Nghệ thuật trang trí nội thất của Pháp từ thời vua Louis XIV đến Louis XVI
Nghệ thuật trang trí nội thất của PHÁP
từ thời vua Louis XIV đến Louis XVI
Sau khi bỏ ra 26 triệu euro và hơn chín năm xây dựng, phòng triển lãm nghệ thuật trang trí mới của Bảo tàng Louvre dành riêng cho ba thế hệ, từ thời “vua mặt trời” Louis XIV qua vua Louis XV tới vua Louis XVI, với bộ sưu tập giới thiệu một thế giới đầy màu sắc, cho phép người xem quay trở lại kỷ nguyên huy hoàng của nghệ thuật nước Pháp khiến cả thế giới phải mê mẩn.
Trong lĩnh vực nội thất cổ điển, Pháp là quốc gia có ảnh hưởng nhất trong lịch sử đồ nội thất châu Âu. Từ giữa thế kỷ 17 đến thế kỷ 18, đồ nội thất của Pháp mang những kỹ năng tiên phong và phi thường về phong cách, công nghệ, trang trí và vật liệu, là đỉnh cao mà hiện đại ngày nay khó có thể đạt tới.
Từ giữa thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18 (từ thời Louis XIV đến thời Louis XVI) là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật trang trí Pháp. Nghệ thuật hội họa và điêu khắc phồn vinh, kỹ thuật chạm khắc bằng vàng và bạc tinh xảo, đồ sứ Pháp sang trọng và lộng lẫy, những ý tưởng độc đáo mang đến sự tưởng tượng khéo léo cùng một lối sống mới, thể hiện rất rõ tài năng của các nghệ nhân từ mọi tầng lớp.
Đồ nội thất và nghệ thuật từ khoảng năm 1730 đến năm 1755.
(Ảnh: RMN-GPmusée du Louvre/Olivier Ouadah)
Phòng triển lãm mới được thiết lập trên tầng hai của tòa Sully Pavilion nằm trong cung điện kiêm bảo tàng Louvre nổi tiếng. Hơn 2.000 món đồ được trưng bày trong khu vực rộng 2.183 mét vuông – từ những đồ gỗ trang trí và tường đá cẩm thạch, đồ nội thất bằng đá cẩm thạch hoặc sơn mài, thảm tinh xảo, đồ trang sức bằng vàng và bạc, các dụng cụ khoa học, đồ gốm và sứ.
Tất cả hiện vật là để giới thiệu về sự đa dạng trong phong cách từ thời Louis XIV, không chỉ giúp giữ gìn vẻ đẹp sáng tạo và chân thực của từng thời kỳ, mà còn phản ánh những đặc trưng của nghệ thuật trang trí thế kỷ 18 của Pháp.
Bảo tàng này đã xây dựng một tuyến tham quan để mọi người có thể cảm thụ bằng trực giác, cùng với việc trưng bày hiện vật theo ba giai đoạn lịch sử khác nhau theo thứ tự thời gian: từ triều đại của vua Louis XIV từ năm 1660 đến năm 1725, thời kỳ Regency (bắt đầu sau năm 1715); vua Louis XVI đã rất thành công trong thời kỳ đầu của triều đại Công tước xứ Orleans với phong cách Rococo 1725-1755, thời kỳ tân cổ điển 1755-1790 của triều đại của Louis XVI.
Chuyến tham quan này có thể đưa mọi người vào một hành trình cảm xúc của người Pháp qua thời gian, cho phép người xem theo dõi và trải nghiệm sự phát triển liên tục của các phong cách và kỹ thuật tạo tác đồ dùng gắn liền với nghệ thuật.
Phòng triển lãm tủ kính
Ngay từ thế kỷ thứ 18, cung điện Versailles luôn là tâm điểm của đời sống văn hóa châu Âu. Nhờ sự huy hoàng của triều đình Pháp, sự thịnh vượng của Paris được đảm bảo, nền kinh tế của thủ đô nước Pháp được phát triển và từng bước trở thành trung tâm sáng tạo nghệ thuật châu Âu.
Sau này, với sự mở rộng của thành phố, sự trỗi dậy của một giai cấp tư sản có giáo dục và xu hướng làm giàu các tinh hoa văn hóa, việc sáng tạo nghệ thuật đã được thúc đẩy.
Vào thế kỷ thứ 18, giới trí thức tinh anh của xã hội thường đến tham gia các cuộc tụ họp của những người nổi tiếng, và những chiếc ghế sa-lông cũng từ đây mà được sáng tạo ra. Những chốn hẹn hò và nhà ở sang trọng gia tăng, không thể tách rời việc đi kèm với những đồ nội thất xa xỉ.
Các cửa hàng đồ nội thất khác nhau chắc chắn là nơi biểu hiện sự tinh tế của thời đại và nghệ thuật phục vụ cuộc sống. Phòng triển lãm tủ kính “Period rooms et salles de vitrines” tái hiện lại những gian đồ nội thất và những đồ trang trí nhỏ xinh xắn cùng với một số bố cục kết cấu của phòng khách thời đại này.
Trên bức tường trong căn phòng của Isaac de Camondo (1851-1911), chủ ngân hàng và nhà sưu tập người Pháp, có treo bức tranh của họa gia Le Perche từ phòng khách lớn của lâu đài Château de Voré.
Ngoài ra còn những bức tranh bình dị của Jean-Baptiste Oudry (1686-1755, họa sĩ người Pháp kiêm thợ khắc in): phong cảnh mùa xuân được điểm xuyết bằng những chú chim và hoa lá với những hình vẽ ngọt ngào.
Bên trong căn phòng còn trưng bày chiếc ghế của nữ hoàng do nghệ nhân Nicolas Heurtaut (1720-1771) chế tác. Các bức tường được trang trí theo một kiểu hiếm có trong giai đoạn giữa thế kỷ 18, phản ánh sự tuyệt đỉnh của phong cách Rococo. Khách tham quan được đắm chìm trong một sắc thái hài hòa của màu xanh tinh khiết điểm xuyết màu vàng kim lấp lánh.
Gần như trong cùng thời kỳ này, phòng khách lớn của lâu đài “Grand duâtâteau d’ Aboboant” với những bức tường màu xanh, giống như một dòng suối róc rách trong rừng, bức tranh trang trí trên khung cửa phản ánh những đồ sứ mang phong cách Trung Hoa đã phổ biến trong đồ nội thất đương thời, với hình ảnh một nhóm trẻ em chơi các trò chơi: nghe nhạc, nhảy múa, chơi cờ và chơi trên thuyền đánh cá.
Đi dọc các phòng triển lãm được sắp xếp theo thứ tự thời gian, khách tham quan sẽ thấy trước mặt họ những quang cảnh còn lại vào giữa và cuối thế kỷ 18: “Palais Bourbon” với tác phẩm bức tranh trên mái vòm trong phòng khách nhỏ, được vẽ vào năm 1774, đã xuất hiện lại lần đầu tiên trước công chúng sau khi được tu bổ và sửa chữa.
Sau đó, phong cách tân cổ điển đã nổi lên ở cuối thời Louis XV. Sau khi cháu trai Louis XVI kế vị ngai vàng, xu hướng này ngày càng rõ ràng hơn.
Căn phòng phía tây của lâu đài là “Piranèse salle” thì lại tràn ngập một bầu không khí Hy Lạp. Từ bức tượng cổ của Léon Dufourny (1754-1818), cũng như những mảng đá cẩm thạch của Ý được thu thập vào thế kỷ 18 trên những bức tường màu hồng nhạt, những chiếc bình hoa được đặt trên các đế bằng đồng, đặc biệt là đồ nội thất của Công tước Duc d’ Aumont làm nổi bật nguồn gốc của xu hướng tân cổ điển này.
Từ những căn phòng có nền màu hồng đến màu trắng như tuyết, những khách tham quan đã bước sang phòng trưng bày của Marie Antoinette. Những thợ mộc nổi tiếng vào thời điểm đó như Adam Weisweiler và Jean-Henri Riesener đã được tập hợp tại cung điện Palais des Tuileries để hoàn thành một kiệt tác được thiết kế bởi Château de Saint-Cloud. “Thời khắc đỉnh cao” này cũng là vinh quang cuối cùng của nghệ thuật cổ điển nước Pháp trước tác động tàn phá của cuộc cách mạng cuối thế kỷ 18.
Trong Bảo tàng Louvre, một phòng triển lãm nghệ thuật đồ nội thất phong cách Pháp đầy màu sắc, tinh tế và thanh lịch, đa dạng, từ các tủ lớn với những đường cong mang phong cách vào giữa thế kỷ 17 đến những hình dáng đường thẳng vào cuối thế kỷ 18, mỗi món đồ nội thất được trưng bày giống như một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Tủ quần áo gỗ veneer mun của Boulle
Trong thời kỳ Louis XIV và Regency (Régne staff de Louis XIV et Régence, 1660-1725), bậc thầy vĩ đại nhất của nghề thợ mộc là André-Charles Boulle (1642-1732). Năm 1672, ông được trao hàm tước cao nhất về lĩnh vực chế tạo tủ gỗ. Sự đổi mới và phong phú trong sáng tạo nghệ thuật của ông đã bổ sung rất nhiều kỳ tác vào Cung điện Versailles của Louis XIV.
Boulle thường sử dụng các miếng gỗ nhỏ trong đồ nội thất là để khảm nạm ra các mẫu thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau: gỗ quý, đá quý, men, ngà voi, vỏ sò, kim loại, đá cẩm thạch v.v.
Ngoài ra, để thể hiện phong cách của hoàng gia, Boulle đã sử dụng một số lượng lớn đồng mạ vàng trên đồ nội thất, như trang trí móng hổ, trang trí đường viền gương, trang trí hình lá v.v. tất cả đều do ông tự thiết kế, đúc và khắc, chúng cũng có chức năng bảo vệ các bộ phận dễ vỡ nhất của đồ nội thất, tạo nên một phong cách trang trí đặc biệt thời Louis XIV.
Tủ quần áo này được sản xuất bởi Boulle từ năm 1700 đến 1720, là một kiệt tác sang trọng của đồ nội thất Louis XIV. Tủ cao 226cm và rộng 136cm, khung gỗ sồi áp dụng công nghệ mới đến từ Đức: một lớp gỗ mun quý làm lớp ngoài, bao bọc lấy cấu trúc gỗ sồi và che giấu cấu trúc gỗ nguyên bản. Mặt gỗ mun với màu sắc kỳ lạ mang màu đen được khảm hoa văn bằng men và đồng thau.
Boulle cũng thay thế mẫu tủ bốn cửa giống như nhà thờ trước đây bằng cấu trúc hai cửa, một khuôn gỗ đen thay thế cho giá đỡ dạng chân trước đây. Sự kết hợp của khảm và trang trí mạ đồng trên bề mặt của tủ kết hợp với tay nghề tinh xảo vô song phản ánh sự sáng tạo của thời kỳ đỉnh cao của nước Pháp dưới thời Louis XIV.
Ngăn kéo màu đỏ của Cressent
Thời kỳ trị vì sau này của Công tước xứ Orleans, người đã rời cung điện Versailles sang Paris, những người thợ gỗ bắt đầu thiết kế đồ nội thất phù hợp với kích thước của căn hộ dành cho tầng lớp quý tộc và tư sản ở Paris. Phong cách kiểu Pháp đã thay đổi từ sự cao quý, trang nghiêm của Louis XIV sang theo đuổi sự thoải mái và hoa lệ.
Các nhà cung cấp trang sức và phục trang cũng đã bắt đầu đóng một vai trò mới, họ tương đương với nhà trang trí nội thất hiện đại, cung cấp lời khuyên mới về việc sử dụng đồ nội thất. Nội thất vừa thanh lịch vừa thiết thực và tiện dụng.
Thời kỳ này là sự kết hợp giữa các nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà trang trí và thợ thủ công lành nghề đánh dấu một sự xuất hiện của thiết kế tân thời.
Đồ nội thất Pháp thời kỳ này đầy trí tưởng tượng và tự do, đường viền được thay đổi từ những đường thẳng ban đầu thành đường cong, một số đồ nội thất còn cài đặt cơ chế, có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp.
Chiếc tủ lá cọ và hoa này là tác phẩm của bậc thầy đồ nội thất uy tín nhất – Charles Cressent (1685-1768) trong nửa đầu thế kỷ thứ mười tám, cũng là một kiệt tác của Charles Cressent. Vào thời điểm đó, ngăn kéo hai ngăn được ốp mặt trên bằng đá cẩm thạch trở nên rất phổ biến, chiều cao của chân tủ thanh mảnh và thanh lịch hơn trước.
Chiếc tủ được thiết kế vào năm 1740, cao 90,5 cm, dài 149 cm và rộng 67 cm. Nó được làm bằng khung gỗ óc chó và gỗ tím Cayenne. Cressent sử dụng khảm gỗ đơn giản để tạo ra một cấu trúc khảm hình học đơn giản, bổ sung bởi những họa tiết trang trí bằng đồng mạ vàng tinh xảo – những lọn lá uốn, cây thường xuân, hoa văn và đồ trang trí hình móng hổ ở bốn chân càng làm tôn lên hình dáng xinh đẹp của chiếc tủ.
Ngăn kéo màu xanh của Criaerd
Ngoài việc khảm nạm bên ngoài đồ gỗ, hương vị phương Đông cũng vô cùng thịnh hành, người châu Âu bị mê hoặc bởi đồ sơn mài đến từ Viễn Đông, họ nghĩ rằng đồ sơn mài là thể hiện sự sang trọng và tinh tế.
Người ta sử dụng sơn mài Trung Quốc hoặc Nhật Bản nhập khẩu để làm các đồ nội thất kiểu Pháp, sau đó sử dụng vàng bạc, mạ đồng để trang trí chân bàn ghế, tạo thành một hương vị độc đáo kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.
Nhưng chi phí sản xuất đồ nội thất với những phiến gỗ sơn mài từ Trung Quốc và Nhật Bản khá đắt đỏ. Vào những năm 1730, anh em Martin của Đức đã phát minh ra một loại sơn mài của Pháp có tên Vernis Martin, chiết xuất từ cây Zanzibar và Madagascar, cùng với nhựa cứng được hòa tan trong dầu hạt lanh và nhựa thông trong nhiệt độ 320 ° C để cho ra một sắc thái phong phú.
Chiếc tủ ngăn kéo này của Matthieu Criaerd (1689-1776) là một tác phẩm rất hiếm trong đồ nội thất Rococo Pháp thế kỷ 18. Nó thuộc về phu nhân Louise-Julie de Mailly -Nesle (1710 – 1751), được xây dựng trong phòng ngủ màu xanh lam của điện thất Château de Choisy.
Tủ được làm bằng khung gỗ sồi, cao 85 cm, dài 132 cm và rộng 63,5 cm. Thiết kế tổng thể mang màu sắc mát mẻ, khác biệt hơn những nội thất có màu vàng. Với chân đế màu trắng, sơn Martin tông màu xanh và trang trí mạ bạc kiểu Rococo thanh lịch.
Sự khéo léo tinh tế của chiếc tủ này là một ví dụ hoàn hảo của một họa sĩ người Paris, người đã bắt chước công nghệ véc-ni Viễn Đông (chỉ phần phía đông Châu Á). Trên nền khổ lớn, những cây cỏ, công và các loài chim tạo lên bầu không khí rất phương Đông.
Ghế bành của Nữ Hoàng
Ghế bành là một kiểu ghế rất phổ biến trong thế kỷ 18. Đường cong từ tay vịn của ghế lướt xuống tới chân, nhỏ về phía sau, các đường phía sau ghế đều nằm được bao bởi một đường cong hoàn hảo. Tay vịn chạm rỗng cùng phần lưng ghế dành để sử dụng cho nữ hoàng La reine. Chiếc ghế được sử dụng khi gặp những người quan trọng hoặc những dịp quan trọng, phần lưng thẳng rất trang trọng và nghiêm túc.
Chiếc ghế bành kiểu nữ hoàng này được chế tạo bởi Nicolas Heurtaut (1720-1771) cho Giám mục Marvail-Louis Beaupoil de Sainte-Aulaire. Chiếc ghế của mô hình Eldo này được gọi là phong cách “Đối xứng cổ điển Rococo”, đó là một thành công lớn trong thế kỷ 18, cơn sốt ghế bành này kéo dài trong một thời gian dài cho đến thế kỷ 19.
Chiếc ghế được đặc trưng bởi một đường cong năng động và trơn tru có thể tinh chỉnh phong cách Rococo hơi lỗi thời, gây ra một mối quan tâm mới trong phong cách Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Các đường cong của phần vai và cánh tay cùng với phần tựa lưng hình chữ nhật rất vững chắc và bắt mắt. Chân ghế hình con lăn, gỗ đặc chắc chắn, vỏ sò và chạm khắc hình hoa được sắp xếp hoàn hảo và phân bố cân đối.
Bàn làm việc tự động của Riesener
Từ năm 1755, đồ nội thất của Pháp đã phát triển theo hướng khác. Việc phát hiện ra thành phố cổ Herculaneum và Pompeii đã thúc đẩy sự theo đuổi văn hóa La Mã và Hy Lạp cổ đại, những đường cong được giản lược, truyền cảm hứng cho sự ưu nhã và tân cổ điển.
Phong cách nội thất của Louis XVI (1774-1791) đã thiết lập một kỷ nguyên nghiên cứu sáng tạo ở Đại Thành, theo định hướng phục cổ, chú trọng hơn về tính năng.
Jean-Henri Riesener (1734-1806) là bậc thầy về đồ nội thất trong giai đoạn này. Ông có những tác phẩm nổi tiếng nhất. Để lưu trữ các tài liệu quan trọng, Quốc vương Pháp đã đặt hàng đồ nội thất vào năm 1760, nhưng ông phải đợi đến 9 năm sau mới có thể nhận hàng, giá phải trả là 62.800 bảng Anh (khoảng 5 triệu euro so với tỉ giá hiện nay).
Chiếc bàn dưới đây làm bằng gỗ quý được lựa chọn cẩn thận, được chế tác tinh xảo và trang trí phức tạp với nhiều hình ảnh trang trí khác nhau cho thấy cảnh từ lửa trại đến khu vườn thơ mộng, sự kết hợp giữa đồng mạ vàng và đường viền.
Đặc biệt là việc thiết kế cơ khí khéo léo, các cạnh của bàn được trang bị cơ chế tự động thêm giấy vào máy in mà không cần mở hộp ngăn kéo. Khi đóng bàn, nó sẽ tự động khóa và việc mở lại đơn giản khi chỉ cần nhấn một nút.
Bàn làm việc cao 103 cm, dài 113 cm và rộng 64 cm. Có ba ngăn kéo ở phía trước bàn, tất cả được đặt bằng các miếng gỗ dập nổi mạ đồng vuông để lưu trữ văn phòng phẩm. Phần giữa của lớp phủ bề mặt di động hình vòng cung là một khung hình elip bên trong có hình ảnh hoa, cành nguyệt quế và vòng hoa ruy băng.
Bàn nhỏ của Weisweiler
Năm 1785, Nữ hoàng Marie Antoinette đã mua lâu đài Château de Saint-Cloud của Công tước xứ Orleans và sắp xếp lại đồ đạc theo sở thích của mình. Bàn viết nhỏ có giá sách này được chế tác bởi Adam Weisweiler vào năm 1784, cao 73,7 cm, dài 81,2 cm và rộng 45,2 cm. Nó được làm bằng gỗ mun và sơn mài Nhật Bản, khảm nạm ngọc trai, đồng mạ vàng.
Chiếc bàn này là một tác phẩm tiêu biểu của Weisweiler, các đường nét và đồng thau mạ vàng rất tinh tế và trang nhã, thanh mảnh, được trang trí với bốn trụ hình thiếu nữ. Có ba ngăn kéo ở phía trước bàn: một ngăn kéo lớn ở giữa và hai ngăn nhỏ hai bên, trung tâm của mặt bàn có một giá để sách được hỗ trợ như một bàn đọc vát. Bên trong phần giá có hình bầu dục được trang trí bằng các tấm sơn mài gỗ mun Nhật Bản và được bao quanh bởi một khung đá vàng.
Hộp nữ trang của Vương Hậu Anna
Nổi bật nhất trong số này là một chiếc rương vàng làm thủ công, đặc biệt, được sử dụng trong hoàng gia Pháp để bảo quản trang sức của nhà vua và hoàng hậu. Kiệt tác này được gọi là “Hộp trang sức của vương hậu Anna”, được chế tác bởi thợ kim hoàn Jacob Blanck vào năm 1676.
Chiếc hộp này cao 25,2 cm, dài 47,5 cm và rộng 36,2 cm. Toàn bộ chiếc hộp được phủ bằng vàng và hình vẽ hoa hồng, hoa tulip, hoa cẩm chướng, hoa ly và hoa cúc.
Những họa tiết hoa bằng vàng tinh xảo này, thông qua việc mài và đánh bóng, tăng cường độ sáng cùng độ mềm mại, thân và lá của hoa được cuộn tròn thành những hoa văn tinh mỹ tuyệt đẹp, không gì có thể sánh bằng.
Người ta cho rằng chủ của chiếc hộp là vương hậu của Louis XIII “Anne d’Autrich” (1601-1666), mẹ của vua Louis XIV); bà là một người rất yêu thích đồ trang sức bằng vàng.
Hoa tơ khảm nạm là một kỹ thuật sử dụng phương pháp hàn điểm hoặc những vòng nhỏ như tơ để cố định dây kim loại trơn hoặc cuộn nhằm tạo hình trên khung kim loại; những hình dạng xoắn ốc hay dây leo được tạo bằng các sợi kim loại nhỏ như tơ này.
Xuyên qua các trang trí lá vàng bên ngoài hộp, lớp lụa màu xanh đậm bao phủ bên trong vẫn có thể nhìn thấy. Kỹ thuật trình bày các hiệu ứng khảm nạm độc đáo cùng kỹ thuật rèn tinh tế đã được ưa chuộng trong thế kỷ 17.
Hộp đựng thuốc bằng vàng
Hộp đựng thuốc này được làm từ khoảng năm 1726 đến năm 1727, cao 2,8 cm, dài 8,2 cm và rộng 6,2 cm, được làm bằng vàng, trang trí bằng ngọc lục bảo và kim cương bởi người thợ kim hoàn Paris – Daniel Govers trong nửa đầu thế kỷ thứ 18. Bên trong nắp hộp là bức chân dung thu nhỏ của vua Louis XV được vẽ bởi Jean-Baptiste du Canel.
Chiếc hộp này được coi như một món quà ngoại giao cho vua Louis từ vị quan chức địa phương của Geneva – Louis Le Fort (1668-1743). Tại trung tâm của nắp hộp là hình vẽ Apollo tượng trưng cho mặt trời và ánh sáng, được phản chiếu bởi 56 viên kim cương và 26 viên ngọc lục bảo xen kẽ.
Vỏ hộp được bao quanh bởi trang trí hình dây leo, hoa và ruy băng, mặt trước được gắn một viên kim cương lớn. Bên dưới tấm pha lê ở mặt trong nắp hộp là chân dung bán thân của vua Louis XV trẻ trung, mặc áo giáp và áo choàng da lộn có họa tiết hoa huệ.
Hộp đựng thuốc này, với các vật liệu sang trọng, đường cong rực rỡ và hoa văn mặt trời làm nổi bật các đặc điểm của hoàng gia, báo hiệu phong cách Rococo sắp phổ biến. Kỹ thuật chạm khắc vàng và bạc tinh xảo và kỹ thuật gắn đá quý khéo léo của nó cũng vô cùng ấn tượng.
Bộ đồ ăn của Nữ hoàng Leczinska
Bộ đồ ăn này ban đầu được đặt trong tủ quầy đựng chén đĩa trong cung của nữ hoàng, được vua Louis XV tặng cho Nữ hoàng Marie Leczinska (1703-1768) để tưởng nhớ Hoàng tử Louis-Ferdinand (1729-1765) (chết trước khi được lên ngôi). Đây cũng là bộ đồ ăn theo phong cách Rococo duy nhất của hoàng gia Pháp thế kỷ 18.
Trà, cà phê, sô cô la v.v.. được coi là đồ uống rất thời thượng trong hoàng cung, vì vậy bộ dụng cụ ăn uống này có mạ vàng trên những ấm trà, bình cà phê, bình đựng sô cô la, hộp đựng gia vị (vào thời điểm đó hương liệu thường được thêm vào sô cô la nóng), máy xay cà phê, chân nến, dụng cụ lọc trà, phễu, kẹp đường, thìa dài và chuông.
Bộ đồ ăn này được sản xuất bởi Henri-Nicolas Cousinet (người sau này trở thành nhà điêu khắc của Hoàng tử Condé).
Trong số đó, bình đựng sô cô la được sản xuất vào năm 1730 là đặc biệt nhất, có gắn kèm một hệ thống đun nhỏ dưới đáy bình. Món đồ thủ công này, với các hoa văn trang trí đẹp mắt theo hình hoa, vỏ sò, lau sậy, hình sóng, lá cọ v.v.., phản ánh hoàn hảo các đặc điểm hay thay đổi của phong cách Rococo. Vòi và ba chân bình có hình cá heo, đại diện cho hoàng tử (dauphin, đồng âm với từ cá heo).
Phần còn lại của bộ đồ ăn này là đồ sứ: một ấm trà, hai đĩa đựng trà, hai chén có giá đỡ mạ bạc và một chén đựng đường. Một số trong đó đến từ Trung Quốc và Nhật Bản, một số được sản xuất bởi nhà máy sứ Meissen. Các hoa văn trên sứ mang đậm dấu ấn của văn hóa Trung Quốc, phản ánh sự yêu chuộng các đặc trưng phương Đông ở châu Âu vào đầu thế kỷ thứ 18.
Cặp bình hoa màu hồng
Quý bà Pompadour (1721-1764) là một phụ nữ hiếm hoi đóng vai trò nòng cốt trong các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật và văn hóa của Pháp trong thế kỷ 18. Một trong những đóng góp lớn nhất của người phụ nữ này là cống hiến cho việc bảo trợ nhà máy sứ hoàng gia (Sevres).
Cặp bình hoa màu hồng này được làm vào năm 1758, cao 31,2 cm, được trang trí với họa tiết thiên thần kiểu Boucher ở trung tâm; ngoài ra bên dưới bình có một đế vuông bằng gỗ mun được trang trí bằng đồng mạ vàng. Tay cầm của chiếc bình có hình dạng như đôi tai ngược, được chế tạo bởi Jean-Claude Dupres.
Chiếc bình được làm bằng sứ mềm – một đặc trưng kỹ nghệ nổi tiếng của nhà máy sứ Sevres. Nó có kết cấu vân da giống như phô mai kết hợp khéo léo với sắc tố để tạo thành một phong cách đặc biệt không thể thay thế.
Ngoài ra, chiếc bình có nền màu hồng tuyệt đẹp. Màu hồng này của Sevres được lấy cảm hứng từ màu hồng phấn thời nhà Thanh, nhưng lộng lẫy và sang trọng hơn, rất phù hợp với phong cách Rococo phổ biến thời bấy giờ. Tại triển lãm năm 1758, những chiếc bình như thế này được ca ngợi là sản phẩm mới nhất và tuyệt vời nhất.
Chai nước hoa hình con thuyền
Sự theo đuổi táo bạo của quý bà Pompadour về lối sống đã thuyết minh cho kỷ nguyên xa xỉ đó. Chai nước hoa hình con thuyền màu hồng này được đặt hàng bởi Pompadour từ dinh thự Hôtel d’Evreux, hiện nay là dinh Tổng thống Pháp.
Chai nước hoa bằng sứ mềm được sản xuất vào khoảng năm 1760 đến năm 1761, cao 39 cm và dài 36 cm. Được làm theo mô hình của Jean-Claude Duplessis (1747-1819): đáy chai được làm dưới dạng một chiếc bình, ở giữa là một chiếc thuyền màu hồng với một bức tranh trang trí của Charles Nicholas Dodin (1734-1804).
Duplessis là giám đốc nghệ thuật của Nhà máy sứ Sevres từ năm 1748, chịu trách nhiệm thiết kế khuôn. Ông đã đưa công nghệ của các nghề thủ công truyền thống đối với đồ kim loại, như đồ đồng và đồ bạc mang phong cách nghệ thuật Rococo, vào để thiết kế và sản xuất đồ sứ, là nhân vật quan trọng cho sự thành công của nhà máy sứ. Chai nước hoa màu hồng này là sản phẩm có hình dáng độc đáo nhất của Sèvres.
Cối xay cà phê bằng vàng
Cà phê có nguồn gốc từ khu vực Ả Rập được đưa đến Paris vào năm 1670, dần trở thành xu hướng thời thượng trong cung đình và giới thượng lưu. Đến thế kỷ 18, việc tiêu thụ cà phê đã trở nên phổ biến đến mức Diderot và D’Alembert đã viết hẳn một chương về cách pha chế cà phê trong cuốn sách tuyệt vời của ông. Chiếc cối xay cà phê này được sản xuất vào năm 1756 đến năm 1757 phù hợp với mô tả về cối xay cà phê cầm tay nhỏ trong cuốn sách nói trên.
Cối xay hình trụ có chiều cao 9,5 cm và đường kính 5,2 cm; Phần trung tâm hơi có hình nón. Cối bao gồm ba phần: phần trên là một tay quay và phần dưới có thể được tháo ra để loại bỏ bã cà phê.
Tác phẩm nghệ thuật nổi bật này được trang trí sang trọng với các bề mặt được chạm nổi trang nhã trong ba loại màu vàng khác nhau: lần lượt mô tả cành nhánh cây cà phê và lá bằng vàng màu xanh, quả mọng bằng vàng màu hồng, trên nền vàng kim.
Chiếc cối xay này được sản xuất bởi Jean Ducrollay (khoảng năm 1708-1776), thợ kim hoàn nổi tiếng nhất Paris thế kỷ 18, dành riêng cho quý bà Pompadour, người say mê các đồ vật bằng vàng và bạc.
Tấm thảm của Boucher
Tấm thảm treo tường này dài 4,4 mét và rộng 3 mét, được sản xuất vào khoảng năm 1775. Đó là một tấm thảm mùa đông treo ở nhà Công tước xứ Bourbon (1750-1822), là một trong bốn tấm thảm mềm mượt để trong phòng ngủ.
Nhóm tấm thảm này được gọi là tình yêu của các vị thần, thể hiện những cảnh tượng trong thần thoại La Mã. Ba câu chuyện khác được tả trong những tấm thảm này là: Vertumnus (vị thần của bốn mùa) và Pomona (nữ thần của cây trái), Venus (nữ thần tình yêu và sắc đẹp) được sinh ra từ những con sóng, nữ thần Aurore và thợ săn Céphale.
Tấm thảm này được trang trí hoa văn tinh tế và thanh lịch trên nền màu hồng sẫm ưu nhã; tranh trên thảm là lấy từ bức tranh của Maurice Jacques, mô tả cảnh tượng trong câu chuyện về “Cuộc so tài giữa Cupid và Psyche”, do François Boucher (1703 – 1770) thiết kế; ông là giám đốc nghệ thuật của nhà máy dệt hoàng gia Gobelin từ năm 1755.
Tấm thảm là sự kết hợp giữa tranh của Jacques và Boucher, được coi là tác phẩm quý giá và thành công nhất của Nhà máy dệt Gobelin. Tấm thảm này vẫn giữ được màu sắc rực rỡ ban đầu và rất ngoạn mục; đây là một ví dụ hoàn hảo về kỹ nghệ dệt thảm của thế kỷ 18.
Đôi lạc đà bằng đồng
Nữ hoàng Marie-Antoinette có một đôi lạc đà bằng đồng xanh mạ vàng trong phòng theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ, cao 32,5 cm, dài 25,5 cm và rộng 11 cm. Đóng vai trò như một đồ trang trí cho lò sưởi, cặp lạc đà này là sự gợi nhớ tuyệt vời về phong cách Thổ Nhĩ Kỳ phổ biến trong triều đình vua Louis XVI. Nữ hoàng cũng sở hữu những đồ vật quý khác như chiếc lư hương làm bằng mã não, được làm vào năm 1784.
Chỉ qua một số vật phẩm đặc biệt mà thấy nghệ thuật trang trí nội thất của nước Pháp từ giữa thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18 thật đáng để các thế hệ đi sau học tập và ngưỡng mộ.
Theo epochtimes
Kim Quy sưu tầm
Musée du Louvre Paris France