TỦ SÁCH TUỔI HOA, BẦU TRỜI KÝ ỨC CỦA CẢ MỘT THẾ HỆ MỚI LỚN Ở MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975
TỦ SÁCH TUỔI HOA, BẦU TRỜI KÝ ỨC
CỦA CẢ MỘT THẾ HỆ MỚI LỚN Ở MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975
Hoa Đỏ, Hoa Tím, Hoa Xanh đều là những từ ngữ rất dung dị và đời thường, nó không đơn thuần điểm danh một loài hoa nào cả mà nó là một tủ sách, một bầu trời tuổi thơ mà chỉ cần nhắc đến thì bao nhiêu hồi ức về một thế hệ mới lớn ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 lại ùa về. Tủ sách Tuổi Hoa được thành lập từ trước năm 1975 mà khởi nguồn là do những cây bút chuyên viết cho các tạp chí nổi tiếng như Tuổi Hoa, Thằng Bờm, Thiếu Nhi cộng tác.
Lớp độc giả đã từng yêu thích tủ sách này chắc giờ cũng bước sang hàng 50, 70 rồi nhỉ? Có ai còn nhớ những tựa đề sách gợi cảm, mang theo những âm hưởng đặc sắc tạo nên sự háo hức hay không?
“Mật Lệnh U Đỏ”, “Chiếc Lá Thuộc Bài” hay những mẩu truyện dài như “Lữ Quán Giết Người”, “Khúc Nam Ai”, “Thiên Hương”,….và những cái tên tác giả gắn liền một thời tuổi thơ chúng ta như Minh Quân, Hoàng Đăng Cấp, Bích Thủy, Kim Hài,…. Có lẽ thời gian khá dài rồi, nhiều người sẽ chẳng còn nhớ được chính xác nội dung của toàn bộ câu chuyện, nhưng chỉ cần vô tình bắt gặp một quyển truyện cũ trên tủ sách này, chắc rằng bao nhiêu kỷ niệm vui vẻ và đẹp đẽ sẽ như vũ thác mà ùa về, gợi nhớ về một thuở hồn nhiên và trong sáng, trong tâm luôn mang theo biết bao hoài bão hướng thiện.
Ban biên tập cho tòa soạn tạp chí Tuổi Hoa vốn ban đầu không được cố định, vậy nên mục sư Chân Tín (Nguyễn Trường Sơn) mới nêu lên ý tưởng thành lập và ông cũng chính là chủ biên đã nuôi dưỡng quyết định này. Mọi hoạt động từ bản thảo cho đến in ấn đều được yểm trợ dưới danh nghĩa của Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế (Tọa lạc ở 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Sài Gòn). Bước đầu, tủ sách này chỉ có vài bản in và mục tiêu đầu tiên cũng chỉ chú trọng sao cho hình thức phải sạch sẽ, nội dung được đảm bảo là trong sáng và lành mạnh cho các thanh thiếu niên từ 14 đến 16 tuổi. (Theo bài phỏng vấn của báo Bách Khoa)
Lúc đầu trên tủ chỉ có vài quyển sách của nhà văи Nguyễn Trường Sơn và bổ sung thêm cuốn “Con Tàu Bí Mật” cùng với những sách của vài người bạn thân. 8 quyển đầu tiên được in ấn và tủ sách cũng từ lúc này mà nhận được nhiều sự chú ý, tủ sách nhận được khá nhiều thư phản hồi tốt từ các bậc phụ huynh cùng các độc giả nhỏ tuổi. Đến tận năm 1962, Bán nguyệt san Tuổi Hoa mới chính thức được cấp phép lưu hành và sau đó, Tủ sách Tuổi Hoa cũng ra đời.
Khởi đầu luôn gian nan, tủ sách chỉ có thể ra rải rác một số quyển, mãi đến khoảng năm 1966 – 1967, dưới sự hỗ trợ của nhà văи Minh Quân mà tủ sách đủ sức ra đều đặn hơn, nhưng mật độ cũng xem là lâu – trung bình mỗi tháng một cuốn. Những ấn phẩm ban đầu chỉ in khoảng 3.000 bản/cuốn nhưng lại bán không hết, càng về sau, mọi chuyện dường như đã đi đúng vào quỹ đạo nên có khi in đến 5.000 bản/cuốn mà vẫn hết ngon lành. Thời đó, giá mỗi quyển rất rẻ chứ không đắt như bây giờ, chỉ có 30 đồng, cao nhất cũng chỉ có 60 đồng mà thôi! Có rất nhiều người cùng chung thắc mắc là tại sao lại bán rẻ như vậy trong khi số trang rất nhiều, bản in cũng rất đẹp, tờ bìa offsette cũng tươi roi rói. Có lẽ là suy nghĩ cho người đọc, muốn bán với số lượng lớn để sách có thể đến đều tay tất cả mọi người, chứ ít ai biết rằng người hưởng lợi nhiều nhất trong việc này chính là nhà phát hành, học hưởng đến 45% chiết khấu, không khác gì những “vật giá” của hiện nay.
Các tác phẩm của Tủ sách Tuổi Hoa được chia làm 3 loại: “Hoa Đỏ” là những quyển truyện trinh thám, những chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm, là những câu chuyện cuốn người đọc cảm nhận theo từng cái hồi hộp và sợ hãi. “Hoa Tím” bao gồm những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu niên từ 16 – 18 tuổi khi nói về những câu chuyện tình cảm nam nữ nhưng lại hồn nhiên và trong sáng phù hợp lứa tuổi. “Hoa Xanh” lại triết lý hơn khi mang nhiều giá trị nhân văи thông qua những câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng về gia đình, về tình cảm bạn bè. Đây đều là những “món ăn tinh thần” của một thời thanh thiếu niên Việt Nam, nó không những giáo dục những đức tính tốt mà còn giúp giới trẻ thời điểm đó trau chuốt lời văn cùng ngôn từ để cải тнιện khả năиg ngôn ngữ trong văn học của mình.
Một biểu tượng khó quên của tủ sách Tuổi Hoa chính là hình ảnh bông hoa tám cánh do họa sĩ Vi Vi vẽ nên, qua nét họa ngày càng phát triển của Vi Vi mà bìa nội dung cho các ấn phẩm của Tuổi Hoa cũng ngày càng bắt mắt và đẹp rạng rỡ. Nhà văn Nguyễn Trường Sơn đảm nhận phần dệt nội dung cho các ấn phẩm, tuy nhiên, do tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương nên ông cũng rất chú ý đến tính thẩm mỹ trên từng ấn bản. Nhà văn Minh Quân cũng hỗ trợ rất nhiều từ việc quan trọng nhất như khai thác bản thảo, giới thiệu nhà văn Nguyễn Hiến Lê hỗ trợ viết bài cho Tủ sách (cuốn Bí Mật Dầu Lửa), sau đó còn mời một nhà phê bình kiếm hiệp viết ra những mẫu truyện kiếm hiệp để “đả” các loại kiếm hiệp hoang đường, giả tưởng đang được xem là “trào lưu” tại thời điểm đó.
Thoạt đầu, chủ yếu truyện có trên tủ sách Tuổi Hoa chủ yếu được viết theo dạng “phóng tác”, có nghĩa là Việt hóa một câu chuyện nước ngoài thành từ ngôn từ cho đến nhân vật để phù hợp với thị hiếu của độc giả Việt Nam (Nhiều người đã đặt giả thuyết cho việc này là những cây bút viết chuyện khi xưa không phải là nhà văи chuyên nghiệp nên mới hình thành nên những bản thảo thế này). Ví dụ như truyện “Thiên Hương” được Việt hóa từ truyện Tombée du Ciel của tác giả Henry Winterfell, hay truyện “Pho Tượng Rồng Vàng” với nguyên tác từ một câu chuyện trinh thám từ nước ngoài.
Hai nhà văn Kim Hài và Thùy An vốn là bạn học chung từ trường Trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng, sau đó lên Đại Học, hai người cũng học cùng khoa Địa Chất ở Đại Học Khoa học Huế. Có thể là duyên phận mà cả hai bắt đầu cộng tác cùng với tạp chí Tuổi Hoa, hai người bắt đầu từ khâu “phóng tác” cho một tác phẩm nước ngoài. Cuốn “Nắng Lụa” chính là tác phẩm đầu tay của đôi đồng bạn, được ký tên là Dạ Thanh, lúc đó vẫn còn ở Huế. Nhuận bút của quyển sách đó phải ngang ngửa một lượng vàng – số tiền khá lớn so với thời điểm đó. Sau đó, chị Kim Hài được chủ bút Nguyễn Trường Sơn đưa xem một cuốn truyện dịch, lấy ý tưởng cùng nguồn cảm hứng từ đây mà chị viết nên quyển sách “Khúc Nam Ai”, cũng từ đây mà chị bắt đầu muốn viết nên những điều mình ấp ủ và chiêm nghiệm chứ không phải là những “phóng tác” từ nguyên bản. Chính thời khắc đó, chủ biên Nguyễn Trường Sơn cũng khuyến khích chị “múa bút thành văn”, không còn đưa cho chị phóng tác những quyển truyện dịch nữa mà chỉ một câu đơn giản: “Kim Hài viết đi!”.
Quyển truyện “Vùng Biển Lặng” (cho tủ sách Hoa Xanh) và “Hoa Bâng Khuâng” (cho tủ sách Hoa Tím) chính là hai tác phẩm đầu tay của nhà văи Thùy An vào năm 1970. Chỉ trong 5 năm (tức là đến thời điểm năm 1975), nhà văn Thùy An đã cho xuất bản 9 cuốn sách như: “Mây Trên Đỉnh Núi”, “Hoa Nắng” (Hoa Xanh), “Hoa Bâng Khuâng”, “Con Đường Lá Me”, “Chân Dung Hạnh Phúc”, “Như Nắng Xuân Phai”, “Tiếng Dương Cầm”, “Vườn Cau Nước Dâng”. Còn về nhà văn Kim Hài thì cũng không kém khi cho ra tổng cộng 7 tác phẩm như “Khúc Nam Ai”, “Cánh Gió”, “Người Dưng Khác Họ” (Hoa Xanh), “Gợn Sóng” (Hoa Tím),…
Giáo sư, nhà phê bình văи học Huỳnh Như Phương đã từng chia sẻ rằng: “Là người đọc sách Tuổi Hoa từ khi còn đi học ở một vùng quê miền Trung, tôi có thể tự tin mà nói với các bạn rằng những cuốn sách này là một phần kỷ niệm thời niên тнιếu của tôi, khiến bây giờ gặp lại lòng thấy hân hoan như gặp những người thân yêu thời thơ dại mà mình từng sẻ chia, tin cậy. Đời người như cây, trước khi cho qua là kết nụ, nở hoa, tỏa hương khoe sắc. Muốn lưu giữ những kỷ niệm đẹp một thời không quay lại, bạn hãy làm quen với tủ sách này để có thể cảm nhận những bông hoa thời niên тнιếu đang nở giữa lòng mình”. Không gì có thể bàn cãi lại những giá trị không chỉ là tinh thần mà tủ sách Tuổi Hoa đã mang lại cho chúng ta, trong cuộc sống dường như có quá nhiều sự thay đổi, từ chế độ đến con người nhưng những quyển sách cũ trên tủ sách Tuổi Hoa vẫn mãi mãi khẳng định được giá trí giải trí cùng giáo dục của mình. Nó được ghi lại không chỉ bởi thời gian mà còn có cả không gian và cuộc sống, được ghi lại bởi những thế hệ học trò của miền Nam từ trước năm 1975.
Đã qua vài chục năm rồi, thời gian này cũng đủ để cho một thế hệ mới sinh ra và nối tiếp các thế hệ cũ và họ trưởng thành trong một chế độ hoàn toàn mới – đó là mô hình xã hội văи mình và tiên tiến, không còn những bất công hay áp bức, không còn những bóc lột giữa người với người. Trong thời đại công nghệ 4.0 của ngày nay thì càng ta lại thấy càng ít đi những cuốn báo nhỏ với những trang giấy đã ngả màu vàng ố, lại thấy ít hơn những giá trị ngôn phong trong từng mẩu chuyện nhỏ. Thời đại của chúng ta, có người chắc đã khuất núi và có người mắt cũng kém, cũng không còn trong độ tuổi đọc sách báo тнιếu nhi nữa. Nhưng đâu đó, vẫn sẽ có người “cảo thơm lần giở trước đèn”, thi thoảng lại hoài niệm về một Sài Gòn xưa, lật mở từng trang báo cũ ố màu, nhẹ nhàng mà nâng niu vì sự mong manh nó theo thời gian.
Mẫn Nhi
Kim Phượng sưu tầm