Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình của người Việt Nam

Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình

của người Việt Nam

Bữa cơm gia đình - suối nguồn yêu thương 

Chỉ một bữa cơm gia đình của người dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn hàm chứa biết bao nhiêu là đạo lý, tình cảm yêu thương mà từng thành viên trong gia đình luôn dành cho nhau, cùng ngồi bên mâm cơm, cùng chia sẽ những câu chuyện đời thường, tất cả đều tạo nên một không khí ấm ấp mà ai cũng mong đợi sau một ngày dài làm việc vất vả

Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình của người Việt Nam
Cơm là thành phần chính trong mỗi bữa ăn của người Việt

Từ xa xưa đến nay, tình yêu thương trong gia đình luôn được nuôi dưỡng bằng hình ảnh bữa cơm hạnh phúc mà chính bàn tay của những người phụ nữ vĩ đại trong gia đình hằng ngày phải ngồi bên gian bếp, tay trái quạt khói nghi ngút, tay kia phải luôn tất bật để chuẩn bị một nồi canh rau nóng cho cả nhà. Những hình ảnh ấy làm sao có thể quên được trong ký ức mỗi thành viên gia đình. Mỗi món ăn là cả vùng trời yêu thương mà những người phụ nữ mà chúng ta kính trọng mang đến, chứa đựng tấm lòng cao cả của người nấu.

Cơm là thành phần chính trong mỗi bữa ăn của người Việt nên thay vì gọi là bữa ăn thì người dân Việt Nam lại quen miệng với cái tên thân thuộc là “bữa cơm” nghe ấm ấp làm sao. Bên cạnh những bát cơm trắng là những dĩa rau luộc hay xào dân dã thôi cùng với nồi thịt kho quẹt nóng vừa tắt bếp đã làm mê say hàng triệu cơm tim dân tộc. Dân Việt Nam vẫn có đức tính tiết kiệm nên trong bữa cơm thường có ít thịt, nhưng khi đến những dịp Tết cổ truyền hay giỗ ông bà thì lại bày thật nhiều món thịnh soạn để có thể dâng kính ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành và nuôi dạy.

“Mâm cơm” của người Việt Nam tại sao lại hình tròn?

Nhiều người giải thích mâm cơm là biểu tượng của Mặt trời, Mặt trăng mà trong truyện cổ tích hay nhắc đến. Điều đó cũng không sai nhưng ý nghĩa sâu sắc của mâm cơm tròn là sự gắn kết của tất cả những người tham gia bữa cơm cùng ngồi quanh mâm, các thành viên thấy được ánh mắt của nhau, có thể dễ dàng chia sẽ những miếng rau xào hay miếng thịt heo luộc chấm nước mắm mà mẹ đã dành cả sự yêu thương để thực hiện.

Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình của người Việt Nam
Mâm cơm tròn là sự gắn kết của tất cả những người tham gia bữa cơm

Đôi đũa có vai trò dặc biệt quan trọng trong bữa ăn của người Việt, ngay từ lúc nhỏ cha mẹ đã dạy ta cách cầm đũa cho khéo tránh tình trạng rơi thức ăn. Những lần cầm đôi đũa đầu tiên, sự tò mò về công cụ nhọn dài này, sự ngưỡng mộ khi ông bà, cha mẹ, anh chị đều cầm sử dụng rất điêu luyện, mỗi sự ngây ngô của tuổi thơ về đôi đũa cũng làm ta mỉm cười mỗi khi nhớ lại.

Gia đình truyền thống của người Việt Nam luôn tập trung nhiều thế hệ cùng sống chung trong mái nhà, trung bình thế hệ gia đình thường tồn tại hai đến ba thế hệ nhưng hiện tai cũng có rất nhiều gia đình lên đến bốn thế hệ, điều đó làm cho biết bao nhiêu ánh mắt ngưỡng mộ ngắm nhìn khi tất cả những thành viên cùng nhau chung sống, cùng sinh hoạt chung và hằng ngày có thể nhìn thấy nhau trưởng thành.

Cái vị ngon của từng bữa cơm được thể hiện ở sự quây quần của các thành viên chớ không thể hiện số lượng món ăn trong mâm cơm hay chất lượng của bữa cơm hôm đó thể nào.

Vị trí ngồi của từng thành viên trong gia đình cũng là một truyền thống của bữa ăn Việt. “Có trên có dưới” là văn hóa. Những người lớn tuổi, trụ cột gia đình luôn được ngồi ở vị trí đầu măm măm cơm, trung tâm để có thể theo dõi các thành viên khác. Ông bà ta có câu “ăn trông nồi, ngồi trong hướng”, khi ăn uống cũng cần phải giữ ý tứ. Các món ăn được bày trí phải thuận tay với tất cả những thành viên có trong bữa cơm nhất thì mới gọi là hoàn hảo. Các thành viên trong gia đình là thế, khách đến thăm nhà lại được tiếp đón nồng nhiệt hơn, luôn được chủ nhà chu đáo cháo đón mà người những vị trí ưu tiên thể hiện tinh thần hiếu khách của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình của người Việt Nam
Gia đình truyền thống của người Việt Nam luôn tập trung nhiều thế hệ

“Mời cơm” là câu nói cửa miệng của các thành viên khi ngồi quanh mâm cơm trước khi cầm đũa. Trước khi bưng bát, xơi cơm thì việc mời các bậc sinh thành hai tiếng “mời cơm” thể hiện biết bao nhiêu là sự kính trọng dành cho nhau. Tuỳ theo tuổi tác của người ngồi cùng mâm mà thứ tự mời trước sau, lần lượt từ người nhỏ nhất phải mời ông bà, cha mẹ, chú bác… ăn cơm. Khi người lớn tuổi nhất cầm chén đũa xơi cơm thì các thành viên khác trong gia đình mới cầm bát thưởng thức bữa ăn.

Văn hóa “mâm cơm” dù xa xưa thế nào nhưng sự tinh tế, tính nhân văn mà nó mang lại vẫn nguyên vẹn ở con tim của các thành viên trong gia đình.

Bữa cơm gia đình Việt ngày nay

Hiện đại, là hai từ được chuyển hóa thay cho từ cổ truyền của ngày xưa. Những gia đình một thế hệ, hai thế hệ đang dần xuất hiện là lấn chiếm thay cho những gia đình nhiều thế hệ ngày xưa. Từ những sự thay đổi đó mà bữa cơm thường ngày đã tẻ nhạt hơn rất nhiều, thiếu đi bầu không khí vui tươi, sự quan tâm chăm sóc đã bị mất đi rất nhiều.

Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình của người Việt Nam
Cuộc sống luôn bận rộn làm tâm trí của mỗi người ở bữa cơm luôn là công việc

Cuộc sống luôn bận rộn, mỗi ngày phải chạy đua với thời gian làm cho tinh thần, tâm trí của mỗi người ở bữa cơm không còn như ngày xưa nữa. Những bữa cơm công sở, những lần găp nhau chào hỏi qua loa. Những cuộc trò chuyện tâm sự của các thành viên cũng thưa dần. Tất cả đã phá vỡ đi nét đẹp trong mâm cơm mà ông bà ta đã truyền đạt.

Không thể phủ nhận một điều là một số giới trẻ ngày nay “ghét bữa cơm gia đình”, vì họ cảm nhận nó là sự ép buộc, ăn cơm chung với cha mẹ không được cầm điện thoại mất đi một trấn game cùng đám bạn, ăn cơm chung với cha mẹ không được ngồi chát chít với nhỏ bạn thân,… sự ích kỹ của công nghệ đã dần dần lấy đi tinh thần bữa cơm truyền thống.

Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình của người Việt Nam

Hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình duy trì được truyền thống “mâm cơm” đó điều đó là một tính hiệu vui của dân tộc. Bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn nhất là khi chúng ta dành tình cảm cho nó, trân trọng, yêu thương các thành viên mỗi ngày thì thời gian 30 phút cũng ngồi bên mâm cơm là điều rất giản đơn. Luôn yêu quý những thành viên trong gia đình, đó là những người luôn sẵn sàng chờ đợi, yêu thương và không bao giờ phản bội bạn.

*******

Bữa cơm gia đình xưa và nay

 

Bữa cơm có đầy đủ các thành viên, luôn ấm cúng, thân mật cũng là minh chứng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc

Bữa cơm là thời gian các thành viên trong gia đình được họp mặt, quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon. Một bữa cơm có đầy đủ các thành viên, luôn ấm cúng, thân mật cũng là minh chứng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Những quy tắc đặc biệt trên mâm cơm Việt được cộng đồng mạng chia sẻ chóng  mặt - Netizen - Việt Giải Trí

Từ xưa đến nay, bữa cơm trong quan niệm của người Việt là vô cùng quan trọng. Với các gia đình xưa, bữa cơm luôn được chú trọng. Trong giai đoạn đói kém, nhiều nhà chỉ ăn một bữa cơm, nhưng tất cả các thành viên đều có mặt đông đủ, để chia sẻ và gặp mặt nhau sau một ngày làm việc. Nhiều người lớn tuổi chưa quên được cảnh một gia đình thôn quê khoảng nhá nhem tối, trải chiếu ra ngoài hiên, quây quần bên mâm cơm, trò chuyện và tận hưởng không gian thoáng đãng cuối ngày. Trong gia đình xưa của người Việt Nam chúng ta, thường có rất đông thành viên và có thể có cả 4- 5 thế hệ hiện diện trong một mâm cơm. Do đó, vai trò của phụ nữ trong việc bếp núc là rất quan trọng. Bữa cơm cũng hàm chứa ý nghĩa to lớn, phải theo đúng nghi thức, theo đúng cái trật tự, nền nếp của truyền thống “Tứ đại đồng đường”, “ngũ đại đồng đường”. Trung tâm của mâm cơm chính là ông bà, cha mẹ; con cháu phải thể hiện được lòng tôn kính, sự hiếu thảo ngay từ khi chưa bước vào mâm cơm.

Nhiều người cao tuổi kể lại rằng: “Khi những phụ nữ nấu xong bữa cơm thì những đứa cháu phải lau sạch từng chiếc bát, đôi đũa và dọn mâm. Đầu tiên là phải bưng mâm cơm nhỏ lên cúng trên bàn thờ, thắp tàn cây nhang mới dọn xuống. Sau đó, phải khoanh tay thưa từng người lớn vào ăn cơm. Sau khi ông bà, cha mẹ gắp đồ ăn, trẻ nhỏ mới được quyền ăn. Món nào ngon nhất, phải nhường cho người lớn”. Trong một bữa ăn, chúng ta thấy thể hiện rất nhiều vấn đề trong đó. Đó là sự tưởng nhớ tổ tiên qua việc dâng cúng mâm cơm lên bàn thờ, cũng là để tỏ lòng tri ân đối với hạt gạo và đất đai; đồng thời, thể hiện sự tôn kính, lòng hiếu thảo đối với những bậc sinh thành.

bữa cơm gđ xưa nay 1

Có một điều rất hay là ngày xưa những điều người lớn dạy trẻ con trên mâm cơm, nó thể hiện nếp văn hóa rất cao, cho dù đó là những gia đình bình dân vẫn phải giữ đúng nếp nhà. Đó là những điều cấm kỵ như: ăn không được ngậm đũa, không được quơ đũa trên dĩa thức ăn hay xóc bới thức ăn, không được dọng đũa xuống mâm cơm, không được gõ muỗng đũa vào miệng chén hay miệng nồi… Có rất nhiều thứ được người lớn dạy dỗ trẻ con qua bữa ăn, mà sau này mới biết đó là văn hóa cao trong ẩm thực.

Một người cao tuổi bày tỏ: “Đối với gia đình tôi thì đọc sách báo, xem đài là món ăn tinh thần không thể thiếu. Còn bữa cơm là nuôi sống con người, nhưng bữa cơm cũng không đơn thuần là vật chất. Trên mâm cơm, các thành viên trong gia đình phải luôn vui vẻ, thể hiện tình cảm với nhau, đồng thời trao đổi những tâm tư, những điều thắc mắc thường ngày”. Trong những lần công tác về nông thôn, chúng tôi nhớ lại người Việt Nam chúng ta có bữa ăn gia đình rất đặc biệt, đó là những bữa cơm vợ chồng, con cái xúm xít nhau ngay bên bờ ruộng, góc rẫy hay trong chòi canh. Những bữa cơm đúng nghĩa “chia ngọt, sẻ bùi”, thấm đẫm mồ hôi nhọc nhằn, nhưng chứa chan biết bao yêu thương, gắn bó để cùng nhau vượt qua vất vả, gian nan. Những bữa cơm gia đình như thế này thường là những bữa ăn “mở”, vì đôi lúc có cả những bà con hàng xóm cùng ngồi chung mâm. Thương lắm những bữa cơm gia đình của nông dân Việt Nam chúng ta!

bữa cơm gđ xưa nay 3

Ý nghĩa, vai trò của bữa cơm gia đình Việt Nam vẫn không bao giờ thay đổi, dù xã hội luôn tiến bộ và phát triển ngày càng nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta thấy trong cái tất bật của công việc, trong cuộc mưu sinh, thì việc quây quần đầy đủ các thành viên trong bữa cơm ngày càng thưa dần đi, đã có nhiều gia đình “ăn ngoài” thường xuyên hơn. Đặc biệt là đối với những gia đình trẻ.

Cuộc sống của một gia đình hiện đại ngày nay là sáng đưa con đến lớp, bố mẹ đi làm, chiều về đón con rồi đi chợ nấu cơm. Tuy nhiên, bữa cơm tối duy nhất của cả nhà đôi khi không có mặt đông đủ các thành viên. Khi thì bố hoặc mẹ bận làm thêm giờ, lúc thì con phải đi học thêm… Bữa cơm thường được ăn nhanh chóng để mỗi người một việc, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau, khoảng thời gian tận hưởng và chia sẻ cùng nhau dường như cũng ít đi.

Bữa ăn gia đình truyền thống Việt Nam và Bàn Tiệc Thánh

Một số bà mẹ trẻ bận rộn bây giờ còn ngại cơm nước, vừa mệt, vừa mất thời gian nên có khi gọi điện đặt luôn các đồ ăn bán sẵn trên mạng internet. Không ít gia đình có nhà riêng, đồ đạc trong nhà đầy đủ, bếp ăn đàng hoàng nhưng gian bếp lại rất ít khi đỏ lửa. Tuần có 7 ngày thì đến 6 ngày đi ra ngoài ăn hàng, nhất là những gia đình vợ chồng mới cưới, chỉ có 2 người nên lại càng ngại nấu nướng. Thậm chí, thời gian mọi người ngồi ăn chung mâm cơm cũng không còn, cứ ai rảnh thì tự ăn trước, hoặc lấy riêng phần ăn của mình ngồi một chỗ xem tivi, hoặc làm việc. Chỉ nhà nào còn sống chung với ông bà thì may ra còn giữ được cái nếp sinh hoạt từ thời các cụ để lại.

bữa cơm gđ xưa nay 2Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần nhỏ trong xã hội hiện nay, ở các gia đình truyền thống mà đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội, nhiều gia đình làm ăn buôn bán hay kinh doanh dù tất bật đến đâu vẫn luôn giữ cho gia đình mình nề nếp của một bữa ăn gia đình. Có rất nhiều người, luôn sắp xếp thời gian dành cho bữa cơm gia đình vì đơn giản, họ đã thấm nhuần sự giáo dục của gia đình và muốn truyền lại cho các thế hệ sau.

Sự thay đổi trong lối sống và nề nếp của các gia đình hiện nay có lẽ là một xu hướng tất yếu theo sau sự phát triển của toàn xã hội. Nhưng dù đổi thay đến đâu, gia đình vẫn luôn nắm giữ những giá trị cốt lõi, là nơi để mỗi người hướng về, tìm sự thanh thản, ấm cúng cho tâm hồn. Cho dù xã hội có “công nghiệp hóa”, dù ai đó có làm nghề gì đi nữa, có bận rộn thế nào đi chăng nữa, thì không thể nào “từ bỏ” những bữa cơm gia đình. Đó là nơi gắn kết và san sẻ tình cảm của những thành viên trong gia đình. Đó cũng là nơi làm cho mọi người chúng ta, mỗi khi đi đâu cũng đều muốn quay nhanh về nhà, vì ở đó có những người thân yêu đang đợi chờ mình bên mâm cơm đầy ắp tình cảm yêu thương.

 

Trang Anh ( Văn hóa Gia đình Việt Nam)

 

 *********

Phép lịch sự trên mâm cơm Việt

 

Vấn đề dùng đũa

* Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
* Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
* Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
* Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
* Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
* Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
* Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
* Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
* Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

Phép lịch sự trên mâm cơm ViệtKhi ngồi ăn

– Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
– Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
– Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
– Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
– Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
– Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
– Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
– Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
– khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
– Khi nhai tối kỵ chép miệng.
– Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
– Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
– Không gõ đũa bát thìa.

an com ngay xua

 Cảnh một bữa ăn thời xưa ở một gia đình dư giả

– Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
– Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
– Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn xưa

– Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
– Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
– Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
– Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
– Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
– Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

Luật lệ trên bàn ăn: 40 quy tắc ăn cơm của người Việt, bạn thực hiện đủ  chưa? - BlogAnChoi

– Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
– Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
– Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
– Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
– Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
– Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
– Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
– Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
– Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
– Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
– Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
– Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

Mâm cơm của người Việt Nam: thức ăn mỗi ngày, cũng là tinh hoa nghìn năm -  Vé máy bay 247 giá rẻ Vietjet, Pacific, VietnamAirline, BamBoo Đặt Vé Online

– Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
– Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
– Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
– Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
– Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
– Không được phép quá chén.
– Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

 

Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp

 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %30 %667 %2020 %10:%12
back to top