LEICA-HUYỀN THOẠI NHỮNG GIẤC MƠ NHIẾP ẢNH

Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos

Image result for Leica
 
LEICA-HUYỀN THOẠI NHỮNG GIẤC MƠ NHIẾP ẢNH.
 
Không chỉ là một món hàng hiệu đắt tiền, vì có tiền đôi lúc chưa chắc đã mua được, và vì một khi đã đến với Leica, tiền bạc không còn là vấn đề; bởi xúc cảm mà Leica mang đến cho người xứng đáng được đồng hành cùng nó mới là giá trị không gì mua được…
 
Xa xỉ là tính từ người ta vẫn gán cho Leica, nhưng hai từ ấy chưa đủ để lột tả hết một huyền thoại, một trong năm phát minh làm thay đổi cả thế giới (CNN). Một nhãn hiệu xa xỉ và sang trọng bậc nhất bao giờ cũng mang trong mình một con đường lịch sử, một truyền thống, một triết lí riêng có và những đôi bàn tay khéo léo tài tình. Đây là những tiêu chí bắt buộc cho một thương hiệu đẳng cấp của Hiệp hội hàng hóa xa xỉ Pháp Comite Colbert mà trong đó máy ảnh Leica là kì vọng của thiết kế đẳng cấp và chất lượng hoàn hảo cho phân khúc hàng cao cấp châu Âu.
 
LEICA-Con đường lịch sử danh giá
 
Đầu thế kỉ XX, một kỹ sư nổi tiếng người Đức chuyên thiết kế ống kính hiển vi - Oskar Barnack, làm việc cho công ty quang học Ernst Leitz ở Wetzlar - rất say mê nhiếp ảnh. Thời ấy việc “vác” cả một chiếc máy ảnh cồng kềnh to bằng một chiếc valy đi dã ngoại là điều vô cùng phiền phức. Mong muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ gọn và dễ dàng đem theo người đã thôi thúc ông lên ý tưởng và tiến hành chế tạo chiếc máy ảnh khổ phim 24×36mm (chuẩn 35mm). Chiếc máy ảnh mẫu chuẩn 35mm đầu tiên hoàn tất năm 1913 đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ và một khái niệm mới: “Một tấm phim âm bản nhỏ vẫn có thể cho ra đời một tấm ảnh khổ lớn”. Bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới thứ I, mãi tới mùa xuân năm 1925 chiếc máy ảnh được sản xuất thương mại đầu tiên mới được công bố tại hội chợ Leipzip mang tên Ur-Leica (Original Leica) và ngay lập tức đạt được thành công vang dội. Chính chiếc máy ảnh này đã tạo nên một bước đột phá cho ngành công nghiệp ảnh hiện đại và đặt viên gạch nền móng cho tên tuổi hãng máy ảnh Leica (chính là tên viết tắt của LEItz-CAmera) của nhà Leitz - ông chủ của thương hiệu máy ảnh chất lượng đỉnh cao với lịch sử hàng trăm năm.
Nhà đấu giá Westlicht là cái tên không xa lạ với những nhà sưu tập hàng hiệu đẳng cấp, am hiểu và đam mê sở hữu những món đồ độc bản trên thế giới. Tại phiên đấu giá tháng 5-2011, một trong những chiếc máy ảnh Leica huyền thoại đầu tiên, mang tên Leica 0-Serie Nr.107 đã được đưa ra đấu giá và đạt cái giá kỉ lục 1,9 triệu USD. Đây là chiếc máy ảnh thứ 7 của dòng Leica 0-series trong số 25 chiếc máy ảnh thử nghiệm bởi Leitz vào năm 1923 - hai năm trước khi chính thức được đưa vào thị trường. Theo ghi chép của nhà máy, chiếc máy ảnh này được sản xuất nhằm gửi sang New York để đăng ký bằng sáng chế,  nơi đầu tiên chiếc máy ảnh Leica được xuất khẩu tới và chỉ được khắc duy nhất dòng chữ "Germany" trên thân máy.
 
Năm 1954, dòng Leica M ra đời với tiêu chí chất lượng hình ảnh hàng đầu, trở thành chiếc máy ảnh không thể thiếu cho phóng viên cũng như nghệ sĩ nhiếp ảnh và chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Chữ cái M trong tiếng Đức là viết tắt của từ "Messucher" theo nghĩa tiếng Anh là “Range-finder”, nghĩa là hệ thống lấy nét quang trắc không gương lật. Chiếc máy ảnh Leica M3 lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm máy ảnh Photokina Đức năm 1954 là mẫu Leica đầu tiên của dòng M vẫn được tiếp tục sản xuất cho đến nay. Chiếc máy ảnh này luôn là giấc mơ và tình yêu của mọi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Trong một bài quảng cáo năm 1956, Leica M3 đã được so sánh như “Sự đầu tư cuộc đời cho nhiếp ảnh hoàn hảo”.  Nối tiếp giấc mơ, các mẫu Leica M2, M1, M4, M5, M6, M7, MP …lần lượt ra đời đánh dấu thời kì hoàng kim của Leica tạo nên lịch sử nhiếp ảnh của thế giới.
Với sự ra mắt của Leica M8 năm 2006, Leica đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ kỹ thuật số của dòng M. Và đến ngày 9-9-2009, sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại, lịch sử và đổi mới đã cho ra đời Leica M9-chiếc máy ảnh kĩ thuật số full-frame nhỏ nhất thế giới, đặt một mốc mới trong thời đại ảnh số.
 
Lịch sử danh giá hàng trăm năm của thương hiệu máy ảnh Leica và thực sự, danh tiếng của dòng máy này gắn liền với các phóng viên ảnh kỳ cựu như Robert Capa với những bức ảnh bất hủ về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, tiếp sau đó là những bức ảnh ghi lại cuộc chiến tranh Việt Nam, những bức ảnh khiến ông phải trả giá bằng mạng sống của mình ở Thái Bình. Như nhà nhiếp ảnh gốc Việt Nick Út với “ Em bé Napalm” chụp năm 1972 bằng chiếc Leica M2 đã khiến cả thế giới bàng hoàng về chiến tranh Việt Nam và mang lại cho ông giải thưởng danh giá Pulitzer. Đó là nhiếp ảnh gia người Cuba - Alberto Korda  tức Alberto Díaz Gutiérrez với chân dung người anh hùng cách mạng Che Guevara được chụp bằng Leica với ống kính tiêu cự 90mm năm 1960.  Và không thể không nhắc đến Henri Cartier-Bresson – cha đẻ của ảnh báo chí hiện đại với những tác phẩm đã trở thành tài sản vô giá của ảnh báo chí thế giới… Họ đều là những con người đã tạo nên lịch sử nhiếp ảnh báo chí hiện đại cùng với chiếc máy ảnh Leica bên mình.
 
Ống kính và máy ảnh Leica thường có mặt trong những sự kiện trọng đại, ghi lại những khoảnh khắc, những danh nhân của lịch sử. Cùng với những tấm ảnh của Albert Korda chụp Che Guevara và Fidel Castro, những bức ảnh chụp công nương Diana trong lễ cưới Hoàng gia Anh năm 1981 được ghi lại bởi Leica M6, chiếc máy ảnh duy nhất được phép hiện diện nhờ tiếng bấm cò êm nhẹ “nghe như giọt nước rơi trên kính!” (trích ghi chép “Trịnh Công Sơn và những tấm phim âm bản không lời”), không như các dòng máy ảnh gương lật cồng kềnh khác.
Năm 1996, Leica đã sản xuất 700 chiếc M6 Jubilee Thai được nạm vàng 24k nhằm kỷ niệm 50 năm ngày lên ngôi của Vua Thái Lan Bhumiphol Adulyadej. Năm 2006, Hoàng thân Qatar Sheikh Saud Al Thani, một người yêu nhiếp ảnh và là một mạnh thường quân của bộ môn nghệ thuật này đã có một đơn hàng đặc biệt, một chiếc ống kính Leica R 1600mm Telyt APO f/5.6 trị giá hơn 2 triệu USD. Những chiếc Leica M6 kỷ niệm 75 năm thành lập hãng hay chào đón thiên niên kỷ thứ ba luôn là mục tiêu săn tìm của những người yêu mến Leica, còn những chiếc Leica M6 độc bản tôn vinh Henri Cartier-Bresson hay William Klein thì luôn chỉ xuất hiện trong những giấc mơ ngọt ngào…
Bên cạnh đó, Leica còn là sự kết hợp tinh tế và sang trọng với những phiên bản đặc biệt kết hợp cùng những thương hiệu thời trang danh tiếng. Leica M3 Louis Vuitton, Leica M7 Hermes đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự; hay mới đây là mẫu Leica M9 Titanium - tuyệt tác được thiết kế bởi Walter de’Silva, trưởng bộ phận thiết kế ôtô nổi tiếng với các mẫu xe thể thao Audi của tập đoàn Volkswagen với số lượng giới hạn 500 chiếc trên toàn thế giới…
 
Triết lý bền vững
Sang trọng và lặng lẽ, Leica chứa đựng tất cả sự tinh tế, chính xác và tính bảo thủ của người Đức, “là điều tuyệt vời của nước Đức” - theo lời nhiếp ảnh gia Jim Rakete. Duy trì truyền thống và một triết lý bảo thủ, tạo ra những sản phẩm có độ bền và chất lượng hoàn hảo, kể từ khi ra đời cho đến nay, Leica luôn tuân thủ theo một quy trình sản xuất công phu và khắt khe cho thân máy và ống kính. Đến bây giờ quy trình ấy vẫn là một bí quyết riêng của hãng, là bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
 
1. Chất lượng ống kính đỉnh cao
Chất lượng quang học của ống kính Leica chính là huyền thoại và là nền tảng tạo dựng nên thương hiệu Leica danh giá với lịch sử hàng trăm năm. Hiệu suất quang học nổi bật giúp việc quan sát và ghi lại những khoảnh khắc quyết định dễ dàng. Mỗi thấu kính Leica được làm từ thủy tinh tinh khiết và trải qua những công đoạn chế tác nghiêm ngặt. Trước khi được đưa đi mài, mỗi thấu kính được hạ nhiệt từ 2 - 10 năm trong phòng lạnh. Sau quá trình hạ nhiệt, ống kính được đem mài và đánh bóng thủ công bằng các máy móc hoàn toàn cơ khí. Cuối cùng, mỗi ống kính được tráng phủ 43 lớp hóa chất đặc biệt có công thức hóa học tuyệt mật của hãng, để đảm bảo độ trong và khả năng thu nhận ánh sáng, với độ bền lên tới hàng trăm năm.
Những khuôn hình được chụp bằng ống kính Leica không chỉ nổi bật với chất lượng tái tạo hình ảnh như độ tương phản, độ phân giải mà còn bắt được những cảm xúc tự nhiên nhất. Nó cho phép khả năng tự do sáng tạo, là công cụ cho những ai đang theo đuổi “cái nhìn của chính mình”.
 
2. Tập trung vào những gì cần thiết
Ngày nay, mọi sản phẩm đều nỗ lực thu hút khách hàng bằng hàng loạt những tính năng và phương thức mới khiến cho hầu như mọi thứ đều trong tầm tay. Nhưng thường thì những điều tưởng chừng như thật đơn giản lại khó có được hơn cả. Với Leica, điều đáng quan tâm đầu tiên là tập trung vào những gì cần thiết và quan trọng nhất: nhu cầu của người sử dụng. Sự cải tiến sẽ không bao giờ có hồi kết và luôn dẫn đến những cuộc thảo luận liên miên, những phản hồi không dứt. Leica được thiết kế từ nền tảng của một công cụ để sáng tạo những trải nghiệm hình ảnh hoàn toàn đặc biệt - không thừa không thiếu. Vì lý do đó mà từ những chiếc Leica đầu tiên, việc phát triển cơ khí và quang học nhằm mang tới những tính năng thực sự cần thiết vẫn luôn là mối quan tâm lớn nhất của hãng. Đặt tiêu điểm vào những gì cần thiết - trái tim của niềm đam mê được lấy cảm hứng từ thương hiệu Leica.
 
3. Giá trị lâu bền
Trải qua một đời người, ống kính và cả chiếc máy ảnh Leica vẫn làm việc hăng say như khi ông chủ của nó còn ở cái tuổi 30. Leica là món đồ được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác không chỉ bởi chất lượng vật chất của nó, mà bằng cách nào đó, mỗi chiếc máy ảnh Leica mà bất cứ ai đã từng sở hữu đều đem lại một cảm giác: Leica là một phần của họ, là cả giá trị tinh thần, và đôi lúc, là cả một gia tài!
 
Thân máy Leica gồm những linh kiện được chế tạo từ vật liệu có chất lượng tốt nhất thế giới, kết hợp với nền cơ khí chính xác và chu trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu suất vượt trội ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như khi chụp ở Bắc cực, đỉnh núi Kilimanjaro, hoặc ở sa mạc Sahara. Tất cả những chiếc máy ảnh Leica trước khi được xuất xưởng đều phải trải qua một quy trình kiểm tra vô cùng chặt chẽ gồm: tốc độ chụp, ống ngắm quang học, độ chính xác của hệ thống canh nét, độ nhạy và độ ổn định của cảm biến hình ảnh. Trong đó, ống ngắm quang học của máy được điều chỉnh và thiết lập sao cho hình ảnh khi ngắm qua ống ngắm quang học không sai khác lớn hơn 1/10,000 mili mét so với ảnh chụp qua ống kính.
Mỗi chiếc máy ảnh Leica đều là một tuyệt tác nghệ thuật, mang hơi thở cổ điển và vẻ đẹp tinh tế đầy sang trọng, đến từ một thân máy rắn chắc được làm từ đồng và thép nguyên khối, từ vỏ da cao cấp bọc ngoài thân máy, nhưng đặc biệt hơn cả, vẻ đẹp ấy đến từ chính giá trị cốt lõi – Tinh tế và kín đáo, đó là Leica. Steve Jobs – CEO của Apple đã dùng một câu nói ngắn gọn nhưng thật thông minh và đầy hàm ý trong bài giới thiệu mẫu Iphone 4: “Chiếc máy này là một trong những sản phẩm đẹp nhất chúng tôi đã từng chế tạo... Nó đẹp như một chiếc máy ảnh Leica cổ”.
 
Nhiều người vẫn cho rằng, giá trị của chiếc máy ảnh Leica nằm ở cái chấm logo màu đỏ của hãng, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại bằng những mẫu máy Leica MP xuất hiện từ những năm 56 của thế kỉ trước. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn muốn giấu chiếc máy ảnh Leica sau tấm áo jacket, thay vì để mọi người nhìn thấy và trầm trồ, luôn mong muốn một chiếc máy ảnh chất lượng hàng đầu nhưng càng ít phô trương càng tốt.  Kế tục mẫu Leica M9 - chiếc máy ảnh full frame nhỏ nhất thế giới ra mắt năm 2009, tháng 6-2011, mẫu Leica M9-P tiếp tục thỏa mãn mong muốn ấy bằng sự biến mất của dấu chấm đỏ logo Leica phía trước máy. Thế nhưng, đó chính là Leica, và không gì có thể thay đổi chân lý ấy!

Cha đẻ của Leica là Oskar Barnack, một người chuyên chế tạo kính hiển vi.

Oskar Barnack
Mẫu Leica đầu tiên được hoàn thiện vào năm 1914 mang tên Ur-Leica, từ một ý tưởng thiên tài của Oscar Barnack khi ông đang tìm tòi hướng đột phát mới về công nghệ để thu gọn các loại máy ảnh nặng nề thời bấy giờ.
Mặc dù nhanh chóng đạt được những thành công ngoài sức tưởng tượng với mẫu Ur-Leica, tuy nhiên mãi đến những năm 1924 và 1925, những chiếc máy ảnh Leica mới lần lượt được đưa vào sản xuất đại trà và giới thiệu chính thức với công chúng do những chậm trễ gây ra bởi Thế chiến thứ I.
Các dòng từ M1-M6 là máy cơ hoàn toàn (loại RF-rangefinder nay đã ngừng sản suất.Leica cũng có những dòng máy số như M7-8.2 và các nhóm khác.
 
   
Leica M9
Kể từ năm 1954, camera dòng M của Leica ra đời với tiêu chí chất lượng hình ảnh hàng đầu đã trở thành máy ảnh không thể thiếu cho các phóng viên cũng như nghệ sĩ nhiếp ảnh. Với sự ra mắt của M8 năm 2006, phiên bản này đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ kỹ thuật số của dòng M. Và đến năm 2009, với sự ra đời của M9, Leica đặt một mốc mới trong thời đại ảnh số với máy ảnh rangefinder đầu tiên trên thế giới có cảm biến full-frame 24 x 36 mm và là máy ảnh full-frame có kích cỡ nhỏ nhất từng xuất hiện. Có thể ví sự ra mắt của M9 cũng tạo tiếng vang không kém gì phiên bản M3 lừng danh một thời ở thời điểm ra mắt 1954.
Trong chiến tranh Việt Nam quân do thám Hoa Kỳ dùng Leica vì nó im lặng. Lúc chụp máy không kêu to, thành ra địch quân rất khó phát hiện. Trong đám cưới của Công nương DianaHoàng gia Anh chỉ cho dùng máy Leica M6. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Related image

$4,671,000 US worth of Leicas
 

Máy ảnh Leica - Sự tinh tế của người Đức

Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
 ảnh chụp máy Leica
 
Máy ảnh Leica - Sự tinh tế của người Đức   
Máy ảnh Leica - Sự tinh tế của người Đức
 
 
Leica-thương hiệu đắt giá này đã trở thành 1 cái tên huyền thoại. Những hình ảnh mang tính biểu tượng của thế giới như Nụ hôn V-J Day ở quảng trường Times Square, Cô gái Napalm ở Việt Nam hay bức chân dung của Che Guevara - tất cả đều được chụp bởi máy ảnh Leica.
 
Các nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới như René Burri, Alberto Korda, Jim Marshall... đều mô tả Leica như là thiết bị chụp ảnh tuyệt vời nhất. Mặc dù thời hạn giao hàng lên đến 12 tháng đối với một trong những thiết bị mang tính biểu tượng "Made in Germany" thì trong danh sách chờ đợi luôn có những tên tuổi đáng tự hào như Elizabeth II, Brad Pitt hay Bryan Adam...
Leica không theo chân các nhà sản xuất phổ thông khác trong việc tự động hóa để giảm thiểu thời gian sản xuất. Leica nuôi niềm tự hào huyền thoại của mình bằng sự "bảo thủ" cứng nhắc trong hàng trăm năm qua. Leica chứa đựng tất cả sự tinh tế, chính xác và tính bảo thủ của người Đức.
Related image
Huyền thoại Steve Jobs cũng từng bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhà thiết kế Đức trong các mẫu máy của Apple, từ Mac đến iPhone sau này. Khi cho ra mắt dòng iPhone đầu tiên, Steve Jobs từng mô tả sản phẩm của mình một cách đầy ẩn ý: "Đây là sản phẩm đẹp nhất của chúng tôi từng có. Nó đẹp như một chiếc máy ảnh Leica cổ".
Leica ra đời năm 1920,khi ấy máy chụp ảnh thường rất nặng, cồng kềnh và rất đắt. Nó không được thông dụng còn vì tính năng chuyên dụng của nó.Không phải ai cũng có được và còn ít người hơn thế thạo cách sử dụng. Bước ngoặt lớn nhất mà Leica tạo ra là khi thương hiệu này quyết định thương mại hóa sản phẩm sáng tạo của kỹ sư trưởng Oscar Barnack và cho ra thị trường loại máy chụp ảnh ống kính nhỏ và phim nhỏ đầu tiên trên thế giới, đặt tên là Leica năm 1926.
Image result for leica m6 photos
- Leica M6 by Cyril Jayant
 
Đơn giản chỉ có thế, nhưng thực chất lại là một cuộc cách mạng. Leica đã làm cho việc chụp ảnh không còn là chuyện gì ghê gớm nữa mà trở thành bình thường. Phi đẳng cấp hóa chụp ảnh là bí quyết thành công quyết định nhất của thương hiệu Leica ở thời kỳ này.
Image result for leica m6 photos
Leica M6 35mm color

Gọn nhẹ và dễ sử dụng, lại không đắt đến mức chỉ những kẻ nhiều tiền lắm của trong xã hội mới sắm nổi – Leica không chỉ đáp ứng mong muốn của số đông mà còn khơi dậy thú chơi chụp ảnh, khai sinh ra cái gọi là thế giới nhiếp ảnh nghiệp dư. Cả về ý tưởng lẫn kỹ thuật, Leica khi ấy đã làm nên cuộc cách mạng thực sự trong thế giới nhiếp ảnh.
Related image
Với những tín đồ máy ảnh, có thể các máy cùng thông số nhưng dường như Leica ví như những cái tên ở đẳng cấp như Rolls-Royce, Bentley trong các thương hiệu xe hơi. Khi gặp khủng hoảng năm 2004, Leica đã đưa ra định hướng khiến gần như tất cả phải ngỡ ngàng: quay trở lại chế tạo máy chụp ảnh đen trắng. Thiên hạ không ngạc nhiên sao được khi thời của máy ảnh đen trắng bị coi là chấm dứt đã từ lâu.
Điều đặc biệt nhất trong quyết định này là đi ngược với bí quyết thành công thủa ban đầu của thương hiệu. Máy ảnh đen trắng mới của Leica đắt, thậm chí rất đắt chứ không hề rẻ (giá gần 7.000 Euro chưa kể ống kính).

Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Leica đã đẳng cấp hóa sản phẩm, lấy giá trị nghệ thuật trong những gì mà sản phẩm mang tên thương hiệu này tạo nên làm tiêu chí xác định và đánh giá đẳng cấp. Chính vì thế mà một chiếc máy ảnh đời đầu hiệu Leica đã trở thành chiếc máy ảnh đắt nhất khi được trả tới 56 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá tại Áo gần đây.
Cụ thể, sự khác biệt của Leica được tạo ra từ độ bền, chuẩn xác, kỹ thuật và sự tinh tế. Mỗi chiếc máy ảnh luôn được chế tạo thủ công, máy móc chỉ đóng vai trò phụ trợ trong các tác vụ như kiểm tra chất lượng ống kính hay thân máy ảnh. Có lẽ vì vậy mà dù cùng thông số nhưng ống kính Leica thường có giá từ 5.000 USD trở lên. Tất nhiên, tiền nào của nấy, để sản xuất một ống kính Leica, trung bình thời gian hạ nhiệt (giai đoạn quyết định đến độ bền và độ trong của ống kính) chiếm khoảng từ 2 năm trở lên, thậm chí là cả 10 năm.

Để so sánh, ống kính của các hãng khác chỉ có thời gian hạ nhiệt lâu nhất là khoảng 1 năm. Hình ảnh khi ngắm qua ống quang học của Leica không sai khác lớn hơn 1/10.000mm so với ảnh chụp qua ống kính và có độ bền lên tới hàng trăm năm. Vì thế, hình ảnh được chụp bằng ống kính Leica luôn nổi bật với chất lượng tái tạo hình ảnh như độ tương phản, độ phân giải cao để đảm bảo nó luôn là công cụ hoàn hảo cho những nhà nhiếp ảnh theo đuổi triết lý sáng tác "cái nhìn của chính mình".
​Thân máy Leica gồm những linh kiện được chế tạo từ vật liệu có chất lượng tốt nhất thế giới, kết hợp với nền cơ khí chính xác và chu trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu suất vượt trội ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như khi chụp ở Bắc cực hoặc ở sa mạc Sahara...

Dù hòa mình vào xu hướng của thời đại, Leica vẫn giữ nguyên giá trị của mình là một thương hiệu "xa xỉ" trong ngành công nghiệp ảnh. Chẳng hạn Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Hay mới đây là mẫu Leica M9 Titanium - tuyệt tác được thiết kế bởi Walter de’Silva, trưởng bộ phận thiết kế ô tô nổi tiếng với các mẫu xe thể thao Audi của tập đoàn Volkswagen, với số lượng giới hạn 500 chiếc trên toàn thế giới.
Related image
Thậm chí, Phó chủ tịch và cũng được xem là "huyền thoại thiết kế" của Apple, Jonathan Ive cũng từng thiết kế một phiên bản đặc biệt của chiếc máy ảnh Leica M, với số lượng hạn chế một chiếc duy nhất được sản xuất.
 
Tác giả bài viết: Thành Nam
Famous people with Leica 

 

Image result for leica m6 photos
That's the Queen, above, Prince Charles' “Mum,” with a beautiful Leica M3 and Summicron. She is, apparently, an avid photographer.
 
Related image
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Julia Roberts with her Leica M6 TTL Silver with Summicron 50mm f2 and Leica Motor M
Related image
James Bond - Daniel Craig with his Leica M9 Steel Grey
Related image
A Chinese photographer shooting with a Leica M6 in the Forbidden City, Beijing. Asia is now the most important market for Leica cameras. 
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
James Bond - Pierce Brosnan 007 playing with a Leica camera
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photosImage result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Brad Pitt  used the Leica M6 with winder.
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Related image
Robert Redford Leica binocular & Brad Pitt - use of the Leica M6 by Brad Pitt in the movie Spy Game...
Related image
Cindy Crawford - Famous People. With Leica Camera.
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Elvis Presley and a Leica
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Aaron Eckhart with Leica | Famous people with Leica 
Related imageImage result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Caught with a Leica - Jessica Lange and photography
Related image
Edmond Terakopian (famous photographer)
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Leica-m9-titanium
Related image
===
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Leica M Rangefinder
Related image
Image result for leica hermes edition
Leica M9-P “Edition Hermes” with 28mm f2 Summicron, 50mm F0.95 Noctilux, and 90mm f2 Summicron lenses. Not pictured, the limited edition Hermes bag you can carry it around in. This is a $50,000 camera setup.
Related image
Leica has launched an amazing rugged camera today that will be at home both outdoors and underwater. It’s called the X-U and it has all the hallmarks of the classic Leica design,
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
Related image
Mirrorless interchangeable-lens camera
Related image
Mirrorless interchangeable-lens camera
Image result for Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès photos
The Leica X-U (Typ 113) is a ruggedized, waterproof compact camera with an SLR-sized image sensor that takes great photos, but it's very expensive.
Related image
A Leica camera prototype made in 1923 fetched 2.16 million euros ($2.79 million) at auction on Saturday, setting a new world record for a camera.
----
Related image
 
==
Image result for Leica
 
Leica-SL-camera-4K-video-test-at-Panavision-
-Related image
 
Related image
The Leica SL with GL Optics PL converted Leica 35mm f1.4 R lens

Đánh giá nhanh máy ảnh Leica T

Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Leica T là gì?
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Trong dân chơi nhiếp ảnh, Leica được coi là thương hiệu danh giá nhất của thế giới nhiếp ảnh. Nếu bạn đã từng nhìn thấy ai đó sử dụng một chiếc máy ảnh dòng M của Leica, có lẽ cảm xúc của bạn sẽ rất giống với khi nhìn thấy một chiếc Ferrari "lượn" qua trước mắt. Cho dù bạn có không thích thiết kế của những chiếc máy ảnh hoàn mỹ này, bạn vẫn sẽ phải trầm trồ trước khả năng chế tác tuyệt vời của nhà sản xuất.
Và dĩ nhiên, cũng giống như một người lái Ferrari, bạn sẽ phải có tiềm năng tài chính cực kỳ vững mạnh để có thể sở hữu những chiếc Leica M đầu bảng. Chưa kể, Leica M còn không hỗ trợ tính năng lấy nét tự động – một tính năng vốn đã quá quen thuộc với người dùng thông thường.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Nắm bắt được điều này, Leica đã sản xuất ra chiếc Leica T Type 701, một chiếc CSC (máy compact, không gương lật) với phong cách thiết kế đặc trưng của Leica M và mức giá "hữu nghị" hơn: 1850 USD (khoảng 39 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ).
 
Là môt sản phẩm giữ lại lớp vỏ sang trọng của Leica nhưng lại được trang bị rất nhiều thay đổi mới, Leica T sẽ có chất lượng ra sao? Bài đánh giá của Trusted Reviews do VnReview biên dịch sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời.
Tính năng của Leica T "Linh hồn" của chiếc máy ảnh đắt giá này là cảm biến APS-C độ phân giải 16.3MP, với độ nhạy từ ISO 100 đến ISO 12500. Bạn không thể mở rộng độ nhạy của Leica T, nhưng trong thực tế, sẽ có rất ít người cần dùng tới mức ISO trên 12.500.
 
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Leica T có thể chụp với tốc độ cửa trập từ 30 đến 1/4000 giây, tương đương với tốc độ thông thường của các model CSC. Các chế độ phơi sáng thông thường và các chế độ chụp theo ngữ cảnh quen thuộc đều có mặt trên chiếc Leica "giá mềm" này.
Leica T có thể quay video độ phân giải Full HD 1920 x 1080 pixel ở tốc độ 30 khung hình/giây, thấp hơn mức trung bình 60 khung hình/giây của phần lớn các dòng máy ảnh số cao cấp khác. Đồng thời, dòng Leica cấp thấp này cũng không có khe cắm microphone ngoài.
Điều đặc biệt nhất về Leica T là bộ nhớ trong tương đối "khổng lồ": 16GB (các dòng máy ảnh của Nikon, Canon hay Sony thường chỉ có bộ nhớ trong 16-64MB). Điều này có nghĩa rằng kể cả nếu làm rơi hay quên thẻ nhớ, bạn vẫn có thể thoải mái thu lại những khoảnh khắc vàng cùng Leica T. Dĩ nhiên, chiếc CSC này cũng hỗ trợ cả khe cắm SD tiêu chuẩn.
 
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Các bức ảnh được Leica T lưu lại dưới độ phân giải 4928 x 3264 pixel, định dạng JPEG hoặc RAW. Ảnh RAW trên Leica T được lưu dưới dạng file DNG, cho phép người dùng chỉnh sửa trên phần lớn các phần mềm xử lý ảnh thông dụng. Khi mua Leica T, bạn sẽ được nhận một phiên bản miễn phí của Adobe Lightroom.
Những người dùng "truyền thống" có lẽ sẽ cảm thấy không hài lòng vì Leica T không có ống ngắm quang học. Bạn có thể mua ống ngắm điện tử Leica T Visoflex cho chiếc máy ảnh này. Cũng giống như thân máy, EVF của Leica T có giá rất "chát": 600 USD (khoảng 12,6 triệu đồng; giá gốc tại Mỹ).
Bù lại, chất lượng màn hình cảm ứng 3.7 inch trên Leica T chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. Với độ phân giải 1.3 triệu điểm ảnh, màn hình 3.7 inch của Leica T tạo ra hình ảnh rực rỡ với mức tương phản rất hợp lý.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Với khả năng kết nối Wi-Fi tích hợp sẵn, Leica T có thể chuyển ảnh chụp một cách dễ dàng và nhanh chóng lên smartphone. Bạn có thể sử dụng iPhone hoặc iPad để điều khiển chiếc CSC cao cấp này từ xa.
Cần phải lưu ý rằng, hiện tại Leica T mới chỉ tương thích với iOS. Điều này có lẽ sẽ không gây bất ngờ cho nhiều người, bởi cả Leica và Apple đều là những công ty coi trọng thiết kế hơn tính năng, với những sản phẩm tuyệt đẹp có mức giá mang tính "thử thách" người dùng. Nhà thiết kế Jony Ive của Apple đã từng tạo ra một phiên bản Leica M rất ấn tượng, và nếu Apple có bước chân vào thị trường máy ảnh số, sản phẩm của Táo chắc chắn sẽ mang phong cách Leica.
Thiết kế
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Thiết kế là yếu tố đáng chú ý nhất của Leica T. Cũng giống như các dòng MacBook, Leica T được tạo thành từ một miếng nhôm duy nhất. Kết quả là một sản phẩm tuyệt đẹp dành cho những người tinh tế nhất.
Hãy thử theo dõi những đoạn video quay lại quá trình chế tác Leica T để có thể hiểu được vẻ đẹp của chiếc máy ảnh số này. Trong quá trình chế tác, người thợ của Leica sẽ phải dành ra tới 40 phút để đánh bóng cho thân hình của máy. Vẻ đẹp thủ công bên trong thiết kế và chất lượng lắp ráp của Leica T thể hiện mức độ chau chuốt rất lớn từ nhà sản xuất, và kết quả là một "tác phẩm" vượt trội hơn hẳn những dòng CSC thông thường của Fujifilm hay Olympus.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Thiết kế của Leica T mang phong cách tương đối lạ mắt. Do các bánh xe và các chi tiết phần cứng khác được thiết kế "chìm" trong thân máy, bạn có thể hiểu nhầm rằng đây là một sản phẩm mẫu mà nhà sản xuất chưa kịp hoàn thiện. Cả 2 bên thân máy đều không có một nút bấm hay bánh xe điều khiển nào; số lượng nút và bánh xe ở phần thân trên cũng khá hạn chế.
Gần như tất cả các tính năng và tùy chọn đều đã được chuyển vào màn hình cảm ứng của Leica T. Điều này có nghĩa rằng trải nghiệm sử dụng của Leica T sẽ phụ thuộc vào chất lượng màn hình. Thật may mắn, bạn sẽ không thể chê trách bất cứ điểm nào về màn hình của Leica T.
Giao diện màn hình điều khiển của Leica T được bố trí rất đơn giản và rõ ràng. Bạn sẽ không bị "lạc" bên trong số lượng menu quá nhiều của màn hình. Ban đầu, người dùng có thể hiểu nhầm rằng Leica T thiếu đi một số tính năng cần phải có của máy ảnh số. Tuy vậy, sau một quá trình sử dụng, bạn sẽ quen với cách điều khiển của Leica T hơn rất nhiều.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Các nút điều khiển vật lý của Leica T đều được đặt ở phía trên thân máy. 2 bánh xe điều khiển sẽ thay đổi tốc độ cửa trập hoặc khẩu độ (tùy thuộc vào chế độ ưu tiên mà bạn đang chọn). Bánh xe còn lại sẽ điều chỉnh các thông số khác như ISO hoặc mức bù sáng, tùy thuộc theo lựa chọn của người dùng.
Bạn sẽ phải chọn điểm lấy nét tự động trên màn hình. Vấn đề với cơ chế lấy nét tự động của Leica T là một khi đã lựa chọn điểm lấy nét trên màn hình, bạn sẽ không thể lấy nét lại bằng cách nhấn nửa cò. Thay vào đó, bạn sẽ phải lựa chọn lại trên màn hình. Trong quá trình sử dụng thời gian dài, điều này có thể gây khó chịu cho người dùng.
Một điều có thể gây bất ngờ cho người dùng là nắp đậy khe cắm thẻ nhớ và cổng USB được làm bằng chất liệu nhựa khá rẻ tiền. Phần thân nhựa này trở nên nổi bật (theo cách không mong muốn) so với lớp thân nhôm còn lại. Cả nắp đậy pin của Leica T cũng được làm bằng chất liệu nhựa, và bởi vậy cũng sẽ làm xấu dáng hình của thân máy.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Cơ chế tháo pin của Leica T cũng tương đối phức tạp. Sau khi đã nhấn nút để mở nắp pin, bạn sẽ phải tiếp tục nhấn nhẹ để nắp pin và viên pin hơi chìm vào trong thân máy nhằm mở chiếc lẫy bên trong. Cơ chế này sẽ giúp tránh tình trạng pin bị rơi xuống mặt đất, song lại hơi phức tạp trong quá trình sử dụng hàng ngày.
   
Hiệu năng
Thay vì chạy theo xu thế lấy nét tự động dạng hybrid ("lai" giữa lấy nét theo pha và lấy nét theo tương phản), Leica T lại sử dụng cơ chế lấy nét theo tương phản đã tương đối lạc hậu. Thật may mắn, hệ thống AF theo tương phản trên Leica T lấy nét khá chính xác và cũng đủ nhanh cho phần lớn các trường hợp sử dụng trong điều kiện sáng tốt.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Trong điều kiện thiếu sáng, hệ thống AF trên Leica T tỏ ra khá thiếu hụt. Do đó, bạn sẽ cần sử dụng tới đèn hỗ trợ lấy nét ở phía trước máy. Rất tiếc, đèn chiếu này cũng chỉ giúp lấy nét chính xác trên các vật mẫu cách bạn khoảng vài mét. Leica T có hỗ trợ các chế độ nhận diện khuôn mặt và AF nhiều điểm, song có lẽ người dùng có lẽ sẽ tự lựa chọn điểm lấy nét tự động trên màn hình cảm ứng.
Các chế độ đo sáng trên Leica T bao gồm đo sáng theo điểm (spot), đo sáng theo vùng trung tâm (center-weighted) và đo sáng theo đánh giá chung (evaluative). Chế độ evaluative được Leica T gọi tên riêng là "multi-field" ("đa trường").
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Chế độ đo sáng multi-field sẽ giúp tạo ra kết quả khá tốt trong phần lớn các trường hợp sử dụng, từ những bầu trời mây xám xịt cho tới những tia nắng rực rỡ. Các vùng sáng được tái hiện rất tốt, giúp tạo ra vùng tối khá sâu và độ tương phản nói chung khá tốt. Hệ thống đo sáng trên Leica T tốt đến mức bạn chỉ cần chuyển chế độ đo sáng về multi-field và chiếc máy ảnh này sẽ không làm bạn thất vọng trong gần như tất cả các trường hợp.
Chất lượng ảnh
Nếu bạn muốn sở hữu chất lượng ảnh chụp tuyệt vời hết mức có thể từ Leica T, bạn sẽ phải chụp các bức ảnh RAW. Trong khi ảnh JPEG có chất lượng khá ổn và khá sắc nét, quá trình nén và giảm nhiễu sẽ làm mịn ảnh hơi quá mức và khiến mất chi tiết. Ngược lại, ảnh RAW sẽ giữ lại được tất cả các chi tiết do cảm biến 16.3MP trên Leica T thu lại.

Một số bức ảnh chụp bằng máy ảnh Leica

Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Xét về khía cạnh nhiễu sáng, Leica T giữ được mức nhiễu khá ổn trên toàn bộ khoảng ISO của mình, trong đó nhiễu màu chỉ bắt đầu xuất hiện ở ISO 6400. Trong khi quá trình giảm nhiễu sáng sẽ làm mất chi tiết của ảnh, quá trình này cũng tương đối nhạy và không làm hỏng bức ảnh của người dùng.
 
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
 
Cũng giống như hệ thống đo sáng, tính năng tự động cân bằng trắng hoạt động khá tốt trong cả các điều kiện chụp đủ sáng và thiếu sáng. Thậm chí, bức ảnh chụp trời nắng ở chế độ tự động còn có màu sắc đẹp hơn ở chế độ Sunny (tối ưu cho trời nắng) mà Leica cài đặt sẵn.
 
Cả 5 lựa chọn màu sắc trên Leica T đều được cung cấp thông qua màn hình cảm ứng: Standard (chuẩn), Vivid (rực rỡ), Natural (tự nhiên), B&W Naturual (trắng đen tự nhiên) và B&W High Contrast (đen trắng độ tương phản cao). Trong khi chế độ Tự nhiên có màu sắc hơi buồn tẻ, chế độ Rực rỡ lại có màu sắc… quá rực rỡ. Bù lại, chế độ Đen trắng trên Leica T cho chất lượng ảnh khá tuyệt vời. Nhìn chung, trong phần lớn các trường hợp sử dụng, bạn nên dùng chế độ Chuẩn.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Dải nhạy sáng của Leica T đủ lớn để giữ lại một lượng lớn chi tiết trong cả vùng tối và vùng sáng. Trong khi ảnh chụp ở ISO 100 chưa đủ để đọ sức với các dòng DSLR đầu bảng, chất lượng của Leica T vẫn thừa đủ để cạnh tranh với các dòng compact có cùng kích cỡ.
Tuy vậy, chất lượng ảnh sẽ bị giảm đáng kể ở mức ISO 800 trở lên. ISO 100 tới 400 là lựa chọn tốt nhất để giữ lại một lượng chi tiết tối đa.
 
 
Kết luận
 
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Trước khi quyết định mua chiếc Leica T, bạn cần phải lưu ý rằng giá của 2 chiếc ống kính đi kèm với chiếc máy ảnh này gần như tương đương với thân máy. Điều này có nghĩa rằng để có thể sử dụng Leica T, bạn sẽ phải bỏ ra từ 3700 – 3800 USD, tức là từ… 78 triệu đồng đến 80 triệu đồng theo giá tại Mỹ.
Điều đó có nghĩa rằng sẽ có rất, rất ít người dùng nên lựa chọn chiếc Leica T. Chiếc máy ảnh này có rất nhiều điều đáng khâm phục, từ chất lượng ảnh chụp tương đối tốt cho đến thiết kế tuyệt vời, nhưng ở tầm giá 3500 USD người dùng còn rất nhiều lựa chọn tuyệt vời khác. Ví dụ có thể kể tới Fujifilm X-Pro 1 hoặc X-T1, hoặc thậm chí là chiếc Sony Alpha 7 II cũng có thể đáp ứng nhu cầu chụp ảnh của bạn.
 
Là một trong số ít các model giá khá mềm của Leica, chiếc Leica T có chất lượng ảnh chụp khá tốt, màn hình LCD tuyệt vời và thiết kế vượt trội so với tất cả các sản phẩm "bình dân" khác.
 
Lựa chọn tốt nhất dành cho những người cần sở hữu một chiếc CSC cao cấp ở mức giá dễ chịu sẽ là chiếc Sony NEX 7 (24 triệu đồng, giá body kèm lens). Nói tóm lại, dù Leica T có thể làm tốt trên hầu hết mọi khía cạnh (chất lượng ảnh khá tốt, trải nghiệm sử dụng tuyệt vời, thiết kế mang đẳng cấp nghệ thuật), đây không phải là một chiếc máy ảnh mà bạn thực sự cần. Cũng giống như những chiếc Lamborghini, yếu tố quyết định tới lựa chọn Leica T sẽ là "cảm giác" khi sử dụng sản phẩm. Và rất có thể chiếc máy ảnh này sẽ không thực sự khiến bạn ngỡ ngàng khi bỏ ra mức giá quá "khủng": 1850 USD (39 triệu đồng) cho riêng thân máy, tất nhiên nếu kinh tế bạn dư giả và bạn thích sở hữu nó thì Leica T là lựa chọn của bạn.
Lê Hoàng
Theo Trusted Reviews

Tòa án Mỹ chỉ cho dùng máy ảnh Leica M trong các phiên xử

Các máy ảnh có tiếng ồn và ánh sáng phát ra khi chụp lớn hơn Leica M đều không được phép sử dụng. 
Tòa án Mỹ lấy Leica M làm tiêu chuẩn cho các máy ảnh sử dụng tại các phiên tòa.
Tòa án Mỹ lấy Leica M làm tiêu chuẩn cho các máy ảnh sử dụng tại các phiên tòa.

 
Toà án bang Minnesota và Vermont tại Mỹ đã chỉ rõ trong tài liệu nội quy chung của toà án rằng “những thiết bị máy ảnh tạo ra âm thanh và ánh sáng lớn hơn dòng rangefinder Leica M sẽ không được phép sử dụng tại các phiên toà”.
 
Quy định này sẽ được áp dụng tại các bang khác của nước Mỹ thời gian tới. 
Dòng Leica M được ra đời năm 1954 với tiêu chí chất lượng hình ảnh hàng đầu, trở thành chiếc máy ảnh không thể thiếu của nhiều phóng viên và nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới. Những chiếc máy ảnh Leica M thường có mặt trong những sự kiện trọng đại, ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử.
 
Nhiếp ảnh gia người Việt, Nick Út đã chụp “ Em bé Napalm” năm 1972 bằng chiếc Leica M2 giúp truyền tải thông điệp đến cả thế giới về chiến tranh đau thương ở Việt Nam. Những bức ảnh chụp công nương Diana trong lễ cưới Hoàng gia Anh năm 1981 cũng được ghi lại bởi Leica M6, chiếc máy ảnh duy nhất được phép hiện diện nhờ tiếng bấm cò êm. Chính vì vậy các tính năng, kỹ thuật của những chiếc máy ảnh Leica M thường được coi như một tiêu chuẩn trong lĩnh vực nhiếp ảnh. 
 

BRETT: LEICA M PHOTOGRAPHER; 

At the tender age of six, a plastic camera and darkroom kit started Brett's lifelong passion for photography. 

After leaving school he got the break that put him on the path to a fulfilling career as a photographer, when he was offered an apprenticeship at the Birmingham Post, England.

Brett graduated to open his own portrait studio and was awarded Kodak Photographer of the Year at the age of 25.

His love of art and architecture led him to further hone his craft in the field of commercial & industrial photography using large format cameras.

His motivation to capture everyday scenes within a special day and to find the extra in the ordinary led him to tell the story of weddings with his camera of choice, the Leica M.

Brett went on to consult for Leica Camera coaching enthusiast and professional photographers at Leica Akademie, Mayfair and in workshops worldwide.

He also undertakes bespoke commissions and personal projects. His signature look is the synergy between street photography, documentary and lifestyle imagery.

Brett also travels for pleasure and shoots for fun; often at the same time.

COACHING

Brett is a multi-disciplined independent professional known for shooting exclusively Leica M. His signature look is the synergy between street photography, documentary and lifestyle imagery.

Brett shoots Leica for Leica and has led a series of workshops at Leica Akademie, Mayfair. He uses a hands-on approach, sharing his personal experience to coach professionals and enthusiasts in all aspects of a photographer's development.

Following the success of these workshops, coupled with demand from photographers worldwide, Brett has developed an exclusive series of bespoke 1-1 coaching sessions.

These sessions are ideally suited to digital M users or aspiring owners, both amateur and professional.

Advanced individual coaching is tailored to maximise photographer potential. The workshop day encompasses your own areas of interest and experience with the M Rangefinder System, improving your technique and expanding your capability.

The relationship will be as two ‘photographers’ rather than tutor and pupil. Brett is also there as a mentor: offering advice, tips, new technical perspectives and a new way to see, rather than how to look for photos.

Whether you are new to Leica cameras or are an experienced user, Brett will be able to meet your needs.

PHOTOGRAPHY

I know that the only thing I really own is my photography. The images are always there; a permanent record of where I go, what I’ve seen and who I have met.

Alongside my wedding photography, I work on personal and commercial projects.  I love the variety this gives me. Sometimes I travel on a commission, sometimes I just get up and go, sometimes I have a project that I have to get out of my system.

Articulate and thoughtful, he brings a street shooter’s sensibility to the demanding genre of wedding photography. He also teaches other Leica M users how to transcend their mind-set and get into “Leica think.” Rather than paraphrase his biography, let’s let Brett (who doesn’t use his last name) do it himself and then go on to give us fascinating and thought-provoking answers to our follow-up questions in his own inimitable style.

“My passion for photography started when I was five years old and was given a plastic camera and darkroom kit.  I would spend hours developing prints in the bathroom at home.  After leaving school, I was offered an apprenticeship at the Birmingham Post and bought a Leica M2 with my first month’s wages.  I went on to set up my own wedding and portrait studio in the West Midlands, at the age of twenty-one. I now work as an independent photographer, with a thriving wedding photography business.  Alongside my wedding photography, my practice also encompasses, travel, PR and bespoke commissions and projects. Since purchasing that M2, I have been a lifelong Leica enthusiast.  I now act as a consultant for Leica Camera UK and lead M9 workshops at the Leica Akademie in Mayfair. I am passionate about passing on knowledge of how to get the best from these unique rangefinder cameras and I have developed bespoke workshops for both my peers and non-professional Leica enthusiasts.  Workshops are created around the individual photographer’s needs, working with them to offer advice, tips and techniques to expand and develop their knowledge and skills.”

Q: You mention that you are currently using a Leica M9 with 50mm f/ 0.95 Noctilux-M lens. What is your general impression of this outfit and do you use the ultra-speed 50mm for low-light shooting or primarily because of its very shallow depth of field and beautiful bokeh?

A: My general impression is near perfection — full frame capability, signature bokeh, low light capability and consistent image quality when stopped down. The one meter minimum focus distance can be limiting, but then details in the images are a little overdone so I prefer to shoot in context. The f/ 0.95 aperture allows me to work with available light to a maximum of 1000 ISO in most situations; however, I shoot wide open wherever possible simply for the bokeh. A year ago I had never handled a Noctilux — now it’s my style provider.

Q: Have you ever pursued your innate potential in art or architecture in your photography, either in terms of subject matter or your general approach to composition, etc.?

A: For many years I was shooting commercial and industrial, working with UK property developers nationwide. As an architectural enthusiast, when shooting architecture for architects, my style was formulaic rather than art. If I ever hang up my cameras I intend to paint and draw.

Q: What is it about the 50mm lens that you find so congenial for your work? Many photographers who pursue a photojournalistic approach to weddings or documentary coverage say that they favor a 35mm or 28mm as their favorite lens. Have you ever considered this and if not why are your reasons?

A: Out of my peripheral vision the 50mm angle of view is what my mind’s eye selectively isolates from a scene. The rangefinder viewfinder also provides me with an extra field of view (the 50mm bright lines in particular sitting comfortably within the finder area). I feel that the 50mm equates to what I look at rather than what I see. This is the opposite of the better known phrase “look but don’t see.” My standard lens (and most often sole lens) is therefore the 50mm — you could call it single-lens rangefinder.

Q: Why do you think the Leica D-Lux 4 is an ideal walk- around pocket camera and have you ever captured images with it that are worthy of your portfolio?

A: The D-Lux gives me all the things that are unavailable in my minimalistic 50mm M set-up wide-angle, video, close-up, flash(!) so it is either my M companion or M alternative. I’m also looking forward to trying out the D-Lux 5 with its extended zoom coverage of 24-90mm equivalent (and funky live viewfinder). With this camera I am already coasting (and probably shooting on P!) so the pictures act in a supportive role rather than being worthy in their own right. However I really did enjoy Ray Scott’s feature on street D-Lux, so maybe it will be a little project for the future?

Q: Can you tell us some of the tips and suggestions you have given in your workshops that you have found to be particularly effective for enthusiast and professional Leica M users? As a corollary, what are a few of the most common mistakes people make when moving from, say a DSLR to a Leica M?

A: My favorite tip is: Shoot and think in B/W (DNG & JPG). Also, read the image not the histogram. Some common traits of DSLR users are: shooting portrait format with the shutter release at the top, using EV value to adjust exposure and trying to compose an image in the viewfinder.

Q: Can you tell us something about any recent commissions you have executed, particularly those you found especially fulfilling or that enhanced your creative process?

A: I’ve recently had the (commissioned) privilege to shoot for the prospectus and contribute to a Timeline History book of Harrow School. There is an illustrious past of old Harrovian photographers — William Fox Talbot, Lord Lichfield, Cecil Beaton. The ongoing shoot is, wherever possible, reportage to portray a real life look at school life.

Q: Your  statement about using your Leica to “crop the real world” is very interesting. It certainly distills the essence of using a rangefinder camera as differentiated from other cameras where you look at the image formed by the lens rather than through a separate optical viewfinder. Can you say something more about how this experience feels to you and why you find it so fulfilling?

A: Going back to “trying to compose an image in the viewfinder,” M shooting for me is more about pre-visualization. I try to compose the image in my (50mm) mind’s eye and position myself to frame the picture before I raise the camera to my eye. This is what I mean by using the Leica to crop the real world. After focusing and recomposing the image to the one I’ve pre-visualized, the bright lines and extra field of view are merely a confirmation of the success of the process. Be a pedestrian for longer and a photographer for less and you’ll become a better street observer. Then I apply this philosophy to my wedding photography.

Q: How do you see your photography evolving going forward? Do you have any special projects in mind, any different approaches you like to take either creatively or in terms of subject matter?

A: I’ve always wanted to visit Cuba; I’ve seen so many portfolios of Cuba that have inspired me. However, I would want to achieve something creatively different. There’s a challenge. Also I do enjoy mounting a body cap pinhole lens to my M9 every now and again. Other than that, I am fascinated with space.

Q: Since you began your Leica M odyssey with an M2 and have shot with the M8, how do you feel the M9 is distinctive from 35mm film Leicas and the M8, both operationally and in terms of its capabilities? Are you at all interested in trying out the Leica S2 which mates Leica’s superlative lenses with a rugged, compact medium-format DSLR system body?

A: Many of my wedding peers changed in haste to DSLRs and are equally successful. I’ve never used a DSLR or S2 and I think it would be counter creative. I waited for the M8, having shot M6 and M7, since I didn’t want to lose my hard earned rangefinder style. It makes you shoot differently; I feel oddly exposed and liberated at the same time. I try to capture and teach M photography with a film mentality, using the M9 as a rangefinder with a “Polaroid” back loaded with transparency film — it develops B/W images and captures digital positives!

-Leica Internet Team

AT THE BARN

by Brett

THE PREPARATIONS

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Ngọc Quang
 
Sưu tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %05 %873 %2017 %15:%04
back to top