Nữ danh ca Bạch Yến-Nữ ca sĩ Việt đầu tiên đến với kinh đô điện ảnh Hollywood

Cuộc đời nữ danh ca Bạch Yến

Nữ ca sĩ Việt đầu tiên đến với kinh đô điện ảnh Hollywood

Nữ ca sĩ Bạch Yến có rất nhiều cái “duy nhất”. Bà là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có cơ hội trình diễn trên cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope - Bing Crosby - Pat Boone - Frankie Avalon… là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood trong phim "Mũ nồi xanh" (The Green Berets)…

Ca sĩ Bạch Yến thời trẻ

Nhắc đến Bạch Yến, không thể không nhắc đến ca khúc Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Bạch Yến là ca sĩ đầu tiên đã chuyển ca khúc này từ điệu tango sang slowrock. “Đêm đông đã lựa chọn tiếng hát của tôi khi mới vừa tròn 15 tuổi” – Bà tự sự.

Bạch Yến năm 15 tuổi nhưng trang điểm đậm, giả 18 tuổi để hát trong vũ trường.

Chính lúc này, bài “Đêm đông” được Bạch Yến hát theo điệu Slow Rock

thay vì Tango như tác giả Nguyễn Văn Thương đã sáng tác năm 1939.

Nữ ca sĩ chia sẻ: “Dẫu lúc ấy không biết tác giả là ai nhưng tôi vẫn gói ghém, cất kỹ bên mình thành một hành trang và ca khúc “Đêm đông” đã theo tôi khắp nơi trên thế giới cho đến khi mái tóc đã điểm sương, tuổi cũng bớt trẻ nhưng khán giả vẫn yêu cầu Bạch Yến hát Đêm đông”.

Những năm trước 1975, Bạch Yến sớm nổi danh tại Sài Gòn với giọng hát trầm đặc biệt. “Số mệnh không tự mình định đoạt được. Tôi bước lên sân khấu như một định mệnh. Và thật kỳ lạ là suốt từ đó tới giờ, tôi chỉ có hát, không làm thêm bất cứ công việc nào khác.

Nghề biểu diễn thực sự rất khắt khe, đứng không vững một chút thôi là sụt xuống, mất chỗ, hát kém hay, hoặc kém đẹp đi một chút là lập tức sẽ có người thay thế. Vậy nên tự mình phải khổ luyện và giữ gìn” – Danh ca tâm sự. Hồi nhỏ, Bạch Yến không thể nào ngờ được con đường đời lại đưa bà đến những miền đất xa xôi đến vậy. Và nhìn lại cả chặng dài suốt đời người, bà cùng chồng đã cháy hết mình cho những giai điệu Việt Nam được vang lên ở khắp nơi trên thế giới.

Tấm hình chụp trong lúc Bạch Yến xuất hiện trên show đặc biệt của ông Bob Hope: Hope NBC TV. Bạch Yến đang đàm thoại với hai tài tử người Hoa Kỳ lừng danh là ca sĩ tài tử Bing Crosby và ông Bob Hope. Đây là tấm hình có giá trị cao và hiếm có của Bạch Yến.

Tấm hình chụp trong lúc Bạch Yến xuất hiện trên show đặc biệt của ông Bob Hope: Hope NBC TV. Bạch Yến đang đàm thoại với hai tài tử người Hoa Kỳ lừng danh là ca sĩ tài tử Bing Crosby và ông Bob Hope. Đây là tấm hình có giá trị cao và hiếm có của Bạch Yến.

 Xuất hiện tại sân khấu nhà hát Hòa Bình (TP HCM) , danh ca Bạch Yến sẽ hát một số bài hát ru để thể hiện hết vẻ đẹp của âm nhạc dân tộc.Bà cũng sẽ hát bài “Tân hôn dạ khúc” mà nhạc sĩ Trần Quang Hải dành tặng cho người chung mộng trăm năm.

Kể về mối tình đặc biệt này, bà bảo lần gặp đầu tiên của họ chính là do giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu, và mối tình sét đánh đã làm bừng cháy lên chặng đường mới trong cuộc đời bà. Chỉ 24giờ, lời cầu hôn đã được chấp thuận, mặc dù khi đó không ít chàng công tử theo đuổi Bạch Yến, nhưng bà đã chọn gắn bó cả cuộc đời với người nhạc sĩ cùng chung tâm hồn đồng điệu.

Cho dù không sinh được con và làm mẹ kế không hề dễ dàng nhưng bà lại chinh phục được tất cả những khó khăn trong đời sống riêng, bởi tâm thành và sự giản dị. Và chuyến đò nhân nghĩa chung đôi với nhạc sĩ Trần Quang Hải cũng chính là hành trình cùng chồng mang âm nhạc dân tộc Việt Nam đi biểu diễn hơn 70 nước trên thế giới.

Bí ẩn cuộc đời danh ca Bạch Yến

Dù đã ở tuổi 72, nhưng chất giọng của bà vẫn khỏe khoắn, và hễ cất giọng lên là người nghe phải “sởn da gà” vì chiều sâu trải nghiệm cùng tình cảm tràn trề. Trên gương mặt bà vẫn còn nguyên những nét đẹp lưu dấu từ hồi thanh xuân luôn sáng lên rực rỡ, phong thái duyên dáng, hài hước, trí tuệ, toát ra từ sâu thẳm tâm hồn.

Hỏi bà bí quyết gì mà trẻ đẹp và thanh xuân mãi vậy, Bạch Yến trả lời: “Thời gian không tha cho ai hết nhưng mình phải làm cách nào để giữ được sức khỏe thì sẽ có được rất nhiều thứ, đặc biệt là giọng hát. Vì luôn trân trọng và muốn khán giả hài lòng khi nghe Bạch Yến hát nên đến tuổi này tôi vẫn luyện thanh mỗi ngày.

Sáng uống một lít rưỡi nước, ăn sáng rồi đi bộ 4km. Ngày nào cũng vậy. Dù trời nắng, mưa, tuyết, tôi vẫn đi. Trở về nhà với mồ hôi ướt đẫm áo nhưng lúc nào tôi cũng thấy mình tràn trề năng lượng, hạnh phúc và yêu đời hơn”.

Danh ca Bạch Yến thời hiện đại

Danh ca Bạch Yến đã ở tuổi 72 nhưng trên gương mặt

vẫn còn nguyên những nét đẹp và thần thái thanh xuân 

Nữ danh ca Bạch Yến

Đầu năm 1965, đúng18 tuổi, tôi về Sài Gòn. Một buổi tối, tôi lên phòng trà Hòa Bình (tọa lạc trước g axe lửa Sài Gòn cũ nay là mũi tài công viên 23/9, trước chợ Bến Thành hiện nay). Đúng lúc, người ta giới thiệu ca sĩ Bạch Yến hát bài “Đêm đông”. Vẫn mái tóc đó, khuôn mặt đó, chẳng thể nào quên được. Tim đập loạn lên, nhưng tôi vẫn hỏi cho chắc : “Có phải hồi trước Bạch Yến này lái môtô bay không ?”. Anh nhạc sĩ đàn anh dẫn tôi đi đáp : “Đúng rồi đó”.

Tôi đứng như trời trồng, không phải nghe mà để tiếng hát trầm ấm, trong vắt rót vào hồn mình từng cung bậc. Nhẹ nhàng và tự nhiên lắm. Tiếng hát cứ như tuôn ra từ lồng ngực, rõ ràng từng chữ, không cố gắng, kiểu cách, nhưng sao lại có sức truyền cảm mãnh liệt đến thế!…

Gần nửa thế kỷ trôi qua, tôi đã nghe không biết bao nhiêu giọng hát tuyệt vời của nhiều ca sĩ tài năng. Nhưng trong lòng, giọng hát Bạch Yến vẫn là niềm xao xuyến dạt dào nhất, chưa chút tàn phai.

Chị tên thật là Quách Thị Bạch Yến, chào đời tại Sóc Trăng năm 1942, có cha là người Triều Châu (Trung Quốc) và mẹ là một người Kinh rất yêu âm nhạc. Lên 9 tuổi, Bạch Yến theo học tiểu học Trường La providence, Cần Thơ, gia nhập đoàn thánh ca nhà thờ để làm quen với âm nhạc.

Năm 1953, về Sài Gòn, chị tham gia cuộc thi tiếng hát nhi đồng do Đài Phát thanh Pháp Á tổ chức và đoạt ngay huy chương vàng. Được vinh quang này, Bạch Yến lại đối mặt với mất mát khác. Thân sinh của chị đòi đem cả nhà sang Phnôm Pênh (Campuchia) định cư. Mẹ Bạch Yến lại không muốn rời xa quê hương nên cương quyết ở lại. Thế là chia tay !

Mẹ con Bạch Yến sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ ở một con hẻm trên đường Cao Thắng nhưng cũng chẳng được bình yên. Một cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi căn nhà này thành tro bụi. Một ông cậu ruột của Bạch Yến từ Cần Thơ lên, nảy ra ý định thành lập một gánh xiếc môtô bay thiếu nhi, lưu diễn khắp miền Nam để kiếm sống. Bạch Yến cùng với chị ruột, em trai và em họ đi theo cái nghề nguy hiểm này trong nỗi lo ngay ngáy của người mẹ.

Một lần biểu diễn tại Thị Nghè, khi đang bay môtô trên độ cao 4 mét, Bạch Yến đã đạp nhầm thắng và rơi xuống sàn gỗ, bị chiếc môtô đè lên người, gãy ba xương sườn, màng tang trái bị chấn thương, phải điều trị mất một thời gian dài. Đoàn môtô bay của ông cậu cũng ngưng hoạt động sau tai nạn này!

Mới 14 tuổi, Bạch Yến đã cố trang điểm cho già dặn hơn để lần mò đến các vũ trường, phòng trà xin làm ca sĩ, những mong kiếm tiền để phụ giúp mẹ. Nơi Bạch Yến đến gõ cửa đầu tiên là phòng trà Trúc Lâm trên đường Phạm Ngũ Lão do hai nhạc sĩ Mạnh Phát và Ngọc Bích làm chủ.

Chỉ mới thử giọng lần đầu, Bạch Yến đã được thu nhận với khoản thù lao hết sức khiêm tốn. Từ phòng trà Trúc Lâm, Bạch Yến tiến lên phòng trà Hòa Bình, được khán giả tán thưởng nồng nhiệt qua các ca khúc “Bến cũ”, “Gái xuân”… và một số bài hát pháp : “Tango Blue”, “Étoile Des Neiges”…

Bạch Yến xưa và nay

Năm 1957, tròn 15 tuổi, Bạch Yến đã khiến người nghe ngẩn ngơ khi trình bày ca khúc “Đêm đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Tên tuổi chị đã gắn liền với bài “Đêm đông” như một định mệnh. Từ đó, chị nhận được không biết bao nhiêu lời mời mọc với tiền cátxê cao ngất, dù còn ở tuổi thiếu niên.

Năm 1961, khi tên tuổi đã nổi như cồn, Bạch Yến lại từ bỏ tất cả, cùng với mẹ sang Pháp với mong ước được học hỏi những tinh hoa của âm nhạc Tây phương.

Bạch Yến may mắn được ông Phạm Văn Mười thu nhận làm ca sĩ, hát tại nhà hàng sang trọng La Table Du Mandarin do ông ta làm chủ trên đường Rue de l Echelle, quận 1, Paris. Trong thời gian này, Bạch Yến được hãng Polydor của Pháp mời thâu đĩa và lưu diễn một số nước châu Âu.

Thu nhập lý tưởng, nhưng Bạch Yến không hài lòng. Trong mắt khán giả, chị chỉ là một khuôn mặt Á Đông xa lạ. Thế là năm 1963, Bạch Yến quay về cố hương và trụ lại phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường, một người từng sống lâu năm ở Pháp. Bấy giờ Bạch Yến đã bước sang tuổi 21, và đã trải qua 7 năm sống đời ca hát với những thành công rực rỡ. Chị được nhiều phòng trà, vũ trường mời gọi.

9-bach-yen-5

Thu nhập lý tưởng, nhưng Bạch Yến không hài lòng. Trong mắt khán giả, chị chỉ là một khuôn mặt Á Đông xa lạ. Thế là năm 1963, Bạch Yến quay về cố hương và trụ lại phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường, một người từng sống lâu năm ở Pháp. Bấy giờ Bạch Yến đã bước sang tuổi 21, và đã trải qua 7 năm sống đời ca hát với những thành công rực rỡ. Chị được nhiều phòng trà, vũ trường mời gọi.

 Bạch Yến với tài tử John Wayne 

Frank Sinatra bấy giờ 50 tuổi. Ông là siêu sao của nước Mỹ, từng đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc Grammy cao quý, đồng thời chiếm luôn giải Oscar dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất trong bộ phim “From here to Etemity”.

Sau này, ông đã được nhiều đời Tổng thống Mỹ vinh danh và ngành Bưu chính Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ in hình ông lên tem để ghi nhớ tài năng một con người đã làm rạng danh cho nghệ thuật nước Mỹ.

Bạch Yến và tài tử Aldo Ray trong phim Green Berets

Hôm Bạch Yến điện thoại chào từ biệt, Frank Sinatra đã thuyết phục chị cố gắng ở lại thêm một ngày, ông ta sẽ cho máy bay riêng chở về Hollwood. Bạch Yến khéo léo từ chối. Đối với đa số phụ nữ trên thế giới, được một lần diện kiến với Frank Sinatra là vinh dự lớn lao.

Thời gian Bạch Yến ở Mỹ, bà mẹ dặn chị 3 điều : Không được lấy chồng Tây, không được cắt tóc ngắn và cuối cùng là không được mặc bikini, dù là đi tắm. Chị kể : “Ở Mỹ, có rất nhiều đàn ông đeo đuổi tôi, Tây cũng có mà ta cũng có. Có một người Mỹ, là chủ của 6 đài truyền hình tha thiết muốn cưới tôi làm vợ. Anh ta nói tôi muốn cái gì, được cái đó. Nhưng tôi nói với anh ta rằng : “Tôi yêu anh nhưng chưa đủ để cưới anh !”. Thật oái oăm, tôi từ chối nhiều “ông Tây” nhưng khi yêu mấy “ông ta” thì họ toàn làm tôi khổ !”

Vợ chồng Quang Hải và Bạch Yến

 Năm 1978, Bạch Yến về lại Paris. 

Nơi đây, chị gặp lại nhạc sĩ Trần Quang Hải, một con người nặng tình với dân ca, gần như dành cả đời cho những làn điệu hát ru, quan họ, chèo văn, nam ai, nam bình… Có lẽ do anh ảnh hưởng dòng máu của người cha, giáo sư, nhạc sĩ Trần Văn Khê. Như đùa, khi Trần Quang Hải buột miệng nói : “Mình cưới nhau đi”, Bạch Yến giỡn lại : “OK !”. Nào ngờ Trần Quang Hải làm thiệt, cho in thiệp cưới.

Thế là thành vợ thành chồng. Bạch Yến nói : “Đó là duyên số, chúng tôi sống với nhau tràn đầy hạnh phúc cho đến hôm nay. Đã 34 năm rồi”.

Định cư hẳn ở Paris, Bạch Yến cũng làm một cuộc thay đổi lớn lao trong đời sống nghệ thuật. Chị rời bỏ nền âm nhạc Tây phương khi đang ở trên đỉnh cao danh vọng và kiếm được rất nhiều tiền, quay về với dân ca, cùng với chồng tìm trong âm điệu ngũ cung cái hồn dân tộc thấm đẩm ân tình.

Với chị, Trần Quang Hải không chỉ là một người chồng, mà còn là một người thầy. Anh chỉ dẫn, nắn nót cho chị từng điệu hát ru, từng lời quan họ và những điệu hò phương Nam.

Cho đến năm nay (2012), vợ chồng Bạch Yến – Trần Quang Hải đã có hơn 3.000 suất diễn dân ca Việt Nam trên 70 quốc gia. Hiện nay, hàng năm Bạch Yến và Trần Quang Hải vẫn duy trì 60 suất diễn cho khán giả ngoại quốc, trên dưới 10 xuất cho các cộng đồng người Việt hải ngoại. Bạch Yến khiêm tốn : “Giọng tôi không được mềm mại như những ca sĩ xuất thân từ nhạc cổ truyền một cách chính thống.

Nhưng tôi biết thả hồn mình vào trong từng câu, từng lời khoan nhặt và dày công luyện tập để không vấp phải bất cứ một sai sót nào. Không chỉ người Việt tha hương thèm nghe làn điệu dân ca mà ngay cả người Tây cũng thích. Với họ đó là một sự lạ lẫm, mang tính khám phá”.

Năm 1983, vợ chồng Bạch Yến – Trần Quang Hải được nhận giải “Grand Prix Du Disque De L” Académie Charles Cros” (giải thưởng tối cao của Hàn Lâm Viện đĩa hát Charles Cros) do quyết định của một hội đồng giám khảo, bao gồm những nhà nghiên cứu âm nhạc hàng đầu thế giới tại Paris.

Tháng 10/2009, cánh chim phiêu lãng Bạch Yến trở về quê hương sau 44 năm sống đời viễn xứ. Tại phòng trà Văn Nghệ với ca khúc bất hủ “Đêm đông” và một số bài hát quen thuộc khác, chị được khán giả chào đón nồng nhiệt.

Bạch Yến xúc động: “Tôi rất hạnh phúc pha lẫn bất ngờ. Lúc đầu, tôi nghĩ khán giả đến với mình chắc là những người còn lại của thế hệ trước. Nào ngờ, hầu hết khán giả có mặt liên tục trong các đêm diễn toàn là người trẻ. Tôi quá cảm động và hạnh phúc khi thấy họ lắng nghe một cách say mê”. 

 

 

Ca khúc Đêm Đông

✧✧✧

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương

 

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời


Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông…

 

Vợ chồng giáo sư, nhạc sĩ Trần Quang Hải và Bạch yến

~~<><><><>~~ 

<~~ Hình Internet- Kim Quy st tổng hợp ~~>

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %03 %209 %2019 %00:%10
back to top