Sống Chung Với Tuổi Già
-Ai cũng tới lúc già đi, hãy sẵn sàng “sống chung với tuổi già”. (minh họa)
“Ôi cái bụng bự của tôi”, “Dạo này cứ 3, 4 giờ sáng là thức”, “Giời ạ, cứ nhớ trước quên sau, hay bị mất trí nhớ rồi ta!”… Đó là dấu hiệu bạn đang bước...Sống Chung Với Tuổi Già
-Ai cũng tới lúc già đi, hãy sẵn sàng “sống chung với tuổi già”. (minh họa)
“Ôi cái bụng bự của tôi”, “Dạo này cứ 3, 4 giờ sáng là thức”, “Giời ạ, cứ nhớ trước quên sau, hay bị mất trí nhớ rồi ta!”… Đó là dấu hiệu bạn đang bước vào quá trình lão hóa.
Sanh-lão-bệnh-tử, bình thường, ai cũng phải qua bốn bước. Vậy bạn phải chấp nhận tuổi già sẽ ập đến.
Bao nhiêu người trong chúng ta muốn có một hướng dẫn đáng tin cậy với bằng chứng cụ thể về quá trình lão hóa, khi cơ thể và tâm trí sẽ thay đổi theo tuổi già và cách thích ứng với “bình thường mới”? Đó là một thách thức lớn. Lý do, quá trình lão hóa làm thay đổi con người diễn ra dần dần qua nhiều thập niên và được định hình bởi hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi cá nhân; khu vực sống, cách sống và các yếu tố khác nữa.
Ngoài ra, dù chúng ta có các vấn đề sinh lý chung khi già đi, nhưng không theo cùng lộ trình mù mịt phía trước. Bác sĩ Rosanne Leipzig, phó Chủ tịch giáo dục tại Khoa Lão khoa và Y học Giảm nhẹ Brookdale tại Trường y Icahn School of Medicine ở Mount Sinai, New York, nhận định: “Những thay đổi có thể dự đoán được không nhất thiết phải xảy ra cùng lúc hoặc theo cùng một trình tự. Những người lớn tuổi là nhóm không đồng nhất nhất trong các nhóm tuổi khác nhau”.
Leipzig, 72 tuổi, đang dành ra toàn thời gian để giảng dạy nội trú và nghiên cứu sinh cũng như khám bệnh cho bệnh nhân vừa xuất bản cuốn sách mới “Honest Aging: An Insider’s Guide to the Second Half of Life” được đánh giá là “Cuộc kiểm tra toàn diện nhất về những gì sẽ xảy ra trong nhiều chục năm khi chúng ta già dần”.
Leipzig có hai mục tiêu khi viết hướng dẫn này. Thứ nhất là “Để vượt qua tất cả những suy nghĩ tiêu cực về lão hóa”. Thứ hai là “Để giúp mọi người hiểu rằng có rất nhiều điều người già có thể làm trong việc thích nghi với trạng thái bình thường mới để có cuộc sống chất lượng hơn và có ý nghĩa”.
Show more
Khi được hỏi tại sao tựa sách lại có cụm từ “Honest Aging” (Tuổi già trung thực), bà giải thích: “Bởi vì có quá nhiều thứ dạy cách thích nghi với tuổi già là không đáng tin cậy. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên tự nhủ: Già đi chính là ‘mặc định’ của loài người và thừa nhận chúng ta thật may mắn khi có thêm được ngần ấy năm sống với tuổi già”.
Mức tăng tuổi thọ của con người là phi thường trong thời kỳ hiện đại. Với những tiến bộ trong y học và sức khỏe cộng đồng, số người từ 60 tuổi trở lên đông hơn rất nhiều so với đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, đa số chúng ta đều thiếu hiểu biết rõ ràng về những gì xảy ra với cơ thể mình trong một khoảng thời gian đôi khi rất dài sau tuổi trung niên.
Khi được hỏi, những câu hỏi nào người lớn tuổi thường hỏi nhất? Leipzig đưa ra một danh sách: Tôi có thể làm gì với cái bụng phệ này? Làm thế nào tôi có thể cải thiện giấc ngủ? Tôi gặp khó khăn khi nhớ tên và đây có phải là chứng mất trí nhớ? Tôi có thực sự cần nội soi hoặc chụp quang tuyến vú không? Tôi nên làm gì để lấy lại vóc dáng? Tôi có cần phải ngừng lái xe?”
Đằng sau những câu hỏi này là sự hiểu biết kém về những thay đổi ‘không thể tránh khỏi’ về thể chất và tinh thần mà tuổi già mang lại – bà nói và khẳng định – Các giai đoạn lão hóa không thể chia nhỏ theo từng thập niên. Những người ở độ tuổi 60 và 70 có sự khác biệt đáng kể về sức khỏe và chức năng.
Người cao tuổi tập thể dục với tạ gỗ trong sự kiện nâng cao sức khỏe nhân ‘Ngày tôn trọng người cao tuổi’ của Nhật Bản tại quận Sugamo, Tokyo vào ngày 19 Tháng Chín, 2016 ở Tokyo, Nhật Bản. (ảnh: Yuya Shino / Getty Images)
Thông thường, những thay đổi có thể dự đoán được liên quan đến quá trình lão hóa diễn ra nhiều hơn ở độ tuổi từ 75 đến 85”. Leipzig lên danh sách các vấn đề liên quan đến tuổi tác cần chú ý:
-Người lớn tuổi thường có các triệu chứng khác với người trẻ tuổi khi bị bệnh. Ví dụ, người lớn tuổi bị đau tim có thể khó thở hoặc lú lẫn thay vì đau ngực. Người lớn tuổi bị viêm phổi có thể bị ngã hoặc chán ăn thay vì sốt và ho.
-Người già thường phản ứng khác với người trẻ với thuốc và rượu. Do những thay đổi về thành phần cơ thể và chức năng gan, thận, ruột, người lớn tuổi nhạy cảm hơn với thuốc và thường dùng liều lượng thấp hơn, kể cả các loại thuốc sử dụng đã nhiều năm.
-Người già giảm dự trữ năng lượng. Khi tuổi càng cao, tim hoạt động càng kém hiệu quả; phổi chuyển ít oxy vào máu hơn và cần nhiều protein hơn để tổng hợp cơ. Khối lượng cơ và sức mạnh cũng giảm. Kết quả, người già có ít năng lượng hơn lúc còn trẻ, ngay cả lúc cần nhiều năng lượng hơn để làm các công việc hàng ngày.
-Đói và khát cũng giảm dần. Vị giác và khứu giác của con người giảm sút, khiến món ăn bớt sức hấp dẫn. Chán ăn phổ biến hơn ở người cao tuổi và người già dễ no hơn dù ăn ít hơn. Nguy cơ mất nước tăng lên.
-Nhận thức chậm lại. Người lớn tuổi xử lý thông tin chậm hơn và phải mất nhiều thời gian hơn để hiểu thông tin mới. Đa nhiệm cũng khó khăn hơn, phản ứng chậm hơn và khó tìm đúng từ (đặc biệt là danh từ) hơn. Những thay đổi về nhận thức do thuốc và bệnh tật xảy ra thường xuyên hơn nhưng đa số là bình thường và không phải dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.
-Hệ thống cơ xương kém linh hoạt. Do các gai ngắn lại, các đĩa đệm ngăn cách các đốt sống cứng hơn và bị nén nhiều hơn, người lớn tuổi thường giảm chiều cao từ 1 đến 3 inch. Khả năng giữ thăng bằng bị giảm do những thay đổi ở tai trong, não và hệ thống tiền đình (một hệ thống phức tạp điều chỉnh sự cân bằng và ý thức về cảm giác). Người già định hướng không gian đường phố kém dần. Các cơ ở chân, hông và mông suy yếu và phạm vi chuyển động của các khớp hẹp dần. Gân và dây chằng không còn khỏe nữa. Té ngã và gãy xương thường xuyên hơn do xương giòn hơn.
-Thị lực và thính giác thay đổi. Người già cần nhiều ánh sáng để đọc hơn người trẻ. Họ khó nhìn thấy đường viền của các vật thể hoặc khó phân biệt giữa các màu gần giống vì khả năng nhận thức về màu sắc và độ tương phản đã suy giảm.
Do những thay đổi ở giác mạc, thủy tinh thể và chất lỏng trong mắt, mắt sẽ mất nhiều thời gian hơn để thích nghi với ánh sáng mặt trời cũng như bóng tối. Do các tế bào lông ở tai trong bị tổn thương nên người già khó nghe hơn, đặc biệt là ở tần số cao. Cũng khó hiểu được câu nói nhanh, câu nói chứa nhiều thông tin hoặc nói trong môi trường ồn ào.
-Giấc ngủ rời rạc. Người lớn tuổi mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
Để giảm nhẹ các ảnh hưởng trên, Leipzig đề nghị các điều chỉnh người già nên làm.
-Đừng bỏ qua những thay đổi đột ngột trong chức năng vận động mà cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
-Mỗi lần đến gặp bác sĩ, hãy hỏi thuốc đang dùng liều lượng đã phù hợp chưa và có thể ngừng loại thuốc nào.
-Hãy chịu khó vận động thể chất nhẹ.
-Hãy chắc chắn đã ăn đủ chất đạm, uống đủ nước ngay cả khi không thấy khát.
-Giảm bớt đa nhiệm và làm việc theo khả năng của mình.
-Thực hiện các bài tập thăng bằng.
-Hãy kiểm tra mắt hàng năm.
-Dùng trợ thính nếu thấy khó trò chuyện.
-Không tập thể dục, uống rượu và ăn nhiều trong hai đến ba giờ trước khi đi ngủ.
Cuối cùng, “Đừng bao giờ nói ‘không bao giờ’ vì luôn có cách cải thiện tình trạng thể chất và tinh thần khi chúng ta già đi. Vấn đề là bạn phải luôn sẵn sàng sống chung với tuổi già,” Leipzig kết luận.
Phạm Thị Hoa
Sưu tầm Show more 1 year ago