Góc Tưởng Niệm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng

 

  Nhớ Thầy Nguyễn Xuân Hoàng  

Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh năm 1937 tại Nha Trang.
 
Tốt nghiệp đại học Sài Gòn ban Triết, dạy môn triết học tại nhiều trường trung học ở Sài Gòn; tổng thư ký tạp chí Văn ( 1972- 1974). Sang Hoa Kỳ làm tổng thư ký báo Người Việt ( 1986-1997) , tổng thư ký tạp chí Thế Kỷ 21, tồng thư ký báo Văn từ năm 1996, tổng thư ký báo Việt Mercury (1998-2005), chủ bút tuần báo Việt Tribune ( 2006- 2014). Đã xuất bản một số tác phẩm như Mù Sương, Sinh Nhật , Bụi Và Rác, Kẻ Tà Đạo, Khu Rừng Hực Lửa, Người Đi Trên Mây, Sa Mạc…. Ông qua đời vào ngày 13/9/2014 tại San Jose, CA với sự thương tiếc của bằng hữu văn nghệ và học trò của ông
 
Chúng tôi nhận được tin đau buồn:
 
Nhà văn NGUYỄN XUÂN HOÀNG,
 
Cựu sinh viên Triết 2 Đại Học Sư Phạm
- Viện Đại Học Đà Lạt
- Cựu giáo sư Trường Trung Học Phục Hưng (Sài Gòn)
- Cựu giáo sư Trường Trung Học Petrus Ký (Sài Gòn)
tạ thế tại San José, California vào lúc 10 giờ 50 phút sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Chín, 2014,

Hội Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt
- Việt Nam Tự Do
- Cựu Học Sinh Trường Trung Học Phục Hưng - Đường Lê Ngô Cát (Sài Gòn) Members Trang GNST
* Nguyễn T. Thanh Hương, Sao Khuê, Thiên Hương, Ngọc Trâm, Chung Đào, Thành Trung, Nguyễn ngọc Quang
- Cựu Học Sinh Trường Trung Học Petrus Ký (Sài Gòn) Members Trang GNST
* Bùi K.Thanh, Dương Nguyên Vũ, Bùi Đăng Tuệ
 
Xin thành thật phân ưu cùng tang quyến và các đồng nghiệp, đồng môn, văn hữu, thân hữu cùng cựu môn sinh của GS Nguyễn Xuân Hoàng. Cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm được vào cõi tịnh độ, vĩnh viễn an nghĩ nơi miền vô ưu.
 
TM Ban Chấp Hành.
Hội Trưởng
GS Lê Tấn Lộc, Triết 1, ĐHSPDL 1958
 

 VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG 


Nhạc sĩ Nguyên Bích, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, và nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

Thầy đi vào hư vô cuối hè đầu thu, không phải là bất ngờ nhưng vẫn là nỗi mất mát lớn của gia đình, bạn bè, độc giả. Và nỗi hụt hẫng của học trò dù tóc đã pha màu sương khói vẫn chưa quên câu "nhất tự vi sư". Gia đình khóc Thầy bằng tình nghĩa vợ chồng, cha con, ông cháu. Bạn bè nhớ Thầy bằng văn chương chữ nghĩa. Học trò, nhất là học trò TH. Phục Hưng, Pétrus Ký dù chỉ học Thầy một năm ở trường xưa, nhưng duyên hạnh ngộ trải dài từ Biên Hòa, Sài Gòn qua đến California.


Tiễn Thầy về cõi vĩnh hằng, bỏ lại sinh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh, cựu học sinh ở khắp nơi trên thế giới khóc Thầy với văn, thơ dù còn vụng về nhưng chuyên chở cả một tấm lòng với vị Thầy xưa vừa khuất bóng. Xin kính tiễn biệt Thầy với tâm thành cầu nguyện Thầy được an lành ở tịnh độ.


NTDH

    NGUYỄN-XUÂN HOÀNG VÀ MÙA THU NHẬT BẢN    

Tanaka Aki, tên cô gái Nhật Bản, Aki có nghĩa là "Mùa Thu", cô đã không có may mắn được gặp nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng mà cô rất ngưỡng mộ nhất là sau này khi được đọc tác phẩm Người Đi Trên Mây, Sa Mạc, Bụi và Rác. Aki đã bị cuốn hút ngay với tác phẩm Người Đi Trên Mây vì mối quan tâm của cô về môi trường, hoàn cảnh sinh hoạt của Sài Gòn trước 1975. Aki đã từng sống và làm việc ở Việt Nam hơn 13 năm nhưng là thời kỳ sau 1975. Và cô có ý muốn dịch Người Đi Trên Mây sang tiếng Nhật nhằm chia sẻ một tác phẩm hay với độc giả người Nhật.
NGÔ THẾ VINH  
NXH 1
Hình 1: Nguyễn-Xuân Hoàng, photo by Trần Cao Lĩnh

Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng sinh năm 1937 cũng đã bước qua tuổi 77, nhưng đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước. Sang đến thế kỷ 21, với tiến bộ của y khoa, qua tuổi 80 nay cũng không còn là hiếm. Quen được Nguyễn-Xuân Hoàng trong hoàn cảnh nào thì tôi không nhớ, nhưng đó là một tình bạn khá lâu năm. Khoảng giữa thập niên 1960-1970 Nguyễn-Xuân Hoàng đã cùng với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật và Nguyễn Quốc Trụ chủ trương nhà xuất bản Đêm Trắng. Họ đều ở lứa tuổi trên dưới 30, sức sáng tác đang sung mãn với phong cách riêng mỗi người, được coi như là nhóm “Tiểu Thuyết Mới”, với quán La Pagode như một điểm hẹn sinh hoạt. Và tên tuổi mỗi người trong nhóm, sau này đều trở thành nhân dáng những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng.
 
NXH 2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 2: từ phải, Nguyễn-Xuân Hoàng và Trịnh Công Sơn 1970 [tư liệu của Đinh Cường]

Giữa những năm giông bão của cuộc chiến tranh lúc đó, thỉnh thoảng tôi được đọc và cả quen biết họ trong những giai đoạn và các hoàn cảnh khác nhau, do rất khác về môi trường sinh hoạt và tôi thì cũng ít có thời gian ở Sài Gòn. Ra tới hải ngoại, hai người trong nhóm Đêm Trắng mà tôi còn giữ được mối liên lạc là Nguyễn-Xuân Hoàng và Nguyễn Đình Toàn.
 
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng. Xong bậc trung học 1959, khởi đầu Hoàng có ý định học Y khoa, là sinh viên PCB [Physics, Chemistry, Biology] Đại học Khoa học Sài Gòn một năm, thấy ngành học không thích hợp, Hoàng chuyển sang học ban Triết, Đại học Đà Lạt, sau Hoàng Ngọc Biên một khoá. Tốt nghiệp 1962, là giáo sư Triết trung học Ngô QuyềnBiên Hoà một niên khoá và rồi được thuyên chuyển về trường   Petrus Ký Sài Gòn cho tới 1975.
 
Nhưng Nguyễn-Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970. Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo… 
 
Năm 1971, khi ấy Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn ở Sài Gòn làm báo và dạy học, tôi thì theo đơn vị hành quân trên Cao nguyên; nhưng cả hai cùng trải qua một kinh nghiệm tưởng cũng nên ghi lại. Do truyện ngắn Mặt Trận ở Sài Gòn đăng trên tạp chí Trình Bày của Thế Nguyên tôi nhận được trát ra hầu toà với tội danh "dùng báo chí phổ biến luận điệu phương hại trật tự công cộng và làm suy giảm kỷ luật tinh thần chiến đấu của quân đội", mà chính tôi đang là một thành phần trong đó. Khi về Sài Gòn để ra hầu toà, tôi được biết Hoàng cũng nhận được cái trát hầu toà vì một truyện ngắn Cha và anh trên tờ báo Vấn Đề của nhà văn Vũ Khắc Khoan, trong đó Hoàng có nhắc tới bài hát Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy. Để rồi tất cả chỉ như một trận bão trong tách trà và "đời sống thì không ngừng chảy" -- nói theo ngôn từ Nguyễn-Xuân Hoàng.
 
Sau 1975, bị kẹt lại và như mọi người, Hoàng cũng trải qua những năm tháng thăng trầm theo vận nước, nhưng rồi cuối cùng 10 năm sau, Hoàng và gia đình cũng tới được đất nước Mỹ 1985. Không còn là nhà giáo, Hoàng sinh hoạt toàn thời gian trong lãnh vực báo chí và văn học: tổng thư ký hai tờ nhật báo Người Việt California (1986-1997) và tạp chí Thế Kỷ 21 (1989-1994), trong ban chủ biên tạp chí Văn Học cùng với nhà văn Nguyễn Mộng Giác, sau đó kiêm thêm chủ bút tạp chí Văn chuyển tay từ nhà văn Mai Thảo 1996. Tưởng cũng nên nói thêm tờ báo Văn này đã khiến vợ chồng Nguyễn Xuân Hoàng mang món nợ không nhỏ với cơ sở in báo Văn, mà mãi lâu mới trang trải hết. Tác phẩm Nguyễn-Xuân Hoàng do anh Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, giám đốc nhà Văn Nghệ xuất bản ở hải ngoại gồm các tập truyện và tuỳ bút: Căn Nhà Ngói Đỏ, và hai truyện dài trong bộ trường thiên ba tập [trilogy]: Người Đi Trên Mây, Bụi và Rác, và Lửa là tập thứ ba chưa xuất bản
 
Năm 1996, di chuyển theo công việc mới, San Jose thung lũng hoa vàng là chặng định cư cuối cùng của hai vợ chồng Hoàng. Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn sinh hoạt báo chí toàn thời gian, ban đầu với chức vụ tổng thư ký tuần báo Việt Mercury thuộc San Jose Mercury News và sau đó là chủ bút tờ tuần báo Việt Tribune như một “family show” của hai vợ chồng Nguyễn-Xuân Hoàng – Trương Gia Vy cho tới nay. Quen biết thân thiết với vợ chồng Peter Zinoman Nguyệt Cầm, dịch giả Số Đỏ / Dumb Luck của Vũ Trọng Phụng; Hoàng được mời làm lecturer thỉnh giảng cho môn Văn họcViệt Nam đương đại tại UC Berkeley.
NXH 3
Hình 3: Nguyễn-Xuân Hoàng và Ngô Thế Vinh tại toà soạn Việt Tribune 2008; photo by Trương Gia Vy
    
  Nguyễn-Xuân Hoàng rất quảng giao, mặc dù anh luôn than là ít bạn. Cũng vì vậy mà các bạn thân đặt tên cho anh là Nguyễn Đông Hoàng. Và khi biết bạn mình ngã bệnh, đã có rất nhiều học trò cũ và bằng hữu đến thăm và cả viết về Nguyễn-Xuân Hoàng, một số bài đã được Phùng Nguyễn cho phổ biến trên Da Màu trong nhiều tuần lễ, số trang viết ấy đủ cho chiều dày của một cuốn sách. 
 
      Từ ngày Trịnh Y Thư báo tin cho biết căn bệnh của Nguyễn-Xuân Hoàng, vậy mà cũng đã gần 12 tháng. Các tin tức về sức khoẻ và bệnh tình của Hoàng tôi được biết hoặc trực tiếp từ Nguyễn-Xuân Hoàng hoặc qua hai người bạn Phùng Nguyễn và Trịnh Y Thư. 
 
Trước đó, cũng khoảng 3 năm, Nguyễn-Xuân Hoàng thường kêu đau lưng, đối với người bệnh ở lứa tuổi ngoài 70 như Hoàng thì một chẩn đoán thông thường của bác sĩ gia đình là đau lưng do “thoái hoá cột sống”. Tới một giai đoạn đau nhiều hơn, bác sĩ cho chụp lại hình quang tuyến cột sống, cũng vẫn với chẩn đoán như trên. Nhưng vì lần này bác sĩ quang tuyến thấy có những đốm trắng như miểng kim loại quanh cột sống nên đã hỏi là Hoàng có bị thương do miểng đạn ngoài chiến trận khi còn ở Việt Nam hay không, Hoàng xác nhận là không.
 
Tới một giai đoạn mà các thuốc chống viêm giảm đau kể cả opiates cũng không còn mấy hiệu quả thì Hoàng được gửi vào một bệnh viện, để qua một loạt các thử nghiệm và cuối cùng với chẩn đoán là Hoàng bị một căn bệnh khá hiếm: sarcoma ở sống lưng; sarcoma là loại bướu ung thư mô liên kết/ connective tissue như xương, sụn, mô mỡ, bắp thịt, mạch máu… 
 
Có lẽ đây là một chẩn đoán “không sớm” nếu không muốn nói là khá trễ, và cũng từ đây Hoàng được chuyển sang một bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu / Oncology thuộc Đại học Stanford. Không được tiếp cận với hồ sơ bệnh lý của Hoàng, nhưng được biết Hoàng cũng đã trải qua các giai đoạn trị liệu như hoá trị / chemotherapy, xạ trị/ radiation therapy và hình như Hoàng không còn ở giai đoạn sớm để được điều trị phẫu thuật/ surgery. Nguyễn-Xuân Hoàng rất can đảm đi hết “đoạn đường chiến binh” đã đi tới bước cuối cùng của các phương thức điều trị, dĩ nhiên với không ít những chịu đựng do các tác dụng phụ/ side-effects.
 
Trong suốt thời gian ngã bệnh, và cả mới đây thôi, trong giai đoạn 6 tuần được chuyển sang khu phục hồi của bệnh viện, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn không ngừng làm việc với laptop và cell phone. Hoàng không chỉ lo cho tờ báo Việt Tribune vẫn ra hàng tuần, báo chí đã như một cái nghiệp và cũng là nguồn sinh kế của gia đình. Cũng trong giai đoạn này, Nguyễn-Xuân Hoàng còn phối hợp với Đinh Quang Anh Thái báo Người Việt trong việc hiệu đính và layout hai cuốn sách: Người Đi Trên Mây [đã đăng hết từng kỳ trên nhật báo Người Việt], Bụi và Rác [đang đăng tới kỳ thứ 100 cũng trên Người Việt]. Cũng từ trong bệnh viện, chính Hoàng là người quyết định chọn bài viết của Nguyên Sa và Phạm Công Thiện, cho phần trích dẫn bìa lưng của hai cuốn sách.
 
Khi tìm hình tác giả Nguyễn-Xuân Hoàng cho bìa lưng, Hoàng đã chọn tấm hình đang cầm điếu thuốc hút, có lẽ nơi một góc phố nào đó trên “con đường báo chí” Phạm Ngũ Lão khoảng năm 1980, và cũng do “méo mó nghề nghiệp” tôi bảo đùa là đó là một chọn lựa không đúng /potitically incorrect, tạo gương xấu cho đám trẻ sẽ bắt chước hút thuốc để được trở thành nhà văn nổi tiếng như Nguyễn-Xuân Hoàng.
  
NXH 4

NXH 5 [Hình 4 & 5: mẫu bìa 2 cuốn sách sau cùng của Nguyễn-Xuân Hoàng do Người Việt tái bản, Uyên Nguyên trình bày]

Hoàng thì không xem đó là câu nói đùa nên đã trả lời rất nghiêm túc rằng đó là bức hình thời còn trẻ mà Hoàng rất thích, và thời tuổi trẻ ấy ai mà không hút thuốc, và nó cũng rất phù hợp với bối cảnh của cuốn sách. Mặc dầu được Hoàng eMail “mình giao phó hết cho Ngô Thế Vinh quyết định thay NX Hoàng” nhưng thực ra mọi sự đều làm theo ý Nguyễn-Xuân Hoàng. Tôi nhắc nhở Đinh Quang Anh Thái là anh Nguyễn-Xuân Hoàng còn nguyên sự minh mẫn nên mọi chuyện liên quan tới hai cuốn sách nên hỏi thẳng anh Hoàng. Không làm thay những gì người bệnh vẫn còn làm được, đây là cũng là nguyên tắc tôi học được trong ngành y khoa phục hồi; và phương cách cách điều trị occupational therapy hay nhất là làm cho Hoàng luôn luôn bận rộn. Và cả trên giường bệnh Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đã vui với sự bận rộn ấy. Hoàng còn cho biết là sau khi đăng hết Bụi và Rác, Hoàng sẽ viết tiếp bộ trường thiên Trilogy, Tome III sẽ có một tên sách rất ngắn gọn một chữ là “Lửa” cảm xúc từ những cơn bão lửa cháy rừng của bang California và rồi cũng sẽ cho đăng tiếp từng kỳ trên nhật báo Người Việt.
NXH 6
[Hình 6: Nguyễn-Xuân Hoàng trên đường báo chí Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn   cũng là địa chỉ báo Văn [nguồn: tư liệu Nguyễn-Xuân Hoàng]

Riêng tôi và các bạn của Hoàng không dấu được niềm vui khi biết bạn mình, giữa những cơn đau hành hạ của bạo bệnh mà vẫn cứ nuôi dưỡng những dự định cùng hướng về tương lai. 
      Trong suốt gần một năm trời, Nguyễn-Xuân Hoàng ra vào bệnh viện Stanford gần như thường xuyên, khi dài ngày khi ngắn hạn. Niềm đau ung thư là nỗi thống khổ ròng rã nhất của người bệnh Nguyễn-Xuân Hoàng.
-- Sáng ngày 1 tháng 6, 2014 Nguyễn-Xuân Hoàng từ nhà phone cho tôi, nói một vài câu rất ngắn và rất yếu: “Vinh ơi, mình đau quá và chỉ muốn chết”. Lúc đó, bỗng thoáng hiện trong đầu óc tôi một thuật ngữ y khoa euthanasia / painless death với Jack Kevorkian, phương pháp giúp người bệnh nan y quá đau đớn được chết yên thấm. Kervorkian được báo chí mệnh danh là Doctor Death thì đã bị kết án tội sát nhân bậc hai / second degree murder, phải ngồi tù 8 năm trước khi được tại ngoại. Physician-assisted suicide cho đến nay vẫn bị coi là phạm pháp. Chọn lựa một cách chết ra sao là do quan niệm và niềm tin của mỗi người. Và rồi tôi cũng chỉ có thể khuyên Hoàng là nên vào lại Stanford để được chăm sóc điều trị giảm đau. Cùng ngày, chiều hôm đó chị Trương Gia Vy đưa Hoàng vào bệnh viện. Khi phone thăm, Hoàng cho biết đã phần nào bớt đau nhưng lúc nào cũng chỉ muốn được về nhà.
 
NXH 7
Hình 7: thủ bút Nguyễn-Xuân Hoàng: "tôi không còn thời gian" và đôi bàn tay Nguyễn-Xuân Hoàng [nguồn: Phan Nguyên Emprunt Emptreinte]

Rồi cũng buổi tối hôm đó, qua internet tôi gửi cho Nguyễn-Xuân Hoàng bài điểm sách mới của anh Dohamide về cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, từ nhiều năm tôi thì vẫn gửi bài viết cho Việt Tribune của Nguyễn-Xuân Hoàng, và không ngờ rất mau chóng, Hoàng eMail ngay cho tôi:
“Cám ơn Ngô Thế Vinh, mình xin phép Vinh cho đăng trên VOA và Việt Tribune. Việt Tribune thì không có vấn đề gì nhưng bên VOA thì bài chưa đăng ở đâu hay chưa post ở đâu mới được. Vinh cho mình biết trước khi mình gửi cho VOA nhé.”Nxh Sent from my iPhone.  Tôi trả lời ngay là bài non-exclusive, đã được Phùng Nguyễn mới post trên Da màu và anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải đăng trên Việt Báo. Hoàng hồi âm:“Tiếc quá! Vậy thì mình chỉ có thể đi bài trên Việt Tribune thôi.” NxhSent from my iPhone
 
Để rồi tôi cũng được biết thêm một điều là trong bấy lâu, không phải chỉ có tờ tuần báo Việt Tribune đều đặn ra hàng tuần, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn còn duy trì cả sinh hoạt Blog’s NXH trên VOA.
-- Sáng ngày 7 tháng 6, 2014 Hoàng phone cho tôi và Phùng Nguyễn báo tin: toán bác sĩ điều trị Stanford đã gặp chị Vy và các con Hoàng, báo tin cho biết họ đã “give up” không có thể làm thêm gì được nữa và sẽ cho Hoàng xuất viện về nhà. Hoàng nói: “Mình biết sẽ phải như vậy, nhưng Vy thì khóc quá”. Không khóc sao được khi biết người bạn đời của mình đang gian nan trên dốc tử sinh và cạn dần sự sống từng ngày. Và bạn bè ai cũng biết là sức khoẻ của chị Vy bấy lâu cũng không khá gì, bị suy thận mãn tính ESRD / End Stage Renal Disease từ nhiều năm, chị vẫn phải tự làm công việc lọc máu qua màng ruột / peritoneal dialysis tại nhà mỗi đêm thay vì một tuần ba lần tới lọc máu tại các trung tâm thận nhân tạo / hemodialysis. 
 
-- Phan Nhật Nam thì nghĩ rằng tôi chưa được biết tin, nên buổi tối đã khá khuya, Nam phone báo tin cho biết tình trạng ở giai đoạn cuối của Nguyễn-Xuân Hoàng, khi toán bác sĩ ở Stanford quyết định cho xuất viện. Tôi hiểu rằng thay vì chuyển tới khu hospice chăm sóc người bệnh cận tử, Hoàng đã chọn về nhà, sống với gia đình bao giờ cũng dễ chịu hơn.  
 
-- Sáng ngày 10 tháng 6, 2014 tôi gọi thăm Hoàng qua cell phone, và được biết Hoàng đang trên xe với chị Vy đi vào Stanford. Tôi khựng lại và hỏi Hoàng là họ lại có quyết định điều trị tiếp hay sao, thì Hoàng nói không, chỉ vào bệnh viện cho mấy buổi “xạ trị giảm đau / palliative radiation”. Tôi hiểu rằng đây chỉ là bước “điều trị xoa dịu / palliative treatment” cho người bệnh nan y. Cho dù không thể chữa khỏi nhưng “điều trị xoa dịu” với ứng dụng kỹ thuật cao / high tech, có khả năng giúp người bệnh sống những ngày tháng ngắn ngủi còn lại với phẩm giá, làm sao cho bớt đau đớn và cả phần nào thanh thản cho tới phút lâm chung.
 
-- Sáng ngày 12 tháng 6, 2014 phone thăm bạn, Hoàng cho biết sau vòng xạ trị, đã bớt đau và buổi tối thì ngủ được. Như từ bao giờ, tôi vẫn tránh tối đa những câu hỏi về bệnh tình của Hoàng – điều sẽ làm cho người bệnh rất mệt, hai người bạn chỉ lãng đãng nói chuyện văn chương, nói về Nhà xuất bản Đêm Trắng và nhóm Tiểu Thuyết Mới. Nouveau Roman là một khuynh hướng văn học có khởi đầu từ Pháp vào giữa thập niên 1950’s với các tên tuổi như Alain Robbe-Grillet, Nathalie Sarraute, Michel Butor, Claude Simon. Theo Nguyễn-Xuân Hoàng, thì ý kiến khởi đầu lập Nxb Đêm Trắng là từ Huỳnh Phan Anh, để chỉ xuất bản các sáng tác của nhóm. Nhóm 6 người ấy đa số xuất thân nhà giáo, trừ Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Quốc Trụ.
 
Từ 1954, trong vòng 20 năm của Miền Nam, các phong trào văn học được tự do nở rộ. Tự Lực Văn Đoàn tiếp nối với Văn Hoá Ngày Nay của Nhất Linh, nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo Thanh Tâm Tuyền phủ nhận nền văn học tiền chiến với nỗ lực làm mới văn chương, rồi tới nhóm tự nhận là Tiểu Thuyết Mới nhưng theo Nguyễn-Xuân Hoàng thì Hoàng Ngọc Biên tuy không trong nhóm Đêm Trắng nhưng chính Biên mới thực sự là người khởi đầu nghiên cứu về phong trào Nouveau Roman của Pháp, dịch một số tác phẩm của Alain Robbe-Grillet và cũng thể hiện quan niệm tiểu thuyết mới ấy qua tập truyện Đêm Ngủ ở Tỉnh do Cảo Thơm xuất bản Saigon, 1970. Cũng theo Hoàng Ngọc Biên, thì ngoài danh xưng, những năm trước 1975 thực sự đã không có một phong trào Tiểu Thuyết Mới tại Sài Gòn.
 NXH 8
[Hình 8: Hoàng Ngọc Biên với Đêm Ngủ ở Tỉnh & Ngô Thế Vinh,photo by Nguyễn Xuân Hoàng]     

-- Kỹ thuật y khoa ngày nay thì có thể đã tiến xa, nhưng quan niệm thì không mới; vì từ xa xưa người sinh viên khi mới vào học trường y đã được dậy dỗ đức khiêm cung trong y thuật: "chữa khỏi đôi khi; xoa dịu thường xuyên; và luôn luôn an ủi / La médecine c’est guérir parfois, soulager souvent, consoler toujours." Ambroise Paré, bác sĩ phẫu thuật Pháp thế kỷ 16 đã là người đầu tiên nhắc tới câu nói ấy nhưng nguồn gốc thì có lẽ đã có từ một nền y khoa cổ đại xa xưa hơn rất nhiều. Bản thân người viết, cũng hơn 45 năm đã và đang hành nghề y khoa với những hoàn cảnh khác nhau trong cũng như ngoài nước, với cái chết của mỗi người bệnh, cho dù đã biết trước, thì cảm giác vẫn hụt hẫng như một phần mất mát của cuộc sống.
 
Sự mất mát ấy càng thấm thía hơn khi đó là chính là mấy người bạn thân của mình. Phải chứng kiến một Nghiêu Đề, người bạn tấm cám với những cơn đau ung thư tuỵ tạng vật vã đến xanh xao; một Cao Xuân Huy Tháng Ba Gẫy Súng can trường ngần ấy cũng đã oằn người vì những cơn đau di căn từ ung thư mắt hành hạ. Nay tới một Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đang khắc khoải với những trận đau bướng bỉnh và rất quái quỷ như vậy. Cũng để thấy cái bể khổ của sinh lão bệnh tử và nhận ra rằng khả năng y khoa hiện nay còn giới hạn tới dường nào. Bể khổ thì mênh mông, nhìn lại chẳng thấy đâu là bờ. Cảm xúc đọc lại mấy câu thơ của Vô Ngã Phạm Khắc Hàm, không phải Nguyễn-Xuân Hoàng mà chính tôi cũng tìm được nguồn an ủi. 
 
Ta tụng ngàn năm Quán Thế Âm,
Chúng sinh ta khóc nỗi mê lầm
Ngàn năm quỳnh nở trong đêm vắng
Rung động ba ngàn cõi viễn thâm. 
… Người thích câu rùa đọc Lạc thư
     Vớt con cá nhỏ thấy chân như
     Ta nâng trang sách nghìn thu đọng
     Trời đất rưng rưng giữa mịt mù
… Từ đấy ngàn năm vách lắng tai
     Lời kinh vi diệu thấm linh đài
     Tình thương từng giọt rơi trên đá…
 
Buổi trưa hôm ấy, trong giờ lunch break bên ngoài bệnh viện, tôi và ba bác sĩ khác: một gốc Do Thái, một Trung Đông, một Ấn Độ ăn trường chay, bốn người ngồi chung bàn với nhau, nhân sau cái chết mới mẻ của một đồng nghiệp bị ung thư với những ngày cuối cùng thống khổ ra sao, họ bàn là liệu nếu có thể lựa chọn cho mình một cách chết. Ba khả năng thông thường nhất đưa tới cái chết ở thời đại hiện nay: cơn truỵ tim chết ngay, cơn tai biến mạch máu não có thể đưa tới tàn phế, và căn bệnh ung thư ác tính… và mọi người đã có cùng một chọn lựa cho một cái chết nhanh nhất là bệnh tim. Và rồi cũng trong ngẫu hứng, trưa hôm đó họ đã order các món ăn không thiếu chất mỡ động vật và dĩ nhiên là không theo tiêu chuẩn của dinh dưỡng của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ. 
 
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình, ngoại trừ thứ tự do chọn lựa rất bạo động là tự sát cũng thường thấy ở các nhà văn như: Ernest Hemingway Ngư Ông và Biển Cả bằng súng (1961), Yukio Mishima Đền Vàng bằng gươm (1970), Yasunari Kawabata Ngàn Cánh Hạc bằng hơi ngạt (1972), Nhất Linh Đoạn Tuyệt bằng thạch tín (1963), Tam Ích Nghệ Thuật và Nhân Sinh treo cổ (1972)… 
 
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng “bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu”, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh. Mark Twain thì bao giờ cũng với một cái nhìn rất nhẹ nhàng về cái chết: “A man who lives fully is prepared to die at any time.” Và rồi ra, đến một lúc nào đó, ở một nơi nào đó chắc Nguyễn-Xuân Hoàng cũng sẽ ngoảnh lại rồi mỉm cười mà nhắn với bằng hữu rằng:“Tường thuật về cái chết của tôi có phần quá đáng/ The report of my death was an exaggeration. Mark Twain. Vẫn cứ chúc Bạn Ta những ngày tháng còn lại an lành.
 
NGUYỄN XUÂN HOÀNG VÀ MÙA THU NHẬT BẢN
                   
Tháng 7 năm 2013, một cuộc hội thảo về Báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn được tổ chức tại Little Saigon, Nam California. Đáng chú ý là trong buổi hội thảo ấy, có một cô gái Nhật Bản đang theo học Cao học về Văn học Việt Nam tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo được mời tham gia phát biểu. Và Nguyễn-Xuân Hoàng lúc đó đang ở San Jose được ban tổ chức mời để điều hợp các buổi hội thảo. Tuy đã nhận lời trước đó, nhưng do diễn tiến của bệnh trạng, Nguyễn-Xuân Hoàng đã không còn đủ sức xuống Little Saigon để tham dự.
 
Tanaka Aki, tên cô gái Nhật Bản, Aki có nghĩa là "Mùa Thu", cô đã không có may mắn được gặp nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng mà cô rất ngưỡng mộ nhất là sau này khi được đọc tác phẩm Người Đi Trên Mây, Sa Mạc, Bụi và Rác. Aki đã bị cuốn hút ngay với tác phẩm Người Đi Trên Mây vì mối quan tâm của cô về môi trường, hoàn cảnh sinh hoạt của Sài Gòn trước 1975. Aki đã từng sống và làm việc ở Việt Nam hơn 13 năm nhưng là thời kỳ sau 1975. Và cô có ý muốn dịch Người Đi Trên Mây sang tiếng Nhật nhằm chia sẻ một tác phẩm hay với độc giả người Nhật.
 
NXH 9
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 9: phải, Tanaka Aki, cô gái Mùa Thu Nhật Bản, sinh viên Cao học về Văn học Việt Nam tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo; trái, mẫu bìa Người Đi Trên Mây của Nguyễn Thị Hợp [photo by Ngô Thế Vinh]
 
Tanaka Aki đã trao đổi eMail với nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng và tưởng tượng như có thể "trông thấy được ông Hoàng đang nằm trên giường bệnh, với nỗi đau của cơ thể cùng sự buồn bã tuyệt vọng với bệnh nan y".
 
Cô gái Mùa Thu Nhật Bản viết tiếp: "Một hôm mở cuốn Người Đi Trên Mây ra xem thì tôi tình cờ thấy chữ ký ông Hoàng ở trang đầu sách. Trước đó tôi không để ý nên không biết có chữ ký của ông Hoàng trong cuốn sách của mình. Và tôi đã tưởng tượng, đêm khuya khi tôi đang ngủ say, ông Hoàng từ Mỹ bay qua Nhật đến nhà mình và để lại chữ ký của ông trong cuốn sách của tôi. Sau khi tôi phát hiện chữ ký của ông Hoàng, tôi viết email kèm theo tấm hình tôi chụp chữ ký của ông để hỏi thử 'chữ ký này là của ông Hoàng phải không ạ?' thì được ông xác nhận đó chính là chữ ký của ông. Khi đó tôi khẳng định đây là số mệnh của tôi, việc dịch cuốn Người Đi Trên Mây là việc đã nằm trong số mệnh của tôi."   
 
Rồi một hôm xem trang Diễn Đàn Thế Kỷ, Aki đọc bài viết "Nguyễn Xuân Hoàng trên con dốc Tử Sinh" của Ngô Thế Vinh, cô vội viết eMail cho Nguyễn-Xuân Hoàng ngỏ ý mong muốn dịch Người Đi Trên Mây sang tiếng Nhật. Aki viết: "Ông Hoàng đồng ý cho tôi dịch và mong rằng Aki dịch được một đoạn nào thì gửi cho ông xem, ông nói Mong Lắm." Nhưng rồi chưa kịp dịch Người Đi Trên Mây thì Aki khi ấy đang ở với mẹ ở Nhật Bản, được tin Nguyễn Xuân Hoàng qua đời khiến cô rất ân hận.
Vậy mà đã qua thêm một tháng Chín nữa 2016 đầy màu sắc của Mùa Thu Nhật Bản, tôi đã cùng với anh Phạm Phú Minh gặp lại Aki ở Huntington Beach, cũng để biết rằng cô ấy vẫn không quên lời hứa với nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng với phát biểu giản dị: "Chưa biết khi nào tôi dịch được Người Đi Trên Mây nhưng tôi biết việc đó thế nào cũng có ngày thực hiện, vì đó là một định mệnh dành sẵn cho tôi, giống như việc nghiên cứu văn học Việt Nam cũng đã là một định mệnh trong cuộc đời của tôi." [Tanaka Aki - Nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng, Diễn Đàn Thế Kỷ Chủ Nhật ngày 13 tháng 9 năm 2015].
 
NXH 10
Hình 10: Chân dung Nguyễn Xuân Hoàng
 
    TIỂU SỬ    
 
Sinh ngày 7 tháng 7 năm 1937 tại Nha Trang, cựu học sinh Võ Tánh, Nha Trang, cựu học sinh Petrus Ký, Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Khoa Triết Đà Lạt (1958-1961). Phụ trách môn Triết, Ngô Quyền, Biên Hoà (1961-1962); rồi Pétrus Trương Vĩnh Ký Sài Gòn (1962-1975).
 
Tổng thư ký tạp chí Văn, Sài gòn (1972-1974); Tổng thư ký nhật báo Người Việt, California (1986-1997) kiêm Tổng thư ký tạp chí Thế Kỷ 21, California (1989-1994). Chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Văn từ tháng Chín, 1996, đồng thời là Tổng Thư  ký tuần báo Việt Mercury trực thuộc Nhật báo San Jose Mercury News của Hoa Kỳ (từ tháng 11, 1998 đến tháng 11, 2005).
Giảng viên môn Văn Học Việt Nam đương đại tại Đại học Berkeley (09-2001-04-2003).
Nơi định cư cuối cùng San Jose, Bắc California. Mất ngày 13 tháng 9 năm 2014.
 
TÁC PHẨM
 
Tập truyện ngắn:
Mù sương (1966)
Sinh nhật (1968)
 
Truyện dài:
Bụi và rác (1996)
Khu rừng hực lửa (1972)
Kẻ tà đạo (1973)
Người đi trên mây (1987)
Sa mạc (1989)
 
Các thể loại khác:
Ý nghĩ trên cỏ (tiểu luận, 1971)
Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (tùy bút, 1974)
Căn nhà ngói đỏ (tạp ghi, 1989)
 
Tác phẩm chưa xuất bản:
Lửa (truyện dài)
Ai cũng cần phải có một bà mẹ (tùy bút),
Sổ tay Văn học. 
NXH 11
Hình 11: một số mẫu bìa sách Nguyễn Xuân Hoàng
[nguồn: Blog's Nguyễn Xuân Hoàng]
 
NGÔ THẾ VINH
Long Beach 15.06.2014; 
Huntington Beach 09.05.2016
 
Tham Khảo:
1/ Nguyễn Xuân Hoàng trên con dốc Tử Sinh. Ngô Thế Vinh. Diễn Đàn Thế Kỷ 16.06.2014  http://www.diendantheky.net/2014/06/ngo-vinh-nguyen-xuan-hoang-tren-con-doc.html,
2/ Tanaka Aki - nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Diễn Đàn Thế Kỷ 13.09.2015
http://www.diendantheky.net/2015/09/tanaka-aki-nha-van-nguyen-xuan-hoang.html
3/ Nguyễn-Xuân Hoàng. Đời sống vẫn không ngừng chảy. Phan Nhiên Hạo thực hiện. Talawas 27.04.2005
http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4371&rb=0307
4/ Ngô Thế Vinh. Tạp chí Bách Khoa đàm thoại với Ngô Thế Vinh: từ Vòng Đai Xanh tới Mặt Trận ở Sài Gòn. Talawas 01.12.2007
http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11606&rb=0105
blank
 
Hôm nay Diễn Đàn Thế Kỷ mời độc giả cùng nhớ tới nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng nhân ngày giỗ đầu của anh. Để phù hợp với tính tình thanh tao nhẹ nhàng của anh, chúng ta sẽ cùng nhau nhớ tới anh một cách đơn sơ không ồn ào, với vài bài mới viết về anh và một số bài viết cũ của anh hoặc liên quan tới anh.

Một nhà văn của Việt Nam Cộng Hòa đã trải qua cuộc đổi đời năm 1975 thì khó mà không mang nỗi truân chuyên trong tinh thần. Viết văn, từ chỗ giống như con ngựa phóng khoáng phi trên đồng cỏ, thì từ 30-4-1975 nó đã được đóng một cái ách vào cổ, và cài thêm hai miếng che hai bên mắt. Con ngựa vẫn chạy, nhưng từ nay phải theo một hướng nhất định, không được nhìn trái nhìn phải, không được tùy ý chạy mau chạy chậm như trước nữa. Nó chạy dưới một cái roi điều khiển.

Nguyễn Xuân Hoàng từ vai trò một nhà giáo, một nhà văn, một người làm báo văn học của miền Nam bỗng rơi vào cái truân chuyên đó, đã tự mình cảm nghiệm những điều anh đã biết rồi một cách lý thuyết qua những tin tức về Phan Khôi, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Boris Pasternak , Solzenitsin... Và rồi anh đã thoát ra, đã “làm lại” ở hải ngoại công việc viết văn và làm báo.
........

Sau đây là bài của cô Tanaka Aki  cô gái Nhật Bản, người chưa từng gặp Nguyễn Xuân Hoàng nhưng đã quyết định dịch cuốn Người Đi Trên Mây sang tiếng Nhật.

(DĐTK)

     Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng      

 
blank
 
Cô Tanaka Aki
Lời giới thiệu: Tác giả bài này, cô Tanaka Aki, là một cô gái Nhật Bản. Hiện cô đang theo học Cao học về Văn học Việt Nam tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo.
Năm 1997, ở tuổi hai mươi, cô đã đến Việt Nam làm việc cho một số công ty Nhật đang hoạt động tại đây, và ở lại đất nước này tổng cộng 13 năm. Một trong các công việc của cô là làm thông dịch, phiên dịch giữa người Việt và người Nhật. Năm 2013, cô Tanaka Aki đã được mời sang Mỹ để tham gia và phát biểu trong cuộc “Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn” tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng Bảy. (DĐTK)

Tháng 7 năm 2013 tôi đã tham dự cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn tại Little Saigon, Nam California, và tôi được biết ông Nguyễn Xuân Hoàng là một người đã được ban tổ chức mời để điều hợp các buổi hội thảo. Đáng tiếc là bệnh trạng của ông Hoàng vào thời điểm này đột ngột trở nên trầm trọng nên ông không thể tham dự hội thảo, và tôi đã không được gặp ông trong dịp ấy.

Vào tháng 9 năm đó, cô giáo gốc Việt dạy tiếng Việt tại trường Đại học của tôi, rủ tôi đi đến một tiệm sách tiếng Việt ở Tokyo do ông Đỗ Thông Minh làm chủ. Khi đó, ông Đỗ Thông Minh chuẩn bị đóng cửa tiệm sách, vì thế, rất may mắn tôi được chủ nhân tặng một thùng sách tiếng Việt, trong đó tôi chọn lựa được mấycuốn như “Người đi trên mây”, “Sa mạc”, “Bụi và rác” của tác giả Nguyễn Xuân Hoàng. Thường thì tôi đọc sách rất chậm, nhưng khi tôi bắt đầu đọc “Người đi trên mây” thì tôi bị cuốn hút ngay và đọc khá nhanh. Có lẽ vì tôi đã ở Sài Gòn lâu năm (sau 1975) nên tôi quan tâm nhiều về môi trường, hoàn cảnh, tình hình... của Sài Gòn ngày xưa, và tôi đọc “Người đi trên mây” thì tôi hình dung ra được nhiều hình ảnh của khung cảnh ấy. Rất thú vị. Và đặc biệt, tôi có cảm giác - chắc là cảm giác riêng của tôi thôi - rằng, trong tác phẩm “Người đi trên mây” tôi thấy phảng phất không khí tiểu thuyết của nhà văn Nhật Murakami Haruki. Tôi cảm nhận như vậy. Sau khi tôi đọc xong “Người đi trên mây”, tôi có ý muốn dịch tác phẩm này sang tiếng Nhật, tôi muốn chia sẻ một tác phẩm hay với độc giả người Nhật.

Một thời gian sau, bất ngờ tôi nhận được e-mail của ông Hoàng. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng vô cùng. Ông Hoàng biết địa chỉ e-mail của tôi qua ông Phạm Phú Minh - người đứng đầu tổ chức cuộc hội thảo TLVĐ. Khi trao đổi với ông Hoàng qua e-mail, tôi như trông thấy được ông đang nằm trên giường bệnh với nỗi đau của cơ thể, cùng sự buồn bã tuyệt vọng với bệnh nan y.

Một hôm mở cuốn “Người đi trên mây” ra xem thì tôi tình cờ thấy chữ ký của ông Hoàng ở trang đầu sách. Trước đó, tôi không để ý nên tôi không biết có chữ ký của ông Hoàng trong cuốn sách của mình. Và tôi đã tưởng tượng, đêm khuya trong khi tôi ngủ say, ông Hoàng từ Mỹ bay qua Nhật đến nhà mình và để lại chữ ký của ông trong cuốn sách của tôi. Sau khi tôi phát hiện chữ ký của ông Hoàng, tôi viết e-mail (kèm theo tấm hình tôi chụp chữ ký của ông) cho ông ngay để hỏi thử “chữ ký này là của ông Hoàng phải không ạ?” thì được ông xác nhận đó chính là chữ ký của ông. Khi đó, tôi khẳng định đây là số mệnh của tôi, việc dịch cuốn “Người đi trên mây” là việc đã nằm trong số mệnh của tôi. 

blank

Trong cuộc nói chuyện qua e-mail, ông Hoàng hỏi tôi rằng “Cháu có đọc ‘Rừng Na Uy’ của Murakami Haruki chưa? Chú thích truyện này”. Tôi có đọc “Rừng Na Uy”, và tôi gửi lại cho ông Hoàng đường link Youtube của phim “Rừng Na Uy” do ông Trần Anh Hùng đạo diễn. Ở đây, tôi thấy có mấy điều thú vị, thứ nhất, như tôi đã nói trên, tôi có cảm nhận không khí Murakami Haruki trong tác phẩm “Người đi trên mây”, mà chính ông Hoàng nói rằng ông thích Murakami Haruki; thứ hai, người đạo diễn của bộ phim “Rừng Na Uy” lại chính là một người Việt Nam (nói chính xác hơn thì người Pháp gốc Việt) trong khi ông Murakami, trước đó, không đồng ý cho làm phim đối với bất cứ tác phẩm nào của ông.

Một hôm, tôi xem trang Diễn Đàn Thế Kỷ, tôi đọc bài “Nguyễn Xuân Hoàng trên con dốc Tử Sinh”
(http://www.diendantheky.net/2014/06/ngo-vinh-nguyen-xuan-hoang-tren-con-doc.html) và tôi viết e-mail cho ông Hoàng ngay, tỏ ý mong muốn dịch “Người đi trên mây” sang tiếng Nhật, và đồng thời xin ông Hoàng cho phép tôi dịch tác phẩm của ông. Ông Hoàng đồng ý cho tôi dịch và mong rằng Aki dịch được một đoạn nào thì gửi cho ông xem. Ông nói “MONG LẮM”... Tuy nhiên, lúc đó, tôi bận thi ở trường nên không thể dịch ngay được. Sau khi thi xong và vào nghỉ hè, tôi đi Sài Gòn với mục đích tìm kiếm tài liệu nghiên cứu của tôi, sau đó tôi thăm anh ruột của tôi làm việc ở Bangkok, rồi về Nhật thăm mẹ tôi.

Ở nhà mẹ được một thời gian, tôi thật hết hồn khi tôi đọc tin ông Hoàng qua đời. Tôi rất ân hận và trách mình vì sao tôi đem theo cuốn “Người đi trên mây” trong suốt hành trình Sài Gòn - Bangkok - quê mẹ mà tôi không dịch chút nào cho ông Hoàng xem. Thực sự ra, tôi có ý định dịch trong nghỉ hè, nên tôi mới luôn đem theo cuốn ấy. Tôi tự hỏi, mặc dù trong đầu tôi luôn vang lên câu “MONG LẮM” của ông Hoàng mà tại sao tôi không thực hiện - không đáp ứng cho mong đợi của ông Hoàng? Vì sao? ...vì tôi nhút nhát, tôi sợ, tôi cứ tưởng tượng rằng nếu tôi gửi bài dịch cho ông Hoàng xong thì ông sẽ đi mất qua thế giới bên kia. Có thể có người cho rằng đó là một nguỵ biện cho tính lười biếng của tôi, nhưng tôi đã có cảm giác mang máng như vậy.

Vừa rồi, tôi đi Hà Nội và gặp một anh sưu tập sách cũ, rồi xin được bản photocopy của “Ý nghĩ trên cỏ” của Nguyễn Xuân Hoàng. Tôi rất muốn biết suy nghĩ và tư tưởng của ông trước khi tôi dịch “Người đi trên mây”. Ngoài ra tôi cần phải biết bối cảnh lịch sử, cũng như tình hình xã hội thời bấy giờ..., tôi nghĩ như vậy mới dịch tốt được. Mà hiểu được những điều đó, đâu phải dễ dàng đối với người ngoại cuộc, hơn nữa là một người nước ngoài như tôi.

Hiện tại, tôi tập trung tìm hiểu về chuyên môn của tôi, như vậy, chưa biết khi nào tôi dịch được “Người đi trên mây”. Nhưng tôi biết, việc đó thế nào cũng có ngày thực hiện, vì đó là một định mệnh dành sẵn cho tôi, giống như việc nghiên cứu văn học Việt Nam cũng đã là một định mệnh trong cuộc đời của tôi.

Tôi ước mong sẽ có ngày “Người đi trên mây” được xuất bản trở lại trong nước Việt Nam, để cho giới trẻ Việt Nam tiếp cận và thưởng thức một tác phẩm mang giá trị văn học cao, rồi truyền lại mãi mãi cho thế hệ sau. Đó là ước mơ của tôi.

Tanaka Aki
(từ: DĐTK)

Nguồn: Trang web Bạn văn nghệ
==

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-09-20
 
image016
Hoàng và Vy một thời của tình yêu. Ảnh gia đình.
image017
Gs Triết Nguyễn Xuân Hoàng và một thời với học trò. Ảnh gia đình.
image018
Nguyễn Xuân Hoàng, Giáo sư Triết hút thuốc như điên. Ảnh Gia đình.
Đôi lời gửi Nguyễn Xuân Hoàng
Giao Chỉ, San Jose
(Viết để chia xẻ với các bạn của Hoàng-Vy tại San Jose)

Giọt nắng cuối chiều chưa vội tắt, mà lời từ biệt đã lên môi.

Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose. Mấy tháng nay anh bị đau rất nặng, phải ra vào nhà thương nhiều lần. Thân hữu chúng ta ai cũng biết và hết sức ngậm ngùi. Mới đây bác sĩ Ngô Thế Vinh có viết về tiểu sử và bệnh tình của anh Hoàng.Tôi xin kể thêm về chút tình cảm riêng tư như sau. Anh được cô Vy, vợ Hoàng đưa về nhà như là giọt nắng cuối chiều. Nắng chiều chưa tắt, nhưng trước sau cũng đến lúc phải hoàng hôn.. Từ nhà thương cô Vy điện thoại qua nước mắt. Pa báo cho Măng biết là Stanford quyết định cho nhà con về nằm nhà để chờ. Bác sĩ và nhà thương ở đây chịu thua rồi. Con đang ký giấy nhận chàng về. Con về trước đến nhận giường điều trị nhà thưng cho đưa tới. Xe nhà thương sẽ chở Hoàng về chiều nay. Nói Măng không còn gì phải lo nữa. Không cần cấp cứu. Xe nhà thương chuyến về không phải mở đèn và thổi còi. Con sẽ không còn phải gọi 911 nữa. Sau cùng thì chàng cũng trở về với em trong những ngày sau cùng. Sau khi nhận được tin, vợ chồng tôi lên thăm anh chị Nguyễn Xuân Hoàng và Trương Gia Vy. Có người hỏi là hai gai đình họ hàng ra sao mà cô Vy cứ gọi bà Lộc là Măng. Có phải là mẹ nuôi không. Đâu có họ hàng bà con gì đâu. Cô Vy là dân Sài Gòn, con ông Trương gia Kỳ Sanh. Bà Lộc, khuê danh Quan Thị Châu, cháu ông Quan Công bên Tầu, sinh quán Rạch Giá. Chẳng có bà con xa gần gì cả. Vài chục năm xưa, hai người gặp nhau, tình cờ mặc áo giống nhau. Tưởng như hai chị em. Người nọ khen người kia mặc áo đẹp. Chưa biết thưa gửi ra sao. Bà cụ mang họ Quan Công hỏi cô Vy bao nhiêu tuổi mà đóng vai vợ Nguyễn Xuân Hoàng. Cô Vy khai là con thua chàng hơn một giáp. Nhà tôi nói, vậy cháu ngang tuổi con gái lớn của bác. Vy bèn gọi mẹ ơi, rồi tuyên xưng chính thức danh nghĩa mẹ con. Vy gọi chúng tôi là Pa và Măng. Cha mẹ Trương gia Vy không còn nữa, cô gọi chúng tôi như là một tình cảm thay thế cho tiếng gọi lòng sâu thẳm của đứa con gái cô đơn. Phận chúng tôi cũng cố gắng không làm điều gì cho con gái.. phải hổ thẹn. Nhưng chuyện này chỉ giới hạn với cô Vy mà thôi. Đối với anh Nguyễn Xuân Hoàng, cá nhân tôi chỉ hơn anh 7 tuổi, mãi mãi chỉ là thân hữu. Quê hương thân phụ Hoàng ở Nam Định, quê tôi cũng Nam Định. Nếu có họp hội đồng hương thì sẽ ngồi cùng bàn. Hoàng là giáo sư viết văn, dậy triết. Tôi suốt đời đi linh. Dù là cầm bút, nhưng văn tôi dưới đất, văn của Hoàng trên trời, Người đi trên Mây. Người lính đi bộ. Cõi trần gian đã không gặp nhau. Cõi văn chương cũng không gặp nhau. Không có dịp cùng nhau tâm sự. Không cùng ngồi uống cà phê để làm thơ. Không ở bên nhau uống rượu mà làm báo. Chúng tôi chỉ biết nhau tại San Jose. Tôi viết báo, Hoàng duyệt qua rồi cho đăng. Duyên nợ thấm thoát cả chục năm dài. Nhưng sao vẫn còn đủ cho tình cảm tràn đầy. Để tôi kể các bạn nghe câu chuyện bên nhau khi anh chị mới ở nhà thương về. Vợ chồng tôi và anh chị Hoàng cùng ngồi trên giường bệnh. Trừ lúc trong cơn đau, còn lúc thường Hoàng khỏe mạnh, tỉnh táo. Cô Vy nói sẽ kể cho Pa và Măng nghe đầu đuôi buổi họp cuối cùng tại nhà thương. Mặc dù không cần thông dịch nhưng nhà thương vẫn đưa thông dịch viên Việt Ngữ hiện diện. Chẳng có gì phải dấu diếm người bệnh và thân quyển. Bác sĩ nói rằng bệnh ung thư của Hoàng không điều trị được nữa. Chỉ còn nằm chờ và uống thuốc cho khỏi đau. Nhà thương sợ cô Vy vì quá thương yêu nên không nói thực với anh Hoàng. Vy và Hoàng cùng muốn biết là sẽ chờ đợi bao lâu. Bác sĩ trả lời là hàng tuần hàng tháng và hàng năm. Khi bác sĩ nói, cô Vy nghe chữ years có s rõ ràng mà bà thông dịch chỉ nói là hàng tuần và hàng tháng. Chữ years có s rất quan trọng. Nhà tôi góp tin tức với kinh nghiệm đã làm nhà thương Việt Nam 20 năm rồi làm cho Hồng thập tự Hoa kỳ 21 năm. Bác sĩ cũng không tin được 100%. Bà chị dâu của má, nhà thương cho về nằm nhà gần 5 năm mới ra đi. Nói chuyện bệnh tật nhà thương mãi cũng chán, tôi thay đổi không khí nói rằng vừa mới thấy tấm hình giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng chụp với các em nữ sinh trung học Ngô Quyềnở Biên Hòa. "Anh" giáo sư triết lại là nhà văn đứng chung với các cô học trò lớp 12. Quả thực là một bức hình đẹp và tình không thể chịu được. Ông thấy trẻ tuổi, đẹp trai muốn nằm trong vòng tay học trò là được ngay thôi. Bây giờ anh Lộc nhìn mà còn thấy ghen tức. Ngày xưa lúc anh đang lội rừng mà thấy cậu Hoàng sung sướng như thế này thì sẽ giận đời bất công biết chừng nào.
 
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính. Dạy học mới có tiền nuôi vợ con và nuôi văn chương. Mà lại là thầy dậy có giá. Nhiều trường trả tiền gấp đôi. Tôi nói, nếu như vậy cậu Hoàng sống trọn vẹn quá rồi. Hoàng nói, em có phàn nàn gì đâu. Ra đi không sợ, chỉ sợ đau và sợ cô Vy khóc.. Vy lấy tay gạt nước mắt nói rằng. Con có khóc đâu.. Nhà tôi nói rằng. Vy ơi, thôi mày lo cho thân mày đi. Sửa ngay cái chuông trước cửa. Làm cho anh Hoàng cái chuông đầu giường. Có gì thì còn gọi. Vy nói. Nhà thương nói là sẽ gọi chỗ khác, không gọi 911 nữa. Măng nói ngay. Gọi 911 là lo cho cô chứ không phải 911 cho cậu Hoàng. Bố Giao Chỉ nói là dù sao cũng phải chờ một thời gian. Đến 20 tháng 7-2014, kỷ niệm 60 năm giã từ Hà Nội. Rồi đến 30 tháng tư năm 2015. Kỷ niệm 10 năm tạm biệt Sài Gòn. Nhớ Hà Nội thì sẽ có ngày gặp Mai Thảo. Nhớ Sài Gòn thì tìm gặp Nguyên Sa. Khi ta ra đi, có anh sợ ít có anh sợ nhiều. Nhưng tất cả kẻ đi người ở, ai cũng có nỗi buồn như nhau. Nguyễn Xuân Hoàng may mắn lấy vợ trẻ. Trong tiếng khóc có cả tiếng cười.
 
Hoàng và Vy, ngày xưa
 
Đêm Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng **** "Núi và Suối Một Huyền Sử", "Lời Thề Nguyền Yêu Thương".

Xin mời nghe nhạc phẩm "Lời Thề Nguyền Yêu Thương", của nhạc sĩ Võ Tá Hân phần nhạc, Thơ chính Cung Trầm Tưởng cùng đệm ý thơ Emily Dickenson và Edmond Haracourt. datafile youtube link đính kèm.

Cung Trầm Tưởng, Tiếng Việt, Lời Thơ:
 
image021
Bơi trong cõi văn chương Cung Trầm Tưởng
 
Trong một bài viết bàn bạc về ngôn ngữ, chữ nghĩa, nhà thơ Cung Trầm Tưởng dùng câu nói của nhà phê bình văn học Pháp Roland Bartheskhi đề cập: "C’est le frisson du sens que j’interroge en écoutant le bruissement du langage". Phải chăng khi ta nghe tiếng xào xạc của chữ nghĩa, ta tự hỏi lòng nỗi cảm giác rung cảm ấy? Đối với nhà văn, nhà thơ, hình như mỗi người có những kiểu nói, những chữ viết riêng, có thể là đặc thù, dù duyên dáng hay ngộ nghĩnh, đó là biểu tượng của họ và từ họ mà ra.
Hôm nọ nhạc sĩ Trường Sa bên Canada email đến chúng tôi bài nhạc Kiếp Sau, phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng cùng tựa, do ca sĩ Minh Châu (Los Angeles), tâm tư tôi dâng lên những thích thú, thơ nhạc hay hay như sự đột phá, lạ lẫm. Thơ Kiếp Sau có những câu như:
 
"Bù em một tháng trời gần
Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi
Bù em góp núi chung đồi
Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ.
Bù em xuôi có ngàn thơ
Vẫn nghe trắc trở bên bờ sông thương..."
 
Tôi nói với hai vị thi sĩ và nhạc sĩ là tôi thích 2 chữ "bù em". Phải chăng thơ là thể văn rút ngắn, thay vì nói dài cho rõ hơn trong văn xuôi là "anh đền cho em...", nhà thơ dùng kéo tỉa gọn ra thơ. Trong thi ca, sự lạ lẫm về chữ nghĩa lao xao, xào xạc (rustling, bruissement) như thật có đấy, nhiều lắm. Ví dụ nhé, trong bài thơ Ngậm Ngùi của thi sĩ Huy Cận:
 
"Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau ?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi..."
 
Chữ nghĩa lao xao ở các chữ "Hồn em đã chín mấy mùa" hay "trái sầu" trong thơ, nếu diễn dịch rõ nghĩa trong văn xuôi văn chương bút tạp ghi bình phẩm sẽ dài. Trong thơ
Nguyên Sa, bài Tuổi 13 tôi thích thú khi chữ nghĩa lao xao:
 
"Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng"
 
Ậy, lại chữ nghĩa lao xao ở chỗ "mưa... bong bóng vỡ đầy tay", rồi "Trời nắng ngạt ngào", những chữ nghĩa của người thơ là thế, nắng sao lại ngạt ngào ? Tĩnh từ ngạt ngào hay ngào ngạt ám chỉ có mùi thơm lan toả rộng và kích thích mạnh vào khứu giác như khi ta nói hương thơm ngào ngạt, mùi hoa ngào ngạt, hoặc giả mùi phở, mùi trầm ngạt ngào khứu giác,... chữ nghĩa của những lao xao rồi, mà sao không là nắng gay gắt, hay nắng như thiêu đốt cremation của lò thiêu Peek family, thế còn gì lãng mạn tính, còn gì thơ mộng mị tính khi mà nắng ngọt ngào vì có em, còn không có em thì như bài ca Tây Ninh nắng cháy da người, cháy luôn da em chứ nhỉ?
 
Nguyên Sa bồi tiếp những lao xao chữ nghĩa như những ví von, những ẩn dụ (metaphor), những so sánh áo vàng lại yêu hoa cúc, chứ không là Áo Vàng như Mai Thảo, tên tựa tác phẩm của Mai Thảo, rồi tại sao áo nàng xanh lại mến lá sân trường, mà không mến màu áo của Con Ma Áo Xanh (Litte Green), tiểu thuyết nổi danh của nhà văn Mỹ Walter Mosley ? Chữ nghĩa của những lao xao… Oui, le voilà qui se remet à rire!
 
"Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím."
 
Thế giới văn học vốn thắc mắc hai vị phù thủy của chữ nghĩa lao xao trong thi ca văn học, Thanh Tâm Tuyền của sự thể "Ôm em trong tay mà nhớ em ngày sắp tới" và Du Tử Lê của sự thể "Con dế buồn tự tử giữa đêm sương". Chữ nghĩa của những lao xao chạy sang thơ Du Tử Lê nhé. Bài Ơn Em của thi sĩ Du Tử Lê lao xao ở chỗ: "Ơn em ngực ngải môi trầm", rồi lao xao tiếp "Cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan"...
 
"Ơn em thơ dại từ trời,
Theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
Ơn em dáng mộng mưa vời,
Theo ta lên núi, về đồi yêu thương.
Ơn em ngực ngải môi trầm,
Cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.
...
Tạ ơn em… tạ ơn em.."
 
Thật vậy, bần bút tôi trố mắt như cá thòi lòi, mắc chứng bứt rứt tóc tai (trichotillomania), khi âm thầm lẩm bẩm vì những lao xao, bruissement, "Con dế buồn tự tử giữa đêm sương". Mà tại sao "Con dế buồn tự tử giữa đêm sương"? Trong khi ngày xưa tôi là vua đá dế, nuôi cả bầy dế than, dế lửa mà chả thấy con dế nào buồn lại tự tử giữa đêm sương cả, dế thua dế ôm xác bỏ chạy te te như đồng minh tháo chạy vì chứng diarrhea bị Tào Tháo đuổi, hay hiện tượng "hit-and-run" của sự thể Clinton- Lewinsky bị bọn Cộng Hòa truy kích, truy đuổi. Rồi sự thể lạ lẫm "Ơn em ngực ngải môi trầm", những biểu tượng thiêng liêng của người nữ trong sứ mạng truyền giống, nghĩa vụ sinh sản để dòng sông đời còn những đẹp đẽ nối tiếp nhau. Nếu đời này chỉ có những nam giới, những mày râu thôi, eo ơi chán bỏ sừ, chỉ có nam với nam lặng lẽ nhìn nhau nơi khuê phòng, chán chết, văn học romantisme sẽ cụt hứng. Thế giới này chả chóng thì chầy sẽ triệt sản. Sự thể ca tụng "Ơn em ngực ngải môi trầm", cũng nên vinh danh những tubib phù thủy sửa sang sắc đẹp, nào những đôi môi trầm khêu gợi, những núi đồi diệm sơn, sự cần thiết cho vẻ đẹp cần có cho âm phái. Thế giới sẽ tận thế, sẽ vô nghĩa khi không có những xôn xao của "ngực ngải môi trầm", đẹp biết bao với những vệ nữ kiều diễm Bo Derek, Dolly Parton, Rachel Welch hay Brigitte Bardot. Còn ngược lại chỉ có nam, tức chỉ có những hệ quả yếm thế, những u buồn của những Al Qaeda, những Hamas, những Taliban mà thôi. Buồn lắm, chán lắm.
 
Thế Cung Trầm Tưởng luận bàn về chữ nghĩa lao xao, chữ nghĩa lao xao của ông ra sao? Ít hay nhiều? Tôi xem những chữ nghĩa lao xao mà ông dùng lãng đãng nhiều, nhiều lắm trên các trang sách, “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ (1948-2008)”, các trang 75 có bài Kiếp Sau, rồi trang 76 bài Kiếp Sau Nữa, như một extension của bài trước thi sĩ hứa đền bù cho em nhiều kiếp quá, tôi ước gì bà đầm Michèle của "Lên xe tiễn em đi có ga Lyon đèn vàng" hiểu chữ Việt và đọc thơ thạo chữ Việt nhỉ ?
 
Trang 82 là bài thơ Râu Xanh điển hình với chữ nghĩa lao xao lênh láng hãy xem suốt 17 câu, ví dụ ý tưởng tác giả khôi hài khi tự nhận mình như “anh yêu râu xanh”:
 
"Đến anh thì đến hôm nay
Lỡ mai gió lật chở đầy mưa qua
Đến anh thân thể lụa là
Dài đuôi con mắt, ngắn tà váy yêu
Đến anh lưng thắt chiết yêu
Sểnh tâm phá giới con diều ái ân
Gót ngờ rớt chín phân vân
Để sau một hóa mười lần đến anh
Chờ em anh để râu xanh
Lòng xây bốn bức tường thành giam em
Hồn anh em thắp lên xem
Ác như một chiếc lồng đèn kéo quân
Tình anh sương giá đầy sân
Cần em mái phủ cho thân ấm nhờ
Chuyện mình mói nửa trang thơ
Phải hai cùng viết trang thơ vẹn tình
Chờ em anh để râu xanh.”
(thơ Cung Trầm Tưởng, 1965)
image022
Đọc Râu Xanh có lẽ nhiều ông đang để râu, ví dụ Ngô Thụy Miên, Phan Anh Dũng, Lưu Anh Tuấn, Lê Tuấn, Nam Lộc, Trọng Nghĩa, Đặng Hùng Sơn, Cát Biển, Yên Sơn, Hoàng Thy, Phan Đình Minh,... Quý chư liệt vị để râu màu gì nhỉ? Nên lưu ý mode Râu Xanh nhé... Ông Bill Clinton muốn để Râu Xanh như Cung Trầm Tưởng có lẽ sẽ sớm phai màu, không silver thì cũng platinum mà thôi:
 
Ông Bill mà để râu xanh
Phai màu chóng bạc râu thành silver.
 
Là một người yêu thi ca âm nhạc và nhất thơ nhạc giao duyên dưới hình thức nhạc phổ từ thơ, tôi hân hạnh được nhà thơ Cung Trầm Tưởng gửi biếu tập thơ của ông, tác phẩm này có tên “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ (1948-2008)”. Ông cho phép tôi xem ông như là một người bạn thơ vong niên trong phạm vi thi ca văn học. Cung Trầm Tưởng như Nguyên Sa, hay như Hoàng Anh Tuấn cùng nhiều người khác nữa, xuất dương sang Pháp du học, chuyện từ thế kỷ trước, năm 1948. Thế hệ ít nhiều ảnh hưởng nền văn hóa Pháp thuộc, bởi thời thế thuở trước ấy, đi học đồng nghĩa với việc theo tây học. Khi đến thế hệ tôi lớn lên, khi mà nước Hoa Kỳ mang quân sang Nam Việt Nam tham chiến bảo vệ VNCH, nhưng rồi tình thế bi đát cho nhân dân miền Nam, bằng thủ đoạn phía Bắc đã thắng cuộc, thi sĩ Cung Trầm Tưởng phải đi tù chính trị, sau cuộc chiến tôi may mắn sang Mỹ trước ông, dù là ông đã sang Pháp và Mỹ học khi những năm cuối mùa của sự đô hộ Pháp hay những năm Hoa Kỳ bành trướng thanh thế tại vùng Đông Nam Á, vì nước Mỹ bị ám ảnh cái hội chứng Domino thuở ấy, tôi còn nhớ, và nhớ rõ lắm.
 
Mấy ngày hôm nay ông và tôi có những hôm ôm đường dây viễn liên khá lâu, vì khi soạn thơ hay viết bài tôi phải thấu triệt ý của bài thơ. Nhiều bài thi sĩ sáng tác mà ông ươm mầm những ẩn ý triết học, những ví von so sánh tỷ đối (simile, comparison metaphor), những điển tích (allusion, anecdote), hay ẩn dụ (metaphor), dù chỉ là ý niệm mà thôi (conceptional metaphor). Vì thế nên tôi cần ông diễn giải, hoặc là bạch hóa những ý tưởng sâu sắc kia. Hôm qua trong 2 giờ đàm đạo qua phôn, riêng bài thơ "Núi và Suối Một Huyền Sử" đã chiếm mất tiêu 45 phút để ông lướt qua 5 trang thơ, từ trang 444 đến 448. Bài trường thi này dài 96 câu, về bố cục theo tôi phân đoạn đầu (mở đề) gồm 4 câu:
 
"Hãy chu đáo yêu nhau giờ cuối
Hứng môi mê uống cả chiều tà
Rồi mai anh chấp cánh bay xa
Gửi núi giữ gìn em đơn chiếc"
 
Đoạn intro mở đề là giới thiệu nhà thơ hay câu chuyện của mội vị sĩ quan miền Nam bị tù giam trong trại Hàm Tân có tên là trại Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là căn cứ 5 của quân đội Đồng minh cũ, nằm dọc theo Quốc lộ 1, tọa lạc gần khu vực Mây Tào, về hướng bắc núi Mây Tào có suối Nước Trong rất đẹp, và núi Mây Tào có đỉnh cao từ 500 đến 650 thước. Trại Hàm Tân là một trại giam giữ khá đông đảo tù nhân, có khi hơn 6.000 người, chia làm hai khu, khu cũ và khu mới, ngăn cách nhau bởi hàng rào kẽm gai. Khu mới xây lợp tôn, có bệ nằm bằng xi-măng, khu giam tù này được ngăn đôi, trại nam và trại nữ. Vì địa thế sát bên trại tù nam là nhà tù nữ, thơ cho biết nàng con gái Ngọc Tiên mỗi khi chiều vàng rơi xuống nàng là biểu tượng cho một hình ảnh thủy chung Juliette với Roméo của truyện xưa kia tại nước Ý, một đại danh tác của Shakespeare, hay một Penelope truyện kỳ tích thần thoại Hy Lạp chờ đợi Odysseus trở về tái hợp duyên tình yêu thương. Câu 43 đến 47:
 
"Đáy mắt có chiều sâu tráng lệ
Tháp Chàm ảnh ảo ngậm hoàng hôn
Tóc lăn tăn gió cỏ đuôi chồn
Lời vuốt ve ru hồn ngủ võng"
 
Chính tựa đề "một huyền sử" nói lên mối tình khi hai tâm hồn thương nhau nơi trại giam, trước cái khắt khe của trại giam, tình yêu platonic, sự trong sáng, thánh thiện, yêu nhau bằng ánh mắt, bằng lời tình nồng chia sẻ qua hàng rào kẽm gai ngăn đôi hai tâm hồn:
 
"Núi giãi tâm tư, bày ước vọng
Chở chiều vàng lộng nắng rừng buông
Ôm nguyên thanh thoát một vùng hồng
Thụ phấn lòng em tình lẫm liệt"
 
Núi rừng chứng giám cho tâm tư và ước vọng yêu thương, mối tình cách ly, rồi tình xa nhau, kẻ ở lại bị giam tiếp, người nam được ra đi, người nữ nguyện lòng yêu thương mãi khi tiễn nhau như loài cây buông trong rừng Mây Tào, cứ mỗi chu kỳ 60 năm buông chết di và tái sinh. Tình của Ngọc Tiên trao, người có ánh mắt đẹp, sâu lánh, nhuốm nét u buồn, mái tóc cỏ đuôi chồn, nàng như sự thủy chung của Juliette hay Penelope.:
 
"Hãy nhớ và yêu nhau tha thiết
Giũ tim cho hết cái tầm thường
Lời thề cháy chỉ trong vành hương
Cũng đã thơm mùi vĩnh viễn"
 
Đôi tình nhân xa nhau nhưng họ dâng lời thề nguyền yêu thương, do đó tôi trích 4 câu trên của thân bài làm nên cho bài thơ rút ngắn cho đề nghị cho lyrics, vì ý nghĩa đầy đủ cho tựa bài.
Ở phần kết bài, thi sĩ thấy mối tình quá đẹp giữa hai người khi Ngọc Tiên không có chồng (chồng quá vãng), chàng sĩ quan không có vợ tình yêu của họ là tình cảnh tù đày, trại tù giam hãm, tình yêu là niềm hy vọng sưởi ấm cho nhau, đem nhau qua những túng quẩn, cay nghiệt của cuộc sống, để yêu thương, để hy vọng. Tác giả nhớ lại phong cảnh suối và núi, cùng chuyện tình thánh thiện, platonic love, ông xây dựng cốt chuyện thật thành nội dung của một câu truyện thơ huyền sử mà bài thơ là đứa con tinh thần, được nuôi dưỡng vào thiên thu. Câu 87 đến 90:
 
"Núi đặt tên con Thần Thọai
Rửa tội cho con bằng nửa đời cha
Pha lưu ly ánh mắt mẹ chan hòa
Nuôi lớn con ngang tầm huyền sử"
 
Tình yêu phân ly khi người nam được ra từ cõi tù, người nữ tình nhân bị tội nặng nên bị giam giữ tiếp, mối tình phải chan hòa nước mắt khi tiễn đưa nhau, khi em ở anh về, núi non, rừng suối chứng giám cảnh biệt ly chia bôi.
 
(*): Insertion for coda: xem bên dưới.
Đoạn kết tôi 6 câu cuối thơ Cung Trầm Tưởng để kềt bài tôi soạn cộng thêm hai nhà thơ xứ ngoài:
 
"Xin tặng em son vàng vinh dự
Ngọc huyền tinh khiết, tình đau thương
Cành hoa thiên lý, hương nghìn dặm
Về ủ tom vơi nỗi đoạn trường
Một ngày xa em dài như thê kỷ
Núi dứng lặng thầm, đăm chiêu, kỳ vĩ."
 
 (*): Insertion for coda: Phần extension tôi mượn ý thơ của hai nhà thơ Edmond Haracourt với bài "Rondel de L'Adieu" tức "Ca Khúc Biệt Ly" và ý thơ của thi sĩ Emily Dickenson, bài "The Mystery of Pain" tức "Bí Mật Khổ Đau", bởi vì khi chia tay nhau, người nam ra xứ ngoài, số phần người nữ không rõ còn hay mất. Trong cái khổ đau của vòng tù tội, cái khổ đau nhớ nhung khi mà biệt ly là chết trong lòng một tí như thơ Haracourt, người ra đi để lại mối tình yêu thương thân thiết, theo thơ Dickenson thì khổ đau bao quanh ta hãy chôn vùi vào quên lãng, và không lời thầm trách. Những ý tưởng trên khổ đau khi chia ly, nỗi buồn vô hạn là đoạn insertion vào bài như phần điệp khúc.
Phần nhạc do nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc. Diễn tả phần này ca sĩ Bình Trương, một cựu chiến binh sĩ quan Cọp Biển sẽ ca và diễn hoạt cảnh cùng ca sĩ Thúy Quỳnh.
image024
Ca sĩ Bình Trương và Thúy Quỳnh.
 
Với nhạc sĩ Cao Minh Hưng, một nhân tài trẻ anh thuộc lớp bạn ra đời 1969, nhưng đầy triển vọng cho cộng đồng, với sự suy tư củua tôi tôi, nếu Bùi Thế Phát(Phát Bùi), một thành viên trong đại gia đình Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, sáng tác nhạc, sở trường là kéo violon, kéo nhuyễn lắm, về ý thích ngoài cộng đồng Phát Bùi thích tham chính, ra tham gia ngoài dòng chính, mainstream. Cao Minh Hưng cũng sáng tác nhạc, ghiền môn piano, gõ phím khá mùi, Hưng thiên về phạm trù văn hóa, đây là hai trong số nhiều người trẻ của cộng đồng tích cực xây đắp và đóng góp, vun xới và phát huy cái chân thiện mỹ của đời sống vươn lên.
image025
Hoạt cảnh kịch vui CLBTNS
 
Trở lại, Cao Minh Hưng được nhìn bởi giới đàn anh chú đi trước, ví dụ như nhạc sĩ Anh Bằng cho ý kiến của ông về Hưng như sau:
"Tôi nghĩ, trái tim Cao Minh Hưng có 3 ngăn. Ngăn thứ nhất cho người vợ hiền, rất hiền và con cái. Ngăn thứ hai dành cho lương tâm của một bác sĩ chuyên môn, là nha sĩ. Và ngăn thứ ba dành cho văn học nghệ thuật, cho thơ và nhạc. Tôi biết 3 ngăn này đủ làm cho Cao Minh Hưng rất bận rộn.
 
 Nói cho cùng thì tinh thần nghệ sĩ tính của Cao Minh Hưng dành cho sự đam mê văn học nghệ thuật một chỗ đứng trang trọng trong trái tim của anh. Chính tâm hồn đam mê âm nhạc đã tạo nên một Cao Minh Hưng nhạc sĩ với những giòng nhạc tình mang thật nhiều nét dấu yêu và say đắm. Ngày hôm nay, nhạc sĩ Cao Minh Hưng còn trẻ, nhạc khúc của Cao Minh Hưng còn mới chưa được khán thính giả biết đến nhiều, nhưng tôi nhận thấy Cao Minh Hưng sẽ là một đóng góp rất quan trọng cho văn học và nghệ thuật hải ngoại cũng như quê hương Việt Nam sau này."
Cách đây vài năm một vị khác như Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải bên Paris nhận định về Cao Minh Hưng như sau:
"Nếu Cao Minh Hưng là một nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp thì tôi không lấy làm lạ khi nghe. Nhưng Cao Minh Hưng là một nha sĩ nhà nghề từ nhiều năm. Rồi bỗng dưng anh bị âm nhạc ru hồn biến anh thành một người viết nhạc và luôn lời để đưa 12 ca khúc tuyển chọn vào một CD...
 
Tôi rất vui mừng thấy trong làng nhạc hải ngoại có thêm một bông hoa mới đầy hứa hẹn. Bông hoa đó là nhạc sĩ – nha sĩ Cao Minh Hưng sẽ làm thơm ngát vườn hoa âm nhạc Việt Nam trong tương lai."
Trong dịp Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cùng nhiều thân hữu bắt tay nhau cùng vinh danh một nhà thơ, một vị sĩ quan của QLVNCH bị tù đày bởi CSVN sau 1975, ông là một nghệ sĩ hay một thi sĩ mang linh hồn và máu đỏ nghệ sĩ tính trời ban, show hát "Chiều Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng". Hưởng ứng chương trình gồm một số nhạc sĩ đã gửi nhạc được phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng như các nhạc sĩ: Trường Sa, Nguyên Phan, Võ Vĩnh Thuận, Nguyễn Tuấn (Pennsylvania), Võ Tá Hân, Phan Ni Tấn, Ngọc Loan, Hạnh Cư, và Cao Minh Hưng. Hai nhạc sĩ Ngọc Loan và Hạnh Cư với niềm cảm tác dâng cao, mỗi vị gửi 2 bài, nên tổng cộng là 11 bài được thu xếp vào chương trình.
 
Trong bài nhạc Tiếng Gọi Yêu Thương của nhạc sĩ Hạnh Cư, do ca sĩ Huỳnh Anh trình bày, lời nhạc dựa vào bài thơ Tiếng Gọi của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, ông sáng tác bài thơ này khi được tin Bùi Giáng qua đời. Cung Trầm Tưởng vốn mến mộ các nhà thơ Bùi Giáng, Rabindranath Tagore, và Khalil Gibran. Nhiều tác phẩm của họ nhuốm tính chất triết lý hay nhân bản, hoặc cho ý tưởng về tình thương, cuộc sống,... Bài thơ nền Cung Trầm Tưởng:
 
Ta đi trong chữ tình ta
Thắp nhang trầm niệm đọc ra linh hồn
Còn nồng ấm nụ đời hôn
Thuở tròn trĩnh mẹ đỏ hòn máu thơ
Dẫu âm môi ấy ẵm ờ
Mà nghe tiếng gọi nứt bờ thời gian
Con yêu tiếng mẹ vô vàn
Một lời mẹ rót ra ngàn cổ thư
Nhớ này giòn giã tâm tư
Chữ thi nhân đốt hư vô lửa bùng
Si ca ra cũng một dòng
Vần thơ điên ném làm cùng không gian.
Cung Trầm Tưởng
 
Saint Paul 1998
(Đêm nghe tin Bùi Giáng qua đời).
 
Trong bài thơ Tiếng Gọi Yêu Thương, ngoài bài thơ chính là Tiếng Gọi, còn được lồng vào những câu thơ nguyên thủy của ba nhà thơ này như Mưa Nguồn của Bùi Giáng do cảm đề tác phẩm La Porte Étroite của nhà văn André Gide:
Bình minh thơ dại hai môi
Lời chưa nói cũng là lời đã trao.
(Mưa Nguồn, Bùi Giáng).
Ta về ngóng lại mưa sa,
Giọt dài ly biệt nghe ra giọng chào,
(André Gide;Thơ cảm đề La Porte Étroite,
 
Bùi Giáng).
 
 Bài thứ hai, mượn ý thơ Rabindranath Tagore, bài Em Là Một Áng Mây Vàng (You Are the Evening Cloud).
Gót em thấp thoáng đỏ lên,
Trong lung linh lửa tình em mặn nồng.
Em đi giữa tiếng tơ lòng,
Lượm lời anh hát nhuộm hồng chiều hôm
Môi em ngọt đắng rượu buồn,
Bởi men đau khổ không lường của anh.
Của anh, em của riêng anh,
Em trong những giấc mơ lành cô đơn.
 
Tương tự, bài thứ 3, mượn ý thơ Khalil Gibran qua bài Giọt Lệ và Nụ Cười (A Tear and A Smile).
 
"Lệ lòng thanh tịnh tim tôi
Thương tâm huyền diệu ẩn sâu đáy lòng
Cười vang hoa nở nhân tình
Từ tâm màu nhiệm bình sinh cuộc đời"
 
image026image026
 
Hôm cô em Jennifer Đinh Hạnh trao tôi quyển “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ (1948-2008)”, như duyên van nghệ tôi lật quyển sách dậy cộm 640 trang, cái lật đầu tiên dừng ngay trang 91 có bài thơ ngắn ngủn, vỏn vẹn chỉ 4 dòng mà tác giả làm tại Đà Lạt vào năm 1959, voilà khi ấy tôi mới tập tểnh vào lớp 5 (tức lớp 1 sau này), còn cô bé Jennifer Hạnh chắc chưa tròn thôi nôi đầy năm, còn nằm trong nôi, lên xe phút lít bảo ngồi carseat, ba cô ca sĩ trong ban tam ca ba con lăng quăng Thanh Vân, Thùy Châu và Mỹ Dung giã từ tu sữa Babilac hay sữa Guigoz chưa nữa, và ca sĩ Thúy Quỳnh ca lancer bài hát phổ thơ Thinh Quang Đêm Trăng Trên Dòng Sông Xuân rất tới, nhưng rồi con số kỳ diệu 1959 khi mà thi sĩ tác giả viễn du xứ anh đào có ngàn hoa tươi thắm, nào những đóa hoa: glaieul, oeillet, marguerite, gerbera, coquelicot,lys, arum, hortensia, mimosa,... để ông ngẩu hứng ươm thơ Một Gam Ru Hời, thời gian quay về thế kỷ trước xa xôi, khi mà cô nhiếp ảnh gia kiêm phó nhòm bé Nguyệt Lê hay ca sĩ bé Thúy Quỳnh đã ở tinh cầu nào.
 
“Sương rơi thầm âm nhạc
Chiều buồn lạc thanh âm
Hoang sơ vào khuya tối
Linh hồn tôi dương cầm”
(Đà Lạt 1959)
 
Vì sự ngắn ngủn và ý tưởng của bài thơ, cũng như hồn thơ chợt đến, tôi làm một extension nối dài thêm, và nhờ nhạc sĩ Cao Minh Hưng phổ nhạc. Khi Hưng gửi đến nhà thơ CD nghe thử, ông nghe nhiều làn và tâm đắc, thích thú, tôi cho ông biết trong Đêm Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng bạn bè, thân hữu và ông sẽ nghe hết các nhạc sĩ trên đã trân quý ông, từ quý anh chị Trường Sa, Nguyên Phan, Võ Vĩnh Thuận, Nguyễn Tuấn, Võ Tá Hân, Phan Ni Tấn, Ngọc Loan, Hạnh Cư và Cao Minh Hưng đã gửi tặng ông những tác phẩm từ tim óc, hư nhữnmg món quà tinh thần nhân sinh nhật 83 tuổi, một chiến sĩ Không quân của QLVNCH với 13 năm tù, 10 năm tù giam ở các trại từ Bắc vào Nam và 3 năm "quản chế" tại gia.
Dạ Khúc Chiều Xưa - Thơ: Cung Trầm Tưởng & Việt Hải - Nhạc: Cao Minh Hưng: http://www.youtube.com/watch?v=b7s9Z4ch5sw
 
Nhân tiện đây chúng tôi xin cám ơn quý anh chị nhạc sĩ, quý anh chị ca sĩ, ngâm sĩ, quý anh chị thân hữu bạn bè và các thành viên của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã chung tay nhau thực hiện đêm ca nhạc ngâm thơ để cùng vinh danh một nhà thơ, một vị sĩ quan của QLVNCH bị tù đày bởi ác chế CSVN sau năm 1975, ông là một nghệ sĩ hay một thi sĩ mang linh hồn và máu đỏ nghệ sĩ tính trời ban: Cung Trầm Tưởng.
 
Việt Hải Los Angeles


  Nguyễn Ngọc Quang sưu tầm và tổng hợp tưởng nhớ đến người Thầy Nguyễn Xuân Hoàng thương yêu 


Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %02 %893 %2022 %16:%10
back to top