“ Những con đường bằng phẳng đã lùi lại phía sau nhường cho những lối đất mòn vàng sậm, ngoằn nghèo giữa màu xanh của đồng cỏ. Những đám bui vàng bung lên bởi bốn lốp xe mù mịt, mịt mù tựa như cảnh đua xe địa hình Paris – Darka nổi tiếng. Một bên đường là sườn núi dốc với hàng trăm chấm trắng, đen nhỏ li ti của cừu và dê đứng bất động như các đám nấm bám vào núi đá, bên kia mướt mát một màu xanh trải rộng của đồng cỏ , thi thoảng có một hai chiếc lều trắng lẻ loi nằm giữa mảng xanh đậm của đất, xanh thẫm của trời . tôi biết mình đã đi vào vùng thảo nguyên bao la”
ĐÔI NÉT VỀ MÔNG CỔ
Mông Cổ nằm trên vùng cao nguyên Trung Á kẹp giữa vùng đất Siberia của Nga và Trung Hoa, có diện tích 1566.000km2 với chiều ngang lãnh thổ kéo dài hơn 2400km từ đông sang tây và 1260km từ bắc xuống nam. Tổng chiều dài đường biên giới 8158 km. Địa hình đa dạng từ bắc xuống nam có thể chia làm bốn loại địa hình gồm Núi- rừng trên cao, Núi – Thảo nguyên, sâu xuống phía nam là địa hình bán sa mạc và sa mạc.
Từ vùng núi- rừng Taiga phía bắc
Qua miền thảo nguyên ngút ngàn
Nối tiếp với địa hình bán sa mạc
Và kết thúc ở vùng sa mạc Gobi phía Nam
Mông Cổ , đất nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới, với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp độc đáo mà hầu như chưa bị tàn phá bới bàn tay con người hiện đại. Cho dù vai trò và luật lệ hà khắc của Thành Cát Tư Hãn vẫn còn là đề tài gây tranh cãi cho các nhà nghiên cứu đời sau nhưng di sản mà ông để lại cho đất nước này với kho lịch sử phong phú, mang đến sự khao khát cho những du khách ưa khám phá đi tới những vùng đất rộng lớn với nhiều mảng địa hình vẫn còn ở dạng sơ khai.
Mông cổ cũng là một bức tranh lý tưởng cho những du khách, thưởng thức theo cách chậm rãi và chăm chút. Khi đi theo những con đường mòn trên thảo nguyên, bạn sẽ chẳng thất vọng, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm bởi thách thức sự định hướng của mình trên suốt chiều dài của con đường, bất cứ khi nào dù bạn vượt trên những thảo nguyên ngút ngát đến tận đường chân trời bằng xe du lịch, xe tải hay thậm chí bằng ngựa với vài tiếng hay thậm chí cả ngày đường chỉ để tới những khu trại của dân du mục.
Bạn sẽ trải nghiệm những con đường đầy đất bụi nhiều hơn những con đường nhựa phẳng phiu, đương đầu với hình thai thay đổi của thời tiết chẳng thể đoán định, khi mà ở bên sườn thảo nguyên này còn nắng vàng và trời xanh, sang tới sườn bên kia đã tối mặt mũi với những cơn mưa lạnh buốt với những hạt đá lạnh bắn tung trên kính xe và rồi trầm trồ với những sắc cầu vồng hiển hiện giữa bầu trời còn tối sậm
NGẮN GỌN VỀ LỊCH SỬ MÔNG CỔ
“Xa xưa , Chúa trời gửi xuống một con sói xám cùng với bạn đời nó, một con hươu. cùng nhau vượt qua bao miền đất cao và biển rộng chúng dừng lại tại thượng nguồn dòng sông Onon, phía trước là dãy núi Burkhan Khaldun, và sinh hạ đứa con trai đặt tên là Batachikan- Bí mật lịch sử Mông Cổ ”.
Tám thế hệ sau khi Batachikan chào đời, có Yesugei được sinh ra và Yesugei lại sinh được người con đặt tên là Tamujin ( Thiết Mộc Chân). Lịch sử của quốc gia Mông Cổ bắt đầu với Tamujin mà sau này trở thành Chingis Khan ( Thành Cát Tư Hãn) – người sáng lập ra Đế chế xuyên lục địa lớn nhất thế giới. Trước khi Chingis Khan nắm quyền, vùng đất Mông Cổ là một tập hợp nhiều bộ tộc với các cuộc chiến liên miên tranh giành lãnh thổ, nguồn nước và ảnh hưởng lần nhau , Chingis Khan đã tập hợp được các bộ tộc dưới một lá cờ và biến họ thành một quốc gia thống nhất, cho dù trong suốt hơn 800 năm qua, nhiều bộ tộc vẫn giữ nguyên được bản sắc và và truyền thống riêng biệt.
Những bằng chứng về địa chất và khảo cổ cho thấy đã có dấu vết con người sống ở khu vực Mông Cổ ngày nay cách đây khoảng 500.000 năm. Cho dù Mông Cổ hôm nay được coi như vùng đất của người du mục, nhưng có bằng chứng rõ rang rằng nhiều cộng đồng sinh sống tại mảnh đất này đã từng là nông dân.
Dẫn đầu đội quân thiện chiến, dũng cảm với các sách lược và cách dùng binh vẫn còn được các nhà quân sự khắp thế giới ngày hôm nay nghiên cứu. Chingis Khan và những nhà nối nghiệp của ông đã thành lập nên đế chế xuyên lục địa lớn nhất trong lịch sử thế giới. Phủ lên toàn bộ vùng đất rộng lớn từ bán đảo Triều Tiên cho đến Hungari, Đế chế Mông Cổ đã bao trùm sự cai quản của đề chế họ qua nhiều quóc gia, trên nhiều tôn giáo và chế ngự nhiều ngôn ngữ.
Quân đội của Chingis Khan nổi tiếng với sự tàn nhẫn đối với kẻ thù, nhưng đế chế này cũng rất nổi tiếng với sự khoan dung đối với tôn giáo trên mảnh đất mà họ chiếm đóng. Lich sử ghi rằng tại các tòa án của vua Mông Cổ, lãnh đạo của các tôn giáo như đạo Phật , Thiên Chúa, , Do Thái, đạo Hồi có thể cùng ngồi trao đổi ý kiến với nhau và với lãnh tụ của đạo Shamans và các pháp sư địa phương khác..
Vào thế kỷ 14 , khi đế chế Mông Cổ thoái trào, đất nước bị cai trị bởi triều đại nhà Thanh và người Mãn Châu. Trớ trêu là chính những bộ tộc Mông Cổ đã cầu viện đến sự trợ giúp của người Mãn Châu để đánh lại các bộ tộc phương Tây, sự cai trị và áp đặt của nhà Thanh mãi tới năm 1911 mới kết thúc khi triều đình Thanh trở nên suy yếu và Mông Cổ tuyên bố độc lập. Tới năm 1915 hiệp ước Kyhata được ký kết giữa Nga, Mông Cổ và Trung Quốc mà trong đó trao cho Mông Cổ quyền tự chủ hạn chế.
Tới năm 1919 Mông Cổ lại rơi trở lại dưới sự cai trị của một lãnh chúa Trung Quốc, đúng vào thời điểm đó, cuôc cách mạng của công sản như một cơn bão quét qua nước Nga. Với lời thỉnh cầu từ Mông Cổ, Bạch vệ Nga tràn vào và đánh bại đội quân Trung Hoa, đến năm 1924 một nhóm người Mông Cổ tiếp cận với những người Bolsevik ở nước Nga nhờ họ đuổi nhóm Bạch Về, và đến 26 tháng 11 năm 1924 Mông Cổ trở thành nước cộng sản thứ hai.
Hơn 70 năm sau đó là một nước vệ tinh thuộc Liên Xô, chính phủ Mông Cổ như là những con rối do Liên Xô điều khiển. Trong thời gian 1930 – 1940 hơn một phần ba số nam thanh niên Mông Cổ bị hành quyết theo lệnh của đảng Cộng Sản Liên Xô, các nhà trí thức, tôn giáo hay bất kỳ ai đe dọa tới Đảng đều bị giết hoặc đày tới Siberi. Các nhà sư bị hành hình và các đền chùa tu viên bị phá hủy, các di sản văn hóa, lịch sử của Mông Cổ bị cướp và phá hủy. Hình ảnh của Chingis Khan bị cấm đoán, ngọn cờ với biểu tượng của triều đại ông, thể hiện tinh thần của người dân Mông Cổ, được bảo vệ và lưu tryền đã bị lấy mất và không bao giờ có thể tìm lại được..
Sự sụp đổ của Liên Xô đã dấn đến những thay đổi quan trọng cho Mông Cổ và cho đến hôm nay Mông Cổ đã trở thành một quốc gia dân chủ đa nguyên
Với hành trình gần hai tuần vòng quanh Mông Cổ, tôi không có ý định viết nhật ký của hành trình của mình mà chỉ chia sẻ những ấn tượng cá nhân và thông tin chung nhất về đất nước và con người nơi đây. Những thông tin chia sẻ bao gồm cả thiên nhiên, văn hóa và cảnh quan mà chúng tôi đã có dịp được trải nghiệm Qua những thông tin này, hi vọng mỗi người sẽ tự có những đúc kết và nhận xét riêng về đất nước Mông Cổ
THỦ ĐÔ ULAANBAATAR
Tượng đài anh hùng Sukhbaarar tại quảng trường trung tâm
Ulaγanbaγatur; nghĩa là “Anh hùng Đỏ” là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. có dân số trên một triệu người vào năm 2008.
Nằm tại phía bắc của miền trung Mông Cổ, thành phố có độ cao 1.310 mét trên một thung lũng nằm bên sông Tuul. Ulaanbaatar là trung tâm văn hóa, kinh tế và tài chính của toàn bộ đất nước Mông Cổ. Thành phố cũng là trung tâm của mạng lưới đường bộ tại Mông Cổ, và có thể kết nối với cả Đường sắt xuyên Siberi của Nga và hệ thống đường sắt Trung Quốc.
Thành phố được hình thành từ năm 1639 với vai trò là một trung tâm tu viện Phật giáo và di chuyển dần cùng với những người dân du mục. Năm 1778 thành phố được hình thành một cách cố định tại địa điểm hiện nay, nơi hợp lưu của hai dòng sông Tuul và Selbe. Trước đó thành phố đã thay đổi vị trí 28 lần, mỗi địa điểm trước đó đều được chọn lựa một cách kỹ lưỡng. Trong thế kỷ 20, Ulaanbaatar đã phát triển thành một trung tâm sản xuất của Mông Cổ
Ulan Bator nằm trên độ cao 1.350 mét (4.430 ft) so với mực nước biển, hơi lệch về phía đông ở miền trung Mông Cổ và nằm bên sông Tuul, một phụ lưu của Selenge, thuộc một thung lũng nằm tại chân núi Bogd Khan Uul. Ulan Bator là một thủ đô có vị trí biệt lập.
Do nằm trên độ cao lớn, vĩ độ cao và ở rất sâu trong nội địa, và chịu ảnh hưởng của áp cao Siberi, Ulan Bator là thủ đô lạnh nhất trên thế giới
Những khu chung cư mới đang được xây dựng
Thủ đô luôn bụi bởi những đám khói của các nhà máy điện sát kề.
CỐ ĐÔ KARAKORUM
Là cố đô của đế chế Mong Cổ, thành phố nằm trên bờ con song Orhon nằm trung tâm miền bắc Mông Cổ. Trở về lịch sử, những di tích đầu tiền về sự định cư của thành phố này có từ khoảng năm 750, tuy nhiên cho tới tận năm 1220 , người chinh phục vĩ đại – Thành Cát Tư Hãn đã xây nên đại bản doanh của mình ở đó và sử dụng nơi đây như là một doanh trại chính, làm cơ sở cho các cuộc chinh phục Trung Hoa. Tới năm 1235 con của ông là Ogodei đã xây dựng một bức tường quanh thành phố và phía trong là cung điện hình chữ nhất với 64 cột gỗ nâng đỡ trên nền đá granit. Nhiều tòa nhà bằng gạch, cùng các đền thờ và thành đường đã từng là một phần của thành phố. Nơi đây vào thời điểm đó cũng là trung tâm của các tác phẩm điêu khắc trên đá, mà cho đến ngày nay, vẫn còn lưu giữ như con rùa bằng đá.
Năm 1267, sau khi chinh phục được Trung Hoa, Hốt Tất Liệt,chuyển thủ đô về Trung Nguyên ( Bắc Kinh ngày nay).
Năm 1368, Bilitk Khan con của vị hoàng đế cuối cùng của Mông Cổ tại Trung Hoa trở về cố đô giúp xây dựng lại một phần thành phố mà lúc đó có tên là Erdeni Dzu ( có nghĩa là Đức Phât) bởi sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giao vào thế kỷ 13 dưới thời trị vị của Hốt Tất Liệt ( Kublai Khan)
Vào năm 1388 lực lượng Trung Hoa tiến công Mông Cổ dưới vị Hoàng Đế Hung wu, dành được chiến thắng quan trong, bắt được khoảng 70.000 lính Mông Cổ và phá hủy thành phố Karakorum.
Năm 1889 , hai nhà Đông Phuong học người Nga làm việc trong cùng đã phát hiện ra vị trí chính xác của thành phố Karakorum, cho tới năm 1948 – 1949 những di tích còn sót lại được các thành viên trong Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô khám phá bao gôm khu vực cung điện của vua Odogei và các đền chùa Phật giáo
LỄ HỘI NAADAM
Naadam là lễ hội nổi tiếng nhất ở Mongolia – mà ý nghĩa là Ba Trò Chơi cho Người. Những trò chơi này bao gồm Đấu vật, Bắn cung và Đua ngựa. đây là những môn thể thao đòi hỏi sức khỏe, sự dũng cảm và sự khéo léo. Phụ nữ sẽ chỉ tham gia môn bắn cung, các em gái thì tham dự đua ngựa mà sẽ không tham gia vào môn đấu vất. Đây là lễ hội được người dân trong nước ưa chuộng và theo dõi rất đông đảo, hàng năm được tổ chức vào dịp nghỉ lễ trong nước từ 11-13/7, các địa phương thường tổ chức sớm hơn vài ngày và chính hội sẽ tổ chức tại thủ đô Ulaanbartaar.
Lễ hội Naadam có lịch sử và văn hóa từ lâu đời với thời gian khoảng 2000 năm – thời kỳ Hung Nô ( Xiongnu). Tuy vậy lễ hội này chỉ trở thành Lễ hội quốc gia vào cuối thế kỷ 12 đầu thể kỷ 13 khi Đế chế Mông Cổ vĩ đại được công bố và Thiết Mộc Chân lên ngôi Thành Cát Tư Hãn. Cho tới tận năm 1634 với 37 đời vua Khaan đều tuân thủ việc tổ chức truyền thống lễ hội Quốc gia.
Người dân từ trẻ đến già đều nô nức tham gia vào lễ hội
Họ mặc những bộ quần áo dân tộc đầy màu sắc
Vơi việc Phật giáo phát triển và mở rộng ở Mông Cổ lễ hội Naadam thường được tổ chức vào các buổi nghi lễ tôn kính tới vị thần Núi. Vào năm 1778 Hoàng đế Mãn Châu ( lúc đó đang cai trị Mông Cổ) đã đưa ra quy định về việc tổ chức Naadam – “ lễ hội của người dân để tôn kính thần Núi Khaan”
Năm 1922 – một năm sau cách mạng 1921 thoát khỏi đô hộ của Trung Quốc – lễ hội Naadam lần đầu được tổ chức trên toàn quốc và từ đó trở thành sự kiện lớn hàng năm và được ghi vào hiến pháp như là” lễ hội truyền thống lớn nhất biểu trưng cho sự toàn vẹn và độc lập của Mông Cổ.
Đấu vật
Là môn thể thao phổ biến nhất Mông Cổ và cũng là điểm nhấn trong Ba Môn Thể Thao cổ xưa, nhiều nhà sử gia cho rằng, mốn vật kiểu Mông Cổ có lịch sử khoảng 7000 năm căn cứ trên việc nghiên cứu kỹ thuật và động tác tín ngưỡng trong thi đấu.
Vật ở Mông Cổ không chia ra các hạng cân hay giới hạn độ tuổi. Các đấu vật mặc các trang phục riêng đi ủng, mỗi đấu vật lại có người cổ vũ riêng gọi là zasuul, người này hát những bài hát để ca ngời đấu sỹ của mình ở vòng 3,5 và 7.
Các đô vật thì không nói chuyện trong khi thi đấu, các bước di chuyển và động tác của họ giống như con chim. Họ vỗ tay như con chim đập cánh, những người đi xem có thể nhận ra số vòng mà họ đang đấu qua số lần vỗ tay của họ. Mỗi trận đấu thường có 9 vòng, để thắng thì đô vật phải làm cho đối phương của mình chạm cả khuỷu tay và đầu gối xuống đất
Ban tổ chức môn vật ở địa phương
Trọng tài giám sát rất chặt chẽ
Đua ngựa
Cũng là môn thể thao có lịch sử hàng thế kỷ. Vào mỗi mùa Naadam, có khoảng 26.000 con ngựa trong cả nước tham gia các cuộc đua địa phương. Theo truyền thống, đua ngựa thường chia ra nhiều loại tuổi ngựa phổ biến là từ hai, ba, bốn, năm và từ trên năm ( tuổi trưởng thành). Tại địa phương đường đua là những triền cỏ xanh dài hàng chục km trên thảo nguyên, tùy vào lứa tuổi của ngựa trung bình từ 20-30 km và tất nhiên không có yên ngựa
Theo luật, nài ngựa phải từ 7 tuổi trở lên và được bảo hiểm khi chấn thương, những cậu bé đua thường được đào tạo trước ngày lễ vài tháng, các con ngựa cũng được có chế độ ăn và luyện tập đặc biệt. Nếu chăm sóc đúng cách, ngựa đua có thể chạy liên tục với khoảng cách 40-50km, còn nếu không đúng cách, ngựa chạy 10km là đã kiệt sức
Trước mỗi cuộc đua các cậu bé nài ngựa thường hát những bài hát gọi là “gingo” Các nài ngựa, ngựa đua và người chăm ngựa đều được trao giải thưởng nếu con ngựa của họ về trong top 5.
Các cậu bé nài ngựa tuổi nhi đồng
Đã được rèn luyện bới các ông bố trong thời gian vài năm
Tại khu vực đích, giám khảo xác định rõ rang ngựa nào về đầu
Sẽ có 5 ngựa chờ sẵn để trao thẻ vị trí từ 1 đến 5 cho từng nài ngựa
Hai bên đường đua người dân tham gia đông để cổ vũ
Và chiếc xe dẫn đường cùng con ngựa đầu tiên lao nhanh về đích sau 30 phút chờ đợi
Tiếp theo là các chú khác lao nhanh về đích
Về đích, các em đươc gia đình đón và chăm sóc sau một chuyến đua dài vất vả
Bắn cung
Môn bắn cung Mông Cổ là riêng có, nó gắn liền với đời sống của người du mục, cây cung của họ rất cứng và rất nặng khi kéo, các cách thức làm cung và mũi tên vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay, phải mất nhiều tháng thậm chí cả năm để hoàn thiện một cây cung. Truyền thống trước đây thì phụ nữ không tham gia môn này, tuy nhiên hai thập kỷ gần đây họ đã tham gia. Thi đấu bắn cung thường được chia thành các đội, mỗi đội 5-7 cung thủ, đích cách khoảng 60m cho nữ và 75 m cho nam. Số lượng tên cũng khác nhau, nữ bắn 20 , nam là 40 mũi tên. Trọng tài thường đứng gần mục tiêu và mỗi khi cung thủ sắp bắn họ lại hát lên những câu hát cổ “uukhai” có nghĩa là “mắt bò”
Những người chiến thắng trong các cuộc thi ở Naadam được danh hiệu “Mergen” nghĩa là người đeo mặt nạ, họ được trao mặt nạ và được nhiều phần thưởng khác nhau
Năm 2010 Lễ hội Naadam được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại
VĂN HÓA DU MỤC
Đàn gia súc thong thả trên những đồng cỏ giữa mùa hè
Như các văn hóa dân du mục ở khắp nơi, văn hóa Mông Cổ có tiếng là hiếu khách. Mỗi khi có khách đến các sản phẩm truyền thống lại được người dân mang ra thiết đãi, đó là các sản phẩm từ sữa ( bơ, pho mai, sữa chua ) vào mùa hè và thịt vào mùa đông. Theo truyền thống địa phương, ngay cả khi người Mông Cổ đi vắng, họ sẽ để cửa lều không khóa để cho khách qua đường ghé vào nghỉ chân , thưởng thức các thức uống có sẵn trên bàn.
Khi đã hết cỏ non sườn bên này, người chủ lại chuyển chúng sang sườn bên kia
Rồi đưa chúng về trước khi trời tối.
Với khí hậu khắc nghiệt nên mùa màng trồng trọt với thời gian ngắn, nông nghiệp chỉ được coi là thứ yếu trong đời sống của ngươi du mục. Chăn nuôi là ưu tiên hàng đầu với năm loại gia súc, dê, cừu, bò, ngựa và lạc đà, những vật nuôi này giúp cho họ các điều kiện cơ bản về thức ăn, đồ uống, quần áo, và di chuyển, trong đó ngựa đóng vai trò quan trọng nhất trong các câu truyền và truyền thuyết ở Mông Cổ.
Ngựa Mông Cổ
Là một trong vài nên văn hóa trên-lưng-ngựa còn sót lại trên thế giới, người Mông Cổ rất yêu quí con ngựa của mình. Ra khỏi thành phố, ngựa vẫn là phương tiện di chuyển chính, những trẻ em ở đó đã học cưỡi ngựa ngay từ khi chúng biết ngồi.Người du mục rất tự hào về kỹ năng cưỡi và đua ngựa trong lịch sử của họ. Họ tin rằng việc đua ngựa chỉ là sự kiểm tra loại động vật này chứ không phải thử sức của người cưỡi, do đó, những nài ngựa trong các cuộc đua thường là các em lứa tuổi 7- 8. Một trong những bài thử lớn nhất hàng năm chính là lễ hội Nadaam.
Công việc thường ngày vào mùa hè là cùng nhau chăn gia súc
Với đàn đông khoảng vài trăm con
Dồn về chuồng khi chiều tà
Khác về suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng dân du mục nay đây mãi đó không có nơi cô định, những gia đình du mục lùa đàn gia súc của mình đi theo những con đường phụ thuộc vào từng mùa trong năm. Trong lịch sử, mỗi gia đình đều có những vùng đất chăn thả riêng và vào mùa hè và tới mùa đông, họ lại tìm đến những vùng chân núi để tránh những cơn bão tuyết và gió lạnh rồi cho đến mùa hè năm sau, họ sẽ quay lại nơi thảo nguyên cũ.
Mỗi thành viên trong gia đình đều có những trách nhiệm khác nhau và không ai quan trọng hơn ai, đàn ông chuyên chăm sóc bày gia súc, những con ngựa gày yếu, nàm yên ngựa, chế tạo vũ khí hoặc thêm nữa đi săn bắn thêm để cải thiện khẩu phần ăn hàng ngày vốn được chế biến từ sữa . Phụ nữ có trách nhiệm vắt sữa, nấu ăn, chăm sóc con cái và may các trang phục tryền thống
Chàng trai này đang đi ngựa về nhà khi chúng tôi gặp khi xe băng ngang đồng cỏ, giữa muôn trùng màu xanh, người hướng dẫn viên dừng lại hỏi đường
Sau khi tìm được hướng đi, chia tay nhau , anh và ngựa lại hòa mình vào màu xanh mênh mang của đồng cỏ.
Lều người Mông Cổ
Lều luôn được phủ vài bạt trắng, có loại trang trí hoa văn
Với lịch sử hơn ngàn năm, một thứ đã đi cùng mỗi gia định du mục Mông Cổ là căn lều của họ, tiện dụng, dể tháo đơi , lắp ghép để di chuyển, lều thường làm từ các khung gỗ, với các lớp nỉ phủ , bạt bên ngoài, dễ đang vận chuyển bởi vài con lạc đà hay bò Yak.
Trên nóc có thể mở ra để lấy ánh sáng, khi mưa tuyết sẽ được đậy lại
Có lò sưởi và ống khói, kèm luôn cùng bếp và kê nhiều giường cho khách du lịch
Mỗi căn lều có diện tích vừa phải đủ chỗ cho một gia đình sinh sống bao gồm cả bếp củi sưởi ấm bên trong, trên đỉnh lều sẽ có lỗ thông khói và cùng là nơi lấy anh sáng. Căn lều có thể trống được những con gió mạnh, Điểm đặc trưng là cửa lều là những ô gỗ vừa phải, thường làm bằng gỗ và được trang trí bằng những hình vẽ hay sơn màu và luôn hướng về phía nam.
Nhà nghỉ cuối tuần của người địa phương bên Hồ
HỒ KHOVSGOL
Trong lịch trình 12 đêm tại Mông Cổ, người làm chương trình đã dành cho chúng tôi 3 đêm tại đây đủ để thấy ý nghĩa, vẻ đẹp và sự quyến rũ của hồ Khovsgol đến mức nào.
Còn được gọi là Hòng Ngọc Xanh của Mông Cổ, Khovsgol là vùng hộ tuyệt đẹp trài dài 136km cho tới tận rừng Taiga vùng Siberia. Kết hợp với các dãy núi bao quanh, tạo nên một khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, là một điểm đến nổi tiếng thu hút các người dân trong nước và du khách nước ngoài.
Nếu tính về diện tích bề mặt, hồ xếp ở vị trí thứ hai 2760km2) , xếp đăng sau hồ Uvs – là hồ nước mặn và nông nằm phía Tây Mông Cổ. Tuy vậy Hồ Khovsgol là hồ sâu nhất của Mông Cổ ( có nơi tới 262m) và còn là hồ đứng thứ 14 trên thế giới về cung cấp nguồn nước ngọt trong khoảng 1,5 % – 2% tổng lượng nước ngọt thế giới. Hồ năm ở độ cao 1645m so với mực nước biển
Về mặt địa chất , Hồ nằm cách hồ Baikal khoảng 195km về phía đông bắc, với các kiến tạo địa chất tương tự như Baikal nhưng trẻ hơn với độ tuổi khoảng 23 triệu năm
Hệ động vật của hồ vô cùng đa dạng, rất nhiều loại cá khác nhau như cá tầm, cá hồi. Đây là nhà của Sơn dương ( ibex) , cừu núi ( argali sheep), nai, gấu, chồn đêo kính. Ngoài ra còn có các loại chim khác nhau như le le Baikal, ngỗng Mông Cổ, cò đen và chim tuyết Altai.
Trên đỉnh của một hòn đảo giữa hồ là nơi người dân Mông Cổ đến và cầu nguyện những điều tốt đẹp cho mình, họ treo lên những dải lụa xanh biểu trưng cho các lời cầu nguyện
Có bốn đảo nằm rải rác trong lòng hồ, đảo lớn nhất có diện tích khoảng 6km là nơi các loài chim trú ngụ. Vào mua đông cả vùng hồ đống băng với độ dày của mặt băng từ 1,5 – 2m. Vào thời điểm đó, người dân xung quanh vùng hồ sẽ tổ chức Ice Festival với nhiều hoạt động đặc sắc
Có ba nhóm người dân tộc sinh sống quanh hồ là người Darkhad, Buriat and Tsaatan, họ chọn theo đạo Saman chứ không phải đạo Phật như phần lớn những dân tộc Mong Cổ khác
Một ngày ở Hồ Khovsgol
Buổi sáng khi những tia nắng sớm còn chưa xuất hiện, mặt hồ đang còn phủ bởi một làn sương và mây trông giống như một chiếc chăn hờ hững đắp choàng qua sau giấc ngủ đêm.
Cho dù là mùa hè, nhưng nhiệt độ buổi sáng sớm vẫn lạnh dưới 10 độ C, với một cốc trà sữa nóng vào buổi sáng, màn khởi động cho một ngày mới dường như đã sẵn sàng
Những nhóm khách du lịch đầu tiên đã lên ngựa ra hồ thấp thoảng, mờ ảo giữa làn sương khói
Quanh hồ, có rất nhiều các khu nghỉ dành cho khách du lịch tới nghỉ hè. Mỗi khu như thế này có tối thiểu 7-10 lều trại ( ger camp) đủ công suất phục vụ cho khoảng 40-50 du khách trong cùng một thời điểm. Nơi chúng tôi nghỉ là tourist camp của một gia đình người địa phương như thế
Mỗi thành viên trong gia đình chủ trại đều là người đóng góp công sức phục vụ khách du lịch, mỗi sáng những đứa trẻ có nhiệm vụ đi lấy nước từ hồ để phục vụ cho nhu cầu nước cho cả khu trại, từ nấu ăn tới vệ sinh cá nhân.
Đồ nghề là một chiếc xe đạp và một xe kéo cùng thùng nước
Chọn lấy nơi nước trong sạch nhất
Đẩy về khu trại phục vụ khách. Mỗi chuyến được hai thùng khoảng 50 lít nước
Khi mặt trời lên cao, bầu trời trong xanh hơn, mặt hồ cũng chuyển màu xanh ngọc.
Đó là lúc thích hợp để mọi người nhảy lên lưng ngựa bước kiệu trên đường ven hồ.
Bạn cũng có thể điều khiển chú ngựa men theo bìa rừng ngắm những ngồi nhà bằng gỗ thông.
Và lắng nghe giai điệu quang quác từ những chị quạ đen trên mái nhà trong buổi sáng yên tĩnh
Từ bìa rừng lại tới không gian hồ rộng lớn tĩnh lặng có thể nghe được tiếng sóng .
Nếu đã chán trên lưng ngựa nhưng chưa thỏa mãn với tầm nhìn. Du khách có thể đi xa hơn vào sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên, trèo lên ngọn núi và từ đó sẽ vươn tầm nhìn tới một vùng hồ rộng hơn
Với độ cao hơn 500m, đường không quá khó leo, sẽ mất khoảng 30 phút để đến gần đỉnh núi, với tầm nhìn rộng, bãi tương đối bằng phẳng và nhiều tán cây che nắng, đó sẽ là điểm không thể đẹp hơn để chiêm ngưỡng và thưởng thức sự hòa hợp của không gian và cảnh vật thiên nhiên khu vực này.
Xuống núi, hãy thuê một chiếc cano đi trên lòng hồ để tới những hòn đảo nằm giữa hồ
Chạy khoảng 20 phút trên cano bạn sẽ ghé vào đảo và có thể dành 30p đến 60 phút dạo chơi trên đảo.
Cảm giác con người thật nhỏ bé khi đứng giữa thiên nhiên rộng lớn
Khác với cảnh bình minh rất đỗi tươi sáng, cảnh hoàng hôn vùng hồ lại thẫm đậm màu vàng của tia nắng chiều vùng khí hậu ôn đới. Nếu dành khoảng một tiếng đi bộ dưới ánh nằng sắp tắt những hình ảnh mà du khách đón nhận được cũng ấn tượng không kém
Những gia đình địa phương vào ngày nghỉ cuối tuần cũng về hồ thưởng ngoạn buổi hoàng hôn ấm áp
CÔNG VIÊN QUỐC GIA HỒ TERKHIIN TSAGAAL , NÚI LỬA KHORGO
Công viên được thành lập từ năm 1964 nhằm bào vệ phong cảnh hung vĩ của dãy núi nơi đây cũng như bảo vệ các loại động và thực vật đang gặp hiểm nguy. Khu vực công viên quốc gia bao gôm vùng núi lửa đã tắt và hồ Terskhin Tsagaal cũng như số lượng lớn các động vật và chim
Khorgo là tên của núi lửa đã chết năm ở độ cao 2200m so với mực nước biển, miệng núi lửa có đường kính khoảng 30m và độ sâu 80m. Trong lòng núi lửa thì không có hồ nước, khách du lịch có thể theo sườn dốc khám phá cùng đáy , ngoài ra quanh miệng núi có nhiều hang động lớn nhỏ khác nhau với những nhũ đá treo từ vòm hang rủ xuống.
Lần hoạt động cuối cùng của núi lửa này cách đây khoảng 7-8000 năm và dung nham của nó trào xuống cùng thung lũng xung quanh, mà cho tới hôm nay các loài thông Sibiria đang bao phủ trên thung lũng này. Khu rừng thông này là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật như hươu nai và dê hoang cũng như một số loại chim
Hang Chó Vàng ( Yellow Dog Cave)
Từ trên cao nhìn xuống, các hố sụp xuống chính là những miệng hang
Khi tới gần các hố này rất giộng và sâu
Truyền thuyết kể rằng có người thợ săn và một con chó vàng rất thân thiết, hàng ngày họ cùng nhau đi săn. Một ngày người thợ săn gặp tai nạn khi rơi xuống một cái hang sâu đầy băng tuyết và bị thương rất nặng và không thể tự thoát khỏi khe núi, con chó vàng, đã dũng cảm nhảy xuống khe núi sâu 20m và giúp người chủ của nó thoát khỏi bàn tay thần chết
Nghỉ đêm tại hồ Terkhiin Tsaagal/strong>
Còn có tên gọi tiếng Anh là Great White Lake, nằm ở vùng núi Khangai, miền trung Mông Cổ. Hồ có diện tích khiêm tốn, chiều dài 16km và chiệu rộng khoảng 4km, nơi sâu nhất 20m.
Truyền thuyết kể rằng, hồ được tạo ra khi có đôi vợ chồng già sống trong vùng khi đi lấy nước từ một cái giếng đã quên đậy nắp và nước từ nguồn đã trào ra là ngập lụt . Sau đó có người anh hung, dung cây cung của mình bắn lên đỉnh núi , mũi tên làm cho tảng đá to rơi xuống và lấp lại miệng giếng và tạo nên một hòn đảo giữa hồ.
Vị trí của khu nghỉ ngày tuyệt đẹp, nằm sát cạnh hồ với khoảng 20 căn lều
Các căn lếu đều có lake view vì xếp xen kẽ
Hồ rộng và phù hợp với các hoạt động trecking, câu cá, bơi lội
Hoặc bạn cũng có thể tìm đến một vị trí ngồi đọc sách đẹp yên tĩnh như thế này.
Da của một con dê hoặc cừu sau khi đã bị làm thị cho khách du lịch
VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO MÔNG CỔ
Trước năm 1922 Mông Cổ bị đô hộ bởi người Mãn Châu, nói cách khác là Trung Quốc, và người Mãn Châu đã dùng một cách để giữ người Mông Cổ ở trong sự kiểm soát của họ, thật ra người Mãn Châu và Mông Cổ đều sống ở thời tiết giống nhau nhưng người Mông Cổ rất mạnh, do vậy người Mãn Châu đặc biệt ủng hộ Phật Giáo Tây Tạng (Phật Giáo Mật Tông) ở Mông Cổ.
Theo lịch sử thì biết rằng không có nhà nào mà không có con đi tu và nhờ người ta đi tu nhiều nên 700 năm qua người Mông Cổ là một quốc gia rất hiền hòa, họ hiền hoà nghĩa là họ không trở thành một quốc gia hung hãn như đế quốc Mông Cổ thời xưa, nhưng bù lại thì họ trở thành một quốc gia tương đối rất yếu.
Nhiều người xem đó là sách lược về chính trị và quân sự, có nghĩa là người Mông Cổ theo Đạo Phật càng nhiều thì họ càng suy yếu, họ càng suy yếu thì dễ bị trị. Về điểm này vẫn còn là một câu hỏi và nhiều ý kiến khác nhau.
Sau năm 1922 thì đất nước Mông Cổ lại trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa Marxism, và người Nga đã thúc ép đảng Cộng Sản Mông Cổ đập phá chùa chiền và hầu như giết rất nhiều tăng sinh, nhiều tăng sĩ
Ngôi chùa này vốn nằm sát núi và rất rộng
Tuy vậy những gì còn sót lại chỉ là những dấu tích nền móng
Sau năm 1992 khi chế độ Cộng Sản sụp đổ thì Mông Cổ chỉ còn vọn vẹn 101 vị tăng sĩ, giờ thì số 101 vị tăng sĩ là con số lớn so với trước kia. Nhưng đến nay thì có chừng 50% người Mông Cổ ghi danh trong giấy tờ là họ theo đạo Phật, con số đó dĩ nhiên là lớn hơn nhưng mà 40% người Mông Cổ thì họ nói là họ theo chủ nghĩa vô thần.
Những kiến trúc cổ xưa được tái tạo lại một phần
Đến hôm nay Mông Cổ vẫn còn có những tu viện đã được xây dựng lại như hai tu viện chúng tôi có đến thăm viếng là Gesar Süm thì tu viện vẫn còn có nhiều một số kiến trúc cổ và một tu viện lớn khác ở tại đó là tu viện Gandantegchinlin Khiid. Đức Dala Lama có đến Mông Cổ một vài lần.
Điều khó khăn hiện nay là người Mông Cổ viết chữ thì họ dùng mẫu tự của Nga nhưng khi họ học kinh Phật thì họ phải biết chữ Tây Tạng bởi vì chữ Mông Cổ bây giờ không còn nữa, đó là một điều đáng buồn.
Do vậy ngày nay những vị lãnh đạo Phật Giáo tại Mông Cổ họ nói đến chuyện là Phật Giáo Mông Cổ phải vượt qua một số những trở lực là Phật Giáo Mông Cổ phải có một thứ ngôn ngữ mà khả dĩ đi vào trong quần chúng. Những nhà sư Tây Tạng từ bên Ấn Độ sang sinh hoạt ở Mông Cổ rất dễ dàng vì những nhà sư Mông Cổ đều học Phật Pháp bằng tiếng Tây Tạng, họ học tiếng Sanskrit cũng bằng tiếng Tây Tạng.
Phật Giáo Mông Cổ đang có trăn trở lớn tại vì họ đang trong buổi giao thời và các tổ chức truyền giáo Tây Phương đã đổ tiền rất nhiều qua Mông Cổ để điền khuyết vào một chỗ trống sau khi mất đi sự kiểm soát của nhà nước Cộng Sản từ năm 1990 đến nay. Phật Giáo Mông Cổ có một nguồn hy vọng lớn từ sự ủng hộ của những nhà sư Tây Tạng, những nhà sư Tây Tạng đến từ Ấn Độ và Đức Dalai Lama cũng đặc biệt quan tâm về điều này,
Ngài xem như là Ngài có bổn phận đối với người Phật tử Mông Cổ tương tựa như là Ngài có trách nhiệm với một số các quốc gia theo Phật Giáo Mật Tông ở tại Nga.
Tại thủ đô Ulan Bator họ xây một Phật đài có tượng Phật đứng cao rất đẹp, chúng tôi nghĩ rằng tượng Phật đứng đó cũng là một niềm vui cho người Phật tử Mông Cổ và cho người Phật tử trên thế giới thấy rằng trong sự phục hồi của đất nước Mông Cổ thì người ta vẫn cố gắng không những làm sống lại một cái gì cổ xưa mà họ dùng hình ảnh của Đức Phật như là một nguồn sống tâm linh.
THÀNH CÁT TƯ HÃN
Thành Cát Tư Hãn có tên thời thơ ấu là Thiết Mộc Chân (Temujin), ông là con của tù trưởng Dã Tốc Cai (Yesugei) thuộc bộ lạc Thái Xích Ô (Tayichiud). Ông đã phải trải qua một tuổi thơ khó khăn, và khi người vợ trẻ của ông là Bột Nhi Thiếp (Börte) bị một bộ tộc thù địch bắt cóc.
Thiết Mộc Chân đã thống nhất các bộ lạc du mục, trước đó vốn là các bộ tộc người Mông Cổ – Đột Quyết thù địch nhau, dưới sự lãnh đạo của ông bằng các thủ đoạn chính trị và sức mạnh quân sự. Những đồng minh mạnh nhất của ông là người bạn của cha ông, tù trưởng bộ lạc Khắc Liệt là Vương Hãn Thoát Oát Lân (Wang Khan Toghoril), và người anh em kết nghĩa (anda) từ thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân là Trát Mộc Hợp (Jamukha) của bộ lạc Trát Đạt Lan (Jadran). Với sự giúp đỡ của họ, Thiết Mộc Chân đã tiêu diệt bộ lạc Miệt Nhi Khất, giải cứu người vợ Bột Nhi Thiếp, và sau đó tiến tới tiêu diệt người Nãi Man và Thát Đát.
Thiết Mộc Chân ra luật cấm các hành vi cướp bóc kẻ thù mà chưa có sự cho phép, và ông đã chia các chiến lợi phẩm cho các chiến binh Mông Cổ và gia đình họ thay vì đưa hết chúng cho tầng lớp quý tộc. Vì vậy ông được mang tước hiệu Hãn.
Tuy nhiên, các chính sách này đã khiến ông trở nên xung khắc với những người chú của mình, họ cũng là những người kế vị hợp pháp của ngai vàng, và họ xem Thiết Mộc Chân không phải là nhà lãnh đạo mà chỉ đơn thuần là một kẻ tiếm quyền xấc láo. Phạm vi tranh chấp đã lan rộng sang các tướng lĩnh và cộng sự khác của ông, và một số người Mông Cổ từng liên minh với ông đã quay sang phản bội.
Chiến tranh đã xảy ra sau đó,song Thiết Mộc Chân và các lực lượng vẫn trung thành với ông đã chiếm ưu thế, rồi đánh bại tất cả các bộ lạc kình địch còn lại và đưa họ dưới sự cai trị của ông trong khoảng thời gian 1203–1205. Năm 1206, Thiết Mộc Chân lên ngôi Khả Hãn của Yekhe Mongol Uls (Đại Mông Cổ Quốc) tại một đại hội Hốt lý lặc thai (Kurultai ). Cũng ở đó, ông lấy tước hiệu là “Thành Cát Tư Hãn” (Genghis Khan) thay thế cho các tước hiệu bộ lạc kiểu cũ như là Cúc Nhi Hãn (Gur Khan) hay Tháp Dương Hãn (Tayang Khan). Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc Mông Cổ
Pho tượng Chingis Khan tại tòa nhà chính phủ ở Thủ đô Ulanbataar
ĐI VỀ PHÍA MÀU XANH
Người dân Mông Cổ vẫn tự hào gọi quốc gia của mình bằng cái tên “ Miền đất của trời xanh”, quả thực vậy, với số ngày nắng khoảng 250 ngày trong năm, vơi độ cao trung bình hơn 1300m so với mực nước biển. Trong hành trình suốt 14 ngày tháng 7, chúng tôi đã được thưởng thức không gian xanh thẳm của bầu trời, xanh trong của mặt nước hồ và xanh mướt của đồng cỏ.
Còn nhiều khoảnh khắc đẹp trong chuyến đi mà khó có thể diễn tả hết bằng lời từ ánh mắt của các bé trai bé gái địa phương cho tới lòng hiếu khách và tấm thịnh tình của họ. Thay mặt nhóm du khách hành trình Mongolia, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới người bạn đường của cả nhóm, hướng dẫn viên kiêm lái xe Zolo đã thực hiện một chuyến đi để lại nhiều ấn tượng, chuyến hành trình đi về phía màu xanh.