Bát mì hoành thánh cho cậu bé ăn xin

Related image
 
Bát mì hoành thánh cho cậu bé ăn xin
Diêu Gia Trang là một khu dân cư nhỏ cấp thôn ở Trung Quốc. Gần đó có rất nhiều các nhà máy nhỏ nên người dân khắp nơi đổ về đây làm việc rất đông. Thiên Kỳ và vợ là Mạn Lệ mở một cửa hàng mì  hoành thánh tại đây. Mặc dù cửa hàng không lớn nhưng vì hai vợ chồng thật thà, hòa nhã, đồ ăn vừa rẻ vừa ngon nên khách đến rất đông, việc làm ăn thuận lợi hơn nhiều so với những cửa hàng khác trong thôn. Một buổi trưa nọ, có một cậu bé ăn xin ăn mạc rách nát, chừng 10 tuổi đứng trước một quán mỳ và giơ bàn tay bé xíu về phía trước nói: "Cô ơi, cô cho cháu chút gì ăn được không?"
"Cút, cút, cút ngay, đừng làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của tao, thật bực mình", bà chủ quán mì  gào lên. Cậu bé ăn xin lủi thủi quay đi, sang nhà kế bên nhưng vẫn bị đuổi thẳng.
"Chú ơi, lâu lắm rồi cháu chưa được ăn gì, chú có thể cho cháu chút cơm thừa không ạ?" – cậu bé ăn xin mắt ngấn nước cầu cứu Thiên Kỳ.
"Đi đi, đi đi, không nhìn thấy ta đang bận lắm hay sao?" – Thiên Kỳ đang rán hoành thánh, vừa đảo cái xẻng xào nấu trong tay vừa nói.
Mạn Lệ nghe thấy vậy liền đập vào vai chồng một cái, nói: "Sao mình lại nói với trẻ con như vậy?" Rồi cô quay sang cậu bé ăn xin nói: "Cháu bé, vào đây, ngồi đây, cô cho cháu một bát mì  nóng nhé." Vừa nói, cô vừa kéo cậu bé vào một góc nhỏ trong quán.
Một lúc sau, Mạn Lệ mang ra một bát vằn thắn nóng hổi: "Nào, ăn đi, ăn từ từ thôi không nóng. Nếu ăn hết bát này mà chưa no thì cứ bảo cô." Nói xong, cô tiếp tục ra ngoài mời đón khách.
Cậu bé ăn xin vẫn rưng rưng nước mắt, nhưng vì đã bị cơn đói giày vò quá lâu, cậu vội ăn thật nhanh, nhanh đến mức chẳng kịp cảm nhận được mùi vị của món ăn, chỉ cảm thấy vô cùng ấm áp.
Cho cậu bé ăn xin bát mì, nửa tháng sau, 1 sự cố xảy ra đã thay đổi cuộc đời chủ quán - Ảnh 1.
Húp sạch giọt nước dùng cuối cùng, cậu bé đặt bát xuống bàn rồi lẻn đi mất. "Cái thằng bé này, ăn xong là đi, đến một câu cảm ơn cũng không có" 
– Thiên Kỳ giọng khó chịu. Nhưng vợ anh nhanh chóng đỡ lời: "Anh lớn thế rồi mà cứ như trẻ con vậy!"
Vốn dĩ cho rằng đứa trẻ ăn xin sẽ còn quay lại song vài ngày sau đó, cậu bé ấy không hề lộ diện.
Related image
 
Sự cố xảy ra sau nửa tháng
Chớp mắt đã nửa tháng trôi qua. Hôm đó, khi tiễn những người khách cuối cùng, đồng hồ đã chỉ gần 2h sáng. Những cửa hàng khác đã đóng cửa tự bao giờ, ngoài đường tối om không một bóng người.
Thiên Kỳ đứng trong quán đấm bóp vai, Mạn Lệ cởi tạp dề, phủi bụi bẩn trên người. Đúng lúc đó, một cái bóng người nhỏ xuất hiện, kéo tay hai vợ chồng và chỉ tay ra ngoài nói: "Cô, chú, mau đóng cửa lại, có người xấu."
Đứa trẻ đó chính là cậu bé ăn xin. Hai vợ chồng Thiên Kỳ vội nhìn theo hướng tay cậu bé chỉ, thấy một nhóm 4 người, mặt bịt khăn đen, tay cầm gậy sắt đang chạy lại phía cửa hàng của họ.
Thiên Kỳ vội vã kéo cửa cuốn xuống, khóa chặt cửa lại từ phía trong. Mạn Lệ và cậu bé ăn xin sợ hãi, cảm giác không dám thở mạnh.
Thiên Kỳ tay cầm dao phay, hai chân run rẩy nhưng vẫn cố nói thật to: "Tao đã báo cảnh sát rồi, chúng mày không đi sẽ bị bắt. Lần này coi như chúng mày gặp may." Nói rồi, anh cố gắng tạo ra tiếng động thật mạnh từ con dao trên tay để thị uy với lũ người xấu.
Cho cậu bé ăn xin bát mì, nửa tháng sau, 1 sự cố xảy ra đã thay đổi cuộc đời chủ quán - Ảnh 2.
Đợi đến khi bên ngoài yên tĩnh hẳn, hai vợ chồng mới thở phào nhẹ nhõm nhưng vẫn giữ thái độ cảnh giác.
Đặt con dao lên mặt bàn, Thiên Kỳ trút một hơi thở thật dài: "Cậu bé, làm sao cháu biết chúng sắp đến cướp cửa hàng của ta?"
"Một tuần trước, cháu vô tình nghe thấy họ nói cô chú làm ăn tốt, nhất định là kiếm được rất nhiều tiền. Đợi đến ngày nào cô chú đóng cửa muộn một chút họ sẽ đến cướp. Cháu muốn nói với cô chú nhưng không biết lúc nào họ sẽ đến, sợ cô chú không tin lời cháu.
Vì thế nên ngày nào cháu cũng nấp ở gần đây nghe ngóng, cho đến vừa rồi, cháu thấy họ tiến về phía cửa hàng của cô chú nến cháu vội chạy đến đây báo tin."- cậu bé ăn xin vừa vân vê gấu áo vừa lí nhí trả lời.
Thiên Kỳ vô cùng kinh ngạc. Nếu như không trải qua tình huống này, có lẽ anh sẽ không bao giờ tin một đứa trẻ lại dũng cảm đến vậy. Anh tiếp tục hỏi: "Vậy, vậy vì sao cháu giúp đỡ chúng ta?"
Cậu bé cúi đầu, do dự một lát rồi trả lời: "Cháu xin ăn lâu lắm rồi nhưng cô chú là những người đầu tiên không mắng cháu, còn cho cháu ăn no. Cô chú quả là người tốt."
Nói xong, cậu bé cảm thấy tủi thân, khóc tướng lên.
Mạn Lệ ôm đứa trẻ vào lòng, không ngừng an ủi. Đợi đến khi cậu bé bình tĩnh trở lại, hai vợ chồng mới hỏi thăm về thân thế của nó.
Cậu bé có tên Mao Mao, 12 tuổi. Vì không được ăn uống đầy đủ nên cậu nhỏ hơn so với tuổi. Từ nhỏ, Mao Mao đã sống trong cô nhi viện.
Đến năm 6 tuổi, cậu bé được một cặp vợ chồng xin về nuôi. Nhưng 3 năm sau đó, vì họ sinh được con trai, khó chịu với con nuôi nên ngược đãi Mao Mao, về sau đuổi cậu bé ra khỏi nhà.
 
Hồi kết tốt đẹp
Trời dần về sáng, vợ chồng Thiên Kỳ quyết định đóng cửa một ngày đưa Mao Mao về nhà.
Nhìn cậu bé ngủ say, Mạn Lệ nói với chồng: "Thiên Kỳ, chúng ta cũng hơn ba mươi tuổi rồi mà chưa có con. Mao Mao ngoan ngoãn như vậy, hay chúng ta nhận nó làm con nuôi."
Thiên Kỳ nhìn vợ rồi nhìn đứa trẻ, cười thật tươi rồi gật đầu.
Cho cậu bé ăn xin bát mì, nửa tháng sau, 1 sự cố xảy ra đã thay đổi cuộc đời chủ quán - Ảnh 3.
Anh gọi điện về cho mẹ, kể với bà việc nhận con nuôi. Mạn Lệ về làm dâu nhà anh đã hơn mười năm những vẫn chưa có con. Mặc dù trong lòng cảm thấy tiếc nuối nhưng vì con dâu vừa hiếu thuận vừa đảm đang nên bà Quách không trách cứ gì. Bây giờ nhận con nuôi dù sao cũng là việc tốt, bên bà rất ủng hộ hai con. Ngay trong ngày hôm đó, hai vợ chồng Mạn Lệ đưa Mao Mao đi làm thủ tục nhận con nuôi. Kể từ đó, họ trở thành người một nhà, cuộc sống của vợ chồng Thiên Kỳ cũng đã thay đổi rất nhiều từ khi có một cậu con trai biết yêu thương bố mẹ nuôi.
Một năm sau đó, Mạn Lệ sinh được một bé gái. Cả nhà đều cho rằng, đây chính là đứa bé mà Mao Mao đã mang đến cho họ, vì thế mà vợ chồng Thiên Kỳ càng yêu thương cậu con nuôi hơn.
Mao Mao cũng rất thương em, niềm vui lớn nhất của cậu mỗi ngày là chọc cho em cười khanh khách.
 
●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●

Lý giải tại sao người Hoa ở Việt Nam rất giàu nhưng luôn ở nhà cũ, nhà tồi tàn

Người ta nói người Hoa ở khu Chợ Lớn giàu nứt vách là chuyện có thật, nhưng điều kỳ lạ mà bạn có thấy được ở khu người Hoa là nhà cửa của họ lại rất cũ kỹ, không được chăm chút như người Việt mình. Đó là bí mật của họ và người Việt mình cũng nên học hỏi khá nhiều ở họ chứ nhỉ.
Những người Hoa sang Việt Nam hầu như đều rất giàu có. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà đi đâu trên thế giới người ta cũng thấy Chinatown (phố người Hoa) thì phải nói là họ tài giỏi tới cỡ nào. Kể 1 vài điển hình về người Hoa giàu nứt vách ở SaiGon nè, mà giàu từ tay trắng đi lên nữa đó:
– Nước rửa chén Mỹ Hảo: ông chủ hiện thời – Lương Vạn Vinh – người từng bắt đầu bằng việc bán một mớ đồ cũ trên vỉa hè
– Giày dép Biti’s:ông chủ Vưu Khải Thành – người từng chuyển từ nghề đông y sang làm giày dép
– Bánh kẹo Kinh Đô: ông Trần Kim Thành chỉ bắt đầu từ việc xoay xở với những bạn hàng nhỏ lẻ ở Campuchia
– Cửa hàng bánh ABC: ông Kao Siêu Lực -người đi làm thuê cho một hiệu bánh và sau đó tự khởi nghiệp …
Còn đây là những lý do khiến cho họ giàu nhưng không bao giờ mua đất cất nhà lầu:

1. Người Hoa không thích phô trương
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên thế kỷ 19. Sau đó, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp.
Rồi họ sang với hai bàn tay trắng và làm nên sự nghiệp nên họ rất quý những đồng tiền họ làm ra, họ tiết kiệm lắm.
Không giống như người Việt mình thích hô hào phóng đại thêm tên tuổi để có gì vay mượn, xoay chuyển càn khôn,….mà người Hoa không giàu họ sẽ từ từ lặng im làm giàu. Người Hoa đã giàu họ cũng im lặng để duy trì tài sản của họ mà thôi.
 
2. Tâm linh “Nhà là nơi bắt đầu và cũng không nên thay đổi”
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không, phần lớn đều liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ, có chọn được đất lành, hướng tốt hay không. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.
Họ nghĩ rằng chính nơi họ bắt đầu ấy phong thủy tốt, giúp họ làm ăn khấm khá cho nên họ sẽ tiếp tục duy trì như trước. Họ sợ “sai 1 li sẽ đi 1 dặm”, sợ “mất tất cả những gì đang có” nên thà họ sống ở chỗ cũ mà vẫn duy trì được suộc sống như trước thì vẫn hay hơn.
 
3. Coi trọng nguồn cội
Họ sống kiểu “hệ sinh thái” mà. Hỗ trợ, tương trợ nhau mà sống cho nên không cần phải lo lắng gì cả. Người làm ăn tốt thì giúp đỡ người nghèo, người lớn giúp đỡ người trẻ,….Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…sống như vậy quá tốt rồi nên đâu ai nghĩ tới chuyện phải đổi đi nơi khác.
Họ dạy nhau phải biết “Kính nghiệp” . Điều đó có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.
 
4. Trọng nghĩa khí
Mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Số tiền tự nguyện mà cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồn,…không ai tiếc tiền cho thế hệ trẻ, kể cả người chẳng phải ruột thịt
Nhiều khi tiền bạc họ để dành dụ còn giúp đỡ người trong họ phường chứ không hẳn là phải mua đất cất nhà rần rần đâu.
 
5. Công bằng về tài sản
Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
Người hoa quan niệm là họ cho con cái những thứ tinh túy, cho “cần câu” chứ không cho “con cá”. Bởi vậy mua đất nhiều cất nhà nhiều cũng không nghĩa lý gì cả. Nếu con cái họ giỏi, tự ắt nó cũng làm ra được những thứ đó. Còn con cái họ không ra gì thì cho chỉ phí phạm thêm thôi
 
6. Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm ở chứ không nghĩ nhiều tới chuyện nhà cửa
Đối với họ thì chất lượng và uy tín quan trọng nhất. Họ không tham của rẻ, không sống theo kiểu ăn nhín ăn bớt. Rất quan tâm đến đời sống con cháu nên bản thân ai nấy đều tự nhắc nhở mình phải tuân thủ quy tắc làm “điều răn” ấy. Cuối cùng họ chăm cái ăn hơn cái ở vì cái ăn ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe họ nhiều hơn. Tiền dồn vào ăn uống chứ không đầu tư vào nhà là vậy.
 
7. Người Hoa không muốn thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ
Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Họ không có thói quen xài tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Kiếm ít thì xài ít, kiếm nhiều cũng dùng tiền giúp đỡ người trong cùng bang.
Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng. Và nhờ vậy không có bất mà không bao giờ thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ.
 
●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●

Bí quyết thành công của người Hoa ở Chợ Lớn

Ngày nay, cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn đã phát triển không chỉ gói gọn trong quy mô Sài Gòn nữa, mà đã dần trở thành những Danh Nhân lớn nhất trên đất Việt.

Bí quyết thành công của người Hoa ở Chợ Lớn
 
 
Nội dung nổi bật:
- Bí quyết thành công của các doanh nghiệp người Hoa ở Chợ Lớn: Phải biết yêu nghề và kính nghiệp.
- Người ta bảo “thà cho vàng chứ không chỉ đàng làm ăn” nhưng với cộng đồng người Hoa, sức mạnh tập thể và sự hướng dẫn là một trách nhiệm rất lớn.
- Họ khởi nghiệp khác với người Việt, vì có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…

Phải biết yêu nghề kính nghiệp
Trước năm 1975, người Hoa gốc Minh Hương đã tạo ra những cái tên, cũng là những đỉnh cao của nghề nghiệp tại Sài Gòn: vua thép, vua gạo, vua bột giặt, vua xà bông, vua bột mì… Cho đến khúc quanh thời cuộc của ngày thống nhất thì những cái tên này mới dần bị suy tàn, nhưng lại chuẩn bị cho một cuộc tái sinh…
Và xuất phát điểm lại từ số không. Có người bắt đầu bằng việc bán một mớ đồ cũ trên vỉa hè để nuôi mộng lớn như ông Lương Vạn Vinh, ông chủ hiện thời của nước rửa chén Mỹ Hảo. Có người chuyển từ nghề đông y sang làm giày dép như ông Vưu Khải Thành của Biti’s. Cũng có người xoay xở với những bạn hàng nhỏ lẻ ở Campuchia như gia đình ông Trần Kim Thành của Kinh Đô. Hay cũng có người bắt đầu lại bằng việc đi làm thuê cho một hiệu bánh như ông Kao Siêu Lực, giờ có một chuỗi cửa hàng bánh hàng đầu là ABC…
Ông Cổ Gia Thọ - Chủ tịch Công ty Thiên Long nhớ lại câu chuyện về hai người đàn anh đã giúp đỡ mình lúc khởi nghiệp: “Chúng tôi gọi anh Lý Ngọc Minh (Chủ tịch Công ty gốm sứ Minh Long - pv) và anh Vưu Khải Thành là những đại ca cổ thụ trong cộng đồng doanh nghiệp người Hoa không chỉ vì khả năng kinh doanh, mà còn là sự bảo bọc, hướng dẫn anh em làm ăn và luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của nhau nữa…
 
Với ông Cổ Gia Thọ, một trong những ân tình mà ông nhớ là việc ông Vưu Khải Thành hay tổ chức hội nghị khách hàng, chia sẻ những định hướng, thảo luận việc mở rộng thị trường… và sẵn lòng để những doanh nhân trẻ hơn, non nghề hơn như ông Thọ vào tham dự để nghe, để học, để tạo ra những kết nối kinh doanh. Người ta bảo “thà cho vàng chứ không chỉ đàng làm ăn” nhưng với cộng đồng người Hoa, sức mạnh tập thể và sự hướng dẫn là một trách nhiệm rất lớn.
“Hai mươi mấy năm trước, khi tôi còn bập bẹ làm một cơ sở bút bi nhỏ xíu thì anh Thành đã là người sáng lập và chủ tịch của hội công kỹ nghệ gia quận 6, như một kiểu hiệp hội doanh nghiệp bây giờ để làm điểm gặp gỡ, kết nối và chia sẻ công chuyện với nhau. Lúc đó tôi không quen anh Thành, nhưng xin đi sinh hoạt, và dần dần học được nhiều điều lắm. Chẳng hạn sự thẳng thắn, trung thực và cương quyết. Trước đây, tôi là người hay rụt rè để ra những quyết định quan trọng nhưng anh Thành khuyên phải biết nắm cơ hội và chấp nhận những rủi ro, thất bại nếu muốn làm chuyện lớn…”, ông Thọ kể.
Cộng đồng doanh nghiệp người Hoa vẫn thường nhắc nhở nhau học tập nguyên tắc  của hai ông Lý Ngọc Minh và Vưu Khải Thành trong kinh doanh. Theo đó, nguyên tắc Lý Ngọc Minh là: Đơn giản mà hiệu quả;  An toàn hai lần; Làm cho bằng được; Vui vẻ cởi mở; Hợp tác chân tình. Nguyên tắc Vưu Khải Thành yêu cầu: Giải phóng tư tưởng; Thực sự cầu thị; Tích cực tìm tòi; Mạnh dạn sáng tạo; Kiên trì phấn đấu; Không ngại gian nan; Học tập nước ngoài; Không ngừng vươn lên.
Còn theo ông Cổ Gia Thọ, một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh của người Hoa là: Phải biết yêu nghề kính nghiệp. Qủa thật, nếu không dốc trọn cuộc đời cho một công việc mà mình đã chọn, thì không có cách nào tạo ra những đế chế vững vàng đến mực được gọi là vua của một nghề. Và hiện nay, đã lấp lánh những ông vua của từng ngành, mà đa phần đều là người gốc Hoa: vua gốm sứ Lý Ngọc Minh, vua giày dép Vưu Khải Thành, vua bánh Kao Siêu Lực, vua nước rửa chén Lương Vạn Vinh, vua nhựa Trần Duy Hy, vua vải Thái Tuấn Chí…
 
Hệ sinh thái kinh doanh của người Hoa
Khái niệm “hệ sinh thái” (ecosystem) dùng trong kinh doanh dạo này hay được nhắc đến nhiều thông qua chuyện người Israel xây nguyên một bệ phóng cho các doanh nghiệp trẻ với định vị “quốc gia khởi nghiệp” nhưng nếu chịu khó nhìn ngó, thì tự thân các doanh nhân gốc Hoa ở Việt Nam cũng đã xây nên những nền tảng đáng kể cho công chuyện làm ăn của họ và con cháu. Họ khởi nghiệp khác với người Việt, vì có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…
Đầu tiên, đó là vai trò của các bang hội, tức là các “bang” và các “hội”. Không còn là những tổ chức mang màu sắc chính trị như thời Thiên địa hội của đời trước ông Vương Hồng Sển nữa, mà những bang hội sau này hoạt động như những thành luỹ gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống của một cộng đồng người gốc Hoa chung một nguồn cội. Đó có thể là hội quán Phước Kiến của những người từ vùng giáp ranh Đài Loan sang miền Nam lập nghiệp, có thể là hội quán Triều Châu (hay Tiều Châu), hội quán Quảng Đông…
 
Sau này, ranh giới địa lý của những bang hội này cũng dần xoá nhoà, họ sinh hoạt chung với nhau nhiều hơn, nhưng vẫn khá kín tiếng và ít giao du với người bên ngoài. Người bang trưởng, hay hội trưởng, là người đức cao vọng trọng trong cộng đồng, phải chăm lo nhiều thứ. Thường thì để làm chức này, người ta phải bỏ ra nhiều tiền để đóng góp cho cộng đồng và thay vì để lấy chức quyền thì họ lấy cái trách nhiệm và niềm tự hào được đóng góp cho cộng đồng. Còn nhớ mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Không giương cờ gióng trống hot boy hot girl hay trực tiếp truyền hình MC nổi tiếng gì cả, chỉ có những “đại bô lão” ngồi ghế, con cháu em út quây xung quanh trong một không gian ngập sắc màu, trang phục truyền thống. Nhưng con số cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng được hô lên thu tiền ngay, làm chương trình công khai sổ sách ngay. Những cái tên khá quen như Trầm Bê hay còn xa lạ như một bà cụ đã già lắm được cẩn thận ghi chép lại, và họ cũng sẽ là những người được cộng đồng nhắc đến, được những người trẻ nhìn đó mà làm gương.
 
Bang hội này, giống như một lớp màn chắn, không cho những biến đổi quá nhanh của xã hội xông vào làm hỏng đi truyền thống của họ. Con cháu có thể đi học trường Hoa ngữ song song với trường Việt ngữ, được dạy những bài vỡ lòng về làm ăn theo kiểu công tử phải đi cọ thùng, và quan trọng nhất, họ được dạy bởi những bài học sống động của thực tiễn kinh doanh trong cộng đồng người Hoa.
 
●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●●▬▬▬▬▬▬▬ ๑۩  ۩๑ ▬▬▬▬▬▬▬●

Triết lý kinh doanh của người Hoa nhìn từ Sài Gòn - Chợ Lớn

Từ thời xa xưa, ở Sài Gòn đã phổ biến câu nói “Ăn mày Tàu".

Triết lý kinh doanh của người Hoa nhìn từ Sài Gòn - Chợ Lớn
Là vì đi ăn xin ở đâu thì đi, nhưng không thể vào khu người Hoa ở Chợ Lớn để xin được, vì người Hoa tuyệt đối không cho tiền người đi ăn xin, mà ngược lại họ sẵn sàng đưa tay ra để giúp đỡ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người nghèo khổ, sa cơ lỡ vận, để tự mưu sinh và sau đó có thể làm giàu.
Với người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tốn kém, cái gì lãng phí khó mà móc được “hầu bao” của họ. Tướng quân Quản Trọng cũng đã từng khuyên vua, "Bệ hạ nên cho dân nghèo cái cần câu, hơn là cho con cá". 
Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam hay với quốc gia nào khác, họ đều mang theo tinh hoa của triết lý này để thi thố làm ăn nơi xứ lạ, quê người. Nhiều câu châm ngôn trong cuộc sống và kinh doanh mà người Hoa nào cũng thuộc lòng và nhắc nhở cho nhau như: "Buôn Ngô buôn Tàu, không giàu bằng buôn hà tiện", hay "Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn”…
Không thể phủ nhận tính cần và kiệm của người Hoa. Hai chữ “cần, kiệm” không chỉ có ý nghĩa triết lý suông, mà nó đã trở thành triết lý kinh doanh của người Hoa trong mọi thời đại. Vào các thập niên đầu và giữa thế kỷ XX, có nhiều tấm gương làm giàu nay đã trở thành giai thoại từ cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn. 
 
Chuyện kể rằng, Quách Đàm và chú Hỏa xuất thân từ nghèo khó, cuộc sống của họ chỉ dựa vào gánh ve chai, nhưng do cần kiệm miệt mài làm việc mà họ trở thành đại phú gia thời ấy. Hay giai thoại "công tử co thùng", đối với các đại phú gia Hoa kiều trước khi muốn con cái gìn giữ và phát triển sản nghiệp của gia đình, họ gửi các chàng công tử này đến các cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ. 
Để xin được vào làm việc tại một cơ sở nào, họ cũng phải trải qua quá trình xét tuyển như những người công nhân khác. Khi được tuyển vào, công việc trước tiên các chàng công tử này là phải xuống bếp cọ thùng như những công nhân. Đây là một cách đào luyện con cái họ khi trở thành doanh nhân có đủ kinh nghiệm và tính kiên nhẫn trong vai trò người chủ trong tương lai.
 
Một yếu tố khác mang tính đặc trưng của người Hoa. Đó là tính cộng đồng của họ rất cao.Trong kinh doanh, họ lập ra nhiều bang hội, nhưng các bang hội không phải là nơi tụ hội ăn chơi mà để nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người trong cộng đồng có thể gây dựng cơ nghiệp làm ăn. 
Trước khi có tín dụng ngân hàng cho vay dự án kinh doanh, các bang hội người Hoa đã biết triển khai tín dụng, qua hình thức "hụi thảo", một loại hình chung tay giúp vốn cho những người muốn ra làm ăn nhưng thiếu vốn. 
Nhưng sau khi giúp vốn, người Hoa còn tích cực hơn với "hậu tín dụng", đó là chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày… 
 
Nhưng trước hết, chính những đối tác được giúp đỡ đó phải chứng tỏ sự tích cực về tính kiệm cần cao độ. Một số đại gia có thương hiệu vang dội ngày nay là do từng được giúp và áp dụng tinh thần kiệm cần, như thương hiệu giày dép Bình Tiên, bánh ngọt Đức Phát… là những điển hình cụ thể. 
Bắt đầu là "tiểu phú do cần" sau trở thành "đại phú do trời". Trời nói ở đây là thời cơ khách quan đưa tới. Nhưng thời cơ chỉ đưa tới cho những ai có tâm thành, sẵn sàng năng lực để tiếp nhận khai thác. Đến đây thì triết lý kinh doanh phương Đông của người Hoa đã gặp triết lý kinh doanh của phương Tây, "Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp anh sau". Nhiều nhà nghiên cứu lý giải việc kinh doanh thành công của người Hoa là vì họ rất coi trọng chữ tín, trong làm ăn họ luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Trong nhiều lần tiếp xúc với giới truyền thông, một cựu Phó Tổng của Công ty CP Kinh Đô, cho biết: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”. 
Công ty bánh Kinh Đô (trước 1975 có tên gọi là Công ty Đô Thành), ban đầu chỉ là cơ ngơi nhỏ tại quận 6, Sài Gòn nhưng bây giờ cơ ngơi của Kinh Đô có tới 9 công ty, có mặt từ Nam chí Bắc. Trên thương trường, Kinh Đô có thể xem là một trong những đại gia đáng gờm trong ngành sản xuất mặt hàng bánh kẹo...
 
Theo Tiến sĩ Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam á, những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh người Hoa: “Nền tảng gia đình và chữ “tín” là báu vật; đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống; chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bè bạn; đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư; kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện tại...”.
 
Tại TP.Sài Gòn, cộng đồng người Hoa chỉ chiếm 7% dân số (khoảng 500.000 người), nhưng tỉ trọng doanh nghiệp người Hoa lại chiếm 30% trên tổng số doanh nghiệp có mặt tại Thành phố Sài Gòn, nơi được xem có vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.
 
Điều đáng nói, hầu hết các doanh nghiệp này đều ăn nên làm ra, trong đó không ít doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực cho thị trường, rất quen thuộc với người tiêu dùng không chỉ ở TP.HCM mà còn trong phạm vi cả nước. 
Chẳng hạn Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô, Công ty Bút bi Thiên Long, Công ty Dệt Thái Tuấn, Công ty Dây cáp điện Tân Cường Thành, Công ty CP Sản xuất ống thép Hữu Liên - Á Châu...
 
Trước 1975, khi Sài Gòn là “thủ đô” của chính quyền cũ, khu vực Chợ Lớn là nơi tập trung hàng nhập khẩu và hàng nội địa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Người Hoa gần như giữ độc quyền về hoạt động thương mại (khoảng gần 90% bán buôn, 50% bán lẻ, 80% - 90% xuất nhập khẩu…). 
Những nhà buôn tầm cỡ của người Hoa thường là những đại lý độc quyền, tổng phát hành và phân phối hàng cho các đại lý nhỏ, các cơ sở kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh. Họ có quan hệ làm ăn buôn bán với hơn 40 nước ở khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh hệ thống các nhà buôn lớn, người Hoa ở quận 5 và Chợ Lớn còn làm chủ nhiều tiệm buôn nhỏ, vừa bán sỉ, vừa bán lẻ, đủ mọi mặt hàng, giống như những cửa hàng tạp hóa, mà người Hoa thường gọi là “chạp phô”. 
Chợ Lớn thực sự giữ vai trò trung tâm, chi phối thị trường thành phố Sài Gòn và Nam Việt Nam, tại khu vực này có một hệ thống chợ quy mô lớn, hoạt động có tính chất chuyên ngành như chợ Bình Tây, An Đông, La Cai, Tân Thành, Hòa Bình, Kim Biên…
 
= Sưu tầm by Nguyễn Văn Công =
 
Ảnh minh họa.
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %05 %120 %2018 %20:%03
back to top