh mọi thứ.

 

BMĐầu những năm 2000, một người bán phở ở trung tâm thành phố Hà Nội tình cờ hết nước phở nên phải làm một món ăn ngẫu hứng: đó là phở cuốn, dùng bánh phở miếng vuông chưa cắt cuốn với thịt bò nấu chín và rau thơm, cộng với nước chấm. Hà Nội vẫn là thành nơi dễ  tìm Phở cuộn ngon miệng. Một vài loại rau ăn kèm là những miếng bí ngô màu cam, rau diếp xanh hoặc củ cải đường tím. Phở cuốn phải ăn với nước mắm đậm đà, như các loại bánh cuốn kiểu Việt khác.

 

Phở chiên chỉ phổ biến ở Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, nhiều người ở các khu vực khác của Việt Nam chưa bao giờ nghe nói về nó.

Nhiều người tin rằng Phở chiên giòn được tạo ra vào những năm 1990. Chỉ có bún phở miền Bắc dẹt và rộng mới thích hợp để làm món ăn này.

 

BMNhững chiếc Phở giòn, giòn tan ăn kèm với thịt bò và rau xào. Thêm một bát nhỏ nước chấm pha với nước chanh. Phở cuộn và Phở chiên giòn là bộ đôi nổi tiếng của ẩm thực đường phố Hà Nội.

 

Phở trộn là món ngon từ Hà Nội. Trông giống như phở gà không có nước phở, nó xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1990. Món phở trộn chỉ bao gồm gà hấp vàng, bánh phở, hẹ chiên, lạc rang và nước sốt chua ngọt, ăn với rau xà lách.

 

BM

Phở chua là phát xuất từ Lạng Sơn, nhưng các tỉnh lân cận như Cao Bằng và Hà Giang cũng bán phở chua. Nó giống như một món salad mì hơn là một món súp.

 

Một số người nói rằng đó là một biến cách của Phở kiểu Hà Nội, trong khi những người khác suy đoán rằng nó có nguồn gốc từ Trung cộng.

 

Phở chua có nước sốt chua ngọt trộn với nhiều loại gia vị kỳ lạ và một số có nguồn gốc tinh bột, như khoai môn và khoai lang.

 

BM
Bánh Phở chua đặc và chắc hơn bánh phở bình thường. Phở chua ăn với xá xíu (thịt nướng BBQ kiểu Hoa), gan heo chiên, da heo, hay vịt quay Lạng Sơn.

 

Phở thường được coi là một món ăn nhanh tuyệt vời của Việt Nam, nên nhiều người đã cố gắng kết hợp nó với bánh mì kẹp thịt, theo kiểu thức ăn nhanh phương Tây.

 

BM

 

 

 

Rachel Michaels - BM

 

Ngọc Lan sưu tầm

***