Khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật (87)

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO và MỐI NGUY HIỂM

 TRÍ TUỆ NHÂN TẠO và MỐI NGUY HIỂM

ĐẶC ĐIỂM THUYẾT NGỘ ĐẠO

Ngày nay công nghệ AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo) thịnh hành, nhưng lợi bất cập hại, như tiền nhân mỉa mai: “Lợi thì có lợi mà răng chẳng còn.”

 

Mới đây, một ấn phẩm Công giáo có uy tín đã đăng bài đầu tiên trong một loạt ba bài báo. Vừa trở về từ cuộc họp thành viên Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Công Giáo (ACP – Association of Catholic Publishers), trong đó có ba phiên thảo luận đột phá về trí tuệ nhân tạo, một đồng nghiệp đã đọc bài báo và nghĩ rằng có điều gì đó có vẻ hơi sai lệch. Anh ấy nghĩ rằng anh ấy đã phát hiện các yếu tố trong văn bản AI và xem nhanh, tôi đồng ý. Tôi đã sao chép bài viết và dán vào một công cụ AI được thiết kế để phát hiện nội dung do AI tạo ra. Công cụ xác định rằng 82% văn bản là do AI tạo ra. Tài liệu “nguyên bản” duy nhất là một đoạn trích dẫn được rút gọn từ một thông điệp của Thánh GH Gioan Phaolô II và một câu duy nhất giới thiệu đoạn trích dẫn đó.

 

Không chỗ nào trong bài báo hoặc hạn mức ghi nhận có lưu ý rằng AI đã được sử dụng để tạo ra nội dung. Không có ghi chú của biên tập viên giải thích nguồn gốc của nó, điều này khiến tôi tin rằng các biên tập viên của ấn phẩm không biết người có tên gắn liền với bài báo đã gửi gì. Chính tác giả giả định đã cung cấp một tiểu sử dài, trong đó tác giả lưu ý rằng chủ đề của loạt bài gồm ba bài này rất gần gũi và thân thiết với ông.

 

Chủ đề là gì? Tính độc đáo của nền giáo dục Công giáo.

 

Điều trớ trêu này có thể sẽ không bị bạn bỏ qua. Tôi không biết tác giả giả định đã sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM – Large Language Models) nào để tạo ra văn bản mà anh ta đã chèn một trích dẫn và một dòng văn bản của chính mình vào đó, nhưng tôi biết điều này: Không một LLM nào thực sự đã học trường Công giáo hoặc được hưởng lợi từ nền giáo dục Công giáo. Được đào tạo về số lượng lớn văn bản – phần lớn trong số đó đã được sử dụng, như bất kỳ ai theo dõi sự phát triển của các LLM này đều biết, mà không có sự hiểu biết hoặc đồng ý của các tác giả – Chatbot AI đã tạo ra một bài luận sáu đoạn có thể chấp nhận được về tính độc đáo về điều gì đó nó chưa từng trải qua. Và tác giả giả định, dường như không thay đổi một từ nào, đã trình bày văn bản này như của mình.

 

Tôi cũng tin vào sự độc đáo của nền giáo dục Công giáo, mặc dù tôi chưa từng có kinh nghiệm về giáo dục Công giáo cho đến khi học cao học tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ. Có lẽ tôi đang đạo đức giả khi chỉ trích một Chatbot AI vì đã “viết” về điều gì đó mà nó có thể chưa bao giờ trải qua khi trải nghiệm của tôi còn quá hạn chế chăng? Tất nhiên, sự khác biệt là tôi có thể dùng kinh nghiệm hạn chế của mình và suy luận từ đó một cách tưởng tượng để hiểu được những lợi ích của nền giáo dục Công giáo, và tôi có thể nhìn thấy sự khác biệt mà nền giáo dục Công giáo đã tạo ra trong cuộc sống của những người tôi biết và ngưỡng mộ. Tôi có thể so sánh điều đó với nền giáo dục tiểu học và trung học không theo Công giáo của chính tôi và nhận ra những gì tôi thiếu sót.

 

Tôi lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở giữa vùng Trung Tây vào thập niên 70 và 80, và nền văn hóa đạo đức bảo thủ trong cộng đồng của chúng tôi đã được phản ánh trong các trường công lập, vì vậy, theo tiêu chuẩn ngày nay, nền giáo dục công của tôi là một nền giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức đó không nằm trong bối cảnh đức tin Công giáo, và đó là điều mà tôi có thể hiểu là tôi đã thiếu sót, trong khi một Chatbot AI không thể. Tất nhiên, tác giả giả định của bài tiểu luận do LLM tạo ra này có lẽ đã học được trong quá trình học Công giáo của mình rằng việc truyền tải văn bản mà ông không viết như của mình là vi phạm tinh thần của điều răn thứ bảy, ngay cả khi điều đó là không thể về mặt pháp lý để đánh cắp từ Chatbot vì nội dung do AI tạo ra không có bản quyền.

 

Nói cách khác, việc trải qua nền giáo dục Công giáo không đảm bảo rằng người ta sẽ sống phù hợp với những bài học đã học được trong đó.

 

Nói rằng sự bùng nổ của AI sáng tạo đã đưa chúng ta bước vào một thế giới mới đầy dũng cảm đã trở thành một câu nói sáo rỗng, nhưng những câu nói đó là những câu nói sáo rỗng vì chúng tự mặc nhiên là đúng. Trí tuệ nhân tạo có tiềm năng lớn trong việc làm cho công nghệ trở nên hữu ích hơn, nhưng cũng có mối nguy hiểm lớn nếu chúng ta sử dụng nó theo những cách làm xói mòn năng lực đạo đức và sáng tạo của tâm hồn con người – những năng lực bộc lộ đầy đủ nhất rằng chúng ta được tạo ra theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa.

 

SCOTT P. RICHERT

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

 

**************

 

ĐẶC ĐIỂM THUYẾT NGỘ ĐẠO

Nếu bạn dành đủ thời gian trong giới Công giáo, cuối cùng bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “Ngộ Đạo.” Thông thường nó được sử dụng theo nghĩa xúc phạm, tương tự như người theo chủ nghĩa tinh hoa, cụ thể là tin rằng mình có bí mật về kiến thức đặc biệt hoặc kiến thức nội bộ mà người khác không có được. Đôi khi cụm từ này biểu thị niềm tin rằng kiến thức cụ thể khiến một người trở thành người có niềm tin tốt hơn, một kiểu của “sự cứu rỗi nhờ kiến thức bên trong.” Trong bối cảnh này, Ngộ Đạo được đặt ngang hàng với kiến thức bí mật, ngụ ý rằng Ngộ Đạo tuyên bố sở hữu hoặc hành động dựa trên kiến thức bí mật.

 

Có giá trị nào đó đối với các định nghĩa phổ biến này, nhưng cuối cùng chúng không cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết toàn diện về Thuyết Ngộ Đạo thực sự là gì và có nguy cơ biến nó thành một từ ngữ có nghĩa xấu mơ hồ với chút ít nền tảng về lịch sử hoặc thần học. Suy cho cùng, Thuyết Ngộ Đạo là một tà thuyết lịch sử phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau Công Nguyên – và nó còn nhiều điều hơn thế nữa ngoài “kiến thức bí mật!” Trong bài viết này, chúng ta xem xét năm đặc điểm của Thuyết Ngộ Đạo lịch sử để hiểu rõ hơn về ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này.

 

1. THIÊN CHÚA SÁNG TẠO QUA SỰ PHÁT SINH

Thuyết Ngộ Đạo là một hệ thống tư tưởng phức tạp và đa diện, kết hợp ý tưởng từ nhiều truyền thống khác nhau, khiến việc giải thích trở thành một thách thức. Tuy nhiên, cốt lõi của tất cả các hệ thống Ngộ Đạo là ý tưởng về sự sáng tạo như một chuỗi các nguồn gốc từ Thiên Chúa. Đây là mấu chốt mà các hệ thống Ngộ Đạo khác nhau xoay quanh. Trong Thuyết Ngộ Đạo, Thiên Chúa sáng tạo bằng các phương tiện phát sinh, những sự phát ra này giống như những làn sóng xuất phát từ sự tồn tại của Thiên Chúa và khiến những thứ khác tồn tại. Bởi vì những sự phát ra này chính là bản chất của Thiên Chúa nên tư tưởng Ngộ Đạo luôn mang hương vị phiếm thần. Thiên Chúa không sáng tạo từ hư không; Ngài phát ra, giống như cách các Kitô hữu hình dung Chúa Thánh Thần “xuất phát” từ Chúa Cha và Chúa Con. Bản thân sự sáng tạo là một kiểu rước từ thần linh, thậm chí một số người Ngộ Đạo thô thiển còn giải thích như “sự tiết ra” từ Thiên Chúa, như Thánh Irênê đã phàn nàn trong kiệt tác thần học “Adversus Haereses” (Chống Lạc Giáo). Vì thế, nguyên lý đầu tiên của Thuyết Ngộ Đạo là sự sáng tạo như một sự phát sinh.

 

2. SỰ PHÁT SINH PHỤ CỦA CÁC THỜI ĐẠI

Điểm thứ hai là thứ tự phân cấp của các sự phát sinh này, với mỗi sự phát sinh tạo ra “sự phát sinh phụ” kế tiếp của nó. Ví dụ, sự xuất phát nguyên thủy của Thiên Chúa làm phát sinh những thực tại tâm linh khác; đôi khi những thực tế này là trí thông minh, giống như các thiên thần, trong khi vào những thời điểm khác chỉ là sự trừu tượng thuần túy hợp lý thuộc về thế giới thực thể (ví dụ: tâm trí, suy nghĩ, im lặng, sâu sắc, v.v...). Những sự phát ra này có nhiều tên khác nhau – Teleos, Bythos, Charis, Ennoea, v.v... Đôi khi chúng còn được nhóm lại thành những cặp nam-nữ gọi là “sóc vọng” – các thời điểm giao hội hoặc xung đối. Chúng ta có thể lạc vào một cái hang thỏ thực sự kỳ quái để thảo luận về tên chức năng của các sự phát ra khác nhau, nhưng điều đó sẽ đưa chúng ta đi quá xa. Chỉ cần lưu ý rằng các sự phát ra được gọi chung là Aeon (thời đại, niên kỷ, khoảng vô tận). Các Aeon này sinh ra nhau theo sự sắp xếp phức tạp của các sự phát ra, tạo ra các hệ thống phân cấp phức tạp. “Gia đình” này của Thiên Chúa và các sự phát ra liên tiếp của Ngài được gọi là Pleroma – thế giới siêu cảm giác.

 

3. SỰ MỤC NÁT CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

Nguyên lý thứ ba của Thuyết Ngộ Đạo là việc tạo ra thế giới vật chất như một sự lệch khỏi sự thuần khiết của Pleroma. Những huyền thoại Ngộ Đạo khác nhau tùy thuộc vào nguồn chúng ta đọc, nhưng tất cả đều đồng ý rằng tại một thời điểm nào đó, một trong các Aeon đã phát ra thứ gì đó không phản ánh sự thuần khiết được tìm thấy trong Pleroma. Một số người cho rằng đó là điều thiếu sót, số khác cho rằng đó là niềm đam mê hoặc tội lỗi của một trong các Aeon. Dù thế nào đi nữa, sự sai lệch này chính là sự sáng tạo vật chất, vũ trụ vật chất. Có những bất đồng về việc Aeon hoặc các Aeon chịu trách nhiệm gì cho việc này. Trong Thuyết Ngộ Đạo Kitô giáo, đó là tác phẩm của Satan hoặc (theo Thuyết Marcion) Thiên Chúa của Cựu Ước, Đấng là sự phát sinh thấp kém nổi loạn từ Đấng Duy Nhất. Những người theo Thuyết Ngộ Đạo thường gọi sinh vật này là Demiurge, hoặc đôi khi là Great Archon. Dù thế nào đi nữa, vấn đề là thế giới vật chất thể hiện sự băng hoại của sự thuần khiết tinh thần mà Đấng Duy Nhất đã hình dung ra.

 

4. CON NGƯỜI TỚI THẾ GIỚI SIÊU CẢM GIÁC

Vật chất được phát ra, những sự phát ra thứ cấp tiếp theo tạo ra những sinh vật vật chất, và do đó con người đi vào thế giới vật chất. Là những sinh vật trong chuỗi các sự phát ra thần thánh, con người thực sự có sự sống thần thánh trong mình, là “một phần của Chúa” theo nghĩa đen. Tuy nhiên, họ thấy mình được vật chất hóa trong bản chất hư hỏng của sự tồn tại vật chất, bị mắc kẹt trong sự tồn tại vật chất. Khi đó, sự cứu rỗi của con người được hiểu là sự ngược trở lại qua các Aeon cho đến khi chúng ta đến được Pleroma. Sự cứu rỗi là sự trở lại với sự tồn tại của Pleroma được coi là thuần túy tâm linh. Việc trở lại Pleroma qua việc đi lên Aeon về cơ bản là trở về nhà của chúng ta. Đó là kiểu quan niệm của Platon về thế giới, một quan điểm coi sự giác ngộ tâm linh như sự phủ nhận vật chất khi chúng ta dần dần quay trở lại sự tồn tại thuần túy tâm linh trong sự hòa hợp với Đấng Duy Nhất trong Pleroma. Làm sao chúng ta có thể quay trở lại qua các Aeon? Qua sự kết hợp giữa nghi lễ, kiến thức và chủ nghĩa khổ hạnh, tất cả đều tìm thấy trong các cấp bậc tôn ti của cộng đồng Ngộ Đạo.

 

5. MẶC KHẢI QUA HUYỀN THOẠI

Cuối cùng, chúng ta đến với nguyên lý thứ năm của Thuyết Ngộ Đạo, sự tiết lộ dần dần chân lý qua ngôn ngữ thần thoại. Việc đi lên qua các Aeon để trở lại Pleroma là chuyển động từ vật chất sang tinh thần, kéo theo sự thanh lọc trí tuệ. Một người mới bắt đầu không thể suy ngẫm về những chân lý siêu phàm theo cách mà một người thụ giáo dày dạn kinh nghiệm có thể làm, tâm trí của họ quá tối tăm bởi vật chất thô thiển. Vì vậy, các thầy dạy Ngộ Đạo đã sử dụng ngôn ngữ thần thoại để giải thích hệ thống của họ cho những người mới bắt đầu và những người chưa có kinh nghiệm. Chúng ta đã thấy các Aeon có thể được nhân cách hóa, nhân tính hóa và đặt tên như thế nào; sự xuất hiện của các Aeon sau đó sẽ được giải thích bằng thuật ngữ vật chất, ví dụ: thế giới được hình thành bởi nước mắt của Aeon Sophia, hoặc bởi tinh dịch của Demiurge.

 

Sau đó, khi người thụ giáo tiến bộ qua hệ thống phân cấp của cộng đồng Ngộ Đạo, ý nghĩa triết học và thần bí của những huyền thoại này sẽ được giải thích cho anh ta. Ngôn ngữ thần thoại này là lý do Thánh Augustinô, khi có cơ hội phỏng vấn Faustus, thầy dạy Ngộ Đạo, đã thất vọng trước người đàn ông này, người có những lời giải thích về Thuyết Ngộ Đạo “đầy rẫy những ngụ ngôn, về thiên đường, các vì sao, mặt trời và mặt trăng, bây giờ tôi không còn nghĩ ông ấy có thể quyết định một cách thỏa đáng những gì tôi rất muốn biết.” (Thánh Augustinô, Tự Thuật, Cuốn V). Tertullian cũng phàn nàn về các ngụ ngôn này, rằng người thụ giáo “ngay khi tìm thấy rất nhiều tên của các Aeon, rất nhiều cuộc hôn nhân, rất nhiều con cái, rất nhiều lối thoát, rất nhiều vấn đề, những may mắn và bất hạnh của một vị thần bị phân tán và bị cắt xén, liệu người đó có lưỡng lự tuyên bố rằng ‘có những ngụ ngôn và những gia phả vô tận’ mà vị tông đồ linh cảm bởi sự tiên đoán bị chỉ trích, trong khi các hạt giống tà giáo này cứ đâm chồi lên?” (Tertullian, Chống Lại Các Hoàng Đế Valentinian, Chương 3)

 

VĨ NGÔN

 

Điều thú vị là Thánh John Henry Newman, sử gia uyên bác, khi tóm tắt Thuyết Ngộ Đạo, đã bỏ qua bất kỳ đề cập nào đến “học thuyết bí mật.” Khi nói về bản chất của niềm tin Ngộ Đạo, ngài nói: “Thuyết Ngộ Đạo là… học thuyết về hai nguyên tắc, đó là sự xuất phát, bản chất ác tính nội tại của vật chất, tính vô tội của sự nuông chiều xác thịt, hoặc tội lỗi của mọi cảm giác khoái lạc.” (Tiểu Luận về Sự Phát Triển Học Thuyết Kitô Giáo, Chương 1, Mục 1, §1). Thánh Newman xác định một cách đúng đắn sự phát sinh và sự hư hoại của thế giới là những ý tưởng cơ bản của Thuyết Ngộ Đạo nhưng không đặt ra những tuyên bố về kiến thức bí mật trong số các nguyên lý chính của Thuyết Ngộ Đạo. Vậy thì từ đâu mà chúng ta có ý tưởng này?

 

 Có vẻ như việc thực hành bắt đầu bằng ngôn ngữ thần thoại đối với những ý nghĩa đơn giản và dần dần xếp lớp những ý nghĩa phức tạp hơn vào ngụ ngôn khi người thụ giáo tiến triển là điều đã làm nảy sinh khái niệm Ngộ Đạo bao gồm “kiến thức bí mật.” Như bạn có thể thấy, đây chỉ là một phần nhỏ của hệ thống Ngộ Đạo và nó cũng không dành riêng cho Thuyết Ngộ Đạo. Các giáo phái bí ẩn ngoại giáo, chẳng hạn như các giáo phái Isis, Eleusis và Mithras, cũng sử dụng phương pháp này. Trường phái triết học của Pythagore cũng vậy. Kitô giáo cũng sử dụng sự mặc khải dần dần về chân lý trong các nghi thức khai tâm. Ý tưởng về kiến thức dành riêng cho những người thụ giáo chỉ đơn giản là một chủ đề chung của tâm linh cổ xưa. Ngay cả Chúa Giêsu Kitô cũng xác định rằng có một kiến thức đặc biệt chỉ dành cho những người “có mắt để thấy.”

 

Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giêsu: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?” Ngài đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe.” (Mt 13:10-13, 16)

 

Có thể hiểu được rằng người ta lạm dụng các thuật ngữ “Thuyết Ngộ Đạo” và “Ngộ Đạo.” Cuối cùng, tà giáo Ngộ Đạo rất phức tạp và không dễ dàng tóm tắt bằng một thuật ngữ tiện dụng duy nhất. Tuy nhiên, hy vọng chúng ta có thể sáng suốt và chính xác hơn một chút trong cách nói khi sử dụng từ ngữ này.

 

PHILLIP CAMPBELL

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

 

Ngọc Lan sưu tầm

 

Xem thêm...

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

 14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Khi nghĩ đến chất độc, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cái tên nổi tiếng như cyanua, thạch tín, hay strychnine. Tuy nhiên chúng không phải là những chất độc nhất từng được biết đến.

Việc đánh giá độc tính của một chất không phải là một điều đơn giản. Ví dụ, nếu bạn nuốt thủy ngân lỏng thì phần lớn trường hợp chúng sẽ được thải ra ngoài mà không gây ra bất kì tổn hại nào. Tuy nhiên, nếu chúng ta hít phải hơi thủy ngân thì mọi chuyện sẽ cực kì tồi tệ.

  1. Dimethyl cadmium (CH3-CO-CH3)

Dimethyl cadmium - Hít vào là chết.

Dimethyl cadmium (CH3-CO-CH3) là một hợp chất thuộc nhóm hữu cơ kim loại. Nó là một chất lỏng không màu cực độc, bốc khói trong không khí. Nó là một phân tử tuyến tính với độ dài liên kết C-Cd là 213 pm. Hợp chất tìm thấy việc sử dụng hạn chế như một thuốc thử trong tổng hợp hữu cơ và trong lắng đọng hơi hóa học kim loại (MOCVD). Nó cũng đã được sử dụng trong quá trình tổng hợp hạt nano cadmium selenide , mặc dù những nỗ lực đã được thực hiện để thay thế nó trong khả năng này do độc tính của nó.

Chất này cũng có cả hai tính chất đáng sợ là cháy khó dập tắt và dễ nổ, nhưng sự đáng sợ của nó lại đến từ nồng độ độc chất nó đem lại. Chỉ vài phần triệu gram hơi dimethyl cadmium phân tán trong thể tích 1 mét khối vuông cũng đã đủ khiến một người vong mạng.

Độc tính của dimethyl cadmium gây ra cả ảnh hưởng cấp tính và mãn tính lên cơ thể người. Khi được hít vào, chất độc này nhanh chóng hấp thụ vào máu, từ đó lan rộng khắp cơ thể, gây tác động gần như tức thì lên các cơ quan như phổi, gan, thận. Thậm chí, ngay cả khi nạn nhân vẫn còn sống vài giờ sau khi hít phải khí này thì hậu quả sau đó cũng rất khủng khiếp. Chất độc này là tác nhân gây ung thư cực mạnh. Nghe đến đây chắc bạn cũng tưởng tượng được sức tàn phá của Dimethyl cadmium khủng cỡ nào.

Vậy nếu vô tình làm tràn dimethyl cadmium ra ngoài, làm cách nào để làm sạch, tốt nhất là bạn đừng bao giờ để điều đó xảy ra. Bởi việc dùng nước rửa, hay quét là không thể vì kích thích phản ứng cháy nổ. Thậm chí, chờ dimethyl cadmium phân hủy cũng không khả thi, do chất mới tạo ra còn dễ nổ hơn cả chất ban đầu.

  1. Brodifacoum

Brodifacoum là một hóa chất diệt thú vật bằng cách ngăn đông máu, dẫn đến chảy máu trong liên tục.

Brodifacoum là một chất chống đông máu rất mạnh làm giảm mật độ vitamin K trong máu, gây chảy máu trong và tử vong. Nó được bán dưới dạng thuốc diệt chuột có những tên như Talon, Jaguar và Havoc. Con người và thú cưng cũng sẽ phải chịu tình cảnh tương tự dù chỉ chạm nhẹ vào vật nhiễm độc. Chất độc thẩm thấu qua da và được giữ lại trong cơ thể trong nhiều tháng. Những động vật ăn phải loài gặm nhấm nhiễm độc cũng có nguy cơ dính phải.

  1. Cyanide (xyanua)

 

Hạt táo có chứa Cyanide.

Cyanide có lẽ là chất độc nổi tiếng nhất vì nó được dùng trong rất nhiều vụ tấn công khủng bố. Nếu một người hít hoặc hấp thụ Cyanide qua đường tiêu hóa, người đó sẽ chết trong vòng 20 giây do ngạt thở.

Các nhà khoa học nói rằng Cyanide và Strychnine là khá giống nhau về độc tính, nhưng Cyanide có tiếng tâm hơn nhiều. Hợp chất hóa học này có thể được tìm thấy trong các nhà máy, vi khuẩn, nấm và trong hạt của một số loại trái cây.

Hạt táo có chứa Cyanide, tuy nhiên, bạn chỉ có thể ngộ độc khi nhai và nuốt ít nhất 150 hạt táo, điều này sẽ khiến bạn co giật, suy hô hấp, trụy tim và chết trong vòng vài giây.

  1. Thạch tín

Độc tố phổ biến này sẽ không nguy hiểm khi ở liều lượng nhỏ. Trên thực tế, một báo cáo vào năm 2017 cho biết, 2 triệu người Mỹ thường xuyên tiếp xúc với thạch tín từ nước giếng.

Tiếp xúc với thạch tín trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư, còn nếu sử dụng một lượng lớn thạch tín pha vào thức uống (không mùi, không vị), bạn sẽ chết.

Đó cũng là lý do tại sao thạch tín lại được những kẻ giết người ưa chuộng trong thế kỷ 19 ở Anh. Ói mửa, tiêu chảy là triệu chứng đầu tiên, tùy vào liều lượng mà cái chết sẽ đến trong vòng 2 giờ cho tới 2 ngày.

  1. Botulinum

Botulinum độc gấp 40 triệu lần Cyanide và có thể giết chết một người chỉ với một lượng bằng 80 nanogram. Các triệu chứng bao gồm việc đầu tiên mặt bạn sẽ tê liệt, sau đó là đến chân tay và cơ quan hô hấp của bạn.

Thật không may, như đã đề cập ở đầu bài, loại độc này có thể xuất hiện trong thực phẩm mặc dù rất hiếm, vì vậy nếu sau khi ăn thứ gì đó mà cảm thấy cơ mặt bắt đầu tê liệt và không thể nói được hãy đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

  1. Thủy ngân

Thủy ngân tồn tại một cách tự nhiên trong không khí, nước và đất, nhưng nó rất nguy hiểm khi được hình thành bên trong cá và trở thành Methylmercury. Vì đây là con đường dễ nhất để thủy ngân đi vào cơ thể chúng ta khi ăn phải. Nó nằm ở thứ hạng cao trong danh sách bởi vì chỉ một lượng rất nhỏ thủy ngân cũng có thể gây tử vong. Đã từng có nhiều vụ tử vong khi tiếp xúc với thủy ngân, trong số đó là một nhà khoa học Anh vào năm 1996. Cô đã thực hiện tất cả các biện pháp an toàn khi làm việc với chất độc hại nhưng vẫn gặp nguy hiểm khi nhỏ 2 giọt thủy ngân lên tay mặc dù đã mang găng bảo vệ, trong vài tuần sau đó, cô bị suy giảm thần kinh, hôn mê và tử vong.

  1. Strychnine

Strychnine là một chất được tìm thấy với liều lượng cao trong cây mã tiền được bào chế thành nhiều loại thuốc khác nhau. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu bao gồm uống nhầm rượu xoa bóp có ngâm hạt mã tiền, ngộ độc thuốc trừ sâu chứa Strychnine, sử dụng các chế phẩm ma túy như Cocain và Heroin có pha Strychnine hoặc thậm chí bị ô nhiễm thực phẩm và nước.

Nếu bị đầu độc, bạn sẽ biết trong vòng 15-60 phút bởi các triệu chứng lo lắng, đau cơ, co thắt và ở liều cao sẽ dẫn đến suy hô hấp và chết não. Nếu bạn cố cầm cự và vượt qua 12 giờ, bạn có thể sống sót.

  1. Polonium

. Về lý thuyết, một gam Polonium 210 có thể giết chết 10 triệu người nếu ăn phải. Được phát hiện vào năm 1898, các nguyên tố phóng xạ Polonium là nguyên nhân gây ra cái chết của Yasser Arafat, nhà lãnh đạo Palestin bất đồng chính kiến với Nga.

Polonium được liệt vào danh sách các chất độc nguy hiểm nhất của thế kỉ 21. Nó không được sử dụng trong nghiên cứu sinh học vì vô cùng nguy hiểm cho tất cả các sinh vật sống. Hình thức phổ biến nhất của nó là Polonium 210, nó bị báo buộc nguy hiểm gấp 250.000 lần hydri cyanide. Điều này giải thích tại sao Mỹ dùng Polonium để thả xuống Nagasaki với những gì họ cho là dự án Dyton của Mahattan. Về lý thuyết, một gam Polonium 210 có thể giết chết 10 triệu người nếu ăn phải, tiêm hoặc hít. Bức xạ của nó có thể gây ung thư cho con người.

  1. Tetrodotoxin

Chất độc này bắt nguồn từ cá nóc.

Viết tắt là TTX, Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh gây tử vong có tên bắt nguồn từ cá nóc. Nếu bạn ăn phải chất độc cá nóc, bạn sẽ gặp những triệu chứng như liệt miêng, rối loạn, liên tiếp những cơn co giật, hôn mê và cuối cùng là cái chết. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng 17 phút hoặc tối đa là 6h. TTX đứng đầu trong danh sách các chất độc giết người.

Chỉ cần một lượng rất nhỏ những chất này cũng đủ làm bạn tử vong. (Nguồn ảnh: AMC).

Sau đây là 5 loại chất độc mạnh nhất thế giới từng được biết đến. Chúng độc gấp hàng trăm lần so với các chất kịch độc như xyanua hay strychnine.

  1. Chất độc Ricin

 

Ricin được trích xuất từ hạt của cây thầu dầu (Ricinus communis). (Nguồn ảnh: Flickr). Chất độc thực vật cực kỳ độc hại này đã được sử dụng để giết chính trị gia nổi tiếng Bulgaria Georgi Markov khi ông đang sống lưu vong ở London. Vào ngày 07 tháng 9 năm 1978, khi Markov đang đứng chờ xe buýt gần Waterloo Bridge (Anh) thì ông bất ngờ cảm thấy có cái gì đó chạm vào đùi của mình.

Ông nhìn ra phía sau và thấy một người đàn ông đang cúi xuống nhặt một chiếc ô. Markov lập tức cảm thấy bị hoa mắt và ngất xỉu ngay ở trạm xe buýt. Ông được đưa tới bệnh viện với triệu chứng sốt cao và qua đời ba ngày sau đó.

Khám nghiệm tử thi cho thấy một quả cầu rất nhỏ làm bằng một hợp kim platinum- iridium dính trên đùi Markov. Quả cầu có phủ nhiều kim nhỏ được bôi một ít chất ricin và chính chất này là nguyên nhân gây ra tử vong.

Ricin được trích xuất từ hạt của cây thầu dầu (Ricinus communis). Chất này là một loại glycoprotein gây cản trở quá trình tổng hợp protein và từ đó gây chết tế bào. Chỉ cần 1mg cho mỗi kg cơ thể người cũng đủ làm tử vong nạn nhân.

  1. Chất độc VX

Năm 1950, VX đã bị cấm trên toàn thế giới vì quá mức độc hại. (Nguồn ảnh: zidbits). VX là một chất độc thần kinh trích xuất từ dầu nhớt bôi trơn động cơ. Ban đầu, loại chất này được phát minh và sử dụng trong thuốc trừ sâu. Tuy nhiên đến năm 1950, VX đã bị cấm trên toàn thế giới vì quá mức độc hại. VX can thiệp quá trình truyền tải thông điệp thần kinh giữa các tế bào bằng cách tác động lên một loại phân tử có tên là acetylcholine.

Sau khi acetylcholine đã truyền đi thông điệp thần kinh, chúng cần phải được phá hủy bằng một loại enzyme có tên là acetylcholinesterase. Nếu không chúng sẽ tiếp tục gửi đi tín hiệu mãi mãi. VX ngăn chặn hoạt động của enzyme acetylcholinesterase, khiến cho acetylcholine hoạt động liên tục. Từ đó cơ bắp của bạn sẽ mất kiểm soát và bạn sẽ chết vì co thắt và ngạt thở.

  1. Chất độc Batrachotoxin

Chất độc Batrachotoxin được lấy từ những con ếch độc. (Nguồn ảnh: musemalady). Có lẽ chúng ta đều quen thuộc với hình ảnh của những người da đỏ Nam Mỹ sử dụng ống thổi phi tiêu để đi săn bắt động vật. Nhưng đã có bao giờ bạn nghĩ rằng vì sao nhưng chiếc phi tiêu bé tẹo như vậy lại có thể giết được cả một con trâu? Đó là vì chúng đã được tẩm một loại chất kịch độc có tên là Batrachotoxin lấy từ những con ếch độc.

Những người thổ dân sẽ cố gắng bắt những chú ếch càng có màu sắc sặc sỡ càng tốt và nướng chúng trên ngọn lửa. Những con ếch này sẽ chảy ra chất độc và những thổ dân sẽ hứng lấy rồi bôi lên phi tiêu.

Batrachotoxin gây tử vong bằng cách tác động lên các kênh ion Na + trong tế bào của cơ bắp và dây thần kinh, khiến cho chúng không thể đóng khép lại được. Điều này sẽ khiến cho dòng ion Na + lưu chuyển liên tục và từ đó gây ra chết do suy tim.

Tuy nhiên, điều thú vị ở đây là bản thân những con ếch vốn không độc. Độc tố mà chúng có được là nhờ những con bọ cánh cứng mà chúng hay ăn trong rừng.

  1. Chất độc Maitotoxin

Đây là loại độc chất nguy hiểm nhất tồn tại trong cơ thể của các động vật biển. (Nguồn ảnh: Flickr).

Maitotoxin là loại độc chất nguy hiểm nhất tồn tại trong cơ thể của các động vật biển. Loại độc chất này được hình thành trong một loại tảo và có cấu trúc rất phức tạp. Vì thế chúng rất khó để tổng hợp nhân tạo. Maitotoxin sẽ làm tăng dòng chảy của các ion canxi qua màng tế bào cơ tim, gây suy tim và tử vong.

  1. Chất độc Botulinum toxin

Chỉ cần một nanogram trên mỗi kg cơ thể của chất này cũng đủ làm tử vong ngay lập tức. (Nguồn ảnh: npr).

Các nhà khoa học hiện nay đều đồng ý rằng botulinum toxin, một hợp chất được sản xuất bởi những vi khuẩn kỵ khí, là chất độc nhất được biết đến. Chỉ cần một nanogram trên mỗi kg cơ thể của chất này cũng đủ làm tử vong ngay lập tức.

Có nhiều loại độc tố botulinum khác nhau với loại A là loại mạnh nhất. Cấu trúc của chất này là một polypeptide, bao gồm hơn 1.000 phân tử axit amin nối với nhau.

Chúng gây tê liệt cơ bắp bằng cách ngăn chặn việc tạo ra các phân tử thần kinh acetylcholine.

Tuy nhiên, loại chất này lại được áp dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp. Một lượng nhỏ vừa đủ của botulinum sẽ làm các bó cơ mặt ngưng hoạt động và từ đó giảm thiểu nếp nhăn.

 

 Nguyên Thy sưu tầm

Xem thêm...

Lịch Sử Của Các Phương Pháp Giảm Đau Từ Gây Tê Đến Gây Mê Toàn Thân

Lịch Sử Của Các Phương Pháp Giảm Đau

Từ Gây Tê Đến Gây Mê Toàn Thân


Mất cảm giác đau là một điều rất hữu ích cho bệnh nhân khi cần tiến hành phẫu thuật. Nhưng để làm được việc này thì không phải lúc nào cũng dễ dàng.
 
Bức tranh toàn cảnh về các phương pháp giảm đau đã được phát triển qua nhiều thế kỷ, từ những loại thảo mộc vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên cho đến lidocain, loại thuốc gây tê phổ biến nhất hiện nay. 
 
Gây mê giảm đau là một phát minh tuyệt vời. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu về cơ chế tác dụng khi tiến hành gây mê. Những gì chúng ta đã biết chỉ là vai trò [giảm đau] quan trọng của gây mê trong y học qua nhiều thế kỷ.
 
Tôi đã nhận thấy rất rõ ràng vai trò này trong một tình huống không mấy thoải mái vào khoảng hơn 35 năm trước. Khi đó, tôi cần mổ lấy thai cấp cứu cho một phụ nữ chỉ với lidocain là thuốc gây tê duy nhất. Vào thời điểm bấy giờ, phương pháp gây tê ngoài màng cứng chưa được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, sẽ không có bác sĩ gây mê nào sẵn sàng cho ca cấp cứu lúc 2 giờ sáng như thế này.
 
Các bậc cha mẹ muốn tôi làm tất cả những gì có thể cho đứa trẻ, trong khi lúc đó tôi còn rất trẻ và chỉ mới thực hành [mổ lấy thai] được một năm. Chúng tôi đã vội vàng đưa cô ấy trở lại phòng mổ cùng với hy vọng bác sĩ gây mê sẽ có mặt kịp thời trước khi tôi phải rạch da cô ấy.
 
Chỉ có duy nhất một bác sĩ gây mê trong bệnh viện vào lúc nửa đêm. Nhưng anh ấy đang phải tiến hành hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân trên một tầng khác. Những ngày tháng đó, chúng tôi không có bác sĩ gây mê chuyên cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
 
Nhịp tim của thai nhi thấp đến mức nguy hiểm, khoảng 60 (bình thường là 120 – 150). Em bé sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng hoặc tử vong nếu không được lấy ra trong vòng vài phút. Và sự lựa chọn duy nhất mà chúng tôi có là phẫu thuật bằng thuốc gây tê cục bộ, lidocain. 
 
Trước đó tôi chỉ mới đọc về cách gây tê cục bộ trong mổ lấy thai, và bằng cách nào đó, tôi đã nhớ ra liều tối đa có thể dùng mà không gây độc. Ít nhất tôi cũng biết rằng tôi có thể sử dụng bao nhiêu. Nhưng nếu cô ấy cần thêm thì sao? Nếu nó không hoạt động thì sao?
 
Từng giây trôi qua và nhịp tim thai vẫn ở mức thấp xung quanh 60. Tôi buộc phải đưa ra quyết định. Cha mẹ đứa trẻ cầu xin tôi làm điều gì đó, họ nói với tôi rằng: “Hãy cứu lấy đứa con của chúng tôi”. Tôi đã cầu nguyện và bắt đầu tiêm lidocain khi rạch da theo các lớp, cần đợi vài giây để lidocain phát huy tác dụng ở mỗi lớp và cuối cùng em bé sẽ ra ngoài sau hai phút. Nếu đầy đủ thuốc mê, tôi có thể lấy thai nhi ra trong vòng chưa đầy một phút nếu cần. Nhưng trong trường hợp này, tôi phải đợi ở từng bước để lidocain phát huy tác dụng.
 
Thật may mắn rằng bệnh nhân của tôi không cảm thấy gì và đứa bé đã ổn sau ít phút. Tạ ơn Chúa! Bác sĩ gây mê đã xuất hiện khoảng 10 phút sau khi chúng tôi bắt đầu và anh ấy có thể gây mê toàn thân cho cô ấy khi tôi kết thúc cuộc phẫu thuật.
 
Tình huống này rất hiếm gặp vào ngày nay. Ít nhất thì tôi cũng hy vọng nó sẽ không xảy ra. Có rất nhiều câu chuyện như vậy, về những điều chúng ta từng làm sẽ không bao giờ còn xảy ra vào ngày nay. Và rất nhiều câu chuyện trong quá khứ khác đã cho chúng ta thấy được sự thay đổi ngoạn mục của các phương pháp giảm đau.
 
Cây thuốc phiện 
 
gayme4
 
Một trong những khám phá nổi tiếng nhất trong lĩnh vực giảm đau là cây thuốc phiện (cây anh túc). Các nền văn minh ban đầu sử dụng cây thuốc phiện và các loại thảo mộc khác để giảm đau. Người Sumer đã sử dụng cây thuốc phiện từ 4000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ, các công ty dược phẩm đã tìm ra cách tạo ra nhiều loại thuốc giảm đau mạnh hơn từ cây thuốc phiện. Do đó, việc sử dụng thuốc phiện đã nhanh chóng nhường chỗ cho morphin, heroin, và các loại thuốc phiện bán tổng hợp và tổng hợp ngày nay. Mặc dù đang bị nhiều người lạm dụng, nhưng tác dụng giảm đau của những loại thuốc này vẫn quan trọng đối với hàng triệu người.
 
Nhưng anh túc không phải là loại thảo mộc duy nhất được sử dụng để giảm đau. Vào khoảng năm 2250 trước Công nguyên, người Babylon đã sử dụng cây Thiên tiên tử (Hyoscyamus niger) để chữa đau răng.
 
Vào năm 1600 trước Công nguyên, người Trung cộng đã sử dụng một phương pháp giảm đau rất khác là châm cứu. Các loại thuốc giảm đau khác cũng đã được sử dụng. Thần y Hoa Đà nổi tiếng của Trung cộng đã sử dụng mafeisan (hỗn hợp rượu và thảo dược) làm thuốc gây mê để tiến hành phẫu thuật vào khoảng năm 160 sau Công nguyên.
 
genk1 Người ta tin rằng hỗn hợp này có thể là morphin hoặc thuốc phiện. Thật không may, Hoa Đà đã bị hành quyết vì lý do chính trị và các tài liệu y học phong phú của ông trước đó đã bị thiêu hủy.
Người Trung cộng đã sử dụng một phương pháp giảm đau rất khác là châm cứu. Biểu đồ châm cứu với một loạt các điểm được chỉ ra trên hình một người đàn ông
 
Khí Ete
gayme6 Vào khoảng thời gian gần đây hơn, chính xác là năm 1540, Valerius Cordus, một bác sĩ và nhà thực vật học người Đức đã phát minh ra “dầu ngọt vitriol” từ ete dietyl thông qua quá trình chưng cất etanol và acid sunfuric.
 
Vào năm 1846, Nha sĩ William T.G. Morton đã trình diễn công khai ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng ete làm thuốc mê tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Trong khi bác sĩ Crawford Long mới thực sự là người đầu tiên sử dụng ete trong thực hành phẫu thuật của ông vào năm 1842 tại Jefferson, Georgia.
 
gayme7 
Mặc dù tiến sĩ Morton đã nhận được rất nhiều danh tiếng nhờ sử dụng ete. Nhưng trên toàn thế giới cũng có rất nhiều trường hợp gây mê thành công nổi tiếng khác.
 
Tiến sĩ Seishu Hanaoka, ở Nhật Bản, đã phát triển một công thức đường uống từ các loại thảo mộc tên là “Tsusen-san”. Ông đã sử dụng công thức này để gây mê toàn thân cho cô Kan Aiya 60 tuổi trước phẫu thuật cắt bỏ một bên vú do ung thư. Ca phẫu thuật được thực hiện thành công vào ngày 13/10/1804. Có tài liệu cho rằng tiến sĩ Hanaoka đã dành hơn 20 năm để phát triển loại thuốc mê Tsusen-san của mình, và tiến hành thử nghiệm trên vợ của ông và 10 đối tượng khác.
 
gayme8 
Ether là một thành công lớn trong lĩnh vực gây mê. Năm 1856, chính Tiến sĩ Edward Robinson Squibb đã phát minh ra một dạng ether tinh khiết về mặt hóa học. Hai năm sau, ông thành lập công ty dược phẩm Squibb and Sons. Ngày nay Squibb là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới.
 
Khí nitơ oxit
gayme9
 
Joseph Priestley nổi tiếng với việc “khám phá” ra oxy, ông cũng là người đầu tiên sản xuất và mô tả khí nitơ oxit (N2O) vào năm 1772. Priestly là một nhà thần học người Anh và một nhà hóa học tự học. Nhiều năm sau đó, nhà khoa học Sir Humphry Davy đã đề xuất việc sử dụng nitơ oxit để giảm đau. Nhưng thay vào đó, nitơ oxit đã được sử dụng như “khí cười”, một món đồ chơi và giải trí trong một thời gian dài. Mãi cho đến năm 1844, nha sĩ Horace Wells mới sử dụng nitơ oxit để giảm đau khi nhổ răng.
 
Năm 1847, hợp chất chloroform, tương tự như ether đã được dùng làm thuốc gây mê sản khoa cho phụ nữ chuyển dạ. Điều này nhanh chóng trở nên rất phổ biến sau khi Tiến sĩ John Snow sử dụng chloroform cho Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh khi bà sinh con trai vào năm 1844.
 
Cocaine
gayme10 
Các pháp sư Incan là những người đầu tiên sử dụng cocain để giảm đau. Sau đó, vào năm 1884, hợp chất này đã được đưa vào sử dụng như một loại thuốc gây mê cho phẫu thuật mắt cho đến tận ngày nay. Năm 1898, Tiến sĩ August Bier lần đầu tiên sử dụng cocain để gây tê tủy sống.
 
Năm 1944, Lidocain mà tôi đã sử dụng cho bệnh nhân của mình cách đây 35 năm đã được phát hiện và hiện vẫn được sử dụng rộng rãi.
 Năm 1846, bác sĩ Oliver Wendell Holmes đôi khi được cho là người đã đặt ra thuật ngữ “gây mê” sau khi đọc về màn trình diễn sử dụng ether của tiến sĩ Morton.
 
Hai phương pháp gây mất cảm giác đau cơ bản hiện nay
 Gây tê cục bộ, chẳng hạn như lidocain. Đây vẫn là loại thuốc gây tê cục bộ phổ biến nhất khi đóng vết thương (bằng chỉ khâu hoặc ghim phẫu thuật). Có rất nhiều phiên bản khác nhau của lidocain với các đặc tính riêng biệt được sử dụng cho các tình huống cụ thể. Nói một cách đơn giản, những hóa chất này ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh từ vị trí đau đến não bộ bằng cách ức chế các kênh natri trên màng tế bào. Vì vậy cơn đau sẽ trở lại khi hết thuốc tê.
 
Gây mê toàn thân là một cách giảm đau khác. Trong trường hợp này, bệnh nhân không còn cảm giác về bất kỳ cơn đau nào nhưng vẫn duy trì tất cả các chức năng sống quan trọng. Những chất gây mê toàn thân có tác dụng giảm đau nhờ khả năng ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh qua synap. Tuy vậy, sau hơn 150 năm sử dụng, người ta vẫn chưa hiểu rõ chính xác cách thức hoạt động của những loại thuốc gây mê dạng hít này.
 
Điều thú vị là khi ai đó được gây mê toàn thân, họ sẽ không mơ. Ngày nay, gây mê toàn thân là một ngành khoa học trong đó các loại thuốc đường tĩnh mạch được sử dụng kết hợp với khí mê dạng hít để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Và một điều cuối cùng, đừng hỏi bác sĩ gây mê về cách mà thuốc mê thực sự có tác dụng. Bởi vì họ sẽ bị chìm đắm trong mớ kiến thức đồ sộ về chuyên ngành này nếu cố gắng đưa ra câu trả lời. 
 
Tiến sĩ Peter Weiss là khách mời thường xuyên của các đài truyền hình địa phương và quốc gia, báo chí và đài phát thanh. Ông là trợ lý giáo sư lâm sàng sản phụ khoa tại Trường Y David Geffen tại UCLA trong 30 năm, ông đã nghỉ việc để có thể hỗ trợ về mặt lâm sàng cho người có nhu cầu trong đại dịch Covid.
 
 
Peter Weiss  _  Tú Liên
Xem thêm...

Hương cốm _ Hồn dân tộc

Hương cốm _ Hồn dân tộc

 BM

‘Gió thổi mùa thu hương cốm mới’

 

Đầu thu, khi quả thị vàng như mặt trăng ‘dắt mùa thu vào phố’, khi hương ổi ‘phả vào trong gió se”, khi quả na bắt đầu mở mắt, khi quả hồng chín đỏ và chuối tiêu lốm đốm trứng cuốc ấy cũng chính là mùa cốm mới đã về…

 

Trong thời tiết tuyệt diệu của mùa thu, nắng vàng như mật và gió se lạnh, sữa hạt lúa như đã tích tụ cả tinh hoa của trời và đất nên hạt cốm thật dẻo, thật ngọt và thật thơm.

 

BM

 Những ngày đầu thu, lỡ đi ngang qua làng Vòng, sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương. Nguyên liệu được dùng làm cốm là lúa nếp non, là lúa chỉ mới qua thì ngậm sữa. Ngay khi bông lúa bắt đầu uốn câu (không quá non mà cũng không quá già), người dân làng Vòng sẽ thu hoạch để làm cốm. Trước khi gặt lúa, người ta phải xét đến độ non của lúa nếp, phải đạt đến độ “búng sữa” thì mới gặt.

 

Lúa nếp non gặt về được tuốt hạt, sàng sảy bớt vỏ và tạp chất, khéo léo đãi nếp trong bể nước để chọn hạt mẩy, căng bóng. Sau đó nếp được đem rang bằng chảo gang đúc, đế dày. Khi rang phải đảo thật đều tay, nhất là củi đun phải là thứ củi gỗ cháy âm, chứ không được dùng đến củi rơm hay củi đóm. Xay, giã cũng cần phải gượng nhẹ, chày giã không được nặng quá, mà giã thì phải đều tay, không được chậm vì cốm sẽ nguội đi.

 

BM

Thóc giã xong rồi đem ra sàng sảy, còn phải qua một giai đoạn nữa là hồ. Người ta lấy mạ giã ra, hòa với nước, làm thành một thứ phẩm xanh màu lá cây rồi hồ cốm cho thật đều tay, những hạt cốm mộc lên xanh như ngọc, được tãi ra thật mỏng trên những mảnh lá chuối hay lá sen (người ta gọi thế là lá cốm hay mẻ cốm). Những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, như một sự bí mật trân trọng và khe khắt, giữ gìn, làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ. Không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được như ở làng Vòng, một huyện cách trung tâm Hà Nội gần chục cây số.

 

Quà quý tiến vua

 

Cốm Vòng được xem là đặc sản bậc nhất nên đã được liệt kê vào hạng quà đem tiến vua, ‘để Ngài ngự’:

 

BM

BM

BM

Về chuyện mang cốm vào tiến vua triều Nguyễn ở kinh thành Huế, sử chép lại rằng:

 

“Cốm phải đặt trên hỏa lò do hai người cáng, trên hỏa lò đốt than tàu có nồi đồng nước xôi liu diu để giữ cốm trong rá treo cao bên trên luôn luôn tươi, thế mà khi tới kinh cũng chỉ lấy được một phần mười số đem đi để dâng lên Ngài ngự! Đoàn tiến cốm gồm tới trên ba chục người, đi cả tháng mới về…”

 

Đại Nam nhất thống chí (do Quốc Sử Quán triều Tự Đức soạn năm 1865–1882 là sách xưa nhất có nói đến cốm Vòng, có ghi “cốm dẹp: ở xã Dịch Vọng tốt ngon nhất, gọi cốm Vòng”. Đồng Khánh địa dư chí (soạn năm 1886–1887) nhắc lại: “Xã Dịch Vọng còn có nghề làm cốm xanh, thanh nộn nhu mễ”. Như vậy, từ nửa cuối thế kỷ XIX, cốm Vòng đã được biết đến ở Huế, có lẽ những mẻ cốm tiến đã góp phần làm nên sự nổi tiếng này.

 

Thức quà thanh nhã, tinh khiết

 

BM

 Cốm thành phẩm phải được gói trong hai lần lá: bên trong là lá ráy xanh và mát để giữ cốm không khô và không phai nhạt màu xanh ngọc, lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng. Mùi thơm dịu nhẹ của lúa non xanh màu lưu ly đặt trong những tàu lá sen tròn cũng xanh muôn muốt màu ngọc thạch.

 

Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết về màu của lúa non ấy: “Cái màu xanh của cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả màu xanh của ngọc thạch. Cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen phấn làm đĩa đựng càng thấy mình cùng tạo vật sao mà nó chan hòa cảm thông đến được như thế.”

 

Cái duyên của cốm không cần sự điểm trang thái quá, mà coi thường những thứ đắp vào nó từ bên ngoài. Kỳ lạ thay cứ phải là lá sen mới gói được cốm, sợi rơm để gói cốm cũng thơm mùi lúa chín, quàng vào gói cốm lồng phồng. Cứ thử hình dung người ta lấy giấy bóng kính để gói cốm và dùng dây lụa để buộc gói cốm, đã thấy kệch cỡm kỳ cục đến mức cốm không còn là cốm nữa. Như thể trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

 

BM

Vào mùa cốm mới, những người phụ nữ Hà Thành xưa sẽ khẽ khàng mang gói cốm bọc trong lá sen thơm thảo mộc mạc ấy đặt lên bàn thờ cúng thần thánh, gia tiên. Thức quà tinh khiết ấy còn hơn cả một món ăn thông thường. Cốm đã trở thành nét văn hóa chỉ có một vùng đất nước một mùa đất nước được sản sinh ra, và từ đây đến với nhân gian xa lạ vẫn tươi nguyên thơm lành ngọt thanh, dẻo mềm niềm âu yếm của tâm hồn dân tộc.

 

Những buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng đầu trùm nón lá gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng êm dịu những ân tình của mùa thu. Ai có thể cầm lòng cho đặng trước những hạt cốm xanh đượm mùi thơm lúa non, gói mình trong lá sen với hương thơm dịu nhẹ vào một buổi sáng mùa thu, trời trong xanh như ngọc.

 

BM

 Cốm là món quà thanh khiết của Thần Nông, đến từ nơi đồng quê bát ngát tách biệt với những gì phàm tục. Vì thế, ăn cốm cũng phải bằng một cách thanh lịch; tay phải nhón lấy một nhúm cốm thả vào lòng bàn tay trái, rồi thong thả nhón từng chút một, vừa ăn ngẫm nghĩ…

 

Vậy nên nhà văn Thạch Lam mới viết: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ, mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.”

 

Mùa thu cũng là thời điểm những quả hồng đỏ mọng, trái chuối trứng cuốc vàng ươm thơm phưng phức, vị ngọt lành của các loại quả mọng hòa hợp với vị cốm thanh nhã, dẻo thơm. Cốm Vòng xanh màu lưu ly để ở bên cạnh những trái hồng trứng thắm mọng, màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ giản dị thanh khiết, một thứ rực rỡ vương giả; Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc; hai món màu sắc và vị tương phản ấy kỳ lạ thay lại nâng đỡ nhau một cách trọn vẹn, phải chăng vì thế mà người xưa chọn Cốm và Hồng để làm lễ sêu, biểu trưng cho hạnh phúc được lâu bền.

 

BM

 Cốm là một thứ quà quý mà lại không để được lâu, nên người ta mới nghĩ ra các món có đường để bảo quản cốm. Cổ kính nhất là cốm nén để cho cốm không bị mốc mà ăn vẫn dẻo ngon, hoặc cốm xào, bánh cốm, chả cốm, xôi cốm. Chỉ riêng cốm thôi đã làm nên bánh cốm Nguyên Ninh trứ danh – là món không thể thiếu trong lễ cưới hỏi. Rồi chả cốm Ước Lễ, phàm là món gì có cốm cũng trở nên ngon lành vậy.

 

Nhưng nội các thứ quà làm bằng cốm, thanh nhã và dễ ăn nhất có lẽ là chè cốm, một thứ chè đường có thả những hạt cốm Vòng. Chè cốm để nguội ăn thơm thoang thoảng mùi hoa bưởi, mùi lúa nếp, nước chè ngọt dịu, thanh bởi đường phèn và nước dừa tươi, bột sắn, cốm dẻo, thơm khác biệt với tất cả các loại chè khác.

 

Cốm không thể ăn nhiều; gánh cốm cũng thong thả chứ không như gánh rau, và cốm cũng không thể làm nhiều theo kiểu sản xuất hàng loạt như nhà máy sản xuất bánh kẹo.


BM

 Nhưng dẫu là món nào thì chẳng gì hơn nổi một lá cốm Vòng tươi sạch trong chiếc lá sen mới hái. Cốm vẫn đặc biệt nhất khi ăn chỉ riêng cốm thôi; không kèm theo bất cứ thứ gì mới cảm nhận được mỗi một hạt cốm quả là một hạt ngọc của Trời, và thức quà thần tiên ấy đúng là cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự nhẫn nại của thần lúa. Cốm mang cả truyền thống dân tộc, khéo léo tài hoa, cần cù sáng tạo, và cả cái nghèo chỉ biết trông vào hạt lúa… để tái sinh vào một món ngon không thứ gì trên thế gian này có thể sánh nổi.

 

 

Đan Thư

 

8 thực phẩm ngon và bổ dưỡng trong mùa thu

 BM

Nếu như nói mùa hè nóng nực khiến người ta không ngon miệng, vậy thì mùa thu là “mùa thèm ăn” với thực phẩm dồi dào, từ các loại trái cây ngọt ngào đến các loại củ như khoai lang, khoai môn… Có vô số thực phẩm tươi ngon theo mùa, vậy loại nào được yêu thích nhất?

Trang web xếp hạng thực phẩm của Nhật Bản đã thống kê khoảng 20 loại thực phẩm trong mùa thu được yêu thích. Dưới đây là 8 loại thực phẩm phổ biến, trong đó có một loại mà có thể bạn không nghĩ đến. Loại thực phẩm này không phải là thực vật, đó là cá thu đao sống ở trong biển.

1_ Cá thu đao

BM

Mùa thu là mùa thu hoạch cá thu đao (Pacific Saury), có thể nói cá thu đao là loại cá phổ biến đại biểu cho hương vị mùa thu, nhất là ở Nhật Bản. Cá thu đao sinh trưởng ở các vùng biển Nhật Bản, Đài Loan thuộc vùng biển ôn đới Thái Bình Dương.

 

Vào mùa thu, đối với những người thích hải sản thì món cá thu đao nướng chắc chắn sẽ làm họ vừa lòng thỏa ý. Mặc dù món này có vị béo ngậy một chút, nhưng khi ăn, phối hợp với củ cải bào nhỏ chấm nước tương sẽ đem đến cảm giác thanh mát ngon miệng.

 

Điều đáng nói chính là, phần đen trên lưng cá thu đao chứa rất nhiều vitamin B12, có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cá thu đao tuy được nhiều người yêu thích nhưng lại không thích hợp cho người bị xơ gan.
 

2_ Khoai lang

BM

Ăn khoai lang tươi vào mùa thu có tác dụng dưỡng sinh. Khoai lang có vị ngọt giống như đường, là thực phẩm giàu chất xơ giúp điều tiết môi trường đường ruột và giảm táo bón, cũng như các Vitamin giúp nâng cao khả năng miễn dịch và dưỡng da.

 

Có nhiều cách ăn khoai lang, có thể nấu với cơm để làm thành món “cơm khoai lang”, hoặc có thể nấu riêng làm món ăn kèm với những món khác. Nhưng cách ăn kinh điển nhất thơm ngon nhất là khoai lang nướng, hương vị ngọt ngào của nó thật khiến người ta khó quên!

 

3_ Hạt dẻ

BM

Hạt dẻ vào mùa thu rất hấp dẫn, đi trên những con phố bán đồ ăn, sẽ dễ dàng bắt gặp mùi thơm của hạt dẻ rang. Trong các tiệm bánh ngọt cũng có rất nhiều hạt dẻ, đây là một món ăn vặt không thể thiếu trong mùa thu.

Hạt dẻ rất giàu chất dinh dưỡng, gồm có Protein, Vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Đây cũng là loại hạt chứa nhiều acid béo không bão hòa, rất tốt cho tim mạch.

 

Ngoài cách mua hạt dẻ đã được nấu chín, cũng có thể mua hạt dẻ sống về làm món cơm hạt dẻ, gà nấu hạt dẻ. Nên chọn hạt dẻ có vỏ ngoài màu nâu sẫm đều, những hạt như vậy mới chín và còn tươi. Nếu vỏ ngoài có màu nâu nhạt, là hạt dẻ chưa chín.

 

4_ Bí đỏ

BM

Bí đỏ chứa nhiều Vitamin, là loại rau củ có nhiều công dụng không thể thiếu trong các món ăn mùa thu, có thể dùng làm món ăn chính, cũng có thể làm món ăn kèm. Nhưng nếu không ngại thưởng thức vị ngọt và cảm giác mềm dẻo của bí đỏ tươi, thì hãy thử làm món bí đỏ hấp.

 

Mặc dù bí đỏ có thể cất giữ được lâu, nhưng cần phải được bảo quản nguyên trái ở nơi râm mát và thoáng gió thì có thể cất giữ được khoảng 1-2 tháng. Nếu đã cắt ra, thì phải loại bỏ hạt và xơ, dùng màng bọc thực phẩm bao kín, cho vào tủ lạnh, cố gắng ăn trong vòng một tuần.

 

Bí đỏ còn có thể bảo quản bằng cách đông lạnh, như vậy càng thuận tiện hơn khi chế biến món ăn. Cắt bí đỏ thành từng miếng rồi luộc chín, để nguội, nghiền nhỏ, cho vào túi giữ thực phẩm, cất vào ngăn đông tủ lạnh. Cũng có thể phân ra từng phần để bảo quản để tránh chúng dính chung vào với nhau. Mỗi khi muốn dùng bí đỏ làm món hầm thì có lấy từ trong tủ lạnh ra bất kỳ lúc nào.

 

5_ Trái lê

BM

Lê chắc chắn là một đại diện tiêu biểu cho các loại trái cây mùa thu. Một trái lê ngọt ngào mọng nước, giàu chất xơ, có thể ngăn ngừa táo bón. Ở Nhật Bản, người ta đem lê ướp lạnh rồi ăn sẽ ngọt và ngon hơn, một số người còn xay nhuyễn lê để làm thức ăn dặm cho trẻ sơ sinh.

 

Người ta thường nói rằng trái lê càng to thì càng ngon, khi mua lê ở siêu thị, quan trọng là phải chọn trái có phần thịt ở gần cuống tròn đầy và chắc. Ngoài ra, những trái lê chín sẽ có vỏ trơn bóng không có vân thô ráp.

 

6_ Nho

BM

Nho có rất nhiều loại như nho xanh, nho đỏ, nho tím, chứa nhiều chất dinh dưỡng, được mệnh danh là “bảo thạch của trái cây”, hay “sữa thực vật” mọc lên từ đất. Đối với các loại trái cây mùa thu, sẽ rất thiếu vắng nếu không có nho.

 

Nho chứa nhiều chất chống oxy hóa, một trong số đó chính là Resveratrol, một hợp chất Polyphenol được tìm thấy trong vỏ nho đỏ và hạt nho. Hóa chất thực vật (phytochemical) này có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa ung thư.

 

 

Nho thuộc loại trái cây có hàm lượng đường cao, cho dù ngon đến đâu cũng không nên ăn nhiều. Những người có tỳ vị hư hàn, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn với số lượng hạn chế.

 

7_ Trái hồng

 

BM

Ăn một trái hồng chín ngọt mới có thể cảm nhận được mùa thu đã đến, vì trái hồng chưa chín sẽ có vị rất chát, trái hồng chín vàng báo hiệu mùa thu thực sự đã đến.

 

Trái hồng có rất nhiều lợi ích. Nó là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, hơn nữa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, Flavonoid vàng và chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, còn có thể ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết trong các mạch máu nhỏ. Trái hồng còn chứa nhiều iodine, có thể ngăn ngừa và cải thiện bệnh bướu cổ do thiếu iod.

 

Có nhiều loại hồng khác nhau, trái hồng cứng có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đợi đến khi chín mềm mới có thể ăn được, nếu không sẽ có vị chát; trái hồng ngọt có thể ăn trực tiếp khi còn cứng, sẽ có vị tươi giòn khác biệt.

 

Cần lưu ý không nên ăn hồng quá nhiều hoặc ăn lúc bụng đói, cũng không nên ăn cùng với cua, nếu không sẽ bị đau bụng.

 

8_ Nấm thông

BM

Mùa nấm thông là từ tháng 7 đến tháng 10, vì vậy muốn ăn nấm thông tươi thì phải chờ vào mùa thu.

 

Nấm thông hay còn gọi là nấm Matsutake, nấm tùng nhung, sinh trưởng  ở vùng Đông Bắc và Tây Nam của Trung Quốc và ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, được mệnh danh là “Vua của các loài nấm”. Sở dĩ loài nấm này quý là do yêu cầu rất cao về nhiệt độ và đất trồng, rất khó trồng nhân tạo, vì vậy  ở Nhật Bản nó được gọi là “Vua nấm thần kỳ”.

 

Theo các tài liệu y học ghi chép, nấm thông có các công hiệu bồi bổ cơ thể, ích dạ dày, giảm đau, lưu thông khí huyết, tiêu đờm, đuổi côn trùng. Các món như Súp gà hầm nấm thông, nấm thông xương sườn, cơm nấm thông… đều rất ngon. Nhiều người rất tin tưởng công dụng dưỡng sinh mạnh mẽ của nấm thông, vì vậy đã kết hợp với những nguyên liệu  nấu ăn ngon. Nấm thông của mùa thu càng thêm hấp dẫn.

 

 

Thái Nhã  _  Lam Yên

 

Hồng Anh sưu tầm

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này