Một người phụ nữ Việt Nam
đẹp cả hình thức lẫn tấm lòng từ thiện, được người dân biết ơn, ghi nhớ...
Bà Thiệu
bệnh viện cho Dân nghèo
— Nguyễn Thị Mai Anh trong lần duy nhứt chia sẻ chuyện gia đình...
➥ Hình ảnh phúc hậu, quý phái của Đệ nhứt Phu nhân hiện nay.
Với bạn bè thân thiết trong nội các cũ của chồng, bà chuyện trò cởi mở thì với báo chí bà tỏ ra ngần ngại và e dè, sau nhiều lần nài nỉ câu trả lời của bà vẫn là “thôi cho tôi miễn đi, tôi có biết gì đâu mà nói.”
Vì thế việc bà nhận trả lời phỏng vấn của báo chí mới hôm cúng tuần thất 100 ngày cho ông Thiệu tại San Jose là cả một sự phá bỏ thông lệ bà vẫn giữ từ xưa đến nay.
“Chỉ nói chuyện gia đình thôi nha, tôi không biết chuyện chính trị gì đâu,” bà dặn trước.
“Ông Già làm gì, liên lạc với ai, mấy mẹ con tôi không biết gì đâu,” bà kể lại về những sinh hoạt của ông Thiệu khi sinh sống tại vùng Boston, Massachusetts, USA. Bà cho biết Ông Già là tên gọi thân mật trong gia đình. “Tôi có hỏi thì ổng chỉ nói ‘Có gì đâu chỉ nói chuyện với bạn bè thôi.’ Ổng kín đáo lắm, tôi hoàn toàn không biết gì nhưng với vợ con thì Ông Già rất vui vẻ tử tế.”
Bà nói thêm rằng chồng bà không chỉ kín đáo trong việc làm mà ngay cả trong tình cảm ông cũng kín đáo và theo phong tục cổ xưa.
“Các con hay hỏi tôi rằng sao không thấy ba hôn mẹ hay nói điều gì âu yếm với mẹ; tánh ổng vậy đó,” bà nói.
Bà Mai Anh cho hay “Ông Già rất khắt khe trong việc dạy dỗ con cái, ổng theo xưa chớ không chịu lối giáo dục phương Tây.”
“Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà và mang tro cốt của ổng về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi,” bà Nguyễn Văn Thiệu nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn tổ tiên dòng họ.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Ở Thủ Đô Sàigòn, thấu hiểu nhiều hoàn cảnh khó khăn của người nghèo mỗi khi thăm khám tại nhà thương với nỗi lo tiền bạc chữa bệnh.
Một người phụ nữ với uy tín của mình, đã chọn khu đất trước năm 1954 là một đồn phòng thủ, ở góc ngã Tư bảy Hiền (CMT8-LTK) rộng 3 mẫu, được dọn dẹp để xây bệnh viện cho Dân nghèo.
Nghĩ trong đầu và nói là làm, Năm 1970 nhiều buổi gây quỹ như Hội chợ Đồng Tâm được phát động thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia cũng như các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước, các cơ quan Quốc tế chung tay quyên góp, diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào ngày 17 Tháng 8 năm 1970. Chỉ hơn một năm, ngày 4 Tháng 9 năm 1971, Bệnh viện được khánh thành với 400 giường bệnh, gồm các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm và Quang tuyến X…
Bệnh viện này là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Các hội đoàn thiện nguyện các tôn giáo được lập ra để hỗ trợ dọn dẹp, hay nấu ăn cho bệnh nhân trong bệnh viện một cách miễn phí, bệnh viện ấy tên là Vì Dân.
Người phụ nữ ấy tên là Nguyễn Thị Mai Anh. Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình Công giáo ở Mỹ Tho có mười anh chị em.
Sau biến cố năm 75, Bệnh viện Vì Dân đã bị xoá tên, được đổi tên thành BV Thống Nhất, giờ đại đa số bệnh viện đó đều thăm khám cho cán bộ nhà nước là chính. Người Dân vào sẽ chi khoản tiền rất lớn để được khám chữa bệnh, mà chưa chắc sẽ uống thuốc thật có khi là thuốc giả cũng nên. Người giàu còn uống thuốc giả thì người nghèo làm sao có cửa vào đó?
Từng là bệnh viện của người nghèo, giờ đây, mỗi khi ai đi ngang qua đoạn đường Lý Thường Kiệt vào hoàng hôn buông xuống sẽ thấy cảnh người nghèo vô gia cư, thậm chí người bịnh, họ sống lay lắt, vật vờ ngay tại nơi trước năm 1975 họ hoàn toàn vào thăm khám không tốn đồng nào.
Hôm nay trái tim bà Mai Anh đã ngừng đập, nhưng dấu ấn và di sản một bệnh viện Vì Dân của Bà sẽ sống mãi theo thời gian cùng cái tên Saigon.
Có thể tuy thời thế đã thay đổi, nhưng đó cũng là lăng kính để cho lịch sử mai sau soi rọi vào để thấy giữa nền chính trị Việt Nam Cộng Hoà luôn tồn tại những điều nhân bản, làm cho ta day dứt, tiếc nuối khi nghĩ về nó.
Cũng là một Bv nhưng dưới thời tự do thì Vì Dân, vì Dân thật sự. Còn dưới thời thiên đường XHCN thì vì... cán bộ vào đây sẽ thăm khám chữa bệnh miễn phí. Vì cán bộ đúng nghĩa là khi thuốc ung thư giả nó sẵn sàng bán cho người bệnh uống với giá trên trời.
Sau gần nửa thế kỷ cai trị của một chế độ luôn mồm gọi là “Vì dân, Do dân” nhưng cả nước không hề có một bệnh viện nào tương tự: miễn phí dành cho người nghèo! Xã hội chủ nghĩa hiện thân cho sự bệnh hoạn và đau khổ tận cùng ./.
====================================================================
TÔI YÊU SÀI GÒN XƯA TRƯỚC 1975
Cả một đời KTS Trần Đình Quyền hầu như chỉ thiết kế BV trên khắp đất nước, ông xứng đáng với biệt danh “Chuyên gia thiết kế BV” mà bạn bè KTS đặt cho ông.
MỘT "MẪU NGHI THIÊN HẠ"
VỪA RỜI THẾ GIỚI CHÚNG TA VỀ CHỐN BÌNH YÊN.
Bà NGUYỄN THỊ MAI ANH (1931-2021)
Phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhũ danh Nguyễn Thị Mai Anh vừa qua đời ngày 17 tháng 10 năm 2021. Nhắc đến bà, chúng ta sẽ nhớ ngay đến BỆNH VIỆN VÌ DÂN mà bà là người khởi xướng dựng xây một nơi chữa bệnh cho dân nghèo. Khi nhắc đến bệnh viện này, chúng ta cũng không thể quên Kiến Trúc Sư Trần Đình Quyền, người đã biến giấc mơ xây dựng bệnh viện của bà trở thành hiện thực.
Tọa lạc trên một khu đất rộng 3 hecta ngã tư Phạm Hồng Thái (Cách Mạng Tháng 8) và Nguyễn Văn Thoại (Lý Thường Kiệt), tức ngã tư Bảy Hiền. Bệnh viện Vì Dân được xây dựng hoàn toàn bằng tiền quyên góp từ thiện. Là một bệnh viện tư nhân nhưng được điều hành như một bệnh viện công
Ngày 17 tháng 8 năm 1970 là ngày đặt viên đá đầu tiên. Nhờ vào uy tín của bà Mai Anh nên bệnh viện đã được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn, các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước, nên việc xây cất bệnh viện đã tiến hành suôn sẻ và nhanh chóng không ngờ.
AI ĐÃ THIẾT KẾ BỆNH VIỆN VÌ DÂN
KIẾN TRÚC SƯ TRẦN ĐÌNH QUYỀN VÀ BỆNH VIỆN VÌ DÂN
Ở tuổi 86 nhưng vẫn còn rất mạnh khỏe và minh mẫn, kiến trúc sư Trần Đình Quyền vẫn vui vẻ tiếp chuyện với tôi trong một căn phòng với tấm tranh sơn mài lớn hình BV Thống Nhất (Vì Dân cũ).
Trần Đình Quyền là một người con xứ Huế, ông sinh năm 1932, thi đậu Đại Học Y Khoa Saigon nhưng khi học năm thứ nhất, ông cảm thấy không thích hợp với ngành này vì không kềm chế được bình tĩnh và cảm xúc khi mổ thực tập nhưng sinh vật nhỏ bé. Nhận ra điều này, ông thuyết phục gia đình để thi lại vào Đại Học Kiến Trúc Saigon. Ông trở thành sinh viên Kiến Trúc ngay năm sau đấy
Sau khi ra trường hai năm, ông biết UNICEF và Bộ Y tế Saigon có học bổng sáu tháng về nâng cao kỹ năng thiết kế bệnh viện, ông chợt nghĩ biết đâu cũng là cơ duyên để phục vụ bệnh nhân như mục đích học tập ban đầu của mình nên mạnh dạn nộp đơn và thật bất ngờ, ông được chọn.
Sau khi được chọn, một trong những điều kiện bắt buộc là phải phục vụ cho Bộ Y Tế trong vòng 10 năm, và ông đã chấp thuận yêu cầu này.
CHUYỆN XUI RỦI ĐÃ TRỞ THÀNH MAY MẮN
Khi đang thực tập tại bệnh viện ,chẳng may ông bị té gẫy chân. Đang là thực tập sinh trở thành bệnh nhân dài ngày trong bệnh viện, lo lắng nhưng không bi quan, ông biến những ngày nằm bệnh viện là những ngày quan sát.
Ông xem thử bệnh nhân cần gì khi phải nằm bệnh viện, bác sĩ, y tá cần gì để đáp ứng công việc nhanh lẹ phục vụ bệnh nhân tốt hơn dưới con mắt của bệnh nhân kiến trúc sư.
Sau thời gian nằm bệnh viện, một tin vui đến với ông khi UNICEF cấp cho ông học bổng hai năm tại đại học Columbia ( Newyork ) để lấy Master ngành Kiến Trúc Bệnh Viện với chi phí 40,000USD cho hai năm học
Khi thành tài về nước, ông ôm ấp hoài bão sẽ xây dựng những bệnh viện sao cho phù hợp với khí hậu, đất đai thổ nhưỡng của Việt Nam, một đất nước còn rất nghèo và lạc hậu so với thế giới bên ngoài.
Bệnh viện Thống Nhất (Vì Dân cũ)
Ông suy nghĩ, phân tích hệ thống đặc trưng bệnh viện của Pháp đã xây dựng tại Việt Nam để thấy những chi tiết không còn phù hợp như kết cấu phân tán gây mệt mỏi, mất thì giờ cho bệnh nhân khi khám tổng quát vì các khu chữa bệnh rải rác từng nơi. Tốn rất nhiều thời gian cho việc vận chuyển thức ăn, thuốc men đến bệnh nhân. Khu bác sĩ và y tá tách biệt với bệnh nhân nên thật nguy hiểm khi bệnh nhân lúc cần đến bác sĩ .
Hệ thống bệnh viện Mỹ lại khác hẳn, đặc trưng của bệnh viện Mỹ lại là tập trung. Khiến bác sĩ và y tá cũng như khi bệnh nhân cần đến nhiều chuyên khoa,sẽ được đáp ứng cấp thời. Bệnh nhân không phải di chuyển nhiều để đến những nơi cần đến. Thức ăn cũng như, thuốc men, vật phẩm y tế cũng dễ dàng đến được với bệnh nhân mà không phải tốn nhiều thì giờ .
Đúng vào khoảng thời gian ấy, ông được bà Nguyễn Thị Mai Anh mời thiết kế bệnh viện Vì Dân, ông rất vui mừng và để hết tâm trí vào công việc thiết kế này
Cũng trong lúc ấy, một nhóm kiến trúc sư Mỹ chê bai thiết kế của kiến trúc sư Trần Đình Quyền, kèm theo đề nghị xin thiết kế, xây dựng bệnh viện này và lời hứa tài trợ của một Hội Thánh Tin Lành là 1.200.000 USD cho việc xây dựng bệnh viện.
QUYẾT ĐỊNH TUYỆT VỜI & ĐÚNG LÚC
Khi biết chuyện, kiến trúc sư Trấn Đình Quyền xin rút lui với lý do:
“Thưa bà, tôi xin rút. Không phải vì tôi e ngại gì họ, mà bởi vì nếu họ làm thì ngân quỹ có thêm hơn 1 triệu USD trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay”.
… Và bà Mai Anh cuối cùng đã có một quyết định thật sáng suốt:
“ BV của Hội Phụ nữ một quốc gia mà lại để cho người ngoại quốc làm thì không ra sao”.
Chính vì quyết định này, chúng ta đã có một bệnh viện Vì Dân thật tuyệt vời, mặc dù được xây từ tiền từ thiện với đủ thứ nguyên vật liệu ai cho cũng nhận… đơn cử một công ty triển lãm vật liệu xây dựng Nhật Bản, khi hết triển lãm tại Việt Nam, cho toàn bộ hàng mẫu
Bệnh viện được thiết kế không cần phải sử dụng nhiều ánh sáng đèn điện và máy lạnh nhưng vẫn sáng trưng và mát lạnh vì sử dụng toàn bộ ánh sáng trời. Dùng nhiều bông gió để hứng gió thiên nhiên nhưng vẫn cản được nắng cũng như tránh hướng tây cho khỏi nắng nóng. Nhà vệ sinh được đặt phía bên ngoài để tránh mùi và lây nhiễm
Chính tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân là người đã cắt băng khánh thành bệnh viện vào ngày 20 tháng 3 năm 1973. Hôm đó có mặt tổng trưởng Y tế Saigon Nguyễn Lữ Y.
(Tôi có một vinh hạnh khi còn là thiếu niên vào thăm cha ở bệnh viện Chợ Rẫy năm 71, có diện kiến ông Nguyễn Lữ Y, khi ông đang hướng dẫn sinh viên thực tập. Ông cao, to,miền Nam, giọng nói sang sảng. Sở dỉ tôi nhớ vì cha tôi nói tên ông là LOUIS)
Bệnh viện Vì Dân được xem là bệnh viện hiện đại và tân tiến nhất lúc bấy giờ, gồm 400 giường bệnh và sau này là cả ngàn giường bệnh nhưng vẫn hoạt động rất tốt với nhiều phân khoa :
Khoa Ngoại và Nội trú, khoa giải phẫu, xét nghiệm, tai mũi họng, quang tuyến, nhãn khoa, khoa nhi đồng, nhà thuốc tây…
Từ thành công xây dựng bệnh viện này của ông, UNICEF đã có cái nhìn xác đáng về kiến trúc và xây dựng tại miền Nam Việt Nam và cho rằng sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều khi giao cho người Việt Nam đảm nhận những công trình lớn tại miền Nam Việt Nam
CÔNG TRÌNH CỦA KIẾN TRÚC SƯ TRẦN ĐINH QUYỀN
Trước 75
- Bệnh viện Nguyễn Văn Học (Nhân Dân Gia Định)
- Sùng Chính (Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình)
- Vì Dân ( Thống Nhất)
- Đa Khoa Huế
- Nhi Đồng 2
Sau 75
- Cải tạo Bệnh Viện Nhi Đồng 1
- Cải tạo BV Bình Dân
- Thiết Kế BV Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Long An, Cần Thơ
Nhìn thảm trạng ăn nói và việc từ thiện hiện nay ở xã hội Việt Nam , bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại ngời sáng hơn bao giờ hết qua cung cách và tấm lòng nhân hậu đối với tha nhân .
Chúng ta cũng nghiêng mình trước tài năng và nhân cách của kiến trúc sư tài hoa Trần Đình Quyền qua những đóng góp to lớn cho đất nước.
Bệnh viện Cần Thơ
Bệnh viện Long An
Bệnh viện Bình Dân
Quỳnh Nga Sưu tầm và tổng hợp
Ảnh minh họa