Tác Giả Chân Trời Tím Qua Đời Ở Sài Gòn, Ở Tuổi 89

Tác Giả Chân Trời Tím Qua Đời Ở Sài Gòn, Ở Tuổi 89

<0><0><0>

Chân dung nhà văn Văn Quang, lúc tác phẩm Chân Trời Tím ra mắt (1964), và được Liên Ảnh chọn quay thành phim, tạo nên  tên tuổi nhà văn ở Miền Nam.
 

Tin từ gia đình cho hay, nhà văn Văn Quang, tác giả nhiều truyện ngắn và kịch bản phim nổi tiếng trước 1975, đã qua đời vào lúc 10g20 (giờ Việt Nam) sáng ngày 15 Tháng Ba, 2022 tại nhà riêng ở Cư xá Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, Sài Gòn, hưởng thọ 89 tuổi.

Sau năm 1975, nhà văn Văn Quang ở lại Sài Gòn, sống ẩn dật và chọn viết những tâm tình và ký sự của một Sài Gòn thời cộng sản cho các tờ báo hải ngoại. Từ một nhà văn với số lượng tác phẩm văn chương và báo chí nhiều đến đáng kinh ngạc, ông chọn dừng lại mọi thứ trước thời thế mới.

Trước năm 1975, nhà văn Văn Quang không phải là một cái tên xa lạ. Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại Thái Bình.

Năm 1953, động viên gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954.

Từ năm 1957, chuyển sang ngành Tâm lý chiến với nhiệm vụ Trưởng phòng Báo chí Quân Đội thuộc Cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị QLVNCH và là Trưởng Ban biên tập của các tờ báo Quân Đội VNCH thời đó.

Từ năm 1969 cho đến 30/4/1075, là Quản đốc đài Phát thanh Quân Đội, cấp bậc Trung tá. Tác phẩm đầu tay của Văn Quang là “Tiếng Tơ Lòng” được đăng trên nhật báo Thanh Dân, Hà Nội cuối năm 1953 và tác phẩm thứ nhì là tập truyện ngắn Thùy Dương Trang do Lạc Việt xuất bản tại Sài Gòn năm 1957.

BM

Từ đó cho đến 30 Tháng Tư 1975, Văn Quang cộng tác thường xuyên với nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí tại Sài Gòn như Ngôn Luận, Chính Luận, Tiếng Chuông, Tin Sớm, Tiếng Vang, Kịch Ảnh, Truyện Phim, Điện Ảnh, Văn Nghệ, Tiền Phong, Bách Khoa, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Tuần San…

Trong khoảng thời gian này, Văn Quang hoàn thành hơn 50 tác phẩm in trên các báo và đã có 28 tác phẩm được xuất bản. Các tác phẩm của ông hầu hết là truyện dài, trong số có những tác phẩm từng gây sôi nổi một thời trong giới độc giả trẻ như “Nét Môi Cuồng Vọng”, “Nguyệt Áo Đỏ”, “Người yêu Của Lính”… và đặc biệt đã có bốn tác phẩm được chuyển thành phim từ 1962 đến 1972 là “Ngàn Năm Mây Bay”, “Chân Trời Tím”, “Đời Chưa Trang Điểm”, “Tiếng Hát Học Trò”.

BM

Các tác phẩm của Văn Quang có thể phân thành bốn nhóm đề tài: Mô tả cuộc sống tuổi trẻ; Phản ảnh đời sống quân ngũ; Phản ảnh thực đời sống thời chiến; và những châm biếm những lề lói thời thượng lố lăng thuộc nhiều lãnh vực sinh hoạt, đặc biệt là các giới làm nghệ thuật.

Sau 30 Tháng Tư 1975, cũng như mọi sĩ quan quân lực VNCH khác, Văn Quang bị đưa qua nhiều trại tù từ miền Nam tới miền Bắc trong thời gian dài hơn 12 năm. Ông trải qua nhiều năm tù ở K5 Vĩnh Phú và K2 thuộc Z30 tại Hàm Tân. Tháng Chín năm 1987, được thả ra khỏi trại tù, Văn Quang trở về Sài Gòn và từ chối ra đi theo diện HO, quyết định tiếp tục ở lại Việt Nam. Năm 2002, ông rời bỏ Sài Gòn và dọn lên Lộc Ninh sinh sống. Ở đấy hàng tuần, Văn Quang cho ra loạt ký sự “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự”, và chỉ gửi ra cho các báo Việt Nam ở hải ngoại. Loạt bài này rất được độc giả hải ngoại ưu ái đón nhận.

BM

Về văn nghiệp, từ năm 1992, Văn Quang là cộng tác viên thường xuyên của nhiều tờ báo Việt ngữ tại hải ngoại như báo Chiêu Dương tại Australia, báo Người Việt, Thời Luận của nhà văn Đỗ Tiến Đức tại Nam California và Tiếng Vang tại Sacramento…

Bộ phim chuyển thể Chân Trời Tím được thực hiện vào năm 1970, dưới sự hợp lực của Liên-ảnh Công-ty (tổ hợp gồm bảy hãng phim, mà lớn nhất là Trung-tâm Quốc-gia Điện-ảnh và Mỹ-Vân Điện-ảnh Công-ty) và tán trợ Bộ Quốc-phòng cùng ba binh chủng. Bộ phim được quay ròng rã ba tháng, với 100 chiến xa, 45 trực thăng, 300 xe cơ giới các loại, 600 tài tử chính phụ và đã thu về 94 triệu đồng, nghĩa là lời gấp gần bảy lần so với số vốn bỏ ra. Cho tới thời điểm 2020 vẫn là xuất phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh có kinh phí, nhân sự và cả doanh thu lớn nhất tại Việt Nam.

BM

BM

BM

Sau khi được đích thân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao tượng vàng Văn học Nghệ thuật tại tiệc chiêu đãi ở Dinh Độc Lập năm 1970, bộ phim này cũng lại đoạt giải nhất nghệ thuật tại Liên hoan phim Á châu – Đài Bắc (Best Artistic Expression Award from the Asian Film Festival) năm 1971. Theo lời nghệ sĩ Hùng Cường, bức ảnh chụp Kim Vui – Hùng Cường hôn nhau trên bãi tắm (phục vụ cảnh phim) được phóng to rồi đem trưng tại một triển lãm trong “chiến dịch bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy” năm 1978.

BM

  Sheet nhạc bài Chân trời tím - Hợp Âm Việt

Ngược lại thời điểm sách mới phát hành, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã cảm tác ca khúc Chân trời tím. Năm 1970, trong quá trình thảo luận về nhạc phim, đã có đề nghị đưa ca khúc này làm nền, nhưng vì lúc đó bài hát đã lỗi thời nên nhà sản xuất Quốc Phong quyết định đặt nhạc sĩ Phạm Đình Chương soạn các bài Nửa hồn thương đau và Người đi qua đời tôi thay thế, bản thân ông Phạm Đình Chương cũng được mời góp một vai phụ (nhạc công phòng trà) trong phim.

 

BM

BM

Nhà thơ Du Tử Lê (tựa lần tái bản Chân trời tím năm 2006, nhà Tiếng Quê Hương) viết:

BM

Thời điểm 1954, khi cuộc phân chia đất nước diễn ra, rất nhiều nhà văn trẻ, từng cầm bút trước Hiệp định Geneva ở miền Bắc di cư vào Nam. Trong số này, chúng ta không có nhiều nhà văn sớm có tiểu thuyết được các báo hàng ngày chọn đăng như trường hợp Văn Quang. Người xưa từng nói, tuy sống suốt một đời thật đấy, nhưng nghiệm lại xem, đã mấy ai, tới khi từ trần, viết được trọn vẹn chỉ một nét thôi, của chữ “Nhân” hai nét, theo Hán tự?

BM

Càng hiếm hoi hơn nữa, số người viết nốt được nét còn lại của chữ “Nhân” ấy! Riêng ông, trong ghi nhận của tôi thì chẳng những ông đã viết được trọn vẹn chữ “Nhân” hai nét – mà ông còn viết được trong một hoàn cảnh khó khăn hơn những gì chúng ta có thể tưởng. Vì thế, thưa ông, cho phép tôi được gửi tới ông, lời chúc mừng chân thành của một người ở bên ngoài đất nước.

 

 

BM

(Tổng hợp)

 

Văn Quang kể về CHÂN TRỜI TÍM 

Tôn Thất Hùng

Phim Chân Trời Tím

Vinh hạnh được tổ chức ra mắt phim Chân Trời Tím lần đầu tiên tại Canada năm 2017 theo phong cách điện ảnh, có triện của hội đồng thẩm định phim ảnh Canada, có box office, có họp báo với thảm đỏ, có sự xuất hiện (qua truyền hình) của nữ tài tử chính Kim Vui, có cơ hội được phỏng vấn tác giả của tiểu thuyết cùng tên… cho đến nay vẫn là kỷ niệm đẹp và giúp tôi trưởng thành hơn. Một trong những kỷ niệm khó quên ấy là những lần liên lạc với nhà văn quân đội Văn Quang còn ở Việt Nam. Nơi ông, có một sự chừng mực, nghiêm khắc của quân đội. Vì cách nhau cả một thế hệ, tôi đã luôn gọi “chú” và xưng “cháu” (tôi thích có được cảm giác thân mật như gia đình), nhưng đáp lại, ông vẫn chỉ gọi tôi là “anh” và xưng “tôi” rất chừng mực, cái chừng mực của những người đàn ông gặp nhau trên văn đàn và công việc của người xưa. Một người bạn đã nói với Hùng: “ông Văn Quang giữ chừng mực vậy để Hùng có cảm giác là một bạn văn với ông, chứ chú và cháu thì không đặc biệt nữa”. Vừa được tin ông qua đời tại Sài Gòn, tôi bần thần như vừa đánh mất những gì trân quý trong đời. Nhà văn Văn Quang là di sản của văn học VNCH. Làm trai thời loạn, ông cũng như nhiều đồng đội cùng thời, đã trở nên khốn khổ, lao đao trong vận nước điêu linh. Xin thành kính dâng lên hương linh ông một nén hương lòng cùng ngàn lời niệm kinh tiễn biệt. Thế hệ của ông đã quá trọn trách nhiệm với đất nước trong giai đoạn ấy rồi, lịch sử rồi đây có chuyển biến ra xấu tốt ra sao, cần có sự đóng góp của nhiều thế hệ trong một giai đoạn dài hơn. Cầu mong ông an nhiên, thanh thảng về với tiên cảnh.

 

Bộ phim Chân Trời Tím, quay tại Việt Nam năm 1970 với sự hỗ trợ của Bộ Quốc Phòng và các binh chủng VNCH. Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn quân đội Văn Quang, được 2 giải thưởng văn học nghệ thuật do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao tặng. Sau gần 47 năm, bản phim gốc đã được gia đình hãng phim Mỹ Vân tìm được như một nhân duyên. Bộ phim nay đã được phục hồi màu sắc và âm thanh với kỹ thuật digital của Hollywood rất tốn kém. Phim có sự xuất hiện của Hùng Cường, Kim Vui, Mộng Tuyền, Bảo Ân, Hà Huyền Chi, Ngọc Phu, Ngọc Đức, Bà Năm Sa Đéc, Khả Năng…. Kịch bản Mai Thảo, âm nhạc Phạm Đình Chương, tiếng hát Thái Thanh.

Hãng Mỹ Vân Films và gia đình (tại USA) đã đồng ý cho phép Tôn Thất Hùng (hậu duệ đời thứ hai của VNCH) được chiếu ra mắt CHÂN TRỜI TÍM tại Toronto với 2 xuất 12:00PM và 3:00PM, ngày 11 tháng 6, 2017 tại rạp Hot Docs Ted Rogers Cinema (Bloor W & Bathurst). Đây cũng là một sinh hoạt của thế hệ thứ hai muốn tri ân những anh hùng và những tử sĩ VNCH đã vị quốc vong thân. Từ Việt Nam, nhà văn quân đội Văn Quang đã dành cho Tôn Thất Hùng một bài phỏng vấn:

TTH: Kính thưa ông, vào ngày 11 tháng 6 sắp tới, bộ phim Chân Trời Tím sẽ được trình chiếu ra mắt lần đầu tiên tại Toronto (Canada) với 2 xuất trong một rạp hát sang trọng, không phải chỉ dành khán giả gốc Việt mà còn với cả khán giả nói tiếng Anh vì sẽ có phụ đề Anh Ngữ. Đây là một bộ phim nổi tiếng được dựng lại từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của ông. Cảm tưởng của ông thế nào?

VQ: Trước hết tôi xin gửi lời chào trân trọng đến bạn đọc và các vị đã đến dự buổi chiếu phim này ở Canada. Xin cảm ơn các bạn đã thực hiện buổi gặp mặt này. Tôi nhớ không lầm thì hãng phim Mỹ Vân ngày xưa ở Việt Nam cũng là một trong 7 nhà sản xuất phim Chân Trời Tím. Ngày nay hậu duệ của hãng Mỹ Vân đã được anh Phi Hà công phu làm mới lại để giới thiệu dưới danh hiệu Mỹ Vân Films 21, anh Phi Hà là cháu ngoại thừa kế của ông bà Mỹ Vân. Phim nhựa 35 ly xưa cũ trải qua trên 50 năm đã hư hỏng qua thời gian nhưng với kỹ thuật tân tiến của phim trường Hollywood đã được làm mới lại đến 90%. Phim Chân Trời Tím mới này được chiếu lần đầu tiên tại Mỹ, nơi chiếu là “hội trường quận” hạt Santa Clara. Khi được ông Giao Chỉ tức cựu Đại Tá Quân Lực VNCH báo tin tôi thật sự rất xúc động, không ngờ vẫn còn nhiều người nhớ đến những tác phẩm điện ảnh Việt Nam xưa. Thật ra điện ảnh VN thời xưa còn khá nhiều những tác phẩm nổi tiếng rất hay, vậy mà phim Chân Trời Tím đã được chú ý đến đầu tiên. Tôi tự hỏi tôi đã làm gì trong thời gian đó? Câu trả lời này gần như không có đáp số. Có lẽ cần phải hỏi những vị đã có công phu tìm tòi khám phá ra giá trị của cuốn phim này.

The Purple Horizon (1971)

Hồi đó tôi chỉ là anh chủ bút và cũng là phóng viên của tờ báo Chiến Sĩ Cộng Hòa của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QL VNCH. Tôi viết truyện này bằng tất cả những gì tôi đã sống, đã thấy, đã cùng những đồng đội trên các chiến trường xưa. Những điều tôi viết ra trong cuốn truyện dài đó gần như hầu hết toàn là sự thật, tất nhiên khi viết tôi cũng phải tiểu thuyết hóa đi vài phần cho đúng với lối viết truyện dài của tôi. Nó có thể phản ảnh trung thực đời sống của một người lính VNCH. Giản dị có thế thôi.

Không ngờ đến nay cuốn phim phóng tác theo truyện dài của tôi lại được quan tâm đến thế. Tất nhiên đó là một vinh dự cho bất cứ người viết văn nào. Tôi rất cảm động như đã nhận được một phần thưởng quá lớn trong cả cuộc đời mình.

TTH: Cuốn tiểu thuyết Chân Trời Tím của ông ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Nhân duyên như thế nào mà lại chuyển thành phim, ông còn nhớ một vài kỷ niệm ngày ấy hay không?

VQ: Trước hết, anh Quốc Phong thương lượng với tôi để làm thành một cuốn phim “đặc biệt”, thời đó kỹ thuật mới nhất của điện ảnh là cinemascope, màu technicolor… ở VN chưa hề có hãng phim nào thực hiện được. Vì tất cả các hãng phim thời đó đều chỉ là hãng phim tư nhân, không thể nào đủ tiền để thực hiện cuốn phim theo kỹ thuật như hãng phim nước ngoài. Thế nên ông Quốc Phong mời 7 hãng phim cùng hợp tác làm cuốn phim này lần đầu tại VN.

 Khôi phục điện ảnh Sài Gòn trước 1975

Chúng tôi nghĩ đến đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, người ôm ấp rất nhiều ý tưởng “làm mới” theo điện ảnh nước ngoài. Gặp Hoàng Vĩnh Lộc, người cũng rất hào hứng sau khi đọc Chân Trời Tím, anh loay hoay viết tạm kịch bản và tìm diễn viên. Anh muốn có một khuôn mặt mới cho điện ảnh VN nên tìm được một anh sinh viên cao ráo, bảnh trai, hoạt bát, đóng vai Phi, vai chính trong phim, rồi đến một dàn nữ diễn viên như Kiều Chinh, Thanh Lan… Nhưng 7 ông chủ của hãng phim Liên Ảnh lại có nhiều bất đồng. Sau đó anh Quốc Phong đề nghị đạo diễn Lê Hoàng Hoa và 2 diễn viên nam nữ chính là Hùng Cường và Kim Vui. Chẳng biết ông Quốc Phong thuyết phục ra sao, tất cả 7 ông chủ hãng phim đều nhiệt tình cộng tác. Có lẽ các ông chủ hãng phim là những người rất thành thạo trong việc tìm ra con đường đi đến thành công về tài chánh nên hăng hái cùng hợp sức sản xuất cuốn phim “cinemascope” màu “technicolor”.

Thời gian của tác phẩm là giai đoạn chuyển tiếp giữa đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Không gian và ngoại cảnh là Sài Gòn và miền duyên hải Việt Nam. Ngoài cốt chuyện sinh ly tử biệt của tình yêu, cuốn phim dựng lại không khí chiến tranh và thời cách mạng 1963.

TTH: Đã 47 năm trôi qua, những người tham gia trong bộ phim ngày ấy, nhiều người nay đã không còn nữa. Bây giờ nếu nói những câu nhận xét thật lòng để so sánh giữa tiểu thuyết và điện ảnh, ông thấy có sự khác biệt nào không và chỗ nào ông không hài lòng?

VQ: Tôi có nhiều kỷ niệm với những nhân vật đóng phim này bởi tôi đã đi cùng đoàn làm phim từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng. Cuốn phim đòi hỏi nhiều kiến thức quân sự và tâm tình người lính, nhất là cần phải có nhiều đơn vị tham gia yểm trợ mới thực hiện được nên hãng phim làm đơn xin Bộ Tổng Tham Mưu cho một sĩ quan đi theo đoàn làm “cố vấn” và họp với các đơn vị cần thiết để yểm trợ cho việc quay phim. Bộ Tổng Tham Mưu chị thị cho Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đề cử một sĩ quan đi cùng đoàn làm phim. Sau khi Bộ Tham Mưu của Tổng Cục CTCT họp, các vị đó đã chỉ định tôi đi cùng đoàn làm phim vì tôi đã từng làm phóng viên chiến trường và đã từng tốt nghiệp khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị tại Đà Lạt năm trước. Tôi được sự vụ lệnh đi theo đoàn làm phim và được phép thay mặt Bộ Tổng Tham Mưu họp với các đơn vị yểm trợ cho cuốn phim. Thế là từ hôm ấy tôi đi theo đoàn làm phim.

Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích tại Nha Trang được tổ chức. Tham dự gồm có cái vị đại diện có thẩm quyền tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích, Bộ Tư Lệnh Không Quân tại Nha Trang, Trường Biệt Kích – Động Bà Thìn (Cam Ranh), Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Đại diện Tiểu Khu Nha Trang… Ông Quốc Phong đại diện hãng phim và tôi là đại diện của Bộ TTM thuyết trình về cuốn phim và nhu cầu yểm trợ. Buổi họp được các vị tư lệnh các binh chủng có mặt thảo luận sôi nổi và rất tích cực giúp mọi phương tiện cho cuốn phim.

Trường BK có một tiểu đoàn đóng vai “địch tấn công đồn”. Một tiểu đoàn của Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế làm đơn vị đồn trú bị tấn công được không quân yểm trợ, sau đó là pháo binh, thiết giáp. Vũ khí địch được điều động từ Phòng 4 Bộ TTM ra.

Thật ra Kỷ niệm thì rất nhiều, như tôi với đạo diễn Lê Hoàng Hoa vẫn thường gặp nhau ở những phòng trà dancing và nhiều buổi chiều ngồi tán chuyện cùng nhau ở hàng hiên nhà hàng La Pagode cũ đường Catinat, thời đó buổi chiều khi tan việc những nghệ sĩ Sài Gòn thường gặp nhau ở đây, có các anh Mai Thảo, Hoàng Hải Thủy, Thanh Nam, Nguyên Sa,Thái Thủy và có cả “đàn anh” Đinh Hùng…

Còn chuyện vui thì rất nhiều, tôi chỉ kể sơ lược một truyện vui thôi: Hùng Cường đi mua “lon hạ sĩ”. Cũng trong ngày đầu quay phim, Hùng Cường chạy đến ghé tai tôi hỏi nhỏ : “Anh ơi cái lon hạ sĩ thế nào, em chưa có”. Chết thật, Hùng Cường đóng vai chính là hạ Sĩ tên Phi trong phim, vậy mà không ai ngờ anh chưa biết cái lon hạ sĩ ra sao, đeo ở đâu. Tôi bèn lôi ngay Hùng Cường ra xe, chở đến tiệm An Thành trước cửa chợ Bến Thành, mua một cặp “lon hạ sĩ” và đeo giùm lên tay áo. Trẻ con, người lớn, nhất là phụ nữ kéo đến xem nghệ sĩ Hùng Cường, cứ nháo nhác hỏi nhau “anh ấy vào lính khi nào vậy” rồi chỉ trỏ lung tung, chả ai thèm nhìn tôi cả. Cái “lon” ấy Hùng Cường đeo gần hết cuốn phim.

Năm 1996 Hùng Cường mất tại Mỹ, mãi đến sau này tôi mới biết tin nên không chia buồn cùng gia đình anh được. Đó là nỗi ân hận của tôi cho đến bây giờ.

Thật ra phim Chân Trời Tím còn có một số tài tử, danh ca khác cùng tham gia diễn xuất có nhiều kỷ niệm với tôi nhưng tôi không nhớ hết, xin tạm kể : Diễn viên trong phim gồm : Hùng Cường vai Phi, Kim Vui vai Liên, Ánh Nga và Mộng Tuyền trong vai hai cô con gái của trung tá Lạc, Bảo Ân vai Điền, Ngọc Đức vai Paul, Ngọc Phu vai đại úy Minh, Hà Huyền Chi, Khả Năng dù đóng phim lần đầu song cũng rất thành thạo trong vai quân nhân bảo vệ tiền đồn…

Những tài tử điện ảnh đóng phim ngày xưa phần lớn là không chuyên nghiệp, kể cả đạo diễn, thường cũng không tốt nghiệp ở một trường lớp đào tạo nào. Họ đóng phim theo bản năng tự nhiên hay còn gọi là tài năng thiên phú. Nhưng họ vẫn hoàn thành khá xuất sắc trong vai diễn của mình.

Còn so sánh giữa tiểu thuyết và phim ảnh ngày xưa thì thú thật tôi chỉ đọc qua loa vài cuốn tiểu thuyết của vài tác giả khá nổi danh thời nay thôi. Về phim ảnh Việt Nam bây giờ tôi cũng ít xem vì đôi khi thấy họ sáng tác và viết theo kiểu “đơn đặt hàng của nhà nước” nên buộc phải tuân theo “đường lối” các ông chủ muốn họ phải làm gì. Thế nên nhiều cuốn phim cứ như cái loa tuyên truyền, không còn là sáng tác nữa. Chính vì thế rất nhiều người dân VN cũng chán xem phim VN. Đó là điều đáng buồn nhất cho sự nghiệp văn học VN.

TTH: Những độc giả của nhà văn Văn Quang cách đây trên 50 năm vẫn còn nguyên vẹn, chỉ khác xưa là rất nhiều người họ không còn ở gần ông nữa mà di tản ra khắp bốn phương trời. Họ vẫn quan tâm đến ông cũng như những văn nghệ sĩ của VNCH ngày xưa. Xin ông cho độc giả năm châu được biết về sức khỏe của ông hiện nay như thế nào? Ông có hay gặp hay liên lạc với những văn nghệ sĩ cũ của ngày xưa không?

VQ: Tôi có nhiều loại bạn như bạn viết văn làm báo, bạn đồng đội xưa, bạn trong các trại gọi ngụy trang là “trại cải tạo”.

Cải tạo cái gì? Ai cải tạo ai? Hãy hỏi những người từ miền Bắc có dịp vào miền Nam sau năm 1954 thì biết miền Bắc hồi đó đói rách khổ sở như thế nào, vào đến miền Nam họ thấy đời sống vô cùng phong phú từ người dân đến văn hóa hoàn toàn tự do.

https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2017/05/poster.jpg

Tôi luôn nhớ đến tất cả các bạn của tôi. Đến nay người còn kẻ mất, tôi vẫn ngậm ngùi nhớ về những ngày xưa. Hầu hết các bạn tôi còn lại đều ở nước ngoài, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với họ qua thư từ hoặc đôi khi bằng điện thoại. Tôi có cái may mắn là các bạn ở nước ngoài về VN vẫn chịu khó tìm đến căn nhà trên chung cư rách nát này thăm tôi. Những lúc như thế tôi mới có cảm tưởng mình được sống thật. Tôi hy vọng qua bài phỏng vấn này của anh, các bạn tôi chưa liên lạc được cũng sẽ nhớ đến tình bạn bè xưa.

TTH: Xin chân thành cảm tạ thời gian của nhà văn Văn Quang đã dành cho Tôn Thất Hùng, hậu duệ đời thứ hai của Cựu Quân Cán Chính VNCH. Xin chú nhận nơi cháu lòng ngưỡng mộ và sự tôn trọng tuyệt đối với những bậc tiền bối. Kính chúc chú luôn luôn có được sức khỏe tốt, vẫn hoài nghệ sĩ tính cùng lòng khí khái của một văn sĩ ngày xưa.

VQ: Sau cùng tôi cảm ơn các bạn đã hỏi thăm về sức khỏe của tôi. Hiện nay tôi đã 85 tuổi rồi, cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm biến đổi, nhất là sau hơn 12 năm trong các trại tù “cải tạo” nên sức yếu dần, ngày qua ngày tôi chỉ nằm trong nhà thôi, nhìn cuộc đời qua khung cửa sổ và chỉ để biết trời nắng hay mưa, nhìn hàng cây trong chung cư dường như những tàu lá ủ rũ cũng buồn theo năm tháng trôi qua. Những chiếc lá chưa biết sẽ rơi rụng bất cứ lúc nào, cũng như cuộc sống của tôi chỉ tính bằng ngày chứ không phải bằng tháng.

Dù sao tôi cũng hài lòng vì tất cả những gì mình đã làm trong cuộc đời mình. Đến bây giờ tôi vẫn có cảm tưởng như mình vẫn còn đeo ba lô trên vai làm tiếp nhiệm vụ của một người lính VNCH.

Xin cảm ơn những độc giả đã đọc bài trả lời cuộc phỏng vấn này.

 

Tôn Thất Hùng

 

thực hiện cuối tháng

Bộ phim CHÂN TRỜI TÍM chưa một lần phát hành trong 46 năm qua, kể từ lần chiếu đầu tiên tại Sài Gòn. Phim sẽ được chiếu ra mắt tại Canada thật trang trọng trong rạp lớn.

Một trời kỷ niệm của Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông trở về. Quý vị sẽ bắt gặp trở lại những âm thanh, những hình ảnh, tình yêu đôi lứa, âm nhạc, chiến tranh, đảo chánh, tuổi trẻ và khát vọng, lính chiến xa nhà, tình đồng đội… Một xã hội, một bối cảnh lịch sử đã được gom lại trong ống kính cùng tài nghệ diễn xuất của các nghệ sĩ lừng danh của nền điện ảnh nước nhà.

 

Chris Phan Đình Chung  st

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %18 %058 %2022 %20:%03
back to top