Một vé về tuổi thơ
Những trò chơi một thời tuổi thơ dần bị lãng quên trong thời hiện đại
Nhìn những hình ảnh dưới đây, chắc hẳn ai cũng sẽ tìm thấy mình trong đó...
Đây là bức tranh của họa sĩ người Hà Lan - Pieter Bruegel the Elder có tên "Children's Games" - Trò chơi trẻ em vào năm 1560. Có thể bạn không ngờ nhưng có tới 200 trẻ em trong bức tranh này với hơn 100 trò chơi dân gian quen thuộc. Trong số đó, trang Brightside đã rút ngắn thành 15 trò chơi phổ biến nhất.
‘Một vé về tuổi thơ’ với những trò chơi mộc mạc đang dần biến mất
Những trò chơi tự chế thời tuổi thơ
Khi kí ức chợt ùa về, nhớ quay quắt những trò chơi mộc mạc mà thời trẻ trâu ta tự chế vui đến độ cười cả trong giấc mơ trưa: súng bằng thân chuối, chuồn chuồn cắn rốn, trò con quay, bắn bi, súng cao su bằng dây nịt, chơi khăng (ngày xưa nghịch dại ^^), đánh chuyền, nhảy dây,...
Chơi đồ hàng. Đóng vai bố, mẹ, con thành một gia đình nhỏ xíu. Lấy lá dâm bụt làm tiền. Hái một xấp tiền rồi đi chợ mua đồ ăn, cũng trả lại tiền...
Cười giòn tan với trò lia ống bơ (nhiều nơi gọi là tạt lon)
Những con quay (con vụ) không thể thiếu trong kỷ niệm tuổi thơ
Súng cao su (ná) loại làm bằng dây chun
Cỏ gà và chọi cỏ gà
Ấu thơ trong phần lớn những cô nàng 8X sẽ có trò chơi nhảy dây
Còn của các anh chàng 8X chắc chắn có trò bắn bi
Làm diều bằng sách vở cũ. Không có keo dán, dùng cơm nguội để dán diều
Trò chơi tìm số cực kỳ phổ biến trong lớp học
Súng phốc làm từ ống tre nhỏ. Cho quả xoan non hoặc giấy vụ ướt vo trò vào làm “đạn” bắn đau điếng, "tức muốn chết"!
Kéo co bằng nhị hoa phượng (có nơi dùng hoa dâm bụt)
Chơi bài tiến lên bôi nhọ nồi
Đồng hồ tự chế từ lá dứa, cũng có nhiều nơi làm bằng lá dừa
Cho chuồn chuồn cắn rốn vì "niềm tin bất hủ": chịu đau rồi sẽ biết bơi
Đua tốc độ theo cách của 8X
Đi bắt dế, chơi trò đá dế
Trò tung dép, các nàng 8X hay chơi hơn các chàng
Trồng nụ trồng hoa
Lấy que tính nhựa chơi trò chấm song
Chơi ô ăn quan
Cũng bằng những viên sỏi, có thể tạo ra rất nhiều trò chơi
Gẩy vòng chun (bắn chun). Nếu vòng chun này đè một phần lên vòng chun kia
thì thắng
Đánh chuyền. 10 que tre cùng trái banh nỉ là hội con gái có thể ngồi chơi cả chiều không chán...
Đèn lồng tự chế từ những lon nước ngọt đã xài qua. Đây cũng là sản phẩm trong một bài học của môn Kỹ thuật thời tiểu học
Bóp nổ tanh tách những tấm nilon chống sốc cũng là một trò tiêu khiển rất được các teen 8x khoái
Những trò chơi đơn giản, ngây ngô mà "vui thả ga" của ngày xưa có lẽ sẽ còn in sâu trong ký ức của thế hệ 8X. Để mỗi khi nhớ về, họ thấy lòng thanh thản, bồi hồi và mỉm cười với "1 vé đi tuổi thơ"...
Cuộc sống luôn hội nhập những điều mới mẻ và thay đổi mỗi ngày. Hiện đại hóa, công nghiệp hóa khiến đời sống tuổi thơ bây giờ bị ảnh hưởng bởi những công nghệ tân tiến hơn. Hình ảnh ipad, iphone gắn liền với trẻ con bây giờ khi mà chỉ cần các “bảo bối” đó là có thể khiến chúng ngồi lì hàng giờ. Nhìn những hình ảnh đó, thấy tội nghiệp hơn là thương. Mỗi lần như vậy, chúng ta lại nhớ về một tuổi thơ đầy màu sắc với những trò chơi vận động này đây: Có rất nhiều trò chơi dân gian đơn giản nhưng luôn đem lại hiệu quả tuyệt vời cho trẻ, tuy nhiên có thể nó đã không còn duy trì được qua nhiều thế hệ. Đây là lúc để chúng ta hướng về và chơi lại các trò chơi ưa thích từ ngày xưa đồng thời cập nhật các thứ chơi mới.
1. Bắn Bi
Chắn chắn tuổi thơ ai cũng gắn liền với trò chơi này, với cách chơi đơn giản vui nhộn, thú vị , náo nhiệt các bé không chỉ vui chơi hăng say mà còn học được tính cách hòa đồng, đoàn kết, tự tin và giao tiếp. Mỗi buổi tan trường các đứa trẻ nô nức trong xóm quây quần tạo ra những trò chơi vui nhộn.
Bắn bi số người chơi từ 2 đến 5 người, chỗ bằng phẳng trên sàn nhà hay khu đất trống chỉ cần diện tích hẹp là có thể chơi. Sau khi đã phân định rõ ai là cái và những người tiếp theo sau đó, mỗi người từ 1 vạch quy định từng lượt mỗi người bắn bi vào lỗ. Nếu chưa vào lỗ thì tiếp tục bắn đến khi bi vào lỗ là người chiến thắng.
2. Ô ăn quan
Là trò chơi dân gian Việt Nam khá quen thuộc. Sự hào hứng, náo nhiệt khi tham gia vào những ván đấu vui nhộn và bất ngờ điều mà bạn khó có thể quên được. Để chơi game ô ăn quan chúng ta chỉ cần bãi đất nhỏ, với những viên đá viên sỏi, như vậy là đã trở thành một trò chơi chiến thuật lý thú.
Ô ăn quan buộc người chơi phải nghĩ ra cách đi thông minh nhất để giành được nhiều quân hơn đối phương. Trò chơi chưa biết nguồn gốc và bắt đầu từ thơi điểm bao giờ có thể lấy cảm hứng từ những đứa trẻ từ cánh đồng lúa. Không chỉ thể hiện trí tuệ, vui nhộn, năng động tạo niềm vui hứng thú trong giao tiếp cho các trẻ.
3. Trò chơi nhảy bao bố.
Trò chơi cộng đồng đơn giản dành cho cả cộng đồng dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn là trò chơi trong buổi sinh hoat của cộng đồng thế giới. Trò chơi thể hiện tinh thần tập thể, vui nhộn nháo nhiệt, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, thể lực cho người chơi.
Trước khi bắt đầu trò chơi có thể chia thành 2,3 tùy số lượng thành viên, mỗi đội có khoảng 5 đến 7 người. Khi chơi, có bao nhiêu đội tham gia thì kẻ bấy nhiêu hàng dọc và kẻ hai vạch ranh giới ở hai đầu các hàng dọc, cách nhau khoảng 5m, một vạch là mốc xuất phát và một vạch làm điểm quay đầu. Khi hiệu lệnh xuất phát các thành viên chuẩn bị, khi có hiệu lệnh nhảy thật nhanh đến vạch và quay lại vạch xuất phát và đưa cho người thứ 2 cứ thế tiếp tục tìm ra đội chiến thắng nhanh nhất. Rèn luyện sức khỏe, sự tin trong giao tiếp, tính tập thể cộng đồng, tìm hiểu những nét văn hóa dân gian của dân tộc.
4. Trò chơi chi chi chành chành.
Trò chơi vui nhộn, náo nhiệt, thể hiện sự thích thú hào hứng, thể hiện tinh thần đoàn kết của trẻ em. Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
5. Nhảy dây
Trò chơi không chỉ là sự đồng điệu về nhịp độ giữa người chơi còn thể hiện sự đoàn kết, vui vẻ, hoạt náo tạo hứng thú cho trẻ còn rèn luyện sức khỏe sự dẻo dai tinh thần thoải mái.
Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Cứ chơi tiếp tục như vậy.
Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.
6. Mèo đuổi chuột.
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
7. Kéo co
Kéo co hay kéo dây là một môn thể thao và một trò chơi thông dụng đơn giản trên thế giới hiện nay. Mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh, kéo co không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người. còn là một trò chơi dân gian truyền thống.
Cách chơi: chia điều số thành viên ở 2 đội, mỗi phe dùng sức mạnh khéo léo tinh thần đoàn kết để kéo dây về phía mình. Các thành viên phải lien kết chặt chẽ dùng sức mạnh đồng đội, 2 bên ra sức khỏe làm sao để dây nghiêng về phía mình la người chiến thắng.
8. Ném lon
Trò chơi đơn giản dễ chơi chỉ cần 2 đến 4 người , một cái lon không, một không vửa đủ hoặc một chỗ đất trống. Đây là trò chơi dân gian hay nhất để dạy các bé về sự phối hợp giữa tay và mắt. Trẻ em rất thích trò chơi có yếu tố cạnh tranh, vì thế bé sẽ không bao giờ thấy mệt khi phải ném dép hay ném tất vào trong vòng tròn hay cố gắn túm được một người chơi khác. Đây là một trò chơi được các trẻ ở nông thôn hay chơi nhưng ở thành thị trò chơi này đã bị lãng quên vào quá khứ.
Trong cuộc sống hiện đại những trò chơi dân gian truyền thống tinh hoa của nhân loại dường nhữ đã bị quên lãng. Con người ngày càng ù lì, thụ động, ngại giao tiếp, trẻ bị tự kỉ trầm cảm ngày càng gia tăng do những trò chơi công nghệ hiện đại. Trò chơi dân gian Việt Nam là một kho tàng đời sống tinh thần phong phú, bổ ích. Còn là nét đặc trưng văn hóa dân gian của dân tộc, nét đẹp trong lễ hội truyền thống. Vì vậy giới trẻ thanh thiếu niên cần giữ gìn và lưu truyền truyền thông quý báu này.
Tê Hát Sưu tầm