Gia chánh

Gia chánh (111)

KHÁM PHÁ ĐẶC SẢN MÓN NGON VĨNH LONG

KHÁM PHÁ ĐẶC SẢN MÓN NGON VĨNH LONG

  ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

Top 20 Quán ăn ngon Vĩnh Long giá bình dân đậm đà hương vị miền tây 

Nếu bạn có cơ hội đặt chân đến vùng sông nước miền Tây, nhất là tỉnh Vĩnh Long, hãy thử thưởng thức vài món trong danh sách các đặc sản của vùng này nhé! Đảm bảo bạn sẽ nhớ mãi vị ngon của các món dân dã nơi đây.

1. Ve sầu


Ve sầu chiên giòn lạ miệng. Ảnh: VnExpress.

Đến những vườn du lịch sinh thái ở Vĩnh Long mùa này, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ve sầu rồi giăng võng nằm giữa vườn cây mát rượi, nghe ve sầu hát nỉ non trầm bổng. Đây cũng chính là “chiêu” độc của nhiều nhà vườn Vĩnh Long trong việc thu hút khách đến từ thành phố.

Theo Đông y, dùng xác ve sầu chữa sốt, kinh giật, kinh phong ở trẻ em, chân tay co quắp, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa... Gần đây, ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất được ưa chuộng ở Vĩnh Long.

Ve sầu nhặt đến đâu được quăng ngay vào chậu nước muối hoặc nước mắm pha loãng để chúng không mọc cánh thoát xác được, bà con nông dân nói vui là cho “ve sầu tắm biển”. Rồi được đem chế biến nhiều kiểu thứ như chiên bột, xào hành, nấu cháo và ngon nhất là chiên giòn. Thịt ve sầu non thơm hơn dế, cào cào; ít ngậy hơn con đuông. Ve sầu chiên giòn vừa mềm, có vị bùi, thơm lựng vừa giòn tan trong miệng.

2. Khoai lang mắm sống

Gỏi khoai lang mắm sống. Ảnh: toibay.

Bình thường, người ta chỉ ăn khoai lang luộc nhưng người dân miền Nam lại sáng tạo ra món khoai luộc chấm với mắm sống. Các nguyên liệu làm món dễ kiếm, đơn giản và gần gũi. Chỉ cần khoai lang hấp hoặc luộc chín để nguội, xắt miếng nhỏ, dừa khô nạo cơm, thêm muối mè, đậu phộng, rau sống, rau thơm rửa sạch. Khoai lang mắm sống khi xưa là món nhà nghèo nhưng giờ lại thành đặc sản của vùng đất này.

Khi ăn, dùng lá cách cuốn từng miếng khoai lang, dừa nạo, rau thơm và chấm cùng mắm. Món dân dã này đặc biệt. Hương vị bùi bùi, bở bở, ngọt thơm của khoai, và rau, vị béo dừa quyện với vị mắm mặn mang mùi đặc trưng khiến người ăn ăn hoài vẫn muốn thêm. Ăn khoai lang mắm sống sẽ thấy đâu đó hương của nước, của đồng ruộng và của những tháng ngày lam lũ nhưng an hòa với thiên nhiên của người dân nơi đây.

3. Cá tai tượng

Cá tai tượng chiên xù góp mặt trong bàn nhậu của dân Vĩnh Long. Ảnh: Mytour

Cá tai tượng chiên xù nguyên con là món ăn người dân Vĩnh Long nào cũng biết. Cá tai tượng vừa từ chảo dầu vàng ruộm dọn ra cùng bánh tráng, bún tươi, rau sống và chén nước chấm chua ngọt khiến chỉ nhìn thôi cũng có thể chảy nước miếng.

Cá tai tượng thịt dai, thơm, rất lý tưởng cho món cuốn bánh tráng. Bóc tách lấy thịt cá, cho vào lát bánh tráng, xếp thêm rau thơm, bún, rau sống và cuộn thành từng cuộn rồi chấm vào chén nước chấm ngon giữa miệt vườn cây trái là cảm giác tuyệt vời nhất du khách có thể tưởng tượng trong chuyến du hí của mình.

Cái ngon ngọt của thịt loài cá to bẹt thỉnh thoảng còn da giòn kết hợp với rau các loại, bún tươi và nước chấm chanh tỏi ớt thơm đậm thật hoàn hảo. Món ăn này vừa bùi béo, vừa thanh lại khó ngán. Không phải tự nhiên bao nhiêu chuyến du lịch đến đây, thực khách đều được giới thiệu cá tai tượng như món đầu bảng danh sách dễ ăn, ăn ngon và phù hợp với nhiều người.

4. Cá cháy

Các món từ cá cháy không thể thiếu trong danh sách đặc sản Vĩnh Long. Ảnh: dacsanmientay.

Cá cháy sông Hậu là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ tại xã Tích Thiện, vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy thịt rất ngon và có trứng bổ, béo hiếm thấy. Do vậy, người dân rất chịu khó chế biến cá cháy thành nhiều món dù nhỏ nhín, nhiều xương. Cá cháy mỗi lần ăn đều phải kiên nhẫn chọn lọc xương nhưng người ăn sẽ không phải thất vọng khi thưởng thức.

Cháo cá cháy thơm ngọt lắm. Múc một chén nhỏ, ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn thấy lòng thênh thang hơn, bụng dạ ấm áp hơn. Nếu có thời gian thì làm gỏi cá cháy. Tuy vất vả cho người làm nhưng chất lượng thì không chê được.

Đơn giản hơn là kho cá cháy. Cứ cho vào niêu, tẩm gia vị rồi để cho đến khi xương cá mềm nhừ là được. Cá cháy kho ăn với cơm nóng thì nồi có lớn bao nhiêu cũng hết. Hoặc cũng có thể nấu canh chua cá cháy với các loại rau như bạc hà, đậu bắp, giá, bông điên điển hay rim cá với lớp mía ở đáy nồi. Món nào cũng hấp dẫn, món nào cũng ngon, món nào cũng đưa cơm vì lạ miệng.

5. Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ

Những chiếc bánh tráng nem dẻo, dai của cù lao Lục Sĩ Thành, cù lao Mây. Ảnh: Bepnhata.

Ngoài cam xoàn, còn có bánh tráng nem ở cù lao Lục Sĩ Thành, cù lao Mây khách hay mua mang về làm quà. Sản xuất bánh tráng nem trước kia người ta chỉ dùng gạo lúa mùa, hiện nay được thay thế bằng loại gạo chất lượng cao.

Bánh tráng ở đây gồm nhiều loại khác nhau như: bánh tráng nem, bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng. Bánh được làm bằng tay với 100% bột gạo và không sử dụng hóa chất, bánh có hương vị đặc trưng khi ăn mềm dẻo, vị mặn vừa, gói với tôm, thịt, rau, bún, chấm nước mắm me hay tương xay ăn rất hấp dẫn, làm nên nét độc đáo của ẩm thực đồng bằng.

6. Thanh trà dầm nước đá

Có nhiều cách thưởng thức hương vị của thanh trà: ăn chín, làm mứt và làm gia vị trong việc chế biến các món ăn (nấu canh chua, kho).

Cách thông thường mà các bà chị và lứa tuổi teen ưa chuộng là trái thanh trà chín chấm muối ớt. Cầm trái thanh trà chín trong lòng bàn tay lột vỏ chấm vào chén muối ớt. Vị chua, ngọt, thơm của thanh trà; vị mặn, cay của muối ớt và những cái “hít hà” vì cay nồng lên tận mũi, thật thú vị!


Riêng những người lớn tuổi, thư thả hơn khi về nhà, có cách thưởng thức như: thanh trà chín cho vào rổ rửa sạch. Dùng dao bén gọt bỏ vỏ, cho vào ly (khoảng 2 trái) cùng vài muỗng đường cát, một tí muối bọt (cho có hương vị đậm đà). Lấy muỗng cà phê dầm cho cơm thanh trà nhừ ra với đường. Cho thêm tí nước vào khuấy hòa tan. Cuối cùng, bỏ vài viên đá vào là ta có được món thanh trà dầm đá giải nhiệt tuyệt hảo!


Cũng còn có cách chế biến khác nữa là làm mứt tuy hơi nhọc công một chút. Chọn mua vài ký thanh trà chua, chín (nhớ lựa những trái cứng thịt, màu sáng, không giập) về nhà rửa sạch, gọt vỏ, xắt thành từng miếng như miếng xoài, bỏ hạt. Cho cơm thanh trà vào thau cùng với đường cát trắng theo tỉ lệ: 1 ký cơm thanh trà + 1/2 kg đường cát trắng trộn đều hòa tan. Cuối cùng cho hỗn hợp vào nồi và đặt lên bếp với ngọn lửa liu riu cho đến khi đường cô lại sền sệt, nhắc xuống để nguội cho vào keo ăn dần. Muốn để lâu cho vào ngăn lạnh.

7. Thanh trà kho cá rô đồng


Ngoài những món ăn từ trái thanh trà chín, theo anh Tiếp (chủ cơ sở Thanh trà ngọt Bảy Tiếp), trái thanh trà sống (chín hườm) cũng là thứ gia vị tuyệt hảo dùng để nấu canh chua (cá lóc, cá ngát, tép…), kho cá (cá rô, cá bông lau…) ngon hơn canh chua me hay cơm mẻ nữa! Mùi vị chua chua, ngọt thanh của trái thanh trà rất đặc trưng quyến rũ không lẫn vào đâu được.

Còn gì thú vị cho bằng trong những ngày hè nóng bức được thưởng thức bữa cơm với tô canh chua cá lóc hoặc đĩa cá rô kho thanh trà chua ngon và đầy hấp dẫn! Sau khi ăn xong, lấy món mứt thanh trà ra dùng như một món tráng miệng với nước trà thật tuyệt vời...

8. Cá út nấu canh chua

Cá út ngon nhất là nấu với rau muống mọc ở chân ruộng, bờ đê; loại rau này tự sinh, không phân, không thuốc, ăn rất mát. Đối với người dân quê “sành” ăn rau ruộng, người ta sẽ chọn rau muống đỏ, sợi mềm mượt, non tơ, tươi xanh.


Món canh chua rau muống là món ăn chính trong bữa ăn của chúng tôi nên được má trịnh trọng đặt ở giữa bàn. Rồi má cẩn thận đâm dĩa muối ớt xanh dùng để chấm cá. Chúng tôi chờ có vậy, bới cơm vào chén, chan canh rồi húp soàn soạt, ngon lành. Thịt cá út vừa mềm vừa béo chấm với muối ớt xanh cay xé lưỡi còn gì thú vị cho bằng.


Món cá út dù dễ chế biến nhưng đòi hỏi tay nghề và bí quyết làm sao để món canh chua trở thành khoái khẩu. Không hiểu sao, dù đã hơn 10 năm qua đi, tôi vẫn nhớ như in mùi vị ngọt lành thẩm thấu trong từng miếng cá, nhớ mãi sợi rau muống ruộng đỏ tươi, xanh tốt, nõn nà...do má nấu.

9. Bưởi Năm Roi

Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng với giống bưởi Năm Roi ít hạt, múi đều và vị ngọt thanh. Đây là món quà thông dụng, du khách thường mua về khi ghé đất Vĩnh Long. Từng múi bưởi căng tròn, mọng nước chấm trong chén muối Tây Ninh đậm vị tôm là món tráng miệng, ăn vặt hấp dẫn.


Theo: meoitaisao
 
Ngọc Lan sưu tầm
Đặc sản miền Nam | TOP 15 món gây thương nhớ, ăn là ghiền
Xem thêm...

Bún bò Huế đâu còn là của riêng Huế

Bún bò Huế đâu còn là của riêng Huế

Vũ Thế Thành

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

Bún bò Huế đâu còn là của riêng Huế – Saigon Nhỏ

Thế hệ trẻ gốc Việt nơi xứ người có thể chưa một lần đến Huế thì cũng đâu đó từng một lần ăn món bún-bò-Huế, từng gọi tên “Huế” qua món bún-bò-Huế. Huế chính là cố hương nước Việt qua món “bún bò”…

Tôi là dân Sài Gòn sống “chui” ở Đà Lạt, nên hay ăn vỉa hè bún bò Huế ở hai nơi này. Bún bò Huế ở Sài Gòn lai tạp đủ kiểu vì đó là nơi gom đủ dân tứ xứ, có chút máu dân dã giang hồ Lục tỉnh. Bún bò Huế ở Đà Lạt có vẻ thuần mùi vị hơn, vì dân Huế ngụ cư ở Đà Lạt từ những năm 1970-1980 đến nay cũng nhiều. Có người gọi đó là thứ bún bò Huế “phiên bản Đà Lạt”. Đã gọi là phiên bản thì không có chân lý, nếu có, thì đó là chân lý… riêng tư!

ảnh: indochinavoyages

Đà Lạt có một quán bún bò Huế tuyệt hảo trên đường Nguyễn Du. Chủ quán còn trẻ, không phải dân Huế mà là Sài Gòn, làm ngành du lịch, lấy vợ Đà Lạt và bị câu lưu vĩnh viễn nơi xứ lạnh, nên mở quán bún bò cho… ấm. Bún bò đựng trong tô bằng đá đã hâm nóng, thành thử bún nóng hổi suốt bữa ăn, chỉ cần ngửi hương khói đã phê rồi. Mùi và vị đúng chuẩn… riêng tư. Nay quán đã dẹp. Tiếc! Lại nghe nói họ dời đến nơi khác, tôi mò đến ăn thử (không thấy chủ quán cũ), nhưng không ngon như trước. Càng tiếc!

Ở Sài Gòn, bún bò ngon nhất mà tôi thưởng thức không phải ở quán mà ở nhà một người bạn. Vợ chồng y là dân Huế rặt nhưng ba phần tư đời người sống ở Sài Gòn. Huế là cố đô, là xứ của vua quan nên món ăn rất cầu kỳ và tinh tế, thứ gì cũng chút chút, nhưng bài trí trang nhã. Dân Huế đi xa là thành quân vương quận chúa, bạn bè tới chơi thành bậc công hầu. Hôm đó vợ chồng vương gia đãi “công hầu” theo kiểu “lấy thịt đè người” thế này, chân giò heo to, thịt thái miếng to, chả cua bự cỡ nửa nắm tay. Tôi không có ý định đánh giá món ăn qua kích cỡ, nhưng các thứ này không biết được ngâm tẩm thế nào, nhất là chả cua, hương thơm vị dịu, khách chỉ còn nước… (ăn) ngậm mà nghe. Đó là chưa kể mùi sả, mùi ruốc hài hòa theo khói, như thể bay ra từ cõi… âm.

Đậm Đà Đến Chân Chất – Top 8 Quán Bún Bò Ngon Đà Nẵng - ALONGWALKER

Phiên bản bún bò thật đa dạng. Bún bò không bản quyền ở Sài Gòn cũng thế, dù là ở quán ăn bờ bụi, vỉa hè. Ngon dở tùy khẩu vị mỗi người, tùy trạng thái lúc no lúc đói, tùy lúc tỉnh táo hay ngà ngà, và nhất là tùy ký ức mỗi người.

Bún bò Huế ở Huế có bản quyền. Món ăn mà có bản quyền, nghe lạ. Mà đó là chuyện thật. Năm 2016, chính quyền Thừa Thiên-Huế đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận kèm logo “Bún bò Huế”. Ai xài nhãn hiệu phải xin phép. Mặc kệ! Tôi ăn bún bò Huế từ thuở nhỏ cho đến lúc bạc đầu, khi ăn ở Sài Gòn, Đà Lạt, lúc ở Huế… Chỗ nào ngon rẻ thì xáp tới, tái ngộ dài dài. Thậm chí bún bò Huế ở khu Eden, Virginia bên Mỹ tôi cũng mò tới. Xứ Mỹ thiếu rau muống chẻ, thành thử bún thịt trong miệng mà nhai cứ như nuốt chửng…

CÁCH NẤU BÚN BÒ HUẾ THƠM NGON, CHUẨN VỊ

Có một ông tiến sĩ nhà văn nào đó gốc Huế viết sách ca tụng bún bò Huế mát trời. Đó là bức tranh tuyệt đẹp về sử dụng mỹ từ, nhưng tôi không thưởng thức tranh vẽ được. Mới đây có anh bác sĩ người Huế nhắn vào Facebook của tôi, “Bún bò ăn với cơm nguội ngon lắm chú. Nhà con hồi trước toàn ăn độn kiểu đó không à”. Một bạn khác nhắn bổ sung, “Nhớ phải ăn gần hết bún mới thêm cơm vào, mà phải là cơm nguội mới ngon”. Diễn đạt kiểu mộc mạc này thì tôi thưởng thức được, và tôi đã thử món bún bò cơm nguội. Ngon là lạ.

Tôi không phải là sử gia về ẩm thực, nên không dám chắc bún bò có phải xuất xứ từ Huế hay không, nhưng có chữ “Huế” gắn sau “bún bò” thì phải tin món bún bò có nguồn gốc từ Huế. Còn có từ hồi nào thì tôi không biết. Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã đi quá xa khi muốn xác định cái chuẩn cho một món ăn, nhằm bảo tồn bún bò nguyên gốc. Hơn nữa, cái logo nhãn hiệu đó cũng không thể bảo hộ được Hương và Vị của bún bò Huế, theo luật định. Tôi không biết bún bò nấu ở đâu mới đáng gọi là chuẩn vị Huế, tôi chỉ biết ngon hay dở.

Thưởng thức hương vị Bún Bò Huế tại Sài Gòn

Hai chục năm trước, tôi đi với một nữ đồng nghiệp người Mỹ ra Huế công tác. Cùng là dân nghiên cứu an toàn thực phẩm với nhau cả, nên mình cũng biết điều, dẫn ẻn vào quán deluxe, bày biện khăn bàn, bình hoa, và bún bò Huế phục vụ đúng kiểu cung đình… Ăn xong, hỏi ngon không, ẻn cười hờ hững “very good”. Tôi khá rành văn hóa “very good” của Mỹ, nhất Mỹ gốc Florida, nên miễn bàn ở đây. Tôi thấy bún bò Huế cung đình ở đây cũng… “very good” như văn hóa… Tây!

Tối, tôi đi lang thang ngắm Huế, thấy quán bún bò vỉa hè đường Nguyễn Tri Phương, ghé vào, xóa bàn làm lại. O “già” nấu nước lèo trong cái nồi khum khum như cơi trầu ngoài Bắc, dân Huế gọi là nồi mắt cua. Ngon sướng miệng!

Bún bò Huế là món dân dã, bán rong, bán vỉa hè, không phải món ăn quý phái cung đình thì tìm ra đâu ra bản gốc để mà chuẩn mực. Bún bò O Rớt, một thời nổi tiếng ở Huế, nếu có phục sinh cũng chưa chắc đáp ứng nổi tiêu chuẩn nhãn hiệu bảo hộ. Tôi vẫn hiểu, trong tiếng Huế từ “O” là để chỉ thiếu nữ. O Rớt là cô Rớt. Có lần tôi buột miệng, O Rớt này tuổi trẻ tài cao, thanh danh lừng lẫy theo mùi bún bò. Bà bạn người Huế sửa lại, gọi O Rớt là gọi theo tên hồi con gái, chứ bà nớ phải gọi là Mụ Rớt. Phút chốc hoang tưởng trở nên trần trụi.

Gánh rong bún bò Huế có khi ngon hơn vạn lần bún bò Huế trong nhà hàng (ảnh: indochinavoyages)

Tôi đến Nam Định, chỉ thấy bảng hiệu Phở, cùng lắm là “Phở gia truyền”, chứ chẳng quán nào ở Nam Định trưng bảng hiệu “Phở Nam Định”. Bún bò Huế cũng vậy. Dân Huế gọi bún bò là… bún bò. Rồi bằng cách nào đó, bún bò vượt ra ngoài ranh giới Huế, dân ngoài xứ Huế ăn thấy ấn tượng, nên gọi luôn đó là bún bò Huế, chứ dân Huế mà gọi món bún bò của họ là bún bò Huế thì nghe… dị lắm.

Chữ “Huế” gắn liền với “bún bò” thành món Bún-bò-Huế. Ở Sài Gòn có món bún bò, là thịt bò xào cho vào tô bún, có giá và rau thơm, đậu phộng. Chỉ có Bún-bò-Huế tự nó đã là tên của một món ăn, không có “đối thủ” để phải phân biệt này nọ. Nơi xứ lạ, phở Hà Nội là phở nấu theo kiểu Hà Nội. Phở Nam Định là phở nấu theo kiểu Nam Định. Cũng vậy, bún mắm Bạc Liêu, hủ tíu Mỹ Tho, bánh canh Trảng Bàng, miến lươn xứ Nghệ, bánh đa cua Hải Phòng… là món ăn nấu theo kiểu xứ đó. Chỉ có “Bún-bò Huế” mới thực sự trở thành tên gọi của món ăn.

 Cách thiết kế bếp nhà hàng cho quán bún bò huế siêu nhanh – Thiết kế bếp  nhà hàng

Một người bạn là dân Sài Gòn, định cư ở Đan Mạch nói, tôi nấu bún bò Huế nơi xứ người đãi bè bạn, gọi là bún bò Huế phiên bản Đan Mạch được không? Bún bò Huế đi khắp thế giới, và dù ở đâu, Huế, Sài Gòn, Hà Nội… hay quận Cam, Eden bên Mỹ, hay Đức, Bỉ, Hà Lan ở châu Âu… thì bún bò Huế cũng chỉ là phiên bản được thích nghi với khẩu vị người dùng, được ưa chuộng bởi chính phiên bản đó, chứ có ai biết thế nào là bún bò Huế “chuẩn vị Huế”!

Thế hệ trẻ gốc Việt nơi xứ người sau này, bất kể sinh quán ở đâu, có thể chưa một lần đến Huế, thậm chí còn chẳng biết Huế đã từng là cố đô của nước Việt, thì cũng đâu đó đã từng một lần ăn món bún-bò-Huế, đã từng gọi tên “Huế” qua món bún-bò-Huế. Huế chính là cố hương nước Việt của các cháu qua món “bún bò”. Có lẽ dân Huế tự hào về điều này hơn là “chuẩn vị”.

Nếu được dặn các cháu điều gì, tôi chỉ nói, nấu bún bò Huế nhớ thêm mắm ruốc. Thiếu mắm ruốc, bún bò Huế chẳng khác gì chiếc lá lìa cành.

 

Vũ Thế Thành

Ngọc Lan sưu tầm

 

5 quán bún bò Huế ngon nức tiếng, lâu năm ở quận Bình Thạnh

 

Xem thêm...

Christine Hà-nàng Lọ Lem Việt nổi danh với món cá kho

 
Christine Hà - "Nàng Lọ Lem" mù gốc Việt chiến thắng MasterChef Mỹ với  những món ăn tự hào của quê hương
 
Nữ đầu bếp từng chia sẻ: "Mẹ tuy không ở bên tôi lâu nhưng bà đã khơi nguồn cảm hứng cho tôi đối với việc nấu nướng. Tôi từng rất thích giúp mẹ bóc vỏ trứng. Khi còn nhỏ tôi không thích nấu ăn, nhưng khi đã trở thành một người phụ nữ của gia đình, càng lúc tôi càng nghĩ đến mẹ nhiều và thích nấu ăn y như mẹ.
Tuy rằng mẹ đã không thể dạy bảo tôi nhiều điều nhưng những ký ức bên mẹ trong ngần ấy năm đã đủ là thứ gia vị tuyệt vời nhất để tôi trở thành một đầu bếp".
Không ngoa khi cho rằng, Christine Hà là một người có nghị lực phi thường. Bỏ qua những khiếm khuyết ở đôi mắt có nguy cơ cản trở tương lai, nữ đầu bếp viết nên thành công của chính mình khiến nhiều người phải nể phục. 10 năm trôi qua, Christine Hà vẫn đang tiếp tục con đường mang ẩm thực Việt đến gần hơn với bạn bè khắp năm châu với vai trò một đầu bếp xuất sắc.
 
CafeBiz - Christine Hà (tên tiếng Việt: Hà Huyền Trân) là... | Facebook
 
Hà Huyền Trân, cô gái mù gốc Việt, quán quân trong cuộc thi truyền hình thực tế Vua đầu bếp “MasterChef” ngày nào, vừa trở lại cuộc thi của hệ thống truyền hình FOX ở vị trí Ban giám khảo.
Trong tập mới đây của cuộc thi truyền hình thực tế Vua đầu bếp “MasterChef” đầu Tháng Tám vừa qua, “MasterChef” Christine Hà (tên tiếng Mỹ của Hà Huyền Trân) đứng bên cạnh bộ ba Gordon Ramsay, Aarón Sánchez và Joe Bastianich với vai trò ban giám khảo khách mời.
Từ thí sinh đến ban giám khảo
 
Christine Hà trong tập phát sóng ngày 2 Tháng Chín, 2015. (ảnh: FOX Image Collection/Getty Images)
 
Cách đây chục năm, Christine Ha là thí sinh khiếm thị đầu tiên của chương trình, cô gái có vóc dáng bé nhỏ ngay lập tức được người hâm mộ yêu thích và tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Christine Hà hiện đang điều hành hai nhà hàng Việt Nam nổi tiếng ở Houston: “Xin Chao” và “The Blind Goat”.
 
Xin Chao, Christine Ha – Saigon Nhỏ
 
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Tasting Table mới đây, Hà trải lòng về khoảnh khắc nhớ mãi khi nhận được giải thưởng “MasterChef”. Một cô gái mù đứng trên bục vinh danh, mang về chiếc cúp mơ ước của nhiều đầu bếp trên khắp nước Mỹ.
 
Quay trở lại cuộc thi, với tư cách là ban giám khảo khách mời, Hà chia sẻ kinh nghiệm cá nhân: “Có thể nói rằng, thành viên ban giám khảo nào cũng trông chờ sẽ được chấm một số món ăn ngon nhất trên thế giới. Tôi nghĩ lúc bạn thực hiện một món ăn nào đó, nó giống như khi bạn kể một câu chuyện, đó là lúc bạn làm tốt nhất trong nhà bếp.”
 
Món ăn Việt giúp Hà đoạt được danh hiệu “MasterChef” mùa ba, là món thịt kho ba chỉ. “Đó là món ăn để tưởng nhớ tới mẹ tôi, vì bà thường xuyên nấu cho tôi ăn món này. Đây là món ăn rẻ tiền, vậy mà mẹ tôi nấu nhiều lắm, xong bà cho vào tủ đông lạnh để chúng tôi ăn dần – cách mà bà tiết kiệm thời gian, trong thời gian phải nuôi nấng khi con cái còn nhỏ.”
 
Ngoài món ăn luôn gợi nhớ về tuổi thơ này, nhà hàng của Hà còn có những món đặc biệt khác của người Đại Hàn – quê hương chồng. “Tôi lấy ông chồng là người Mỹ gốc Hàn, vì vậy tôi chịu nhiều ảnh hưởng từ phía gia đình anh, mẹ anh, và những thứ khác. Vì vậy, bạn có thể thấy rất nhiều ảnh hưởng của xứ sở kim chi trong nhiều món ăn tôi nấu. Nấu ăn là điều gì đó phải xuất phát từ trái tim của bạn và chính bạn là người đại diện cho văn hóa ẩm thực từ nơi bạn đến,” Hà nói.
 
Christine Hà (bìa phải) trong phần thi của giải mùa ba 2013. (ảnh: FOX Image Collection / Getty Images)
 
Sự khởi đầu từ một dấu chấm hết
 
Năm 1975, gia đình Hà di tản từ Sài Gòn sang Mỹ. Bốn năm sau Hà ra đời, tại Los Angeles County, California. Gia đình cô dọn về Long Beach, rồi chuyển sang sinh sống ở Houston, Texas cho đến nay.
 
WorldKings công bố top 50 giải thưởng nổi tiếng thế giới - Giải Vua Đầu bếp  (MasterChef) (phần 23 - Giải thưởng về Ẩm thực) - HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM -
 
Sinh ra ở Mỹ, nên có lẽ Hà sẽ chẳng bao giờ đụng đến chén nước mắm, dĩa cá kho, nếu không được cha mẹ nấu cho ăn khi còn nhỏ. Nhưng khi ấy, cô bé chưa cảm nhận giá trị của những món ăn truyền thống quê hương là như thế nào. Hà tâm sự: “Hồi nhỏ, nhiều lúc mình còn cảm thấy xấu hổ khi bị cha mẹ bắt ăn những món của Việt Nam, nấu bằng thịt heo, cá da trơn. Mình nghĩ, ủa, tại sao cứ phải ăn những món này, thay vì xúc xích, thịt nguội, pho-mát cơ chứ!”
 
Mọi thứ thay đổi khi gia đình Hà gặp biến cố lớn: Mẹ của cô – một nhân viên xã hội, phát hiện mắc bệnh ung thư. Bà phải chịu đựng đau đớn trong những đợt hóa trị và chống chọi với căn bệnh không thuốc chữa, để cuối cùng cũng không thoát được bàn tay tử thần. Lúc đó, Hà mới chỉ là cô bé 14 tuổi, chưa đủ khôn lớn để nhận ra rằng mình không chỉ mất mẹ, mà còn mất cả “gia tài của mẹ” là những công thức nấu món Việt, chưa kịp được mẹ trao cho. Giỗ mẹ được vài năm, Hà chịu thêm một biến cố nữa, làm thay đổi cuộc đời cô.
 
Christine Hà lúc nhỏ và cha mẹ (ảnh: Instagram)
 
Vào một buổi sáng khi thức dậy thấy mọi vật như nằm dưới lớp sương mù, Hà bực bội đổ lỗi cho cặp kính sát tròng, tưởng rằng nó bị bẩn. Nhưng các triệu chứng khác dần dần xuất hiện như tê tay, ngứa ran một bên chân phải, tệ hơn nữa bị mất luôn cảm giác, có khi từ cổ trở xuống. Cô được chẩn đoán bị viêm dây thần kinh thị giác.
 
Hà phải chịu đựng căn bệnh này suốt quãng đời sinh viên, khả năng nhận ra cảnh vật và con người trước mặt cứ dần dần thu hẹp. “Thật là khủng khiếp khi mắt của mình cứ ngày càng mờ đi”, Hà tâm sự. “Ở tuổi đôi mươi, ai cũng nghĩ mình phải là người bất khả chiến bại, nhưng trong khi bạn bè đang hớn hở trên bước đầu tạo dựng sự nghiệp, mình lại rơi vào khủng hoảng trước tương lai là một bầu trời đen tối. Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.”
 
Bốn năm kể từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, các bác sĩ thần kinh xác định được NMO-IgG trong dịch não tủy của Hà, và chính thức chẩn đoán cô bị bệnh Neuromyelitis optica – NMO (viêm tủy thị thần kinh). Bi kịch ở chỗ, cho đến nay ngành y vẫn chưa có phương pháp nào để chữa trị NMO và không có loại thuốc nào có thể phục hồi được thị lực và các dây thần kinh thị giác sẽ cứ ngày càng teo lại.
Những tưởng, Hà sẽ không còn thiết tha và hy vọng về cuộc sống nữa. Nhưng thay vì đặt dấu chấm hết từ đây, với Hà, nó lại là một sự khởi đầu.
 
Christine Hà - nàng Lọ Lem Việt nổi danh với món cá kho: Sau 10 năm giành
 
Một bình thường mới
 
Năm 2001, Hà tốt nghiệp ngành tài chính và quản lý hệ thống thông tin ở Đại học Texas tại Austin, nhưng cô không thể đi làm vì thị lực khi đó đã quá yếu. Cô quyết định tiếp tục theo đuổi sự học, ghi danh học Cao học về sáng tác văn chương tại Đại học Houston. Hà cũng bắt đầu học chữ nổi, vì khả năng lấy lại nguồn ánh sáng là vô vọng.
 
Năm 2007, Hà bị mù hẳn. Cô kể lại: “Mình nhớ mình đã đứng trong gian bếp để cố gắng làm một chiếc bánh sandwich bơ đậu phộng. Kết quả là nó ra một mớ hỗn độn. Trời ơi, mình không thể làm được một chiếc bánh sandwich nữa hay sao! Lúc ấy, mình nghĩ thôi rồi, kiểu này còn nấu nướng gì được.”
 
Niềm tự hào món Việt: Hành trình chinh phục 'Vua đầu bếp Mỹ' của cô gái mù  gốc Việt | Thằng Mõ Weekly Magazine
 
Nhưng nỗi tủi thân của Hà không kéo dài. Nấu ăn phải là bước quan trọng đầu tiên cần vượt qua, Hà bắt đầu với cách dùng các dụng cụ nhà bếp. Từng bước một, cô học cách dùng dao nhỏ, rồi dao lớn hơn, sắc hơn, học làm cách nào để đun ấm nước sôi, cách áp chảo, chiên xào một món gì đó. Hà tự điều chỉnh cuộc sống bằng những bước nhỏ như thế.
 
Quyết định đương đầu với số phận, Hà chọn ẩm thực là con đường duy nhất mà cô có thể làm được, khi bị mất thị giác, nhưng thính giác và vị giác vẫn làm việc tốt. Tự dưng lúc này, những món ăn Việt của mẹ cứ hiện lên trong trí óc Hà. Ký ức về những món ăn cha làm và cảm giác ngon miệng cứ thôi thúc Hà phải vào bếp.
 
Hà sử dụng sách dạy nấu ăn Việt Nam, và chế biến lại các món ăn mà mẹ nấu cho khi còn nhỏ. Lúc này, cô mới nghiệm ra rằng, chính những món ăn của mẹ đã giúp cô có được nguồn cảm hứng nấu nướng. Hà có thể nấu nếu chuẩn bị sẵn mọi thứ, biết trước dụng cụ nấu nướng hay vật liệu để ở đâu. Hà dùng tai để nghe tiếng nước sôi, tiếng hành tỏi tí tách trong chảo dầu, dùng mũi để ngửi mùi thơm của món ăn và dùng lưỡi để nêm nếm cho đến khi món ăn thật sự hoàn hảo.
 
Những món ăn đậm hương vị Việt ở Xin Chao Restaurant do Christine Hà làm chủ. (ảnh: Facebook)
 
Với đôi mắt mù lòa mà vẫn tự nấu ăn được, Hà cảm thấy mình đang dần trở lại cuộc sống bình thường mới.
Không chấp nhận số phận của một người khiếm thị, Hà nhất quyết phải làm một điều gì đó để chứng tỏ cô là người bình thường. Cô ghi danh tham dự cuộc thi truyền hình thực tế Vua đầu bếp “MasterChef” mùa thứ ba, năm 2012, của hệ thống truyền hình FOX.
 
Cuộc thi Vua đầu bếp MasterChef mùa ba được tổ chức tại thành phố Los Angeles, California, có 30,000 người dự thi, và chỉ có 100 người được chọn vào vòng chung kết. Cuộc thi kéo dài từ ngày 4 Tháng Sáu đến ngày 10 Tháng Chín năm 2012.
 
Trong 19 lần phát sóng, thì sáu lần, cô đầu bếp khiếm thị Christine Hà chiến thắng ở cả thử thách cá nhân lẫn đồng đội, ba lần nằm trong top ba thí sinh xuất sắc nhất tập. Suốt ba tháng thi đấu, Hà trải qua những giây phút hạnh phúc và đau khổ: Hạnh phúc, hãnh diện vì đứng top đầu cũng có, buồn bã vì những lời nhận xét… khó nghe của ban giám khảo, và đau khổ, kiệt sức vì những lần bị đối thủ làm khó.
 
Trong vòng thi món ăn tự chọn, Hà làm những món ăn đơn giản nhưng mang đậm hương vị Việt và Á châu. Đó là sự chọn chính xác, vì chính giám khảo của cuộc thi, đầu bếp danh tiếng Gordon Ramsay, nói rằng, cô đã biết tận dụng thế mạnh nguồn gốc Việt của mình với những gia vị đặc thù Việt Nam, như nước mắm để làm nên những món ăn ngon. Hà cũng được khen ngợi về độ cân bằng dinh dưỡng và chế biến những món ăn hoàn hảo.
 

Kết quả, Hà giành chiến thắng, đoạt chức quán quân của cuộc thi vào ngày 10 Tháng Chín, 2012. Giải thưởng cho Hà là $250,000 và hợp đồng xuất bản sách nấu ăn của chính mình.
 
Hôm nhận giải thưởng, Hà xúc động chia sẻ: “Tôi không thể tin rằng mình đã chiến thắng. Với tôi, được tham dự MasterChef đã là một kinh nghiệm đáng nhớ nhất trong đời. Bằng tất cả nghị lực, tôi đã cố gắng vượt qua trở ngại để đi lên và may mắn vượt qua những đầu bếp tuyệt vời nhất nước Mỹ. Tôi đang đứng ở đây với chiến thắng trong tay như một minh chứng rằng mọi giấc mơ đều có thể trở thành hiện thực”.
 
Gordon Ramsay cùng với những người chiến thắng “MasterChef” Christine Hà, Luica Manfe và Courtney Lapresi trong tập phát sóng ngày 2 Tháng Chín, 2015. (ảnh: FOX Image Collection/Getty Images)
 
Sóng gió trên đỉnh vinh quang
 
Christine Hà là một người khiếm thị đầu tiên tham dự chương trình tranh tài Vua Đầu bếp MasterChef này. Trong vòng đầu tiên, Hà tham gia với sự hỗ trợ của chồng, anh John Suh. Khi bước ra với chiếc gậy trên tay, Hà đã khiến ban giám khảo bất ngờ, và một chút nghi ngờ, rằng người khiếm thị sao lại có thể tham gia chương trình về ẩm thực. Ít lâu sau, người cùng vào chung kết cuộc thi năm ấy với cô, Josh Marks, đã tự sát vì bệnh trầm cảm nặng. Cái chết của Marks tưởng như không liên quan gì đến người đoạt giải quán quân, nhưng bất ngờ thay, mọi chỉ trích dồn vào cái tên “Christine Hà”.
 
Hà bị mang ra so sánh với Marks, những lời đàm tiếu cho rằng cô không xứng đáng với ngôi vị quán quân, rằng chiến thắng của cô đầu bếp khiếm thị chỉ là chiêu trò của nhà sản xuất để câu rating. Kinh khủng hơn, người ta đổ tội cho Hà, rằng cái chết của Marks là do chính đôi mắt mù lòa kia gây nên. Thậm chí người ác ý còn cho rằng cô giả mù để thu hút sự chú ý. Mọi chuyện cứ dồn dập xảy ra, khiến đôi lúc Hà bị khủng hoảng tinh thần, cho dù cuộc chiến năm ấy hoàn toàn công bằng.
 
Christine Hà đứng giữa hai giám khảo Gordon Ramsay (bìa trái) và Joe Bastianich trong chương trình phát hôm 10 Tháng Tám 2022. (ảnh: Christine Hà/Facebook)
 
Không chỉ là hư danh
Bỏ qua những lời đàm tiếu, Christine Hà quyết tâm mở nhà hàng đầu tiên tại khu Bravery Chef Hall ở Houston, Texas. Đó cũng là niềm mơ ước của Hà từ bấy lâu nay, và cũng để chứng minh cho mọi người, rằng “Vua Đầu Bếp” không chỉ là hư danh. Trước khi được gọi là “Vua Đầu Bếp”, Hà còn nhận được giải thưởng biên tập thơ từ ScissorTale Review.
 
Hà cho ra đời blog theblindcook.com. Bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói và các chương trình đọc văn bản, cô bắt đầu chia sẻ công thức nấu ăn. Lượng khán thính giả của Hà ngày càng đông – những người không chỉ đánh giá cao nghệ thuật nấu ăn của cô đầu bếp đặc biệt, mà còn cả bài học cuộc sống của cô, mặc cho những cơn đau bệnh không hề từ bỏ.
 
Cô tâm sự: “Là người Việt Nam, tôi rất thích phương pháp điều trị Đông y như thảo dược và châm cứu. Bệnh của tôi sẽ nặng hơn nếu cứ bị căng thẳng. Trước đây tôi dễ bị stress lắm, nhưng bây giờ tôi đặt sức khỏe lên hàng đầu. Khi bị ngứa ran hoặc đau sau mắt, tôi nằm nghỉ một chút, nghĩ từ từ sẽ hết thôi”. Ngoài hai chú chó cưng, người chồng tận tụy, thương yêu, và bằng cách tập yoga, thiền, tôi cũng tìm lại được cảm giác thư thái, bình yên trong tâm hồn”.
 

Mấy năm qua, cùng chồng, Hà làm những video khám phá ẩm thực trên YouTube. Cô dạy kỹ năng làm bếp cho người khiếm thị và được trao giải thưởng thành tựu cá nhân “American Foundation for the Blind’s Helen Keller Personal Achievement Award” năm 2014. Cô còn vận động cho những người khiếm thị, phụ nữ và người Mỹ gốc Á vươn lên, và theo đuổi những gì họ muốn mong muốn. Cô thường xuyên nhận được thư của người hâm mộ trẻ, và cả những em bé.
 
Trước mắt Christine Hà bây giờ vẫn chỉ là một mảng tối vì căn bệnh không có cách trị, nhưng cuộc sống của cô luôn được thắp sáng bởi không chỉ ánh hào quang của danh hiệu “Vua Đầu Bếp”, mà còn là nghị lực phi thường của một phụ nữ không chịu đầu hàng bất kỳ nỗi bất hạnh nào của số phận.
 
 
 
  Thu Trang Sưu tầm và tổng hợp  
Xem thêm...

5 KỶ LỤC ẨM THỰC LÀM RẠNG DANH VIỆT NAM ĐƯỢC LIÊN MINH KỶ LỤC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN

5 KỶ LỤC ẨM THỰC LÀM RẠNG DANH VIỆT NAM

ĐƯỢC LIÊN MINH KỶ LỤC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃ ▂

Với 5 kỷ lục được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) công nhận, ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên khắp thế giới.

WorldKings là Liên minh Kỷ lục đầu tiên trên thế giới do các Tổ chức Kỷ lục quốc gia cùng hợp lực lại để tạo thành. WorldKings thành lập từ năm 2013 có trụ sở chính tại New Delhi (Ấn Độ) và San Diego (Mỹ), với văn phòng liên lạc đặt tại 5 châu lục trên thế giới, trong đó Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings là một thành viên chính thức. Hiện tại WorldKings có 22 tổ chức thành viên.

Thật không ngoa khi nói Việt Nam là một "thiên đường ẩm thực" với hàng trăm hàng nghìn các món ăn đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam. Món nào cũng mang hương vị đậm đà, kết hợp hài hoà giữa các loại gia vị và nguyên liệu. Từ những quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng đều đủ sức làm nức lòng du khách. Không những vậy, các món ăn Việt Nam cũng luôn được sự đón nhận nồng nhiệt từ bạn bè quốc tế và liên tục "lên sóng" những tờ báo nước ngoài. Trong số đó, thành tích "phổng mũi" nhất là được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) công nhận 5 kỷ lục ẩm thực.

 

ĐẤT NƯỚC SỞ HỮU NHIỀU MÓN SỢI VÀ NƯỚC DÙNG HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI

Quả thật các món sợi và nước ở Việt Nam nhiều không kể xiết, nào là phở, bánh canh cho đến các loại bún. Ở Hà Nội thì có phở, bún mọc, bún ốc, bún thang,… Miền Trung thì nổi tiếng với bún bò, bún tôm, bún chả cá,… Còn miền Nam thì có hủ tiếu, bún bì, bún mắm, bún cá, bánh canh,… Mỗi món đều có hương vị riêng biệt, khó trộn lẫn. Chưa kể đến 7749 các món biến tấu từ bản gốc, chẳng hạn như phở gà, phở phay,… Thậm chí, cùng 1 món ăn nhưng chỉ cần khác địa điểm là sẽ ra 1 món mới.


 

PHỞ

Không chỉ là "món ăn quốc dân" của Việt Nam, mang hương vị đậm đà, tinh tế, mà phở còn luôn nằm top đầu trong danh sách các món Việt phải thử của bạn bè quốc tế. Ngoài món phở truyền thống đã quá nổi tiếng, thì mỗi vùng miền sẽ có một công thức biến tấu phở hoàn toàn khác nhau, làm nên những "đặc sản phở" riêng biệt như phở bò, phở sốt vang, phở gan cháy,... Đặc biệt hơn, vào năm 2007, phở Việt đã chính thức trở thành một danh từ riêng trong từ điển Oxford.

HỦ TIẾU

Bên cạnh phở thì món hủ tiếu cũng nhận được nhiều lời khen không kém với phần bánh dai mềm và nước dùng ngọt thanh từ xương hầm. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở bất kì nơi đâu trên đường phố, từ những chiếc xe đẩy nhỏ cho đến các hàng quán. Hiện tại, hủ tiếu đã có nhiều phiên bản khác nhau như hủ tiếu gõ, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu cá,...


 


BÚN

Các món bún ở Việt Nam hầu như có mặt khắp mọi nơi với vô vàn cách chế biến cũng như cách ăn khác nhau. Ở Hà Nội, nổi tiếng nhất là bún chả bao gồm bún rối ăn cùng chả nướng hay bún thang, bún ốc, bún mọc, bún riêu,... Còn đến miền Trung thì nhất định phải thử qua món bún bò Huế trứ danh, bún chả cá đặc sản Nha Trang. Nếu có dịp ghé qua miền Tây, hãy thưởng thức ngay bún mắm ngon "ngất lịm" và bún nước lèo với hương vị hiếm có.


 


BÁNH CANH

Tuy không có nhiều biến tấu đặc sắc như phở, bún nhưng bánh canh cũng là 1 món ăn đủ sức hấp dẫn những chiếc bụng đói. Nếu bạn là tín đồ ẩm thực Việt Nam thực thụ thì nhất định không nên bỏ qua bánh canh Nam Phổ với nước dùng từ nước luộc tôm, cua tươi, bánh canh hẹ Phú Yên với sợi bánh bằng bột lọc dai dai, bánh canh bột xắt độc lạ của Bến Tre hay bánh canh Tràng Bàng nổi tiếng rần rần của Tây Ninh.


 


ĐẤT NƯỚC SỞ HỮU NHIỀU LOẠI MẮM VÀ CÁC MÓN CHẾ BIẾN TỪ MẮM VỚI HƯƠNG VỊ ĐẶC TRƯNG NHẤT THẾ GIỚI.


 Mặc dù có mùi hơi "khắm", đặc biệt là khó ngửi đối với các khách Tây do được lên men, ủ muối từ các loại cá tôm, nhưng đây lại là loại gia vị "quốc hồn quốc tuý" của ẩm thực Việt Nam. Khi nấu các món ăn, người ta sẽ thường cho thêm mắm vào để tăng độ thơm ngon, kích thích vị giác. Các món ăn làm từ mắm cũng đặc biệt hấp dẫn, chẳng hạn như bún mắm, lẩu mắm, mắm kho,… Thậm chí, chỉ cần dùng mắm để chấm hoặc nêm nếm thêm cũng đủ làm món ăn trở nên "đỉnh chóp".

BÚN MẮM

Bắt nguồn từ miền Tây, bún mắm từ lâu đã trở thành một trong những món đặc sản mà ai ghé đến cũng phải thử qua 1 lần. Món ăn này được nấu từ nhiều loại đặc sản của vùng sông nước như cá lóc, tôm sú, mực, cà tím, bông điên điển, kết hợp cùng các loại mắm đặc trưng như mắm cá linh, mắm cá sặc,… nên khi ăn có hương vị đậm đà và mùi hương nồng nồng từ mắm rất đặc biệt.


 

LẨU MẮM

Lẩu mắm là một phiên bản đặc sắc và trù phú hơn của bún mắm. Điểm nổi bật của món ăn này đến từ phần nước lẩu dùng nước dừa tươi để nấu, sau đó người ta sẽ cho thêm xương heo và các loại mắm vào hầm cùng để dung hòa hương vị. Ngoài ra, lẩu mắm còn được "bồi" thêm cà tím, khổ qua và nhiều loại rau để chống ngán. Khi ăn, bạn có thể nhúng tôm, tép, mực, cá basa, thịt ba chỉ vào phần nước lẩu rồi ăn cùng cà tím để hương vị được giao hoà.


 

MẮM KHO

So với lẩu mắm, bún mắm thì mắm kho sẽ có vị đậm hơn do nước dùng được kho sền sệt và thành phần mắm nhiều. Món này ngon nhất là khi ăn cùng cơm trắng còn nóng hổi để cảm nhận trọn vẹn hương vị độc đáo từ cá, tôm được kho rục trong mắm.


 MẮM CHƯNG

Mắm chưng là sự kết hợp giữa mắm cốt, thịt băm, trứng, củ hành, nấm mèo và các loại gia vị. Tất cả được trộn đều lên để từng thành phần đan xen vào nhau và đem hấp cách thuỷ. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị mặn của mắm, vị béo của thịt băm, cùng với mùi thơm phức của trứng và độ giòn giòn của củ hành.

 

ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU MÓN BÁNH LÀM TỪ BỘT GẠO HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI


Lúa gạo vốn là cây lương thực chính của Việt Nam nên những món bánh được làm từ gạo phải nói là nhiều vô số kể. Ngoài những món bánh truyền thống như bánh đúc, bánh giò, bánh nậm, bánh bèo,… gạo còn được chế biến thành nhiều món bánh cao cấp khác để xuất khẩu ra nước ngoài, đưa ẩm thực Việt len lỏi vào thực đơn ăn uống của bạn bè quốc tế.


 


BÁNH XÈO

Bánh xèo là một món ăn truyền thống vô cùng bình dân, thơm ngon. Tùy vào từng khu vực, cách chế biến và hương vị của món bánh xèo sẽ có thể thay đổi chút đỉnh. Chẳng hạn như ở miền Nam, vỏ của bánh xèo sẽ to, mỏng và giòn, còn miền Trung thì phần vỏ sẽ nhỏ, dày và ít giòn hơn. Thế nhưng, dù ở miền nào thì điểm chung của món bánh xèo luôn là phần nhân tôm, thịt, giá đỗ, đậu xanh đầy ắp. Khi ăn, thực khách sẽ xé 1 miếng bánh, đặt trong lá rau sống và cuộn lại, sau đó chấm ngập vào nước mắm chua ngọt.


 BÁNH BÈO

Ngoài bánh xèo thì bánh bèo cũng là một món bánh trứ danh của Việt Nam. Bánh bèo thường được làm từ bột gạo nguyên chất hấp chín, ăn cùng với tôm, thịt xay hoặc chỉ đơn giản là đậu xanh cùng mỡ hành. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến khác nhau. Ở miền Trung, bánh bèo sẽ được đựng trong chén, chấm với nước mắm. Còn ở miền Nam, bánh bèo sẽ được đổ thành những chiếc tròn tầm 5cm. Riêng ở Hải Phòng, bánh sẽ được gói trong lá chuối và ăn cùng nước mắm xíu mại.


 

BÁNH ĐÚC

Bánh đúc nóng nổi tiếng với mùi thơm thoang thoảng của bột gạo tẻ, hoà quyện cùng thịt băm đậm vị, mộc nhĩ sần sật, hành phi và nước dùng mặn ngọt. Ngoài bánh đúc nóng ra thì ở miền Nam còn một loại bánh đúc ngọt lá dứa ăn cùng nước cốt dừa beo béo cũng khá lạ vị.


 

BÁNH GIÒ

Vốn có giá thành rẻ, lại tiện để mang đi khắp nơi, bánh giò đã trở thành một món bánh ăn sáng quen thuộc của nhiều người Việt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được phần vỏ bánh mềm mịn, thơm nhẹ mùi gạo và lá chuối, cộng với phần nhân thịt bằm và trứng cút mặn ngọt, phải nói là thơm ngon "số dzách".


 BÁNH NẬM

Cùng với bánh bèo, bánh nậm là một món ăn truyền thống đặc trưng của xứ Huế. Loại bánh này được làm từ bột gạo, được đổ khá mỏng, dài, xếp đều trên lá chuối. Bên trên sẽ rắc thêm tôm khô nhuyễn và hành lá và chấm cùng với nước mắm pha khi ăn.


 

 

ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU MÓN CUỐN NGON NHẤT THẾ GIỚI


 Việt Nam là "thiên đường" món cuốn với 103 loại khác nhau như phở cuốn, gỏi cuốn tôm, bò cuốn lá lốt, bò bía,… với cách chế biến và sự kết hợp thành phần phong phú. Đặc trưng của những món cuốn Việt là có khá nhiều rau, hương vị tươi mát, thường được ăn cùng nước chấm.


 

PHỞ CUỐN

Đây là một món ăn đặc trưng của Hà Nội, nổi tiếng với hương vị "không phải dạng vừa" nhưng nguyên liệu thì vô cùng đơn giản. Mỗi cuốn phở bao gồm lớp bánh mềm dẻo bên ngoài, bọc lấy phần nhân thịt bò xào, xà lách, rau thơm, cà rốt,... bên trong, được chấm với nước mắm chua cay khá "cuốn".


 GỎI CUỐN

Món gỏi cuốn thường gây ấn tượng với thực khách với lớp bánh tráng trong suốt bao bọc tôm luộc, thịt ba chỉ cùng các loại rau sống, xà lách, hẹ xanh và thêm một chút bún tươi nhìn vô cùng đẹp mắt. Điểm đặc biệt của món gỏi cuốn là không có loại nước chấm rõ ràng nào mà tùy từng khẩu vị người ăn có thể kết hợp với tương đen, mắm nêm, mắm tỏi ớt hay sốt bơ đậu phộng. Ngoài ra, gỏi cuốn còn một phiên bản khác là bì cuốn với phần nhân là thịt heo và da heo dai giòn ăn kèm với dưa muối chấm cùng nước mắm chua ngọt.

 NEM RÁN

Nem rán hay chả giò, chả ram là một món ăn phổ biến, quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm người Việt. Nguyên liệu chính của món ăn bao gồm thịt lợn, tôm, mộc nhĩ, miến dong,… tất cả được xay nhỏ, kết hợp cùng các loại gia vị như hành lá, tiêu xay, nước mắm,… làm cho chiếc nem trở nên thơm ngon với hương vị đậm đà.


 BÒ LÁ LỐT

Bò lá lốt này tuy không rầm rộ nhưng hầu như ai từng ăn 1 lần vì món ăn này gần như phủ sóng ở khắp mọi nơi và giá cả thì lại cực kì bình dân. Bò lá lốt thường được làm từ 2 nguyên liệu chính là thịt bò cuộn trong lá lốt và đem nướng đến khi chín thơm. Sau đó sẽ được ăn kèm với những loại rau sống khác như diếp cá, xà lách, húng quế, dưa leo, khế,… và chấm cùng mắm nêm.


BÒ BÍA

Món bò bía có 2 loại: bò bía ngọt và bò bía mặn. Bò bía mặn là món ăn đặc sản miền Nam, bao gồm lạp xưởng, trứng gà, cà rốt, rau xà lách, củ sắn, tôm khô, rau thơm,… tất cả được thái nhỏ và cuốn khéo léo trong lớp bánh tráng. Nước chấm của món này chỉ gồm tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ khá đơn giản nhưng khi ăn kèm cuốn bò bía thì lại thơm ngon khó cưỡng. Còn riêng về bò bía ngọt thì đã quá quen thuộc với tuổi thơ nhiều người. Thành phần món này cũng khá đơn giản với vị ngọt lịm từ thanh mạch nha, thơm ngậy của dừa, bùi bùi của vừng đen,... tạo thành một tổng thể hương vị đáng mê mẩn.


 BÁNH TRÁNG CUỐN

Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì món ăn này vẫn có những thành phần cơ bản của bánh tráng trộn bình thường như mực khô xé, xoài chua, rau răm thơm, sốt bơ, sốt me nhưng lại được cuốn lại thành từng cuộn và cắt miếng vừa ăn. Chính nhờ sự độc đáo về hương vị và hình thức, bánh tráng cuộn dần trở thành món ăn vặt quen thuộc với nhiều người.


 


ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU MÓN ĂN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ HOA NHẤT THẾ GIỚI


 Với 272 món làm từ 43 loài hoa khác nhau là con số giúp Việt Nam nắm giữ kỷ lục này. Ở mỗi vùng miền đều có mỗi loài hoa khác nhau, vì thế mà các món ăn từ hoa cũng đa dạng và đủ vị. Hoa có thể dùng để trộn nộm, chiên, xào, nấu canh, luộc hay thậm chí là pha trà. Tuy nhiên, những loài hoa thường được dùng để nấu ăn nhất tại Việt Nam có thể kể đến như hoa điên điển, hoa chuối, hoa thiên lý,…


 

HOA ĐIÊN ĐIỂN

Nếu có cơ hội khám phá ẩm thực miền Tây, chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức qua những món ăn từ bông điên điển – một loại hoa mọc dại nhưng lại có vị ngọt, bùi ăn ý cùng với mùi thơm thoang thoảng. Một số món ngon kết hợp với hoa điên điển có thể kể đến như canh chua bông điên điển ăn cùng cá linh, hoa điên điển xào thịt, gỏi hoa điên điển chua ngọt hay lẩu điên điển nóng ăn với bún tươi rất "được lòng dân".

HOA CHUỐI

Hoa chuối cũng là một bộ phận của cây chuối được người Việt tận dụng triệt để. Hoa chuối thường dùng để nấu canh hoặc ăn cùng nhiều món sợi như bún, mì,… để làm đa dạng hương vị. Ngoài ra, loài hoa này còn được thái sợi mỏng, trộn cùng nước dùng chua ngọt để làm món nộm hoa chuối Nam Bộ nổi tiếng.

HOA THIÊN LÝ

Hoa thiên lý là một loại hoa dân dã mọc khá nhiều ở các vùng quê Việt Nam và góp mặt trong vô vàn món ăn ngon. Loài hoa này thường được sử dụng để nấu thành các món như hoa thiên lý xào thịt bò, canh chua hoa thiên lý, salad tôm hoa thiên lý xá xíu, gỏi hoa thiên lý,… Món nào cũng ngon đến "chảy nước miếng".

 


Nguồn:
https://afamily.vn

 

Lan Chi sưu tầm

 Ẩm thực Việt Nam xác lập nhiều kỷ lục thế giới - Đài Phát thanh và Truyền  hình Ninh Bình

 


 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này